intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: Minh Van Thuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

427
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng nhằm xác định được một số giống cà chua lai nhập nội triển vọng phù hợp cho ĐBSH, có tính thích ứng rộng với mùa vụ, năng suất cao, chống chịu được một số bệnh nguy hiểm, góp phần làm đa dạng bộ giống cà chua; xây dựng được quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp cho giống tuyển chọn; hình thành được mô hình sản xuất cà chua lai trái vụ theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số địa phương thuộc ĐBSH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng

  1. -1- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------***------- ĐẶNG VĂN NIÊN NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT CÀ CHUA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hµ néi, 2014
  2. -2- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------***------- ĐẶNG VĂN NIÊN NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT CÀ CHUA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62.62.01.10 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ 2. TS. Trần Ngọc Hùng Hµ néi, 2014
  3. -3- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ, hợp tác cho việc thực hiện luận án này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Đặng Văn Niên
  4. -4- LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận án này, Tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo, các tập thể, cá nhân cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huệ - Hội Giống cây trồng Việt Nam. TS. Trần Ngọc Hùng – Trưởng Bộ môn Công nghệ sinh học – Viện Nghiên cứu Rau Quả - những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn đồng nghiệp thuộc công ty TNHH Syngenta Việt Nam, Công ty TNHH Tân Nông… đã tận tình giúp đỡ và hợp tác trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy, Cô giáo, các anh, chị, em trong Ban Đào tạo sau đại học, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các Sở Nông nghiệp và PTNT, các phòng Nông nghiệp và các Hợp tác xã ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định đã cộng tác, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình triển khai đề tài. Và các thành viên trong gia đình đã luôn bên cạnh, động viên khích lệ, tạo điều kiện về thời gian, công sức và kinh phí để tôi hoàn thiện công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Đặng Văn Niên
  5. -5- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng vi Danh mục các hình ix Danh mục các chữ viết tắt x MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 3 2.1. Mục tiêu tổng quát 3 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài 3 3.1. Ý nghĩa khoa học 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4 5. Những đóng góp mới của Luận án 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Giới thiệu chung về cây cà chua 6 1.1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển 6 1.1.2. Phân loại cà chua 6 1.1.3. Đặc điểm thực vật học cơ bản của cây cà chua 7 1.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây cà chua 8
