intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng rau màu tại TPCT

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:198

24
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích hiện trạng sản xuất rau màu tại TPCT; Đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí của nông hộ sản xuất rau màu tại TPCT. Xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả chi phí của nông hộ trồng rau màu tại TPCT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng rau màu tại TPCT

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐOÀN HOÀI NHÂN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG RAU MÀU TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 9 62 01 15 Tháng 8/2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐOÀN HOÀI NHÂN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG RAU MÀU TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 9 62 01 15 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs.Ts ĐỖ VĂN XÊ Tháng 8/2018
  3. LỜI CẢM TẠ Trước tiên, tôi xin cảm ơn nhà trường đã tạo mọi điều kiện để tôi tham gia nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận án của mình. Luận án này là sản phẩm khoa học của một quá trình học tập và nghiên cứu thực tế của tôi. Ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giảng dạy, ủng hộ rất tận tâm, đầy trách nhiệm của Quý Thầy Cô và sự góp ý, chia sẻ kiến thức rất nhiệt tình của các chuyên gia trong và ngoài trường. Trong đó, những ý kiến đóng góp và chia sẻ thông tin khoa học hữu ích, kiến thức về phương pháp định lượng, kinh tế lượng, kinh tế sản xuất của Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Văn Xê đã giúp cho tôi có được định hướng nghiên cứu tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sư Tiến sĩ Võ Thành Danh, Phó Giáo sư tiến sĩ Mai Văn Nam, Phó Giáo sư tiến sĩ Lưu Thanh Đức Hải và Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Phú Son, Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Tri Khiêm, Phó Giáo sư tiến sĩ Phạm Lê Thông, Tiến sĩ Trần Thanh Bé, Phó Giáo sư tiến sĩ Quan Minh Nhựt, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đặng đã tạo điều kiện tốt nhất, truyền đạt nhiều kiến thức hữu ích để tôi hoàn thành luận án tốt nhất. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Quý đồng nghiệp, các bạn lớp Quản trị kinh doanh khóa 5, khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Tây Đô đã hỗ trợ thu thập thông tin, chia sẻ nhiều tài liệu. Đồng thời, tôi chân thành cảm ơn quí lãnh đạo, các anh chị quản lý địa phương, bà con nông dân đã nhiệt tình hỗ trợ cung cấp thông tin, số liệu để tôi có thể hoàn thành luận án này. Cần Thơ, ngày … tháng 8 năm 2018 Nghiên cứu sinh Đoàn Hoài Nhân ii
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình luận án nào trước đây. Người hướng dẫn Tác giả luận án PGs.TS. Đỗ Văn Xê Đoàn Hoài Nhân iii
  5. TÓM TẮT Luận án đánh giá hiệu quả và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng rau màu tại TPCT được tiến hành trên bảy quận huyện của thành phố (Bình Thủy, Cờ Đỏ, Cái Răng, Thới Lai, Ô Môn, Phong Điền và Vĩnh Thạnh). Mục tiêu chính của luận án này bao gồm việc đánh giá thực trạng sản xuất rau màu TPCT; đánh giá hiệu quả chi phí, hiệu quả kỹ thuật và phân phối, cũng như những yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất rau màu của các hộ sản xuất. Nguồn số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài này bao gồm những báo cáo kinh tế - xã hội, báo cáo quy hoạch, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết tình hình nông nghiệp của TPCT và các tài liệu, đề tài nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Thực hiện phỏng vấn trực tiếp 580 hộ sản xuất rau màu và 28 cán bộ (cán bộ quản lý địa phương và cán bộ kỹ thuật tại địa phương) am hiểu lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ rau màu tại địa bàn nghiên cứu. Phương pháp tiếp cận chính của luận án là sử dụng phương pháp phân tích bao số liệu (Data Evelopment Analysis –DEA) kết hợp công cụ Metafrontier và sử dụng công cụ phân tích hồi qui hàm Tobit. Trên cơ sở ước lượng DEA, tính tỷ số từ công cụ Metafrontier, luận án ứng dụng kiểm định Shapiro-Wilk, Kolmogov-Smirnov, Anderson-Darling và Kruskal –Wallis để kiểm định phân phối và kiểm định sự khác biệt về hiệu quả sản xuất của dưa hấu, dưa leo và khổ qua. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng sản xuất rau màu tập trung tại TPCT còn ít, do vậy, mà quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ, lẻ, manh mún và chỉ mới tập trung ở góc độ sản xuất. Thêm vào đó, khả năng nối kết thị trường của các hộ sản xuất rau màu với các nhà phân phối và tiêu thụ chưa thực sự tốt. Hầu hết các hộ sản xuất trong mẫu điều tra đều đạt mức hiệu quả cao về mặt kỹ thuật (dưa hấu đạt mức TE = 0,912; dưa leo đạt mức TE = 0,963 và khổ qua đạt mức TE = 0,848), tuy nhiên hiệu quả sử dụng hợp lý các yếu tố nhập lượng với giá và kỹ thuật sẵn có còn hạn chế, nên đã làm cho hiệu quả phân phối đạt được ở mức thấp (dưa hấu, AE = 0,333; dưa leo, AE = 0,391; khổ qua, AE = 0,592), do vậy gián tiếp làm ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí thấp (dưa hấu, CE = 0,307; dưa leo, CE = 0,38; khổ qua, CE = 0,502). Đối với hộ sản xuất khổ qua có một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật là qui mô diện tích canh tác và 03 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân phối là vốn tự có, số lần được tập huấn và qui mô gia đình; Hộ sản xuất dưa hấu có ba yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân phối là vốn tự có của gia đình, tuổi chủ hộ và một yếu tố phân loại tiếp cận nguồn vốn vay; Dưa leo cũng có ba yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân phối là tuổi, số lần được tập huấn và qui mô i
  6. diện tích canh tác. Đồng thời, hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất dưa hấu đạt cao nhất, thấp nhất là khổ qua. Đối với hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí thì nông hộ sản xuất dưa leo đạt cao nhất và thấp nhất vẫn là nông hộ sản xuất khổ qua. Để nâng cao hiệu quả sản xuất rau màu của TPCT, có năm nhóm giải pháp được đề xuất như sau: (1) nhóm giải pháp về vốn sản xuất, (2) nhóm giải pháp về các yếu tố đầu vào sản xuất, (3) nhóm giải pháp cải thiện năng lực nông hộ, (4) nhóm giải pháp qui mô sản xuất và (5) nhóm giải pháp chính sách. Từ khoá: hiệu quả kinh tế, hiệu quả phân phối, màng bao dữ liệu, biên sản xuất chung, tỷ số khoảng cách kỹ thuật, rau màu. ii
  7. ABSTRACT The Thesis aimed to analyze the efficiency of vegetable production in Can Tho city. It was based on data collected from 580 vegetable producers in seven districts of the city (Binh Thuy, Co Do, Cai Rang, Thoi Lai, OMon, Phong Dien and Vinh Thanh) and from local officials and experts involved in the development program. Technical efficiency, allocative efficiency and economic efficiency were estimated using non-parametric method of Data Evelopment Analysis (DEA) and Metafrontier tool. Estimated values of efficiency were then regressed with producer specific variables by Tobit regression. In addition, the DEA estimation, the computation of the score from the Metafrontier tool. The thesis applied the Shapiro-Wilk, Kolmogov-Smirnov, Anderson-Darling and Kruskal-Wallis to test the distribution and to compare means difference of efficiency production. The research results showed that vegetables are produced by scattered small-scale farmer. Due to producers’ limited abilities, their links with traders and consumers, if any, are weak. Most of the households in the sample had rather high technical efficiency (TE) as 0.912, 0.963 and 0.848 for watermelon, cucumber and bitter gourd, respectively. Rational use of input factors with limited price and availability of technology has resulted in low allocative efficiency (AE) as 0.333, 0.391, 0.592 respectively for the mentioned cucurbits, thus leading to low cost efficiency (CE) as watermelon CE = 0.307, cucumber CE = 0.38 and bitter gourd CE = 0.502. It was found that cucurbit production efficiencies are influenced by various variables depending on type of efficiency and crops. There is a factor (the size of cultivated area) found to have significant influence bitter gourd households technical efficiency. Three variables found to have significant influence allocative efficiency were (1) family equity capital, (2) number of times training and (3) the size family; Watermelon growers have three variables found to have significant influence allocative efficiency: (1) family equity capital, (2) age of household head, and (3) access to credit of household; The cucumber producers also have three variables found to have significant influence allocative efficiency: age of household head, number of times training and size of cultivated area. In addition, watermelon households are the best in TE but cucumber households are the best in AE and CE; while biter gourd households are the worst in all TE, AE and CE. iii
