intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:336

14
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Luật học "Đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay" nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở Việt Nam hiện nay, luận án kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL trên cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động KTVB QPPL, đưa hoạt động KTVB QPPL thực sự trở thành công cụ ĐBQCN, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HÒE ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƢỜI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HÒE ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƢỜI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Bùi Thị Đào HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Thu Hòe
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 10 1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và hướng 29 phát triển nội dung đề tài luận án 1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 33 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN CON 35 NGƢỜI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2.1. Khái niệm quyền con người và đảm bảo quyền con người 35 2.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kiểm tra văn bản quy 45 phạm pháp luật và đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đảm bảo quyền con người 72 thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƢỜI THÔNG 77 QUA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 3.1. Thực trạng thực hiện đảm bảo quyền con người ở phương diện 77 phát hiện, xử lý vi phạm quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật 3.2. Thực trạng đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm 85 tra văn bản quy phạm pháp luật ở phương diện tổ chức thực hiện hoạt động này 3.3. Đánh giá hiệu quả đảm bảo quyền con người thông qua hoạt 110 động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
  5. Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 120 ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƢỜI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM 4.1. Quan điể m nâng cao hi ệu quả đảm bảo quyền con người thông 120 qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam 4.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật 128 4.3. Giải pháp tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra văn bản quy 140 phạm pháp luật KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 151 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBQCN : Đảm bảo quyền con người HĐND : Hội đồng nhân dân KTVB : Kiểm tra văn bản QCN : Quyền con người QPPL : Quy phạm pháp luật UBND : Ủy ban nhân dân VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quyền con người (QCN, nhân quyền) là những quyền tự nhiên của con người, không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc, nhân quyền là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người [166, tr. 4]. Hiến pháp năm 2013 (đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ hợp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014) - văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với một trong những nội dung quan trọng là chế định về QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đề cao, đưa lên vị trí trang trọng hơn (đưa từ Chương V trong Hiến pháp 1992 lên Chương II trong bản Hiến pháp 2013, chỉ sau Chương về chế độ chính trị), thể hiện sự nhận thức mới, đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Hiến pháp 2013 khẳng định nguyên tắc: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng và bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1 Điều 14) và “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 2 Điều 14). Hơn nữa, những quyền này còn được thực thi trong thực tiễn bằng cách thể chế hóa trong các luật cụ thể và được hướng dẫn thực hiện bằng hệ thống văn bản dưới luật. Đặc biệt, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền đặt ra những thách thức và đòi hỏi mới cho hệ thống pháp luật Việt Nam. Bởi vì, trong mô hình nhà nước pháp quyền, vai trò của pháp luật được đề cao, như là phương tiện
  8. 2 bảo vệ, bảo đảm quyền và tự do cơ bản của cá nhân, hạn chế sự tùy tiện, lạm quyền của nhà nước. Nói đúng hơn, bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người là nội hàm của nhà nước pháp quyền [134, tr. 63]. Bởi vì, pháp luật trong nhà nước pháp quyền không phải là thứ pháp luật bất kỳ mà nó phải chứa đựng một số thuộc tính nội tại cần được tuân thủ - đòi hỏi về mặt nội dung [89, tr. 3], bao gồm các tiêu chuẩn về chất lượng, như: dễ tiếp cận, ổn định, có hiệu lực, dễ hiểu, có tính khả đoán cao... Điều này cho thấy, vai trò quan trọng của xây dựng và ban hành pháp luật trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền và đảm bảo quyền con người (ĐBQCN). Tuy nhiên, trong thực tiễn xây dựng và ban hành pháp luật, với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) nhiều tầng nấc, do nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành (theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành VBQPPL, hệ thống VBQPPL được ban hành ở cả trung ương và địa phương, gồm 15 cấp giá trị hiệu lực, trong đó, ở địa phương thì cả 3 cấp chính quyền địa phương đều được ban hành VBQPPL), số lượng văn bản được ban hành hàng năm ở Việt Nam rất