intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 được phối với các dòng đực GF337, GF280, GF399 và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại miền Trung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án nhằm nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với các dòng đực GF337, GF280, GF399 và sức sản xuất thịt của đời con khi được nuôi trong cả hai điều kiện chuồng kín và chuồng hở, và khi được giết mổ ở các khối lượng khác nhau,tại miền Trung nhằm đưa ra các khuyến cáo về con giống và thời điểm giết mổ thích hợp, từ đó giúp nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 được phối với các dòng đực GF337, GF280, GF399 và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại miền Trung

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ MAI NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 ĐƢỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280, GF399 VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA ĐỜI CON NUÔI TẠI MIỀN TRUNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HUẾ - 2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ MAI NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 ĐƢỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280, GF399 VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA ĐỜI CON NUÔI TẠI MIỀN TRUNG Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 9620105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. LÊ ĐÌNH PHÙNG PGS. TS. NGUYỄN XUÂN BẢ HUẾ - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TS. Lê Đình Phùng và PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 3 năm 2021 Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Mai
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ từ nhiều cá nhân và tổ chức. Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS. TS. Lê Đình Phùng và PGS. TS. Nguyễn Xuân Bả, hai Thầy hƣớng dẫn khoa học, đã luôn sát sao, đầy trách nhiệm, tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên, quý Thầy Cô giáo Trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo Bộ môn Di truyền - Giống và Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Huế đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình phân tích chất lƣợng thịt lợn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam và quý Thầy Cô nhóm nghiên cứu đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện các nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, luôn giúp đỡ và động viên để tôi hoàn thành luận án này. Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 3 năm 2021 Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Mai
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................. vi DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 3 2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 5 1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở VIỆT NAM..................................................... 5 1.1.1. Quy mô đàn lợn ..................................................................................................... 5 1.1.2. Sản lƣợng thịt lợn .................................................................................................. 6 1.1.3. Phân bố đàn lợn ..................................................................................................... 7 1.1.4. Phƣơng thức chăn nuôi .......................................................................................... 8 1.1.5. Cơ cấu nguồn giống ............................................................................................... 9 1.2. LAI TẠO VÀ ƢU THẾ LAI .................................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm về lai tạo ............................................................................................... 9 1.2.2. Ƣu thế lai ............................................................................................................. 10 1.2.3. Các phƣơng pháp lai phổ biến ............................................................................. 12 1.3. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG .. 14 1.3.1. Các tiêu chí đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái .......................................... 14 1.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất sinh sản của lợn nái .................................. 15 1.4. SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA LỢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG .................. 22 1.4.1. Các tính trạng đánh giá sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng thịt lợn................ 22 1.4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng thịt lợn ........... 23
