intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thời trong tiếng Nhật và các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt

Chia sẻ: Cẩm Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:172

84
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án cung cấp thêm nguồn tư liệu thực chứng về hoạt động của phạm trù thời trong tiếng Nhật thông qua việc xem xét các biểu hiện hoạt động của phạm trù này trong khối ngữ liệu thực tế để phục vụ cho công tác nghiên cứu về thời nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Bước đầu đưa ra một số đề xuất mang tính định hướng nhằm nâng cao hiệu quả việc giảng dạy thời cho sinh viên Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thời trong tiếng Nhật và các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THÚY NGA THỜI TRONG TIẾNG NHẬT VÀ CÁC BIỂU HIỆN TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – năm 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THÚY NGA THỜI TRONG TIẾNG NHẬT VÀ CÁC BIỂU HIỆN TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT Ngành: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU Mã số: 9 22 20 24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ CHUNG TOÀN HÀ NỘI – năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực, khách quan, nghiêm túc và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Vũ Thúy Nga
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ..................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................................. 2 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................... 2 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................... 3 5. NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 5 6. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN ...................................................... 6 7. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................................ 6 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................... 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 8 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................................ 8 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thời trên thế giới nói chung ...................................................... 8 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thời tại Nhật Bản..................................................................... 10 1.1.3. Tình hình nghiên cứu thời tại Việt Nam ..................................................................... 15 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................................ 18 1.2.1. Biểu hiện thời gian và phạm trù Thời ........................................................................ 18 1.2.2. Phạm trù thời nói chung và quan điểm làm việc của luận án .................................... 20 1.2.3. Phạm trù thời trong mối quan hệ với thể và tình thái ................................................ 22 1.2.4. Những vấn đề đối chiếu và dịch thuật liên quan đến đề tài nghiên cứu .................... 24 1.3. THỜI TRONG TIẾNG NHẬT...................................................................................... 27 1.3.1. Sự đối lập lưỡng phân và phạm vi biểu hiện thời trong tiếng Nhật ........................... 27 1.3.2. Thời tuyệt đối và thời tương đối ................................................................................. 28 1.4. TIỂU KẾT ................................................................................................................ 39