lớn thì bên cạnh những văn bản hợp hiến, hợp pháp còn một tỷ lệ không nhỏ các văn bản chưa đảm bảo yêu cầu này, trong số đó tồn tại là những quy định có thể ảnh hưởng, xâm phạm QCN, quyền cơ bản của công dân. Chẳng hạn, quy định mỗi người dân cư trú trong 4 quận nội thành Hà Nội chỉ được sở hữu một chiếc xe gắn máy [137] hay quy định khi tổ chức đám cưới chỉ được mời người thân thiết, không tổ chức tiệc cưới nhiều lần, không mời tiệc cưới trong giờ làm việc [20] hoặc mỗi lễ tang chỉ được sử dụng không quá 7 vòng hoa [23] là những quy định vi phạm nghiêm trọng QCN, quyền công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Nhằm giữ gìn trật tự pháp lý, phát hiện kịp thời những nội dung trái pháp luật của văn bản, bảo vệ QCN thì kiểm tra văn bản (KTVB) quy phạm pháp luật (QPPL) được xem xét và đánh giá là hoạt động hiệu quả và thiết thực. ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ ra các văn bản, nội dung VBQPPL chưa đảm bảo tính hợp hiến,
  9. 3 hợp pháp, xâm phạm hoặc cản trở thực hiện các QCN, quyền cơ bản của công dân để xử lý theo quy định pháp luật. Hoạt động này bắ t đầ u được thực hiện từ năm 2003 theo quy định tại Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật Ban hành VBQPPL năm 2002 và hướng dẫn tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý VBQPPL. Đến nay, được thực hiện theo quy định tại Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020). Theo đó, việc KTVB QPPL được thực hiện đối với các VBQPPL, văn bản hành chính thông thường có chứa quy phạm pháp luật do người, cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ cấp Bộ trưởng trở xuống ban hành. Qua gần 20 năm triển khai, hoạt động KTVB QPPL đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ; đồng thời, đã góp phần nâng cao nhận thức, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, giúp cho các cơ quan này chú trọng hơn trong việc tuân thủ kỷ luật, kỷ cương trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản, đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của hệ thống pháp luật, ĐBQCN, quyền cơ bản của công dân được thực hiện đúng và đủ trong thực tiễn. Ngoài sự vào cuộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoạt động này còn huy động được sự tham gia, trí tuệ của toàn xã hội trong việc phát hiện và phản ánh về những nội dung trái pháp luật, chưa khả thi của văn bản. Thông qua đó, công dân có quyền phản ánh, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, kiểm tra, xử lý những VBQPPL, văn bản hành chính thông thường có chứa QPPL xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận.
  10. 4 Tuy vậy, kết quả thực hiện KTVB QPPL cũng cho thấy, ở một chừng mực nhất định, hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL còn hạn chế. Việc kiểm tra, phát hiện và xử lý những văn bản trái pháp luật, đảm bảo thực thi QCN trong thời gian qua chỉ là kết quả tự thân, vốn có của hoạt động KTVB QPPL, chưa có định hướng và tầm vóc của một hoạt động ĐBQCN. Vì vậy, mặc dù đã được triển khai gần hai mươi năm, nhưng ở nhiều cơ quan có thẩm quyền, việc triển khai còn hạn chế, nhiều người dân còn chưa hiểu đúng về hoạt động KTVB QPPL nên vẫn chưa sử dụng được hoặc sử dụng chưa hiệu quả hoạt động này trong việc ĐBQCN. Do đó, có thể khẳng định, việc nghiên cứu, nâng cao hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL với tư cách là một hoạt động ĐBQCN là rất cần thiết, xuất phát từ nhu cầu của cả hai phía: nhà nước và người dân, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang thi hành Hiến pháp 2013 và thực thi Nghị quyết số 27- NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới với mục tiêu: “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân”. Chính vì tính cấp thiết của vấn đề, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở Việt Nam hiện nay, luận án kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL trên cơ sở nâng
  11. 5 cao chất lượng hoạt động KTVB QPPL, đưa hoạt động KTVB QPPL thực sự trở thành công cụ ĐBQCN, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Làm rõ khái niệm ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL và mối quan hệ giữa hoạt động KTVB QPPL với việc ĐBQCN trên cơ sở lý luận, thực tiễn triển khai hoạt động KTVB QPPL tại Việt Nam thời gian qua; - Đánh giá thực trạng ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở Việt Nam hiện nay (trong đó nêu rõ những hạn chế, bất cập của quy định pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn thực hiện ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở Việt Nam hiện nay); - Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu lý luận về QCN, ĐBQCN trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật; lý luận về VBQPPL, KTVB QPPL, ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL; mối liên hệ giữa KTVB QPPL với ĐBQCN; - Thực tiễn hoạt động KTVB QPPL và ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - QCN được đề cập, phân tích trong luận án là các QCN, quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Chương II Hiến pháp 2013 và được cụ thể hóa tại các văn bản pháp luật; trọng tâm nghiên cứu của luận án là vai trò của KTVB QPPL đối với ĐBQCN với tư cách là cơ chế đảm bảo các quy định về QCN trong hệ thống pháp luật quốc gia trở thành một thể thống nhất, không trái với Hiến pháp - đạo luật gốc về QCN.
