intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:198

27
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án có mục đích xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn về năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA -------------------------- VÕ CÔNG CHÁNH NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA -------------------------- VÕ CÔNG CHÁNH NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 9.34.04.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hải 2. PGS.TS Nguyễn Minh Phương HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Võ Công Chánh
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu .................................................. 10 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về năng lực và khung năng lực ........................ 10 1.1.2. Những công trình nghiên cứu năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp .................................................. 105 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về xây dựng, phát triển cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý khu vực công......................................................... 19 1.1.4. Những công trình nghiên cứu về năng lực và nâng cao năng lực cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ................................................................................................. 1928 1.2. Nhận xét, đánh giá về các công trình nghiên cứu ................................... 33 1.2.1. Những kết quả các công trình nghiên cứu đã đạt được .............................. 33 1.2.2. Những vấn đề chưa được làm rõ hoặc chưa đề cập đến ............................. 34 1.2.3. Những vấn đề luận án tập trung làm rõ....................................................... 34 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 107 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 39 2.1. Khái quát chung về người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận .................................................................................. 39 2.1.1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ................................... 39 2.1.2. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ......... 43 2.2. Những vấn đề chung về năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ................................................... 54 2.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 54
  5. 2.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.............................................................. 58 2.2.3. Cơ sở xác định năng lực và các năng lực cần thiết của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ............................ 59 2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ................................................... 64 2.3.1. Tiêu chí đánh giá theo các yếu tố cấu thành năng lực ................................ 64 2.3.2. Tiêu chí đánh giá theo kết quả thực hiện nhiệm vụ .................................... 73 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ................................................... 75 2.4.1. Nhóm yếu tố thuộc về thể chế đối với người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ................................................. 75 2.4.2. Nhóm yếu tố về quản lý, sử dụng người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.............................................................. 76 2.4.3. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường làm việc ............................................... 78 2.4.4. Nhóm yếu tố đối với bản thân người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.............................................................. 80 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 83 Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 84 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố và có ảnh hưởng của các điều kiện này đến năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận .......................................... 84 3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên và kinh tế - xã hội .................................................... 84 3.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ..................................................................................................... 85
