intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu giá trị môi trường và giải pháp bảo vệ di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:184

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu đánh giá được thực trạng giá trị môi trường di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Phân tích được yếu tố ảnh hưởng đến môi trường di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường bền vững cho di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu giá trị môi trường và giải pháp bảo vệ di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- LỘC TRẦN VƢỢNG NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ MÔI TRƢỜNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ DI SẢN RUỘNG BẬC THANG HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG THÁI NGUYÊN - 2021
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- LỘC TRẦN VƢỢNG NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ MÔI TRƢỜNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ DI SẢN RUỘNG BẬC THANG HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG Ngành: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Mã số: 9.44.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đỗ Thị Lan THÁI NGUYÊN - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc ai công bố trên bất kỳ một tạp chí khoa học nào ở trong và ngoài nƣớc hoặc đã sử dụng trong các luận văn, luận án để bảo vệ và nhận học vị. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 3 năm 2021 Nghiên cứu sinh Lộc Trần Vƣợng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của nhiều tập thể, các nhà khoa học, đồng nghiệp và bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến tập thể các thầy, cô giáo của Khoa Môi trƣờng, Khoa Quản lý Tài nguyên, Phòng Đào tạo - Đạo tạo Sau đại học, Ban giám hiệu, Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến PGS. TS. Đỗ Thị Lan - Trƣởng khoa Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên là ngƣời hƣớng dẫn khoa học cho luận án, đã có định hƣớng về nội dung, phƣơng pháp giải quyết vấn đề trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Huyện ủy Hoàng Su Phì, UBND huyện Hoàng Su Phì, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các xã Bản Luốc, Thông Nguyên, Bản Nhùng, Bản Phùng, Thàng Tín, Sán Sả Hồ huyện Hoàng Su Phì, đã tạo thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình điều tra, thu thập số liệu, tài liệu và thực hiện các nghiên cứu của đề tài luận án. Cuối cùng xin đƣợc đặc biệt cảm ơn bạn bè và những ngƣời thân đã luôn động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong cuộc sống để hoàn thành kết quả nghiên cứu của luận án. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 3 năm 2021 Nghiên cứu sinh Lộc Trần Vƣợng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... x MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2 4. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học về ruộng bậc thang ..................................................................... 4 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan .......................................................................... 4 1.1.2. Môi trƣờng đất và ô nhiễm môi trƣờng đất ....................................................... 8 1.2. Thực trạng ruộng bậc thang trên Thế giới và ở Việt Nam ................................. 12 1.2.1. Thực trạng ruộng bậc thang trên Thế giới ...................................................... 12 1.2.2. Thực trạng ruộng bậc thang ở Việt Nam ........................................................ 15 1.3. Tổng quan một số kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài trên Thế giới và ở Việt Nam ................................................................................................ 20 1.3.1. Một số nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài trên Thế giới ................................... 20 1.3.2. Một số nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở Việt Nam ..................................... 30 1.4. Nhận xét rút ra từ nghiên cứu tổng quan và hƣớng nghiên cứu của đề tài ........ 41 Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 43 2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 43 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................... 43 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 43 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 43 2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất tác động đến di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ....................... 43