  6. iv 1.5. ẢNH HƢỞNG CỦA KHỐI LƢỢNG GIẾT MỔ ĐẾN SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA LỢN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI LỢN ................. 30 1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG LAI GIỐNG NÂNG CAO SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƢỚC ........................ 32 1.6.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lai giống ở lợn trên thế giới......................... 32 1.6.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lai giống lợn ở nƣớc ta ................................ 34 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 38 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 38 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 38 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................ 38 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 39 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 39 2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 39 2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu nội dung 1 ................................................................... 39 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu nội dung 2 ................................................................... 43 2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu nội dung 3 ................................................................... 52 2.4.4. Phƣơng pháp nghiên cứu nội dung 4 ................................................................... 54 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................... 57 3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24, NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƢỢC PHỐI TINH CÁC ĐỰC GIỐNG GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP CHUỒNG KÍN Ở MIỀN TRUNG ....................................................................... 57 3.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái GF24 ....................................................... 57 3.1.2. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi đƣợc phối tinh các đực giống GF337, GF280 và GF399 .................................................................................................. 59 3.1.3. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi phối với các dòng đực GF337, GF280 và GF399 qua các lứa đẻ....................................................................................... 64 3.2. SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA 3 TỔ HỢP LAI GIỮA LỢN NÁI GF24 VỚI 3 DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHUỒNG KÍN69 3.2.1. Khả năng sinh trƣởng và chuyển hóa thức ăn của 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chuồng kín ................................ 69 3.2.2. Năng suất thịt của 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chuồng kín ............................................................ 74
  7. v 3.2.3. Chất lƣợng thịt của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chuồng kín ............................................................................................. 76 3.3. SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA 3 TỔ HỢP LAI GIỮA LỢN NÁI GF24 VỚI 3 DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHUỒNG HỞ 82 3.3.1. Khả năng sinh trƣởng và chuyển hóa thức ăn của 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chuồng hở ................................. 82 3.3.2. Năng suất thịt của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện nuôi chuồng hở ............................................................................ 87 3.3.3. Chất lƣợng thịt của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 khi đƣợc nuôi trong điều kiện chuồng hở...................................................................... 89 3.4. SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA HAI TỔ HỢP LAI GF337XGF24 VÀ GF399XGF24 Ở CÁC MỨC KHỐI LƢỢNG GIẾT MỔ 100, 110 VÀ 120KG. 94 3.4.1. Tăng khối lƣợng, lƣợng ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của hai tổ hợp lai GF337xGF24 và GF399xGF24 ở các khối lƣợng giết mổ khác nhau.................. 94 3.4.2. Năng suất thịt của hai tổ hợp lai GF337xGF24 và GF399xGF24 ở các mức khối lƣợng giết mổ khác nhau....................................................................................... 97 3.4.3. Chất lƣợng thịt của hai tổ hợp lai GF337xGF24 và GF399xGF24 ở các mức khối lƣợng giết mổ khác nhau ............................................................................ 100 3.4.4. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi hai tổ hợp lai GF337xGF24 và GF399xGF24 khi giết mổ ở các mức khối lƣợng khác nhau ..................................................... 104 Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 108 4.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 108 4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 109 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 111 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT a* Giá trị màu đỏ b* Giá trị màu vàng 95%CI Khoảng tin cậy 95% cs Cộng sự Du Duroc DFD Dark, firm, dry h2 Hệ số di truyền L* Giá trị màu sáng L Landrace LSM Giá trị trung bình bình phƣơng bé nhất LW Large White Min Giá trị nhỏ nhất Max Giá trị lớn nhất n Số lƣợng mẫu Pi Pietrain pH24 Giá trị pH sau 24 giờ giết mổ pH45 Giá trị pH sau 45 phút giết mổ PiDu Tổ hợp lai đực Pietrain x nái Duroc PiDu25 Tổ hợp lợn lai có 25% giống Pietrain và 75% giống Duroc PiDu50 Tổ hợp lợn lai 50% giống Pietrain và 50% giống Duroc PiDu75 Tổ hợp lợn lai 75% giống Pietrain và 25% giống Duroc PSE Pale, Soft, Exudative TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Y Yorkshire