  6. -6- 1.1.4.1. Yêu cầu với nhiệt độ 8 1.1.4.2. Yêu cầu về ánh sáng 10 1.1.4.3. Yêu cầu về nước 10 1.1.4.4. Yêu cầu đối với đất và dinh dưỡng khoáng 11 1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới 12 và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới 12 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua ở Việt Nam 13 1.3. Tình hình nghiên cứu cây cà chua liên quan đến đề 15 tài trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua 15 1.3.1.1. Phương pháp chọn tạo giống cà chua 15 1.3.1.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế 18 giới 1.3.1.3 Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt 23 Nam 1.3.2. Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật thâm canh cà 28 chua 1.3.2.1. Nghiên cứu công nghệ sản xuất cà chua trên thế giới 28 1.3.2.2 Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất cà chua ở Việt Nam 36 CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu 42 2.2. Nội dung nghiên cứu 42 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 43 2.4 Phương pháp nghiên cứu 45 2.4.1. Phương pháp điều tra tình hình sản xuất cà chua tại 45 ĐBSH 2.4.2. Phương pháp bố trí các thí nghiệm đồng ruộng 45 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu tập đoàn 50 2.4.4. Phương pháp khảo nghiệm sản xuất và xây dựng các 50 mô hình trình diễn 2.4.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá 51
  7. -7- 2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 54 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng sản xuất cà chua ở Đồng bằng sông 55 Hồng 3.1.1. Điều kiện thời tiết, khí hậu ở ĐBSH giai đoạn 2008- 55 2012 3.1.2. Thời vụ trồng và cơ cấu giống cà chua ở ĐBSH giai 57 đoạn 2008-2012 3.1.3. Biến động về bộ giống cà chua qua các giai đoạn thời 59 gian 3.1.4. Diễn biến các loại dịch hại trên cây cà chua giai đoạn 60 2009-2011 3.1.5. Hiệu quả sản xuất cà chua ở các điểm nghiên cứu tại 62 ĐBSH qua các thời vụ khác nhau 3.1.6. Hệ thống cung cấp giống, phương thức thu hoạch và 64 mô hình tiêu thụ quả cà chua ở ĐBSH 3.1.7 Các yếu tố hạn chế và khó khăn trong sản xuất cà chua 67 ở ĐBSH 3.1.8 Đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế, 69 khó khăn 3.2. Nghiên cứu xác định bộ giống cà chua phù hợp cho 69 vùng đồng bằng sông Hồng 3.2.1. Khảo sát tập đoàn các giống cà chua nhập nội 69 3.2.2. Đánh giá bộ giống cà chua giống triển vọng 73 3.2.2.1. Đặc điểm nông sinh học của các giống cà chua 74 3.2.2.2 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 76 3.2.2.3. Chất lượng quả 80 3.2.2.4. Khả năng chống chịu một số bệnh hại chính 82 3.2.3. Kết quả khảo nghiệm sản xuất các giống cà chua triển 84 vọng trong vụ Đông tại các địa phương ĐBSH 3.3. Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật 88 tăng năng suất và hiệu quả cho các giống cà chua triển vọng 3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, năng 89 suất và mức độ nhiễm bệnh của giống cà chua Savior
  8. -8- 3.3.2. Xác định mật độ trồng và chế độ phân bón phù hợp 94 cho giống cà chua TAT072672 (Hồng Ngọc) trong điều kiện trái vụ ở ĐBSH 3.3.2.1. Xác định mật độ trồng cho giống Hồng Ngọc trong vụ 94 Xuân Hè và Thu Đông 3.3.2.2. Xác định chế độ phân bón phù hợp cho giống Hồng 97 Ngọc trong vụ Xuân Hè và Thu Đông 3.3.3. Xác định mật độ trồng và chế độ phân bón phù hợp 101 cho giống TAT062659 trong điều kiện chính vụ ở ĐBSH 3.3.3.1. Xác định mật độ trồng phù hợp cho giống TAT062659 101 trong vụ Đông 3.3.3.2. Xác định chế độ phân bón phù hợp cho giống 103 TAT062659 trong vụ Đông 3.3.4. Giới thiệu tóm tắt 2 qui trình kỹ thuật trồng giống 105 Hồng Ngọc và giống TAT062659 3.3.5. Xây dựng mô hình trồng giống Hồng Ngọc và giống 106 TAT062659 ở ĐBSH 3.3.5.1. Mô hình trồng giống Hồng Ngọc 106 3.3.5.2. Mô hình trồng giống TAT062659 108 3.4. Hoàn thiện qui trình ghép và hiệu quả của sản xuất 109 cà chua Savior ghép ở Đồng bằng sông Hồng 3.4.1. Xác định loại gốc ghép phù hợp cho giống cà chua 109 Savior 3.4.1.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà chua và gốc ghép 111 trong giai đoạn vườn ươm 3.4.1.2. Đánh giá mức độ kháng bệnh héo xanh vi khuẩn của 114 cà chua Savior và gốc ghép Hawaii7996 và ảnh hưởng của các isolate vi khuẩn đến các mẫu giống cà chua 3.4.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng 115 và năng suất của cà chua Savior ghép trên các loại gốc ghép khác nhau trong vụ Hè Thu và Xuân Hè tại ĐBSH 3.4.2. Qui trình hoàn thiện ghép cà chua Savior trên gốc cà 123 tím EG203, cà chua Hawaii 7996 và cà gai 3.4.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình trình diễn cà chua Savior 123