  5. CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH BIỂU HIỆN CỦA THỜI TIẾNG NHẬT TỪ GÓC ĐỘ HÌNH THÁI VÀ NGỮ NGHĨA ................................................................... 41 2.1. PHÂN TÍCH BIỂU HIỆN CỦA THỜI TIẾNG NHẬT TỪ GÓC ĐỘ HÌNH THÁI CỦA VỊ TỪ 42 2.1.1. Biểu hiện của thời tuyệt đối ....................................................................................... 43 2.1.2. Biểu hiện của thời tương đối ...................................................................................... 50 2.2. PHÂN TÍCH BIỂU HIỆN NGỮ NGHĨA CỦA THỜI TIẾNG NHẬT TỪ GÓC ĐỘ TÍNH CHẤT CỦA VỊ NGỮ ................................................................................................ 55 2.2.1. Biểu hiện ngữ nghĩa của thời trong vị ngữ trạng thái ............................................... 56 2.2.2. Biểu hiện ngữ nghĩa của thời trong vị ngữ hành động .............................................. 58 2.3. PHÂN TÍCH BIỂU HIỆN NGỮ NGHĨA CỦA THỜI TIẾNG NHẬT TRONG CẤU TRÚC CÚ PHÁP CÓ/ VẮNG (T) TRONG QUAN HỆ TƢƠNG TÁC VỚI (Pht)... 63 2.3.1. Biểu hiện của thời trong cấu trúc câu không có (T) .................................................. 65 2.3.2. Biểu hiện của thời trong cấu trúc câu có chứa (T) .................................................... 69 2.3.3. Biểu hiện ngữ nghĩa của thời trong cấu trúc câu có chứa phó từ liên quan đến yếu tố thời gian ................................................................................................................ 73 2.3.4. Mối liên hệ giữa (T) và (Pht) trong cấu trúc câu ghép .............................................. 74 2.4. TIỂU KẾT ................................................................................................................ 81 CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH BIỂU ĐẠT CỦA THỜI TIẾNG NHẬT QUA ĐỐI CHIẾU VỚI CÁCH BIỂU ĐẠT THỜI GIAN TƢƠNG ỨNG TRONG TIẾNG VIỆT TRÊN CỨ LIỆU DỊCH NHẬT - VIỆT VÀ VIỆT - NHẬT .......................... 83 3.1. PHÂN TÍCH BIỂU ĐẠT THỜI TIẾNG NHẬT QUA CÁC BIỂU ĐẠT TƢƠNG ỨNG TRONG TIẾNG VIỆT TRÊN CỨ LIỆU DỊCH NHẬT - VIỆT ............................... 83 3.1.1. Đối chiếu thời tuyệt đối tiếng Nhật với các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt trên cứ liệu dịch Nhật - Việt ......................................................................................... 83 3.1.2. Xem xét thời tương đối và các biểu đạt tương đương trong tiếng Việt trên cứ liệu dịch Nhật - Việt .............................................................................................................. 103 3.2. PHÂN TÍCH BIỂU ĐẠT THỜI TIẾNG NHẬT QUA CÁC BIỂU ĐẠT TƢƠNG ỨNG TRONG TIẾNG VIỆT TRÊN CỨ LIỆU DỊCH VIỆT - NHẬT ............................. 112 3.2.1. Xem xét các phát ngôn không có yếu tố (T) và (P) trong tiếng Việt được dịch sang tiếng Nhật .............................................................................................................. 113
  6. 3.2.2. Xem xét các phát ngôn có chứa các yếu tố ngữ pháp biểu hiện thời gian (P) được dịch sang tiếng Nhật .......................................................................................................... 114 3.3. TIỂU KẾT .............................................................................................................. 123 CHƢƠNG 4 KHẢO SÁT CÁCH NẮM BẮT VÀ SỬ DỤNG THỜI TRONG TIẾNG NHẬT CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM - ĐỀ XUẤT LƢU Ý TRONG DẠY VÀ HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỜI ................................................................. 126 4.1. XEM XÉT CÁCH NẮM BẮT VÀ SỬ DỤNG THỜI TIẾNG NHẬT QUA KHẢO SÁT VĂN BẢN DỊCH CỦA SINH VIÊN ........................................................................ 126 4.1.1. Khảo sát lần thứ nhất ............................................................................................... 127 4.1.2. Phân tích kết quả khảo sát lần thứ nhất................................................................... 130 4.1.3. Khảo sát lần thứ hai ................................................................................................. 133 4.1.4. Phân tích kết quả khảo sát lần thứ hai..................................................................... 138 4.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ LƢU Ý TRONG DẠY - HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỜI . 141 4.2.1. Thực trạng công tác giảng dạy tiếng Nhật có liên quan đến thời ............................ 142 4.2.2. Một số lưu ý trong dạy - học liên quan đến thời cho sinh viên Việt Nam ................ 143 KẾT LUẬN ................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ................................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 152
