intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:212

75
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này sẽ góp phần làm rõ những tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo doanh nghiệp và ảnh hưởng của những tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu này cũng sẽ làm rõ sự khác biệt trong những ảnh hưởng đó giữa nhà lãnh đạo nam và nữ, giữa các nhà lãnh đạo trong các nhóm tuổi khác nhau và trong các doanh nghiệp có sở hữu vốn chi phối khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- L−¬ng thu hµ NGHI£N CøU ¶NH H¦ëNG Tè CHÊT C¸ NH¢N NHµ L·NH §¹O TíI KÕT QU¶ L·NH §¹O DOANH NGHIÖP ë VIÖT NAM Hµ néi, 2015
  2. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- L−¬ng thu hµ NGHI£N CøU ¶NH H¦ëNG Tè CHÊT C¸ NH¢N NHµ L·NH §¹O TíI KÕT QU¶ L·NH §¹O DOANH NGHIÖP ë VIÖT NAM Chuyªn ngµnh : qu¶n trÞ kinh doanh M· sè : 62340102 62340102 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: pGS.TS. ng« kim thanh Hµ néi, 2015
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các thông tin và số liệu được phân tích và sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được công bố theo đúng quy định. Một số kết luận trong luận án được kế thừa từ các nghiên cứu trước đó, một số là phát hiện mới của riêng tác giả trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tác giả luận án Lương Thu Hà
  4. ii LỜI CẢM ƠN Xin trân trọng cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn động viên, giúp đỡ và là điểm tựa cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. NGƯT. Ngô Kim Thanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này. Xin trân trọng cảm ơn thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm và chia sẻ với tôi những khó khăn trong công việc và cuộc sống. Lương Thu Hà
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ....................................................9 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước ....................................... 9 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo ..................9 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ...................13 1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của tố chất cá nhân tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ..........................................................................................16 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước ..................................... 21 1.3. Hướng nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................27 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................28 2.1. Lý thuyết về tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo .......................................... 28 2.1.1. Nhà lãnh đạo ...............................................................................................28 2.1.2. Quan điểm về tố chất cá nhân nhà lãnh đạo ...............................................30 2.1.3. Các yếu tố tác động tới tố chất cá nhân ......................................................32 2.2. Các tố chất cá nhân nhà lãnh đạo và tính đa chiều .................................... 34 2.2.1. Những tố chất tích cực theo Peterson và Seligman (2004) ........................34 2.2.2. Những tố chất tiêu cực theo Judge, Piccolo và Kosalka (2009) .................43 2.3. Kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ................................................................... 46 2.3.1. Quan điểm về kết quả lãnh đạo...................................................................46 2.3.2. Tiêu chí đánh giá kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ......................................47
  6. iv 2.4. Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp .................................................................................. 49 2.4.1. Căn cứ xây dựng mô hình ...........................................................................49 2.4.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến .......................................................................50 2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 52 2.5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp ...........................................................52 2.5.2. Phương pháp định tính – Phỏng vấn chuyên gia ........................................55 2.5.3. Phương pháp định lượng – Điều tra bảng hỏi.............................................57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................65 CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH – TỐ CHẤT CÁ NHÂN NHÀ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH ..........................................................................................................66 3.1. Nghiên cứu các tố chất cá nhân điển hình của người Việt Nam do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài ........................................................................ 