intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam

Chia sẻ: Dopamine Grabbi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

33
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính; đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo, thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam hiện nay; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo nội dung đề tài!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ TIẾN ĐẠT BẢO VỆ NGƢỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ TIẾN ĐẠT BẢO VỆ NGƢỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 9.38.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI XUÂN ĐỨC Hà Nội - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực./. Tác giả Luận án Lê Tiến Đạt
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN GIẢI QUYẾT ........................................................ 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................... 8 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ......................................................... 23 1.3. Cơ sở lý thuyết .................................................................................. 27 Tiểu kết Chƣơng 1 ............................................................................................ 30 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƢỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH............................................................. 32 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ......................................................................................... 32 2.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo ....... 58 2.3. Các yếu tố tác động đến việc bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam ............................................................................ 65 Tiểu kết Chƣơng 2 ............................................................................................ 72 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ NGƢỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM............................................................ 74 3.1. Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam ...... 74 3.2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam ............... 81 3.3. Thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam................................................................................... 103 Tiểu kết Chƣơng 3 .......................................................................................... 126 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ NGƢỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM...................................................................................................... 128 4.1. Quan điểm định hướng đối với việc nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam ............................. 128
  5. 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam .......................................................................... 131 Tiểu kết Chƣơng 4 .......................................................................................... 150 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................... 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 157
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội HĐBT Hội đồng Bộ trưởng HĐND Hội đồng nhân dân HĐNN Hội đồng Nhà nước KN, TC Khiếu nại, tố cáo LĐ - TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội MTTQ Mặt trận Tổ quốc TTCP Thanh tra Chính phủ TTNN Thanh tra Nhà nước UBND Ủy ban nhân dân UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tố cáo là quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Nguyên tắc “Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo” cũng được quy định trong Hiến pháp, được xác định là nguyên tắc Hiến định (Điều 30 Hiến pháp sửa đổi năm 2013) [108]. Đảng ta cũng rất quan tâm đến công tác bảo vệ người tố cáo, đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến bảo vệ người tố cáo nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật về bảo vệ tố cáo cũng ngày càng phát triển, hoàn thiện hơn mà biểu hiện rõ nhất là Luật Tố cáo năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định mang tính đồng bộ, cụ thể, khả thi hơn về bảo vệ người tố cáo. Qua đó, góp phần tạo dựng cơ chế, biện pháp ngày càng hoàn chỉnh và có hiệu quả hơn để bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở nước ta. Tuy nhiên, so với yêu cầu, pháp luật về bảo vệ người tố cáo vẫn còn không ít hạn chế, vướng mắc cũng như những “khoảng trống” nhất định mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do chưa hình thành được một hệ quan điểm lý luận hoàn chỉnh về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính, chưa có những nghiên cứu, đánh giá sâu, toàn diện về vấn đề này, nhất là còn có những sự khác nhau về nhận thức, quan điểm trong tiếp cận, đánh giá đối với một số điểm then chốt của vấn đề bảo vệ người tố cáo. Trong những năm qua, với sự vào cuộc quyết liệt hơn của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và toàn xã hội, công tác bảo vệ người tố cáo đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, công tác bảo vệ người tố cáo, như Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị đánh giá: ”vẫn còn những hạn chế, bất cập, như tình trạng để lộ lọt thông tin của người tố cáo; không ít trường hợp người tố cáo không được bảo 1
