intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

48
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Luật học "Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay" trình bày những vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước; Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay; Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ ANH TUẤN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ ANH TUẤN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9380107 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Hƣớng dẫn 1: PGS.TS. Đặng Minh Đức Hƣớng dẫn 2: TS. Phạm Thị Thúy Nga HÀ NỘI, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học Xã hội. Tác giả luận án Hồ Anh Tuấn
  4. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đặng Minh Đức - ngƣời hƣớng dẫn 1 và TS. Phạm Thị Thúy Nga - ngƣời hƣớng dẫn 2, đã chỉ bảo và giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên, nhà khoa học Khoa Luật, Học viện Khoa học Xã hội đã có những giúp đỡ, đóng góp quý báu về mặt khoa học cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài Luận án.
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 8 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ......................................................... 8 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ......................................................................... 8 1.1.2. Nhóm các các công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực tiễn pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ................................................ 14 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam ................. 20 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ......................................... 24 1.2.1. Những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển .... 24 1.2.2. Các vấn đề cần tiếp tục bổ sung nghiên cứu................................................. 25 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của luận án .............................................................. 26 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của luận án ........................... 26 1.3.2. Lý thuyết nghiên cứu của Luận án ............................................................... 27 Kết luận Chƣơng 1......................................................................................................... 31 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC ............................................................................................................................ 32 2.1. Lý luận về ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc .. 32 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trƣờng nƣớc............................................... 32 2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của ô nhiễm môi trƣờng nƣớc................................. 34 2.1.3. Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ................ 37 2.1.3.2. Đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ................................... 39 2.2. Lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ................................. 40 2.2.1. Khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ...................... 40 2.2.2. Yêu cầu đối với pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc.............. 43 2.2.3. Cơ cấu nội dung của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ........... 45
  6. 2.3. Nguồn của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc Error! Bookmark not defined. 2.4. Các yếu tố tác động đến pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ............ 49 2.4.1. Yếu tố chính trị ............................................................................................. 50 2.4.2. Yếu tố kinh tế................................................................................................ 51 2.4.3. Yếu tố quốc tế ............................................................................................... 52 2.4.4. Ý thức pháp luật ............................................................................................ 53 2.5. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở một số quốc gia và gợi mở cho Việt Nam ............................................................................................................. 54 2.5.1. Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tại Hoa Kỳ .......................... 54 2.5.2. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Nhật Bản..................... 61 2.5.3. Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Trung Quốc ..................... 63 2.5.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................. 66 Kết luận Chƣơng 2......................................................................................................... 69 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................................... 70 3.1. Thực trạng các quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc, quy hoạch tài nguyên nƣớc, kế hoạch quản lý chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt ............................ 70 3.1.1. Điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc ................................................................... 