intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc tính sinh thái loài Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật gây trồng và kinh doanh rừng Vầu đắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận án nhằm nghiên cứu đặc tính sinh thái loài để góp phần phát triển bền vững rừng Vầu đắng, nâng cao thu nhập cho người dân ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng rừng và phát huy khả năng phòng hộ của rừng Vầu đắng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc tính sinh thái loài Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật gây trồng và kinh doanh rừng Vầu đắng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PT NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------ Trần Ngọc Hải NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH THÁI LOÀI VẦU ĐẮNG (Indosasa angustata Mc.Clure) LÀM CƠ SỞ CHO CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ KINH DOANH RỪNG VẦU ĐẮNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PT NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------ Trần Ngọc Hải NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH THÁI LOÀI VẦU ĐẮNG (Indosasa angustata Mc.Clure) LÀM CƠ SỞ CHO CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ KINH DOANH RỪNG VẦU ĐẮNG Chuyên ngành: Kỹ thuật lâm sinh Mã số: 62.62.60.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Ngô Quang Đê Hà Nội - 2012
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) là loài tre trúc bản địa có thân ngầm mọc tản phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Đây là loài cây đa tác dụng, thân cây có thể làm nguyên liệu giấy, ván ghép thanh, đũa, làm nhà, chế biến than hoạt tính, làm hàng rào, măng Vầu đắng là một loại thực phẩm có chất lượng cao được nhân dân ưa chuộng. Rừng Vầu đắng có tầng tán lá dầy và xanh quanh năm, hệ thân ngầm phát triển do đó phát huy tốt tác dụng phòng hộ. Trên thế giới cũng như ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại, gây trồng và kinh doanh tre trúc. Hầu hết những công trình này tập trung vào nghiên cứu sinh trưởng, kỹ thuật gây trồng, khai thác, chế biến một số loài tre trúc có thân ngầm mọc cụm, hoặc với loài mọc tản như Trúc sào (Phyllostachys pubescens) [6], [12], [32], [38], [43], [48]. Đối với các loài trong chi Vầu (Indosasa) chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu [15], [72], [75], [79]. Cho đến nay ở Việt Nam đã thu thập được 223 mẫu tre trúc và phân loại được trên 50loài, các loài khác do chưa thu đủ mẫu hoặc chưa đủ cơ sở để phân định loài. Vầu đắng có phân bố ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, chúng mọc tự nhiên hoặc được gây trồng, hiện nay những biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong kinh doanh các lâm phần Vầu đắng chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm được đúc rút từ gây trồng, khai thác của nhân dân địa phương, chưa có bản hướng dẫn kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác dựa trên các cơ sở khoa học. Vì vậy, nhiều diện tích Vầu đắng tự nhiên sau một thời gian khai thác chất lượng và trữ lượng rừng bị suy giảm, kích thước cây nhỏ đi, một số nơi rừng bị thoái hóa; rừng trồng mới cây sinh trưởng kém do chọn điều kiện lập địa không phù hợp. Hơn nữa những nghiên cứu về loài Vầu đắng còn ít, rời rạc và chưa mang tính hệ thống. Nên triển khai những nghiên cứu cơ bản để đưa ra những cơ sở cho các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với đặc tính sinh vật học và sinh trưởng của loài, cũng như phù hợp với trình độ quản lý, kinh doanh của người dân địa phương còn là khoảng trống cần bổ sung.
  4. 2 Đối với loài Vầu đắng chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách sâu sắc ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái tới sinh trưởng, phát triển và phân bố của loài, xây dựng bản đồ phân bố sinh thái khí hậu của loài. Vì vậy, nghiên cứu đặc tính sinh thái của loài Vầu đắng có ý nghĩa mở ra hướng nghiên cứu về phân vùng sinh thái của loài thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái. Đồng thời, kết quả nghiên cứu đặc tính sinh thái loài Vầu đắng sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong tạo giống, trồng cũng như kỹ thuật khai thác, tổ chức kinh doanh rừng Vầu đắng theo hướng bền vững. Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc tính sinh thái loài Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật gây trồng và kinh doanh rừng Vầu đắng” đã được thực hiện. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài - Ý nghĩa khoa học của đề tài: Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc gây trồng, khai thác Vầu đắng theo hướng phát triển ổn định và bền vững. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất được những giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp áp dụng trong sản xuất giống, trồng, chăm sóc, khai thác các sản phẩm của loài Vầu đắng, cũng như trong công tác quy hoạch lựa chọn vùng phát triển loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị này. 3. Những đóng góp mới của luận án Đã xác định được một số đặc tính quan trọng của loài Vầu đắng thông qua những nghiên cứu đặc trưng của loài ở các tiểu sinh cảnh, đặc điểm sinh học, đặc trưng sinh thái quần thể, quần xã. Những kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung những hiểu biết về loài Vầu đắng. Luận án đã xây dựng được những cơ sở khoa học và thực tiễn cho gây trồng và xúc tiến tái sinh loài Vầu đắng, một trong những loài cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng ở trung du và miền núi phía Bắc, xây dựng được bảng phân chia lập địa thích hợp cho loài Vầu đắng.