  6. iv 2.2.2. Đánh giá thực trạng giá trị môi trƣờng di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ......................................................................... 43 2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ......................................................................... 43 2.2.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang..................................................................................... 44 2.2.5. Giải pháp bảo vệ môi trƣờng bền vững cho di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang .......................................................................... 44 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 44 2.3.1. Khung nghiên cứu ........................................................................................... 44 2.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................. 45 2.3.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp............................................................... 45 2.3.4. Phƣơng pháp xác định tính chất đất của ruộng bậc thang: đào phẫu diện đất, mô tả đất; phân tích một số tính chất lý hóa học đất ruộng bậc thang (phục vụ đánh giá môi trƣờng tài nguyên đất) ..................................... 47 2.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu............................ 48 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 53 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất tác động đến di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang .............................. 53 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 53 3.1.2. Thực trạng kinh tế, xã hội ............................................................................... 58 3.1.3. Thực trạng sử dụng đất.................................................................................... 64 3.1.4. Tiềm năng và trở ngại từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất tác động đến di sản Ruộng bậc thang ......................................................... 66 3.2. Đánh giá thực trạng giá trị môi trƣờng di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ........................................................................... 67 3.2.1. Hình thành và hình thái di sản Ruộng bậc thang ............................................ 67 3.2.2. Giá trị tài nguyên đất của di sản Ruộng bậc thang.......................................... 74 3.2.3. Giá trị vật chất của di sản Ruộng bậc thang .................................................... 95 3.2.4. Giá trị môi trƣờng của di sản Ruộng bậc thang ............................................ 100
  7. v 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ..................................................................................... 109 3.3.1. Thực trạng sử dụng di sản RBT .................................................................... 109 3.3.2. Thực trạng quản lý di sản RBT ..................................................................... 114 3.3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý sử dụng di sản RBT .............................. 120 3.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ..................................................................................... 120 3.4.1. Nhóm yếu tố tự nhiên .................................................................................... 120 3.4.2. Nhóm yếu tố nhân tạo ................................................................................... 125 3.4.3. Đánh giá chung các yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng di sản Ruộng bậc thang ... 135 3.5. Giải pháp bảo vệ môi trƣờng bền vững cho di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ........................................................................... 136 3.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ............................................................................... 136 3.5.2. Giải pháp cụ thể ............................................................................................ 136 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 144 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 152
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CEC Cation Exchange Capacity - Dung tích hấp thu của đất DT Diện tích EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá FAO Tổ chức Nông lƣơng Liên Hiệp Quốc HĐND Hội đồng nhân dân HSP Hoàng Su Phì RBT Ruộng bậc thang SALT Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc SXNN Sản xuất nông nghiệp UBND Ủy ban nhân dân