66 3.1.1. Các tố chất do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên .......................................66 3.1.2. Các tố chất do ảnh hưởng của kinh tế – xã hội – tôn giáo và các yếu tố ngoại nhập .............................................................................................................68 3.1.3. Các tố chất do ảnh hưởng của tâm lý chính trị và tư tưởng chính trị .........71 3.2. Các tố chất cá nhân điển hình cần bổ sung trong mô hình nghiên cứu về tố chất cá nhân nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam .................................. 74 3.2.1. Sự cảm tính .................................................................................................75 3.2.2. Chủ động – Khả năng xoay chuyển tình thế ...............................................78 3.2.3. Tư duy quân bình ........................................................................................83 3.3. Hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu dự kiến và giả thuyết nghiên cứu ............. 85 3.3.1. Hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu .................................................................85 3.3.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................89
  7. v CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TỐ CHẤT CÁ NHÂN NHÀ LÃNH ĐẠO TỚI KẾT QUẢ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ..........................................................................................................90 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................. 90 4.2. Thống kê mô tả về tố chất cá nhân nhà lãnh đạo và kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ......................................................................................................... 92 4.2.1. Thống kê mô tả về tố chất cá nhân nhà lãnh đạo ........................................92 4.2.2. Thống kê mô tả về kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ....................................99 4.2.3. Thống kê mô tả về kết quả lãnh đạo theo đặc điểm của doanh nghiệp và nhà lãnh đạo ........................................................................................................101 4.3. Kiểm tra thang đo ........................................................................................ 109 4.3.1. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ..............................................................109 4.3.2. Kiểm tra hiệu lực của thang đo .................................................................113 4.4. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh .................................................................. 119 4.5. Phân tích ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ................................................................................................ 120 4.5.1. Mô hình thứ nhất.......................................................................................122 4.5.2. Mô hình thứ hai.........................................................................................125 4.6. Phân tích ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo doanh nghiệp theo đặc điểm của doanh nghiệp và nhà lãnh đạo ........... 127 4.6.1. Phân tích phương sai một chiều (One-way ANOVA) ..............................127 4.6.2. Phân tích hồi quy sự khác biệt về kết quả lãnh đạo dưới sự ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo ...............................................................................129 4.7. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .......................... 136 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................138 CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ .................................139 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT .......................................................................139 5.1. Đánh giá kết quả và những đóng góp chính của luận án ......................... 139 5.1.1. Những kết quả đã đạt được .......................................................................139