  8. To develop the vegetable production in Can Tho city of solutions were proposed focusing on (i) production capital, (ii) production inputs, (iii) farmer capacity improvement, (iv) production scale, and (v) relevant policy. Keywords: economic efficiency, allocative efficiency, data envelopment analysis, Metafrontier, Metatechnology ratio, vegetables. iv
  9. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... viii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...........................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................4 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................4 1.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...............................................................5 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................5 1.5.1 Không gian .........................................................................................5 1.5.2 Thời gian ............................................................................................5 1.5.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................5 1.5.4 Nội dung nghiên cứu .........................................................................5 1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .....................7 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................9 2.1 KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ ..................................................................9 2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP .....................................................................................10 2.3 HIỆU QUẢ KINH TẾ ............................................................................11 2.4 HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ........................................................................13 2.5 HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI ......................................................................20 2.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ...........21 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................26 3.1 KẾ THỪA PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG ......................................26 3.2 CÁCH TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ....................................27 3.3 PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI NHUẬN ...............................................29 3.4 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH BAO DỮ LIỆU (DEA) ................................30 3.4.1 Cơ sở lý thuyết .................................................................................30 i
  10. 3.4.2 Tính các chỉ tiêu hiệu quả từ mô hình DEA (Data Envelopment Analysis)................................................................................................31 3.4.3 Mô tả các biến được đưa vào tính hiệu quả sản xuất bởi DEA ..37 3.4 CÔNG CỤ METAFRONTIER .............................................................38 3.5 MÔ HÌNH HỒI QUY TOBIT ...............................................................45 3.6 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .............................................49 3.6.1 Thu thập số liệu thứ cấp .................................................................49 3.6.2 Số liệu sơ cấp ...................................................................................49 3.6.3 Phương pháp chọn mẫu ..................................................................50 3.7 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH .............................................................52 3.7.1 Phương pháp thống kê mô tả .........................................................52 3.7.2 Phương pháp đo lường hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ..............................................................52 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................54 4.