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Số lƣợng và cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô chăn nuôi năm 2019 ................ 8 Bảng 2.1. Giá trị dinh dƣỡng của thức ăn ....................................................................... 41 Bảng 2.2. Định mức cho ăn của lợn nái trong thí nghiệm .............................................. 42 Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sức sản xuất thịt của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24. ................................................... 44 Bảng 2.4. Giá trị dinh dƣỡng phân tích (%, ngoại trừ năng lƣợng thô) theo nguyên trạng của khẩu phần thức ăn theo các giai đoạn nuôi ........................................... 50 Bảng 2.5. Quy trình vắc xin cho lợn thí nghiệm ........................................................... 51 Bảng 2.6. Biến động nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng kín trong quá trình thí nghiệm . 51 Bảng 2.7. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sức sản xuất thịt của 3 tổ hợp lai GF337xGF24; GF280xGF24 và GF399xGF24 trong chuồng hở. ....................... 53 Bảng 2.8. Biến động nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng hở ............................................. 53 trong suốt quá trình thí nghiệm ..................................................................................... 53 Bảng 2.9. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sức sản xuất thịt của tổ hợp lai GF337xGF24 ở 3 mức khối lƣợng giết mổ 100, 110 và 120 kg. .................................................... 54 Bảng 2.10. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sức sản xuất thịt của tổ hợp lai GF399xGF24 ở 3 mức khối lƣợng giết mổ 100, 110 và 120 kg. ................................................. 55 Bảng 3.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái GF24................................................. 57 Bảng 3.2. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi đƣợc phối tinh các dòng đực GF337, GF280, GF399 ....................................................................................... 62 Bảng 3.3. Năng suất sinh sản theo lứa đẻ của lợn nái GF24 khi phối với các dòng đực GF337, GF280 và GF399 ..................................................................................... 66 Bảng 3.4. Khối lƣợng (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 ở các độ tuổi (kg) trong điều kiện chuồng kín ....... 69 Bảng 3.5. Tăng khối lƣợng (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 qua các giai đoạn tuổi (g/ngày) . 70 Bảng 3.6. Lƣợng ăn vào (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 qua các giai đoạn tuổi (kg/con/ngày) ........................................................................................................ 72 Bảng 3.7. Hệ số chuyển hóa thức ăn (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 qua các giai đoạn tuổi (kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng) .................................................................................. 73
  10. viii Bảng 3.8. Năng suất thịt (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chuồng kín ........ 74 Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng thịt (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 .................... 77 Bảng 3.10. Giá trị dinh dƣỡng của thịt cơ thăn (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) ở 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chuồng kín ......................................................................................................................... 81 Bảng 3.11. Khối lƣợng (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 ở các độ tuổi (kg) ...................... 82 Bảng 3.12. Tăng khối lƣợng (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 qua các giai đoạn tuổi (g/ngày) . 83 Bảng 3.13. Lƣợng ăn vào (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 qua các giai đoạn tuổi (kg/con/ngày) ........................................................................................................ 84 Bảng 3.14. Hệ số chuyển hóa thức ăn (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 (kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng) qua các giai đoạn tuổi................................................................................ 86 Bảng 3.15. Năng suất thịt (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chuồng hở......... 87 Bảng 3.16. Chất lƣợng thịt (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chuồng hở .......... 89 Bảng 3.17. Giá trị dinh dƣỡng của thịt cơ thăn (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) ở 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chuồng hở........................................................................................................................... 93 Bảng 3.18. Tăng khối lƣợng, lƣợng ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của hai tổ hợp lai GF337xGF24 và GF399xGF24 theo khối lƣợng giết mổ ................................................................................................ 95 Bảng 3.19. Năng suất thịt (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của hai tổ hợp lai GF337xGF24 và GF399xGF24 theo khối lƣợng giết mổ..................................... 97 Bảng 3.20. Chất lƣợng thịt (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của hai tổ hợp lai GF337xGF24 và GF399xGF24 theo khối lƣợng giết mổ................................... 100 Bảng 3.21. Thành phần hóa học của thịt cơ thăn (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của hai tổ hợp lai GF337xGF24 và GF399xGF24 theo khối lƣợng giết mổ ............ 103 Bảng 3.22. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi hai tổ hợp lai GF337xGF24 và GF399xGF24 theo khối lƣợng giết mổ............................................................... 106