  8. vi 5.1.2. Những đóng góp của luận án ....................................................................140 5.1.3. Những hạn chế trong kết quả nghiên cứu .................................................142 5.1.4. Kiến nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................142 5.2. Chủ trương và quan điểm phát triển đội ngũ doanh nhân, nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 ......................................................... 143 5.2.1. Sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam .....................................................................................................................143 5.2.2. Một số chính sách cụ thể đối với doanh nghiệp và doanh nhân trong thời kỳ đổi mới ...........................................................................................................147 5.2.3. Thực trạng năng lực đội ngũ doanh nhân ở nước ta hiện nay ..................148 5.2.4. Chủ trương, định hướng, quan điểm phát triển đội ngũ doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 ....................................................152 5.3. Một số kiến nghị đề xuất nhằm phát triển đội ngũ, nâng cao hiệu quả lãnh đạo doanh nghiệp của đội ngũ doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam .............................................................................................................. 154 5.3.1. Kiến nghị về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp ..............................................................................154 5.3.2. Kiến nghị về quan điểm lãnh đạo trong doanh nghiệp .............................155 5.3.3. Kiến nghị về chính sách đánh giá và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp..................................................................................................................157 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................159 KẾT LUẬN ............................................................................................................160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .....................163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................164 PHỤ LỤC ...............................................................................................................170
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng tổng kết các nghiên cứu về tố chất lãnh đạo (Tích cực).................. 11 Bảng 1.2. Các tiêu chí đo lường kết quả lãnh đạo tổ chức / doanh nghiệp ............... 16 Bảng 1.3. Tiêu chí đo lường ảnh hưởng tố chất cá nhân tới kết quả lãnh đạo .......... 21 Bảng 2.1. Sự khác biệt giữa Nhà lãnh đạo – Nhà quản lý ........................................ 29 Bảng 2.2. 6 nhóm tố chất và 24 đặc điểm tính cách tích cực .................................... 35 Bảng 2.3. Tố chất thành phần “Sự hiểu biết” ............................................................ 36 Bảng 2.4. Tố chất thành phần “Lòng can đảm” ........................................................ 38 Bảng 2.5. Tố chất thành phần “Tính nhân bản” ........................................................ 39 Bảng 2.6. Tố chất thành phần “Sự vượt trội”............................................................ 40 Bảng 2.7. Tố chất thành phần “Sự kiềm chế” ........................................................... 41 Bảng 2.8. Tố chất thành phần “Sự công bằng” ......................................................... 42 Bảng 2.9. Nội dung phỏng vấn chuyên gia ............................................................... 56 Bảng 2.10. Thang đo tố chất cá nhân tích cực của nhà lãnh đạo .............................. 58 Bảng 2.11. Thang đo tố chất tiêu cực của nhà lãnh đạo ........................................... 59 Bảng 2.12. Thang đo kết quả lãnh đạo ...................................................................... 60 Bảng 2.13. Dự kiến phân bổ và thực tế số phiếu điều tra ......................................... 63 Bảng 2.14. Tổng hợp tố chất cá nhân và tiêu chí đo lường kết quả lãnh đạo ........... 65 Bảng 3.1. Một số tố chất điển hình của người Việt Nam.......................................... 74 Bảng 3.2. Biểu hiện và thang đo “Cảm tính” ............................................................ 78 Bảng 3.3. Biểu hiện và thang đo “Chủ động – Khả năng xoay chuyển tình thế” ..... 82 Bảng 3.4. Biểu hiện và thang đo “Tư duy quân bình” .............................................. 84 Bảng 4.1. Kết quả thống kê về “Sự hiểu biết”, “Lòng can đảm” .............................. 93 Bảng 4.2. Kết quả thống kê về “Tính nhân bản”, “Sự kiềm chế” ............................. 94 Bảng 4.3. Kết quả thống kê về “Sự vượt trội”, “Sự công bằng”............................... 95 Bảng 4.4. Kết quả thống kê về “Tư tưởng thống trị”, “Tự cao tự đại”, “Ngạo mạn” và “Thủ đoạn xảo quyệt”........................................................................................... 97 Bảng 4.5. Kết quả thống kê về “Cảm tính”, “Chủ động – Khả năng xoay chuyển tình thế” và “Tư duy quân bình” ............................................................................... 98