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá nông nghiệp bền vững ...................................... 22 Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá Giá trị môi trƣờng của Ruộng bậc thang .......... 50 Bảng 2.2. Ma trận thành phần tiêu chí đánh giá 6 nhóm ..................................... 51 Bảng 3.1. Nhiệt độ, ẩm độ không khí và lƣợng mƣa bình quân theo tháng của Hoàng Su Phì ................................................................................ 56 Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Hoàng Su Phì qua các năm .............................. 59 Bảng 3.3. Diện tích, dân số huyện Hoàng Su Phì tính đến 31/12/2019 .............. 63 Bảng 3.4. Dân số và lao động của huyện Hoàng Su Phì qua một số năm ........... 64 Bảng 3.5. Thực trạng sử dụng đất huyện Hoàng Su Phì giai đoạn 2015 - 2019 ....... 65 Bảng 3.6. Bình quân một số thông số kích thƣớc của di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ............................................................................. 70 Bảng 3.7. Thời gian từ khi hình thành ruộng đến nay của di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ............................................................................. 71 Bảng 3.8. Chiều ngang mặt ruộng bậc thang của di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ....................................................................................... 72 Bảng 3.9. Chiều dài ruộng bậc thang của di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ..... 72 Bảng 3.10. Độ cao giữa các mảnh ruộng bậc thang của di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ............................................................................. 73 Bảng 3.11. Diện tích đất ruộng bậc thang chia theo xã, thị trấn của Hoàng Su Phì qua các năm 2010 - 2019 .............................................................. 74 Bảng 3.12. Diện tích đất ruộng bậc thang các địa phƣơng thuộc di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ...................................................................... 75 Bảng 3.13. Một số tính chất lý học đất ở RBT hình thành < 10 năm .................... 78 Bảng 3.14. Một số tính chất hóa học đất ở RBT hình thành < 10 năm ................. 78 Bảng 3.15. Một số tính chất lý học đất ở RBT hình thành 10 - 20 năm ................ 81 Bảng 3.16. Một số tính chất hóa học đất ở RBT hình thành 10 - 20 năm ............. 81 Bảng 3.17. Một số tính chất lý học đất ở RBT hình thành 20 - 30 năm ................ 83 Bảng 3.18. Một số tính chất hóa học đất ở RBT hình thành 20 - 30 năm ............. 84
  10. viii Bảng 3.19. Một số tính chất lý học đất ở RBT hình thành 30 - 40 năm ................ 86 Bảng 3.20. Một số tính chất hóa học đất ở RBT hình thành 30 - 40 năm ............. 87 Bảng 3.21. Một số tính chất lý học đất ở RBT hình thành 40 - 50 năm ................ 89 Bảng 3.22. Một số tính chất hóa học đất ở RBT hình thành 40 - 50 năm ............. 89 Bảng 3.23. Một số tính chất lý học đất ở RBT hình thành > 50 năm .................... 92 Bảng 3.24. Một số tính chất hóa học đất ở RBT hình thành > 50 năm ................. 92 Bảng 3.25. Một số tính chất lý học đất tầng canh tác ở RBT hình thành theo thời gian ............................................................................................... 93 Bảng 3.26. Một số tính chất hóa học đất tầng canh tác ở RBT hình thành theo thời gian ....................................................................................... 94 Bảng 3.27. Cơ cấu cây trồng trên đất Di sản ruộng bậc thang .............................. 95 Bảng 3.28. Diện tích lúa vụ xuân và vụ mùa trên đất ruộng bậc thang của các xã di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ..................................... 96 Bảng 3.29. Diện tích ngô trên đất ruộng bậc thang của các xã di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ...................................................................... 97 Bảng 3.30. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa trên đất di sản Ruộng bậc thang........ 98 Bảng 3.31. Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô trên đất di sản Ruộng bậc thang ...... 98 Bảng 3.32. Diện tích, năng suất, sản lƣợng rau, màu trên đất di sản .................... 99 Bảng 3.33. Đánh giá về Giá trị di sản của RBT .................................................. 101 Bảng 3.34. Đánh giá về Giá trị sinh kế của RBT ................................................ 103 Bảng 3.35. Đánh giá về Giá trị du lịch của RBT ................................................. 103 Bảng 3.36. Đánh giá về Giá trị văn hóa sinh thái của RBT................................. 105 Bảng 3.37. Đánh giá về Giá trị trải nghiệm của RBT ......................................... 107 Bảng 3.38. Đánh giá về Giá trị đầu tƣ của RBT .................................................. 108 Bảng 3.39. Đánh giá chung về Giá trị môi trƣờng của RBT ............................... 109 Bảng 3.40. Thực trạng nƣớc tƣới tiêu cho RBT .................................................. 110 Bảng 3.41. Thực trạng xói mòn, sạt lở RBT........................................................ 111 Bảng 3.42. Thực trạng xử lý bao bì vỏ bao thuốc BVTV và phân bón trên RBT..... 112 Bảng 3.43. Thực trạng xử lý phụ phẩm sản xuất từ RBT .................................... 113 Bảng 3.44. Thực trạng phƣơng thức vận chuyển sản phẩm sản xuất từ RBT ..... 114