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Số lƣợng đàn lợn cả nƣớc giai đoạn 2010-2019 .............................................. 5 Hình 1.2. Sản lƣợng thịt lợn cả nƣớc giai đoạn 2010-2019 ............................................ 6 Hình 1.3. Phân bố đàn lợn theo vùng sinh thái năm 2008.................................................... 7 Hình 1.4. Phân bố đàn lợn theo vùng sinh thái năm 2018.................................................... 7 Hình 2.1. Sơ đồ lai tạo các dòng lợn sử dụng trong nghiên cứu ................................... 38 Hình 3.1. Phân bố thời điểm bắt đầu và kết thúc đẻ trong ngày đêm của lợn nái GF2459
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống ở nƣớc ta, từ xƣa tới nay nó luôn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là nguồn chủ đạo cung cấp thực phẩm cho ngƣời tiêu dùng. Theo kết quả điều tra năm 2018, chăn nuôi lợn đã tạo sinh kế cho khoảng 2,5 triệu nông hộ trong tổng số 8,6 triệu hộ sản xuất nông nghiệp và 9.770 trang trại trong tổng số 31.668 trang trại nông nghiệp, góp phần làm thay đổi bộ mặt của khu vực nông thôn. Đồng thời, chăn nuôi lợn đã cung cấp 3,8 triệu tấn thịt hơi (chiếm 70,4% tổng sản lƣợng thịt hơi các loại) cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu [9]. Để chăn nuôi lợn tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, Nhà nƣớc đã có định hƣớng và đặt mục tiêu phát triển đến 2030 là phát triển chăn nuôi lợn với các giống cao sản theo hƣớng trang trại công nghiệp; tổng đàn lợn có mặt thƣờng xuyên ở quy mô khoảng 29-30 triệu con, trong đó đàn lợn nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 70%; cung cấp khoảng 60-62% sản lƣợng thịt xẻ (trong tổng sản lƣợng thịt xẻ các loại), trong đó, sản lƣợng xuất khẩu khoảng 15-20% [9]. Trong chăn nuôi, con giống có vai trò quyết định đến khả năng sản xuất tối đa của vật nuôi. Vì thế, để đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi nói chung, Nghị quyết số 26 NQ/TƢ ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 7 (khoá X) đã xác định giống là khâu tạo đột phá để tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, mỗi giống, bên cạnh các ƣu điểm đều có những nhƣợc điểm nhất định liên quan đến khả năng sản xuất. Một trong những giải pháp để hạn chế những nhƣợc điểm và phát huy tối đa ƣu điểm của mỗi giống là sử dụng lai tạo. Vì thế, thực tế hiện nay các cơ sở giống chủ yếu đang tổ chức quản lý giống theo “tháp lai tạo”. Theo phƣơng thức quản lý giống này, ở đàn cụ kị ngƣời ta thƣờng sử dụng các giống thuần, ở đàn ông bà có thể sử dụng giống thuần hoặc giống lai, ở đàn bố mẹ thƣờng là giống lai để sản xuất con thƣơng phẩm có ƣu thế lai cao. Trong lai tạo ở lợn, bên cạnh sử dụng lợn nái lai, việc sử dụng đực giống phù hợp để phối với lợn nái có ý nghĩa quan trọng trong việc đƣa lại ảnh hƣởng bổ sung (compensate) và ƣu thế lai ở đời con lai [69]. Từ cơ sở khoa học và thực tiễn đó, năm 2009 Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020, trong đó có hai nội dung quan trọng liên quan đến giống lợn là: 1) Nhập bổ sung các dòng, giống lợn có năng suất, chất lƣợng cao của thế giới, vừa nhân giống vừa sản xuất ra con lai có năng suất và phẩm chất thịt cao phù hợp với điều kiện Việt Nam và 2) Nghiên cứu công thức lai hiệu quả cho chăn nuôi lợn công nghiệp, phù hợp với từng vùng miền khác nhau của đất nƣớc. Tổng kinh phí cho chƣơng trình giống lợn lên đến 6.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nƣớc chỉ khoảng 1.200 tỷ
  13. 2 đồng, phần còn lại là từ các tập đoàn, công ty chăn nuôi và thức ăn liên doanh khác nhau [43]. Các tập đoàn, công ty này đã nhập và lai tạo nhiều giống/dòng khác nhau phục vụ cho chăn nuôi lợn công nghiệp trong nƣớc, ví dụ công ty GreenFeed (GF), công ty CP, công ty France Hybrides …. Một số giống lợn cao sản đƣợc nhập phổ biến nhƣ Landrace (L), Yorkshire (Y), Pietrain (Pi), Duroc (Du). Gần đây, công ty GreenFeed đã nhập các dòng lợn cụ kị: L2 (L), L3 (Y) và ông bà: L15 (Du), L62 (Pi), L65 (Pi tổng hợp) và L18 (Pi tổng hợp) từ tập đoàn PIC, Hoa Kỳ (Tập đoàn cải biến giống lợn, có trụ sở trên 30 nƣớc và chiếm 60% thị phần di truyền giống lợn toàn cầu), mỗi dòng đƣợc chuyên hóa theo các hƣớng sản xuất khác nhau nhƣ tăng tỷ lệ mỡ dắt, tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn, tăng khả năng tăng trƣởng, và tiến hành lai tạo ra các dòng đực GF337, GF280 và GF399... và dòng lợn nái GF24. Các dòng lợn này còn đƣợc gọi là PIC337, PIC280, PIC399 và PIC24 (do dựa trên các nguồn cụ kỵ, ông bà của công ty PIC). Dòng lợn nái này và đời con thƣơng phẩm giữa nó với các dòng đực nêu trên đƣợc dự đoán có sức sinh sản và sức sản xuất thịt cao trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng vẫn chƣa có nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện về sức sản xuất của các dòng lợn này cũng nhƣ đời con lai của chúng. Ngoài con giống thì khối lƣợng giết mổ cũng là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng thịt lợn, đặc biệt là các tính trạng nhƣ độ dày mỡ lƣng, tỷ lệ mỡ giắt, màu sắc, độ mềm của thịt…. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hƣởng của độ tuổi/khối lƣợng giết mổ đến năng suất và chất lƣợng thịt lợn, trên cơ sở đó đã có những khuyến cáo về độ tuổi/khối lƣợng giết mổ thích hợp cho các giống/dòng lợn khác nhau [103], [136], [176], [198]. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn rất ít ỏi. Trên thực tế, lợn ngoại thƣơng phẩm ở Việt Nam hầu hết đƣợc giết mổ ở khối lƣợng 80-100kg và chƣa có các khuyến cáo về vấn đề này. So với lợn công nghiệp của thế giới thì mức khối lƣợng giết mổ này là thấp hơn nhiều. Miền Trung là nơi có tốc độ phát triển kinh tế nói chung chăn nuôi nói riêng chậm hơn so với hai đầu tổ quốc nhƣng đã có những bƣớc tiến mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong chăn nuôi hiện nay, dịch bệnh diễn ra liên miên, phƣơng thức chăn nuôi công nghiệp đang ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của nó trong hệ thống sản xuất, đặc biệt trong phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Vì thế, chăn nuôi lợn công nghiệp trên cả nƣớc nói chung và miền Trung nói riêng đang ngày càng phát triển. Hiện nay, chăn nuôi lợn nái ở miền Trung đang phát triển theo hƣớng công nghiệp chuồng kín, chăn nuôi lợn thịt đang áp dụng cả phƣơng thức công nghiệp chuồng kín và chuồng hở. Việc nghiên cứu dòng/giống tốt có ý nghĩa quan trọng góp phần giúp chăn nuôi lợn ở miền Trung phát triển bền vững.
  14. 3 Từ thực tế nêu trên việc nghiên cứu một cách có hệ thống về năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi đƣợc phối tinh bởi các dòng đực GF337, GF280 và GF399 và khả năng sản xuất của các con lai trong điều kiện chuồng kín và chuồng hở, ở các mức khối lƣợng giết mổ khác nhau, để có cơ sở khuyến cáo lựa chọn con giống và thời điểm giết mổ thích hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung là cần thiết. Vì vậy, tôi đã thực hiện đề tài “Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 được phối với các dòng đực GF337, GF280, GF399 và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại miền Trung”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi đƣợc phối với các dòng đực GF337, GF280, GF399 và sức sản xuất thịt của đời con khi đƣợc nuôi trong cả hai điều kiện chuồng kín và chuồng hở, và khi đƣợc giết mổ ở các khối lƣợng khác nhau, tại miền Trung nhằm đƣa ra các khuyến cáo về con giống và thời điểm giết mổ thích hợp, từ đó giúp nâng cao năng suất, chất lƣợng thịt và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá đƣợc năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi đƣợc phối giống với các dòng đực GF337, GF280 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp chuồng kín ở miền Trung. - Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái GF24 với các dòng đực GF337, GF280 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp chuồng kín ở miền Trung. - Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái GF24 với các dòng đực GF337, GF280 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp chuồng hở ở miền Trung. - Đánh giá đƣợc sức sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi của hai tổ hợp lai giữa lợn nái GF24 với hai dòng đực GF337 và GF399 ở các mức khối lƣợng giết mổ khác nhau trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp chuồng kín ở miền Trung. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và có tính hệ thống cao từ năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi đƣợc phối tinh các dòng đực GF337, GF280 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp chuồng kín, đến khả
  15. 4 năng sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng thịt của các con lai thƣơng phẩm, trong cả hai điều kiện chăn nuôi công nghiệp chuồng kín và chuồng hở. - Đề tài cũng là công trình khoa học đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về sức sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi của hai tổ hợp lai giữa lợn nái GF24 với hai dòng đực GF337 và GF399 ở các mức khối lƣợng giết mổ khác nhau. - Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm tƣ liệu khoa học về khả năng sinh sản của lợn nái GF24; khả năng sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái GF24 với các dòng đực giống GF337, GF280 và GF399. Các tƣ liệu này có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập cho cán bộ, sinh viên, học viên ngành chăn nuôi. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để khuyến cáo và lựa chọn các tổ hợp lai giữa lợn nái GF24 với các dòng đực GF337, GF280 và GF399 trong sản xuất nhằm nâng cao khả năng sinh sản, sinh trƣởng, năng suất, chất lƣợng thịt và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở miền Trung. - Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là cơ sở để khuyến cáo và lựa chọn thời điểm giết mổ thích hợp đối với các tổ hợp lai giữa lợn nái GF24 với các dòng đực GF337, GF280 và GF399 nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng thịt và hiệu quả trong chăn nuôi lợn thƣơng phẩm ở miền Trung.
