intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

15
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay" là phân tích làm rõ các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng THPL về QHT của người dân tộc thiểu số, xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm THPL về QHT của người dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ TÙNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 9 38 01 06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS. NGUYỄN CẢNH QUÝ 2. PGS,TS. TÀO THỊ QUYÊN HÀ NỘI - 2022
  2. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................. 9 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ..................................... 9 1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ................................................................. 28 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ..................................................... 34 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ................................................................................. 34 2.2. Nội dung, hình thức và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ................................................... 48 2.3. Thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở một số nước trên thế giới và những giá trị tham khảo đối với Việt Nam .......... 64 Chương 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................... 77 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay ................................................ 77 3.2. Kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam và nguyên nhân.............................................. 85 3.3. Hạn chế trong thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam và nguyên nhân ........................................................ 107 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................................... 130 4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay .............................................................. 130 4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay .............................................................. 136 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 162 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 1 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 19
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chủ nghĩa xã hội CNXH Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ICESCR Dân tộc thiểu số DTTS Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Kinh tế - xã hội KT-XH Mặt trận Tổ quốc Việt Nam MTTQVN Phổ thông dân tộc bán trú PTDTBT Phổ thông dân tộc nội trú PTDTNT Quyền con người, quyền công dân QCN,QCD Quyền học tập QHT Thực hiện pháp luật THPL Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc UNESCO Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT Tuyên ngôn thế giới về quyền con người UDHR
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có 54 dân tộc gồm dân tộc Kinh và 53 dân tộc thiểu số (DTTS). Trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đến chính sách dân tộc; luôn nỗ lực ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân (QCN,QCD) của đồng bào các DTTS, đặc biệt dành nhiều ưu tiên cho quyền học tập (QHT). Quyền học tập của người DTTS là vấn đề quan trọng được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Ở nước ta, QHT của người DTTS được trang trọng ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Hiến pháp năm 2013 tại Điều 39 ghi nhận: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”; tại Điều 61 ghi nhận “…Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào DTTS và vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn”. Từ cơ sở Hiến định, pháp luật về QHT của người DTTS đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau khẳng định về mặt pháp lý QHT của người DTTS ở Việt Nam. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0 đã mở ra cơ hội và đặt ra những yêu cầu mới trong việc trang bị những kiến thức, kỹ năng mới cho đồng bào DTTS để tham gia hội nhập và phát triển. Mặt khác, Việt Nam đã ký kết, tham gia nhiều điều ước quốc tế có nội dung liên quan đến QHT của người DTTS. Việc tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế phải được thực hiện nhất quán theo quan điểm, chủ trương của Đảng là “thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế” [38, tr.164] mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia nên yêu cầu bảo đảm thực hiện pháp luật (THPL) về QHT của người DTTS lại càng có ý nghĩa quan trọng.
  5. 2 Pháp luật về QHT của người DTTS có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đồng bào DTTS. Được hưởng thụ QHT theo ghi nhận của pháp luật sẽ giúp cho người DTTS phát triển đầy đủ nhân cách, trí tuệ để khám phá, chinh phục thiên nhiên, cải tạo xã hội, thay đổi cuộc sống, chủ động thực hiện và bảo vệ các QCN, góp phần thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, pháp luật đó chỉ có thể phát huy được ý nghĩa và tác dụng khi được tôn trọng và thực hiện trong thực tế cuộc sống, bởi pháp luật dù có tốt đến mấy nhưng nếu không được tôn trọng và thực hiện thì pháp luật đó cũng chỉ ở trên văn bản, giấy tờ hoặc chỉ đơn thuần là khẩu hiệu. Vì vậy, trong những năm qua Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương quan điểm và lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về QHT của người DTTS. Nhà nước xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, triển khai các hoạt động quản lý nhà nước để bảo đảm thực hiện các quy định pháp luật về QHT của người DTTS. Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhiều tổ chức, cá nhân đã có những hoạt động thiết thực nhằm THPL về QHT của người DTTS. Mặc dù THPL về QHT của người DTTS là vấn đề rất quan trọng, nhưng dưới góc độ lý luận đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống vấn đề này. Nói cách khác, hiện nay chưa có luận án hay công trình nghiên cứu nào ở trong nước hay ngoài nước nghiên cứu trực tiếp việc THPL về QHT của người DTTS với tư cách là đối tượng nghiên cứu chính, vì vậy nhiều vấn đề lý luận THPL về QHT của người DTTS như khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, hình thức THPL về QHT của người DTTS; các điều kiện bảo đảm THPL về QHT của người DTTS chưa được làm sáng tỏ. Quá trình THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng được nhân dân đồng tình, hưởng ứng, cộng đồng quốc tế ghi nhận. Những kết quả đạt được trong việc THPL về QHT của người DTTS đã góp phần thúc đẩy sự phát triển trình độ dân trí,
  6. 3 nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội (KT-XH) vùng DTTS. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc THPL về QHT của người DTTS ở nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập thể hiện rõ như: Một số cấp ủy, chính quyền vùng DTTS chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc THPL về QHT của người DTTS, chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo THPL; việc phối hợp THPL của các chủ thể có trách nhiệm chưa thường xuyên, chặt chẽ; điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên vùng DTTS còn nhiều thiếu thốn, hạn chế; ngân sách nhà nước dành cho việc THPL về QHT của người DTTS chưa đáp ứng được yêu cầu; việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về QHT của người DTTS chưa thường xuyên, kịp thời, chưa hiệu quả; một số nhóm DTTS chưa hiểu biết quy định của pháp luật để thực hiện QHT của mình; tình trạng vi phạm pháp luật về QHT của người DTTS vẫn còn diễn ra ở một số nơi, có những vụ việc nghiêm trọng, phức tạp; công tác kiểm tra, giám sát việc THPL còn chậm, một số vụ việc thiếu kiên quyết trong xử lý gây bức xúc trong dư luận xã hội, vi phạm QHT của người DTTS;... Những hạn chế, yếu kém đó đã và đang gây ra những trở ngại đối với phát triển sự nghiệp giáo dục dân tộc, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thụ hưởng QHT của người DTTS ở nước ta. Đến nay, vùng DTTS vẫn là một trong những vùng nghèo, lạc hậu, là “vùng trũng” về giáo dục, dân trí thấp, nhiều nội dung QHT của người DTTS được pháp luật quy định chưa được bảo đảm thực hiện. Xuất phát từ các lý do trên đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu viết Luận án tiến sĩ Luật học, ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
  7. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích làm rõ các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng THPL về QHT của người DTTS, xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm THPL về QHT của người DTTS ở nước ta hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đính trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, đánh giá những giá trị của các công trình nghiên cứu, rút ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận của việc THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam hiện nay, bao gồm các vấn đề: Xây dựng các khái niệm, phân tích các đặc điểm, vai trò, nội dung, hình thức THPL về QHT của người DTTS và các điều kiện bảo đảm THPL về QHT của người DTTS. Nghiên cứu việc THPL về QHT của người DTTS của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những giá trị tham khảo đối với Việt Nam. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc THPL về QHT của người DTTS; phân tích, đánh giá thực trạng THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam thời gian qua; làm rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng trong việc THPL về QHT của người DTTS. - Xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu
  8. 5 Thực hiện pháp luật về QHT của người DTTS là một vấn đề rất rộng lớn. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Về nội dung: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ khoa học của chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Khi đánh giá thực trạng, luận án tập trung đánh giá những nội dung trọng tâm của THPL về QHT của người DTTS như: THPL về quyền của người DTTS được học các kiến thức trong khung chương trình của các cấp học, bậc học, hệ đào tạo và tự học; THPL về quyền của người DTTS được tôn trọng, bình đẳng về cơ hội học tập; THPL về quyền của người DTTS được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; THPL về quyền của người DTTS được học tiếng nói, chữ viết của DTTS; THPL về quyền của người DTTS được hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước trong học tập. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về QHT của người DTTS trên toàn lãnh thổ Việt Nam, có đề cập đến một số quốc gia đạt được những thành công trong THPL về QHT của người DTTS để so sánh, gợi mở cho Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá tình hình THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam, các số liệu chủ yếu từ năm 2010 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật; về QCN, QCD; QHT; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc; về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nói chung và THPL về QHT của người DTTS nói riêng .