  7. DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT CÁC THUẬT NGỮ Ký hiệu Ý nghĩa biểu thị (P) Phó từ ngữ pháp chỉ thời gian (Pht) Phó từ chỉ tần suất, mức độ (T) Trạng từ chỉ thời gian C-P Chính - phụ DT Danh từ ĐT Động từ Mđc Mệnh đề chính Mđp Mệnh đề phụ PQK Phi quá khứ PQK TĐ Phi quá khứ tuyệt đối PQK tđ Phi quá khứ tƣơng đối QK Quá khứ QK TĐ Quá khứ tuyệt đối QK tđ Quá khứ tƣơng đối Thời TĐ Thời tuyệt đối Thời Tđ Thời tƣơng đối TT Tính từ VNĐT Vị ngữ động từ VNTT Vị ngữ tính từ
  8. DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT Ký hiệu Tên ngữ liệu C Tác phẩm tiếng Nhật 『コインロッカー・ベイビーズ』―Những đứa trẻ bị bỏ rơi trong tủ gửi đồ‖ CH Tác phẩm tiếng Nhật 『注文の多い料理店』―Quán ăn mè nheo lắm chuyện‖ D Tác phẩm tiếng Việt ―Dây neo trần gian‖『この世との絆』 G Tác phẩm tiếng Việt ―Gió lạnh đầu mùa‖ 『季節初めの北風』 H Tác phẩm tiếng Việt ―Hai đứa trẻ‖ 『二人の子供』 K Bài báo nghiên cứu tiếng Nhật「ベトナム国における橋梁マネジ メントシステムの適用と課題」―Áp dụng hệ thống quản lý cầu đường ở Việt Nam và những vấn đề‖ N Tác phẩm tiếng Việt ―Nắng trong vƣờn‖『農園の日差し』 Nđ Tác phẩm tiếng Việt ―Ngƣời đầm‖ 『フランス婦人』 Ns.1 Bản tin tiếng Nhật 1『オバマ大統領が折った折り鶴きょうから 公開』 ―Từ hôm nay sẽ trưng bày những con hạc giấy mà tổng thống Obama gấp‖ Ns.2 Bản tin tiếng Nhật 2『世界が注目!日本生まれの帽子手帳』 ―Thu hút thế giới! Cuốn sổ tay bà mẹ và trẻ sơ sinh của Nhật Bản‖ Ns.3 Bản tin tiếng Nhật 3『TPP ロシアは米中心の経済圏に警戒 感』 ―TPP Nga cảnh báo vùng kinh tế với trung tâm là Hoa Kì‖ Ns.4 Bản tin tiếng Nhật 4『村上春樹さんのファンが集まり発表を待 つ』 ―Người hâm mộ nhà văn Mưrakami Haruki tập trung chờ công bố giải thưởng của tác giả‖ Ns.5 Bản tin tiếng Nhật 5『JICA新理事長「ODA 柔軟化する 」』 ―Chủ tịch Jica「 Cần linh hoạt với nguồn vốn ODA」‖ S Chuyên luận tiếng Nhật『知らなきゃ恥ずかしい日本文化』 ―Văn hóa Nhật – Những điều không thể không biết‖ Y Tác phẩm tiếng Nhật『藪の中』―Bốn bề bờ bụi‖
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Bảng Tên bảng Trang 1.1 Dạng thức biến đổi vĩ tố trong tiếng Nhật (theo chức năng 29 biểu đạt) 1.2 Dạng ―ru‖ và dạng ―ta‖ ở thời tuyệt đối 31 1.3 Mối quan hệ giữa thời và thể trong tiếng Nhật 36 1.4 Phân bậc các cấp độ biểu hiện thể trong tiếng Nhật 36 1.5 Cấu trúc vị ngữ của câu tiếng Nhật gồm thời, thể, tình thái 37 2.1 Biểu hiện thời trong tiếng Nhật từ góc độ hình thái 42 2.2 Tỉ lệ vị ngữ biểu hiện thời ở động từ, tính từ và hệ từ trong 42 ngữ liệu 2.3 Tỉ lệ thời tuyệt đối, thời tƣơng đối trong ngữ liệu 43 2.4 Vị ngữ biểu hiện thời trong câu đơn/ câu ghép không có (T) 65 và có (T) 3.1 Biểu hiện thời tuyệt đối không có (T) dịch sang tiếng Việt 92 3.2 Biểu hiện thời tuyệt đối có (T) dịch sang tiếng Việt 100 3.3 Biểu hiện thời tƣơng đối không có (T) dịch sang tiếng Việt 106 3.4 Biểu hiện thời tƣơng đối có (T) đƣợc dịch sang tiếng Việt 110 3.5 Biểu hiện đối ứng giữa ―đã‖ với cấu trúc ngữ pháp trong 117 tiếng Nhật 3.6 Biểu hiện đối ứng giữa ―vẫn‖ với các cấu trúc ngữ pháp trong 119 tiếng Nhật 3.7 Biểu hiện đối ứng giữa ―đang‖ với các cấu trúc ngữ pháp 121 trong tiếng Nhật 3.8 Biểu hiện đối ứng giữa ―sẽ, sắp‖ với các cấu trúc ngữ pháp 122 trong tiếng Nhật
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1 Tỉ lệ thời tuyệt đối không có (T) trong tiếng Nhật dịch sang 91 tiếng Việt 3.2 Tỉ lệ thời tuyệt đối có (T) trong tiếng Nhật dịch sang tiếng 100 Việt 3.3 Tỉ lệ biểu hiện thời gian trong tiếng Việt dịch sang tiếng Nhật 122