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................54 4.1.1 Điều kiện tự nhiên ...........................................................................54 4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ...................................................................55 4.1.3 Tiềm năng, lợi thế phát triển tại TPCT ........................................56 4.1.4 Thực trạng về sản xuất nông nghiệp TPCT .................................57 4.2 THỰC TRẠNG NÔNG HỘ SẢN XUẤT RAU MÀU TẠI TPCT .....69 4.2.1 Đặc điểm nông hộ sản xuất rau màu .............................................69 4.2.2 Hiệu quả tài chính một số mô hình trồng rau màu phổ biến tại TPCT .....................................................................................................72 4.2.3 Hiệu quả tài chính của hộ trồng rau màu thuộc nhóm bầu bí năm 2014 ...............................................................................................74 4.2.4 Tình hình tiêu thụ rau màu của TPCT .........................................78 4.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ..........................................................................................................79 4.2.6 Những giải pháp của người sản xuất đã thực hiện để đối phó với những khó khăn cản trở ......................................................................86 ii
  11. 4.2.7 Những nhu cầu, giải pháp đề xuất của người sản xuất cho thời gian tới ..................................................................................................87 4.2.8 Định hướng của hộ sản xuất rau màu ...........................................91 4.3 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ĐƯỢC TÍNH TOÁN THEO MÔ HÌNH DEA .........................................................................................................92 4.3.1 Thống kê mô tả các biến nhập lượng và xuất lượng ....................93 4.3.2 Thống kê mô tả các biến hiệu quả .................................................95 4.3.3 Hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả sản xuất ......................................................................................................100 CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU MÀU .................................................................................................................123 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...........................................................124 5.1.1 Các chủ trương, chính sách phát triển rau màu tại TPCT .......124 5.1.2 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu....................................................125 5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................127 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................134 6.1 KẾT LUẬN ...........................................................................................134 6.1.1 Thực trạng sản xuất ......................................................................134 6.1.2 Hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng ...............................135 6.2 KIẾN NGHỊ ..........................................................................................136 6.3 GỢI MỞ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..............................137 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................138 PHỤ LỤC.........................................................................................................147 PHỤ LỤC A. BẢNG CÂU HỎI ................................................................147 A.1 Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu cán bộ quản lý ........................147 A.2 Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ ......................................................149 PHỤ LỤC B. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ....................................................153 B.1 Kết quả phân tích TE, AE, CE, SE dưa hấu .................................153 B.2 Kết quả phân tích TE, AE, CE, SE dưa leo ..................................157 B.3 Kết quả phân tích TE, AE, CE, SE khổ qua .................................159 iii
  12. B.4 Kết quả phân tích mô hình hồi qui Tobit ..........................................160 B.4.1 Kết quả ước lượng mô hình Tobit dưa hấu ....................................160 B.4.2 Kết quả ước lượng mô hình Tobit dưa leo .....................................163 B.4.3 Kết quả ước lượng mô hình Tobit khổ qua ....................................166 B.5 Kết quả kiểm định phân phối và phân tích phương sai tỷ số MTR, MAR và MCR ......................................................................................170 B.6 Kết quả kiểm định phân phối TE, AE và CE ....................................173 B.7 Phân tích phương sai nguồn lực nông hộ ..........................................179 iv
  13. DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1: Những biến số được sử dụng trong mô hình Tobit ............................48 Bảng 3.2: Đối tượng khảo sát và phương pháp chọn mẫu .................................... 51 Bảng 4.1: Diện tích đất tự nhiên của TPCT năm 2014 .......................................58 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất ở TPCT năm 2014 ........................................59 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo địa phương năm 2014 ...................................................................................................60 Bảng 4.4: Tốc độ phát triển GDP của TPCT giai đoạn 2010-2014 ....................60 Bảng 4.5: Thu nhập bình quân đầu người của TPCT giai đoạn 2005-2014 .......62 Bảng 4.6: Giá trị sản xuất TPCT giai đoạn 2010-2014 ......................................63 Bảng 4.7: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp TPCT giai đoạn 2005-2014 (theo giá so sánh 2010) ...............................................................................64 Bảng 4.8: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt TPCT giai đoạn 2005-2014 (theo giá so sánh năm 2010) .............................................................................66 Bảng 4.9: Một số đặc điểm nông hộ trồng rau màu nhóm họ bầu bí .................69 Bảng 4.10: Đặc điểm đất sản xuất rau màu trên địa bàn TPCT (%) ..................70 Bảng 4.11: Thông tin hộ sản xuất rau tham gia hồi đáp .....................................71 Bảng 4.12: Kỹ thuật sản xuất của nông hộ theo quận của TPCT (%) ................72 Bảng 4.13: Nguồn tiếp cận kỹ thuật trồng rau màu của nông hộ ở TPCT (%) ..72 Bảng 4.14: Kết quả sản xuất một số mô hình rau màu phổ biến tại TPCT năm 2014 ...................................................................................................73 Bảng 4.15: Kết quả sản xuất của ba loại rau màu ở TPCT .................................75 Bảng 4.16: Phân tích chi phí, lợi nhuận ba loại rau màu (1.000đ/ha/vụ) ...........77 Bảng 4.17: Những thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ rau màu ........................80 Bảng 4.18: Những thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ phân theo loại rau màu 81 Bảng 4.19: Những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ rau màu .......................83 Bảng 4.20: Những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ phân theo loại rau màu 85 Bảng 4.21: Những giải pháp đã thực hiện của người sản xuất ...........................86 Bảng 4.22: Những giải pháp theo từng loại rau màu đã được thực hiện của người sản xuất ...............................................................................................................87 v
  14. Bảng 4.23: Những nhu cầu, giải pháp đề xuất của người sản xuất ..................889 Bảng 4.24: Những nhu cầu, giải pháp đề xuất của người sản xuất theo từng loại rau màu ..............................................................................................90 Bảng 4.25: Định hướng sản xuất rau màu của nông hộ ......................................91 Bảng 4.26: Nguyên nhân tiếp tục sản xuất và chuyển sang sản xuất RAT ........92 Bảng 4.27: Các loại rau màu họ bầu bí sản xuất được khảo sát .........................93 Bảng 4.28: Các biến nhập lượng và xuất lượng của hộ trồng rau màu ..............94 Bảng 4.29: Thống kê mô tả những nhân tố hiệu quả sản xuất của hộ sản xuất rau màu ....................................................................................................96 Bảng 4.30: Hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật dưa hấu ...........................102 Bảng 4.31: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của các hộ sản xuất dưa hấu .............................................................................................................................. 103 Bảng 4.32: Tác động biên của các yếu tố đến AE hộ sản xuất dưa hấu ...........105 Bảng 4.33: Hiệu quả chi phí, phân phối và kỹ thuật dưa leo ............................108 Bảng 4.34: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của các hộ sản xuất dưa leo......................................................................................................................109 Bảng 4.35: Tác động biên của các yếu tố đến AE hộ sản xuất dưa leo ............111 Bảng 4.36: Hiệu quả chi phí, phân phối và kỹ thuật cây khổ qua ....................113 Bảng 4.37: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô hộ sản xuất khổ qua ..........114 Bảng 4.38: Tác động biên của các yếu tố đến TE hộ sản xuất khổ qua ...........116 Bảng 4.39: Tác động biên của các yếu tố đến AE hộ sản xuất khổ qua ...........118 Bảng 4.40: Tỷ số khoảng cách kỹ thuật theo loại rau màu ...............................120 Bảng 4.41: Tỷ số khoảng cách phân phối theo loại rau màu ............................121 Bảng 4.42: Tỷ số khoảng cách chi phí theo loại rau màu ................................109 vi