  16. 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở VIỆT NAM 1.1.1. Quy mô đàn lợn Kết quả diễn biến về quy mô đàn lợn theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/10 hằng năm trong giai đoạn 2010-2019 đƣợc thể hiện ở hình 1.1. 30000 29000 Tổng số lợn (ngàn con) 28000 27000 26000 25000 24000 23000 22000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Năm Hình 1.1. Tổng số lợn cả nước giai đoạn 2010-2019 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019 [49]) Hình 1.1 cho thấy, trong thập niên qua, tăng trƣởng đàn lợn nhìn chung đạt ở mức thấp và có nhiều biến động. Từ năm 2010 đến 2014, số lƣợng lợn dao động xung quanh mức 26-27 triệu con. Hai năm tiếp theo, quy mô đàn lợn tăng nhanh và đạt 29,1 triệu con vào năm 2016. Sau đó, do gặp khó khăn trong việc xuất khẩu thịt lợn, nguồn cung thịt trong nƣớc dƣ thừa làm giá lợn giảm thấp, ngƣời chăn nuôi thua lỗ để trống chuồng và ảnh hƣởng của dịch bệnh lở mồm long móng bùng phát trên phạm vi rộng nên đã làm giảm quy mô đàn lợn xuống còn 27,4 triệu con vào năm 2017. Năm 2018 đàn lợn có xu hƣớng hồi phục và đạt 28,1 triệu con. Tuy nhiên, vào đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi làm số lƣợng lợn giảm nghiêm trọng (giảm khoảng 20% số đầu con), số lợn chết và nhiễm bệnh phải tiêu hủy trên 5,0 triệu con, gây thiệt hại lớn cho ngƣời chăn nuôi và ảnh hƣởng đến nguồn cung thịt lợn cho tiêu dùng trong nƣớc trong năm 2019 và những năm tiếp theo [9]. Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (2019) [9], sự tăng trƣởng về quy mô đàn lợn trong giai đoạn 2008- 2018 là chƣa đạt theo mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
  17. 6 1.1.2. Sản lƣợng thịt lợn Kết quả về diễn biến tổng sản lƣợng thịt lợn của cả nƣớc trong giai đoạn 2010- 2019 đƣợc thể hiện ở hình 1.2. 4500 4000 Sản lƣợng thịt lợn (ngàn tấn) 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Năm Hình 1.2. Sản lượng thịt lợn cả nước giai đoạn 2010-2019 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019 [49]) Hình 1.2 cho thấy, mặc dù tổng số lợn trong giai đoạn này có nhiều biến động, nhiều thời điểm số lƣợng lợn giảm nhƣng sản lƣợng thịt lợn xuất chuồng trong giai đoạn này vẫn tăng lên qua thời gian (ngoại trừ năm 2019 do số lƣợng lợn giảm quá mạnh nên đã kéo theo sản lƣợng thịt giảm). Tổng kết kết quả thực hiện “Chiến lƣợc phát triển Chăn nuôi đến năm 2020”, Cục Chăn nuôi (2019) [9] đã đánh giá về sản lƣợng thịt mà ngành Chăn nuôi lợn sản xuất đƣợc trong giai đoạn 2008-2018. Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trƣởng về sản lƣợng thịt lợn trong giai đoạn này đạt khoảng 3,3%/năm, tăng từ 2,8 triệu tấn năm 2008 lên 3,8 triệu tấn năm 2018. Khối lƣợng lợn thịt xuất chuồng bình quân là 65,4 kg/con (năm 2008) đã tăng lên 76,7 kg/con trong năm 2018 [9]. Kết quả này chứng tỏ, năng suất chăn nuôi lợn trong nƣớc đã đƣợc cải thiện đáng kể trong 10 năm qua. Điều này là nhờ sự cải tiến về chất lƣợng con giống, dinh dƣỡng thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng cũng nhƣ công tác tổ chức và quản lý trong chăn nuôi. Tuy nhiên, mức độ đạt đƣợc về sản lƣợng thịt trong giai đoạn này vẫn thấp hơn so với mục tiêu Chiến lƣợc đề ra (khoảng 4,45 triệu tấn vào năm 2018).
