intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lí kinh tế: Tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:227

9
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích và làm rõ được tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc. Từ đó, cung cấp những bằng chứng, thực nghiệm, là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc đạt hiệu quả tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lí kinh tế: Tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG XUÂN CƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TẠI ĐỊA BÀN CÁC TỈNH PHÍA BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội, 2023
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG XUÂN CƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TẠI ĐỊA BÀN CÁC TỈNH PHÍA BẮC Chuyên ngành: Quản lí kinh tế Mã số: 9340410.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Nguyễn Chiến Thắng 2. PGS. TS. Vũ Văn Hưởng Hà Nội, 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Các tài liệu sử dụng trong Luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng ..... năm 2023 Nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Cường
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 8 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan.................................................................... 8 1.1.1. Nghiên cứu về quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ......................................................................................................... 8 1.1.2. Nghiên cứu tác động của quản lý tài chính đến hoạt động giáo dục, đào tạo ....................................................................................................................... 15 1.2. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP ................................................................................................. 31 2.1. Tài chính và quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập ............................ 31 2.1.1. Tài chính các trường cao đẳng công lập ......................................................... 31 2.1.2. Quản lý tài chính tại các trường cao đẳng công lập ........................................ 39 2.2. Hoạt động của các trường cao đẳng công lập .................................................... 55 2.2.1. Hoạt động xây dựng chương trình đào tạo ...................................................... 55 2.2.2. Hoạt động tuyển sinh ...................................................................................... 56 2.2.3. Hoạt động tổ chức đào tạo .............................................................................. 57 2.2.4. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ............................................ 61 2.3. Tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường cao đẳng công lập ..................................................................................................................... 63 2.3.1. Tác động đến việc xây dựng chương trình đào tạo ......................................... 63 2.3.2. Tác động quản lý tài chính đến hoạt động tuyển sinh ..................................... 64 2.3.3. Tác động quản lý tài chính đến tổ chức đào tạo .............................................. 65 2.3.4. Tác động cơ sở vật chất, học liệu .................................................................... 66 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 68 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 68
  5. 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................... 70 3.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu ........................................................................... 70 3.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm.......................................................................... 72 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................. 72 3.3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu................................................................... 72 3.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 79 3.3.3. Thu thập dữ liệu .............................................................................................. 80 3.3.4. Thiết kế bảng hỏi ............................................................................................. 