  9. -9- ghép ở các địa phương thuộc ĐBSH KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận 125 4.2. Đề nghị 126 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến 127 luận án TÀI LIỆU THAM KHẢO 128 PHẦN PHỤ LỤC 145
  10. -10- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Thời vụ trồng và cơ cấu giống cà chua ở vùng ĐBSH giai 58 đoạn 2008-2012 3.2 Phân bố bộ giống cà chua theo loại hình đất trồng ở ĐBSH 59 3.3 Biến động số lượng giống ở ĐBSH qua các giai đoạn thời 60 gian 3.4 Thành phần sâu hại và mức độ gây hại trên cà chua ở ĐBSH 61 3.5 Thành phần bệnh hại và mức độ gây hại đến sản xuất cà chua 62 ở ĐBSH 3.6 Hiệu quả sản xuất cà chua ở các thời vụ khác nhau tại 03 63 điểm Hoài Đức - Hà Nội, Yên Mỹ - Hưng Yên và Tiên Lãng - Hải Phòng (tính trên 1 ha) 3.7 Hệ thống cung cấp giống cà chua ở ĐBSH 64 3.8 Phương thức thu hoạch cà chua ở ĐBSH 65 3.9 Các yếu tố hạn chế và khó khăn trong sản xuất cà chua tại 3 68 điểm nghiên cứu 3.10 Phân lập tập đoàn cà chua nghiên cứu theo một số đặc điểm 70 nông học chính (Hà Nội, vụ Đông Xuân 2008-2009) 3.11. Một số đặc điểm nông học chính và mức độ nhiễm bệnh của 72 các giống triển vọng trong vụ Đông Xuân 2008-2009 3.12 Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng quả 73 của các giống triển vọng trong vụ Đông Xuân 2008-2009 3.13 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống cà chua 74 triển vọng nghiên cứu ở các thời vụ khác nhau tại Hoài Đức, Hà Nội năm 2009-2010 3.14 Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống triển 76 vọng nghiên cứu ở các thời vụ khác nhau tại Hoài Đức, Hà Nội năm 2009-2010 3.15 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống triển vọng 77 nghiên cứu ở các thời vụ khác nhau tại Hoài Đức, Hà Nội năm 2009-2010 3.16 Năng suất của các giống cà chua triển vọng nghiên cứu ở các 78
  11. -11- thời vụ khác nhau tại Hoài Đức, Hà Nội năm 2009-2010 3.17 Một số tính trạng chất lượng hình thái quả của các giống cà 80 chua triển vọng nghien cứu ở các thời vụ khác nhau tại Hoài Đức, Hà Nội năm 2009-2010 3.18 Một số chỉ tiêu hóa sinh của các giống cà chua nghiên cứu 81 trong vụ Đông tại Hoài Đức, Hà Nội năm 2009 3.19 Khả năng chống chịu một số loại bệnh chính của các giống cà 83 chua triển vọng nghiên cứu ở các thời vụ khác nhau tại Hoài Đức, Hà Nội năm 2009-2010 3.20 Đặc điểm sinh trưởng, mức độ nhiễm bệnh trên đồng ruộng 85 của các giống triển vọng trong khảo nghiệm sản xuất tại các địa phương, vụ Đông 2010 3.21 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống 86 triển vọng tại các điểm khảo nghiệm sản xuất vụ Đông 2010 3.22 Diện tích trồng giống cà chua Savior và giống TAT072672 88 ở một số địa phương thuộc ĐBSH từ năm 2010 đến 2012 (ha) 3.23 Ảnh hưởng của thời vụ sinh trưởng, mức độ nhiễm bệnh hại 90 của giống cà chua Savior (Hà Nội, năm 2009-2010) 3.24 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống cà 91 chua Savior ở các thời vụ khác nhau (Hà Nội, năm 2009- 2010) 3.25 Diễn biến sản lượng thu hoạch của giống cà chua Savior ở các 92 thời vụ khác nhau (Hà Nội, năm 2009-2010) 3.26 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hình dạng quả và chất lượng 94 quả của giống cà chua Savior (Hà Nội, năm 