  11. ix Bảng 3.45. Đánh giá về thực trạng quản lý RBT................................................. 115 Bảng 3.46. Đánh giá về thực trạng quản lý nguồn thu từ RBT ........................... 116 Bảng 3.47. Đánh giá về thực trạng quản lý giá trị văn hóa RBT ........................ 117 Bảng 3.48. Đánh giá về thực trạng quản lý giá trị du lịch RBT .......................... 119 Bảng 3.49. Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của xói mòn, sạt lở đến RBT ......... 121 Bảng 3.50. Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến RBT ....... 122 Bảng 3.51. Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của độ dốc sƣờn đồi, núi đến RBT .... 123 Bảng 3.52. Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của biện pháp canh tác của ngƣời dân đến RBT ........................................................................... 125 Bảng 3.53. Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của biện pháp tu bổ và vệ sinh đồng ruộng của ngƣời dân đến RBT ................................................. 126 Bảng 3.54. Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của hình thức thu hoạch sản phẩm của ngƣời dân đến RBT ........................................................... 127 Bảng 3.55. Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của sử dụng phân bón trong canh tác của ngƣời dân đến RBT ............................................................... 129 Bảng 3.56. Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của sử dụng thuốc BVTV trong canh tác của ngƣời dân đến RBT ...................................................... 131 Bảng 3.57. Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của chăn thả gia súc của ngƣời dân đến RBT...................................................................................... 132 Bảng 3.58. Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của ngƣời bên ngoài thông qua hoạt động du lịch đến RBT ............................................................... 133 Bảng 3.59. Đánh giá về mức độ nhận thức ngƣời dân về các yếu tố ảnh hƣởng đến RBT ................................................................................. 134
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Ruộng bậc thang ở Jiabang, Quảng Châu, Trung Quốc ........................13 Hình 1.2. Ruộng bậc thang ở Bali, Indonexia ....................................................... 15 Hình 2.1. Khung nghiên cứu giá trị môi trƣờng của di sản Ruộng bậc thang ....... 44 Hình 3.1. Hình ảnh bản đồ huyện Hoàng Su Phì .................................................. 53 Hình 3.2. Bản đồ 11 xã di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ............................ 69 Hình 3.3. Phẫu diện đất ở RBT hình thành < 10 năm ........................................... 77 Hình 3.4. Phẫu diện đất ở RBT hình thành 10 - 20 năm ....................................... 80 Hình 3.5. Phẫu diện đất ở RBT hình thành 20 - 30 năm ....................................... 82 Hình 3.6. Phẫu diện đất ở RBT hình thành 30 - 40 năm ....................................... 85 Hình 3.7. Phẫu diện đất ở RBT hình thành 40 - 50 năm ....................................... 88 Hình 3.8. Phẫu diện đất ở RBT hình thành > 50 năm ........................................... 91 Hình 3.9. Ruộng bậc thang vùng Di sản vào mùa lúa chín ................................. 104 Hình 3.10. Ruộng bậc thang vùng Di sản vào mùa cấp nƣớc ............................... 105 Hình 3.11. Gia cố bờ ruộng bậc thang bị sạt lở ..................................................... 111 Hình 3.12. Tu bổ bờ ruộng bậc thang hàng năm ................................................... 112 Hình 3.13. Thu hoạch lúa bằng tay trên ruộng bậc thang ..................................... 128
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ruộng bậc thang là phƣơng thức canh tác nông nghiệp trên đất có độ dốc ở hầu hết các nƣớc trên Thế giới, nhất là ở các nƣớc canh tác cây lúa nƣớc. Sự ra đời của phƣơng thức canh tác ruộng bậc thang đã có những cống hiến to lớn đối với sự phát triển kinh tế ở những vùng miền, nơi các cƣ dân tại đó canh tác. Ruộng bậc thang là sáng tạo của những cƣ dân địa phƣơng dựa vào địa hình đồi núi để tạo ra các thửa ruộng dƣới dạng phân cấp các bậc thang. Mỗi thửa ruộng bậc thang có bờ giữ nƣớc và chắn đất khỏi bị xói mòn, bờ giữ làm bằng đất, xếp bằng đá, hoặc trồng bằng cây cỏ. Trải qua hàng trăm năm khai khẩn của bà con dân tộc nơi đây đã hình thành các hệ thống ruộng bậc thang trải dài trên các sƣờn núi dốc. Ruộng bậc thang là một sự sáng tạo phi thƣờng, một biểu tƣợng văn hóa thể hiện tính thích ứng tuyệt vời của con ngƣời với môi trƣờng vùng núi, từ cách đây vài trăm năm và cho đến ngày nay, trong tay những ngƣời nông dân không có loại thiết bị đo đạc hoặc những máy móc dù thô sơ nhất. Ruộng bậc thang còn là những công trình nhân tạo kết hợp thiên nhiên tạo nên những cảnh quan đẹp, hùng vĩ có ý nghĩa cho lịch sử phát triển của một vùng, một đất nƣớc. Ruộng bậc thang là nơi tạo ra sản phẩm nông nghiệp, là nguồn sống của ngƣời dân tại các vùng đất dốc và hiện nay, ruộng bậc