81 3.3.5. Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng ............................................... 82 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 86 4.1. Thực trạng hoạt động và quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc ..................................................................................... 86 4.1.1. Thực trạng hoạt động các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc ..................................................................................................................... 86 4.1.2. Thực trạng Quản lý tài chính của các Trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc ................................................................................................ 92 4.2. Kết quả nghiên cứu định tính về tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường cao đẳng phía Bắc .................................................................. 114 4.2.1. Tác động của quản lý tài chính đến chương trình đào tạo ............................ 114 4.2.2. Tác động của quản lý tài chính đến đội ngũ giảng viên ................................ 118 4.2.3. Tác động của quản lý tài chính đến cơ sở vật chất, học liệu học tập ............ 119 4.2.4. Tác động của quản lý tài chính đến quản lý đào tạo, sinh viên .................... 121 4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng tác động của quản lý tài chính đến kết quả hoạt động của các trường cao đẳng phía Bắc .......................................................... 122 4.3.1. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................... 122 4.3.2 Phân tích tác động của quản lý tài chính đến các hoạt động nhà trường ....... 136 4.3.3. Phân tích kết quả sự hài lòng của sinh viên về nhà trường ........................... 150 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT ......... 153 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 153
  6. 5.1.1. Thảo luận kết quả về tác động của quản lý tài chính đến kết quả hoạt động của các trường cao đẳng phía Bắc .................................................................. 153 5.1.2. Kết luận về quản lý tài chính và tác động của quản lý tài chính đến kết quả hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía Bắc .................................... 156 5.2. Một số đề xuất hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu ................................. 161 5.2.1. Định hướng hoạt động và quản lý tài chính các Trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc.............................................................................. 161 5.2.2. Một số giải pháp quản lý tài chính của các Trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc ........................................................................................ 167 5.3. Hạn chế và định hướng các nghiên cứu trong tương lai .................................. 177 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 178 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 180 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 181 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CCQL Cơ chế quản lý 2 CĐ Cao đẳng 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CSVC Cơ sở vật chất 5 ĐTPT Đầu tư phát triển 6 ĐTXD Đầu tư xây dựng 7 GD CĐ Giáo dục cao đẳng 8 GDĐH Giáo dục đại học 9 GV Giảng viên 10 KBNN Kho bạc nhà nước 11 KSTC Kiểm soát tài chính 12 NCKH Nghiên cứu khao học 13 NSNN Ngân sách nhà nước 14 QLHĐ Quản lý huy động 15 QLPB Quản lý phân bổ 16 QLTC Quản lý tài chính 17 SN Sự nghiệp 18 SV Sinh viên 19 TCBM Tổ chức bộ máy 20 TX Thường xuyên 21 UBND Ủy ban nhân dân 22 XDCB Xây dựng cơ bản i
