intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

15
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ cách người Việt quy chiếu thời gian theo đường hướng Ngôn ngữ học tri nhận, từ đó đóng góp cách nhìn khác về vấn đề thời gian trong tiếng Việt so với các văn liệu hiện có.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------- LÊ THỊ CẨM VÂN QUY CHIẾU THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Huế, 2023
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------- LÊ THỊ CẨM VÂN QUY CHIẾU THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 9229020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS Nguyễn Văn Hiệp 2. PGS. TS Trương Thị Nhàn Huế, 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các cứ liệu nêu trong luận án là trung thực. Các trích dẫn dùng trong luận án đều có chú thích nguồn rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình của tác giả nào khác. Huế, ngày 22 tháng 9 năm 2023 Tác giả luận án Lê Thị Cẩm Vân
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô hướng dẫn, GS. TS. Nguyễn Văn Hiệp và PGS. TS. Trương Thị Nhàn, những người đã chỉ dẫn, dìu dắt và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Cảm ơn thầy cô vì lòng trìu mến và niềm mong đợi mà đã trao cho đứa học trò là tôi nhiều tài liệu quý. Tôi sẽ không thể nào hoàn thành luận án nếu không nhận được sự giúp đỡ về tài liệu từ GS. TS. Nguyễn Văn Hiệp – Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, PGS. TS. Trương Thị Nhàn –Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, PGS. TS. Hoàng Dũng – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, PGS. TS. Trần Văn Phước – Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, PGS. TS. Trịnh Sâm – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, TS. Phan Trang – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Hà Nội, TS. Nguyễn Hoàng Trung – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cảm ơn PGS. TS. Phạm Hùng Việt – Viện Từ điển học và Bách khoa thư, TS. Lê Lâm Thi – Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế, TS. Nguyễn Văn Vượng – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế vì những chỉ dẫn về khối liệu Việt ngữ. Cảm ơn TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn, PGS. TS. Hoàng Tất Thắng đã gánh vác giúp tôi công việc chuyên môn để tôi có thời gian nghiên cứu. Tôi sẽ không thể hoàn thành luận án đúng thời gian như mong đợi nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tâm, trách nhiệm và chân thành này. Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn vì những trao đổi chuyên môn với cô đã đưa tôi đến cơ duyên thực hiện luận án này. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hoàng Dũng, người thầy lớn đã trao truyền tri thức, kinh nghiệm nghiên cứu và thắp lên trong tôi lòng yêu Ngôn ngữ học. Cho tôi gửi lời cảm ơn đến Tổ Ngôn ngữ - Hán Nôm, Khoa Ngữ văn và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế vì đã luôn tạo điều kiện về mọi mặt để tôi chuyên tâm hoàn thành luận án. Cảm ơn Khoa Ngữ văn và Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban Đào tạo và công tác sinh viên Đại học Huế đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình theo học nghiên cứu sinh. Cảm ơn Thư viện Quốc gia, Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã luôn kịp thời hỗ trợ để tôi có được các tài liệu đã công bố liên quan đến đề tài một cách nhanh chóng. Lòng biết ơn tự thẳm sâu tôi muốn gửi đến gia đình - những người thân yêu đã luôn đồng hành, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong những ngày tôi bận rộn. Cảm ơn những người bạn quý đã động viên tôi trong suốt nhiều năm dài. Hành trình vạn dặm chỉ mới bắt đầu. Cho tôi được bày tỏ lòng tri ân đến những ân nhân đã giúp đỡ tôi ở những bước đầu tiên trên con đường vạn dặm ấy. Huế, ngày 22 tháng 09 năm 2023 Nghiên cứu sinh
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................v DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU VÀ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4 6. Đóng góp của luận án ..........................................................................................5 7. Bố cục của luận án ...............................................................................................5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ............7 1.1. Dẫn nhập ...........................................................................................................7 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................7 1.2.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở phạm vi ngoài nước .............7 1.2.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở phạm vi trong nước ............21 1.3 Cơ sở lý luận ....................................................................................................28 1.3.1 Các vấn đề lý thuyết về thời gian .............................................................28 1.3.2 Các vấn đề lý thuyết về khung quy chiếu .................................................34 1.3.3 Khái niệm khung và phạm trù toả tia trong Ngôn ngữ học tri nhận .........43 1.4 Tiểu kết.