  5. 3 4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu đặc tính sinh thái loài để góp phần phát triển bền vững rừng Vầu đắng, nâng cao thu nhập cho người dân ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng rừng và phát huy khả năng phòng hộ của rừng Vầu đắng. Mục tiêu cụ thể: + Xác định được một số đặc trưng sinh thái của loài ở mức độ cá thể, quần thể và quần xã theo hướng bền vững làm cơ sở khoa học cho đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng Vầu đắng. + Xác định được vùng thích hợp cho gây trồng và phát triển Vầu đắng một loài cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng ở các tỉnh vùng sinh thái lâm nghiệp Tây Bắc và Đông Bắc. 5. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những lâm phần Vầu đắng mọc tự nhiên hoặc được gây trồng ở các trạng thái rừng và mức độ bị tác động khác nhau. 5.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian nghiên cứu: Giới hạn của vùng nghiên cứu là các địa phương nơi có Vầu đắng phân bố khá tập trung ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc (bao gồm cả vùng Trung tâm cũ). + Về thời gian nghiên cứu: sử dụng các số liệu nghiên cứu của tác giả từ năm 1994 đến năm 2010. 5.3. Giới hạn nghiên cứu Do Vầu đắng có phân bố khá rộng, hơn nữa có rất nhiều các nhân tố sinh thái nên trong quá trình nghiên cứu đề tài chỉ tập trung vào một số nhân tố sinh thái như: nhiệt độ, chế độ khô ẩm, ánh sáng, đất đai, địa hình, thành phần thực vật, độ tàn che, sâu bệnh hại, tác động của con người đặc trưng cho các tiểu sinh cảnh, quần
  6. 4 thể, quần xã loài Vầu đắng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của loài làm cơ sở đề xuất một số biện pháp trong kinh doanh rừng vầu. 5.4. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, tồn tại, khuyến nghị, Luận án được kết cấu gồm 4 chương: - Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Chương 3. Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu - Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Ngoài ra, còn hệ thống 43 bảng, 27 hình, tài liệu tham khảo và phụ lục.
  7. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Đặc trưng về phân bố và sinh thái của tre trúc Về nhân tố khí hậu: Tewari D.N. [74], [75] đã công bố số liệu cho biết trên thế giới hiện nay 80% rừng tre trúc phân bố ở Châu Á, tất cả các vùng rừng nhiệt đới và á nhiệt đới của thế giới đều có tre trúc xuất hiện. Độ cao phân bố của chúng từ sát biển lên tới 4000 m. Tác giả đã xây dựng được vùng phân bố chung cho tre trúc và bản đồ phân bố một số chi tre trúc quan trọng của thế giới. Nhìn vào bản đồ phân bố này có thể thấy được trung tâm phân bố tre trúc tập trung vào giải nhiệt đới và á nhiệt đới thuộc Châu Á, trong đó chủ yếu là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Bắc Australia, Trung Phi, Nam Mỹ và một phần nhỏ ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên không thấy đề cập có sự phân bố của chi Vầu (Indosasa) ở Việt Nam. Dranfield S. và Widjaja E.A. (1995) [68] đã giới thiệu về phân bố của các loài trong chi Bambusa, Cephalostachyum, Dendrocalamus, Gimgantochloa, Sdryzostachyum, Thyrsostachys ở khu vực Đông Nam Á, nhưng chưa đề cập đến phân bố của các loài Indosasa. Đặc biệt, Ohrnberger D. và Goerrinys J. (1983) [72] đã đưa ra danh sách và bản đồ phân bố của 17 loài trong chi Indosasa. Kết quả nghiên cứu đã đề cập đến vùng phân bố của chi Indosasa, phát hiện được ở Nam Trung Quốc và một phần ở phía Bắc Việt Nam, từ 210 đến 260 vĩ Bắc, nhưng chưa chỉ rõ ràng từng vùng phân bố cụ thể. Mặc dù vậy đây có thể được coi là cơ sở ban đầu cho việc xác định khu vực phân bố cụ thể của loài Vầu đắng ở Việt Nam, cũng như xây dựng bản đồ sinh thái khí hậu của loài. Trong báo cáo trích yếu của các loài tre trúc ở Trung Quốc, Fu Maoyi và các tác giả (2003) (từ trang 96 – 101 đã giới thiệu tóm tắt đặc điểm hình thái và sự phân bố của một số loài trong chi Indosasa. Theo báo cáo này có một số loài như Indosasa angustata, Indosasa crassiftora, Indosasa glabrota, Indosasa hispyda, Indosasa longispicata, Indosasa parvafo, Indosasa sinica có phân bố ở phía Nam tỉnh Quảng Tây và Vân Nam là các tỉnh sát với Việt Nam.