  9. 6 Luận án chủ yếu tiếp cận dưới góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật và có kết hợp với lý luận về QCN. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp cụ thể sau: Trong Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, hệ thống, phân tích để đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan tới nội dung của đề tài THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam hiện nay. Trong Chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp diễn giải, quy nạp để xây dựng các khái niệm; sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các đặc điểm, vai trò, nội dung, hình thức và các điều kiện bảo đảm THPL về QHT của người DTTS. Phương pháp so sánh để tìm hiểu kinh nghiệm THPL về QHT của một số nước trên thế giới và những giá trị có thể tham khảo đối với Việt Nam. Trong Chương 3, tác giả chú trọng sử dụng phương pháp thống kê, kết hợp với phân tích để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam. Đồng thời, sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, thống kê, tiếp cận dựa trên quyền để đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập của việc THPL về QHT của người DTTS, tìm ra nguyên nhân của thực trạng THPL về QHT của người DTTS. Trong Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, tiếp cận dựa trên quyền để đưa ra các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học góp phần bảo đảm THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam hiện nay. 5. Những đóng góp mới của Luận án
  10. 7 Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn diện vấn đề THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam, luận án có những đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn sau đây: - Dưới góc độ lý luận về nhà nước và pháp luật, lần đầu tiên luận án xây dựng được khái niệm QHT của người DTTS, khái niệm pháp luật về QHT của người DTTS và khái niệm THPL về QHT của người DTTS; chỉ ra được đặc điểm, vai trò THPL về QHT của người DTTS; xác định được những nội dung và hình thức THPL về QHT của người DTTS; làm rõ các điều kiện bảo đảm THPL về QHT của người DTTS. - Lần đầu tiên luận án phân tích làm rõ được những yếu tố ảnh hưởng đến việc THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam; phân tích, đánh giá khá toàn diện thực trạng THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam; từ đó, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng trong việc THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam thời gian qua. - Luận án luận chứng 05 quan điểm bảo đảm THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam hiện nay gồm: THPL về QHT của người DTTS phải quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng về GD&ĐT, bảo đảm QHT của người DTTS; THPL về QHT của người DTTS phải đặt trong tổng thể hài hòa với việc thực hiện các QCN khác của người DTTS; THPL về QHT của người DTTS phải đảm bảo tính thống nhất, toàn diện, kịp thời và tính pháp chế, đồng thời chú trọng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về QHT của người DTTS; THPL về QHT của người DTTS phải chú ý tới tính đặc thù của từng dân tộc; THPL về QHT của người DTTS phải phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. - Luận án đề xuất 08 giải pháp bảo đảm THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam hiện nay gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc THPL về QHT của người DTTS; Hoàn thiện pháp luật về QHT của người DTTS; Phát huy vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc THPL về QHT của người DTTS; Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên,
  11. 8 các tổ chức xã hội, cơ quan báo chí trong việc THPL về QHT của người DTTS; Tăng cường và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về QHT của người DTTS và THPL về QHT của người DTTS cho các chủ thể trong xã hội; Nâng cao trình độ, năng lực phẩm chất của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở vùng DTTS; Tăng cường nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho THPL về QHT của người DTTS; Tăng cường hợp tác quốc tế trong THPL về QHT của người DTTS. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận: Kết quả và đóng góp mới của luận án góp phần làm sáng tỏ và bổ sung, phát triển những vấn đề lý luận của việc THPL về QHT của người DTTS; góp phần nâng cao nhận thức của các chủ thể trong việc THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam hiện nay. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng rõ thực tiễn THPL về QHT của người DTTS ở Việt Nam hiện nay; đồng thời những quan điểm, giải pháp được đề xuất trong luận án sẽ là những tham vấn giúp các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở vùng DTTS có thể nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn nhằm bảo đảm THPL về QHT của người DTTS. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực khoa học chính trị và khoa học pháp lý; giáo dục QCN,QCD ở các cơ sở đào tạo chuyên luật và không chuyên luật; dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết.