  11. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Những năm gần đây, trong xu thế hội nhập toàn cầu và đặc biệt, trong sự phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, công tác nghiên cứu, giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam ngày càng đƣợc phát triển theo hƣớng mở rộng và chuyên sâu. Các nội dung liên quan đến ngữ pháp, từ vựng v.v... của tiếng Nhật cũng đã bắt đầu đƣợc chú ý nghiên cứu sâu sắc hơn cả từ góc độ lí luận đến thực tế hành chức. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo và toàn diện hơn. Nghiên cứu thời trong tiếng Nhật là một sự tiếp tục bổ sung nhằm đáp ứng tính cấp thiết đặt ra cho công tác nghiên cứu, giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam trong bối cảnh phát triển của xã hội. Thời đƣợc coi là một phạm trù ngữ pháp trong nhiều ngôn ngữ và là mảng đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc hiểu và sử dụng đúng thời sẽ giúp cho việc lý giải và xử lý các tài liệu, văn bản đảm bảo tính logic chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ. Trong tiếng Nhật, thời đƣợc khẳng định là một phạm trù ngữ pháp cơ bản và quan trọng. Đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà Nhật ngữ về thời trong tiếng Nhật, hơn nữa, cũng có những nghiên cứu đối chiếu giữa thời trong tiếng Nhật với các biểu hiện thời gian trong các ngôn ngữ khác nhƣ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn v.v... Tuy nhiên, tại Việt Nam, các kết quả nghiên cứu về thời trong tiếng Nhật hầu nhƣ chƣa đƣợc biết đến, đặc biệt, có thể thấy, đến thời điểm hiện tại, ở Nhật Bản cũng nhƣ tại Việt Nam, vẫn chƣa có một nghiên cứu đối chiếu nào liên quan đến thời giữa tiếng Nhật và tiếng Việt đƣợc thực hiện. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, một loại hình ngôn ngữ không sử dụng thời nhƣ một ngữ pháp bắt buộc. Do đó, với ngƣời Việt, việc hiểu và sử dụng tốt thời trong tiếng Nhật - một loại hình ngôn ngữ chắp dính hoàn toàn khác biệt là một khó khăn không hề nhỏ. Để giúp ngƣời Việt có thể hiểu và vận dụng đúng thời tiếng Nhật hay giúp ngƣời Nhật nắm bắt đƣợc các biểu đạt thời gian trong ngôn ngữ không bị ngữ pháp hóa về thời nhƣ tiếng Việt đòi hỏi cần có những nghiên cứu về mặt lý 1
  12. luận và đối chiếu của các nhà nghiên cứu, giảng dạy ở cả hai ngôn ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt. Với những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đối chiếu ―Thời trong tiếng Nhật và các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt‖ làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU  Mục đích nghiên cứu Luận án đƣợc thực hiện với các mục đích sau: - Nắm rõ cơ chế hoạt động của thời trong tiếng Nhật từ góc độ lí luận với tƣ cách là một phạm trù ngữ pháp thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính khác biệt với tiếng Việt. - Từ góc nhìn của ngƣời Việt, thông qua kết quả dịch thuật các văn bản gốc tiếng Nhật và tiếng Việt nhằm xác định lại những đặc thù khác biệt của tiếng Nhật khi biểu đạt thời trong so sánh với cách biểu đạt thời gian của ngƣời Việt. - Cung cấp thêm nguồn tƣ liệu thực chứng về hoạt động của phạm trù thời trong tiếng Nhật thông qua việc xem xét các biểu hiện hoạt động của phạm trù này trong khối ngữ liệu thực tế để phục vụ cho công tác nghiên cứu về thời nói chung và tại Việt Nam nói riêng. - Bƣớc đầu đƣa ra một số đề xuất mang tính định hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả việc giảng dạy thời cho sinh viên Việt Nam trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.  Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc các mục đích nêu trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:  Hệ thống lại những vấn đề liên quan đến thời trong ngôn ngữ học nói chung và thời trong tiếng Nhật nói riêng với tƣ cách là một phạm trù ngữ pháp.  Phân tích các biểu hiện thời trong tiếng Nhật về mặt hình thái và ngữ nghĩa.  Phân tích, đối chiếu thời trong tiếng Nhật với các biểu hiện tƣơng đƣơng trong tiếng Việt và cách chuyển dịch ý nghĩa thời gian từ tiếng Việt sang tiếng Nhật.  Phân tích lỗi sử dụng thời trong tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam giúp ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án là thời trong tiếng Nhật đƣợc xem xét từ bình diện đối chiếu ngôn ngữ học. Theo đó, những biểu đạt trong tiếng Việt tạo ra 2