  6. 3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng ........................................................................................................ 85 3.2.1. Thực trạng nhóm yếu tố thuộc về thể chế đối với người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ................................... 96 3.2.2. Thực trạng nhóm yếu tố thuộc về công tác quản lý, sử dụng người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ............... 9988 3.2.3. Thực trạng nhóm yếu tố thuộc về môi trường làm việc............................ 104 3.2.4. Thực trạng nhóm yếu tố về bản thân người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ............................................. 1045 3.3. Thực trạng năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015-2020......... 96 3.3.1. Về chuẩn năng lực và mức độ đáp ứng chuẩn năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng .............................................................................. 10896 3.3.2. Năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng theo các yếu tố cấu thành năng lực ................................................................................................ 11400 3.3.3. Năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ ......................... 11404 3.4. Đánh giá chung về thực trạng năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng ....... 108 3.4.1. Ưu điểm................................................................................................. 11408 3.4.2. Hạn chế ................................................................................................. 11414 3.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 11423 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 128 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 129
  7. 4.1. Quan điểm nâng cao năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ................................................. 129 4.1.1. Quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý ................................................. 129 4.1.2. Phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý phát triển đô thị trong điều kiện mới................................................................................................ 12930 4.1.3. Đáp ứng với yêu cầu của hội nhập quốc tế, cách hành chính, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền đô thị .................................................................................... 131 4.1.4. Yêu cầu phải có hệ thống giải pháp đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương .......................................................................... 132 4.2. Giải pháp nâng cao năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ở thành phố Đà Nẵng .............. 132 4.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức ................................................................... 132 4.2.2. Nhóm giải pháp về thể chế đối với người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ............................................... 134 4.2.3. Nhóm giải pháp về đổi mới công tác quản lý, sử dụng người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận .......................... 141 4.2.4. Nhóm giải pháp về tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát và phát huy vai trò của Nhân dân trong tham gia xây dựng đội ngũ công chức .......................................................................................................... 154 4.2.5. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và hiện đại .......... 158 4.2.6. Phát huy tính tích cực, chủ động của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trong việc nâng cao năng lực của bản thân ......................... 162 Tiểu kết chương 4 ....................................................................................... 165 KẾT LUẬN 1656 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN STT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG 1. BCH Ban Chấp hành 2. BTV Ban Thường vụ 3. CBCC Cán bộ, công chức 4. CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức 5. CCHC Cải cách hành chính 6. CCVC Công chức, viên chức 7. CQCM Cơ quan chuyên môn 8. CQĐP Chính quyền địa phương 9. CQĐT Chính quyền đô thị 10. CT - XH Chính trị - Xã hội 11. CNTT Công nghệ thông tin 12. ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng 13. GD và ĐT Giáo dục và Đào tạo 14. HCNN Hành chính nhà nước 15. HĐND Hội đồng nhân dân 16. KNL Khung năng lực 17. KTTT Kinh tế thị trường 18. KT - XH Kinh tế - Xã hội 19. LĐ - TB và XH Lao động - Thương binh và Xã hội 20. LLCT Lý luận chính trị 21. MTTQ Mặt trận Tổ quốc 22. NCS Nghiên cứu sinh 23. PCTN Phòng, chống tham nhũng 24. PCT Phó Chủ tịch 25. QLĐT Quản lý đô thị 26. QLNN Quản lý nhà nước 27. QPPL Quy phạm pháp luật 28. TC - KH Tài chính - Kế hoạch 29. TN và MT Tài nguyên và Môi trường 30. TP Thành phố 31. TĐKT Thi đua, khen thưởng 32. TT và TT Thông tin và Truyền thông 33. THCS Trung học cơ sở 34. THPT Trung học phổ thông 35. UBKT Ủy ban Kiểm tra 36. UBND Uỷ ban nhân dân 37. VHCS Văn hóa công sở 38. VHTT Văn hóa - Thông tin 39. VHXH Văn hóa - Xã hội 40. VTVL Vị trí việc làm 41. XHCN Xã hội chủ nghĩa