  8. DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 4.1 Quy mô giảng viên các trường cao đẳng phía Bắc 90 Quy mô diện tích bình quân nhóm trường cao đẳng 2 Bảng 4.2 91 phía Bắc Nguồn thu các trường cao đẳng phía Bắc phân theo 3 Bảng 4.3 95 nhóm trường Cơ cấu nguồn thu các trường cao đẳng phía Bắc phân 4 Bảng 4.4 97 theo nhóm trường Cơ cấu các khoản chi bình quân giai đoạn 2017-2021 5 Bảng 4.5 104 của các trường cao đẳng phía Bắc Cơ cấu các khoản chi cho các yếu tố tác động đến kết 6 Bảng 4.6 quả hoạt động bình quân giai đoạn 2017-2021 của các 105 trường cao đẳng phía Bắc Mức chi cho nghiên cứu khoa học của các nhóm 7 Bảng 4.7 108 trường cao đẳng phía Bắc Thu nhập bình quân của GV tại các nhóm trường cao 8 Bảng 4.8 111 đẳng phía Bắc Mức độ đầu tư tài chính cho trường trình đào tạo của 9 Bảng 4.9 116 nhóm các trường cao đẳng phía Bắc Tỉ lệ chi cho cơ sở vật chất của nhóm các trường cao 10 Bảng 4.10 120 đẳng phía Bắc Tỉ lệ chi cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường 11 Bảng 4.11 122 cao đẳng phía Bắc Mô tả thống kê nhân tố Quản lý huy động nguồn lực 12 Bảng 4.12 123 tài chính Mô tả thống kê nhân tố Quản lý phân bổ và sử dụng 13 Bảng 4.13 124 nguồn tài chính ii
  9. STT Bảng Nội dung Trang 14 Bảng 4.14 Mô tả thống kê nhân tố Kiểm soát tài chính 125 Mô tả thống kê nhân tố Tổ chức bộ máy quản lý tài 15 Bảng 4.15 126 chính Mô tả thống kê nhân tố Cơ chế quản lý và khung pháp 16 Bảng 4.16 127 lý 17 Bảng 4.17 Mô tả thống kê nhân tố Hoạt động đào tạo 128 18 Bảng 4.18 Mô tả thống kê nhân tố Tổ chức đào tạo 129 Mô tả thống kê nhân tố Xây dựng chương trình giáo 19 Bảng 4.19 130 trình Mô tả thống kê nhân tố Kiểm tra đánh giá kết quả học 20 Bảng 4.20 131 tập và xét tốt nghiệp Mô tả thống kê nhân tố Nâng cao đội ngủ giảng viên 21 Bảng 4.21 132 và cán bộ quản lý 22 Bảng 4.22 Mô tả thống kê nhân tố Đảm bảo cơ sở vật chất 133 23 Bảng 4.23 Mô tả thống kê nhân tố Nghiên cứu khoa học 134 24 Bảng 4.24 Mô tả thống kê nhân tố Chính sách tài chính 135 25 Bảng 4.25 Mô tả thống kê nhân tố Sự hài lòng 136 26 Bảng 4.26 Bảng kiểm định thang đa Cronbach’s Alpha 137 27 Bảng 4.27 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test 141 28 Bảng 4.28 Tổng phương sai được giải thích 142 29 Bảng 4.29 Bảng ma trận xoay 142 30 Bảng 4.30 Phân tích tương quan Peason Correlation 144 31 Bảng 4.31 Bảng Model Summaryb 145 32 Bảng 4.32 Bảng Anova 146 33 Bảng 4.33 Kết quả mô hình hồi quy 148 iii
  10. DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 69 2 Hình 3.2 Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL 73 Mô hình đánh giá tác động quản lý tài chính đến 3 Hình 3.3 75 hoạt động các trường 4 Hình 3.4 Mô hình đánh giá sự hài lòng của sinh viên 78 5 Hình 4.1 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram 146 6 Hình 4.2 Biểu đồ phân tán Scatterplot 147 iv
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ, Nội dung Trang STT biểu đồ 1 Sơ đồ 2.1 Mô hình hóa hoạt động của các trường 63 Mức thu bình quân/ sinh viên/ năm của các trường 2 Biểu đồ 4.1 99 cao đẳng phía Bắc phân theo nhóm trường Mức chi bình quân trên 1 sinh viên cho các yếu tố 3 Biểu đồ 4.2 tác động đến kết quả đào tạo các trường giai đoạn 107 2017-2021 Tỉ lệ chi cho giảng viên và tỉ lệ sinh viên ra trường 4 Biểu đồ 4.3 119 có việc làm Tỉ lệ chi cho cơ sở vật chất, kết quả học tập của sinh 5 Biểu đồ 4.4 viên và tỏ lệ sinh viên ra trường có việc làm các 121 trường cao đẳng phía Bắc v
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu bức thiết trong quá trình hội nhập hiện nay, nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực với chuyên môn cao, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động ngày một cạnh tranh. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước đã liên tục khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và xây dựng nhiều đề án phát triển hệ thống quản lý, cơ chế chính sách trong lĩnh vực này. Trong hơn 60 năm qua, giáo dục Việt Nam đã chứng kiến nhiều sự tiến bộ đáng kể, chất lượng đào tạo đã được cải thiện rõ rệt và đang dần khẳng định được vị thế học thuật của mình trên trường quốc tế. Tuy vậy, nhìn nhận một cách khách quan, tốc độ thay đổi của giáo dục Việt Nam vẫn còn chậm, chưa bắt kịp được với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tri thức thế giới, biểu hiện như: hiệu quả đào tạo so sánh tương quan với chi phí đầu tư là chưa cao, phân cấp phân bổ nguồn lực chưa hợp lý, mặt bằng chung chất lượng giáo dục vẫn còn thấp so với nhiều quốc gia khác, chương trình đào tạo kém linh hoạt, v.v. Một trong những bất cập nổi bật có tác động lớn đến hiệu quả giáo dục mà đã được nhận ra từ lâu nhưng vẫn chưa tìm ra phương án giải quyết triệt để là vấn đề quản lý tài chính. Có thể thấy rằng nguồn lực tài chính là cơ sở, tiền đề để các cơ sở giáo dục nói chung, các trường cao đẳng công lập nói riêng tăn cường khả năng hoạt động, đem lại hiệu