  13. những nội dung tƣơng đƣơng với thời trong tiếng Nhật hay các biểu đạt từ vựng tiếng Việt có thể đƣợc diễn đạt tƣơng ứng sang tiếng Nhật từ góc độ thời cũng là những đối tƣợng đƣợc luận án xem xét, phân tích.  Phạm vi nghiên cứu Trọng tâm nghiên cứu của luận án là khảo sát hoạt động của thời trong tiếng Nhật từ bình diện kết học và nghĩa học, chƣa chú trọng nhiều tới bình diện ngữ dụng học. Để đem lại một cách nhìn mới về thời trong tiếng Nhật, chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu hoạt động của nó với các biểu đạt thời gian của tiếng Việt. Việc so sánh này đƣợc tiến hành từ góc độ đối chiếu đặc trƣng học, nhằm phục vụ cho việc xác nhận lại hoạt động của thời tiếng Nhật khi đƣợc nhìn từ một ngôn ngữ khác là tiếng Việt. Hơn nữa, trong tiếng Nhật, thời, thể là những phạm trù ngữ pháp có mối liên hệ gắn kết chặt chẽ với nhau, do vậy, khi bàn luận đến thời, không thể không bàn đến thể. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các biểu hiện và cách sử dụng của thời trong tiếng Nhật, bóc tách chúng ra khỏi cùng một vỏ bọc ngữ âm với thể và tình thái, hạn chế việc bàn đến các vấn đề này nếu thấy không thật sự cần thiết cho nội dung nghiên cứu của luận án. Về ngữ liệu khảo sát, trong công trình này, do hạn chế về thời gian nghiên cứu và dung lƣợng của luận án, chúng tôi tập trung khảo sát các văn bản viết, tạm thời chƣa khảo sát nguồn ngữ liệu là khẩu ngữ của ngƣời Nhật với lí do khẩu ngữ của các đoạn thoại thƣờng đƣợc gắn kết với dụng ý của ngƣời phát ngôn, một nội dung liên quan đến hoạt động ngữ dụng và là nội dung nằm ngoài nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng các phƣơng pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp miêu tả: Phƣơng pháp miêu tả đƣợc sử dụng xuyên suốt trong các chƣơng của luận án, đặc biệt khi miêu tả đặc trƣng biểu hiện thời của tiếng Nhật về mặt hình thái, cấu trúc ngữ pháp và chức năng biểu hiện trong các phát ngôn.  Phương pháp phân tích ngữ pháp: Phƣơng pháp phân tích ngữ pháp đƣợc sử dụng chủ yếu ở nội dung của chƣơng 2 khi phân tích hoạt động của thời tiếng Nhật trong các ngữ cảnh sử dụng. Các ngữ cảnh này đƣợc phân tích từ bình diện kết học đến 3
  14. nghĩa học, theo các cấp độ: 1) riêng biệt trong phạm vi của vị từ, tạm thời tách hoạt động của vị từ ra khỏi cấu trúc chung của toàn phát ngôn, chƣa xem xét đến sự có mặt của các trạng từ chỉ thời gian (T) và các yếu tố phó từ chỉ mức độ, tần suất (Pht) đi cùng với các yếu tố vị từ làm vị ngữ; 2) cấp độ các phát ngôn trong các cấu trúc câu có thêm các yếu tố (T) và (Pht) làm thành phần trạng ngữ của các mệnh đề; các yếu tố (T) và (Pht) này đƣợc xem xét trong hoạt động tƣơng tác với nhau và trong tƣơng tác với vị ngữ đứng cuối của phát ngôn, tức vị ngữ đứng cuối trong câu đơn, trong các mệnh đề đẳng lập hay vị ngữ đứng cuối cùng trong chuỗi các vị ngữ của các câu ghép.  Phương pháp đối chiếu: Phƣơng pháp đối chiếu chủ yếu đƣợc sử dụng trong nội dung của chƣơng 3. Tại chƣơng này, luận án triển khai theo hƣớng đối chiếu đặc trƣng học: lấy tiếng Nhật là ngôn ngữ nguồn (còn gọi là ngôn ngữ gốc), tiếng Việt là ngôn ngữ đích (còn gọi là ngôn ngữ phƣơng tiện) để phân tích đối chiếu. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng nhằm xác định lại hoạt động của thời trong tiếng Nhật từ góc nhìn của tiếng Việt. Mặc dù việc sử dụng các văn bản dịch đƣợc tiến hành theo cả hai chiều là Nhật - Việt và Việt - Nhật, nhƣng với việc khảo sát thời trong tiếng Nhật làm trọng tâm nghiên cứu, việc phân tích nguồn ngữ liệu gốc tiếng Nhật cũng nhƣ sử dụng kết quả dịch đối chiếu Nhật - Việt cho việc nghiên cứu sẽ đƣợc dành tỉ trọng chú ý thích đáng hơn.  Phương pháp điều tra: Nhằm áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy, luận án sử dụng phƣơng pháp điều tra kết quả dịch thuật của sinh viên năm thứ 4 ngành ngôn ngữ Nhật của Trƣờng Đại học Hà Nội. Nội dung và kết quả điều tra đƣợc trình bày tại chƣơng 4 của luận án.  Thủ pháp: Trong luận án, chúng tôi có sử dụng bổ sung thêm các thủ pháp nhƣ phân tích định lƣợng, phân tích định tính, thủ pháp thống kê tại các chƣơng 2, 3, 4. Các thủ pháp này giúp đƣa ra các nhận định thực chứng khi bàn về hoạt động của thời tiếng Nhật trong các nguồn ngữ liệu khảo sát (ở chƣơng 2), bàn và so sánh các kết quả đối chiếu dịch thuật (ở chƣơng 3) hay bàn về lỗi sai của sinh viên trong nắm bắt và sử dụng thời tiếng Nhật (ở chƣơng 4). 4