  12. 6 - Thực trạng hoạt động KTVB QPPL tại Việt Nam từ năm 2017 đến nay được xem xét, nghiên cứu thông qua các kết quả KTVB QPPL do các cơ quan có thẩm quyền KTVB trên cả nước thực hiện từ năm 2017 đến năm 2021 thể hiện tại các báo cáo kết quả KTVB trên toàn quốc do Bộ Tư pháp thực hiện trong 05 năm (từ năm 2017 đến năm 2021) và thực tiễn triển khai hoạt động KTVB QPPL tại Cục KTVB QPPL - Bộ Tư pháp. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác - Lênin, thể hiện ở cách tiếp cận động, tiếp cận lịch sử và tiếp cận thực tiễn. Đồng thời, là công trình nghiên cứu về một hoạt động trong quy trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên QCN, học thuyết về QCN, quản trị tốt và nhà nước pháp quyền. - Cách tiếp cận động: Bằng cách nghiên cứu này, tác giả luận án đã nghiên cứu, đánh giá hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL trong phạm vi chịu ảnh hưởng của các yếu tố tác động; nội dung, cơ chế và cách thức tác động, ảnh hưởng đến việc ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB của các yếu tố, từ đó tiếp cận nghiên cứu về hoạt động KTVB QPPL toàn diện hơn. Vấn đề này được thể hiện tại Phần 3.3. Đánh giá hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở Việt Nam tại Chương 3. Thực trạng ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL. - Cách tiếp cận lịch sử: Việc tiếp cận, nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB được đặt trong thời điểm lịch sử cụ thể nhất định là trong vòng 5 năm gần đây, các số liệu, kết quả kiểm tra được lấy từ năm 2017 đến năm 2021, để từ đó, đưa ra hệ thống giải pháp gắn với tình hình lịch sử cụ thể của giai đoạn hiện nay. Nội dung này được thể hiện trong phần phân tích thực trạng ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL tại Phần 3.1 và 3.2 của Chương 3. Thực trạng ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL và những giải
  13. 7 pháp cụ thể tại Chương 4. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở Việt Nam. - Cách tiếp cận thực tiễn: Luận án đặc biệt chú ý tới việc xem xét, đánh giá thực tiễn ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL. Chính vì vậy, luận án đã sử dụng cách tiếp cận thực tiễn để xem xét kết quả KTVB QPPL trong 5 năm nghiên cứu; từ đó đánh giá về thực trạng ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở Việt Nam hiện nay. Nội dung này được thể hiện tại Chương 3 của luận án. - Phương pháp tiếp cận dựa trên QCN: Xem xét, nghiên cứu, đánh giá lý luận, thực tiễn ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL cũng như nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL dựa trên nguyên tắc cân bằng hai yếu tố: nội dung quyền và cách thức thực hiện QCN. Theo đó, dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về QCN, hoạt động KTVB QPPL được xem xét, đánh giá và kiến nghị hoàn thiện nhằm mục tiêu thúc đẩy và phát triển các QCN cả về phương diện đảm bảo nội dung quyền và phương diện, cách thức tổ chức tiến hành hoạt động KTVB QPPL ĐBQCN. Phương pháp tiếp cận này được sử dụng trong toàn bộ luận án, đặc biệt tập trung ở Chương 2, trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở Việt Nam hiện nay; tại Chương 3 và Chương 4 của luận án trong quá trình đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL. - Phương pháp tiếp cận dựa trên học thuyết về QCN được sử dụng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về QCN tại Chương 2 của luận án, như: khái niệm QCN, ĐBQCN, ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL từ đó hình thành nên hệ thống lý luận về ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL. - Phương pháp tiếp cận dựa trên học thuyết về nhà nước pháp quyền và quản trị tốt được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở
  14. 8 Việt Nam hiện nay tại Chương 4 của luận án, nhằm đảm bảo hiệu quả quản trị quốc gia và phù hợp với đặc thù nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để việc triển khai nghiên cứu được thuận lợi và đạt được mục tiêu đề ra, trong quá trình nghiên cứu, ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp suy luận lôgic, tác giả luận án đã tiến hành nghiên cứu bằng một số phương pháp đặc thù khác như: Phương pháp phân tích để nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn hoạt động KTVB thông qua phân tích số liệu thực tiễn KTVB của các Bộ, ngành, địa phương, xem xét kết quả KTVB, đánh giá hiệu quả KTVB. Phương pháp này được thực hiện để nghiên cứu các vấn đề lý luận về KTVB QPPL được thể hiện tại Chương 2. Một số vấn đề lý luận ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL. Đồng thời, phương pháp này cũng được sử dụng triệt để khi phân tích các số liệu, thực trạng và kết quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL tại Chương 3. Thực trạng ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở Việt Nam hiện nay. Phương pháp so sánh luật học được sử dụng để tham khảo quy định pháp luật quốc tế về các phương thức ĐBQCN trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật, các cơ chế bảo vệ Hiến pháp; nghiên cứu pháp luật trong nước qua các thời kỳ về hoạt động KTVB. Phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề về lý luận tại Chương 2 và nghiên cứu các giải pháp tại Chương 4. Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tổng hợp các kết quả thu được, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL. Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, hình thành nên nội dung Chương 3 (Phần 3.3. Đánh giá hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL) và Chương 4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL.