  15. DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1: Cách tiếp cận nghiên cứu ....................................................................28 Hình 3.2: Khung phân tích hiệu quả sản xuất rau màu .......................................28 Hình 3.3: Hiệu quả phân phối và kỹ thuật ..........................................................32 Hình 3.4: Tính toán kinh tế quy mô trong DEA .................................................33 Hình 3.4: Hiệu quả kỹ thuật, biên sản xuất nhóm, biên sản xuất chung và tỷ số siêu kỹ thuật (O'Donnell và cộng sự, 2008) ......................................51 Hình 3.5: Mô hình DEA tối thiểu hóa đầu vào ...................................................34 Hình 3.6: Mô hình DEA tối đa hóa đầu ra ..........................................................35 Hình 3.7: Biên sản xuất nhóm, biên sản xuất chung định hướng đầu vào (O'Donnell và cộng sự, 2008) .............................................................................42 Hình 3.8: Quy trình tính toán tỷ số siêu kỹ thuật (O'Donnell và cộng sự, 2008) ...................................................................................................................43 Hình 3.9: Cơ cấu mẫu khảo sát rau màu nhóm học bầu bí .................................51 Hình 4.1: Bản đồ địa giới hành chính TPCT ......................................................27 Hình 4.2: Cơ cấu GDP TPCT năm 2014 ............................................................61 Hình 4.3: Cơ cầu giá trị sản xuất TPCT năm 2014 ............................................63 Hình 4.4: Cơ cầu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của TPCT năm 2014 ......65 Hình 4.5: Diện tích gieo trồng rau màu, đậu các loại giai đoạn 2004-2014 .......67 Hình 4.6: Sản lượng rau màu, đậu các loại giai đoạn 2004-2014 ......................68 Hình 4.7: Diện tích rau đậu phân theo quận huyện của TPCT ..........................68 Hình 4.8: Cơ cấu chi phí sản xuất dưa hấu .........................................................75 Hình 4.9: Cơ cấu chi phí sản xuất dưa leo ..........................................................76 Hình 4.10: Cơ cấu chi phí sản xuất khổ qua .......................................................76 Hình 4.11: Tỷ trọng rau màu cung cấp cho từ đối tượng mua ...........................99 Hình 4.12: Hiệu quả sản xuất dưa hấu theo qui mô..........................................104 Hình 4.13: Hiệu quả sản xuất dưa leo theo qui mô ..........................................110 Hình 4.14: Hiệu quả sản xuất khổ qua theo qui mô .........................................115 Hình 5.1: Sơ đồ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau màu ..........123 vii
  16. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AE Allocative efficiency (Hiệu quả phân phối) BVTV Bảo vệ thực vật CE Cost efficiency (Hiệu quả chi phí) CLB Câu lạc bộ CP Chi phí CPE Centrally planned economies (Nền kinh tế kế hoạch tập trung) CNH Công nghiệp hoá CRS Không đổi theo qui mô (Constant returns to scale) DEA Data envelopment analysis (Phân tích màng bao dữ liệu) DN Doanh nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long EE Economic efficiency (Hiệu quả kinh tế) HĐH Hiện đại hoá HTX Hợp tác xã GlobalGap Global Good Agricultural Practice (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) IFS International Foundation for Science (Quỹ khoa học quốc tế) OLS Ordinary least square (Bình phương nhỏ nhất thông thương) PRC Peoples’ Republic of China (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) PTNT Phát triển nông thôn KD Kinh doanh viii
