intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về thanh niên từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

11
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Quản lý nhà nước về thanh niên từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về thanh niên cũng như thực tiễn quản lý nhà nước về thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh, luận án đề xuất các giải pháp nhằm phát huy kết quả và khắc phục hạn chế trong quản lý nhà nước về thanh niên ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về thanh niên từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN LÊ TRỌNG TÂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số: 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng TS. Phan Thanh Hà HÀ NỘI, 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn trong luận án có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu sinh nào khác. Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Lê Trọng Tâm
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1................................................................................................................... 9 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................ 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................... 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................13 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án ...................22 1.2.1. Những ưu điểm, những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ tiếp tục kế thừa, phát triển........................................................................................................................22 1.2.2. Về những vấn đề còn chưa được giải quyết thấu đáo hoặc cần phải tiếp tục nghiên cứu.....................................................................................................................24 1.3. Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài ...............................27 1.3.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................27 1.3.2. Khung phân tích để làm rõ lý thuyết................................................................27 Kết luận chương 1 ......................................................................................................30 CHƯƠNG 2.................................................................................................................32 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ............................32 VỀ THANH NIÊN .....................................................................................................32 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về thanh niên ..........32 2.1.1. Khái niệm thanh niên, quản lý nhà nước về thanh niên .................................32 2.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về thanh niên ...............................................42 2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về thanh niên ....................................................44 2.2. Nội dung, chủ thể quản lý nhà nước về thanh niên .....................................49 2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về thanh niên.......................................................49 2.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về thanh niên .........................................................59 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thanh niên ......................66 2.3.1. Chính sách của Nhà nước về thanh niên .........................................................66 2.3.2. Yếu tố kinh tế .....................................................................................................66
  4. 2.3.3. Hội nhập quốc tế và khu vực ............................................................................67 Kết luận chương 2 ......................................................................................................69 CHƯƠNG 3.................................................................................................................70 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH NIÊN ........................70 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................................70 3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................................70 3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh...................................70 3.1.2. Tình hình thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh ..........................................72 3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................................................74 3.2. Thực tiễn quản lý Nhà nước về thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................................................77 3.2.1. Xây dựng chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên .................................................................................................................77 3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên ......................................................................................................................90 3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên ......................................................................................................................93 3.2.4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về thanh niên ........95 3.2.5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên ...........................................................97 3.2.6. Hợp tác quốc tế về thanh niên ..........................................................................98 3.3. Đánh giá chung về thực tiễn quản lý nhà nước về thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................................99 3.3.