2009-2010) 3.27 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, sâu bệnh hại 95 của giống Hồng Ngọc trong điều kiện trái vụ, năm 2010 ở ĐBSH 3.28 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng 96 suất của giống Hồng Ngọc trong điều kiện trái vụ, năm 2010 ở ĐBSH 3.29 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và hiệu quả đầu tư 97 của giống Hồng Ngọc trong điều kiện trái vụ, năm 2010 ở ĐBSH 3.30 Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến thời gian thu hoạch và 98 mức độ nhiễm bệnh hại của giống Hồng Ngọc trong điều kiện trái vụ, năm 2010 ở ĐBSH 3.31 Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến chiều cao cây và các yếu 99
  12. -12- tố cấu thành năng suất của giống Hồng Ngọc trong điều kiện trái vụ, năm 2010 ở ĐBSH 3.32 Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất và hiệu quả 100 đầu tư của giống Hồng Ngọc trong điều kiện trái vụ, năm 2010 ở ĐBSH 3.33 Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến phẩm chất hình thái quả 101 cà chua Hồng ngọc trong điều kiện trái vụ, năm 2010 ở ĐBSH 3.34 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và 102 mức độ nhiễm bệnh của giống TAT062659 trong vụ Đông, năm 2010 ở ĐBSH 3.35 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và hiệu quả đầu tư 103 của giống TAT062659 trong vụ Đông, năm 2010 ở ĐBSH 3.36 Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng, phát triển và 104 mức độ nhiễm bệnh của giống TAT062659 trong vụ Đông, năm 2010 ở ĐBSH 3.37 Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất và hiệu quả 105 đầu tư của giống TAT062659 trong vụ Đông, năm 2010 ở ĐBSH 3.38 Giới thiệu tóm tắt qui trình trồng 2 giống cà chua triển vọng ở 106 ĐBSH 3.39 Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình trình diễn giống cà 107 chua Hồng Ngọc trong vụ Xuân Hè tại một số địa phương 3.40 Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình trình diễn giống 108 Hồng Ngọc trong vụ Thu Đông tại một số địa phương 3.41 Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng giống 109 TAT062659 trong vụ Đông 2011 tại các địa phương thuộc ĐBSH 3.42 Một số đặc điểm nông học của các giống gốc ghép 110 3.43 Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà chua Savior và các loại 112 cây gốc ghép trong vườn ươm trước khi ghép 3.44 Tỷ lệ sống của cà chua ghép trên một số gốc ghép khác nhau 113 3.45 Tính kháng bệnh héo xanh vi khuẩn của các mẫu giống cà 114 chua 3.46 Ảnh hưởng của isolate vi khuẩn đến các mẫu giống cà chua 115 3.47 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và mức độ sinh 116 trưởng của cà chua Savior ghép trên các loại gốc ghép khác nhau vụ Hè Thu năm 2011
  13. -13- 3.48 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cà chua 117 Savior ghép trên các loại gốc ghép khác nhau vụ Hè Thu, năm 2011 3.49 Một số chỉ tiêu chất lượng quả cà chua Savior trên các loại 118 gốc ghép khác nhau vụ Hè Thu, năm 2011 tại Vĩnh Tường 3.50 Chất lượng quả cà chua Savior trên các loại gốc ghép khác 119 nhau vụ Hè Thu, năm 2011 3.51 Mức độ nhiễm bệnh của cà chua Savior trên các loại 120 gốc ghép khác nhau trong vụ Hè Thu năm 2011 3.52 Đặc điểm sinh trưởng và mức độ nhiễm bệnh của cà chua 121 Savior ghép trên các gốc ghép khác nhau trong vụ Xuân Hè, năm 2012 tại ĐBSH 3.53 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cà chua 122 Savior ghép trên các loại gốc ghép khác nhau trong vụ Xuân Hè, năm 2012 tại ĐBSH 3.54 Kết quả hoàn thiện qui trình sản xuất cây giống cà chua 123 Savior ghép trên gốc cà tím EG203, cà chua Hawaii và cà gai ở ĐBSH 3.55 Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình cà chua Savior 124 ghép trong vụ Hè Thu 2012 tại các địa phương thuộc ĐBSH