  18. 7 1.1.3. Phân bố đàn lợn Phân bố chi tiết quy mô đàn lợn ở các vùng sinh thái vào năm 2008 và 2018 đƣợc thể hiện ở hình 1.3 và 1.4. Hình 1.3. Phân bố đàn lợn theo vùng sinh thái năm 2008 (Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2019 [9]) Hình 1.4. Phân bố đàn lợn theo vùng sinh thái năm 2018 (Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2019 [9]) (Chú thích hình 1.3 và 1.4: ĐBSH: vùng Đồng bằng sông Hồng; TD&MN phía Bắc: vùng Trung du và miền núi phía Bắc; BTB&DHMT: vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; ĐBSCL: vùng Đồng bằng sông Cửu Long; ĐNB: vùng Đông Nam Bộ). Hình 1.3 và 1.4 cho thấy, đàn lợn của nƣớc ta tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (gần 70% đàn lợn tập trung ở 3 khu vực này). Từ năm 2008 đến năm 2018, xu hƣớng đàn lợn ổn định ở vùng Đồng bằng sông Hồng, tăng ở vùng Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đang có xu hƣớng giảm ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long. So sánh quy mô đàn lợn giữa các vùng trong giai đoạn 2008-2018 cho thấy, vùng Đồng bằng
  19. 8 sông Hồng (ĐBSH) có tổng đàn lợn lớn nhất, chiếm 26% đàn lợn cả nƣớc; tiếp theo là vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, chiếm 23-25%; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (BTB &DHMT) chiếm 18-21%; vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) chiếm 10-12% và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 12-14%; vùng Tây Nguyên có số lƣợng lợn thấp nhất, chiếm 6-7%. 1.1.4. Phƣơng thức chăn nuôi Ở Việt Nam hiện có 4 loại hình chăn nuôi lợn, bao gồm (1) Chăn nuôi nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn thấp; (2) Chăn nuôi thƣơng mại quy mô nhỏ với mức độ an toàn vệ sinh tối thiểu, kết hợp vƣờn cây và ao cá theo mô hình Vƣờn-Ao-Chuồng; (3) Chăn nuôi thƣơng mại quy mô lớn với mức độ vệ sinh an toàn cao; và (4) Hợp tác xã hoặc tổ nhóm hợp tác chăn nuôi với mức độ an toàn vệ sinh trung bình hoặc khá tốt. Trong đó, chăn nuôi quy mô nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn thấp có đặc điểm: vốn ít, điều kiện chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trƣờng kém và thƣờng có hiệu quả chăn nuôi thấp, sử dụng giống địa phƣơng hoặc giống lợn lai, đầu tƣ thấp với điều kiện chuồng trại thô sơ, tận dụng sản phẩm nông nghiệp, công tác phòng chống dịch bệnh sơ sài, quy mô chăn nuôi của hộ có 1-2 con nái hoặc ít hơn 20 con lợn thịt. Chăn nuôi thƣơng mại quy mô nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn tối thiểu, kết hợp vƣờn cây, ao cá có đặc điểm: sử dụng giống lợn lai hoặc giống nhập ngoại, có mức đầu tƣ trung bình, công tác phòng chống dịch bệnh đƣợc quan tâm ở mức độ tối thiểu, quy mô chăn nuôi có 5-20 con nái hoặc ít hơn 100 con lợn thịt. Chăn nuôi thƣơng mại quy mô lớn với mức độ vệ sinh an toàn cao có đặc điểm: sử dụng giống nhập khẩu, dùng thức ăn công nghiệp, có hệ thống chuồng trại tốt, công tác phòng chống dịch bệnh thú y đƣợc thực hiện tốt, quy mô chăn nuôi có 600-2.400 con lợn nái hoặc 500-10.000 con lợn thịt. Hợp tác xã hoặc tổ nhóm hợp tác chăn nuôi với mức độ an toàn vệ sinh trung bình hoặc khá tốt có đặc điểm: sử dụng giống lợn lai hoặc giống ngoại nhập, giữa các hộ nông dân có chia sẻ kinh nghiệm, thức ăn hoặc lợi nhuận, quy mô chăn nuôi có từ 20-50 con nái hoặc có 100-200 con lợn thịt [14]. Bảng 1.1. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô chăn nuôi năm 2019 Quy mô chăn nuôi (con) Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%) 1-9 2.463.561 82,72 10 – 29 399.112 13,40 30 – 99 84.437 2,84 100 – 299 10.418 0,35 300 – 999 5.045 0,17 ≥ 1000 15.463 0,52 Tổng 2.978.036 100 Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam (2019) [242]