  12. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quyền học tập của người dân tộc thiểu số * Đề tài khoa học Đề tài nghiên cứu “Nguyên nhân bỏ học của trẻ em Việt Nam từ 11 đến 18 tuổi” được tiến hành trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy sự phát triển và tham gia của thanh thiếu niên” hợp tác giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tiến hành trong giai đoạn 2000 - 2010 [61]. Nghiên cứu hướng đến mục tiêu tìm hiểu nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của trẻ em lứa tuổi 11 đến 18, trong đó có tìm hiểu nguyên nhân bỏ học của trẻ em DTTS. Nhóm nghiên cứu cũng tổng kết các sáng kiến giải quyết tình trạng trẻ em bỏ học và đưa ra một số gợi mở định hướng nghiên cứu trong tương lai. “Báo cáo trẻ em ngoài nhà trường: Nghiên cứu của Việt Nam 2016”, nghiên cứu được Bộ GD&ĐT chủ trì thực hiện trong khuôn khổ “Sáng kiến toàn cầu về trẻ em ngoài nhà trường” của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Viện Thống kê của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc [11]. Công trình được nghiên cứu, biên soạn để phục vụ công tác quản lý giáo dục, lập kế hoạch, vận động chính sách nhằm thực hiện bình đẳng trong giáo dục cho mọi trẻ em, đặc biệt là các nhóm trẻ em thiệt thòi, trong đó có trẻ em người DTTS. Công trình này cũng góp phần phục vụ công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách của các bộ, ngành, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan của Chính phủ Việt Nam, đồng thời đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin của các tổ chức quốc tế trong nỗ lực chung nhằm
  13. 10 giảm thiểu số trẻ em ngoài nhà trường ở Việt Nam góp phần thực hiện QHT của trẻ em, bảo vệ trẻ em. * Sách “The right to education as an international human right”(quyền giáo dục như là một quyền con người) của tác giả Delbruck trong Niên giám Đức về Luật quốc tế [145]. Ở trang 92-104, công trình đã đi sâu nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến quyền giáo dục, luận giải vì sao quyền giáo dục được xem là một quyền cơ bản của con người. “The Human Right to Education” (quyền về giáo dục của con người) của tác giả Douglas Hodgson [146] là một công trình chuyên khảo gồm 233 trang cung cấp những nội dung tổng quát về quyền được giáo dục. Cuốn sách cũng đề cập đến nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo đảm QHT cho người dân nước mình; vai trò của các bậc cha mẹ trong các quyết định liên quan đến việc học tập của con cái họ. Tác giả cũng nghiên cứu những vấn đề đang gây cản trở cho việc thực hiện QHT trong bối cảnh của nhiều nước kém phát triển và cả những nước phát triển. “Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam (truyền thống, lý luận và thực tiễn)” của Trung tâm Nghiên cứu QCN (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) và Hội Nghiên cứu QCN Trung Quốc [125]. Cuốn sách tập hợp các công trình nghiên cứu của các tác giả về QCN ở Trung Quốc và Việt Nam, so sánh, rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về giá trị QCN giữa hai quốc gia trong đó có giá trị về QHT. “Quyền con người: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và Australia” của Trung tâm Nghiên cứu QCN (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) và Khoa Luật châu Á Thái Bình Dương (Đại học tổng hợp Sydney) [126]. Cuốn sách tập hợp các công trình nghiên cứu về QCN ở Việt Nam và Australia, so sánh, làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về giá trị QCN trong đó có QHT ở hai quốc gia.
  14. 11 The Right to Primary Education Free of Charge for All: Ensuring Compliance with International Obligations (Quyền được giáo dục tiểu học miễn phí cho tất cả mọi người: Đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) [151]. Cuốn sách làm rõ các nghĩa vụ quốc tế của các quốc gia liên quan đến quyền được giáo dục tiểu học miễn phí cho tất cả mọi người như được bảo đảm bởi Công ước của UNESCO về chống phân biệt đối xử trong giáo dục, Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) và Công ước về quyền trẻ em. “Tìm hiểu quyền con người” do Wolfgang Benedek chủ biên [8]. Cuốn sách được biên soạn công phu, bao quát những vấn đề cơ bản nhất về QCN: Lịch sử hình thành và phát triển QCN, các tiêu chuẩn quốc tế về QCN, cơ chế bảo đảm QCN ở các khu vực,… Cuốn sách tập trung vào một số QCN chủ yếu, nhằm giúp người đọc nắm được những nội dung chính của các quyền như quyền không phân biệt đối xử, quyền của phụ nữ, quyền trẻ em, quyền làm việc, quyền dân chủ… trong đó có đề cập đến quyền giáo dục. Cuốn sách đưa ra câu hỏi “Tại sao cần có quyền giáo dục?” và luận giải, trả lời sự cần thiết phải có quyền giáo dục. “Quyền con người - tập hợp những bình luận, khuyến nghị chung của Ủy ban công ước Liên hợp quốc" của Đại học Quốc gia Hà Nội [35]. Cuốn sách giới thiệu những bình luận, khuyến nghị chung của Ủy ban công ước Liên hợp quốc, trong đó có giới thiệu Bình luận chung số 13 về quyền được giáo dục trong nhóm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Bình luận chung số 13 đề cập đến các yêu cầu trong việc bảo đảm quyền được giáo dục, bao gồm: “Tính sẵn có”, “tính có thể tiếp cận được”, “tính có thể chấp nhận được” và “tính thích ứng”. Đây là những tiêu chí dùng để phân tích, đánh giá việc bảo đảm QHT nói chung, đặc biệt quan trọng đối với các nhóm dễ bị tổn thương trong đó có người DTTS.