thang còn có giá trị văn hóa, cảnh quan và du lịch. Ruộng bậc thang của các dân tộc miền núi Việt Nam còn đƣợc coi nhƣ một bảo tàng sống của nền văn minh lúa nƣớc miền núi. Với hàng loạt các địa hình từ vùng thấp, vùng giữa đến vùng cao là các thay đổi về cảnh quan văn hóa đó là các ruộng bậc thang cao nhƣ ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Hoàng Su Phì (Hà Giang), vùng giữa nhƣ Thanh Kim, Thanh Phú (Sa Pa, Lào Cai) đến các ruộng mang tính chất tƣơng đối bằng phẳng nhƣ Tả Phìn, Tả Van (Sa Pa, Lào Cai). Hoàng Su Phì là một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, địa hình chủ yếu là đồi núi dốc với hình thức canh tác nông nghiệp chủ yếu của bà con dân tộc nơi đây là canh tác nƣơng rẫy và canh tác ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì đƣợc coi là một trong những loại hình canh tác độc đáo và kỳ vĩ nhất của con ngƣời tác động vào giới tự nhiên thông qua ban tay cần cù và kỹ thuật khai khẩn đất
  14. 2 đai đƣợc tích lũy qua hàng trăm năm. Ruộng bậc thang không chỉ nguồn sinh kế cơ bản của đồng bào dân tộc nơi đây mà còn là cảnh quan nông nghiệp kỳ vĩ, vì vậy ngày 01 tháng 11 năm 2011 ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì đã đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia Danh lam thắng cảnh. Trên khía cạnh bảo vệ môi trƣờng có thể nói hình thức canh tác ruộng bậc thang nhƣ là một cách tốt nhất để kiểm soát xói mòn bảo vệ môi trƣờng đất và bảo vệ chất lƣợng nƣớc. Làm tăng cƣờng độ che phủ giữ đƣợc nƣớc trên đất dốc. Đây cũng là một phƣơng thức canh tác vững chắc trong kết cấu nông lâm nghiệp. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì có ý nghĩa to lớn về giá trị môi trƣờng, bao gồm: Là nguồn tài nguyên đất đai quý báu; có giá trị về vật chất, là nguồn sống của đại bộ phận ngƣời dân tộc sống tại vùng núi cao; có giá trị về di sản văn hóa xã hội và du lịch... Thực trạng sử dụng ruộng bậc thang hiện nay, ngoài những thành tựu nghiên cứu và ứng dụng để bảo tồn và sử dụng bền vững, thì còn tồn tại nhiều hạn chế trƣớc tác động của các yếu tố phát triển kinh tế xã hội và biến đổi khí hậu. Trƣớc thực trạng trên, nhằm nghiên cứu giá trị môi trƣờng của ruộng bậc thang qua hàng trăm năm tồn tại làm cơ sở cho việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển di sản, tiến hành “Nghiên cứu giá trị môi trường và giải pháp bảo vệ di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang” là cần thiết hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá đƣợc thực trạng giá trị môi trƣờng di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. - Phân tích đƣợc yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. - Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng bền vững cho di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu mới về giá trị môi trƣờng di sản Ruộng bậc thang miền núi Việt Nam và những yếu tố tác động đến môi trƣờng di sản Ruộng bậc thang. Giải pháp bảo vệ di sản Ruộng bậc thang đã góp phần bổ
  15. 3 sung vào danh mục các giải pháp bảo tồn và khai thác ruộng bậc thang ở vùng miền núi của Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu cũng nhƣ đào tạo trong góp phần xây dựng và hoàn thiện phƣơng pháp đánh giá giá trị di sản cảnh quan nông nghiệp vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả đánh giá thực trạng về giá trị môi trƣờng di sản ruộng bậc thang về hình thành và hình thái ruộng bậc thang, về giá trị tài nguyên đất, về giá trị vật chất, về giá trị cảnh quan của di sản ruộng bậc thang và những yếu tố tác động đến môi trƣờng di sản ruộng bậc thang là cơ sở cho xác định các giải pháp bảo vệ di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. - Các giải pháp về chính sách và kỹ thuật cho bảo vệ và khai thác di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì là căn cứ góp phần cho địa phƣơng huyện Hoàng Su Phì và tỉnh Hà Giang hoạch định chiến lƣợc và kế hoạch thực hiện quy định của Nhà nƣớc về bảo vệ vùng di sản quốc gia. - Kết quả nghiên cứu góp phần xác định các vùng ruộng bậc thang ở miền núi có đủ điều kiện để đƣa vào vùng di sản nhƣ Hoàng Su Phì. 4. Đóng góp mới của luận án - Kết quả đánh giá thực trạng về giá trị môi trƣờng di sản ruộng bậc thang về hình thành và hình thái ruộng bậc thang, về giá trị tài nguyên đất, về giá trị vật chất và giá trị cảnh quan của di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là mới, đã đóng góp thêm cơ sở dữ liệu về phƣơng thức sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng đất miền núi của Việt Nam. - Kết quả phân tích các yếu tố tự nhiên và nhân tạo tác động đến môi trƣờng di sản ruộng bậc thang là cơ sở dữ liệu đã xác định đƣợc các giải pháp về chính sách và kỹ thuật cho bảo vệ và khai thác di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì và là căn cứ góp phần cho địa phƣơng huyện Hoàng Su Phì và tỉnh Hà Giang hoạch định chiến lƣợc và kế hoạch thực hiện quy định của Nhà nƣớc về bảo vệ vùng di sản quốc gia.