70 3.1.2. Quy hoạch tài nguyên nƣớc .......................................................................... 72 3.1.3. Kế hoạch quản lý chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt ..................................... 74 3.2. Thực trạng các quy định về quản lý nguồn thải vào môi trƣờng nƣớc ............... 75 3.2.1. Giấy phép môi trƣờng ................................................................................... 75 3.2.2. Quy định về thu gom, xử lý nƣớc thải .......................................................... 78 3.3. Thực trạng các quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải và chất lƣợng nƣớc ................................................................................................................. 82 3.4. Thực trạng các quy định về thông tin môi trƣờng nƣớc ..................................... 87 3.4.1. Thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trƣờng nƣớc ............................................... 87 3.5. Thực trạng các quy định về quan trắc môi trƣờng nƣớc ..................................... 97 3.6. Thực trạng các quy định về thanh tra, kiểm tra trong kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ..............................................................................................................100
  7. 3.7. Thực trạng các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ..............................................................................................................103 3.7.1. Xử lý vi phạm hành chính ..........................................................................103 3.7.2. Xử lý hình sự ..............................................................................................106 3.7.3. Xử lý dân sự ................................................................................................109 Kết luận Chƣơng 3.......................................................................................................117 Chƣơng 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC Ở VIỆT NAM 118 4.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam ....................................................118 4.1.1. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc cần đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật bảo vệ môi trƣờng........................118 4.1.2. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc phải góp phần bảo đảm phát triển bền vững.................................................................................119 4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc cần đảm bảo quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành của con ngƣời .............................121 4.1.4. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc cần chú trọng giai đoạn phòng ngừa ô nhiễm..............................................................................122 4.1.5. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc cần phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên ..............................................................................................................................123 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam ..........................................................................................................................124 4.2.1. Hoàn thiện các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trƣờng nƣớc, kế hoạch quản lý chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt .............................................................124 4.2.2. Hoàn thiện các quy định về quản lý nguồn thải vào môi trƣờng nƣớc.......125 4.2.3. Hoàn thiện các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng nƣớc .............127 4.2.4. Hoàn thiện các quy định về thông tin môi trƣờng nƣớc .............................128 4.2.5. Hoàn thiện các quy định về quan trắc môi trƣờng nƣớc.............................129 4.2.6. Hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ........................................................................................130
  8. 4.2.7. Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ...................................................................................................131 4.2.8. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc.....134 4.2.8.2. Nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ......................................................................................................................136 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam ..........................................................................................143 4.3.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ..............................................................................143 4.3.2. Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc của cộng đồng ..............................................................................................................146 Kết luận Chƣơng 4.......................................................................................................150 KẾT LUẬN .................................................................................................................151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ..................................153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................154