  15. 12 “Tìm hiểu về quyền được giáo dục như quyền cơ bản của con người” do tác giả Mai Hồng Quý chủ biên [99]. Cuốn sách là tập hợp những thông tin và quan điểm góp phần nâng cao nhận thức về quyền được giáo dục: Hành trình lịch sử của quyền được giáo dục; quyền giáo dục trong hệ thống QCN; những vấn đề cơ bản của quyền được giáo dục; cơ chế đảm bảo quyền được giáo dục; trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng trong đảm bảo quyền được giáo dục và về thực hiện quyền được giáo dục ở Việt Nam. Phần đầu của cuốn sách có đề cập đến QHT và lý giải QHT là một bộ phận nằm trong quyền giáo dục. “Tài liệu Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo Tây Nguyên” do Bộ GD&ĐT, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức [12]. Tài liệu gồm 12 báo cáo, bao gồm báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); báo cáo tham luận của các trường đại học: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tây Nguyên, Đại học Yersin Đà Lạt, Đại học Đà Lạt, Đại học Nông Lâm (phân hiệu Gia Lai); báo cáo tham luận của các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và báo cáo tham luận của Ban chỉ đạo Tây Nguyên liên quan đến giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực ở Tây Nguyên trong đó có nội dung đề cập đến giáo dục, đào tạo cho người DTTS. Cuốn sách “Indigenous peoples’ right to education” (Quyền được giáo dục của người bản địa) [153] của UNESCO đã phân tích làm rõ nhiều vấn đề bất bình đẳng mà người bản địa đang phải đối mặt, đặc biệt là bất bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục. Ở nhiều quốc gia, người bản địa gặp nhiều rào cản hơn so với người không bản địa trong việc tiếp cận giáo dục. Việc hạn chế trong tiếp cận giáo dục chủ yếu là do tình trạng bị thiệt thòi của người dân bản địa. Cuốn sách nêu ra yêu cầu các quốc gia cần phải có các biện pháp hỗ trợ để người bản địa được hưởng quyền giáo dục theo Công ước ICESCR 1960 và Khuyến nghị chống phân biệt đối xử trong giáo dục.