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh .........................................................................................................99 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................101 Kết luận chương 3 ....................................................................................................106 CHƯƠNG 4...............................................................................................................108 DỰ BÁO TÌNH HÌNH THANH NIÊN, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH NIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ......................................................................108
  5. 4.1. Dự báo tình hình thanh niên Việt Nam và quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên ............................................................................108 4.1.1. Bối cảnh đất nước và tình hình thanh niên Việt Nam ..................................108 4.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên ..................111 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên trong giai đoạn hiện nay ............................................................................................................116 4.2.1. Nhận thức đúng, đầy đủ hơn về vai trò của thanh niên và quản lý nhà nước về thanh niên ...............................................................................................................116 4.2.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về thanh niên ....................................................................................................................117 4.2.3. Hoàn thiện pháp luật về thanh niên, quản lý nhà nước về thanh niên ........118 4.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thanh niên ....................................................................................................................123 4.2.6. Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên để đáp ứng với nhiệm vụ được giao....................................................................................................125 4.2.7. Phát huy tốt cơ chế phối hợp liên ngành giữa các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương, đảm bảo tính thống nhất, khoa học, hiệu quả trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật về thanh niên .................................127 4.2.8. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quốc tế thanh niên ........................131 Kết luận chương 4 ....................................................................................................132 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................138
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, thanh niên luôn là lực lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do vậy, các quốc gia luôn dành sự quan tâm, nguồn lực để phát triển, bảo vệ thanh niên thông qua những chính sách, pháp luật dành cho thanh niên. Ở Việt Nam, ngay khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trong “Thư gửi các bạn thanh niên” ngày 17 tháng 8 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh là một phần do thanh niên, thanh niên là chủ tương lai của đất nước”. Kế thừa tư tưởng của Người, trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt niềm tin và tạo điều kiện để thanh niên có cơ hội phát triển, xứng đáng với sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục đánh giá cao vị trí, vai trò của thanh niên, đề ra những nhiệm vụ lãnh đạo công tác thanh niên: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hoà cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ. Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; làm chủ các kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [22, tr.168]. Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật để quản lý và phát triển thanh niên. Luật Thanh niên cùng với các văn bản quy phạm pháp luật khác về thanh niên được ban hành và đi vào thực tiễn đã giúp cho công tác quản lý nhà nước về thanh niên có những chuyển biến tích cực, các quyền và nghĩa vụ của thanh niên được bảo 1