  10. viii Bảng 4.6. Kết quả thống kê về kết quả lãnh đạo doanh nghiệp .............................. 100 Bảng 4.7. Kết quả lãnh đạo theo nhóm ngành kinh tế (Trung bình – Mean) ......... 102 Bảng 4.8. Kết quả lãnh đạo doanh nghiệp theo sở hữu (Trung bình – Mean) ........ 105 Bảng 4.9. Kết quả lãnh đạo theo giới tính nhà lãnh đạo (Trung bình – Mean) ...... 106 Bảng 4.10. Kết quả lãnh đạo theo tuổi của nhà lãnh đạo (Trung bình – Mean) ..... 108 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo tố chất cá nhân nhà lãnh đạo ......... 110 Bảng 4.12. Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo kết quả lãnh đạo............................. 112 Bảng 4.13: Kết quả phân tích KMO thang đo tố chất cá nhân nhà lãnh đạo .......... 114 Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả sau xoay – Tố chất cá nhân nhà lãnh đạo ................ 115 Bảng 4.15. Kết quả phân tích KMO cho thang đo kết quả lãnh đạo ...................... 117 Bảng 4.16. Tổng hợp kết quả sau xoay – Kết quả lãnh đạo .................................... 118 Bảng 4.17. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc ............ 120 Bảng 4.18. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính mô hình thứ nhất ....................... 122 Bảng 4.19. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính mô hình thứ hai ......................... 125 Bảng 4.20. Sự khác biệt trong kết quả lãnh đạo giữa các nhóm giới tính .............. 128 Bảng 4.21. Sự khác biệt trong kết quả lãnh đạo giữa các nhóm tuổi ...................... 128 Bảng 4.22. Sự khác biệt trong kết quả lãnh giữa các nhóm sở hữu chi phối .......... 129 Bảng 4.23. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính sự khác biệt về kết quả lãnh đạo dưới sự ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo ............................................. 133 Bảng 4.24. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ....................... 137 Bảng 5.1. Vai trò, vị trí của doanh nhân, nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong các Văn kiện chính thức của Đảng ........................................................................................ 146
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Ảnh hưởng của sự khác biệt giữa các cá nhân tới lãnh đạo cải cách và kết quả quản trị nội bộ. ................................................................................... 18 Hình 1.2. Sự ảnh hưởng của PPIK lên IMP ............................................................. 19 Hình 1.3. Mối quan hệ giữa tố chất cá nhân với sự vượt trội, sự nhận thức về kết quả lãnh đạo, hành vi và hiệu quả của tổ chức ......................................... 20 Hình 2.1. Mô hình rút gọn về các yếu tố hình thành tố chất cá nhân ....................... 32 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu (Dự kiến) ................................................................. 51 Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ....................................................................... 85 Hình 4.1. Kết quả lãnh đạo theo nhóm ngành kinh tế (Trung bình – Mean) ......... 103 Hình 4.2. Kết quả lãnh đạo doanh nghiệp theo sở hữu (Trung bình – Mean) ........ 105 Hình 4.3. Kết quả lãnh đạo theo giới tính nhà lãnh đạo (Trung bình – Mean) ...... 106 Hình 4.4. Kết quả lãnh đạo theo tuổi của nhà lãnh đạo (Trung bình – Mean) ....... 108 Hình 4.5. Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ..................................................................... 119
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Luận án tiến sỹ với chủ đề “Nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam” lựa chọn Lý thuyết tố chất cá nhân làm nền tảng; sử dụng mô hình của Cavazotte, Moreno và Hickmann (2012); cách phân loại tố chất của Peterson và Seligman (2004); Judge, Piccolo và Kosalka (2009) làm cơ sở để triển khai nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 5 chương như sau: Chương 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống nghiên cứu Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3 Nghiên cứu định tính – Tố chất cá nhân nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam và mô hình nghiên cứu điều chỉnh Chương 4 Nghiên cứu định lượng - Ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam Chương 5 Kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị đề xuất Nội dung chính của luận án có dung lượng trên 150 trang, gồm 47 bảng và 11 hình thể hiện toàn bộ quá trình và kết quả nghiên cứu của tác giả. Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, tác giả cũng có một số đóng góp mới như sau: • Ứng dụng những nghiên cứu tâm lý học về tố chất cá nhân nhà lãnh đạo và kết quả lãnh đạo trong phạm vi doanh nghiệp và quản trị kinh doanh. • Lựa chọn được cách tiếp cận tố chất cá nhân và kết quả lãnh đạo; Việt hóa các thang đo đo lường tố chất cá nhân và kết quả lãnh đạo trong điều kiện Việt Nam. • Nghiên cứu ảnh hưởng của những tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đã được thừa nhận trong bối cảnh lãnh đạo mới: Bối cảnh Việt Nam với nền văn hóa phương Đông và trong giai đoạn kinh tế chuyển đổi. Xác định được xu hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng tố chất, từng nhóm tố chất. • Nghiên cứu những đặc thù về bối cảnh Việt Nam để xác định được những nhóm tố chất điển hình của nhà lãnh đạo, những đặc điểm mới về doanh