  15. 9 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã góp phần làm rõ hơn và bổ sung lý luận về VBQPPL, KTVB QPPL, QCN và ĐBQCN, vai trò của KTVB QPPL đối với ĐBQCN. Đồng thời, xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB, bao gồm: chủ thể có trách nhiệm ĐBQCN, chủ thể được ĐBQCN, nội dung, quy trình và các phương diện ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL. Luận án hình hành nên tiêu chí đánh giá hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL; Luận án phân tích thực trạng ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở kết quả hoạt động KTVB QPPL. Từ đó, đánh giá hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó; Luận án xây dựng hệ thống quan điểm, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐBQCN thông qua hoạt động KTVB QPPL ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho những người hoạch định chính sách và quản lý nhà nước khi xem xét, đánh giá, nghiên cứu về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng và hoàn thiện cơ chế ĐBQCN, cơ chế bảo vệ hiến pháp, tổ chức thi hành pháp luật. - Luận án có thể được sử dụng để tham khảo trong quá trình giảng dạy về xây dựng văn bản, xây dựng và hoàn thiện pháp luật, ĐBQCN và các vấn đề khác có liên quan. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc gồm 4 chương, 12 tiết.
  16. 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Các nghiên cứu về quyền con người Quyền con người là một lĩnh vực nghiên cứu thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước. Các nghiên cứu về QCN rất phong phú, đa dạng và đạt được những kết quả nhất định. Có rất nhiều định nghĩa về QCN, mỗi định nghĩa là một sự biểu hiện khác nhau ở góc độ nhìn nhận về vấn đề nhân quyền. Ở các nước Châu Âu, QCN được nghiên cứu từ rất sớm, với nhiều học giả nổi tiếng, trong đó tập trung ở các đại biểu tư tưởng của giai cấp tư sản ở thế kỷ XVII, XVIII như Crotius, Hobbes, Kant, Locke, Spinoza, Rousseau hoàn thiện và nêu ra trong học thuyết về pháp luật tự nhiên. Trường phái này cho rằng, quyền tự nhiên, pháp luật tự nhiên đứng trên, cao hơn pháp luật nhà nước. Xuất phát từ quan điểm này, Jacques Mourgon (giáo sư đại học khoa học xã hội Toulouse) đưa ra định nghĩa: “Quyền con người là những đặc quyền được các quy tắc điều khiển mà con người giữ riêng lấy trong các quan hệ của mình với các cá nhân và với chính quyền” [164, tr. 12]. Quan niệm này, thực chất là dựa trên cơ sở lý thuyết pháp quyền tự nhiên để xem xét về QCN và do đó đã tuyệt đối hóa quyền tự nhiên của con người, coi đó là “những giá trị tuyệt đối” không thể xâm phạm, không thay thế, bất biến, tuy vậy đã gắn quyền tự nhiên của con người với “quy tắc điều khiển”, có nghĩa gắn với những quy định của các thể chế khác nhau (có thể là những thể chế quốc tế, thể chế quốc gia, thể chế của các tổ chức phi nhà nước, thể chế của cộng đồng). Ngược lại với quan điểm trên, các học giả theo học thuyết về các quyền pháp lý (legal rights) {trong một số tài liệu, các quyền pháp lý còn được gọi là các quyền dân sự (civil rights) hoặc các quyền luật định (statutory
  17. 11 rights)} cho rằng, các QCN không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước xác định và pháp điển hóa thành các QPPL hoặc xuất phát từ truyền thống văn hóa. Hai học giả tiêu biểu cho học thuyết về quyền pháp lý có thể kể đến là Edmund Burke (1729-1797) và Jeremy Bentham (1748-1832). Edmund Burke, trong tác phẩm “Suy nghĩ về Cách mạng Pháp” (Reflections on the Revolution in France, 1790) và Jeremy Bentham, trong tác phẩm “Phê phán học thuyết về các quyền tự nhiên, không thể tước bỏ” (Critique of the Doctrine of Inalienable, Natural Rights, 1843) cùng cho rằng, ý tưởng về các quyền tự nhiên là vô nghĩa (nonsense upon stilts) và chẳng có quyền nào lại không thể tước bỏ (inalienable). Các sách chuyên khảo, tham khảo như: “A practitioner's guide to the European Convention on Human Rights”, của Karen Reid, được xuất bản