  8. 6 Về nhân tố địa hình: theo Tewari D.N. (2001) [75] thì Ấn Độ là nước có diện tích tre trúc lớn nhất thế giới, khoảng 20 triệu ha, phân bố từ sát biển lên tới độ cao 3.700m sát chân núi Hymalaya. Có 50% số loài tập trung phân bố ở phía Tây Ấn Độ, đa số các loài có thân mọc cụm như Bambusa, Dendrocalamus, Gigantochloa, Oxytenanthera. Tác giả cũng đưa ra dẫn liệu về độ cao phân bố của một số loài cụ thể, nhưng không thấy đề cập các loài trong chi Indosasa. Còn tác giả Zhu Zhaohua (2000) [78] cho biết: ở đảo Hải Nam rất gần với Việt Nam đã phát hiện được 46 loài tre trúc, trong đó có 38 loài phân bố tự nhiên, chủ yếu có 3 loài mọc tản thuộc chi Phyllostachys và Sasa; tại tỉnh Vân Nam có 250 loài đã được phát hiện, diện tích tre trúc đạt tới 331.000 ha, riêng loài Phyllostachys heterocycta var. pubescens chiếm 80% diện tích kể trên. Rao A.N. và Rao V. R. (1999) [73] đã đưa ra một số kết quả về nghiên cứu có liên quan tới một số nhân tố sinh thái: loại đất, hàm lượng mùn trong đất, lượng mưa, số ngày mưa trong năm của 19 loài tre trúc của Trung Quốc. Khi đề cập tới một số khía cạnh của nhân tố khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, tổ chức FAO (1992), (2007) [69] đã đưa ra danh lục 192 loài, cũng như đặc điểm phân bố theo đai độ cao của một số loài tre trúc. 1.1.2. Các nhân tố sinh thái G.N.Baur (1976 - bản dịch của Vương Tấn Nhị) cho rằng các nhân tố hoàn cảnh có thể chia thành 5 nhóm thuộc về khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, sinh vật và lịch sử. Khi một nhân tố nào hoặc tất cả các nhân tố trên thay đổi trong không gian thì thảm thực vật đỉnh cao cũng biến đổi theo, điều kiện sẽ trở nên kém thuận lợi hơn đối với các loài cây đang có mặt trong thành phần của thảm thực vật. Kết quả là các loài đó có thể ngày càng bị thưa thớt hoặc dần mất đi hay được thay thế bằng những loài khác… Ông đã đề cập đến vấn đề quần lạc “trước đỉnh cao và sau đỉnh cao”, vấn đề các giai đoạn của diễn thế rừng. DransField S. and Widjaja E.A. (1995) [68] khi giới thiệu về tài liệu tre trúc của Đông Nam Á đã đề cập tới các thông tin về tên khoa học, tên địa phương, phân bố địa lí của loài, giá trị sử dụng, đặc điểm nhận biết qua hình thái và thông tin vắn
  9. 7 tắt về sinh thái một số loài, như đối với loài Bương (Dendrocalamus giganteus) có mọc tự nhiên ở cao nguyên nhiệt đới ẩm trên 1.200m. Tuy nhiên, có thể mọc ở rừng thấp nhiệt đới ẩm, có tầng đất dày nhiều mùn. Tại Thái Lan đã phát hiện thấy loài này mọc ở rừng Tếch. Các thông tin này rất vắn tắt và chưa cụ thể . Hơn nữa, tác giả chưa đề cập đến các loài có thân ngầm mọc tản trong chi Indosasa. 1.1.3. Nghiên cứu sinh thái học ở mức độ cá thể, quần thể tre trúc Khái niệm về quần thể sinh vật : ‘‘Quần thể là một nhóm cá thể riêng biệt cua một loài trong thế giới tự nhiên, tồn tại trong một thời gian nhất định, một không gian nhất định’’. Sinh thái học quần thể lấy mối quan hệ giữa quần thể và môi trường làm đối tượng nghiên cứu, cụ thể là xét tới đặc tính quần thể hay quy luật của nó sau đó tổng hợp và phân tích. Theo Dong Ming (1996) [82][83], những loài có hệ thân ngầm mọc tản xu hướng phát triển để chiếm cứ không gian dinh dưỡng hướng tới những nơi có môi trường dinh dưỡng thuận lợi. Đây được coi là " hành vi tham ăn" của những loài này, cùng với sự phát triển của thân ngầm lan rộng là sự xuất hiện măng thân khí sinh, chúng tồn tại và ảnh hưởng đến cấu trúc quần xã trong hệ sinh thái cũng như tới chức năng và tính ổn định của quẩn thể. Dong Ming cho rằng, nghiên cứu "hành vi tham ăn" sẽ giúp giải thích được làm thế nào để thông qua sự biến đổi đàn hồi về kết cấu của cây nhằm khắc phục được những khó khăn do sự khác biệt về tiểu sinh cảnh và môi trường xung quanh để tích lũy dinh dưỡng. Khi nghiên cứu những đặc trưng sinh thái của loài Trúc núi đá (Drepanostachyum luodianense), Liu Jiming (2009) [81] cho rằng: loài cây này phân bố ở 6 kiểu tiểu sinh cảnh khác nhau như: mặt đất – mặt đá – rãnh đá – kẽ đá – hốc đá, ở mỗi kiểu này đều có những đặc trưng sinh thái khác nhau. Qua đó thể hiện sự thích ứng của loài với các nhân tố môi trường xung quanh trong phạm vi hẹp (tiểu sinh cảnh) hay phạm vi rộng hơn ở mức độ quần thể, quần xã. Tác giả đã nghiên cứu khả năng thích ứng với ánh sáng với loài Trúc núi đá và kết luận đây là loài chịu bóng, giữa diện tích lá và đường kính thân cây có quan hệ tuyến tính. Trong môi trường "cô lập" kết cấu cành, lá, lóng, đốt của loài có sự thay đổi khi ở
  10. 8 các vị trí khác nhau tương ứng với các tiểu sinh cảnh khác nhau; ngoài ra kết cấu này còn thay đổi theo tuổi, thực tế là góc phân cành và số cành thứ cấp sẽ tăng lên khi tuổi của từng cây tăng lên. Kết quả nghiên cứu về quần thể loài của tác giả đã đưa ra một số đặc trưng thích ứng như: ở rừng Trúc núi đá tự nhiên khi số măng mọc nhiều thì số măng bị thoái hóa và chết sẽ cao dẫn tới tỉ lệ mọc thành cây thấp. Tác giả đã giải thích nguyên nhân của sự thoái hóa trên chính là do không gian dinh dưỡng không đủ. Trong rừng tự nhiên, tuổi quẩn thể có kết cấu tăng trưởng tăng lên nhưng theo xu thế ổn định. Liu Jiming cũng đã nghiên cứu những đặc trưng sinh thái của quần xã như: thành phần loài cây gỗ, cây tái sinh, cây bụi thảm tươi, kết cấu tầng thứ, chỉ số đa dạng sinh học và nhận định môi trường từng khu vực có ảnh hưởng rõ rệt đến quần xã. Đồng thời nghiên cứu của tác giả đã đưa đến nhận định: quần xã Trúc núi đá có chức năng giữ nước tốt hơn quần xã cây bụi và cỏ; có tác dụng cải thiện rõ rệt tới lý hóa tính của đất. Sự chặt phá tùy tiện của con người là nguyên nhân gây nguy cơ thoái hóa rừng Trúc núi đá. * Kết cấu sinh trưởng của tre trúc mọc tản Sinh trưởng và sinh sản của cây phải có ánh sáng, nước, dinh dưỡng khoáng và các điều kiện môi trường khác như nhiệt độ, độ ẩm, sự can thiệp, vật gây bệnh... những nhân tố phi vật chất, nhưng kết cấu phân bố có tính khác chất [78]. Hiện nay chủ yếu dựa theo mô hình khuyếch tán và mô hình di động ngẫu nhiên tương quan để mô tả kết cấu sinh trưởng loài mọc tản. Phân tích động thái thời gian không gian kết cấu sinh trưởng của loài mọc tản còn rất ít. * Tính thay đổi đàn hồi trong kết cấu quần thể loài tre trúc Tính thay đổi đàn hội trong kết cấu quần thể của một loài tre trúc thể hiện thông qua sự biến đổi về hình thái, kích thước và sự sắp xếp các bộ phận của cây như thân ngầm, thân khí sinh, đốt, lóng, chiều dài cành, góc phân cành của loài trong quần thể.