  13. 2 nghiệp, về nhà lãnh đạo chi phối, ảnh hưởng tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam. • Sử dụng kết quả nghiên cứu làm cơ sở: o Để các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tự nhìn nhận và rèn luyện bản thân o Đề xuất các khuyến nghị về chính sách đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp o Đề xuất các khuyến nghị về quan điểm lãnh đạo trong doanh nghiệp o Đề xuất các khuyến nghị về chính sách đánh giá và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp 2. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Vấn đề lãnh đạo từ lâu đã nhận được sự quan tâm không chỉ của nhiều học giả mà còn của rất nhiều người hoạt động thực tế. Nói đến lãnh đạo người ta thường hình dung đến những cá nhân đầy quyền lực, có sức mạnh và tầm ảnh hưởng rộng lớn trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị, xã hội và kinh doanh. Nhà lãnh đạo luôn có sức lôi cuốn, khả năng tập hợp và truyền cảm hứng cho rất nhiều người, có thể xây dựng nên những đế chế hùng mạnh, có thể tập hợp những đội quân khổng lồ, có thể khơi dậy lòng nhiệt huyết và sự cống hiến hy sinh, có thể xây dựng, điều hành và truyền lại ảnh hưởng trong những tổ chức, doanh nghiệp tồn tại qua hàng thế kỷ... Cách tiếp cận nghiên cứu về lãnh đạo thông qua nghiên cứu nhà lãnh đạo, tố chất cá nhân nhà lãnh đạo là cách tiếp cận đã có từ lâu và có vị trí quan trọng nhất trong các nghiên cứu về lãnh đạo. Quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người cũng cho thấy tính cách con người cũng chịu sự tác động của các quan hệ xã hội với các hình thức biểu hiện như quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị, quan hệ cộng đồng, quan hệ nhóm... (C.Mác). Chính sự tương tác giữa từng cá nhân với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mà thông qua đó, tính cách, phẩm chất được hình thành và được điều chỉnh. Do đó, mặt xã hội là bản chất của con người và là mặt sinh học ở con người được xã hội hóa. Như vậy, có thể thấy tố chất, phẩm chất cá nhân của mỗi người nói chung và của nhà lãnh đạo nói riêng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố mang tính tự nhiên thiên bẩm, đồng thời với các yếu tố chính trị – kinh tế – xã hội, những chuẩn
  14. 3 mực về văn hóa, các sự kiện xảy ra trong cuộc sống... (McCrae và Costa, 1999; McCrae, 2004; Triandis, 1989). Căn cứ vào sự tác động của tố chất cá nhân tới kết quả lãnh đạo, người ta thường chia tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo thành 2 nhóm. Tố chất tích cực: Là những tố chất có tác động tích cực tới kết quả lãnh đạo lãnh đạo được chỉ ra qua các nghiên cứu của Sankar (2003); Bright, Cameron và Caza (2006); Chun, Yammarino, Dionne, Sosik và Moon (2009); Judge, Bono, Illies và Gerhardt (2002); Peterson và Seligman (2004).... Tố chất tiêu cực: Là những tố chất có tác động tiêu cực tới kết quả lãnh đạo, có thể thấy qua nghiên cứu của Schaubroeck, Walumbwa, Ganster và Kepes (2007); Rauthmann và Kolar (2012); Jonason, Slomski và Partyka (2012)... Theo nhiều nghiên cứu, tố chất cá nhân gồm cả tích cực và tiêu cực có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả lãnh đạo. Về lý thuyết, có rất ít nghiên cứu chỉ ra sự tác động đa chiều của các tố chất này. Về thực tiễn, phải thừa nhận là mỗi tố chất đều có tính hai mặt, có thể được đánh giá cao trong tình huống này nhưng lại ít có ý nghĩa trong bối cảnh khác. Do đó, hiện nay các học giả thường có xu hướng nghiên cứu về tố chất cá nhân nhà lãnh đạo trong môi trường, bối cảnh, tình huống... cụ thể mà hoạt động lãnh đạo đó diễn ra. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về nhân cách, tố chất cá nhân, phẩm chất cá nhân của nhà lãnh đạo và ảnh hưởng của những yếu tố này tới kết quả lãnh đạo, đặc biệt trong phạm vi doanh nghiệp còn rất hạn chế. Các nghiên cứu tập trung theo 3 hướng: Hướng thứ nhất là các nghiên cứu mang tính chính trị tư tưởng, vận dụng quan điểm Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, theo đó người lãnh đạo cần phải có: Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng -Liêm (Trần Nguyễn Tuyên, 2015); phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn (Trần Sỹ Phán, 2004); uy tín để xứng đáng là người cầm lái, đứng mũi chịu sào (Lãnh Thị Bích Hòa, 2006)... Hướng thứ hai nhìn dưới góc độ tâm lý học về nhân cách người lãnh đạo: Với quan điểm này, nhân cách người lãnh đạo là sự thống nhất giữa đức và tài, trong đó đức là gốc, tài là quan trọng; là tổng hòa “phẩm chất tâm lý của một nhà chính trị, nhà tổ chức, am hiểu chuyên môn, đồng thời là một nhà giáo dục” (Vũ Anh Tuấn, 2009)... Hướng thứ ba