……………………………………………………………………...44 Chương 2 CÁC KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN VÀ SỰ ĐỒ CHIẾU TỪ CÁC KHUNG QUY CHIẾU KHÔNG GIAN SANG CÁC KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT ......................................................49 2.1 Dẫn nhập ..........................................................................................................49 2.2 Dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt .......................................................49 2.2.1 Trục của dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt ..................................50 2.2.2 Hướng của dòng thời gian và sự phân bố quá khứ - tương lai trên dòng thời gian trong tiếng Việt ..........................................................................................55 2.3 Các khung quy chiếu không gian trong tiếng Việt ..........................................58 i
  6. 2.3.1 Khung quy chiếu không gian tuyệt đối trong tiếng Việt ..........................58 2.3.2 Khung quy chiếu không gian nội tại trong tiếng Việt ..............................59 2.3.3 Khung quy chiếu không gian tương đối trong tiếng Việt .........................60 2.3.4 Các trường hợp lưỡng khả .......................................................................63 2.4 Các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt .............................................66 2.4.1 Khung quy chiếu thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt ..............................66 2.4.2 Khung quy chiếu thời gian nội tại trong tiếng Việt ..................................71 2.4.3 Khung quy chiếu thời gian tương đối trong tiếng Việt .............................78 2.5 Sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt ..............................................................................................84 2.5.1 Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian với trường hợp khung quy chiếu tuyệt đối .............................................................................................................84 2.5.2 Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian với trường hợp khung quy chiếu nội tại .................................................................................................................87 2.5.3 Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian với trường hợp khung quy chiếu tương đối ............................................................................................................89 2.5.4 Nhận xét về sự đồ chiếu từ khung quy chiếu không gian sang khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt .............................................................................91 2.6 Tiểu kết………………………………………………………………………88 Chương 3 SỰ TRI NHẬN VÀ BIỂU ĐẠT QUY CHIẾU THỜI GIAN QUA KHÔNG GIAN TRONG TIẾNG VIỆT: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÙI, QUA, SANG, TỚI, ĐẾN ..........................................................................................96 3.1 Dẫn nhập ..........................................................................................................96 3.2 Sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua không gian: nghiên cứu trường hợp từ lùi................................................................................................................97 3.2.1 Lùi biểu đạt không gian ............................................................................98 3.2.2 Lùi biểu đạt thời gian ............................................................................. 100 3.3 Sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua không gian: nghiên cứu trường hợp qua, sang ..................................................................................................... 114 3.3.1 Qua, sang biểu đạt không gian .............................................................. 114 3.3.2 Qua, sang biểu đạt thời gian .................................................................. 117 3.4 Sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua không gian: nghiên cứu trường hợp tới, đến ......................................................................................................... 130 ii
  7. 3.4.1 Tới, đến biểu đạt không gian ................................................................. 130 3.4.2 Tới, đến biểu đạt thời gian ..................................................................... 133 3.5 Nhận xét về lùi, sang, qua, tới, đến .............................................................. 144 3.6 Tiểu kết ......................................................................................................... 148 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 154 NGUỒN NGỮ LIỆU ............................................................................................ 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................................................................ P1 PHỤ LỤC ................................................................................................................ P2 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................. P3 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................. P9 iii