  11. 9 Theo Dong Minh (1996) [82] tính đàn hồi hay sự thay đổi về cấu trúc hình thái loài tre trúc mọc tản thể hiện tính thích ứng với sinh cảnh. Trong cùng một sinh cảnh ổn định tính đàn hồi về hình thái ít có biến động [83]. * Nghiên cứu kiểu sinh trưởng quần thể tre trúc mọc tản. Theo Liu Jiming (2009) [81] về kết cấu chúng có hai kiểu ra rễ và kiểu bò lan. Kiểu sinh trưởng được chia ra kiểu tụ khối (tập đoàn, phalans) và kiểu du kích (guerila) đó là hai kiểu sinh trưởng cực đoan giữa chúng có sự quá độ thể hiện tính liên tục. Kiểu sinh trưởng quyết định bởi 3 tính trạng hình thái học: độ dài đốt (internode length), góc phân cành (branching angle) và cường độ phân cành (intensity of branching). Cấu trúc hình thái loài mọc tản có thể chịu ảnh hưởng của cây xung quanh và ảnh hưởng khác nhau theo kiểu sinh trưởng. Theo Liu Jiming, đặc tính sinh trưởng cấu trúc hình thái trong quần thể loài thực vật không chỉ là mặt quan trọng của động thái quần thể mà là cơ chế tác dụng lẫn nhau giữa cây với môi trường. Nghiên cứu sinh thái học quần xã tre trúc Trong sinh thái học, quần xã được hiểu là một hệ thống hoàn chỉnh thống nhất giữa các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, tập tụ quần thể trong một khu vực nhất định có mối tương hỗ với nhau. Theo Liu Jiming, hiện nay nghiên cứu quần xã tre trúc rất ít. Hướng nghiên cứu chủ yếu là đặc trưng quần xã, kết cấu quần xã, tổ thành loài, diễn thế quần xã và kết cấu năng lượng quần xã của rừng thuần loài và rừng hỗn giao tre trúc chủ yếu là Trúc sào. Liu Jiming còn nghiên cứu chỉ số diện tích lá quần xã tre trúc và các nhân tố khác như sinh khối, đã nghiên cứu quy luật biến đổi kết cấu tuổi thân tre với chỉ số diện tích lá. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng, một số loài tre trúc kích thước nhỏ có khả năng phát triển và xâm lấn mạnh vào đất rừng sau khai thác hoặc đất sau cháy và hệ thân ngầm sinh trưởng mạnh.. Thân cành mọc dày và bộ rễ có thể thông qua
  12. 10 sự tranh giành ánh sáng, nước và dinh dưỡng hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng đối với cây con các loài cây gỗ, đồng thời làm giảm nhanh chóng tính đa dạng sinh vật. Nghiên cứu đặc trưng sinh cảnh Theo Liu Jiming (2009) [81] tiểu khí hậu là nhân tố môi trường quan trọng nhất đến sinh trưởng của cây, quần xã thực vật khác nhau sẽ cho các tiểu sinh cảnh khác nhau, môi trường sinh cảnh khác nhau sẽ tạo thành quần xã sinh vật khác nhau, cho nên không thể tách rời nghiên cứu tiểu khí hậu. Sự hình thành tiểu khí hậu quần xã là kết quả tác dụng tổng hợp của thực bì và môi trường là sự phản ánh tổng hợp chất lượng quần xã, cũng là sự thoái hoá được khôi phục và là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả xây dựng lại, đặc trưng tiểu khí hậu khác nhau rõ rệt theo từng giai đoạn diễn thế, rừng cây gỗ, cây bụi có điều kiện tiểu khí hậu tốt hơn, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ biến ấm dần có lợi cho thực bì sinh trưởng, quần xã ổn định đi đến cực đỉnh, nhưng đồng cỏ, mặt đá còn phải nghiên cứu cải thiện trong thời gian dài mới biến đổi được. Khu đất đầm lầy, khe suối của vùng Karst những nghiên cứu về địa chất chứng tỏ quản lý canh tác con người và điều kiện thuỷ văn địa chất là những nhân tố chủ yếu làm biến đổi không gian dinh dưỡng, điều kiện mẫu chất khác nhau chất lượng thổ nhưỡng khác nhau. * Cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng và hình thái cấu trúc rừng Rất nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng mà tiêu biểu là Baur G.N. (1964) và Odum E.P. (1971). Các tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sinh thái nói chung và cơ sở sinh thái cho kinh doanh rừng mưa nói riêng. Qua đó đã làm sáng tỏ khái niệm về hệ sinh thái rừng, đây là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc đứng trên quan điểm sinh học và biểu diễn hình thái cấu trúc rừng bằng những phẫu diện ngang và đứng, các nhân tố cấu trúc được mô tả theo khái niệm tầng phiến, dạng sống. Dựa vào một số nhân tố như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm,... Zhou Fang Chun (1999) [77] đã xác định được vùng phân bố sinh thái của loài Phyllosstachys pubescan ở Trung Quốc, cũng như qua điều tra thực địa, đã xác định được loại đất