  15. 5. NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU Ngữ liệu dùng để khảo cứu và khảo sát cho luận án là các văn bản dƣới đây:  Các công trình nghiên cứu về Nhật ngữ học và Việt ngữ học liên quan đến thời.  Nguồn ngữ liệu tiếng Nhật có văn phong chuẩn mực, các ấn phẩm văn hoá đáng tin cậy, một số tiểu thuyết, truyện ngắn của các nhà văn có tầm ảnh hƣởng lớn tại Nhật Bản nhƣ Akutagawa Ryunosuke, Miyazawa Kenji, Ryu Murakami. Hơn nữa, các ấn phẩm này đã đƣợc dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt nên sẽ thuận tiện cho việc đối chiếu ngôn ngữ, cụ thể nhƣ: - ―Văn hoá Nhật - Những điều không thể không biết‖1 của Shirahata Yozaburo; - ―Bốn bề bờ bụi‖2 của Akutagawa Ryunosuke; - ―Quán ăn mè nheo lắm chuyện‖3 của Miyazawa Kenji; - ―Những đứa trẻ bị bỏ rơi trong tủ gửi đồ‖4 của Murakami Ryu; - Tin tức thời sự5 liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội v.v...; - Bài báo nghiên cứu khoa học6. Với các tƣ liệu tiếng Việt, chúng tôi lựa chọn một số truyện ngắn của các tác giả có tên tuổi trong làng Văn học Việt Nam nhƣ: Thạch Lam, Võ Thị Hảo. Các ấn phẩm này cũng đã đƣợc các dịch giả Nhật Bản dịch sang tiếng Nhật nhƣ: - ―Hai đứa trẻ‖; ―Gió lạnh đầu mùa‖; ―Nắng trong vƣờn‖; ―Ngƣời đầm‖7 của Thạch Lam; - ―Dây neo trần gian‖8 của Võ Thị Hảo. Luận án có sử dụng một phần trong các ngữ liệu trên để khảo sát cách dịch thời (của sinh viên Việt Nam) từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngƣợc lại, qua đó, tìm hiểu khả 1 白幡洋三郎(2003)『知らなきゃ恥ずかしい日本文化』、ワニブックス、東京。 2 芥川龍之介(1992)『藪の中』、「新潮」1 月号。http://www.vnthuquan.org. 3 宮沢賢治(1990)『注文の多い料理店』、新潮文庫。 4 村上竜(2005)『コインロッカー・ベイビーズ』 、講談社。 5 Bản tin thời sự http://www3.nhk.or.jp/news 6 町口敦志、その他(2016)、「ベトナム国における橋梁マネジメントシステムの適用と課題」、構造 工学論文集 Vol.62ª、土木学会。 7 Thạch Lam (1938), ―Hai đứa trẻ‖; ―Gió lạnh đầu mùa‖; “Nắng trong vƣờn‖; ―Ngƣời đầm‖ (nằm trong tuyển tập Nắng trong vƣờn - Đời nay, Hà Nội, 1938, Nxb Nhã Nam và Nxb Văn học) 8 Võ Thị Hảo (1993) ―Dây neo trần gian‖, Tập truyện ngắn chọn lọc Việt Nam hiện đại, Nxb Hội nhà văn. 5
  16. năng nắm bắt và sử dụng ngữ pháp thời trong tiếng Nhật từ góc độ ngƣời Việt học tiếng Nhật và đề xuất phƣơng án giảng dạy có liên quan đến thời một cách hiệu quả, phù hợp. 6. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Thông qua cơ sở lý luận về thời gian trong ngôn ngữ với trọng tâm là thời, luận án góp phần làm rõ thêm những vấn đề lí luận tổng quan liên quan đến thời. Bằng phƣơng pháp đối chiếu, luận án đã khẳng định, thời là phạm trù ngữ pháp trong tiếng Nhật, có chức năng định vị sự tình trong thời gian thông qua các biểu hiện hình thái ở vị từ (không chỉ ở động từ mà bao gồm cả tính từ và cấu trúc ngữ pháp chứa danh từ) và có sự khác biệt rất rõ rệt với các biểu đạt thời gian trong tiếng Việt. Có thể thấy rõ, thời trong tiếng Nhật giữ vai trò quan trọng giúp cho ngƣời tiếp nhận thông tin nắm đƣợc rõ ràng thời điểm xảy ra hành động, sự việc thuộc về khung thời gian nào kể cả trong những phát ngôn không có các yếu tố từ vựng hay các phó từ chỉ mức độ. Trong khi đó, các phó từ ngữ pháp chỉ thời gian (P) ―đã‖, ―sẽ‖, ―đang‖ trong tiếng Việt có ý nghĩa tƣơng đƣơng thời trong tiếng Nhật cũng đƣợc huy động sử dụng với tỉ lệ đáng kể nhƣng không phải là sự đối ứng một - một mang tính bắt buộc cho mọi trƣờng hợp. Điều này là do cách tri nhận thời gian và biểu đạt của ngƣời Việt không cùng chung một bình diện là thuần tuý phạm trù ngữ pháp nhƣ tiếng Nhật mà thuộc một bình diện khác, đó là phạm trù ―từ vựng - ngữ pháp‖ nhƣ nghiên cứu của luận án đã chỉ ra. 7. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN  Ý nghĩa lý luận  Luận án tổng quan các quan điểm, khái niệm về thời trong các ngôn ngữ, qua đó bổ sung thêm những nhận định về khái niệm thời trong tiếng Nhật vào khái niệm thời trong tƣ liệu ngôn ngữ học phổ quát liên quan đến thời tại Việt Nam.  Hệ thống các cách biểu đạt thời trong tiếng Nhật, qua đó rút ra những đặc thù trong phƣơng thức biểu hiện thời của tiếng Nhật từ góc độ ngôn ngữ học đối chiếu.  Thông qua đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Nhật - Việt, làm rõ những nét tƣơng đồng và khác biệt trong cách biểu hiện thời giữa hai loại hình ngôn ngữ khác biệt là ngôn ngữ chắp dính và ngôn ngữ đơn lập và tìm ra những điểm khác biệt mang tính đặc 6