  7. đảm; vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của thanh niên Việt Nam phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Thanh niên đang có những thay đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, tư tưởng chính trị, tâm lý, lối sống… Mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động gây khó khăn cho công tác quản lý, tập hợp và đoàn kết thanh niên ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn; tình trạng vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang có chiều hướng gia tăng, nhiều thế lực xấu kích động, lôi kéo, chuyển hóa thanh niên. Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách, giải pháp, đặc biệt là nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên để phát huy, phát triển và tạo điều kiện cho thế thệ trẻ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật lớn nhất khu vực phía Nam, trong những năm qua, lực lượng lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm phần lớn trong cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động xã hội, cơ cấu này hiện đã bắt đầu chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần số lượng lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng dần lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Nhận thức và hành động của thanh niên có sự chuyển biến tích cực, ý thức công dân, lý tưởng cách mạng được nâng cao; phần lớn thanh niên ngại khó khăn, gian khổ, xung kích, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình và xã hội; trình độ học vấn, nghề nghiệp, hiểu biết pháp luật từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, trước những biến động của tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng bộc lộ những tồn 2
  8. tại, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thanh niên trong giai đoạn mới. Trong khi đó, quản lý nhà nước về thanh niên chưa thực sự phát huy hiệu quả cụ thể như: các cấp chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của thanh niên cũng như chưa xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về thanh niên nên chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ, có nơi, có lúc coi đó là nhiệm vụ của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên các cấp; sự phối hợp liên ngành và lồng ghép các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn thiếu sự rõ ràng, chặt chẽ nên khi triển khai nhiệm vụ trên thực tế vẫn còn có sự chồng chéo, trùng dẫm; chính sách, pháp luật về thanh niên, quản lý nhà nước về thanh niên chưa đầy đủ, đồng bộ… Điều này đặt ra yêu cầu phải có nghiên cứu tổng thể về quản lý nhà nước về thanh niên để có những phân tích, đánh giá làm cơ sở cho sự hoàn thiện chính sách, pháp luật về thanh niên, tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài Quản lý nhà nước về thanh niên từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Luật hiến pháp và luật hành chính. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về thanh niên cũng như thực tiễn quản lý nhà nước về thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh, luận án đề xuất các giải pháp nhằm phát huy kết quả và khắc phục hạn chế trong quản lý nhà nước về thanh niên ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để thực hiện mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: 3
  9. - Tổng hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, trong đó, làm rõ những vấn đề đã được nghiên cứu và những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. - Luận giải những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về thanh niên như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của quản lý nhà nước về thanh niên; những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thanh niên. - Phân tích, đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước về thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh, những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Dự báo tình hình thanh niên trong thời gian tới; đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các chính sách, pháp luật về thanh niên, chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về thanh niên; thực tiễn quản lý nhà nước về thanh niên của các cơ quan nhà nước thông qua việc ban hành chính sách, pháp luật, chương trình, chiến lược liên quan đến thanh niên và thực tiễn thực hiện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Quản lý nhà nước về thanh niên có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ với những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi một luận án, chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về thanh niên; thực tiễn quản lý nhà nước về thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4
  10. - Phạm vi về thời gian: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về thanh niên trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt kể từ khi Luật Thanh niên năm 2005 được ban hành. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài luận án “Quản lý nhà nước về thanh niên từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành với sự kết hợp của nhiều ngành khoa học xã hội và tiếp cận lịch sử. Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, nhà nước và pháp luật; các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh niên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng thể các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích - dự báo. Các phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu nội dung trong các chương, mục của luận án như sau: Chương 1: Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. Qua thống kê và tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước về những vấn đề có liên quan đến nội dung luận án, phân tích những nội dung cơ bản trong các công trình nghiên cứu đó và đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu. Chương 2: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh để đưa ra khái niệm về thanh niên, quản lý nhà nước về thanh niên cũng như đặc điểm, vai trò, nội dung của quản lý nhà nước về thanh niên. Đồng thời, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thanh niên. 5