  15. 4 bắt đầu tiếp cận hiện đại và định lượng: nghiên cứu những nhân tố cấu thành tố chất cá nhân nhà lãnh đạo gồm Lòng khát khao, Tư duy, Tầm vóc (Vũ Minh Khương, 2009); Xu hướng, Tính cách, Khí chất và Năng lực (Trần Thị Bích Trà, 2006); 23 phẩm chất tâm lý cần thiết (Trần Thị Bích Trà, 2006); các tố chất cá nhân và định kiến giới trong lãnh đạo (Nguyễn Thị Thu Hà, 2008)... Nhà lãnh đạo doanh nghiệp, về cơ bản, mới được xem xét ở góc độ năng lực thông qua đánh giá trình độ học vấn, mà chính xác hơn là thông qua bằng cấp. Các ảnh hưởng tác động hay các kết quả lãnh đạo mới chỉ được đề cập một cách chung chung, khá mơ hồ và khó đo lường. Trong những năm 1960s – 1970s, chúng ta dùng tư tưởng trọng kỹ để đánh giá và lựa chọn nhà lãnh đạo, nghĩa là nhà lãnh đạo trong lĩnh vực nào nhất thiết phải được xuất thân và đào tạo bài bản về chuyên môn trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, ngoài kiến thức, nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần phải có những tố chất và kỹ năng phù hợp. Trong bối cảnh đó, những nghiên cứu đa chiều, toàn diện, tiếp cận hiện đại về lãnh đạo cần tiếp tục được thực hiện để bổ sung những căn cứ lý thuyết và thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong khu vực kinh tế nói chung, hiệu quả lãnh đạo trong các doanh nghiệp nói riêng. Do đó, về học thuật, thông qua luận án, tác giả mong muốn nghiên cứu về các đặc điểm tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo và lượng hóa các ảnh hưởng của các tố chất cá nhân đó tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp. Về thực tiễn, do bối cảnh lịch sử, tầng lớp doanh nhân nói riêng và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nói chung ở Việt Nam có sự phát triển thăng trầm qua các thời kỳ từ quan niệm “con buôn” đến lớp người được trọng thị và có vai trò quan trọng trong xã hội. Tầng lớp doanh nhân Việt Nam hình thành rất muộn, trong khoảng thời gian rất dài không được coi trọng, không được quan tâm phát triển, mang tính tự phát thiếu định hướng. Cùng với quá trính đổi mới tư duy về cơ chế quản lý kinh tế, đội ngũ những người kinh doanh ngày càng phát triển, trưởng thành vượt bậc cả về số lượng, chất lượng và càng đóng vai trò quan trọng khi đất nước ngày một hội nhập sâu hơn vào đời sống quốc tế. Tuy nhiên, đánh giá chung, sau gần 30 năm đổi mới, đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp vẫn được nhận định về cơ bản
  16. 5 là còn yếu cả về kiến thức, năng lực và kinh nghiệm quản lý. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân: Thứ nhất, tiêu chí đánh giá năng lực và tố chất của các nhà lãnh đạo còn chưa rõ ràng do thiếu quan điểm thống nhất từ bản thân các nhà khoa học và các cơ quan quản lý của Nhà nước; Thứ hai, một tỷ lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các giám đốc điều hành hiện nay vẫn chỉ đang lãnh đạo doanh nghiệp của mình theo những kiến thức và kinh nghiệm mà họ đã vừa làm vừa học hỏi hoặc được chia sẻ (Trần Thị Vân Hoa, 2011). Do đó, vấn đề nghiên cứu các tiêu chí đánh giá nhà lãnh đạo, năng lực lãnh đạo, kết quả lãnh đạo… là rất có ý nghĩa, góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; nâng cao năng lực lãnh đạo và điều hành, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một minh chứng bằng số liệu điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan hợp tác Nhật Bản JICA thực hiện (2005) khảo sát hơn 63.760 doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía Bắc cho thấy: Chỉ có 54,5% chủ doanh nghiệp có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên trong đó số chủ doanh nghiệp có nghiệp có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chỉ chiếm 3,7 % số chủ doanh nghiệp được điều tra. Trong số chủ doanh nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên cũng chỉ có khoảng 30% là được đào tạo về quản trị kinh doanh và có kiến thức kinh tế, 70% số chủ doanh nghiệp còn lại chưa được đào tạo; 45,5% chủ doanh nghiệp có trình độ bậc trung học và chưa qua đào tạo đại học. Với mặt bằng chung về phẩm chất và năng lực như vậy, cộng thêm nhiều nguyên nhân chủ quan trong nội tại doanh nghiệp và khách quan từ môi trường kinh doanh, các lãnh đạo doanh nghiệp khó có thể dẫn dắt doanh nghiệp của mình vượt qua những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những khó khăn do các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, trong 5 năm trở lại đây số lượng các doanh nghiệp phá sản không ngừng tăng lên từ 43.000 doanh nghiệp (2010) tới hơn 53.900 doanh nghiệp năm 2011, hơn 54.200 doanh nghiệp năm 2012, hơn 60.700 doanh nghiệp năm 2013 và hơn 67.800 tính đến hết 31/12/2014. Con số này có xu hướng ngày càng tăng lên bất chấp rất nhiều các chính sách hỗ trợ từ chính phủ. Với mục tiêu “Đến năm 2015, cả nước có khoảng từ 1.5 – 2.0 triệu doanh nhân, tỷ lệ doanh nhân có trình độ cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ chiếm khoảng 78.0%