  14. -14- DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 3.1 Diễn biến nhiệt độ (oC), ẩm độ (%), và lượng mưa (mm) trung 56 bình giai đoạn 2008-2012 tại ĐBSH Hình 3.2 Mô hình tiêu thụ cà chua ở một số vùng chuyên canh cà chua 65 tại ĐBSH Hình 3.3 Diễn biến giá bán cà chua tại 3 điểm nghiên cứu thuộc ĐBSH 67 giai đoạn 2010-2011 Hình 3.4 Động thái tăng trưởng chiều cao, tốc độ ra lá và đường kính 111 thân của các loại gốc ghép và cà chua Savior trong vụ Hè 2011
  15. -15- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ĐBSH Đồng bằng sông Hồng BVTV Bảo vệ thực vật TYLCV Tomato Yellow leaf Curl Virus (Vi rút xoăn vàng lá cà chua) HXVK Héo xanh vi khuẩn AVRDC Asian Vegetable Research & Development Center (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau màu Thế giới) DNA Deoxyribonucleic Axit UTL Ưu thế lai QTL Quantitative Trait Loci CS Cộng sự KHKT Khoa học kỹ thuật NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TCN Tiêu chuẩn ngành TNHH Trách nhiệm hữu hạn VCU Value for Cultivation & Use TV Thời vụ HTX Hợp tác xã TP Thành phố
  16. -16- Më §Çu 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây cà chua (Solanum lycopersicum L.) thuộc họ Cà (Solanaceae) là loại rau ăn quả quan trọng có diện tích và sản lượng lớn nhất trong các loại rau trồng hiện nay trên thế giới. Quả cà chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều glucid, nhiều axit hữu cơ, là nguồn cung cấp chất chống ô xy hóa quan trọng như Lycopen, Phenolic, Vitamin C [55], [120]. Thành phần của cà chua chứa nhiều loại vitamin như Vitamin A, B, C, PP, K và các khoáng chất Ca, Fe, P, S, Na, Mg cần thiết cho cơ thể người. Vì thế hiện nay, sản phẩm cà chua được sử dụng phổ biến hàng ngày và rất đa dạng, không chỉ dùng ăn tươi, nấu chín mà những giống cà chua có thịt quả dày, có sắc tố (β-caroten, lycopen, caroten và xantophyl) và độ Brix cao còn là nguyên liệu chế biến công nghiệp tạo ra thực phẩm bổ dưỡng như nước cà chua cô đặc, bột cà chua, tương cà chua đóng hộp có giá trị xuất khẩu [149]. Quả cà chua có giá trị dược liệu cao do có vị ngọt tính mát, giải nhiệt, chống hoạt huyết, kháng khuẩn, chống độc, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến. Ngoài ra, cà chua còn được dùng làm mỹ phẩm, chữa mụn trứng cá... [1], [13], [56], [72]. Ngoài giá trị dinh dưỡng và giá trị y học, cà chua còn là cây rau dễ canh tác, thích hợp trồng nhiều nơi, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng và là nguồn thu nhập đáng kể cho quốc gia. Với tầm quan trọng như vậy nên cây cà chua đã và đang được trồng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những vùng sản xuất cà chua lớn nhất cả nước, với diện tích trồng năm 2011 khoảng 7,05 nghìn ha cho năng suất trung bình đạt 25,14 tấn/ha [37]. Điều kiện khí hậu và đất đai có thể cho phép sản xuất cà chua nhiều vụ trong năm nếu có bộ giống phù hợp, và khả năng mở rộng diện tích ở ĐBSH còn nhiều vì là cây rau vụ Đông nằm xen giữa hai vụ lúa, không ảnh hưởng đến diện tích trồng cây lương thực chính. Thời gian qua với sự ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật về giống và qui trình thâm canh, sản xuất cà chua ở ĐBSH đã có bước tiến đáng kể, đem lại lợi nhuận cao cho người trồng. Tuy nhiên, với áp lực của kinh tế thị trường và môi trường thay đổi theo hướng bất lợi, người sản xuất cà chua nơi đây vẫn còn một số khó khăn cần được hỗ trợ giải quyết. Gần 10 năm trở lại đây, chưa có một nghiên cứu điều tra đánh giá thực trạng sản xuất cà chua tại ĐBSH, để xác định những hạn chế