  17. MLE Maximum likelihood estimate (Ước lượng khả năng tối đa) MTR Metafrontier technology ratio (tỷ số khoảng cách kỹ thuật) MAR Metafrontier allocation ratio (tỷ số khoảng cách phân phối) MCR Metafrontier cost ratio (tỷ số khoảng cách chi phí) NH Nhà hàng NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao RAT Rau an toàn SE Scale Efficiency (Hiệu quả quy mô) SFA Stochastic Frontier Analysis (Phân tích biên ngẫu nhiên) SFPF Stochastic frontier production function (Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên) SX Sản xuất TE Technical Efficiency (Hiệu quả kỹ thuật) TPCT Thành phố Cần Thơ TPHCM Thành phố Hồ Chính Minh TMĐT Thương mại điện tử VietGap Vietnamese Good Agricultural Practices (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) VRS Variable returns to scale (Thay đổi theo quy mô) ix
  18. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU Chương mở đầu tập trung một số nội dung chính như đưa ra tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và những câu hỏi cần đặt ra cho nghiên cứu; trên cơ sở đó, luận án xác định giới hạn nghiên cứu về đối tượng, nội dung, không gian và thời gian; tiếp đến mô tả cơ bản những nội dung của luận án tập trung nghiên cứu, đồng thời nêu ra một số ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án. 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau hơn 10 năm thành phố Cần Thơ (TPCT) trực thuộc Trung ương, TPCT đã thực hiện theo nghị quyết 45 của Bộ Chính trị (ngày 17-2-2005) về xây dựng và phát triển TPCT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH), Thành ủy Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch 10- KH/TU và chỉ đạo các sở, ngành xây dựng 10 chương trình, 4 đề án phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng đến năm 2010 và định hướng 2020. Trong giai đoạn 2010-2015, thành phố đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá cao, bình quân trên 15,6%/năm. Trong đó, khu vực nông- lâm-thủy sản tăng 5,5%/năm, công nghiệp - xây dựng 20,3%/năm, thương mại - dịch vụ tăng trên 16,3%/năm. Trên lĩnh vực nông nghiệp, với lợi thế có Viện lúa ĐBSCL, trường Đại học Cần Thơ đóng trên địa bàn, TPCT đang thừa hưởng những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học để xây dựng và ứng dụng nền nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), đồng thời từng bước chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị. Hiện tại, TPCT cũng đã qui hoạch Vành đai thực phẩm bao gồm tất cả các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng và Thốt Nốt; toàn bộ huyện Phong Điền, xã Vĩnh Trinh và diện tích huyện Thốt Nốt cũ điều chỉnh về huyện Vĩnh Thạnh, xã Định Môn và xã Trường Thành của huyện Thới Lai và diện tích của huyện Thốt Nốt cũ điều chỉnh về huyện Cờ Đỏ. Vùng qui hoạch này với tổng diện tích tự nhiên là 67.352 ha, trong đó diện tích canh tác rau màu đạt 7.500 ha (2015), sản lượng đạt 95.000 tấn và ước tính đến năm 2020 là 9.500 ha với sản lượng 133.000 tấn. Trong đó, phấn đấu đến năm 2020 có diện tích sản xuất rau đạt tiêu chuẩn an toàn là 100%. Qui hoạch Vành đai thực phẩm nhằm để thực hiện các mục tiêu sau: (1) xác định phạm vi, ranh giới của vùng nông nghiệp và làm cơ sở cho việc đầu tư; (2) đánh giá được sự tác động của việc phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị lên hoạt động sản xuất nông nghiệp; (3) phục vụ nhu cầu phát triển của các đô thị theo hướng CNH – HĐH; 1
  19. (4) đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, ổn định xã hội và gia tăng thu nhập cho người dân vùng dự án. Vành đai thực phẩm sẽ đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm với chất lượng ngày càng cao, phát triển các nông sản hàng hóa cần ít đất, có giá trị kinh tế cao (rau màu, hoa, cây cảnh,...), tạo được nhiều việc làm cho lực lượng lao động thừa do mất đất bởi quá trình đô thị hóa; tạo được cảnh quan phục vụ các hoạt động du lịch và bảo vệ tốt môi trường nông thôn. Trong những năm gần đây, vấn đề sản xuất và tiêu dùng rau màu, nhất là rau an toàn được xem là nhu cầu thực sự cần thiết của xã hội do đời sống, nhu cầu tiêu dùng của người dân cả nước nói chung và của TPCT nói riêng đã có sự gia tăng đáng kể. Theo thống kê của ngành nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL cho biết, trong 10 năm gần đây diện tích trồng rau tại khu vực này phát triển rất nhanh và quy trình sản xuất mang tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Ước tính toàn vùng có khoảng 300.000 ha đất trồng rau (trong đó khoảng 50.000 ha rau sạch), tập trung chủ yếu ở Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng,… Nhờ ứng dụng kỹ thuật tốt nên năng suất rau trung bình đạt 15-17 tấn/ha. Rau sạch ở ĐBSCL không chỉ tiêu thụ tại địa phương mà còn cung cấp chính cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và xuất khẩu sang Campuchia, Trung Quốc. Qua đó cho thấy, nhu cầu và tiềm năng phát triển đối với sản phẩm rau màu là rất lớn, nhưng diện tích gieo trồng qua các năm của một số địa phương thì tăng chậm chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. TPCT cũng là một trong những địa phương có diện tích trồng rau đậu các loại tăng chậm, cụ thể là từ 5.464 ha năm 2005 tăng lên 7.683 ha năm 2010 và 8.287 ha năm 2014 với tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2005-2014 chỉ đạt 4,25%. Phần lớn nông dân tại TPCT sản xuất rau theo phương pháp truyền thống, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), chưa chú ý đến dư lượng thuốc trong sản phẩm, thời gian cách ly của thuốc BVTV, phân bón. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp TPCT thì nhóm rau, đậu được xem là nhóm cây hàng năm chủ lực thứ hai sau lúa, vừa là cây thuận lợi luân canh với lúa, vừa là cây phù hợp với mô hình sản xuất tại đô thị và có thị trường tiêu dùng tại chỗ. Trên địa bàn TPCT có nhiều hệ thống siêu thị, nên sản phẩm rau màu sản xuất ra tại địa phương có ưu thế hơn về chi phí và thời gian vận chuyển so với sản phẩm rau màu nhập từ TPHCM và Đà Lạt. Nhưng sản phẩm sản xuất tại địa phương vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu chặt chẽ từ phía siêu thị về kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm, các vấn đề về hóa đơn bán hàng, nhãn mác, bao bì đóng gói sản phẩm. Mặt khác, qui mô sản xuất tại địa phương còn nhỏ lẻ, chủng loại chưa đa dạng, sản lượng không ổn định, trong khi đó siêu thị lại cần nguồn cung cấp ổn định với số lượng lớn và đa dạng về chủng loại. 2
  20. Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPCT thì diện tích trồng rau màu của thành phố trong những năm qua gia tăng đáng kể, đó chính là một tín hiệu đáng mừng, là cơ sở để TPCT xây dựng những vùng trồng rau an toàn theo hướng tập trung và chuyên canh. Để giúp nông dân trồng rau màu có thu nhập ổn định, bên cạnh việc quy hoạch vùng sản xuất cũng cần phải có sự kết hợp giữa Chi cục Bảo vệ thực vật TPCT, các nhà khoa học thuộc các viện, trường tiếp tục hướng dẫn nông dân về kỹ thuật sản xuất để sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn rau an toàn. Và nếu rau màu do nông dân sản xuất đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ cả về quy mô lẫn chất lượng và truy nguyên nguồn gốc thì tin chắc doanh nghiệp sẽ sẵn sàng “bắt tay” cùng nông dân đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm rau màu. Về hiệu quả của hoạt động sản xuất rau màu tại TPCT trong giai đoạn 2008 đến 2013 chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Phú Son. Nghiên cứu này đã đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối, cũng như những yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất rau an toàn của các hộ sản xuất tại vùng ven TPCT. Nhưng nghiên cứu chỉ tiếp cận thông tin trên 24 hộ sản xuất rau an toàn và 16 hộ sản xuất rau truyền thống tại vùng ven của thành phố. Qua đó cho thấy, cỡ mẫu trong nghiên cứu này quá nhỏ, vùng nghiên cứu chưa đủ rộng, có thể chưa đảm bảo tính đại diện cho hoạt động sản xuất rau màu trên địa bàn TPCT. Nói chung, vấn đề sản xuất cũng như tiêu dùng rau màu và thị trường của sản phẩm này còn nhiều vấn đề bất cập, do giá thành sản xuất cao, giá bán cao, hệ thống phân phối yếu (Huy Cận, 2013). Đồng thời, sản phẩm chưa đáp ứng các tiêu chuẩn của đơn vị bán lẻ, điển hình là siêu thị, nên sản phẩm rau màu, rau màu an toàn vào hệ thống bán lẻ siêu thị ít, ảnh hưởng tiêu dùng (Hoàng Nga, 2012). Một số yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như: (1) Khoảng cách mua hàng, (2) Niềm tin khách hàng vào sản phẩm, và (3) Tính sẵn có của rau an toàn (RAT) (Nguyễn Văn Thuận & Võ Thành Danh, 2011). Trong đó, vấn đề nguồn cung sản phẩm này cũng còn nhiều hạn chế, có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau tác động. Vì vậy, hiệu quả sản xuất rau màu và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cần phải nghiên cứu, đặc là tại TPCT. Trong đó, nguyên nhân do hiệu quả phân phối các nguồn lực đầu vào sản xuất của nông hộ sản xuất rau màu thấp hay nói cách khác là sự phối trộn các yếu tố đầu vào sản xuất chưa tối ưu được xem là một trong những giả thuyết được đặt ra trong nghiên cứu này. Từ những phân tích trên, đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng rau màu tại TPCT” là thực 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2