quả trong hoạt động của các trường. Quản lý tài chính là tổng thể các công cụ phương pháp mà chủ thể quản lý là các trường Cao đẳng tác động đến hoạt động tài chính của trường. Việc quản lý tài chính tốt sẽ góp phần tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nhằm gia tăng hiệu quả kinh phí bỏ ra của Nhà nước đạt được những mục tiêu đề ra. Để từng bước nâng cao hiệu quả tài chính từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của các trường công, Nhà nước và bản thân ban lãnh đạo các trường phải cùng tìm ra những vướng mắc và tìm cách tháo gỡ khó khăn. Nhưng nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp và nguồn thu học phí với tỷ trọng quá nhỏ thì rất khó để xoay chuyển tình hình. Vì vậy 1
  13. việc thay đổi, cải thiện bổ sung cơ chế quản lý tài chính là yêu cầu bắt buộc đối với các trường nhằm giải quyết triệt để vấn đề và tận dụng cũng như tiết kiệm tối đa kinh phí đầu tư từ Nhà nước. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng việc cung cấp tài chính cho giáo dục đào tạo sẽ tác động đến kết quả hoạt động và chất lượng đào tạo của các trường, tuy nhiên cung cấp tài chính bao nhiêu, cơ cấu cung cấp tài chính như thế nào? Tác động của việc kiểm soát chi tiêu, của cơ chế quản lý, của tổ chức bộ máy, của huy động nguồn lực, việc phân bổ nguồn lực tài chính đến hoạt động của các cơ sở giáo dục đào tạo, phân bổ bao nhiêu cho từng yếu tố sẽ mang lại hiệu quả thì là những điều mà các nhà quản lý quan tâm. Trong các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm ở một số nước phát hiển lại chỉ ra rằng cơ chế quản lý tài chính mà cụ thể hơn cơ cấu sử dụng tài chính trong giáo dục có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của các trường. Tuy nhiên, hoàn cảnh thực hiện cơ chế quản lý dẫn đến hiệu quả tài chính ở các nước có nhiều điểm khác biệt so với ở Việt Nam. Việt Nam tiến hành thử nghiệm cơ chế phân cấp quản lý tài chính trong giáo dục từ năm 1993 và triển khai trên diện rộng từ năm 2006 khi bắt đầu có Nghi định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phân cấp quản lý. Mặc dù đã được phân cấp nhưng hiện nay cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động giáo dục đứng trước hai thách thức đó là sự giới hạn về ngân sách và nhu cầu ngày càng cao từ phía người học. Do vậy, để đảm bảo được mục tiêu giáo dục, các cơ sở đào tạo buộc phải chủ động sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của mình trong các hoạt động. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tài chính trong giáo dục đại học và giáo dục cao đẳng ví dụ như nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính, quản lý tài chính, cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ, cơ chế chi ngân sách... Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các hoạt động quản lý tài chính hơn là đánh giá tác động của hoạt động này đến quả hoạt động của các trường. Việc nghiên cứu tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các cơ sở giáo dục cao đẳng công lập là cơ sở khoa học để đánh giá các nhân tố tác động mạnh yếu đến hoạt động các trường, từ đó là cơ sở để tăng cường hoạt động quản lý tài chính nhằm gia tăng kết quả hoạt động của các trường cao đẳng công lập nói riêng, cơ sở 2
  14. giáo dục nói chung. Vì vậy, nghiên cứu về ảnh hưởng của quản lý tài chính tới kết quả hoạt động các cơ sở giáo dục đào tạo đặc biệt quan trọng trong giai đoạn Việt Nam đang tiến hành đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục, bởi đây là một căn cứ quan trọng giúp cơ quan quản lý nhà nước, bộ máy quản lý của các trường đại học, cao đẳng đưa ra những quyết định phù hợp về sử dụng nguồn kinh phí để nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả nghiên cứu còn tạo điều kiện cho nhiều đối tượng (GV, sv, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường, phụ huynh sv, đại diện tổ chức kinh tế, doanh nghiệp,...) đang tham gia giám sát sát hệ thống đào tạo có các thông tin đầy đủ về các cơ sở đào tạo, qua đó các thông tin trong nhà trường và từ nhà trường tới cấp trên được minh bạch hơn. Nhận thức về những vấn đề trên, đề tài “Tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ (và câu hỏi) nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu phân tích và làm rõ được tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc. Từ đó, cung cấp những bằng chứng, thực nghiệm, là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc đạt hiệu quả tốt hơn 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tài chính và quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nói chung và các trường cao đẳng công lập nói riêng. Đưa ra quan điểm về quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập và tác động của nó tới hoạt động của các trường cao đẳng công lập; - Xây dựng cơ sở lý thuyết về mặt định tính đánh giá tác động của quản lý tài chính đến các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động của các trường cao đẳng; - Đánh giá thực trạng quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập phía Bắc; Phân tích những tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường cao đẳng. Khảo sát, đề xuất mô hình về mặt định lượng đánh giá tác động của quản lý tài chính đến kết quả hoạt động các trường cao đẳng công lập. 3
  15. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị về quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập phía bắc nhằm nâng cao kết quả hoạt động. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu hướng đến đạt được mục tiêu nghiên cứu như đề cập ở trên, luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Các nội dung của quản lý tài chính tác động như thế nào đến hoạt động của trường cao đẳng công lập? Các yếu tố quản lý tài chính tác động mạnh yếu như thế nào đến các hoạt động của trường cao đẳng công lập? - Cơ chế tự chủ tài chính sẽ tác động như thế nào đến hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía Bắc? - Việc quản lý tài chính tác động như thế nào đến hoạt động của các đối tượng trong trường: Giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên? - Cần có những giải pháp, kiến nghị gì về quản lý tài chính đối với các trường cao đẳng công lập phía bắc để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lý luận và thực tiễn về tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: Mẫu nghiên cứu là 88 trường cao đẳng công lập khu vực phía bắc. Các trường này được phân thành 06 nhóm theo 2 tiêu chí: Thứ nhất là tiêu chí vùng (vùng đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Bắc), thứ hai theo đơn vị chủ quản (UBND tỉnh, các Bộ, đơn vị chủ quản khác). + Phạm vi về thời gian: Tập trung nghiên cứu tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021 và đề xuất định hướng và giải pháp đến năm 2025 và những năm tiếp theo. + Phạm vi về mặt nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ tác động của quản lý huy động nguồn lực, quản lý phân bổ, kiểm soát tài chính, tổ chức bộ máy quản lý tài chính, cơ chế và khung pháp lý đến các hoạt động tuyển sinh, hoạt 4
  16. động xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường Cao đẳng công lập phía Bắc. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như Phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp thống kê, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, … để tổng hợp, phân tích và đánh giá sơ bộ những vấn đề chung tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc. 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm nhằm phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết, lý luận và xác định các nhân tố của quản lý tài chính ảnh hưởng tới hoạt động nhà trường. Hoàn thiện kiểm tra, chọn lọc mô hình nghiên cứu và phát triển thang đo, phiếu khảo sát phục vụ cho nghiên cứu định lượng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Thu thập dữ liệu * Đối với dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo hoạt động của 88 trường cao đẳng, từ các công trình nghiên cứu liên quan trước đây, các tài liệu, văn bản báo cáo, đề án từ các cơ quan Chính phủ, các Bộ, Ngành như Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài chính… * Đối với số liệu sơ cấp: Nghiên cứu sinh khảo sát các đối tượng qua phiếu khảo sát bằng đa dạng hình thức: phiếu khảo sát online; phiếu giấy trực tiếp và phiếu khảo sát qua gmail. Bảng khảo sát đa phần là những câu hỏi dạng thang đo likert với thang đo mức 5 (Rất không đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Rất đồng ý) đối với đối tượng cán bộ quản lý đánh giá tác động của quản lý tài chính tới các hoạt động của nhà trường; Đánh giá của sinh viên đánh giá về các hoạt động nhà trường. Về phía giảng viên bảng khảo sát sử dụng những câu hỏi thang đo likert mức 5 dạng câu hỏi trả lời: Rất không quan trọng; Không quan trọng; Bình thường; Quan trọng và Rất quan trọng để đánh giá về kết quả hoạt động quản lý tài chính tại nhà trường. 5