  16. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học về ruộng bậc thang 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1.1. Ruộng bậc thang Ruộng bậc thang là một hình thức canh tác trên đất dốc của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Ruộng bậc thang là những thửa ruộng đƣợc san lấp thành các vạt đất có cùng độ dốc theo đƣờng đồng mức, tiếp nối nhau từ trên xuống theo kiểu bậc thang (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2020). Ruộng bậc thang đƣợc phân thành các loại ruộng bậc thang khác nhau dựa vào hệ thống thủy lợi và độ cao của ruộng. Đối với ruộng bậc thang có hệ thống thủy lợi thuận tiện, có hệ thống mƣơng máng dẫn nƣớc bao quanh có thể canh tác liên tục, đƣợc gọi là ruộng bậc thang thâm canh 2 vụ. Những thửa ruộng loại này thông thƣờng xuất hiện tại các địa hình nhƣ thung lũng có độ dốc hay tại dọc theo những con suối có nƣớc chảy quanh năm. Ngoài ra, ruộng bậc thang còn đƣợc chia theo độ cao, từ khoảng 30o trở lên là ruộng bậc thang cao, loại ruộng này chủ yếu phân bố trên các địa hình đất dốc nhƣ trên sƣờn núi, sƣờn đồi. Ruộng bậc thang có độ dốc từ 30o trở xuống đƣợc coi là ruộng bậc thang thấp, loại ruộng này thƣờng phân bố tại các thung lũng có độ dốc thấp (Nguyễn Xuân Trƣờng, 2012). 1.1.1.2. Di sản, di tích - Di sản: Theo Điều 4, Luật Di sản văn hóa (2001) quy định: + Di sản văn hoá phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, đƣợc lƣu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xƣớng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dƣợc học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
  17. 5 + Di sản văn hoá vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. - Di tích: Di tích là dấu vết của quá khứ còn lƣu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Nói cách khác, di tích là cái của thời xƣa còn để lại (Từ điển tiếng Việt, 1997). Di tích lịch sử, Văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây: + Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc. + Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nƣớc. + Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. + Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ. + Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. 1.1.1.3. Danh lam thắng cảnh Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học (Luật Di sản văn hóa, 2001). Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây: - Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. - Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng nhũng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất. Danh lam thắng cảnh đƣợc chia thành: - Ở mỗi quốc gia, cùng với những di tích lịch sử - văn hóa, không nhiều thì ít, còn những giá trị văn hóa do thiên nhiên ban tặng, đó là các danh lam thắng cảnh.
  18. 6 - Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này nhƣ vịnh Hạ Long, cao nguyên Đồng Văn, các vƣờn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3,3% số di tích đƣợc xếp hạng. - Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. 1.1.1.4. Phát triển bền vững Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng (Luật Bảo vệ Môi trƣờng, 2014). Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hƣớng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa.. . Riêng để hoạch định chiến lƣợc phù hợp nhất với quốc gia đó. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lƣợc bảo tồn thế giới (công bố bởi IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này đƣợc phổ biến rộng rãi vào năm 1987 bởi Báo cáo Brundtland: Phát triển bền vững là "Sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trƣờng đƣợc bảo vệ, gìn giữ. Để đạt đƣợc điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội.. . Phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: Kinh tế - xã hội - môi trƣờng (WCED, 1987).