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Bảng mô tả yêu cầu kiến thức chuyên ngành của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận 65 Bảng 2.2: Bảng mô tả yêu cầu về kiến thức quản lý chuyên ngành của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận 66 Bảng 2.3: Bảng mô tả yêu cầu tổ chức thực hiện công việc chuyên ngành của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng 68 Bảng 3.16: Mô tả các cấp độ của năng lực 97 Bảng 3.17: Thang đo năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng 97 Bảng 3.18: Thực trạng năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng theo cấp độ 99 Bảng 4.2: Bảng mô tả yêu cầu về kiến thức chuyên ngành đào tạo đối với người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng 137
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Mô hình hóa về các kỹ năng của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 71 Hình 2.2: Mô hình về thái độ của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 72 Hình 2.3: Mô hình chung về khung năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 72 Hình 3.1: Hình biểu thị kết quả khảo sát điểm trung bình của các kỹ năng của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng 109 Hình 3.2: Hình biểu thị kết quả khảo sát điểm trung bình của các tiêu chí biểu hiện thái độ của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng 110
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Năng lực của người đứng đầu cơ quan CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng” xuất phát từ những lý do chính như sau: Thứ nhất, vai trò, tầm quan trọng của người lãnh đạo, quản lý đối với cơ quan, tổ chức khu vực công Người lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng trong hoạt động công vụ, bảo đảm các quyết sách thực thi mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Chỉ khi người lãnh đạo nhận thức đầy đủ vai trò của mình và có năng lực lãnh đạo, quản lý, mới mang lại những quyết định hiệu quả, có tầm nhìn chiến lược và tính khả thi cao. Người lãnh đạo, quản lý có vai trò thủ lĩnh định hướng phát triển tổ chức, đưa ra những ý tưởng, chính sách phát triển và lựa chọn những vấn đề trọng tâm; có vai trò điều phối công việc cũng như các mối quan hệ và truyền cảm hứng đến CBCCVC. Người lãnh đạo, quản lý có vai trò trong sử dụng các nguồn lực để thực thi công việc của Nhà nước bao gồm nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất và thông tin; định hướng xây dựng văn hóa tổ chức, quyết định hướng đi, sự phát triển của tổ chức, đồng thời kết nối và tạo ra cách ứng xử của các thành viên trong tổ chức đó. Đối với cơ quan, tổ chức khu vực công, người lãnh đạo, quản lý có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Nhà nước. Với chức năng QLNN và cung cấp dịch vụ công, người lãnh đạo, quản lý có trách nhiệm đưa ra các quyết định có ý nghĩa với cả cộng đồng, cung cấp những dịch vụ đem lại lợi ích cho người dân. Thứ hai, vai trò của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận ở Việt Nam UBND quận có vai trò, vị trí quan trọng trong hệ thống cơ quan CQĐP. Là cấp chính quyền trung gian (dưới cấp TP, trên cấp phường) nên về tổng quan, cấp quận vừa phải có tư duy, tầm nhìn vĩ mô gần như cấp TP nhưng phải sâu sát thực tế gần như cấp phường (cơ sở). Chính vì điều đó đòi hỏi người đứng đầu CQCM thuộc 1
  12. UBND huyện cần phải có năng lực phù hợp với đặc thù đó để “thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND quận QLNN về ngành, lĩnh vực ở địa phương…; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương” [106]. Do vậy, người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận ở Việt Nam sẽ đại diện cho CQCM về các hoạt động QLNN, phục vụ dịch vụ công liên quan đến lĩnh vực ở địa phương theo thẩm quyền. Hoạt động tham mưu của người đứng đầu CQCM có vai trò quan trọng cho sự phát triển của lĩnh vực được phân công phụ trách. Thứ ba, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức quản lý nói chung, trong đó có người đứng đầu CQCM thuộc UBND cấp quận nói riêng. Tuy nhiên, việc xây dựng, ứng dụng VTVL, KNL, tiêu chuẩn chức danh, ĐTBD, thi tuyển chức danh lãnh đạo đối với người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận cũng như việc phát triển năng lực của đội ngũ công chức này trong thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa có sự đồng bộ giữa các địa phương. Thứ tư, TP Đà Nẵng đã có nhiều nghị quyết, chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm nâng cao năng lực người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận. Bên cạnh kết quả tích cực thì việc xây dựng VTVL, KNL của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận gặp khó khăn nhất định, chưa quy định cụ thể đối với mỗi đối tượng trưởng phòng, chưa phân biệt với trưởng phòng cấp huyện và cấp sở. Năng lực công tác và thực tiễn của một đội ngũ công chức này chưa theo kịp với yêu cầu phát triển của TP. Việc quy định tiêu chuẩn chức danh; công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, thi tuyển chức danh, ĐTBD, bổ nhiệm; thực hiện chế độ, chính sách; kiểm tra, thanh tra, giám sát còn một số bất cập, hạn chế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, những yêu cầu về CCHC, thí điểm mô hình tổ chức CQĐT đòi hỏi năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng phải được nâng lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thứ năm, đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực, KNL, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về năng lực, KNL cũng như giải pháp nâng cao năng lực đối với người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