  8. vệ, bị trả thù, trù dập; các hành vi trả thù, trù dập chưa được phát hiện, xử lý nghiêm...” [18]. Thực tế trên cũng cho thấy cơ chế, biện pháp bảo vệ người tố cáo hiện nay chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn, cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa để qua đó tạo điều kiện cho người dân thực hiện tốt quyền tố cáo, tích cực, chủ động tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phòng, chống vi phạm pháp luật. Thời gian qua, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về bảo vệ người tố cáo, tuy nhiên mới chỉ ở dạng nêu vấn đề, gợi mở ý tưởng hay chỉ nghiên cứu ở một phạm vi hẹp, một khía cạnh cụ thể về vấn đề bảo vệ người tố cáo hoặc chỉ thuần túy tiếp cận vấn đề từ góc độ khung pháp luật, hoàn thiện pháp luật nói chung. Thậm chí, nhiều công trình trong số đó đã trở nên lạc hậu trước bối cảnh Luật Tố cáo năm 2018, Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn đã có những quy định mới về bảo vệ người tố cáo. Vì thế, việc nghiên cứu sâu, toàn diện về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính dựa trên cách tiếp cận, tư duy mới về tố cáo và bảo vệ người tố cáo, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở nước ta nhằm tạo thuận lợi cho người dân thực hiện tốt quyền tố cáo theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, góp phần phát huy vai trò của xã hội, của nhân dân trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phòng, chống vi phạm pháp luật là hết sức cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. Đó cũng chính là lý do, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam làm đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính; đánh giá thực trạng pháp luật về bảo 2
  9. vệ người tố cáo, thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam hiện nay; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án có các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tố cáo, người tố cáo và bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính. - Hệ thống hóa, nghiên cứu so sánh và tham chiếu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và quốc tế về bảo vệ người tố cáo. - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo; thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau: - Những vấn đề lý luận cơ bản về tố cáo, người tố cáo và bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính. - Pháp luật về bảo vệ người tố cáo và thực tiễn bảo vệ người tố cáo ở một số nước trên thế giới, pháp luật quốc tế về bảo vệ người tố cáo. - Pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam. - Thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề thuộc đối tượng trên trong phạm vi sau: - Về nội dung: Tố cáo mà Luận án tiếp cận là tố cáo theo quy định của pháp luật hành chính hay còn gọi là tố cáo hành chính, được phân biệt với tố cáo tư pháp, tố giác, tin báo tội phạm hay phản ánh, kiến nghị. Người tố cáo vì thế cũng là người tố cáo theo pháp luật hành chính, người tố cáo hành chính. Trên 3
  10. cơ sở đó, Luận án đặt trọng tâm vào nghiên cứu vấn đề bảo vệ người tố cáo từ góc độ pháp luật hành chính. Song cũng nghiên cứu, tìm hiểu thêm các cơ chế, phương thức, biện pháp theo các ngành luật khác, trong các lĩnh vực khác có liên quan để có cái nhìn tổng thể về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam. - Về chủ thể bảo vệ người tố cáo: không chỉ có các cơ quan chức năng mà còn bao gồm cả các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. - Về thời gian: Trọng tâm là từ khi Luật Tố cáo năm 2011 được ban hành đến nay. Tuy nhiên, có tìm hiểu, nghiên cứu thêm các giai đoạn trước đó để làm rõ những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án cần nghiên cứu. - Về không gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu vấn đề bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính tại Việt Nam, đồng thời có tìm hiểu ở mức độ nhất định kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, của quốc tế về bảo vệ người tố cáo. Các số liệu liên quan đến đề tài Luận án được tham khảo thống kê từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo khảo sát, báo cáo chuyên đề của các đề tài nghiên cứu, các báo cáo tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và các báo cáo, tài liệu tổng kết, đánh giá của các cơ quan chức năng khác, các bài viết của các học giả trong và ngoài nước. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở quán triệt sâu sắc tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền tố cáo, quyền con người, quyền công dân, về giải quyết khiếu nại, tố cáo và bảo vệ người tố cáo, về phát huy quyền dân chủ của nhân dân, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Luận án cũng đặc biệt chú trọng những phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó đảm bảo các nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. 4