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Các quan niệm khác nhau về hệ thống khung quy chiếu thời gian……….16 Bảng 1.2 Các biến thể của ý niệm thời gian……………………..……………….....29 Bảng 2.1 So sánh các biểu đạt thời gian trong tiếng Việt và tiếng Quan Thoại……………………………………………………………………………….54 Bảng 2.2 Khung quy chiếu thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt……………………70 Bảng 2.3 Khung quy chiếu thời gian nội tại trong tiếng Việt……….……………..77 Bảng 2.4 Khung quy chiếu thời gian tương đối trong tiếng Việt …………………..84 Bảng 2.5 Khái quát về sự đồ chiếu khung quy chiếu không gian sang khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt……………………………………………………….…..93 Bảng 3.1 So sánh lùi biểu đạt không gian và lùi biểu đạt thời gian……………….102 Bảng 3.2 So sánh qua và sang trong biểu đạt không gian và thời gian……………123 Bảng 3.3 So sánh tới và đến trong biểu đạt không gian và thời gian…...................140 Bảng 3.4 Khả năng biểu đạt thời gian của lùi, sang, qua, tới, đến….……………….145 Bảng 3.5 Khả năng tham gia quy chiếu thời gian của qua, sang, tới, đến………….145 Bảng 3.6 Khả năng tham gia vào kết hợp biểu đạt thời gian trực chỉ của sang, qua, tới, đến…………………………………………………………………………….146 iv
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Kịch cảnh có thể được mô tả theo nhiều khung quy chiếu khác nhau…...35 Hình 1.2 Các khung quy chiếu không gian.………………………………………..40 Hình 1.3 Khung quy chiếu thời gian tuyệt đối…………………………………..…41 Hình 1.4 Khung quy chiếu thời gian nội tại………………………………………..41 Hình 1.5 Khung quy chiếu thời gian tương đối……………………………………42 Hình 2.1 Phối cảnh “con khỉ ở phía sau tảng đá” trong tiếng Việt……...…………..61 Hình 2.2 Khung quy chiếu thời gian tương đối trong tiếng Việt…………………...82 Hình 2.3 Phối cảnh “con mèo ở trước cái cây” trục trước – sau…….………..…….90 Hình 2.4 Phối cảnh “Quả bóng ở phía trước cái ghế” …….………..…………..…..91 Hình 3.1 Phối cảnh chuyển động lùi trong không gian……………………………..99 v
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Chuỗi sự tình trong thời gian…………………………………..…………77 Sơ đồ 2.2 Quan hệ thời gian tam tố với G ∈ tương lai, F trước G………………........79 Sơ đồ 2.3 Quan hệ thời gian tam tố với G ∈ tương lai, F sau G………………...........79 Sơ đồ 2.4 Khung quy chiếu thời gian tương đối: biến thể phản chiếu…………….....80 Sơ đồ 2.5 Quan hệ thời gian tam tố với G ∈ quá khứ, F trước G……………….........80 Sơ đồ 2.6 Quan hệ thời gian tam tố với G ∈ quá khứ, F sau G…...…………….........81 Sơ đồ 2.7 Khung quy chiếu thời gian tương đối: biến thể chuyển dịch………...........81 Sơ đồ 2.8 Sự đồ chiếu mô hình quy chiếu từ không gian sang thời gian: sự tình chuyển động……………...……………………..………………………………..…………85 Sơ đồ 2.9 Biểu diễn trên dòng thời gian của sự tình “trong tháng 6”…………...86 Sơ đồ 2.10 Biểu diễn trên dòng thời gian của sự tình “vào lúc 7 giờ”…………...86 Sơ đồ 2.11 Hướng trong khung quy chiếu không gian tuyệt đối………………...86 Sơ đồ 2.12 Hướng trong khung quy chiếu thời gian tuyệt đối………………..........87 Sơ đồ 2.13 Sự đồ chiếu quan hệ trực chỉ trong không gian lên thời gian……………88 Sơ đồ 2.14 Hướng trong khung quy chiếu không gian trực chỉ………………….88 Sơ đồ 2.15 Hướng trong khung quy chiếu thời gian nội tại trực chỉ……………88 Sơ đồ 2.16 Sự đồ chiếu quan hệ chuỗi trong không gian lên thời gian……………..89 Sơ đồ 3.1 Phối cảnh thời gian của sự tình “chiến tranh đã lùi xa”……………….....106 Sơ đồ 3.2 Phối cảnh không gian của sự tình “màu sơn vàng của nửa cầu phía nam cứ lùi dần sau lưng họ”………………....................................................................106 Sơ đồ 3.3 Phối cảnh thời gian “lùi về năm 2019”……………….............................107 Sơ đồ 3.4 Phối cảnh không gian “tàu SE8 được kéo lùi lại đúng vị trí dừng tránh”……………………………………………………………………………...108 Sơ đồ 3.5 Phối cảnh “dịch bệnh kéo nền kinh tế Ấn Độ lùi lại 20 năm”…………108 Sơ đồ 3.6 Phối cảnh một vật bị đẩy lùi trong không gian………….……………..108 Sơ đồ 3.7: Phối cảnh “xung đột liên miên đẩy nền kinh tế đất nước lùi lại hàng chục năm”……………………………………………………………………………....109 Sơ đồ 3.8 Phối cảnh không gian “tàu SE8 được kéo lùi lại đúng vị trí dừng tránh” ở hướng khác………………………………………………………………………..109 Sơ đồ 3.9 Phối cảnh thời gian “trước đó, thời điểm phóng vệ tinh này đã phải lùi lại một ngày”……………………………………………...………………………….110 Sơ đồ 3.10 Phối cảnh lùi một thời điểm về phía tương lai………………………...111 Sơ đồ 3.11 Phối cảnh lùi một sự kiện về phía tương lai…………………………..112 Sơ đồ 3.12 Phối cảnh “Thế kỷ 20 đi qua”…………………………………………126 Sơ đồ 3.13 Phối cảnh “xuân sang”…………………………………...………..….126 Sơ đồ 3.14 Phối cảnh “mùa đông đã tới”……..……………………...………..….142 vi