  13. 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án có mục đích xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn về năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xác định rõ khoảng trống trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài. - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP trực thuộc Trung ương. - Đánh giá thực trạng năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng, phân tích ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để làm cơ sở đề xuất các giải pháp. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng trong thời gian đến. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng thông qua các yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, thái độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Phạm vi không gian: Trên địa bàn 6 quận tại TP Đà Nẵng. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2020 và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ công chức này trong giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Nghiên cứu sinh căn cứ phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các nghiên cứu đánh giá thực tiễn còn dựa trên nền 3
  14. tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với phát triển đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp khảo cứu tài liệu: Mục đích sử dụng phương pháp này là kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước để xây dựng khung lý thuyết tại Chương 2. Tài liệu đã sử dụng bao gồm: Các công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực đã công bố, sách; các văn bản pháp lý, chính trị về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các báo cáo, số liệu của các đơn vị trên địa bàn TP Đà Nẵng (Quận ủy; HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ; Ban Tổ chức, UBKT các quận ủy; Phòng Nội vụ các quận; Ban TĐ-KT, Thanh tra TP; Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TP; Văn phòng UBND TP; Viện Nghiên cứu phát triển KT - XH, Sở TT và TT; Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp; Ủy ban MTTQ TP Đà Nẵng; UBKT, Ban Tổ chức Thành ủy, UBND TP, HĐND TP, BTV Thành ủy trong giai đoạn 2015 - 2020 cũng như phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020 - 2025). - Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: + Đợt 1: Thời gian khảo sát vào tháng 10 năm 2019. Mục đích thu thập số liệu, dữ liệu để xác định danh mục năng lực cần thiết, nguồn gốc hình thành các năng lực và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực người đứng đầu CQCM. * NCS tiến hành khảo sát Mẫu số 1 (đính kèm mẫu phiếu ở Phụ lục 1). Đối tượng khảo sát: Người đứng đầu hoặc cấp phó của 18 sở, ban, ngành; lãnh đạo quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam 06 quận; người đứng đầu, 02 người cấp phó và 02 công chức của 72 CQCM thuộc UBND các quận, Chủ tịch UBND 45 phường. Nội dung khảo sát gồm: Các yếu tố cấu thành năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận; các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. Số phiếu khảo sát và số phiếu thu về là 636; trong đó, có 604 phiếu đầy đủ 4
  15. thông tin, tỷ lệ 95% và 32 phiếu không đầy đủ thông tin, tỷ lệ 5%. Các CQCM được chia thành 4 khối để khảo sát: Mẫu 1A dùng khảo sát ở khối nội chính - tổng hợp, gồm các phòng: Phòng Nội vụ; Tư pháp; Thanh tra quận; Văn phòng HĐND và UBND quận (nay là Văn phòng UBND quận) (189 phiếu). Mẫu 1B dùng khảo sát ở khối kinh tế, gồm Phòng Kinh tế và Phòng TC - KH (129 phiếu). Mẫu 1C dùng khảo sát ở khối QLĐT gồm: Phòng TN và MT; Phòng QLĐT (129 phiếu). Mẫu 1D dùng khảo sát ở khối VHXH, gồm: Phòng GD và ĐT; Phòng VHTT; Phòng LĐ-TB và XH; Phòng Y tế (189 phiếu). * NCS tiến hành khảo sát Mẫu số 2, gồm: 2A, 2B, 2C, 2D Đối tượng khảo sát: Chủ tịch UBND quận; người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu CQCM thuộc UBND các quận. Nội dung khảo sát: Thực trạng năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. Số phiếu khảo sát: 169, được thiết kế để thu thập dữ liệu, nội dung phiếu hỏi giống nhau ở phần kiến thức cơ bản, kiến thức thực tiễn chung, kỹ năng và thái độ. Đối với từng nhóm, nội dung khác nhau ở kiến thức chuyên ngành, kiến thức thực tiễn chuyên ngành cũng như mức độ kết quả đạt được các nhiệm vụ công việc chuyên ngành. Khối nội chính - tổng hợp, gồm các phòng: Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Thanh tra quận; Văn phòng UBND quận (mẫu 2A gồm 54 phiếu). Khối kinh tế, gồm các phòng: Phòng Kinh tế và Phòng TC - KH (mẫu 2B gồm 30 phiếu). Khối QLĐT, gồm các phòng: Phòng TN và MT, Phòng QLĐT (mẫu 2C gồm 31 phiếu). Khối VHXH, gồm các phòng: Phòng GD và ĐT, Phòng VHTT, Phòng LĐ - TB và XH, Phòng Y tế (mẫu 2D gồm 54 phiếu). + Đợt 2: NCS tiến hành điều tra Mẫu số 3 (có mẫu phiếu đính kèm Phụ lục 1). Thời gian khảo sát từ tháng 02/2020. Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ quận (24 phiếu); người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu CQCM (145 phiếu); lãnh đạo các sở, ngành (18 phiếu) và một số chuyên gia (10 phiếu). Nội dung khảo sát: Về các giải pháp nâng cao năng lực đối với người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. 5
  16. Số lượng phiếu khảo sát và thu vào là 197. Có 100% số phiếu thu vào đầy đủ thông tin. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Mục đích thu thập ý kiến của 40 chuyên gia, các nhà quản lý là lãnh đạo sở, ban, ngành; các quận để đánh giá thực trạng, định hướng và giải pháp nâng cao năng lực người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng đang ở mức độ nào so với yêu cầu đặt ra? - Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng? - Cần phải thực hiện những giải pháp nào để nâng cao năng lực người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay?. 5.2. Giả thuyết khoa học - Năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng về có kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành phù hợp, kỹ năng và thái độ tương đối tốt. Tuy nhiên, trước yêu cầu của bối cảnh mới hiện nay như thực hiện thí điểm mô hình tổ chức CQĐT, CCHC, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập kinh tế quốc tế thì năng lực lãnh đạo, kiến thức thực tiễn, kỹ năng quản lý hành chính công vụ, chất lượng tham mưu và thái độ làm việc của một bộ phận người đứng đầu CQCM thuộc UBND chưa theo kịp với yêu cầu đặt ra. - Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng hiện nay rất đa dạng, bao gồm cả các yếu tố thuộc thể chế, về công tác quản lý, sử dụng; về môi trường làm việc và các yếu tố thuộc về bản thân người đứng đầu. - Để nâng cao năng lực đối với người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm từ các giải pháp về nhận thức, về hoàn thiện thể chế 6
  17. và công tác quản lý, sử dụng người đứng đầu đến các giải pháp về xây dựng môi trường làm việc và phát huy tính tích cực, chủ động của người đứng đầu CQCM trong việc nâng cao năng lực của bản thân. 6. Đóng góp mới của luận án 6.1. Về lý luận - Xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận ở TP trực thuộc Trung ương. Thể hiện cụ thể ở: + Làm rõ được khái niệm, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, đặc điểm, vai trò và mối quan hệ làm việc của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận; phân biệt sự khác nhau giữa người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận với trưởng phòng thuộc Sở và người đứng đầu CQCM thuộc UBND huyện. + Xây dựng được KNL của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận. KNL được xây dựng không chỉ xuất phát từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu mà còn gắn liền với bối cảnh, với yêu cầu đặt ra từ thực tiễn. KNL cũng được xây dựng phù hợp với các nhóm người đứng đầu các CQCM khác nhau. Bên cạnh những yêu cầu chung về năng lực cần phải có đối với người đứng đầu CQCM thì những yêu cầu năng lực mang tính chất đặc thù gắn liền với công việc khác nhau cũng được làm rõ trong KNL. + Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực thông qua các yếu tố cấu thành của năng lực và kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu CQCM. + Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận. Các yếu tố được đề xuất khá toàn diện, đặc biệt những yếu tố mới gắn liền với đặc thù về vị trí và yêu cầu công việc của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận. 6.2. Về thực tiễn - Từ mô tả các cấp độ của năng lực và thang đo năng lực, luận án đã đánh giá được thực trạng năng lực của đội ngũ người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng theo các yếu tố cấu thành năng lực và thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ đồng thời phân tích thực trạng các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của đội ngũ công chức này. 7