năm 1998 tại London; “Asia-Pacific human rights documents and resources”, của Fernand de Varennes, xuất bản năm 2000 bởi Đại học Cambridge; “Challenges facing the system of special procedures of the United Nations Commission on Human Rights” (tạm dịch là “Những thách thức đối với hệ thống quy định đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền con người”), của Miko Lempinen, được xuất bản bởi Đại học Åbo Akademi năm 2001; “Human rights and policing: standards for good behaviour and a strategy for change” (tạm dịch là Quyền con người và chính sách: Những chuẩn mực cho cách xử sự tốt và một chiến lược để thay đổi) của nhóm tác giả Ralph Crawshaw, Barry Devlin, Tom Williamson, năm 1998; “Human rights in the twenty-first century: a global challenge” (tạm dịch là Quyền con người trong thế kỷ 21: Một thách thức toàn cầu), của nhóm tác giả Kathleen E. Mahoney and Paul Mahoney, được xuất bản bởi Đại học Boston, năm 1993; “International human rights law: a practical approach” (tạm dịch là “Luật Quốc tế về quyền con người: Một cách tiếp cận thực tế”) của Javaid Rehman, xuất bản năm 2003; “The European system for the protection of human rights” (tạm dịch là “Hệ thống châu Âu về
  18. 12 bảo vệ quyền con người”), của nhóm tác giả R. St. J. Macdonald, F. Matscher, H. Petzold, được xuất bản bởi Đại học Boston, năm 1993… là những nghiên cứu về QCN ở những lĩnh vực khác nhau từ thực tế về quá trình áp dụng các Công ước quốc tế về QCN. Theo đó, từ những cách tiếp cập của các tác giả là các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động nhân quyền hoặc của nhân viên cảnh sát, trên cơ sở thực tiễn quy định tại Công ước quốc tế về QCN, thực tiễn áp dụng các Công ước này tại Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, các tác giả đã tiếp tục phân tích để thấy rõ hơn nội hàm khái niệm QCN, đánh giá thực tế áp dụng các văn bản pháp lý quốc tế về QCN, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm ĐBQCN ở cả khía cạnh nhà nước và công dân. Trong đó, có các phân tích cụ thể về 02 Công ước về các quyền dân sự và chính trị và các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 07 hiệp ước khác liệt kê các nghĩa vụ của các quốc gia liên quan đến một số hành vi vi phạm nhất định (tra tấn, cưỡng chế mất tích, phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc và giới tính…) hoặc đối với một số đối tượng chủ thể thuộc nhóm yếu thế (trẻ em, người bị khuyết tật, lao động nhập cư); các công ước khu vực như Công ước Châu Âu về Nhân quyền; và vô số các văn bản, hiệp ước và các công cụ khác. Tuy nhiên, hệ thống những quy định này vẫn gặp phải những khó khăn thách thức về thể chế, về trí tuệ, về quy chuẩn… và cần phải gỡ bỏ những rào cản đó trong thời gian tới. Đặc biệt, cuốn “Human rights in the twenty-first century: a global challenge” (tạm dịch là Quyền con người trong thế kỷ 21: Một thách thức toàn cầu) được viết bởi một nhóm các chuyên gia quốc tế nổi tiếng về con người, là kết quả của một hội nghị quốc tế lớn có nội dung về “quyền con người trong thế kỷ XXI: Một thách thức toàn cầu” được triệu tập tại Banff, Alberta, Canada vào tháng 11 năm 1990 (Hội nghị này được hỗ trợ và tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ trưởng - Tổng hợp Hội đồng Châu Âu, Tòa án Nhân quyền Châu Âu, Ủy ban Nhân quyền Châu Âu, Viện Luật Nhân quyền So sánh Strasbourg, Tổ chức Luật Alberta và Trung tâm Quốc tế tại Đại học Calgary). Các mục tiêu chính của