  11. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU VÀ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY 1. Danh mục các chữ viết tắt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ O đối thể F Figure (Hình) G Ground (Nền) PREP giới từ f thực thể tác động ART mạo từ T1 thời điểm một T2 thời điểm hai V Viewpoint of observer (điểm nhìn của người quan sát) X gốc của hệ toạ độ 2. Kí hiệu Kí hiệu Ý nghĩa * ví dụ bất khả chấp ? ví dụ thiếu tự nhiên ∈ thuộc ≡ trùng ≠ khác = là, giống + có - không 3. Quy ước trình bày Chữ in hoa cỡ nhỏ được dùng khi trình bày một ý niệm theo quy ước của Ngôn ngữ học tri nhận. Dấu ‘…’ được sử dụng khi trình bày phần dịch nghĩa ra tiếng Việt các ví dụ tiếng Anh. Dấu “…” sử dụng khi trình bày đối tượng phân tích. Chữ in nghiêng được sử dụng cho các ví dụ. vii
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Thời gian là vấn đề được đề cập từ rất sớm và là một trong những vấn đề quan trọng trong lịch sử tư duy, lịch sử khoa học của nhân loại. Nó là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như Vật lý, Triết học, Ngôn ngữ học, Tâm lý học, Dân tộc học, Nhân chủng học, Văn hoá học, Văn học, v.v.. Tuy vậy, bản chất của thời gian, những bí ẩn cũng như biểu hiện đa dạng của nó vẫn không ngừng thu hút những nỗ lực khám phá mới. Con người cho đến nay vẫn chưa có một tri kiến toàn vẹn về thời gian. 1.2 Với mỗi cộng đồng dân tộc, thời gian được nhận thức có thể rất khác nhau bên cạnh những cái chung mang tính phổ quát; đặc điểm này được cấu trúc vào ngôn ngữ của họ. Qua ngôn ngữ, chúng ta có thể thấy được cách một cộng đồng nhận thức về thời gian, quy chiếu thời gian, từ đó mà phân biệt cách tri nhận thời gian của họ với các cộng đồng khác. Ở góc độ này, ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu để khám phá bề sâu tư duy, các lí do tự nhiên, xã hội ẩn sau các biểu đạt ngôn ngữ của một dân tộc. 1.3 Trong lịch sử ngôn ngữ học thế giới, vấn đề thời gian đã được tiếp cận từ góc độ nghiên cứu ngữ nghĩa của hệ thống ngữ pháp, với các thành tựu nghiên cứu về thì, thể và tình thái (Tense, Aspect, Modality - TAM), từ hệ thống ẩn dụ cơ sở mang tính phổ niệm (Lý thuyết Ẩn dụ tri nhận hay Ẩn dụ ý niệm – khởi đi từ công trình Metaphors We Live By của Lakoff và Johnson (1980)) và gần đây là xem xét thời gian trong ngôn ngữ và nhận thức của con người theo cách chúng được thể hiện trong giao tiếp độc lập với các ẩn dụ ý niệm chỉ thời gian (Lý thuyết Ý niệm từ vựng và Mô hình tri nhận – khởi đi từ công trình How Words Mean – Lexical Concepts, Cognitive Models, and Meaning Construction của Evans (2009)), từ Lý thuyết khung quy chiếu thời gian. Điều này cho thấy thời gian là đối tượng quan tâm chính của nhiều khuynh hướng nghiên cứu Ngôn ngữ học, trong đó Ngữ học tri nhận tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau, có thể nói là phong phú và đa diện nhất. Cách tiếp cận của Ngữ học tri nhận ngoài đưa ra các mô hình ngôn ngữ còn giải thích các lý do chức năng và tri nhận bên dưới lớp vỏ ngôn ngữ, nhờ đó tiệm cận đến tiêu chí thoả đáng giải thích. Ở Việt Nam, vấn đề thời gian đã được tiếp cận từ nhiều khuynh hướng lý thuyết khác nhau. Tuy nhiên việc áp dụng Lý thuyết khung quy chiếu theo quan điểm Tri nhận luận vẫn là vấn đề mới mẻ trong nghiên cứu Việt ngữ. 1.4 Từ thực tế đó, luận án hướng đến nghiên cứu vấn đề quy chiếu thời gian trong tiếng Việt theo quan điểm của Ngôn ngữ học tri nhận, tiếp thu cách xử lý vấn đề của Lý thuyết khung quy chiếu thời gian do Bender và các cộng sự của ông đề xuất nhằm giới thiệu lý thuyết này ở Việt Nam và ứng dụng nó vào nghiên cứu một 1
  13. ngôn ngữ khác biệt về cơ tầng văn hoá và loại hình ngôn ngữ so với đa số các ngôn ngữ đã được nghiên cứu cho đến nay. Việc ứng dụng này nhằm quan sát và phân tích vấn đề trên cứ liệu tiếng Việt, từ đó đối chiếu với các mô tả lý thuyết hiện có để kiểm chứng và bổ sung lý thuyết. Ngoài ra, luận án cũng vận dụng cách xử lý chuyển khung ngữ nghĩa để phân tích sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian trong ngôn ngữ ở bình diện cấu trúc, một vấn đề chưa được chú ý nhiều khi mô tả quy chiếu thời gian thông qua các ẩn dụ không gian theo đường hướng Ngôn ngữ học tri nhận. Chính vì những lý do trên mà nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận” để thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận, luận án nhằm mục đích: - Vận dụng lý thuyết Khung quy chiếu thời gian vào nghiên cứu trên đối tượng tiếng Việt. Đây là lý thuyết chưa được giới thiệu và ứng dụng vào nghiên cứu tiếng Việt. Vì vậy với việc ứng dụng lý thuyết này, luận án vừa nhằm giới thiệu lý thuyết vừa nhằm kiểm nghiệm giá trị của lý thuyết. - Làm rõ cách người Việt quy chiếu thời gian theo đường hướng Ngôn ngữ học tri nhận, từ đó đóng góp cách nhìn khác về vấn đề thời gian trong tiếng Việt so với các văn liệu hiện có. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: 1. Tổng thuật lý thuyết về khung quy chiếu thời gian. 2. Miêu tả, phân tích dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt. 3. Phân tích các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt. 4. Phân tích sự đồ chiếu từ khung quy chiếu không gian sang khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt. 5. Phân tích sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua một số từ có nghĩa gốc chỉ không gian trong tiếng Việt. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là quy chiếu thời gian trong tiếng Việt. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận án giới hạn nghiên cứu quy chiếu thời gian trong tiếng Việt theo cách tiếp cận của Ngữ học tri nhận ở các nội dung sau: dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt; các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt; sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt; sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua một số từ không gian được chuyển nghĩa để chỉ thời gian trong tiếng Việt. Để làm sáng tỏ các nội dung trên, luận án lấy ngữ liệu chủ yếu từ trang https://s.ngonngu.net/corpus/. Ngoài ra còn có ngữ liệu từ nguồn Từ điển Tiếng Việt 2
  14. (Hoàng Phê, 2009), Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 1999), Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam – Tục ngữ (2 tập), Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh & Hoài Chân, 2015), Truyện Kiều (Nguyễn Du, 2015), khối liệu Việt ngữ trên trang https:/sketchengine.eu và một số trang web khác. Trang https://s.ngonngu.net/corpus/ tập hợp khối liệu Việt ngữ trên các trang báo điện tử uy tín như tuoitre.vn, thanhnien.vn, laodong.vn, zingnews.vn, tienphong.vn, plo.vn, vnexpress.net, v.v.. Nghiên cứu sinh khảo sát 50 trang đầu tiên hiển thị ngữ liệu tiếng Việt có chứa từ khảo sát, mỗi trang gồm 20 ngữ liệu, như vậy với mỗi từ khoá, mẫu sẽ được chọn từ 1000 ngữ liệu. Ngữ liệu hiển thị trên trang ở chế độ “Cũ nhất trước” (các ngữ liệu có thời gian tạo lập từ năm 2000 trở lại đây) mà không phải ở chế độ “Ngẫu nhiên” hoặc “Mới nhất” để có tính ổn định và có thể kiểm chứng; hai chế độ còn lại ngữ liệu có sự biến thiên. Phần phụ lục chỉ trình bày một phần ngữ liệu được khảo sát. Luận án lựa chọn những mẫu có sự khác biệt về ý niệm, ngữ nghĩa, phối cảnh, chức năng quy chiếu, cách kết hợp, đặc điểm từ loại, chức năng cú pháp nhằm có thể khái quát được tính đa dạng và chi tiết của đối tượng đang được phân tích. Những mẫu mà các đặc điểm trên hoàn toàn giống nhau, luận án không đưa vào phần phụ lục. Trong trình bày, ví dụ không chú thích nguồn là ví dụ lấy từ https://s.ngonngu.net/corpus/; ví dụ lấy từ các nguồn khác sẽ được luận án chú thích nguồn. Để biểu đạt thời gian, tiếng Việt sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Đó có thể là các danh từ như buổi, ngày, tuần, tháng, năm, mùa, dạo, lúc, khi, trước, sau, v.v. và các danh ngữ được tạo ra với trung tâm là các danh từ trên; các phó từ như đã, đang, sẽ, sắp, vừa, mới, rồi, v.v.; các động từ như kéo, đẩy, chuyển, dời, bước, lùi, lui, qua, sang, ra, vào, đến, tới, v.v., các giới từ như trong, ngoài, trước, sau, trên, dưới, lên, xuống, vào, ra, qua, sang, tới, đến; các đại từ như nay, này, đây, đấy, đó, ấy, nọ, kia; các tính từ như nhanh, chóng, chậm, lâu, sớm, muộn, trễ, gấp, v.v.. Trong luận án này, một mặt do phạm vi triển khai của các văn liệu đi trước (nhóm các danh từ, danh ngữ và phó từ có nghĩa gốc chỉ thời gian đã được nghiên cứu), mặt khác do tiếp cận vấn đề từ lý thuyết khung quy chiếu, trong đó có xem xét sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian, nên luận án tập trung chính vào các biểu đạt có nghĩa gốc chỉ không gian. Trong các nhóm có nghĩa gốc chỉ không gian, nhóm tính từ chủ yếu biểu đạt thuộc tính thời gian của đối tượng mà không quy chiếu thời gian. Khả năng tham gia quy chiếu thời gian của nhóm các đại từ rất thú vị; tuy nhiên, do giới hạn dung lượng cho phép và khả năng của người nghiên cứu, trong luận án này, nghiên cứu sinh chưa có điều kiện triển khai phân tích. Trong số các danh từ, động từ, giới từ vốn có nghĩa gốc chỉ không gian, trước, sau, lùi, qua, sang, tới, đến là những từ có tần số biểu đạt thời gian cao nhất (theo khảo sát của chúng tôi trên https://s.ngonngu.net/corpus/), đồng thời chúng phong phú về ngữ nghĩa thời gian, kết hợp ngữ pháp, khả năng quy chiếu nên được luận án lựa chọn phân tích. Để phục 3