  17. trƣng liên quan đến biểu đạt thời gian trong ngôn ngữ của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản.  Ý nghĩa thực tiễn:  Luận án đóng góp những tƣ liệu thực tế liên quan đến thời trong tiếng Nhật, bổ sung nguồn ngữ liệu xác thực về thời trong khối ngữ liệu có liên quan đến biểu hiện thời gian và phạm trù thời của các ngôn ngữ nói chung.  Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp ngƣời dạy và ngƣời học tiếng Nhật nắm đƣợc những kiến thức cơ bản và có ý thức thƣờng xuyên hơn về biểu đạt thời trong tiếng Nhật cũng nhƣ ý thức hơn các biểu hiện thời gian tƣơng đƣơng giữa tiếng Việt và tiếng Nhật trong quá trình dạy và học tiếng Nhật.  Đề xuất phƣơng pháp giảng dạy thời trong tiếng Nhật trên cơ sở của kết quả nghiên cứu đối chiếu, nêu bật tính đặc thù ngôn ngữ biểu đạt tƣ duy có liên quan đến thời gian mà thời mang lại, hƣớng tới biên soạn các bài giảng tiếng Nhật có chú trọng tới các biểu hiện thời. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần: Mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án có cấu trúc gồm 4 chƣơng. Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận phục vụ nghiên cứu. Chƣơng 2: Phân tích các biểu hiện của thời tiếng Nhật từ góc độ hình thái và ngữ nghĩa. Chƣơng 3: Phân tích biểu đạt của thời tiếng Nhật qua đối chiếu với các biểu đạt thời gian tƣơng ứng trong tiếng Việt trên cứ liệu dịch Nhật - Việt và Việt - Nhật. Chƣơng 4: Khảo sát cách nắm bắt và sử dụng thời trong tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam, đề xuất lƣu ý trong dạy và học có liên quan đến thời 7
  18. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thời trên thế giới nói chung Phạm trù thời là vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Đây đƣợc coi là một trong những phạm trù hình thái học quan trọng nhất của động từ. Về cơ bản, Thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn hoặc với một thời điểm nhất định đƣợc nêu ra trong lời nói. Việc nghiên cứu và xác định phạm trù thời của động từ đã có một lịch sử lâu đời và cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm của các nhà ngữ pháp truyền thống, ―Thời‖ dịch từ tiếng Latinh ―Tempus‖ là một phạm trù liên quan tới các mối quan hệ thời gian đƣợc diễn hiện bằng các đối lập ngữ pháp có hệ thống của động từ. Các nhà ngữ pháp truyền thống khi phân tích tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh đã thừa nhận ba đối lập: quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Tuy xuất phát từ các cứ liệu của ngôn ngữ học truyền thống, nhƣng có thể nói, cho đến nay, với rất nhiều ngữ liệu mới đƣợc cập nhật, sự đối lập 3 vế về thời này vẫn đƣợc coi là đặc điểm phổ quát cho nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Guillaume (1929) đã phân biệt Thời thành Thời bao hàm và Thời hiện lộ. Thời bao hàm là Thời gắn liền với động từ ở chính trong động từ. Thời hiện lộ là Thời mà phát ngôn gắn cho nó dƣới dạng quá khứ, hiện tại hoặc tƣơng lai. Guillaume cũng cho rằng Thời bao hàm là thể (aspect), Thời hiện lộ là thời của sự tình (tens) đƣợc thực hiện bằng các yếu tố hình thái đơn thuần nhƣ việc sử dụng một hệ thống biến tố nên trong những ngôn ngữ biến hình nhƣ tiếng Anh và tiếng Pháp thời thƣờng che lấp thể [78.]. Các khái niệm thời bao hàm và thời hiện lộ này hiện nay hầu nhƣ không đƣợc viện dẫn đến trong các nghiên cứu về thời. Khi nghiên cứu cơ chế ngữ nghĩa của biểu đạt thời, Reichenbach H. (1947) đã chỉ ra các tham tố chỉ xuất thời gian bao gồm: thời điểm nói S (point of speech); thời điểm 8