  19. 7 1.1.1.5. Quy hoạch bảo vệ môi trường Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng là việc phân vùng môi trƣờng để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trƣờng gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trƣờng trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững (Luật Bảo vệ Môi trƣờng, 2014). Trong đó có Hệ sinh thái nhân văn (Human ecosystem), là tổng hòa của hai hệ thống, hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội trong sự tƣơng tác lẫn nhau ở một khu vực nhất định. Theo đó, hình thành một khoa học liên ngành - Sinh thái học nhân văn và các chuyên ngành của nó (Sinh thái học chính trị; Sinh thái học xã hội…). Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng cũng có mối liên hệ chặt chẽ với Hệ sinh thái xã hội (Socio-Ecological system) Là một biến thể của hệ sinh thái nhân văn, nhấn mạnh yếu tố thể chế và đƣợc định nghĩa khái quát là một hệ gồm cả con ngƣời và tự nhiên, một đơn vị Sinh - Vật lƣ - Địa và các yếu tố xã hội, thể chế kèm theo, ở đây chính là những con ngƣời đang sinh sống và lao động tại Hoàng Su Phì cùng với ruộng bậc thang. Hệ sinh thái - xã hội là hệ thống phức tạp nhất, tùy theo góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các đặc trƣng khác nhau đƣợc nhấn mạnh. Cộng đồng các dân tộc thiểu số đang trực tiếp tham gia lao động sản xuất trên khu vực ruộng bậc thang là nhóm ngƣời chính có những đặc điểm thái độ, cách ứng xử, tập quán sinh hoạt và ƣớc muốn tƣơng đối giống nhau, cùng sống. 1.1.1.6. Giá trị môi trường Giá trị môi trƣờng đƣợc xem là một loại tài sản đa hợp, có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con ngƣời. Đồng thời, môi trƣờng cũng là nơi tiếp nhận rác thải từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con ngƣời. Giá trị môi trƣờng bao gồm (Hoàng Văn Long, 2017): - Giá trị định lƣợng: Chủ yếu là giá trị vật thể, có thể đo đếm đƣợc nhƣ tài nguyên đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo…. - Giá trị định tính: Là những giá trị phi vật thể, không đo đếm đƣợc nhƣ cảnh quan môi trƣờng, giá trị văn hóa…. Giá trị môi trƣờng đƣợc đánh giá về giá trị sử dụng nhờ vào các thuộc tính vật lý, hoá học, sinh học vốn có của nó (tính chất vật chất của đất, nƣớc, không khí
  20. 8 ...) đã thoả mãn rất nhiều nhu cầu của con ngƣời, do đó việc tiêu dùng chất lƣợng môi trƣờng là điều không thể thiếu trong đời sống xã hội. Giá trị môi trƣờng đƣợc đánh giá nhƣ một hàng hóa: Chất lƣợng môi trƣờng đƣợc xác định bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó, nó kết tinh cả lao động cụ thể và lao động trừu tƣợng: lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng chất lƣợng môi trƣờng, phải có hao phí sức lực của con ngƣời mới có chất lƣợng môi trƣờng mong muốn. Giá trị hàng hoá chất lƣợng môi trƣờng đƣợc quyết định bởi lao động trừu tƣợng (chất lƣợng lao động, hao phí thời gian, lao động trí tuệ). Vậy chất giá trị hàng hoá chất lƣợng môi trƣờng là lao động trừu tƣợng. Về lƣợng giá trị hàng hoá chất lƣợng môi trƣờng đƣợc đo bằng lƣợng thời gian lao động xã hội cần thiết và nó đƣợc lƣợng hoá theo quy tắc: nó tỷ lệ thuận với số lƣợng lao động và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động (Hoàng Văn Long, 2017). Trong nghiên cứu đánh giá giá trị môi trƣờng cho các khu bảo tồn, thƣờng phân chia giá trị môi trƣờng thành 6 nhóm (Đỗ Anh Tài, 2008): - Nhóm 1: Di sản; - Nhóm 2: Sinh kế; - Nhóm 3: Du lịch; - Nhóm 4: Văn hóa sinh thái; - Nhóm 5: Trải nghiệm; - Nhóm 6: Giá trị đầu tƣ. 1.1.2. Môi trường đất và ô nhiễm môi trường đất 1.1.2.1. Khái niệm môi trường đất Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và thiên nhiên (Luật Bảo vệ Môi trƣờng, 2014). Môi trƣờng đất là môi trƣờng sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi trƣờng đất đƣợc xem nhƣ là môi trƣờng thành phần của hệ môi trƣờng bao quanh nó gồm nƣớc, không khí, khí hậu. Sự hình thành và phát triển của môi trƣờng đất phụ thuộc rất nhiều yếu tố môi trƣờng. Vì vậy mỗi một loại đất và vị trí khác nhau sẽ có sự biến đổi khác nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2