  19. 13 Hội nghị là giáo dục pháp luật và nghiên cứu pháp lý, với tổng số 92 diễn giả đại diện cho 24 quốc gia khác nhau trình bày quan điểm của họ về 24 chủ đề nhân quyền. Đặc biệt, phụ nữ và những người tham gia từ các nước đang phát triển đã mang lại một tầm nhìn mới về QCN cho các chủ đề đa dạng như công nghệ sinh sản, bạo lực nhà nước và công nghệ sinh học. Do đó, chủ đề của cuốn sách này phân tích cụ thể sự phụ thuộc lẫn nhau của các vấn đề pháp lý, xã hội, kinh tế, và môi trường; vượt qua các ranh giới quốc gia và quốc tế; và tinh thần đoàn kết cần thiết để giải quyết chúng. Ở Việt Nam, kể từ khi Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (năm 1986), đặc biệt từ sau khi QCN trở thành quyền hiến định, được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và tiếp tục ghi nhận trong bản Hiến pháp 2013, nhu cầu nhận thức đầy đủ về QCN ngày càng trở nên cần thiết. Hướng nghiên cứu này vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính cấp bách, thời sự, nhạy cảm, vừa mang tính quốc tế, tính khu vực và quốc gia [152], vừa có ý nghĩa tư tưởng lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Do đó, QCN cũng đã được tiếp cận, định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể kể một số nghiên cứu tiêu biểu sau: Đề tài khoa học cấp bộ: “Quan điểm C. Mác-Ph.Ăngghen về quyền con người”, Hoàng Văn Hảo chủ nhiệm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội (1997), đề tài cấp bộ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người”, Cao Đức Thái chủ nhiệm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội (1998), đề tài cấp cơ sở: “Tư tưởng nhân quyền trong một số học thuyết chính trị, pháp lý cơ bản”, Nguyễn Duy Sơn chủ nhiệm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội (2013). Trên cơ sở phân tích các luận điểm, quan điểm khác nhau về QCN trong lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các công trình nghiên cứu này đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về QCN như: khái niệm QCN, nguồn gốc QCN, giá trị của QCN và các thuộc tính của QCN (như: mang tính nhân loại và tính giai cấp, gắn liền với nhà nước và pháp luật, được bảo vệ bằng pháp luật...).
  20. 14 Trong nghiên cứu của Bộ Tư pháp: “Việt Nam với vấn đề quyền con người” năm 2005 và trong giáo trình Luật Quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2013 cũng đưa ra khái niệm về QCN “là những đặc quyền (nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có của con người) được thừa nhận và bảo hộ bằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Quyền con người là quyền của tất cả mọi người” và “về pháp lý, quyền con người là phẩm giá, năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp của con người được thể chế, bảo vệ bởi luật quốc gia và luật quốc tế”. Hai quan niệm này cũng chịu sự ảnh hưởng của trường phái pháp quyền tự nhiên, coi QCN là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, hay những đặc quyền vốn có và khách quan của con người, đã kết hợp giữa hai yếu tố, yếu tố tự nhiên và yếu tố pháp lý, nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc “được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” hay “được thừa nhận và bảo hộ bằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia” lại là chưa thực sự hợp lý, vì như vậy QCN chỉ là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên... được pháp luật ghi nhận, còn những gì không được ghi nhận thì không được gọi là QCN. Theo quan niệm của tác giả: “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người” và “những đặc quyền (nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có của con người)” là những giá trị mà con người nhận thức được còn cao hơn những gì đã được thừa nhận và quy định bởi quyền lực. Những gì được thừa nhận và quy định chỉ là sự tiếp cận dần đến những gì mà con người nhận thức được. Điều này thể hiện trong thực tiễn lịch sử của nhân loại, nhà nước, vì có những giai đoạn lịch sử ở quốc gia này, quốc gia khác, quyền của con người đã bị nhà nước hạn chế vì lợi ích của nhà nước - của giới cầm quyền cai trị xã hội. Chuyên đề: “Một số xu hướng mới về quyền con người tại Việt Nam hiện nay”, số 4/2017, của Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý, đã đưa ra những khái niệm, nhận định chung về các thế hệ QCN và xu hướng mới về QCN nói chung và thực tiễn tại Việt Nam nói riêng. Công trình này như là một làn gió
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2