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ BVMT Bảo vệ môi trƣờng CCN Cụm công nghiệp ĐMC Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc ĐTM Đánh giá tác động môi trƣờng HĐND Hội đồng nhân dân KCN Khu công nghiệp KCNC Khu công nghệ cao KCX Khu chế xuất KKT Khu kinh tế KSONMTN Kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc LVS Lƣu vực sông MTN Môi trƣờng nƣớc NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ONMTN Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc QCKT Quy chuẩn kĩ thuật TCKT Tiêu chuẩn kĩ thuật TN&MT Tài nguyên và môi trƣờng TNN Tài nguyên nƣớc TTHC Thủ tục hành chính UBND Ủy ban nhân dân VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật VPPL Vi phạm pháp luật XLNT Xử lý nƣớc thải
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nƣớc là nguồn gốc của mọi sự sống trên trái đất, là cốt lõi của sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia. Với ý nghĩa và giá trị cực kỳ quan trọng của nƣớc nhƣ vậy, vấn đề bảo vệ, giữ gìn nguồn nƣớc sạch phải trở thành một trong những chính sách quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, đặc biệt là với những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng nƣớc mang tính chiến lƣợc quan trọng cốt lõi trong đó vấn đề kiểm soát ô nhiễm nƣớc có ý nghĩa và đóng vai trò quyết định. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của môi trƣờng nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng và thực thi pháp luật bảo vệ môi trƣờng nói chung, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nói riêng. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển kinh tế những năm vừa qua của đất nƣớc ta, chất lƣợng nƣớc mặt ở Việt Nam đang trên đà suy thoái nghiêm trọng. Đó là do tình trạng ô nhiễm nƣớc ở các địa phƣơng đang ngày càng lan rộng, mức độ ô nhiễm nƣớc mặt ngày càng nặng nề hơn. Việc phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và kiểm soát môi trƣờng nƣớc tỏ ra thiếu hiệu quả. Việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm nƣớc, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng nƣớc chƣa nghiêm. Tình trạng nƣớc mặt bị ô nhiễm đã gây tác hại không nhỏ cho sản xuất, kinh tế, là nguồn gốc của nhiều bệnh tật làm ảnh hƣởng lớn tới sức khỏe của ngƣời dân. Một loạt các vụ việc gây ô nhiễm nƣớc nghiêm trọng nhƣ việc công ty Vedan xả nƣớc thải chƣa xử lý gây ô nhiễm sông Thị Vải năm 2008, vụ việc ô nhiễm môi trƣờng biển tại khu công nghiệp Vũng Áng-Formosa năm 2016 hay ô nhiễm nguồn nƣớc sinh hoạt do công ty nƣớc sạch Sông Đà cung cấp làm ảnh hƣởng đến hàng chục vạn hộ dân Hà Nội năm 2019 đã gây bức xúc trong dƣ luận, làm xói mòn niềm tin vào tính nghiêm minh của pháp luật và đặt ra câu hỏi về sự chặt chẽ trong quy định pháp luật. Đó là những hồi chuông báo động cảnh tỉnh và là những bài học vô cùng đắt giá đối với các cơ quan nhà nƣớc trong bảo vệ môi trƣờng, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Thực tiễn đó cũng cho thấy rằng, hiện đang có những bất cập, khiếm khuyết lớn không chỉ trong chấp hành 1
  11. thực thi pháp luật mà còn biểu hiện trong hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trƣờng nói chung, bảo vệ môi trƣờng nƣớc nói riêng. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia vào các sân chơi chung của khu vực và thế giới nhƣ: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP), … Việc tham gia vào các sân chơi chung này đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện các quy định pháp luật trong nƣớc phù hợp với luật chơi chung của thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia một số điều ƣớc quốc tế về bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhƣ: Công ƣớc khung về ứng phó với biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 1992, Nghị định thƣ Kyoto năm 1997 về ứng phó với biến đổi khí hậu, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, Hiệp ƣớc khí hậu Glasgow năm 2021 (COP 26),... Bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là một đòi hỏi cấp thiết. Qua rà soát, đánh giá, tác giả nhận thấy chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Do vậy, tác giả lựa chọn chủ đề “Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay” là đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: - Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về KSONMTN; khái niệm, vai trò và các yếu tố ảnh hƣởng của pháp luật KSONMTN; 2