  17. Phân tích dữ liệu * Đối với dữ liệu thứ cấp: Sử dụng những bảng biểu, biểu đồ để biểu diễn những chỉ số thống kê, so sánh những chỉ số theo những đặc điểm: khu vực, thời gian, Từ đó có thể đưa ra cái nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu, tìm ra những biểu hiện mới đóng góp mới cho nghiên cứu. * Đối với dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp sau khi được tổng hợp sẽ được đem đi làm sạch, loại bỏ những dữ liệu không chính xác, sai định dạng, không liên quan, Dữ liệu sau khi làm sạch sẽ được đem đi phân tích kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ những thang đo không phù hợp. Các thang đo đủ điều kiện được dùng để phân tích nhân tố khám phá EFA, xây dựng các nhân tố phục vụ cho hồi quy. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích tác động của quản lý tài chính đến hoạt động nhà trường, bên cạnh kết quả hồi quy là một số kiểm định cho thấy mô hình đề xuất là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của đề tài: 5.1 Về lý luận Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về tài chính và quản lý tài chính, quan điểm về quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Luận án đã xây dựng khung lý thuyết về tác động của quản lý tài chính đến kết quả hoạt động của các trường cao đẳng công lập làm cơ sở vững chắc để phân tích và làm tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía Bắc. Trong đó, xây dựng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính đa biến số đánh giá tác động của quản lý tài chính đến hoạt động các trường cao đẳng công lập phía Bắc; Luận án đã đưa vào mô hình nghiên cứu một số biến kiểm soát: khu vực, chủ quản nhằm phân tích, so sánh sự khác biệt giữa tác động quản lý tài chính đến hoạt động nhà trường qua các tiêu chí đó. 5.2. Về thực tiễn Luận án tiến hành phân tích, đánh giá hệ thống các trường cao đẳng công lập phía Bắc và lựa chọn 88 trường thuộc các chủ quản và khu vực địa lý khác nhau để tiến hành nghiên cứu định lượng. 6
  18. Luận án đã xây dựng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính đa biến số đánh giá tác động của quản lý tài chính đến hoạt động các trường cao đẳng công lập phía Bắc. Luận án đã đưa vào mô hình nghiên cứu một số biến kiểm soát: khu vực, chủ quản nhằm phân tích, so sánh sự khác biệt giữa tác động quản lý tài chính đến hoạt động nhà trường qua các tiêu chí đó. Luận án đã đưa ra 5 nhân tố của quản lý tài chính: Quản lý huy động vốn; Quản lý phân bổ; Kiểm soát tài chính; Tổ chức bộ máy quản lý tài chính và Cơ chế khung pháp lý tác động đến hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía Bắc. Sau đó là đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hoạt động nhà trường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra được sự tác động mạnh yếu của các nhân tố quản lý tài chính đến hoạt động các trường cao đẳng công lập phía Bắc, một số nhân tố quản lý tài chính quan trọng có mức ảnh hưởng lớn thì thực trạng hoạt động đang còn được đánh giá thấp: Cơ chế quản lý; Quản lý huy động. Luận án đã chỉ ra được sự khác biệt về tác động quản lý tài chính đến hoạt động các trường cao đẳng công lập phía Bắc theo chủ quản quản lý. Luận án đề xuất những giải pháp giúp tăng cường hoạt động quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập nói chung, khu vực phía Bắc nói riêng. Với kết quả nghiên cứu và các đề xuất này gợi ý chinh sách trong công tác quản lý đối với các trường cao đẳng công lập phía Bắc nói riêng và các trường cao đẳng công lập nói chung. Các trường Cao đẳng công lập có thể tham khảo và ứng dụng trong quản lý và điều hành để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường cao đẳng công lập. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất 7