  17. 6 tổng số đội ngũ doanh nhân. Đến năm 2020 cả nước có khoảng từ 2.5 – 3.0 triệu doanh nhân, tỷ lệ doanh nhân có trình độ cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ chiếm khoảng 80.0% tổng số đội ngũ doanh nhân” chúng ta còn nhiều việc phải làm để xây dựng được đội ngũ doanh nhân, nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam còn đáp ứng được nhu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế về cả về số lượng và chất lượng. Như vậy có thể thấy quá trình hình thành và phát triển tầng lớp doanh nhân ở Việt Nam không thuận lợi cả về cơ chế và điều kiện đào tạo; cả về nền tảng lý thuyết và các thành tựu của khoa học quản lý. Thực tế hiện nay, các nghiên cứu về lãnh đạo và quản lý không nhiều, thiếu tính toàn diện, thường mang tính cụ thể, nghiêng về nghiên cứu kỹ năng và kinh nghiệm lãnh đạo gắn với thực tiễn quản lý. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về lãnh đạo, tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo và ảnh hưởng của những tố chất này tới kết quả lãnh đạo là một vấn đề có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong điều kiện Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ góp phần làm rõ những tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo doanh nghiệp và ảnh hưởng của những tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu này cũng sẽ làm rõ sự khác biệt trong những ảnh hưởng đó giữa nhà lãnh đạo nam và nữ, giữa các nhà lãnh đạo trong các nhóm tuổi khác nhau và trong các doanh nghiệp có sở hữu vốn chi phối khác nhau. Cụ thể, luận án sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây: Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Những tố chất cá nhân điển hình của nhà lãnh đạo đã được ghi nhận (Sự hiểu biết, Lòng can đảm, Tính nhân bản, Sự kiềm chế, Sự vượt trội, Sự công bằng, Tự cao tự đại, Ngạo mạn, Tư tưởng thống trị, Thủ đoạn xảo quyệt) ảnh hưởng như thế nào tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam? Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Các tố chất cá nhân nào khác của nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam mang tính phổ biến và ảnh hưởng của chúng tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam? Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Những đặc điểm nào của doanh nghiệp (Ngành nghề, sở hữu, quy mô...) và đặc điểm nào của nhà lãnh đạo (Tuổi, giới tính...) tác
  18. 7 động tới ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo lên kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam? 4. Phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp phân tích và tổng hợp: thống kê các lý thuyết, quan điểm tiếp cận phân tích tố chất cá nhân và ảnh hưởng của tố chất cá nhân tới kết quả lãnh đạo; nghiên cứu những ảnh hưởng của bối cảnh (tự nhiên, văn hóa, xã hội, chính trị...) tới tố chất của con người Việt Nam nói chung. • Phương pháp định tính: Phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm phát hiện những tố chất điển hình của nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam. Mục đích nhằm hoàn thiện định nghĩa, xác định biểu hiện và thang đo. • Phương pháp định lượng: điều tra, khảo sát các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, đánh giá sự ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Đối tượng nghiên cứu • Đơn vị nghiên cứu: nhân viên và nhà lãnh đạo cấp trung trong các doanh nghiệp. Họ được yêu cầu đánh giá về tố chất cá nhân và kết quả lãnh đạo của cấp trên trực tiếp của mình. Trong đó, kết quả lãnh đạo bao gồm kết quả lãnh đạo nhân viên và kết quả lãnh đạo chung. Kết quả lãnh đạo chung được hạn chế là sự tác động và ảnh hưởng tới cách thức tổ chức công việc và môi trường làm việc trong phạm vi chịu trách nhiệm của nhà lãnh đạo đó (tổ, đội, nhóm, phòng, ban, doanh nghiệp…). Do đó, kết quả lãnh đạo chung không đồng nhất với kết quả kinh doanh hay kết quả hoạt động của doanh nghiệp (business / operation performance). • Đối tượng nghiên cứu: Tố chất cá nhân nhà lãnh đạo và ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu • Các doanh nghiệp thuộc cả 3 khu vực kinh tế (Nhà nước, tư nhân, nước ngoài) đa dạng về ngành nghề, quy mô, loại hình doanh nghiệp...