  13. 11 và đặc tính của đất nơi có loài phân bố. Căn cứ vào độ sâu phân bố của thân ngầm ở các lớp đất khác nhau, đã lập được bảng phân bố của thân ngầm loài cây này ở 3 vị trí chân, sườn, đỉnh. Kết quả cho thấy ở chân đồi độ sâu phân bố của thân ngầm sâu hơn (80cm), còn ở đỉnh đồi chỉ phát hiện thấy thân ngầm ở độ sâu 40cm trở lên. * Nhóm nhân tố sâu bệnh hại tre trúc Các nghiên cứu về sâu hại tre trúc và biện pháp phòng trừ Theo thống kê năm 1943, trên thế giới đã phát hiện tới 653 loài, 75 họ và 10 bộ côn trùng gây hại trên tre trúc, chưa kể các loài thiên địch (Chang Yezhen 1986; Xu Tiasen et al. 1993) có khoảng 60 loài sâu hại thường xuyên hoặc thỉnh thoảng mới phát hiện gây ra thiệt hại đáng kể. Có gần 150 loài sâu hại được phát hiện có liên quan tới tre trúc ở Ấn Độ (Beeson 1941; Bhasin et al. 1958; Chatterijee và Sehasitian 1964; Roowal 1977, Tewari 1992) [74]. Tại Nhật Bản, trong khoảng 80 loài sâu hại được phát hiện, các loài sâu hại mạnh nhất là sâu cuốn lá tre (Nakahura và Kobayashi 1963); ngài đêm đục măng (Kaneko, 1959). Năm 1999, Zhou Fangchun [77] đã xuất bản cuốn “Chăm sóc rừng tre trúc” trong tài liệu này tác giả đã mô tả nhiều loài sâu hại tre trúc, trong đó có nhiều loài sâu hại măng thuộc họ Vòi voi (Curculionidae), họ Ngài đêm (Noctuiidae). Năm 1984, sau khi nghiên cứu Xu Tianshen (dẫn theo Lê Bảo Thanh) [52] đã công bố có hơn 380 loài sâu hại tre, trong đó 10% số loài là có ý nghĩa kinh tế. Để phòng trừ sâu hại tre cần áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp, bao gồm các biện pháp kiểm dịch; các biện pháp kỹ thuật canh tác như sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, xử lý đất, bón phân hợp lý, trồng cây mới, thu hoạch hoặc tỉa thưa đúng mùa vụ; các biện pháp sinh học như bảo vệ, nhân nuôi và sử dụng thiên địch; các biện pháp vật lý, cơ giới như dùng bẫy, bắt, ngăn chặn và các biện pháp hoá học hợp lý. Cũng theo Lê Bảo Thanh, 2002 [52], tại Trung Quốc các biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu hại cây thuộc phân họ tre trúc (Bambusoidae) được thực hiện như sau: - Đối với sâu hại măng (Cyrtotrachelus spp.) họ Vòi voi (Curculionidae): Kết hợp làm đất diệt nhộng và sâu trưởng thành; Bắt sâu trưởng thành; Dùng dao
  14. 12 miết chết trứng; Quét thuốc vào hốc có trứng; Dùng DDVP 80% hoặc Trichlorfon 50% pha loãng 3%; hay bọc bảo vệ măng. - Đối với Châu chấu (Ceracris spp.): Đào diệt trứng trước khi sâu nở; Ngâm lúa vào nước tiểu trong 12 tiếng rồi rải ra để thu hút châu chấu; Sử dụng thuốc bột (Dusting) ví dụ lân hữu cơ khi sâu non xuất hiện; Bảo vệ thiên địch như chim, ký sinh... Ngoài ra còn khá nhiều tài liệu có liên quan về vấn đề sâu hại và các biện pháp phòng trừ chúng, đây là những tài liệu quý báu giúp tôi định hình và phát triển được vấn đề nghiên cứu của mình. Các nghiên cứu về quản lý tổng hợp Cho tới nay trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về quản lý tổng hợp sâu bệnh hại nói chung và sâu bệnh hại cây lâm nghiệp nói riêng. Khái niệm quản lý tổng hợp sâu bệnh hại (Integrated Pest Management - IPM) đã được hiểu theo nhiều cách khác nhau từ nhiều năm nay. Sự thai nghén đầu tiên về IPM xuất phát từ ý muốn giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và thay thế vào đó là các biện pháp gần gũi, thân thiện với môi trường sinh thái như sử dụng thiên địch thông qua biện pháp sinh học (Mariau, 1999). Theo tài liệu của FAO (1972) thuật ngữ IPM đầu tiên được các nhà côn trùng học đưa ra để chỉ sự phối hợp biện pháp hoá học với biện pháp sinh học. Cũng theo tài liệu này: “Quản lý tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại tuỳ theo điều kiện môi trường và đặc điểm của quần thể các loài gây hại mà sử dụng các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể áp dụng, nhằm giữ mật độ của sinh vật hại dưới mức gây hại kinh tế” [69]. IPM hướng (nhấn mạnh) về sinh học – BIPM (Biointensive Integrated Pest Management): Nhấn mạnh hoặc tin vào tác dụng của các biện pháp như nâng cao sức đề kháng của cây trồng, áp dụng phương pháp sinh học, phương pháp canh tác, sử dụng thuốc thảo mộc... Năm 1991, trong tài liệu “Các vấn đề kinh tế chính trị và xã hội của công tác quản lý sâu bệnh hại tổng hợp ở Ấn Độ” Kanwarji Nagi đã viết: Các nhân tố gây cản