  17. -17- mới về kỹ thuật cần giải quyết, tránh tình trạng có thời gian sản phẩm quá nhiều, giá hạ, trong khi có thời gian thị trường lại phải nhập cà chua từ Trung Quốc, giá cao. Mặt khác, trước diễn biến của các bệnh hại cà chua như bệnh xoăn vàng lá do virus (Tomato Yellow Leaf Curl Virus - TYLCV), bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) và bệnh sương mai (Phytopthora infestans) ngày càng nhiều, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) một cách thiếu thận trọng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy, nếu nghiên cứu và sử dụng những giống cà chua chống chịu được nhiều loại bệnh khác nhau sẽ giúp rất nhiều cho sản xuất. Đây là vấn đề có ý nghĩa trong nông nghiệp cần được sự quan tâm của các nhà khoa học. Những năm gần đây, các trường đại học, các viện nghiên cứu cũng đã chọn tạo ra và đưa vào sản xuất một số các giống cà chua ưu thế lai mới có năng suất cao như HT7, HT42, HT160, FM20, FM29, lai số 9, HPT 10, VT3, VT4… bước đầu đáp ứng được nhu cầu về bộ giống của người nông dân ở ĐBSH. Tuy nhiên phát triển trong sản xuất còn rất khiêm tốn, một số giống lại không tồn tại lâu, do đó trong sản xuất hiện vẫn thiếu các giống cà chua có tính thích ứng rộng, năng suất cao, chống chịu tốt phù hợp trồng trong các điều kiện trái vụ. Ngoài ra vấn đề chọn tạo giống cà chua kháng virus xoăn vàng lá vẫn còn là vấn đề lớn đối với các nhà chọn tạo giống cà chua trong nước. Chính vì thế, nghiên cứu tuyển chọn từ nguồn giống cà chua lai nhập nội có tính thích ứng rộng, năng suất cao và có tính chống chịu tốt với điều kiện bất thuận và bệnh xoăn vàng lá nhằm xác định được bộ giống phù hợp với từng mùa vụ của ĐBSH phục vụ sản xuất trong thời gian tới vẫn rất cần thiết. Hiện nay, phần lớn diện tích trồng cà chua ở ĐBSH tập trung vào chính vụ (vụ Đông), năng suất cao nhưng giá thấp, cung vượt quá cầu, tiêu thụ chậm, trong khi đó vụ Hè Thu diện tích còn ít, do thời tiết không thật thích hợp cho cây sinh trưởng, bị chết nhiều vì mưa lớn, ngập úng. Hơn nữa, một số bệnh hại rễ, lá, nhiệt độ cao ở vụ Xuân Hè và Hè Thu cũng làm giảm tỉ lệ đậu quả, năng suất giảm rất nhiều. Tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn (HXVK) trung bình trên cà chua vụ Thu Đông sớm và Xuân Hè ở khu vực ĐBSH có thể từ 13-28% diện tích, thậm chí nhiều vùng bị mất trắng do tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Vì vậy vài năm gần đây việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ghép cà chua lên gốc cà tím của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển rau thế giới (AVRDC – Đài Loan) chuyển giao cho Việt Nam là giải pháp được người sản xuất lựa chọn để hạn chế tối thiểu các trở ngại trên giúp nông dân trồng cà chua trái vụ thu nhập cao. Một số mô hình trồng cà
  18. -18- chua ghép trên gốc cà tím tại Vĩnh Phúc đã khẳng định, cây cà chua ghép chịu úng, kháng bệnh tốt, nhất là bệnh héo xanh, thời gian thu hái dài (khoảng trên 6 tháng), trong khi đó tỷ lệ nhiễm bệnh ở cây cà chua không ghép là từ 15-20%. Chính vì vậy hướng nghiên cứu bổ sung thêm các nguồn gốc ghép phù hợp khác và kỹ thuật ghép tối ưu cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với các giống cà chua triển vọng trồng trái vụ cũng rất cần thiết. Trong bối cảnh đó, đánh giá và ứng dụng nhanh các giống cà chua lai nhập nội triển vọng có năng suất, chất lượng cao, chống chịu bệnh tốt, thích ứng rộng với mùa vụ cùng kỹ thuật thâm canh đi kèm phù hợp cho vùng ĐBSH, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sản xuất là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng” 2. Mục tiêu của đề tài 2.1 Mục tiêu tổng quát Xác định được đồng bộ giải pháp công nghệ về kỹ thuật canh tác và tuyển chọn giống cà chua phù hợp cho ĐBSH. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá được thực trạng sản xuất cà chua ở ĐBSH những năm gần đây từ đó rút ra những tồn tại kỹ thuật cần cải tiến. Xác định được một số giống cà chua lai nhập nội triển vọng phù hợp cho ĐBSH, có tính thích ứng rộng với mùa vụ, năng suất cao, chống chịu được một số bệnh nguy hiểm, góp phần làm đa dạng bộ giống cà chua. Xây dựng được quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp cho giống tuyển chọn. Hình thành được mô hình sản xuất cà chua lai trái vụ theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số địa phương thuộc ĐBSH. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu góp phần giải quyết một số vấn đề khoa học phục vụ sản xuất cà chua tại ĐBSH đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trên cơ sở phát huy lợi thế, khắc phục các tồn tại kỹ thuật trong sản xuất cà chua của vùng. Góp phần bổ sung những luận cứ khoa học, giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua lai tại ĐBSH.
  19. -19- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Khoa học cây trồng và cán bộ nông nghiệp có quan tâm đến nghiên cứu và phát triển cây cà chua. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài chỉ ra được những khó khăn và hạn chế của sản xuất cà chua, góp phần thiết thực vào việc áp dụng và mở rộng một số biện pháp kỹ thuật mới cho sản xuất cà chua ở ĐBSH. Các kết quả về tuyển chọn, xác định giống cà chua lai mới, kèm theo các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp và giới thiệu bổ sung 02 giống gốc ghép (cà chua Hawaii 7996 và cà gai), đã góp phần làm đa dạng và phong phú bộ giống, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng cà chua lai thương phẩm và thúc đẩy phát triển, mở rộng sản xuất cà chua có hiệu quả kinh tế cao tại ĐBSH. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hiện trạng sản xuất cà chua tại vùng ĐBSH; Bộ giống cà chua lai nhập nội từ Thái Lan và Ấn Độ bởi công ty Syngenta Việt Nam và những giống cà chua ưu thế lai triển vọng; Các vật liệu làm gốc ghép được nhập nội và thu thập từ sản xuất trong nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đánh giá thực trạng sản xuất cà chua ở ĐBSH; Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cà chua lai tại ĐBSH; Xây dựng mô hình sản xuất cà chua lai trái vụ theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số địa phương thuộc ĐBSH. 5. Những đóng góp mới của Luận án Đánh giá được thực trạng sản xuất cà chua ở ĐBSH giai đoạn 2008-2011, từ đó đưa ra một số định hướng nghiên cứu nhằm khắc phục hạn chế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của người nông dân. Tuyển chọn, xác định và giới thiệu được cho sản xuất 03 giống cà chua lai triển vọng: TAT072672, Savior và TAT062659 có năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, phù hợp với cơ cấu chính vụ và trái vụ ở ĐBSH, góp phần làm phong phú và đa dạng bộ giống cà chua lai năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt trong sản xuất. Tính đến năm 2012, diện tích trồng hai giống Savior và TAT072672 đã đạt tới
  20. -20- 1382,4 ha và 328,3 ha tương ứng. Giống TAT062659 đã được giới thiệu vào sản xuất trong năm 2013. Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất cho hai giống cà chua lai triển vọng TAT072672 và TAT062659 tại ĐBSH ở các thời vụ khác nhau. Xác định và giới thiệu bổ sung 02 giống gốc ghép mới phù hợp cho giống cà chua Savior: cà chua Hawaii 7996 và cà gai (Solanum incanum L.). Hoàn thiện qui trình trồng cây cà chua ghép ở các thời vụ khác nhau phục vụ sản xuất ở vùng ĐBSH.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2