  16. 13 * Luận án Luận án Tiến sĩ Triết học:“Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở các vùng DTTS của nước ta hiện nay” của Phạm Văn Dũng [28]. Luận án tiếp cận vấn đề công bằng trong giáo dục nhằm mục đích tạo điều kiện cho người DTTS có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển của xã hội hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sốmg. Luận án đề ra phương hướng và những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở các vùng DTTS Việt Nam thời gian tới. Luận án Tiến sĩ Luật học:“Quyền học tập của người thuộc dân tộc ít người ở Việt Nam” của Phan Minh Phụng [91]. Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn bảo đảm QHT của người thuộc dân tộc ít người ở Việt Nam, luận án đưa ra các định hướng, giải pháp tăng cường bảo đảm QHT của người thuộc dân tộc ít người ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Luật học: “Quyền của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay” của Đỗ Mạc Ngân Doanh [26] đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng về quyền của người DTTS ở Việt Nam ở các nhóm quyền: Quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử trong tiếp cận và thụ hưởng các QCN; nhóm quyền sống còn, nhóm quyền được sử dụng ngôn ngữ thiểu số; nhóm quyền hưởng thụ và phát huy văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống và tập quán của người DTTS; nhóm quyền được tham gia hiệu quả và nhóm quyền an sinh xã hội. Luận án đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm quyền của người DTTS ở Việt Nam hiện nay. Luận án Tiến sĩ Luật học: “Quyền giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của Trịnh Như Quỳnh [101] nghiên cứu việc bảo đảm quyền giáo dục nói chung cho mọi đối tượng. Luận án đã nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quyền giáo dục như khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung quyền giáo dục, điều chỉnh pháp luật về quyền giáo dục, các yếu tố tác động đến quyền giáo dục; nghiên cứu, phân tích đánh giá thực tiễn thực hiện quyền giáo dục ở Việt
  17. 14 Nam, từ đó nêu lên các quan điểm và đề ra các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền giáo dục ở Việt Nam hiện nay. *Bài báo, tạp chí “Tăng cường công tác phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số - cơ sở quan trọng để thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc” của tác giả Hà Thị Khiết [73] nêu lên những thành tựu bước đầu và hạn chế trong công tác giáo dục ở vùng đồng bào DTTS, từ đó đề cập một số giải pháp nhằm phát triển giáo dục vùng DTTS. “Giáo dục dân tộc thiểu số, miền núi ở Việt Nam qua hơn 35 năm đổi mới” của tác giả Nguyễn Thị Luyện [79]. Bài viết khẳng định qua hơn 35 năm đổi mới, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, quyền bình đẳng trong học tập của đồng bào các DTTS, miền núi đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được khắc phục. Bài viết đề cập đến một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS, miền núi ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, một số bài viết, báo cáo liên quan đến QHT có giá trị khoa học và thực tiễn có thể kể đến như: “Tiếp tục phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số” của Phương Liên [77]; “Giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Kỳ vọng khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia” của Quốc Vượng [141]; “Giáo viên Việt Nam đầu tiên lọt tốp 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu” của Phạm Mai [83]; “Xóa mù chữ cho trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi” của Thu Hiền [54]; “So sánh giáo dục Việt Nam và giáo dục Trung Quốc” của Nguyễn Lê Huấn [65];... Các công trình, bài viết nói trên rất có giá trị trong việc cung cấp cho luận án một số nội dung cơ bản về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến QHT dưới góc độ là một QCN như: Lịch sử hình thành; những thành tố cơ bản của quyền giáo dục; khái niệm, vai trò của quyền giáo dục; mối quan hệ giữa quyền giáo dục với các quyền khác; thực trạng về quyền giáo dục,
  18. 15 giải pháp nhằm tăng cường, bảo đảm quyền giáo dục. Tuy nhiên, những công trình trên phần lớn tập trung nghiên cứu về quyền giáo dục của nhiều loại chủ thể, có rất ít công trình nghiên cứu trực diện về QHT. Đặc biệt, những vấn đề về QHT của người DTTS cụ thể như đặc điểm, nội dung QHT của người DTTS thì chưa có tài liệu nào đề cập, nghiên cứu. Đây là những vấn đề hoàn toàn mới, luận án sẽ tập trung nghiên cứu, góp phần làm sáng rõ. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số * Đề tài khoa học Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội đối với DTTS Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ - Cơ sở lý luận và thực tiễn” do chủ nhiệm Doãn Hùng và nhóm tác giả thực hiện [66] đã đưa ra một số kinh nghiệm về ban hành chính sách (trong đó có chính sách giáo dục dân tộc) trên cơ sở ngôn ngữ và bản sắc thiểu số. “Chính sách phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí đối với đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ”, là đề án nhánh của đề tài “Tổng thể về chính sách đối với Phật giáo Nam Tông Khmer và đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do chủ nhiệm Bùi Thị Ngọc Lan và nhóm tác giả thực hiện [74]. Trên cơ sở rà soát hệ thống chính sách phát triển GD&ĐT nâng cao dân trí đối với đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ, đề tài phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách, làm rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, bất cập trong hệ thống chính sách, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển GD&ĐT. * Sách Cuốn sách “The right to education in the economic, social and cultural” (Quyền giáo dục trong các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa) của Nowak, Manfred [148]. Cuốn sách tập trung làm rõ các quy định của pháp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0