  12. - Phân tích làm rõ nội dung điều chỉnh của pháp luật KSONMTN ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam về KSONMTN; nghiên cứu quy định pháp luật về KSONMTN của một số quốc gia từ đó chỉ ra nhu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này. - Đề xuất các định hƣớng và nhóm giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về KSONMTN ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề KSONMTN là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhƣ khoa học môi trƣờng, phát triển bền vững, kinh tế học, luật học, chính sách công,… Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Luận án, tác giả chỉ nghiên cứu dƣới góc độ luật học. Vì vậy, đối tƣợng nghiên cứu của Luận án nhƣ sau: Một là, hệ thống các luận điểm, quan điểm về KSONMTN và pháp luật KSONMTN. Hai là, quy định về pháp luật KSONMTN tại một số quốc gia làm căn cứ hoàn thiện pháp luật KSONMTN tại Việt Nam Ba là, các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về KSONMTN và thực tiễn thực hiện pháp luật KSONMTN ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: pháp luật KSONMTN ở Việt Nam quy định nhiều biện pháp, công cụ khác nhau để KSONMTN nhƣ biện pháp kinh tế, biện pháp tuyên truyền giáo dục, biện pháp khoa học - kỹ thuật,…. Có thể liệt kê một số công cụ chủ yếu trong KSONMTN nhƣ quy hoạch BVMT; quy hoạch TNN; quản lý nguồn thải; quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng nƣớc; đăng ký môi trƣờng, đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc; đánh giá tác động môi trƣờng; quan trắc môi trƣờng; thông tin môi trƣờng; các công cụ kinh tế nhƣ thuế, phí BVMT, tín dụng xanh; quỹ môi trƣờng; các chế tài xử lý vi phạm pháp luật,…. Nhƣ vậy, vấn đề KSONMTN theo pháp luật là một vấn đề rất rộng, trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu các nội dung sau: Điều tra cơ bản TNN, Quy hoạch TNN; Thông tin môi trƣờng nƣớc; Quản lý nguồn thải vào môi trƣờng 3
  13. nƣớc; Quy chuẩn kĩ thuật môi trƣờng nƣớc; Thanh tra, kiểm tra trong KSONMTN; Xử lý vi phạm pháp luật KSONMTN. Từ đó đƣa ra kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật KSONMTN ở Việt Nam. - Về mặt không gian: vấn đề ONMTN ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên vấn đề ô nhiễm nƣớc mặt là vấn đề cấp bách hiện nay và ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, phần lớn các vụ việc ô nhiễm nƣớc gây bức xúc dƣ luận đều là ô nhiễm nƣớc mặt. Vì vậy, luận án sẽ không đề cập đến kiểm soát ô nhiễm nƣớc ngầm và ô nhiễm biển. - Về mặt thời gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện kể từ khi Luật Tài nguyên nƣớc năm 2012 có hiệu lực đến nay (năm 2022). 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nƣớc pháp quyền dựa trên nền tảng kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, tác giả vận dụng phép duy vật biện chứng để đánh giá hệ thống pháp luật KSONMTN trong mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật BVMT, quy định pháp luật KSONMTN phải tiếp tục đƣợc bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và nhu cầu hoàn thiện pháp luật, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau để giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung nghiên cứu nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu: - Chƣơng 1, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích-tổng hợp để tổng quan các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về KSONMTN và pháp luật KSONMTN; phƣơng pháp so sánh để đánh giá những vấn đề lý luận đã đƣợc giải quyết, những kết quả nghiên cứu đƣợc luận án kế thừa, từ đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu cần đƣợc giải quyết. - Chƣơng 2, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, để đánh giá các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của pháp luật về KSONMTN, nội dung pháp luật KSONMTN; phƣơng pháp so sánh để đánh giá các quan điểm khác 4
  14. nhau về KSONMTN, pháp luật KSONMTN từ đó đƣa ra các nhận định, khái niệm của tác giả; phƣơng pháp giải thích, bình luận pháp luật để nghiên cứu quy định KSONMTN của một số quốc gia, từ đó đƣa ra một số gợi mở hoàn thiện cho pháp luật KSONMTN ở Việt Nam. - Chƣơng 3, tác giả sử dụng phƣơng pháp lịch sử để khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật KSONMTN ở Việt Nam; phƣơng pháp giải thích, bình luận pháp luật để đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về KSONMTN, chỉ ra những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này. - Chƣơng 4, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp để đƣa ra định hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam; phƣơng pháp so sánh để đề xuất xây dựng Luật Kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những điểm mới nhƣ sau: Thứ nhất, Luận án đã làm rõ các khái niệm KSONMTN và pháp luật KSONMTN; chỉ ra đặc điểm, vai trò và các yếu tố ảnh hƣởng đến pháp luật KSONMTN. Thứ hai, Luận án đã chỉ ra nội dung pháp luật KSONMTN theo các nhóm quy định về phòng ngừa, dự báo ONMTN; nhóm các quy định về phát hiện, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục và xử lý ONMTN; nhóm các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật KSONMTN. Thứ ba, Luận án đã phân tích, đánh giá quy định pháp luật KSONMTN tại một số quốc gia và đƣa ra các gợi ý hoàn thiện pháp luật KSONMTN ở Việt Nam. Thứ tƣ, Luận án đã phân tích, đánh giá cụ thể và khách quan thực trạng các quy định pháp luật về KSONMTN kết hợp với đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật KSONMTN. Chỉ ra các ƣu điểm và hạn chế chủ yếu trong các quy định pháp luật KSONMTN làm cơ sở hoàn thiện pháp luật KSONMTN ở Việt Nam. 5