  11. Trong quá trình nghiên cứu, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu có tính phổ biến như: phân tích, lịch sử, thống kê, tổng hợp, so sánh, cấu trúc hệ thống... Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù khác, như: phương pháp thảo luận, trao đổi với chuyên gia, phương pháp tọa đàm, thảo luận hẹp, phương pháp hội thảo, phương pháp xử lý tình huống... nhằm làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của Luận án. Đối với từng nội dung cụ thể của Luận án, để trực tiếp giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: (1) Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tài liệu thứ cấp; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học; phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết của Luận án và những vấn đề lý luận về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính. Các phương pháp này chủ yếu được áp dụng ở Chương 1 và Chương 2 của Luận án. (2) Phương pháp nghiên cứu trực tiếp thông qua nắm tình hình thực tế; phỏng vấn, tiếp xúc trao đổi, tọa đàm với các nhà khoa học, các chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phương pháp xử lý tình huống; phương pháp so sánh và phương pháp thống kê, tổng hợp để phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo và thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam. Các phương pháp này chủ yếu được áp dụng ở Chương 3 của Luận án. (3) Phương pháp phân tích - dự báo khoa học và phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành và liên ngành luật học được áp dụng ở Chương 4 của Luận án nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở nước ta trong thời gian tới. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án - Luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về tố cáo, người tố cáo, bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính, xây dựng những định nghĩa 5
  12. mới về tố cáo và về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính trên cơ sở tiếp cận từ lý thuyết về quyền và bảo vệ quyền, với tư duy, quan niệm mới về tố cáo, giải quyết tố cáo và bảo vệ người tố cáo. Nhất là, đã đề xuất cách tiếp cận mới về khái niệm bảo vệ người tố cáo dựa trên hai hướng: thứ nhất, là một quyền của người tố cáo - quyền tự thân, quyền con người của người tố cáo; và thứ hai, là một chế định của Luật hành chính; để trên cơ sở đó luận giải, làm rõ đặc điểm, nội dung, phương thức, biện pháp bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính, các yếu tố tác động đến việc bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam. - Luận án đánh giá một cách khách quan, toàn diện và cụ thể về quá trình phát triển của pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam; thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo; thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở nước ta hiện nay. Bên cạnh việc nhấn mạnh những kết quả, những mặt đã làm được, Luận án đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập của pháp luật về bảo vệ người tố cáo và việc thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở nước ta trong thời gian qua; nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, của những hạn chế, bất cập đó. Từ đó, cho thấy một bức tranh tổng thể về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam. - Luận án đề xuất những giải pháp có tính phù hợp, khả thi, khoa học, cả về ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam, trong đó, có những giải pháp mới mang tính đột phá về hoàn thiện pháp luật, về giải quyết tố cáo, về thực hiện bảo vệ người tố cáo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án đã nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tố cáo, người tố cáo và bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính, xây dựng những khái niệm mới về tố cáo và về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính. Đã đưa ra những gợi ý, ý tưởng mới trong quan niệm về tố cáo, tố cáo nặc danh và cách thức, thủ tục giải quyết tố cáo, xử lý tố cáo nặc danh; về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính và phương thức, biện pháp bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính. 6
  13. - Ý nghĩa thực tiễn: + Luận án đặt cơ sở khoa học cho việc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn đối với từng nội dung có liên quan đến bảo vệ người tố cáo, pháp luật và việc thực hiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo. + Luận án cung cấp những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ người tố cáo, về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. + Luận án là tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ người tố cáo, cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và cán bộ quản lý. Đây cũng là tài liệu tham khảo trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về pháp luật. 7. Cấu trúc của Luận án Luận án được kết cấu gồm 04 chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề Luận án cần giải quyết Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính Chương 3: Thực trạng bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam Chương 4: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu qủa bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam. Luận án còn có phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài Luận án, Danh mục tài liệu tham khảo. 7