  15. 13 trở cho sự phát triển thành công của IPM chính là việc áp dụng rập khuôn hệ thống này (dẫn theo Lê Bảo Thanh) [52]. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu đặc trưng về cấu trúc rừng Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Cấu trúc là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng về quần thể thực vật. Khái niệm này không chỉ bao gồm những nhân tố cấu trúc và hình thái mà cả những nhân tố cấu trúc về sinh thái. Giữa cấu trúc rừng và sinh thái rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bất kỳ một quy luật cấu trúc quần thể nào cũng đều có nội dung sinh thái học bên trong của nó - theo Hoàng Kim Ngũ và Phùng Ngọc Lan (2005) [44]. Cấu trúc sinh thái bao gồm các nhân tố: tổ thành thực vật, dạng sống,tầng phiến. Cấu trúc hình thái được phân biệt thành cấu trúc trên mặt phẳng đứng (hiện tượng thành tầng) và cấu trúc trên mặt phẳng ngang (mật độ và mạng hình phân bố cây trong quần thể). Mô hình cấu trúc hình thái của quần thể được biểu diễn bằng mô hình cấu trúc không gian ba chiều. Cấu trúc thời gian của quần thể được đặc trưng bằng nhân tố cấu trúc tuổi. Nghiên cứu về cấu trúc rừng Vầu đắng, một số tác giả Trần Xuân Thiệp, Nguyễn Văn Liên (1991) [33] Ngô Quang Đê (1994) [12] đã có những kết quả nghiên cứu ban đầu về cấu trúc mật độ, cấu trúc tuổi của một số trạng thái rừng Vầu đắng tại lâm trường Cầu Ham - Bắc Quang - Hà Giang. Kết quả cho thấy: ở trạng thái rừng vầu ổn định mật độ đạt 4000-7000cây/ha, lượng cây tuổi già chiếm 60%, lượng vừa 20%, cây chết khô 10%, trong khi đó ở trạng thái rừng phục hồi, tỉ lệ cây già chỉ còn 27,8%, cây vừa 29,6%, tỉ lệ cây non đạt tới 42,4%. Cần phải mở rộng phạm vi nghiên cứu để phản ánh được bức tranh về cấu trúc của các lâm phần Vầu đắng. Quy luật phân bố số cây theo tuổi của quần thể Vầu đắng 4 tuổi trồng từ hom thân ngầm đã được Trần Ngọc Hải (1999) [13] cho thấy: kể từ khi bắt đầu trồng, số măng và thân khí sinh tăng dần: năm đầu xuất hiện 10,7%, năm thứ 2 tăng lên 14%, năm thứ 3 tăng lên 19%, và đặc biệt là tới năm thứ 4 đạt tới 56,3%. Sở dĩ như vậy vì
  16. 14 năm đầu tiên hệ số về thân ngầm chưa phát triển, sau đó các bộ phận thân ngầm, rễ, thân khí sinh phát triển mạnh là tiền đề để số măng mọc tăng nhanh ở những năm tiếp theo. Về kỹ thuật trồng Vầu: theo tác giả Ngô Quang Đê (1985) [11], (1994) [12], có thể trồng Vầu đắng bằng gốc thân khí sinh có mang thân ngầm hoặc bằng một đoạn thân ngầm, trồng vào cuối đông, đầu xuân (vào trước mùa măng), khi trồng chú ý đặt cây hoặc gốc cây thẳng đứng. không được uốn cong hoặc lệch với hướng của thân ngầm: hố đào sâu 40-50 cm, bón lót bằng phân chuồng hoai, khi trồng cần nện chặt đất, trồng xong ủ rác để giữ ẩm, tưới nước 2-3 lần. Có thể trồng Vầu theo băng hoặc theo đám xen với rừng cây lá rộng khác. Trong các phương pháp trồng tre trúc có thân ngầm mọc tản, bất kể phương pháp nào, gốc thân đều phải mang thân ngầm thì mới thành rừng do thân ngầm có tác dụng quyết định đến việc sinh măng và thành rừng, nên cần phải đặc biệt chú trọng bảo vệ thân ngầm. Điều đó giải thích do đặc tính di truyền của loài vầu có thân ngầm mọc tản, măng của thân khí sinh chỉ có thể sinh ra trên các mắt của thân ngầm. Vì vậy trong sản xuất có thể tạo cây giống hàng loạt từ hom thân ngầm, nhưng không thể lấy hom thân khí sinh của những loài này để nhân giống. Về kỹ thuật khai thác, Ngô Quang Đê (1994) [12] nhận định: ở những rừng vầu mới trồng, tuyệt đối không được thả trâu, bò, thường xuyên chú ý phát quang, xới đất. Nơi vầu ra hoa thì cần khai thác ngay cây có hoa và những cây xung quanh. Sau đó đào bới, loại bỏ thân ngầm rồi bón phân chuồng để giúp cây phát triển tốt. Nếu khai thác không hợp lý sẽ làm cho rừng vầu bị thoái hoá, mật độ tăng lên nhưng cây nhỏ dần, chỉ nên khai thác cây tuổi 5-6; chu kỳ chặt có thể 2-3 năm một lần; tỉ lệ cây ở các tổ tuổi có thể giữ lại là: 1 tuổi 20-30%, 2-3 tuổi 30-40%, 4-5 tuổi 30-40%. Đối với rừng vầu đã thoái hoá (Vầu đinh), có thể cải tạo bằng cách trồng cây gỗ lá rộng theo băng hoặc theo đám trong rừng vầu, trước khi trồng cần chặt bỏ và đào gốc cây vầu theo đám, loài cây trồng có thể chọn Lim xanh, Ràng ràng, Mán đỉa…; cũng có thể chặt trắng, sau đó đào bỏ hết thân ngầm, trồng lại vầu xen cây lá rộng.