  18. - Luận án đã đề xuất được 04 nhóm giải pháp về nhận thức; xây dựng KNL theo 4 nhóm người đứng đầu CQCM ở các khối: nội chính - tổng hợp, kinh tế, QLĐT và VHXH bao gồm 95 yếu tố của kiến thức (trong đó 38 yếu tố về kiến thức quản lý chuyên ngành, 35 yếu tố về kiến thức tổ chức thực hiện chuyên ngành, 22 yếu tố kiến thức thực tiễn); 22 yếu tố của nhóm kỹ năng và 11 yếu tố của nhóm thái độ của người đứng đầu CQCM. - Đề xuất tiêu chuẩn chức danh cụ thể của từng nhóm người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng theo các yếu tố cấu thành năng lực. - Đề xuất các giải pháp toàn diện và có hệ thống nhằm nâng cao năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận. Điểm mới về thực tiễn của đề tài thể hiện thông qua chính các nội dung đề xuất trong từng giải pháp. Đặc biệt một số giải pháp mang tính mới và gắn liền với đặc thù của TP Đà Nẵng đó là: (1) Hoàn thiện đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý theo kết quả thực hiện nhiệm vụ với các nhóm yếu tố cấu thành năng lực (2) tạo nguồn chức danh công chức thông qua giới thiệu, tiến cử công chức trẻ (3) bố trí, sử dụng, ĐTBD theo KNL, tiêu chuẩn chức danh (4) đổi mới chương trình, cải tiến nội dung, hình thức, đánh giá kết quả và ĐTBD theo địa chỉ (5) thí điểm giao quyền cho cấp trưởng có trách nhiệm lựa chọn cấp phó; thực hiện chế độ tập sự, quản lý; mở rộng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý và bảo vệ chương trình hành động của ứng viên trước BTV cấp ủy (6) tổ chức tôn vinh công chức tiêu biểu, đổi mới công tác TĐ - KT và cơ chế nâng cao thu nhập cho đội ngũ công chức này (7) đổi mới công tác kiểm tra, giám sát (8) xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và hiện đại (9) phát huy tính tính cực chủ động của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận thuộc TP Đà Nẵng. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận. Thông qua những điểm đóng góp mới của đề tài đã được trình bày ở mục 6.1, có thể thấy, trên phương diện lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận của khoa học quản lý công và quản lý nguồn nhân lực. 8
  19. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu có giá trị tham khảo trong quá trình đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật CBCC; các quy định của Trung ương, TP Đà Nẵng và các địa phương khác về công tác đánh giá, quy hoạch, xây dựng KNL, tiêu chuẩn chức danh, công tác quản lý, sử dụng; ĐTBD; luân chuyển, bổ nhiệm, mở rộng thi tuyển chức danh lãnh đạo; thực hiện chính sách; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với công chức lãnh đạo quản lý các cơ quan HCNN nói chung và CQCM thuộc UBND quận. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với cấp quản lý có thẩm quyền ở TP Đà Nẵng trong việc ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển năng lực đối với người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng trong giai đoạn đến. Các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về quản lý công nói chung và quản lý nguồn nhân lực nói riêng. Kết luận và các kiến nghị của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình CCHC, xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC có đủ năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong thời gian đến. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các bản phụ lục, nội dung luận án được chia làm 4 chương, 12 mục, 38 tiểu mục. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận. Chương 3: Thực trạng năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. 9
  20. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về năng lực và khung năng lực Năng lực được mô tả trong các nghiên cứu mang tính tổng thể như kỹ năng, kinh nghiệm, hành vi hoặc đặc điểm. Các công trình nghiên cứu hiện tại định nghĩa năng lực lãnh đạo, bao gồm: Hành vi (sự quyết đoán, nhạy cảm với môi trường…), kỹ năng (tư duy, làm việc nhóm…), khả năng (xây dựng kế hoạch, kiểm soát chất lượng…), trình độ kiến thức (am hiểu chuyên môn, am hiểu về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị…), năng lực (thông thạo tiếng nói, kiểm tra hiệu suất so với kế hoạch…), đặc điểm (khả năng thích ứng với các tình huống, đáng tin cậy, đầy tham vọng…), thái độ (chủ động hay bị động, tích cực hay tiêu cực…), thuộc tính (duy trì kỷ luật, khả năng thích ứng với các tình huống…), giá trị (lý tưởng sống của một người…) và các nguyên tắc (tôn trọng, tin tưởng…). 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Phần lớn định nghĩa về năng lực của các tài liệu nước ngoài quy năng lực vào phạm trù khả năng. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế giới (OECD) quan niệm năng lực là “khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể” [65]. Denyse Tremblay cho rằng năng lực là “khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống” [68]. Còn theo F.E. Weinert và BeltZ Verlag năng lực là “tổng hợp các khả năng và kỹ năng sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của nhân sự nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp” [73]. Tại quyển sách Competency - Based Human Resource Management: Discover a new system for unleashing the productive power of examplary performers (Quản lý nguồn nhân lực dựa trên năng lực: Khám phá một hệ thống mới để giải phóng năng lực làm việc), David D. Dubois & William J. Rothwell [58] cho rằng năng lực là đặc điểm mà các cá nhân có và sử dụng theo những cách hợp 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2