  14. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN GIẢI QUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quyền con người, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, về tố cáo, quyền tố cáo và việc xử lý, giải quyết tố cáo Ở Việt Nam, thời gian qua có nhiều tác giả, giáo trình, công trình nghiên cứu về quyền con người, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, về tố cáo, quyền tố cáo và việc xử lý, giải quyết tố cáo, dưới đây là một số công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án: - Võ Khánh Vinh, chủ biên (2015), Quyền con người, Giáo trình sau đại học - Học viện Khoa học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 491 trang [158]. Qua Giáo trình này, tác giả Luận án nắm được khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm và bản chất của quyền con người; quyền con người trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý; quy chế pháp lý về quyền con người và quyền công dân; quốc tịch; cơ cấu quyền con người và quyền công dân; mối quan hệ giữa quyền con người và chính trị, đạo đức; quyền con người và Nhà nước pháp quyền. Cơ chế pháp lý quốc gia bảo vệ quyền con người: bảo vệ quyền con người bằng Tòa án; bảo vệ quyền con người bằng các hình thức pháp lý hành chính; các cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong trật tự nhà nước pháp quyền ở nước ngoài; bảo đảm quyền con người bằng các tổ chức xã hội tự quản trong các đơn vị dân cư truyền thống ở Việt Nam. Giáo trình còn giúp hiểu rõ những vấn đề có liên quan đến cơ chế pháp lý quốc tế bảo vệ quyền con người, như: quyền con người và sự phát triển của Luật quốc tế; chức năng giám sát của Liên hợp quốc trong lĩnh vực quyền con người; hợp tác khu vực về quyền con người; trách nhiệm đối với việc vi phạm quyền con người…Giáo trình không những trang bị một cách có hệ thống những tri thức lý luận về quyền con người mà còn cung 8
  15. cấp cho tác giả Luận án phương pháp luận để tiếp cận và nghiên cứu vấn đề bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính trên cơ sở lý thuyết về quyền và bảo vệ quyền. - Võ Khánh Vinh, chủ biên (2011), Cơ chế đảm bảo và bảo vệ quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 431 trang [157]. Cuốn sách đã nghiên cứu, đưa ra được nhận thức chung về cơ chế đảm bảo, bảo vệ quyền con người, các yếu tố tác động đến cơ chế đảm bảo, bảo vệ quyền con người; cơ chế bảo đảm, bảo vệ nhân quyền của Liên hợp quốc và của một số khu vực; cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam; cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong một số lĩnh vực cụ thể, cho những nhóm người cụ thể. Cuốn sách đã giúp tác giả Luận án hiểu thêm những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người, thấy được cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người không chỉ là cơ chế mang tính nhà nước mà còn bao gồm cả cơ chế mang tính xã hội (cơ chế xã hội). Những cơ chế này được cấu thành từ hai yếu tố chính là thể chế và thiết chế. Bảo đảm, bảo vệ quyền con người cũng được thực hiện hiện theo các cấp độ khác nhau, toàn cầu, khu vực và từng quốc gia. Ở nước ta, về mặt thể chế, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật về các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Về mặt thiết chế, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp đã ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở nước ta đã phản ánh ý nguyện của các tầng lớp nhân dân về bảo đảm, bảo vệ quyền con người và phát huy vai trò giám sát việc thực hiện quyền con người của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức. Trên cơ sở đó, giúp cho Luận án đi sâu nghiên cứu vấn đề bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính dưới góc độ lý luận về quyền và bảo vệ quyền. - Lê Tiến Hào - Nguyễn Quốc Hiệp (2012), Khiếu nại, tố cáo (KN, TC) và giải quyết KN, TC hành chính ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội [60]. Cuốn sách đã nghiên cứu, làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về tố cáo hành chính và giải quyết tố cáo hành chính ở nước ta hiện nay. Trong 9
  16. đó, đi sâu luận giải quan niệm về tố cáo hành chính, thao tác hóa khái niệm tố cáo hành chính, xác định rõ: “Tố cáo hành chính là việc công dân báo cho cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước biết hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đó khi cho rằng hành vi đó vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn, xử lý kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và của công dân”. Trên cơ sở đó, cuốn sách phân tích, nêu rõ những điểm phân biệt tố cáo hành chính với khiếu nại hành chính; đặc điểm, vai trò của công tác giải quyết tố cáo hành chính. Cuốn sách cũng phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về tố cáo hành chính ở Việt Nam qua các thời kỳ, đặc biệt đã chỉ ra những bước tiến, sự phát triển trong các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Đồng thời, cũng nêu