  17. 15 Khi nghiên cứu động thái rừng vầu, tác giả Trần Xuân Thiệp rút ra kết luận: sự phục hồi của rừng vầu trước hết về mật độ và khi mật độ đạt tới mức nào đó mới có sự phục hồi nhanh về đường kính. Sự giảm sút về đường kính rừng vầu có thể xảy ra rất nhanh, nhưng phục hồi đi lên của đường kính lại xảy ra rất chậm. Nên cường độ khai thác từ 30 đến 50% số cây thì sau 4 đến 5 năm đường kính có thể trở lại ban đầu. Sinh thái loài Vầu đắng: Ngô Quang Đê (1994) [12] cho biết Vầu đắng có độ chịu bóng lớn, độ tán che trung bình của rừng vầu ổn định tới 0,8-0,9, nơi rừng thưa có nhiều ánh sáng, sinh trưởng của Vầu đắng hạn chế. Tác giả cũng đã đưa ra một số thông tin khác như vùng có Vầu đắng, phân bố nhiệt độ bình quân từ 22-23,5°C, lượng mưa 1600-1700mm/năm trở lên, độ ẩm không khí trung bình 85-95%, độ cao phân bố 50m-120m so với mặt nước biển, vầu mọc trên các loại đất có đá mẹ là phiến thạch, phiến philit, phiến mica, thành phần cơ giới trung bình nhưng đất ẩm. Căn cứ vào mức độ tác động của con người tới lâm phần Vầu đắng, Trần Xuân Thiệp và Nguyễn Văn Liên (1991) [33] đã chia rừng vầu ở Cầu Ham (Bắc Quang - Hà Giang) ra ba trạng thái chính: rừng vầu tự nhiên ổn định – rừng vầu có xen cây gỗ đã qua kinh doanh – rừng vầu thoái hoá đang phục hồi trở lại. Nhóm tác giả cũng đề cập đến một số tác động tới rừng vầu như: đốt nương, khai thác chọn, khai thác tỉa, khai thác trắng và quá trình phục hồi sau những tác động đó. Nguyễn Văn Trương (1991) đã đưa ra một số căn cứ để xác định phân chia các đơn vị sinh thái như sau: Vùng: xác định trên địa hình, chế độ nhiệt; và dựa vào địa hình, độ cao tuyệt đối để định giới vùng, tương ứng với đơn vị thảm thực vật là: đai, đới. Tiểu vùng: xác định qua chế độ mưa ẩm, hệ số thủy nhiệt và số tháng khô. Định giới dựa vào lượng mưa năm và số tháng khô, đơn vị thảm thực vật tương ứng là: “kiểu rừng khí hậu”. Khu: xác định bởi nền vật chất; định giới theo loại nhóm đất. Đơn vị thảm thực vật tương ứng là: “kiểu rừng thổ nhưỡng”. Kết quả với vùng thấp nhiệt đới miền Bắc, đai cao < 700m với kiểu rừng tre trúc có 2 loại: rừng tre trúc, rất ẩm (Pn>2400mm, S:4-5) và rừng tre trúc ẩm (Pn:1200- 2400mm, S:4-6). Đây là kiểu rừng ở miền Bắc thường có Vầu đắng xuất hiện.
  18. 16 Một số đặc trưng sinh thái của loài Vầu đắng đã được Trần Ngọc Hải đề cập tới như nhân tố ánh sáng, lượng mưa, nhiệt độ, độ cao phân bố, đất đai (2001) [16] và mô tả đặc điểm hình thái, đặc tính của một số loài sâu bệnh hại chủ yếu hại vầu, phương pháp phòng trừ, đặc biệt là đề xuất phương pháp quản lý tổng hợp vật gây hại (IPM). Ảnh hưởng của nhân tố nhiệt độ, lượng mưa tới tỉ lệ ra rễ lên măng và sinh trưởng của Vầu đắng ươm từ hom thân ngầm là rất rõ, Trần Ngọc Hải [13]. Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải (2006) [43] trong tài liệu “Hỏi đáp về kĩ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, và chế biến tre”, đã giới thiệu hình thái các loài thân ngầm của tre trúc như kiểu mọc cụm, mọc tản, và kiểu mọc hỗn hợp; cấu tạo thân khí sinh, số lượng cành và cách phân cành; các bộ phận và hình thái lá quang hợp, mo nang và hoa. Mục hỏi đáp về rừng tre trúc có sản lượng thấp đã đề cập đến vấn đề làm đất, khai thác măng, điều chỉnh mật độ, kết cấu, xác định tuổi chặt, mùa chặt và vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại cho tre trúc nói chung. Tài liệu cũng cung cấp một số thông tin về cấu tạo thân tre, tỉ lệ các mô và dung trọng thân tre, cường độ ứng học của thân tre liên quan đến cấu trúc của thân. Về công tác định loài, cho tới nay nhiêu tên gọi phổ biến ở nhiều nơi là Vầu đắng , nhưng tên khoa học có sự thay đổi như sau: Lê Mộng Chân (1976) [2] xác định là Phyllstachys sp., sau đó một số tác giả Trần Xuân Thiệp và Lê Quang Liên (1991) [33], Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001) [48] xác định là Arundinoria sp., Phạm Hoàng Hộ (2000) [32], Ngô Quang Đê (1994) [12] xác định là Indosasa sp., Vũ Dũng sau khi thu nhập mẫu mô tả, đối chiếu với tài liệu và trao đổi với chuyên gia Trung Quốc đã đề nghị thống nhất và sửa lại tên là Indosasa angustata Mc.Clure (2001) [9]. Đặc điểm hình thái, thân ngầm, thân khí sinh, mo nang và lá quang hợp đã được các tác giả đề cập. Khi nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu thân tre, Nguyễn Tử Kim và cộng sự đã cho rằng Vầu đắng là loại tre mọc tản có thành (vách thân) dày và thuộc diện cứng trung bình, ngoài cật khá tốt có thể chống được côn trùng xâm nhập phía bên ngoài,