  11. Chương 3: Luận án sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống để đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn quản lý nhà nước về thanh niên tại Thành phố Hồ Chí, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập. Chương 4: Luận án sử dụng phương pháp phân tích - dự báo, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp thống kê… nhằm dự báo xu hướng phát triển của xã hội nói chung và thanh niên nói riêng; làm rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước và những yêu cầu đặt ra, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đây là một công trình chuyên khảo, nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống về quản lý nhà nước về thanh niên. Luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học với những nội dung cụ thể như sau: Thứ nhất, bổ sung, phát triển những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về thanh niên, cụ thể: làm rõ khái niệm, đặc điểm và nội dung của quản lý nhà nước về thanh niên; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thanh niên trong giai đoạn hiện nay, đó là những yếu tố về chính sách của nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, làm sáng tỏ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về thanh niên, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên. Thứ ba, luận án đã đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở dự báo tình hình thanh niên dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và có tính đến đặc trưng của thanh niên. Ngoài những giải pháp trước mắt, luận án 6
  12. chú trọng đến những giải pháp ở tầm chiến lược, mang tính lâu dài đó là tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về thanh niên. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án đã nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về thanh niên. Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào việc làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về thanh niên. Luận án cũng góp phần luận giải những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về thanh niên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thực tiễn quản lý nhà nước về thanh niên ở nước ta trong thời gian qua cũng bộc lộ một số điểm hạn chế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, chính sách, pháp luật về thanh niên chưa thực sự đồng bộ, thống nhất, các cơ quan quản lý nhà nước nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của thanh niên trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu và đề xuất những giải pháp của luận án có ý nghĩa góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên ở Việt Nam hiện nay. Luận án còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và cho các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về thanh niên Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh 7
  13. Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên trong giai đoạn hiện nay 8
  14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Vấn đề về thanh niên, quyền của thanh niên, chính sách, pháp luật về thanh niên đã được các nước trên thế giới quan tâm nhưng việc dịch thuật và phổ biến các công trình viết về những nội dung này của các nước trên thế giới ở Việt Nam còn hạn chế nên các tư liệu mà tác giả được tiếp cận chủ yếu thông qua một số cuốn sách tiêu biểu, một số bài viết của các học giả và thông qua các công ước nhân quyền chung thiết lập các quyền đặc biệt quan trọng đối với thanh niên. - Cuốn The International Law of Youthe Rights (Luật quốc tế về quyền thanh niên) của Jorge Cardona, Giuseppe Porcaro, Jaakko Weuro, and Giorgio Zecca (biên tập), phiên bản sửa đổi lần hai, Nhà xuất bản Brill [98]. Cuốn sách giới thiệu nghiên cứu tiên phong, độc đáo của William Angel (1966) về nguồn gốc, sự phát triển và các đặc điểm cơ bản của Luật quốc tế về quyền của thanh niên. Bao gồm cả tài liệu nguồn và các bình luận về các xu hướng lịch sử để xây dựng và hệ thống hóa các công cụ và tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực này cũng như những hành động của các tổ chức chính phủ, liên chính phủ và phi chính phủ để thúc đẩy và bảo vệ các quyền của thanh niên. Đồng thời, đưa ra lời kêu gọi sử dụng công cụ quốc tế để giám sát, thúc đẩy và bảo vệ tốt hơn quyền thanh niên trên toàn cầu. Phiên bản này sửa đổi, cập nhật và mở rộng với mục đích duy trì và cập nhật nghiên cứu lịch sử mang tính bước ngoặt do William Angel thực hiện và giới thiệu cho mọi người; giới thiệu thông tin cập nhật, phân tích tình trạng của Luật quốc tế về quyền thanh niên và cung cấp một bản tổng hợp các nguồn luật dễ sử dụng cho các nhà nghiên cứu và các nhà thực tiễn hoạt động trong lĩnh vực này. Quan trọng là cuốn sách này cung cấp 9