lên những yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về tố cáo trong thời gian tới, mà một trong số đó là thực hiện có hiệu quả pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Có thể nói, những nội dung của cuốn sách về tố cáo và giải quyết tố cáo hành chính có ý nghĩa tham khảo rất bổ ích, thiết thực, giúp Luận án kế thừa và nghiên cứu, làm rõ những khía cạnh có liên quan đến vấn đề bảo vệ người tố cáo. - Lê Bình Vọng (1998), Quyền KN, TC của công dân qua các Hiến pháp Việt Nam, Tạp chí Thanh tra số tháng 4/1998 [58]. Bài viết đã phân tích sự phát triển của quy định Hiến pháp về quyền KN, TC của công dân từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992, thông qua một số nhận định có tính khái quát sâu sắc, đó là: (1) Hiến pháp 1946 thiết lập một thể chế dân chủ - nền tảng cơ bản hình thành quyền KN, TC của công dân; (2) Quyền KN, TC của công dân chính thức được ghi nhận trong Hiến pháp 1959; (3) Hiến pháp 1980 tiếp tục cụ thể hóa quyền KN, TC; (4) Hiến pháp năm 1992 hoàn thiện thêm một bước quyền KN, TC của công dân. Những nội dung của bài viết cung cấp cơ sở lý luận về quyền tố cáo, phục vụ quan trọng cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án. - Phạm Hồng Thái (2016), Một số vấn đề về KN, TC và pháp luật về KN, TC, Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về KN, TC ở nước ta hiện nay”, 10
  17. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) - Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) [84]. Phân tích về tố cáo và quyền tố cáo, tham luận rút ra nhận xét: với tư cách là quyền của con người, công dân, quyền tố cáo được hiểu là khả năng của công dân thực hiện các hành vi (thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau) phát hiện và thông báo chính thức cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về mọi việc làm vi phạm pháp luật...Tố cáo thể hiện rất rõ nét tính tích cực chính trị, ý thức, trách nhiệm của công dân trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật. Trên cơ sở những phân tích đó, tác giả tham luận cho rằng, để kích thích tính tích cực chính trị của nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội thì không nên có những quy định mang tính truy xét người tố cáo. - Chu Hồng Thanh (2016), Hoàn thiện pháp luật về KN, TC phù hợp cách tiếp cận dựa trên quyền con người, Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về KN, TC ở nước ta hiện nay”, Khoa Luật, ĐHQGHN - Ban Dân nguyện UBTVQH [39]. Tiếp cận dựa trên quyền con người, tác giả bài viết cho rằng, cần nhận thức rõ: KN, TC là quyền của con người, giải quyết KN, TC là trách nhiệm của Nhà nước. Việc phân chia thành khiếu nại và tố cáo chủ yếu là để thuận tiện cho xử lý, không có nhiều ý nghĩa đối với thực hiện quyền của người dân khi phát hiện hành vi trái pháp luật thì phản ánh. Bài viết cũng đi đến kết luận: phù hợp với cách tiếp cận dựa trên quyền con người thì bảo vệ người KN, TC bao gồm cả việc bảo vệ thông tin, bảo vệ tính mạng, tài sản, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân, bảo vệ vị trí công tác, việc làm, không chỉ bảo vệ người tố cáo mà cả các quan hệ thân thích của người tố cáo, ở nơi cư trú, ở nơi làm việc và ở nơi có tài sản... - Nguyễn Thùy Dương (2016), Bảo đảm quyền KN, TC theo pháp luật Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về KN, TC ở nước ta hiện nay”, Khoa Luật, ĐHQGHN - Ban Dân nguyện UBTVQH [80]. Bài viết đã phân tích vấn đề bảo đảm quyền KN, TC trên 2 khía cạnh: bảo đảm quyền KN, TC theo quy định trong Hiến pháp và pháp luật; và bảo đảm quyền KN, TC thông 11
  18. qua hoạt động của các cơ quan hữu quan. Để trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị về hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền KN, TC theo tinh thần Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Trong đó có việc các cơ quan, tổ chức có liên quan phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ về tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo, nhất là phải nêu cao trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo. - Nguyễn Văn Kim, chủ nhiệm (2011), Xử lý hành vi vi phạm Luật KN, TC - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp bộ, Thanh tra Chính phủ (TTCP) [81]. Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về vi phạm Luật KN, TC và xử lý hành vi vi phạm Luật KN, TC: khái niệm vi phạm Luật KN, TC, trách nhiệm pháp lý; mục đích, ý nghĩa của việc xử lý các hành vi vi phạm Luật KN, TC; vai trò của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Thanh tra Nhà nước (TTNN) trong việc xử lý các hành vi vi phạm Luật KN, TC; vai trò của các cơ quan giám sát trong việc phát hiện, giám sát đối với việc xử lý đối với các hành vi vi phạm. Đề tài xác định một trong những phương hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả xử lý vi phạm Luật KN, TC là hoàn thiện pháp luật về KN, TC trong đó quy định rõ quyền, nghĩa vụ của người KN, TC, người giải quyết KN, TC; trình tự thủ tục KN, TC và giải quyết KN, TC; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo; có quy định, cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tố cáo. - Bùi Xuân Đức (2016), Giám sát của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đối với việc giải quyết KN, TC của công dân, Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về KN, TC ở nước ta hiện nay”, Khoa Luật, ĐHQGHN - Ban Dân nguyện UBTVQH [22]. Bài viết đã phân tích, làm rõ vai trò, nội dung hoạt động giám sát của MTTQ các cấp đối với việc giải quyết KN, TC của công dân. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những tình trạng nêu trên trong hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam đối việc giải quyết KN, TC, để từ đó đưa ra các giải pháp phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam về giám sát đối với việc giải quyết KN, TC. Trong đó, tác giả có lưu ý đến một số giải pháp như: pháp luật cần quy định rõ hình thức chế tài xử lý nghiêm minh đối với 12
  19. những trường hợp mà MTTQ có văn bản kiến nghị gửi đến nhưng người có thẩm quyền không giải quyết, chậm giải quyết hoặc để kéo dài hoặc giải quyết không đúng pháp luật; MTTQ có thể tổ chức giám sát việc giải quyết bằng các đoàn giám sát... - Nguyễn Quốc Hiệp, chủ biên (2011), Vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, Nxb Chính trị - hành chính, Hà Nội, 220 trang [72]. Cuốn sách đã làm nổi bật những nhận thức chung về phòng, chống tham nhũng và vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, phương thức nâng cao vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Trong đó, đã đi sâu phân tích các phương thức thực hiện vai trò của công dân, một thành tố của xã hội, trong phòng, chống tham nhũng, trên các mặt: chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng; phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng; tham gia xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng. Cuốn sách cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường bảo vệ người tố cáo, xử lý nghiêm những trường hợp đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo, coi đó như là một trong những giải pháp hữu hiệu để phát huy vai trò của công dân nói riêng, xã hội nói chung trong phòng, chống tham nhũng. - TTCP (2012), Một số vấn đề cơ bản về tham nhũng và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội, 280 trang [122]. Một trong những kiến nghị mà cuốn sách nêu ra là phải quan tâm nghiên cứu nhiều hơn đến vấn đề tiếp nhận và giải quyết tố cáo tham nhũng nặc danh, vì thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ người tố cáo và phát huy sự tham gia của người dân vào tố cáo tham nhũng. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về bảo vệ người tố cáo Vấn đề tố cáo và giải quyết tố cáo được tiếp cận, luận giải bởi nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên cứu có tính trực tiếp, chuyên sâu về vấn đề bảo vệ người tố cáo lại chưa được quan tâm đúng mức và còn ít, dưới đây là một vài công trình nghiên cứu về đề tài này: 13
  20. - Nguyễn Văn Tuấn, chủ nhiệm (2011), Cơ chế bảo vệ người tố cáo, Đề tài khoa học cấp cơ sở, TTCP [82]. Một trong những điểm ghi nhận của Đề tài, đó là đã tập trung nghiên cứu khái niệm cơ chế bảo vệ người tố cáo, chỉ ra 4 yếu tố chính cấu thành nên cơ chế bảo vệ người tố cáo bao gồm: cơ sở pháp lý thiết lập nên cơ chế bảo vệ người tố cáo; cơ quan thực hiện chức năng bảo vệ người tố cáo; các biện pháp bảo vệ người tố cáo và việc xử lý trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân có vi phạm. Bên cạnh đó, Đề tài cũng phân tích thực trạng các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo trong Luật KN, TC, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành; đánh giá thực tiễn công tác bảo vệ người tố cáo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua việc tổng kết việc thi hành Luật KN, TC và qua kết quả giám sát việc thi hành pháp luật KN, TC của UBTVQH. Xem xét việc bảo vệ người tố cáo, nhân chứng trong các vụ án hình sự và bảo vệ người tố cáo qua ghi nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, Đề tài đã kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tố cáo, thiết lập cơ quan có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo; quy định trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu bảo vệ người tố cáo; thiết kế các biện pháp bảo vệ người tố cáo, các biện pháp bảo đảm về vật chất và đảm bảo pháp lý cho việc bảo vệ người tố cáo; hoàn thiện cơ chế giải quyết tố cáo; tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc bảo vệ người tố cáo; giải quyết thoả đáng tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo.... - KN (2012), Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ngày 18/04/2012 [55]. Bài viết đã nêu bật yêu cầu khách quan của việc phải bảo vệ người tố cáo để từ đó đề xuất những ý tưởng cụ thể về hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Theo đó, bảo vệ người tố cáo cần được thực hiện thông qua một cơ chế hoạt động cụ thể của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giúp cho người tố cáo không bị mua chuộc, khống chế, bị đe dọa, trả thù để họ có thái độ hợp tác tích cực, khai báo khách quan, trung thực và chính xác với cơ quan, người có thẩm quyền. Các hoạt động đó phải dựa trên cơ 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2