  19. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan 1.1.1. Nghiên cứu về quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo Đã có khá nhiều công trình nước ngoài nghiên cứu về lĩnh vực này, bao gồm cả cá nhân lẫn tổ chức. Một số quốc gia như Mỹ, Anh và Úc có mô hình giáo dục đào tạo công khá độc lập giữa các bang hay các vùng. Mỗi khu vực có những chính sách riêng cho giáo dục công. Vì vậy, họ đều lập các khung khổ và chính sách giáo dục phù hợp với họ. Chẳng hạn, năm 2007, Hội đồng chính quyền vùng Hampshire Anh đưa ra khung khổ nguyên tắc quản lý tài chính cho các trường học công lập ở vùng. Còn ở Úc, Bộ Giáo dục, Việc làm và Quan hệ công sở, thông qua những cơ chế quản lý tài chính đã được luật hoá, đều phải đưa ra báo cáo giải trình rất chi tiết về kế hoạch phân cấp ngân sách nhà nước dành cho các đơn vị thụ hưởng của bộ này, trong đó là các trường học công lập các cấp. Như vậy, với tổ chức thì các công trình đề cập đến tài chính công cho giáo dục mang tính tác nghiệp là chủ yếu. Trong khi đó, nhiều tác giả lồng ghép lý thuyết về tài chính công vào quản lý tài chính cho giáo dục. So với cách tiếp cận trước về tài chính công, cách tiếp cận này chỉ là lồng ghép lý thuyết vào thực tế, nên mang tính tác nghiệp nhiều hơn. Công trình nghiên cứu mang tính hệ thống và tương đối liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài luận án cần kể đến tài liệu “Quản lý trường đại học trong GDĐH” của Micheala Martin, Bikas C.Sanyal và Susan D’Antoni. Đây là tài liệu dành cho các nhà quy hoạch giáo dục, cán bộ quản lý trường đại học và các nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục. Với những nội dung chi tiết về quản lý trường đại học trong giáo dục, tài liệu đã trình bày khái quát về công tác quản lý trong giáo dục, trên cơ sở đó làm nổi bật ba nội dung chính: quản lý tài chính, quản lý nhân lực và quản lý nguồn lực CSVC. Tuy nhiên, một số nội dung đề cập chưa hoàn toàn phù hợp khi áp dụng cụ thể đối với cơ chế quản lý tài chính cho chương trình đào tạo chất lượng cao [4] Từ những năm 1991, khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu chuyển từ nền kinh 8
  20. tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, đất nước này đã nhận ra được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Ngày 15/4/1991, Shengliang Deng, Trường Đại học Saskatchewan, Saskatoon, Trung Quốc và Yinglou Wang, Trường Đại học Giao thông Tây An, Trung quốc, tác giả của bài Quản lý giáo dục ở Trung Quốc: Quá khứ, hiện tại và tương lai đã thuyết phục người đọc rằng: Quản lý giáo dục ở Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu và là cơ sở cho quá trình phát triển, cải tổ kinh tế. Tuy nhiên, quản lý giáo dục ở Trung Quốc vẫn đối mặt với một số vấn đề khá là nghiêm trọng như: những giáo viên có trình độ còn hạn chế, một số chương trình giảng dạy không tương xứng, điều kiện làm việc của giáo viên còn khó khăn và trệch hướng đi so với nhu cầu của xã hội. Đây là những vấn đề đe dọa tới sự cải tổ kinh tế Trung Quốc. Bởi vì, việc đào tạo ra những nguồn nhân lực tốt mới là nền tảng cho sự thành công của các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội phát triển. Từ cơ sở đó, bài báo đã tổng quan lại hệ thống quản lý giáo dục của Trung Quốc, phân tích và thảo luận về những vấn đề hiện tại để đưa ra những giải pháp phù hợp cho quản lý giáo dục Trung Quốc. Hai tác giả đã nhấn mạnh quản lý giáo dục là quản lý trên nhiều mặt (điểm khác với phạm vi nghiên cứu của nghiên cứu sinh): giáo viên, học sinh, sinh viên và người lãnh đạo các cấp của giáo dục, tài chính dành cho giáo dục [53]. Nghiên cứu khác, nhóm nghiên cứu Estelle James, Elizabeth M. King và Ace Suryadi - Bộ văn hóa và giáo dục, Jakarta, Inđônêxia lại tiến hành nghiên cứu cụ thể hơn, các tác giả đã đi vào so sánh hiệu quả của quản lý tài chính giữa khối công lập và dân lập, đưa ra những khẳng định bước đầu qua bài: “Tài chính, quản lý chi phí giữa các trường công lập và tư thục ở Inđônêxia”. Qua việc phân tích dữ liệu điều tra được, nghiên cứu cho kết quả: chi phí, hiệu quả tỷ lệ thuận với mức chi phí bỏ ra, thu nhập của cán bộ công nhân viên chức trong các trường học, số sinh viên được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp các trường dạy nghề, cao đẳng và Đại học để đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng quản lý tài chính ở khối các trường dân lập mang lại hiệu quả hơn khối các trường công lập [68]. Năm 2003, Peter Lorange, tác giả của cuốn sách “Cách nhìn mới về quản lý giáo dục - thách thức đối với nhà quản lý”, bằng những lập luận của mình dựa trên 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2