  15. một lộ trình cho người đọc để kết thúc các nguồn của Luật quốc tế về quyền thanh niên và là tài liệu tham khảo để thấy được các văn bản pháp luật liên quan có hiệu lực; thúc đẩy nghiên cứu pháp lý, chính trị và xã hội học sâu hơn trong lĩnh vực học thuật, cũng như hỗ trợ các hành động vận động mạnh mẽ hơn để nâng cao quyền của những người trẻ tuổi. - Cuốn Những nguyên lý lêninnít về giáo dục thanh niên của X.M. Lê-pê- kin (Phó tiến sĩ sử học M.Lê-pê-kin (1975), NXB Lêningrat [100]. Trên cơ sở học thuyết Mác – Lênin về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc giáo dục thanh niên, tác giả đã luận giải những nội dung của nguyên lý Lêninnít về giáo dục thanh niên; phương pháp, hình thức và kinh nghiệm trong công tác giáo dục đoàn viên, thanh niên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin Liên Xô. Trong đó, tác giả cũng phân tích sâu sắc những nguyên tắc cơ bản về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô. - Cuốn Bàn về thanh niên của M.I.Calinin (M.I.Calinin (1982), Bàn về thanh niên, NXB Thanh niên, Hà Nội [44]. Với những kinh nghiệm trong công tác thanh niên, tác giả đã đưa ra những kinh nghiệm quý báu trong công tác giáo dục thanh niên, đồng thời, tác giả cũng đưa ra những yêu cầu cụ thể về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của cán bộ làm công tác thanh niên nói chung, cán bộ đoàn nói riêng. Theo tác giả: Trong công tác thanh niên, không được sao chép một cách thiếu suy nghĩ những phương pháp của “người lớn tuổi”, cũng không dùng mệnh lệnh hành chính mà chúng ta thường gặp trong các tổ chức kinh tế… “Điều quan trọng ở đây là phải tính đến những đặc điểm của lứa tuổi thanh niên, đến tính nhạy cảm đặc biệt của họ, đến lòng khao khát của họ vươn tới những lý tưởng cao đẹp…”, “việc coi thường những đặc điểm của lứa tuổi chỉ có thể làm cho công tác đoàn bị khô héo, cằn cỗi đi, chỉ có thể làm cho thanh niên khiếp sợ và xa lánh Đoàn” [44, tr.13-14]. 10
  16. - Cuốn Youth Policy and Social Inclusion: Critical Debates with Young People (Chính sách thanh niên và hòa nhập xã hội: cuộc tranh luận quan trọng với thanh niên của Monica Barry) [99]. Với cách tiếp cận toàn diện và đa ngành, tác giả đã xác định và phân tích các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở sự hòa nhập xã hội của những người trẻ tuổi trong xã hội ngày nay. Tác giả đã tìm kiếm câu hỏi về khả năng sẵn sàng để được tham gia vào các hoạt động xã hội của những người trẻ tuổi trong các điều khoản của chính sách và thực tiễn; khám phá mức độ mà những người trẻ tuổi có quyền truy cập vào địa vị, quyền và trách nhiệm cũng như người trưởng thành thực sự. - Bài viết Comparative Analysis of National Youth Policy in Different Countrie (Phân tích, so sánh về Chính sách Quốc gia Thanh niên ở các nước khác nhau trên thế giới) của Indira Rystina, Zhaniya Kussainova (2014) [97]. Từ thực trạng thanh niên các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, tác giả đã khuyến khích thanh niên thực hiện các quyền của mình trong những điều kiện, hoàn cảnh phù hợp. Tác giả cũng đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế về Chính sách quốc gia về thanh niên; phân tích toàn cầu về hành động để thúc đẩy chính sách quốc gia thanh niên; phân tích, so sánh các quốc gia đã thực hiện Chính sách quốc gia thanh niên. Ngoài ra, tác giả đưa ra các tiêu chuẩn, điều kiện và các bước cho việc thực hiện các chính sách về thanh niên. Bên cạnh đó, luận án cũng tiếp cận các văn bản quan trọng của pháp luật quốc tế và khu vực liên quan đến thanh niên, trong đó chủ yếu là các công ước nhân quyền chung thiết lập các quyền đặc biệt đối với thanh niên, cụ thể như: Công ước quốc tế về quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên đến 18 tuổi, có tính đến các yếu tố dễ bị tổn thương ảnh hưởng đặc biệt đến tuổi tác của họ; Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, trong đó có quyền về sức khỏe và thông tin đã tạo cơ sở cho việc thúc đẩy sức khỏe sinh sản và tình dục của thanh niên. Các tuyên bố chính trị quốc tế, các khuyến nghị, nghị quyết và 11
  17. các tài liệu khác về các chủ để liên quan đến thanh niên, tuy không tạo thành luật ràng buộc về mặt pháp lý mà chính phủ phải thông qua nhưng chúng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập các tiêu chuẩn và thông lệ tốt liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách thanh niên ở cấp quốc gia. Một mặt, các tài liệu này cung cấp cho chính phủ các tiêu chuẩn để hợp pháp hóa việc vận động của họ; mặt khác, các điều khoản của chúng có thể được chuyển thành các mục tiêu chương trình và các biện pháp can thiệp cụ thể. Điển hình như Chương trình Hành động Thế giới về Thanh niên, đó là một tập hợp các mục tiêu hoặc nguyên tắc mà các chính phủ đã đồng ý thực hiện để hỗ trợ thanh niên. Hay Hiến chương Thanh niên châu Phi và Hiến chương châu Âu về sự tham gia của thanh niên vào đời sống địa phương và khu vực, Hiệp ước Thanh niên châu Âu kể từ khi được tuyên bố đã thúc đẩy hành động của Liên minh châu Âu trong lĩnh vực thanh niên… Ở cấp độ toàn cầu, các vấn đề liên quan đến thanh niên được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Vị trí Người đại diện của Tổng thư ký Liên Hợp quốc về thanh niên đã được thành lập vào năm 2013, 190 quốc gia có cơ quan trung ương chịu trách nhiệm về thanh niên và các hội nghị thượng đỉnh của thanh niên như: Diễn đàn Thanh niên của ECOSOC, UNESCO, Diễn đàn Thanh niên khối thịnh vượng chung và Hội nghị Thanh niên thế giới… đã trở thành nền tảng có ảnh hưởng trên thế giới. Những hoạt động này được dựa trên các khuôn khổ chính sách thanh niên quốc tế lâu dài như Chương trình hành động Thế giới của Liên Hợp quốc dành cho thanh niên WPAY và Kế hoạch Hành động Khối thịnh vượng chung Trao quyền cho Thanh niên PAYE. Các cơ quan chính của Liên Hợp quốc đã xây dựng các chiến lược định hướng công việc của họ đối với thanh niên. Chiến lược Thanh niên của UNDP và Chiến lược của UNFPA về thanh thiếu niên đặt ra các ưu tiên của họ trong phát triển thanh niên, bao gồm tăng cường trao quyền kinh tế, cam kết và sự 12