  20. 9 Hiện nay, phƣơng thức chăn nuôi lợn đang có xu hƣớng chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ sang chăn nuôi trang trại, quy mô lớn. Số lƣợng hộ chăn nuôi lợn có xu hƣớng giảm mạnh trong thời gian qua. Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (2019) [9], năm 2010 cả nƣớc có trên 4,5 triệu hộ chăn nuôi lợn, con số này giảm còn khoảng 2,5 triệu hộ vào năm 2018. Quy mô chăn nuôi trong các nông hộ có xu hƣớng tăng lên. Năm 2011, nhóm hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ (1-9 con) chiếm 86,43% tổng số hộ nuôi lợn; nhóm nuôi với quy mô 10-49 con chiếm 12,79% và nhóm hộ có quy mô từ 50 con trở lên chỉ chiếm 0,78% [47]. Kết quả điều tra tại thời điểm 01/4/2019 ở bảng 1.1. cho thấy, đến năm 2019, nhóm hộ có quy mô 1 - 9 con giảm còn 82,72%, nhóm hộ có quy mô từ 100 con trở lên chiếm 1,04%. Đối lập với sự giảm về số lƣợng trong chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi trang trại đang ngày càng phát triển và chứng tỏ lợi thế về năng suất, chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và đặc biệt là việc kiểm soát dịch bệnh. Năm 2018, cả nƣớc có 9.770 trang trại chăn nuôi lợn (chiếm khoảng 45% đầu con, 53% về sản lƣợng thịt lợn) trong tổng số 19.639 trang trại chăn nuôi [9]. Đến 3/2020, cả nƣớc có 911 hợp tác xã và 9.924 trang trại chăn nuôi lợn (bằng tổng số 5,8% hợp tác xã và 25% tổng số trang trại nông nghiệp cả nƣớc) [243]. 1.1.5. Cơ cấu giống Trong thập niên qua, Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng nhằm phát triển các dòng, giống lợn có năng suất, chất lƣợng cao phục vụ cho chăn nuôi công nghiệp. Nhiều giống lợn ngoại đã đƣợc nhập và lai tạo, trong đó các giống đƣợc nhập chủ yếu là L, Y, Du và Pi. Vì thế, hiện nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đang sử dụng nguồn giống lợn ngoại là chủ yếu (chiếm 74% trong tổng đàn lợn). Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lợn nái ngoại của nƣớc ta năm 2013 là 19,8% đã tăng lên 31,8% vào năm 2018. Đối với đàn lợn thịt, tỷ lệ lợn lai, ngoại trong tổng đàn năm 2017 là 92,7 % [244]. Theo Nguyễn Văn Giáp (2015) [14], tại các cơ sở sản xuất giống lớn của cả nƣớc nguồn giống lợn ngoại chiếm 92,93%, giống lợn lai nội x ngoại chiếm 5,62% và lợn nội thuần chỉ chiếm 1,45% tổng đàn lợn. 1.2. LAI TẠO VÀ ƢU THẾ LAI 1.2.1. Khái niệm về lai tạo Lai tạo là phƣơng pháp cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều dòng/giống/loài khác nhau. Lai tạo làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên. Lai tạo là phƣơng pháp chủ yếu làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Lai tạo giúp tạo ra đời con hội tụ đƣợc các đặc điểm tốt của cả hai dòng/giống bố mẹ và tạo ra đời con có ƣu thế lai. Vì vậy, lai tạo đã đƣợc áp dụng vào hầu hết các hệ thống chăn nuôi nói chung, chăn nuôi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2