  19. chiếu vật R (point of reference); thời điểm của sự kiện E (event frame); hƣớng (đi trƣớc, trùng hợp, đi sau); khoảng cách (xa, gần) [74.]. Cũng trong cách nhìn nhận này, W.Frawley (1992) nêu cách biểu hiện ý nghĩa thời trong ngôn ngữ là cách biểu hiện trực chỉ: ―Thời thực hiện việc định vị một sự tình so với một điểm qui chiếu được coi là cố định trong thời gian rồi nêu rõ mối quan hệ giữa sự tình và cái trung tâm điểm thời gian đó bằng cách chỉ ra một cái hướng và một khoảng cách nào đó‖ [71.]. Nửa sau thế kỷ 20, xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về thời, thể của các học giả tên tuổi trên thế giới nhƣ Benveniste E. (1966), Comrie B. (1978, 1985), Lyons J. (1996), Panfilov V.S (2002) v.v… Cùng với sự phát triển của ngành ngữ pháp học và các kết quả nghiên cứu mới đƣợc bổ sung trong nghiên cứu về thời, mối quan hệ giữa thời gian và biểu đạt thời gian ngày càng đƣợc nhìn nhận một cách khách quan và biện chứng hơn. Hiện nay, các nhà ngôn ngữ đều thống nhất rằng thời gian có mặt trong thế giới khách quan, tồn tại khách quan bên ngoài các ngôn ngữ nhƣ không khí, nƣớc, ... còn thời lại là một phạm trù của việc biểu đạt. Nội dung và cách thức biểu đạt của thời không hẳn đã hoàn toàn giống nhau giữa các ngôn ngữ. Theo Benveniste E. (1966), ―tính thời gian là một cái khung vốn sẵn có trong tư duy. Nó được tạo ra trên thực tế, trong quá trình phát ngôn và bởi quá trình phát ngôn. Từ sự phát ngôn mà khởi nguồn phạm trù hiện tại và từ phạm trù hiện tại mà đẻ ra phạm trù thời‖ [77.]. Từ mối quan hệ của thời điểm diễn ra sự kiện với thời điểm làm mốc qui chiếu, các nhà nghiên cứu đã phân biệt Thời thành hai loại là: Thời tuyệt đối (absolute tense) và Thời tƣơng đối (relative tense). Cách phân loại này là khá đồng nhất giữa các nhà nghiên cứu. B.Comrie (1978) cho rằng, ―Thời biểu thị thời gian của sự tình trong đối chiếu với các thời điểm khác, thường là với thời điểm phát ngôn‖. Ông cũng đƣa ra và phân biệt hai khái niệm là thời tuyệt đối (absolute tense) và thời tƣơng đối (relative tense). Thời tuyệt đối biểu thị sự đối chiếu thời gian của tình huống với thời điểm phát ngôn. Thời tƣơng đối biểu thị sự đối chiếu thời gian của tình huống với một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói. Hay nói cách khác thời là cách định vị sự tình trong thời gian đƣợc ngữ pháp hóa [68.]. 9
  20. Hiện nay, khái niệm thời tuyệt đối và thời tƣơng đối đã trở thành những nhận thức chung trong nghiên cứu về thời. Kasevich V.B. (1998) cũng nêu, phạm trù thời thể hiện mối quan hệ của hành động với thời điểm nói hoặc một thời điểm khác nào đó xét dƣới góc độ xảy ra trƣớc, đồng thời hay tiếp sau thời điểm đó. Trong đó, thời tuyệt đối phản ánh mối quan hệ của hành động với thời điểm nói. Các mối tƣơng quan đó có thể là đồng thời với thời điểm nói, trƣớc thời điểm nói hay sau thời điểm nói. Còn thời tƣơng đối thì phản ánh mối quan hệ của hành động với một thời điểm khác nào đấy, thƣờng là với thời gian diễn tiến của một hành động khác [29.]. Trong liên quan đến thời gian và các biểu đạt thời trong ngôn ngữ, kết quả nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học cho thấy có sự biểu đạt tƣơng ứng theo thế tam phân giữa thời với thời gian bên ngoài thành thời quá khứ, thời hiện tại, thời tương lai nhƣ các ngôn ngữ Ấn Âu, nhƣng cũng có những nghiên cứu chỉ ra rằng trong một số ngôn ngữ nhƣ tiếng Nhật chỉ có sự đối lập lƣỡng phân của thời quá khứ và thời phi quá khứ mà thôi. Ngoài ra, mối liên quan giữa thời, thể, tình thái cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Hiện nay TAM (Tense/ Aspect/ Modality) đã và đang trở thành một khái niệm phổ biến trong nghiên cứu các phạm trù ngữ pháp của động từ (nói riêng) và vị từ (nói chung). Có thể thấy, có rất nhiều quan điểm của các học giả về phạm trù thời, phản ánh cách nhìn nhận về vấn đề này từ nhiều góc độ khác nhau, nhƣng có thể khẳng định, ―thời‖ trƣớc hết là một phạm trù ngữ pháp đƣợc khái quát hóa lên từ các biểu hiện thời gian trong các ngôn ngữ biến hình, phản ánh cách phân chia sự tình trên trục thời gian đó. Cùng với thời gian, nhiều kết quả nghiên cứu về thời trong các ngôn ngữ nhƣ tiếng Nhật, tiếng Việt, tiếng Trung cũng đã và đang đƣợc công bố, tạo ra những cách nhìn nhận mới, cung cấp thêm những cứ liệu thực chứng mới để các nghiên cứu về thời trong ngôn ngữ học và phổ quát ngôn ngữ đƣợc trở nên linh hoạt hơn, toàn diện và sâu sắc hơn. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2