  18. tham gia cộng đồng, xây dựng khả năng phục hồi, sức khỏe tình dục và sinh sản, chú trọng đến những thanh niên bị cách ly và thiệt thòi, đặc biệt là thanh niên nữ. Từ tổng quan tình hình nghiên cứu ở ngoài nước cho thấy, những công trình nghiên cứu trên mới chỉ tập trung nghiên cứu về công tác giáo dục thanh niên, luật quốc tế về thanh niên, quyền của thanh niên, chính sách đối với thanh niên, các hoạt động của các tổ chức chính phủ, liên chính phủ và phi chính phủ trong việc sử dụng công cụ pháp lý để thúc đẩy và bảo vệ các quyền thanh niên…, nghiên cứu thanh niên với tư cách là chủ thể của chính sách chứ chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu một các hệ thống và tổng thể về quản lý nhà nước về thanh niên. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, thanh niên, chính sách, pháp luật về thanh niên, quản lý nhà nước về công tác thanh niên, quản lý nhà nước về thanh niên là nội dung đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn. Những nội dung này được công bố trên các tạp chí khoa học, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án, các cuốn sách được xuất bản hoặc đăng tải trên các trang thông tin điện tử… 1.1.2.1. Đề tài khoa học Đặng Văn Nhân, Viện Nghiên cứu Thanh niên (2013), Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành Luật Thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đề tài đã phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về thanh niên, từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức, quan điểm chỉ đạo đối với công tác thi hành Luật Thanh niên và sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Thanh niên làm cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên. 13
  19. Nguyễn Long Hải (2015), Một số nội dung sửa đổi, bổ sung Luật thanh niên năm 2005, Đề tài khoa học cấp Bộ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đề tài đề xuất phương án xây dựng Luật thanh niên (sửa đổi) trên tinh thần luật về phát triển thanh niên. Những nội dung nghiên cứu của đề tài mới dừng lại ở việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số nội dung chưa phù hợp của Luật thanh niên năm 2005; tập trung vào chương quyền và nghĩa vụ của thanh niên mà chưa có sự phân tích, đánh giá cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện các chính sách để bảo đảm cho thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2017), Tổng quan tình hình thanh niên giai đoạn 2012-2017 và dự báo tình hình thanh niên giai đoạn 2017-2022, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thanh niên. Đề tài đã tổng quan tình hình thanh niên giai đoạn 2012-2017 với những nét nổi bật và một số vấn đề cần quan tâm, dự báo tình hình thanh niên giai đoạn 2017-2022, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi trong thời gian tới. Nguyễn Long Hải (2017), Chính sách phát triển thanh niên – Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách phát triển thanh niên như khái niệm, đặc điểm, nội dung chính sách phát triển thanh niên và chính sách phát triển thanh niên ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng chính sách phát triển thanh niên ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất giải pháp tiếp tục xây dựng hệ thống chính sách phát triển thanh niên ở nước ta với nhóm giải pháp chung và các nhóm giải pháp cụ thể của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. 14
  20. Đỗ Thị Thu Hằng (2019), Giải pháp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thanh niên. Đề tài đã phân tích, tổng quan cơ sở lý luận và hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên; phân tích, đánh giá những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và bài học kinh nghiệm. Đặc biệt, đề tài đã đưa ý kiến thanh niên về các điều kiện để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện tốt công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thanh niên; nhu cầu, mong đợi của thanh niên đối với việc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên. Ngoài ra còn có các đề tài của các tác giả như: Nguyễn Đắc Vinh (2014), Những vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới công tác thanh vận trong tình hình mới, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số: CT.KXĐTN 14 – 01, Viện Nghiên cứu Thanh niên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Đỗ Thị Thu Hằng (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn việc sửa đổi, bổ sung Luật thanh niên năm 2005, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thanh niên; Đỗ Thị Thu Hằng (2019), Giải pháp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thanh niên. 1.1.2.2. Các sách chuyên khảo và tham khảo Tác giả Nguyễn Hồng Tung, Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011. Dựa trên nhiều nguồn tư liệu ở trong và ngoài nước, bằng cách tiếp cận đa ngành, tác giả đã phân tích, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản, những ưu điểm và hạn chế trong chính sách và pháp luật đối với thanh niên. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra diện mạo và đặc điểm của thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay. Phân tích, làm rõ thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2