  15. vụ cho việc phân tích dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt, ngoài trước, sau, lùi, qua, sang, tới, đến, luận án còn phân tích thêm lên, xuống, trên, dưới. Vì những lẽ trên, luận án hướng trọng tâm khảo sát trên kho ngữ liệu các từ khoá trước, sau, trên, dưới, lên, xuống, lùi, qua, sang, tới, đến làm cứ liệu nghiên cứu. Các nội dung phân tích trong luận án chủ yếu dựa trên các cứ liệu này. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Cách tiếp cận Luận án tiếp cận vấn đề theo đường hướng của Ngôn ngữ học tri nhận, phối hợp cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng, trong đó phương pháp định tính chiếm ưu thế. Hướng định lượng được áp dụng khi cần xác định thiên hướng biểu nghĩa, thiên hướng phối cảnh vận động hoặc khả năng tham gia quy chiếu của một yếu tố nhất định xét trong các khả năng nội tại của nó hoặc trong so sánh nó với yếu tố khác. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp nội quan – phương pháp trung tâm của Ngôn ngữ học tri nhận. Phương pháp này được vận dụng khi phân tích ngữ nghĩa và cấu trúc của các biểu thức ngôn ngữ nhằm vạch rõ đặc điểm của dòng thời gian tinh thần, đặc điểm của các khung quy chiếu thời gian, sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian, đặc điểm tri nhận và biểu đạt thời gian qua không gian ở một số từ có nghĩa gốc chỉ không gian trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng còn sử dụng phương pháp miêu tả với các thủ pháp: - Thủ pháp thống kê: Thủ pháp này được dùng khi xây dựng ngữ liệu cho luận án, khi xác lập đặc điểm ngôn cảnh của yếu tố được sử dụng để quy chiếu thời gian, khi xác định tần số tương đối, thiên hướng sử dụng trong quy chiếu thời gian của một yếu tố ngôn ngữ nào đó, khi phân tích khả năng được dùng vào các trường hợp quy chiếu khác nhau của cùng một vỏ ngôn ngữ, khi phân tích sự thay đổi khung ngữ nghĩa của các biểu đạt không gian được chuyển di sang biểu đạt thời gian. Đặc biệt, thủ pháp này phối hợp với phương pháp nội quan giúp dựng lên bức tranh toàn cảnh các mô hình quy chiếu thời gian, các mô thức đồ chiếu từ phạm trù không gian sang phạm trù thời gian trong tiếng Việt. Nó cho phép đưa ra các nhận định đáng tin cậy và mang tính khách quan trên thực tế dụng ngôn của người Việt. - Thủ pháp phân loại và hệ thống hoá: Thủ pháp này được dùng để khảo sát, phân loại các biểu thức ngôn ngữ chuyển tải hành vi quy chiếu thời gian của người Việt. - Thủ pháp phân tích vị từ - tham tố: Thủ pháp này được dùng để phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu/tiểu cú chứa từ biểu đạt thời gian có cội nguồn từ không gian trong tiếng Việt. - Thủ pháp so sánh khi cần làm rõ sự tương đồng, khác biệt giữa các quan điểm lý thuyết khác nhau về khung quy chiếu thời gian, làm rõ sự tương đồng và khác 4
  16. biệt ở một số đặc điểm giữa khung quy chiếu thời gian và khung quy chiếu không gian tiếng Việt, làm rõ các yếu tố được chuyển di hoặc không được đồ chiếu giữa quy chiếu không gian và quy chiếu thời gian trong tiếng Việt, làm rõ điểm tương đồng và khác biệt giữa mô hình quy chiếu, hướng của khung quy chiếu giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác đã được miêu tả. 6. Đóng góp của luận án Về mặt lý luận, luận án giới thiệu lý thuyết Khung quy chiếu thời gian – một lý thuyết chưa từng được giới thiệu và ứng dụng trong nghiên cứu ở Việt Nam. Luận án là công trình đầu tiên phân tích về dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt. Với việc phân tích các khung quy chiếu thời gian cụ thể và các biến thể của chúng, luận án góp thêm cứ liệu ngôn ngữ và bổ sung vào hệ lý thuyết mô hình khung quy chiếu thời gian tương đối khác với các mô hình đã được khẳng định trong các công trình nghiên cứu trước đó. Từ thực tế tiếng Việt, luận án đóng góp vào nguồn văn liệu mô tả sự đồ chiếu các khung quy chiếu không gian lên các khung quy chiếu thời gian những trường hợp và bình diện không được đồ chiếu bên cạnh việc khẳng định lại những biến thể và bình diện được đồ chiếu trên cứ liệu ngôn ngữ mới. Kết quả phân tích sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua phạm trù không gian bổ sung khoảng trống đồ chiếu cấu trúc ngôn ngữ từ không gian sang thời gian, là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định cần được tiếp tục làm rõ khi nghiên cứu sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian. Luận án cũng đồng thời đi vào các trường hợp đồ chiếu cụ thể từ không gian lên thời gian mà sự phân tích khái quát ở cấp độ khung quy chiếu không bao quát hết được. Luận án cũng đã bổ sung các sự tình diễn ra tại thời điểm nói như là trường hợp của khung quy chiếu nội tại trực chỉ, đây là vấn đề chưa được các nhà nghiên cứu đề cập khi miêu tả các khung quy chiếu thời gian trong các ngôn ngữ tự nhiên. Về mặt thực tiễn, các kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học tri nhận, giảng dạy tiếng Việt nâng cao cho người nước ngoài, xây dựng từ điển và dịch thuật. 7. Bố cục của luận án Để giải quyết vấn đề được đề tài đặt ra, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được triển khai thành các chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Phần tổng quan trình bày tổng lược tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ở phạm vi trong và ngoài nước. Ở phạm vi ngoài nước, luận án trình bày tổng quan về dòng thời gian tinh thần, lý thuyết khung quy chiếu thời gian, sự đồ chiếu từ khung quy chiếu không gian sang khung quy chiếu thời gian. Ở phạm vi trong nước, luận án trình bày tình hình nghiên cứu vấn đề thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận. Phần cơ sở lý luận trình bày các nội dung lý thuyết làm nền tảng để triển khai luận án, bao gồm: a. Các vấn đề lý thuyết về thời gian: các quan niệm về thời gian, 5