  19. 17 nhưng phía trong lại khá mềm khi bảo quản cần chú ý phần này. Có thể dùng thân khí sinh Vầu Đắng vào các công việc có yêu cầu độ cứng và chịu lực trung bình. 1.2.2. Các nhân tố sinh thái Sinh thái học về rừng nghiên cứu một quan hệ qua lại giữa rừng và môi trường và giữa các sinh vật rừng với nhau nhằm mục đích nâng cao năng xuất kinh tế và sinh học của rừng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân. Nghiên cứu sinh thái rừng là nghiên cứu sinh thái quần thể, nhưng không tách rời nghiên cứu cá thể, vì chỉ trên cơ sở nắm chắc sinh thái cá thể mới có điều kiện để nghiên cứu quần thể. Tuy nhiên, việc tách biệt môi trường và rừng chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi vì bản thân môi trường cũng là phần quan trọng của rừng. Tác giả Phùng Ngọc Lan (1986) cũng theo dõi môi trường gồm nhiều nhân tố khác nhau, nhưng tác dụng của chúng đối với thực vật luôn có tính tổng hợp. Mọi nhân tố sinh thái đều gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái, khi một nhân tố sinh thái thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các nhân tố sinh thái khác. Tác giả Thái Văn Trừng (1978) [59] đã phân biệt năm nhóm sinh thái phát sinh: địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đá mẹ - thổ nhưỡng, khu hệ thực vật, sinh vật và con người. Khi nhiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến rừng tác giả Thái Văn Trừng và Phùng Ngọc Lan đều thống nhất cho rằng: mỗi vùng địa lí khác nhau có một tổ hợp các nhân tố sinh thái khác nhau sẽ có một kiểu rừng đặc trưng và tạo nên một cảnh quan địa lý riêng biệt, đó chính là đặc trưng sinh thái. Xét tất cả các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật, nhóm nhân tố khí hậu – thuỷ văn là nhóm nhân tố chủ đạo, quyết định hình dạng và cấu trúc các kiểu thảm thực vật. Trong nhóm nhân tố khí hậu thì chế độ khô ẩm là tác nhân khống chế quyết định sự hình thành những kiểu khí hậu nguyên sinh của thảm thực vật rừng thuộc miền nhiệt đới gió mùa, khí hậu có ảnh hưởng tới sự phân bố, cấu trúc, sinh trưởng, phát triển và năng xuất của quần thể rừng. Nhóm nhân tố khí hậu bao gồm các nhân tố: bức xạ mặt trời, nhiệt độ, nước, thành phần và sự chuyển động không khí. Tất cả các nhân tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng tổng hợp đến đời sống của rừng. Trong các nhân tố đó, chế độ khô ẩm là một phức
  20. 18 hệ bao gồm lượng mưa hàng năm, chỉ số khô hạn và độ ẩm trung bình thấp nhất quyết định sự hình thành và phát triển của thảm thực vật khí hậu nguyên sinh - Thái Văn Trừng (1978) [59]. Khi phân tích vai trò của ánh sáng, tác giả Phùng Ngọc Lan đã khẳng định rằng: Nghiên cứu nhu cầu ánh sáng của loài cây có ý nghĩa lớn trong việc đề xuất các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo. Phương thức khai thác và giải thích nhiều hiện tượng trong đời sống của rừng. Có thể nói ánh sáng là chiếc đòn bẩy mà nhà lâm sinh dùng để điều khiển sự sống của rừng theo hướng có lợi về kinh tế. Nhiệt độ là nhân tố sinh thái giữ vai trò quan trọng trong đời sống của rừng, nó ảnh hưởng quyết định đến cường độ của quá trình sinh lý của cây rừng. Cùng với nhiệt độ, nước là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến bộ mặt phân bố của thực bì trên mặt đất. Chế độ khô ẩm là nhân tố quyết định tới việc hình thành các kiểu thảm thực vật nguyên sinh khí hậu. Thành phần và sự chuyển động của không khí có ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý, sinh hoá và gây ra các tác dụng cơ giới đối với đới sống cây rừng. Nhóm nhân tố thứ hai được các tác giả quan tâm là đất đai: đất đai là thành phần quan trọng của hệ sinh thái, trong cùng một điều kiện khí hậu như nhau, là nhân tố quyết định sự phân bố, sinh trưởng cấu trúc sản lượng và ổn định của rừng. Phạm vi ảnh hưởng phụ thuộc vào loài đá mẹ, đặc điểm lý học, hoá học và sinh vật của đất. Theo Thái Văn Trừng (1978) [59], nhóm nhân tố địa lý, địa hình ảnh hưởng ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu thảm thực vật, nhưng là nhân tố có tác dụng chi phối ảnh hưởng của những nhóm nhân tố khác như khí hậu, thuỷ văn, đá mẹ - thổ nhưỡng và khu hệ thực vật. Khi nghiên cứu nhóm nhân tố này còn chú ý tới độ cao, hướng phơi, độ dốc, vành đai khí hậu… Về nhóm nhân tố khu hệ thực vật, sự phát sinh các kiểu phụ miền thực vật là do thành phần và tỉ lệ của các cá thể, các loài, các chi, các họ cây ưu thế. Do đó có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2