  19. 8 • Phạm vi về không gian: 7 vùng kinh tế gồm Đông Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, và Tây Nam bộ. • Tổng số phiếu điều tra: số phiếu phát ra là 1.000 phiếu, thu về 830 phiếu, số phiếu hợp lệ đủ điều kiện phân tích là 806 phiếu. • Phạm vi về thời gian: Thời gian khảo sát từ tháng 4/2014 đến tháng 8/2014. 5. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được sơ đồ hóa như sau: Bước 1: Các nghiên cứu về tố chất cá nhân nhà lãnh đạo Bước 5 Bước 2: Các nghiên cứu về kết quả lãnh đạo Xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng tố chất cá Bước 3: nhân nhà lãnh đạo tới kết Các mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của tố quả lãnh đạo doanh chất cá nhân tới kết quả lãnh đạo nghiệp ở Việt Nam Bước 4: Nghiên cứu bối cảnh Việt Nam: Bước 6 - Các tố chất cá nhân nhà lãnh đạo - Các nhân tố ảnh hưởng (Biến điều tiết) Xây dựng bảng hỏi Bước 7 Điều tra, thu thập dữ liệu Bước 8 Phân tích và Xử lý dữ liệu Bước 9 Bình luận kết quả / Đề xuất Hình 0.1: Thiết kế nghiên cứu (Nguồn: Tác giả)
  20. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo Theo các quan điểm nghiên cứu khác nhau, một hoặc một nhóm tố chất nhất định sẽ có tác động tích cực tới kết quả lãnh đạo, giúp nhà lãnh đạo thành công trong khi một hoặc một nhóm tố chất khác lại có tác động hoàn toàn ngược lại. Dưới đây là một số quan điểm nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu phẩm chất cá nhân của nhà lãnh đạo Sankar (2003) cho rằng “tầm nhìn, mục tiêu, định vị bản thân, chiến lược, đạo đức nghề nghiệp, thái độ làm việc, nhận thức, chuẩn mực đạo đức, hành vi và nhu cầu tự hoàn thiện” là những tố chất cá nhân giúp cho nhà lãnh đạo thành công trong công việc. Về mối quan hệ giữa tố chất cá nhân với hoạt động lãnh đạo và hiệu quả công việc, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa những yếu tố này với một số phẩm chất cá nhân như: lòng can đảm, sự chính trực, sự say mê, lòng trắc ẩn, sự lạc quan, lòng tốt, tính nhân bản, có mục đích, vị tha (Bright, Cameron và Caza, 2006). Về mối quan hệ giữa những tố chất cá nhân và mức độ thỏa mãn trong công việc và cuộc sống, Aristotle đưa ra 13 tố chất bao gồm: lòng can đảm, thái độ ôn hòa, tính phóng khoáng, sự đàng hoàng, lòng kiêu hãnh, thái độ tích cực, sự thân thiện, đáng tin cậy, được thừa nhận, lòng tự trọng, sự công bằng, danh dự và sự chân thành (Chun, Yammarino, Dionne, Sosik và Moon, 2009). Một đóng góp quan trọng làm sáng tỏ lý thuyết tố chất lãnh đạo đến từ lĩnh vực tâm lý học phải kể đến là Mô hình 5 tố chất (Big five personality trait, Five factor model) do Judge, Bono, Illies và Gerhardt (2002) đề xuất, bao gồm: • Tư duy mở, ham hiểu biết (Openness) thể hiện thông qua việc sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến phản biện, những ý tưởng khác thường, khuyến khích những
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2