  17. các biến thể của ý niệm thời gian, các thuộc tính của thời gian, phối cảnh Ego chuyển động và Thời gian chuyển động, các mối quan hệ thời gian, mũi tên thời gian, dòng thời gian tinh thần; b. Các vấn đề lý thuyết về khung quy chiếu: khái niệm khung quy chiếu và khung quy chiếu thời gian, lý thuyết Khung quy chiếu không gian của Levinson, lý thuyết Khung quy chiếu thời gian do Bender và cộng sự đề xuất; c. khái niệm khung và phạm trù toả tia. Chương 2: Các khung quy chiếu thời gian và sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt Chương 2 làm rõ đặc điểm của dòng thời gian tinh thần tiếng Việt, đặc điểm của khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt với các biến thể của chúng, xác lập hệ thống khung quy chiếu không gian theo trục ngang làm nền tảng để phân tích sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt, phân tích sự đồ chiếu từ khung quy chiếu không gian sang khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt. Chương 3: Sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua không gian trong tiếng Việt: Nghiên cứu trường hợp lùi, qua, sang, tới, đến Chương 3 tập trung phân tích sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua các từ chỉ không gian theo mô thức nghiên cứu trường hợp. Các trường hợp được lựa chọn phân tích là: lùi, sang, qua, tới, đến. Luận án chú trọng vào phân tích sự đồ chiếu cấu trúc tham tố, mô hình quy chiếu, khung quy chiếu, phối cảnh vận động từ không gian sang thời gian với từng ý niệm cụ thể. 6
  18. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Dẫn nhập Trong chương này, luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc phân tích quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận. Phần trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu gồm các nội dung: tình hình nghiên cứu tri nhận dòng thời gian tinh thần, tình hình nghiên cứu xác lập lý thuyết khung quy chiếu thời gian, tình hình nghiên cứu sự đồ chiếu từ khung quy chiếu không gian sang khung quy chiếu thời gian, tình hình nghiên cứu vấn đề thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận. Những khái lược văn liệu này là cơ sở cho việc xác lập câu hỏi nghiên cứu cũng như các nội dung phân tích tạo nên đóng góp của luận án. Phần trình bày các vấn đề lý luận tập trung vào các nội dung: 1. Các vấn đề lý thuyết về thời gian, bao gồm: các biến thể của ý niệm thời gian, các thuộc tính của thời gian, phối cảnh Ego chuyển động và Thời gian chuyển động, các mối quan hệ thời gian, mũi tên thời gian, dòng thời gian tinh thần; 2. Các vấn đề lý thuyết về khung quy chiếu, bao gồm: khái niệm khung quy chiếu và khung quy chiếu thời gian, lý thuyết Khung quy chiếu không gian của Levinson, lý thuyết Khung quy chiếu thời gian do Bender và cộng sự đề xuất; 3. Khái niệm khung và phạm trù toả tia. 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở phạm vi ngoài nước 1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu tri nhận dòng thời gian tinh thần trong các ngôn ngữ tự nhiên Dòng thời gian tinh thần (mental timeline), gọi tắt là dòng thời gian, là nền tảng trên đó xác lập các hệ quy chiếu thời gian. Mọi sự tình thời gian đều được người bản ngữ tri nhận là phân bố trên dòng thời gian tinh thần này. Cho đến nay, dòng thời gian tinh thần được nghiên cứu trên hai cấp độ: cấp độ ngôn ngữ và cấp độ tinh thần, với hai hướng: phân tích cứ liệu ngôn ngữ và phân tích thực nghiệm. Ở cấp độ ngôn ngữ, phổ biến là dòng thời gian được tri nhận theo lối ẩn dụ phân bố theo trục ngang, trục trước – sau, với trước chỉ tương lai, sau chỉ quá khứ hoặc trước chỉ quá khứ sau chỉ tương lai (Ulrich & Maienborn, 2010; Bender & Beller, 2014); ngoài ra, ít phổ biến hơn là dòng thời gian được tri nhận theo phương thẳng đứng, trục trên – dưới với trên chỉ quá khứ, dưới chỉ tương lai, chẳng hạn trong tiếng Quan Thoại (Traugott, 1978; Yu, 2012). Ở cấp độ tinh thần, các phân tích thực nghiệm chỉ ra rằng dòng thời gian được tri nhận phổ biến trong các cộng đồng ngôn ngữ là phân bố theo trục ngang, trục trái – phải với quá khứ ở bên trái, tương lai ở bên phải, hướng của dòng thời gian là từ trái sang phải (Weger & Pratt, 2008); sự tri nhận này được cho là có sự tác động 7