  15. Thứ năm, Luận án đã đề xuất các định hƣớng và các giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về KSONMTN ở Việt Nam, đề xuất xây dựng Luật KSONMTN ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa về mặt lý luận Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về KSONMTN (khái niệm, đặc điểm); làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về pháp luật KSONMTN (khái niệm, đặc điểm, cơ cấu nội dung pháp luật về KSONMTN); luận giải các yếu tố tác động đến pháp luật về KSONMTN. Trên cơ sở đó, luận án góp phần củng cố và hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận về pháp luật KSONMTN ở Việt Nam. Luận án thể hiện quan điểm khoa học khi phân tích và đánh giá một cách khách quan, toàn diện về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật KSONMTN. Từ những định hƣớng đặt ra, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hơn quy định của pháp luật Việt Nam về KSONMTN và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về KSONMTN. * Ý nghĩa thực tiễn Luận án cung cấp kiến thức về pháp luật KSONMTN ở Việt Nam cho những nhà hoạch định chính sách, quản lý nhà nƣớc về BVMT và KSONMTN, làm căn cứ xây dựng chính sách, pháp luật về KSONMTN. Đồng thời, luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, các nhà nghiên cứu khi học tập, giảng dạy, nghiên cứu về pháp luật BVMT; sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành luật. 7. Bố cục của luận án Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến Luận án, nội dung của Luận án bao gồm 4 Chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc 6
  16. Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam hiện nay. Tại Chƣơng này, tác giả sử dụng kết hợp đánh giá thực trạng quy định pháp luật với đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Chƣơng 4: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam 7
  17. Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước * Các công trình nghiên cứu về khái niệm ô nhiễm môi trường nước Khi đề cập đến khái niệm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc thƣờng không phân biệt giữa khái niệm môi trƣờng nƣớc, nguồn nƣớc và tài nguyên nƣớc. Đa số các công trình nghiên cứu đều tập trung vào đánh giá các đặc trƣng liên quan đến yếu tố vật lý, kỹ thuật và định lƣợng của các nguồn nƣớc. Có thể kể đến một số nghiên cứu nhƣ sau: - Khái niệm ô nhiễm nƣớc lần đầu đƣợc đề cập trong Hiến chƣơng châu Âu về nƣớc năm 1968 nhƣ sau: “Ô nhiễm nƣớc là sự biến đổi, thƣờng do con ngƣời gây ra đối với chất lƣợng nƣớc, làm nhiễm bẩn nƣớc và gây nguy hiểm cho con ngƣời, cho hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, ngƣ nghiệp, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” [126, tr. 2]. - Giáo trình “Bảo vệ và sử dụng nguồn nước” năm 2000 của tập thể tác giả Trần Hữu Uyển, Trần Việt Nga cũng đề cập đến ô nhiễm nguồn nƣớc. Trong nghiên cứu này, tác giả không trực tiếp đƣa ra khái niệm mà giải thích sự phát triển kinh tế-xã hội của loài ngƣời, đặc biệt là từ cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển của các đô thị sẽ dẫn đến ô nhiễm nƣớc, liệt kê các hoạt động gây ô nhiễm nƣớc chủ yếu là sinh hoạt của con ngƣời và hoạt động công nghiệp [75, tr. 39-41]. - Trong sách chuyên khảo “Wastewater Characteristics, Treatment and Disposal” năm 2007, tác giả Marcos von Sterling định nghĩa ô nhiễm nguồn nƣớc là sự xâm nhập của các tác nhân vật chất hoặc các dạng năng lƣợng làm thay đổi tính chất của nguồn nƣớc đến một cách tiêu cực, ảnh hƣởng đến việc khai thác và sử dụng nƣớc [141, tr.19]. 8
  18. - Trong công trình “Water Pollution: Sources, Effects, Control and Management” năm 2013, tác giả F.D Owa nhận xét nƣớc đƣợc cho là ô nhiễm khi các thành phần hoặc các điều kiện hiện tại của nƣớc ở mức độ mà nƣớc không thể đƣợc sử dụng cho một mục đích nào đó, ngoài ra tác giả cũng chỉ ra các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc gây ra tác động kép, vừa ảnh hƣởng đến con ngƣời vừa tác động xấu đến môi trƣờng xung quanh [137]. - Viện Nghiên cứu Quốc gia về Khoa học môi trƣờng và Sức khỏe, Hoa Kỳ định nghĩa ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là sự biến đổi tính chất của nƣớc do các tác nhân hóa học hoặc xâm nhập của thực thể lạ vào nguồn nƣớc, khiến nƣớc trở nên có hại với con ngƣời, thực vật và động vật [134]. - Giáo trình “Luật Môi trường” năm 2019 của tập thể tác giả Lê Hồng Hạnh, Vũ Thu Hạnh trong phần lý luận về KSONMTN có nhắc đến vai trò của nƣớc đối với đời sống con ngƣời, nhấn mạnh hoạt động của con ngƣời ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nƣớc đồng thời cũng khẳng định hoạt động sinh hoạt hàng ngày và sản xuất kinh doanh là hai tác nhân chính gây ô nhiễm nƣớc, ngoài ra các hiện tƣợng tự nhiên động đất, núi lửa, lũ lụt,… cũng gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng nƣớc. Tuy nhiên công trình này cũng chƣa làm rõ khái niệm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc [40, tr.193]. Các công trình nêu trên đều tƣơng đồng khi đánh giá ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là một dạng cụ thể của ô nhiễm môi trƣờng nói chung, là sự biến đổi các đặc tính của nƣớc gây ảnh hƣởng tiêu cực đến con ngƣời và các sinh vật. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa môi trƣờng nƣớc (với vai trò là một phần của môi trƣờng sống của con ngƣời và sinh vật) và nguồn nƣớc (với vai trò là một loại tài nguyên) chƣa đƣợc làm rõ trong các công trình nghiên cứu. * Các công trình nghiên cứu về khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường nước Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng (pollution control) đƣợc đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc: - Từ điển Britannica Online định nghĩa kiểm soát ô nhiễm dƣới góc độ công nghệ môi trƣờng (environmental engineering), là một hay nhiều biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu thiệt hại đến môi trƣờng do hoạt động xả thải ra môi trƣờng, các biện pháp này có thể bao gồm hệ thống xử lý chất thải, bãi chôn lấp, 9