  19. của lối viết và đọc chữ từ trái qua phải (Fuhrman et al., 2011); theo đó, có sự tương ứng phổ biến trái/sau – phải/trước giữa cấp độ ý niệm và cấp độ ngôn ngữ trong tri nhận thời gian. Với các cộng đồng đọc và viết chữ từ phải sang trái, chẳng hạn người nói tiếng Ả Rập, tiếng Hebrew, dòng thời gian được tri nhận theo lối ngược lại, từ phải sang trái (Fuhrman & Boroditsky, 2010). Sự đồ chiếu ẩn dụ từ không gian lên thời gian do vậy diễn ra ở cấp độ ý niệm, trong thế giới tinh thần hơn là ở cấp độ ngôn ngữ (Ulrich & Maienborn, 2010). Các công trình thực nghiệm cũng khẳng định sự tồn tại của dòng thời gian theo phương thẳng đứng, trục trên – dưới, điển hình là trong tiếng Quan Thoại (Fuhrman et al., 2011). Dòng thời gian chưa từng được các nhà Việt ngữ học đặt thành đối tượng nghiên cứu. Luận án sẽ làm rõ điều này ở mục 2.2 chương 2 khi đi vào phân tích dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt. 1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu xác lập lý thuyết khung quy chiếu thời gian Lý thuyết về khung quy chiếu thời gian được xác lập bởi các nhà Tri nhận luận trong vòng hai thập niên gần đây. Số lượng ngôn ngữ được miêu tả, phân tích thực tế là chưa nhiều so với toàn bộ các ngôn ngữ hiện có trên thế giới. Cho đến nay lý thuyết về khung quy chiếu thời gian vẫn chưa đi đến sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Từ các công trình được công bố, xét về số lượng khung quy chiếu, chúng tôi nhận thấy có ba trường hợp: 1. Hệ thống khung quy chiếu gồm hai loại; 2. Hệ thống khung quy chiếu gồm ba loại; 3. Hệ thống khung quy chiếu gồm bốn loại. Thực chất, sự khác biệt về số lượng khung quy chiếu giữa các trường hợp xuất phát từ hai nguyên do: 1. khác nhau về các mốc quy chiếu được xác định; 2. có hay không sự chuyển dịch hệ toạ độ (xin xem sự khác biệt này ở bảng 1.1 dưới đây). Thuộc trường hợp một có các tác giả như Moore (2004, 2006, 2011, 2014), Núñez và Sweetser (2006). Hệ thống khung quy chiếu do các tác giả này xác lập chỉ gồm hai khung quy chiếu. Mỗi khung có mốc quy chiếu riêng. Moore (2004, 2006) đề xuất hai loại khung quy chiếu thời gian là khung quy chiếu dựa vào Ego (Ego-based frames of reference) và khung quy chiếu dựa vào trường (field-based frames of reference). Khung quy chiếu dựa vào Ego lấy Ego làm mốc quy chiếu, mang tính trực chỉ. Khung quy chiếu này bao gồm hai phối cảnh: phối cảnh Ego chuyển động và phối cảnh Thời gian chuyển động. Ví dụ: (1) Tuesday is approaching (us). thứ ba là đang đến gần (chúng ta) ‘Thứ ba gần đến rồi.’ (2) June is still ahead (of me). tháng sáu là vẫn ở phía trước (của tôi) ‘Vẫn chưa tới tháng sáu.’ 8
  20. Trong ví dụ (1) trên, thời gian được hình dung là đang chuyển động về phía người quan sát Ego, Ego do vậy là mốc quy chiếu, Ego được hiện thực hoá bằng biểu thức us hoặc được hiểu hàm ẩn. Ngược lại ở ví dụ (2), người quan sát Ego di chuyển về phía trước trong dòng thời gian. Mốc quy chiếu là Ego. “Tháng sáu” được xác định ở phía trước là trong quy chiếu với Ego. Ego được biểu đạt bằng biểu thức me hoặc được hiểu hàm ẩn. Khung quy chiếu dựa vào trường phản ánh quan hệ thời gian giữa các sự tình trong chuỗi, trong đó có một sự tình được chọn làm mốc quy chiếu. Khung quy chiếu này do vậy không liên quan đến trung tâm trực chỉ, Ego và sự hiện diện chủ quan của nó là tuỳ ý và không quan yếu. Khung quy chiếu dựa vào trường phản chiếu ẩn dụ CHUỖI NHƯ LÀ CÁC VỊ TRÍ TRÊN LỐI ĐI (SEQUENCE AS A POSITION ON THE PATH). Ví dụ: (3) Summer follows spring. mùa hè theo sau mùa xuân ‘Sau mùa xuân là mùa hè.’ Trong ví dụ trên, phối cảnh thời gian được sử dụng là Thời gian chuyển động. Sự tình thời gian “spring” (mùa xuân) được chọn làm mốc quy chiếu. Nó kết hợp với sự tình “summer” (mùa hè) tạo thành chuỗi nối tiếp các sự tình trong dòng thời gian. Về sau Moore (2011, 2014) có điều chỉnh thuật ngữ. Hai khung quy chiếu trên được ông gọi tên lần lượt là khung quy chiếu cấu hình lối đi phối cảnh Ego (Ego- perspective path-configured frame of reference) và khung quy chiếu cấu hình lối đi phối cảnh dựa vào trường (Field-perspective path-configured frame of reference). Cách giải thích của Moore (2011, 2014) có mở rộng theo hướng phân tích sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian song về căn bản giống với quan niệm phân loại ban đầu của ông. Moore xây dựng lý thuyết trên cơ sở phân tích cứ liệu tiếng Anh, tiếng Wolof (ở Niger-Congo, vùng Tây Phi), tiếng Nhật và tiếng Aymara (ở Jaqi, Nam Mỹ). Cũng phân chia khung quy chiếu thời gian thành hai loại là Núñez và Sweetser (2006). Núñez và Sweetser định danh hai khung quy chiếu dưới tên gọi ẩn dụ điểm quy chiếu Ego (Ego-Reference-point metaphor) và ẩn dụ điểm quy chiếu Thời gian (Time-Reference-point metaphor)1. Ẩn dụ điểm quy chiếu Ego lấy Ego làm điểm quy chiếu, với hai phối cảnh là Ego chuyển động và Thời gian chuyển động, như ở trường hợp ví dụ (1) và ví dụ (2) ở trên. Ẩn dụ điểm quy chiếu Thời gian biểu đạt chuỗi các sự tình và sử dụng một trong các sự tình làm điểm quy chiếu, như trường hợp ví dụ (3) ở trên. Như vậy, thực chất quan niệm của Núñez, Sweetser (2006) và 1 Thuật ngữ điểm quy chiếu trong quan niệm của Núñez và Sweetser (2006) giống với thuật ngữ mốc quy chiếu trong quan niệm của Moore (2004, 2006, 2011, 2014). Yu (2012), như luận án sẽ trình bày dưới đây, cũng dùng thuật ngữ điểm quy chiếu. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2