  19. bể lắng lọc hoặc tái chế rác thải,... [125]. Định nghĩa này chỉ nhắc đến một phần của kiểm soát ô nhiễm là các biện pháp kỹ thuật, chƣa đề cập đến góc độ kinh tế, pháp lý của kiểm soát ô nhiễm. - Luận án tiến sĩ của Lƣu Ngọc Tố Tâm năm 2012 “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam” tiếp cận khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng qua phân tích chủ thể của hoạt động kiểm soát, đối tƣợng của hoạt động kiểm soát và các biện pháp kiểm soát; từ đó đƣa ra định nghĩa kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển trong hoạt động hàng hải là toàn bộ hoạt động của nhà nƣớc, các tổ chức và cá nhân trong hoạt động hàng hải nhằm kiểm tra, xem xét để ngăn ngừa những sai phạm, từ đó loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trƣờng biển, phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng biển, suy thoái tài nguyên biển, đồng thời khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trƣờng biển gây nên, góp phần duy trì và cải thiện nền kinh tế biển Việt Nam [64, tr.30]. - Luận án tiến sĩ của Bùi Đức Hiển năm 2016 “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí” định nghĩa kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng không khí là “…trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc, chủ thể có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải và các chủ thể khác trong phòng ngừa, dự báo; theo dõi, kiểm tra, giám sát, phát hiện những tác động đến môi trƣờng không khí, hiện trạng môi trƣờng không khí, sự biến đổi của môi trƣờng không khí so với quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng không khí; ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm, cải tạo phục hồi hiện trạng môi trƣờng không khí; xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng không khí nhằm đảm bảo cho môi trƣờng không khí đƣợc trong lành, sạch đẹp” [48, tr.37]. Khái niệm này cho thấy quan điểm của tác giả cho rằng kiểm soát ô nhiễm là trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng. - Giáo trình “Luật Môi trường” năm 2019 của tập thể tác giả Lê Hồng Hạnh và Vũ Thu Hạnh cho rằng so với quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng, khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng có nội hàm rộng hơn, bao gồm nhiều khía cạnh nhƣ mục đích kiểm soát, chủ thể kiểm soát, cách thức, công cụ và phƣơng tiện kiểm soát, nội dung kiểm soát. Mục đích kiểm soát ô nhiễm môi 10
  20. trƣờng là phòng ngừa, khống chế không để ô nhiễm môi trƣờng xảy ra, là quá trình con ngƣời chủ động ngăn chặn tác động xấu đến môi trƣờng từ các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. Chủ thể kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng không chỉ là Nhà nƣớc mà còn bao gồm doanh nghiệp, ban quản lý khu công nghiệp, cộng đồng dân cƣ, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,… nghĩa là tất cả các chủ thể có tác động đến môi trƣờng và ngƣợc lại chịu tác động từ môi trƣờng [40, tr.69]. Công cụ và phƣơng tiện kiểm soát ô nhiễm cũng rất đa dạng, bao gồm biện pháp hành chính - mệnh lệnh của cơ quan nhà nƣớc, các công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật,… Nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng rất rộng, bao gồm quan trắc, thu thập thông tin, xây dựng kế hoạch, quy hoạch kiểm soát ô nhiễm, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trƣờng,… tác giả cho rằng cách tiếp cận này là tƣơng đối toàn diện, bao quát đƣợc các nội dung quan trọng của kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên, cách tiếp cận vẫn mang tính liệt kê và chƣa làm rõ đƣợc ONMTN có các giai đoạn từ khi chƣa xuất hiện ô nhiễm, đến khi xảy ra ô nhiễm và quá trình khắc phục, xử lý ô nhiễm, đến thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật, ứng với mỗi giai đoạn khác nhau thì phải sử dụng các biện pháp, công cụ khác nhau. * Các công trình nghiên cứu về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường nước - Tác giả Lƣu Ngọc Tố Tâm trong Luận án tiến sĩ “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam” năm 2012 đƣa ra khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển trong hoạt động hàng hải là “tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ phát sinh và tồn tại trong lĩnh vực hàng hải giữa các chủ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho môi trƣờng biển, khắc phục và xử lý hậu quả nhằm đảm bảo phát triển bền vững, góp phần duy trì và phát triển kinh tế biển Việt Nam” [64, tr.23]. Quan điểm này không làm rõ đƣợc sự khác biệt giữa kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt ở nội dung phòng ngừa, phát hiện và kiểm tra, giám sát. Về nội dung pháp luật, tác giả cho rằng nội dung pháp luật kiểm soát ô nhiễm áp dụng cho từng chủ thể trong hoạt động hàng hải bao gồm tàu biển, thuyền viên, hoạt động cảng biển, phòng ngừa và khắc phục các sự cố 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2