intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: Lin Yanjun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

50
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu, hệ thống hóa, phát triển bổ sung những căn cứ lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của NHTM trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Qua tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh phân tích kết quả năng lực cạnh tranh Vietcombank hiện nay và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, cơ hội và thách thức , mục tiêu của Vietcombank, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank nhằm đạt định hướng và mục tiêu kinh doanh đề ra trong hội nhập kinh tế quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ HỒNG NGA NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ HỒNG NGA NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 934 04 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. VÕ VĂN ĐỨC HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Đoàn Thị Hồng Nga
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................ 7 1.1. Tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các học giả trên thế giới ............................................................................................... 7 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................... 13 1.3. Những khoảng trống và những vấn đề cần nghiên cứu của tác giả ...................................................................................................... 26 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................. 28 2.1. Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh ............................................ 28 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ............................................................. 35 2.3. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ...................................................................... 56 Chương 3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETCOMBANK ........................ 73 3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank ...... 73 3.2. Năng lực cạnh tranh của Vietcombank theo các tiêu chí ............. 79 3.3. Đánh giá chung .............................................................................. 124 Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETCOMBAN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ................................. 130 4.1. Quan điểm và dự báo ..................................................................... 130 4.2. Quan điểm và mục tiêu về định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam ............................................................................. 138 4.3. Cơ hội, thách thức và mục tiêu phát triển của Vietcombank......... 142 4.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank trong hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................ 151 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................................................... 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 170
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANZ : Ngân hàng TMCP ANZ ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu ABBANK : Ngân hàng TMCP An Bình ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AEC : Cộng đồng kinh tế Asean EAEU : Liên minh kinh tế Á Âu Bank of America : Ngân hàng Hoa Kỳ BANK OF CHINA : Ngân hàng Trung Quốc Bangkok Bank : Ngân hàng Bangkok BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BEA : The Bank of East Asia BVB : Ngân hàng TMCP Bảo Việt BacABank : Ngân hàng TMCP Bắc Á BOT : Ngân hàng Thái Lan DAB : Ngân hàng TMCP Đông Á DNNN : Doanh nghiệp nhà nước GPBank : Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu GATS : Hiệp định chung về thương mại dịch vụ HDBank : Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh HSBC : Ngân hàng HSBC KienLongBank : Ngân hàng TMCP Kiên Long Liênvietpostbank : Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt MSB : Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MB : Ngân hàng TMCP Quân đội Nam A Bank : Ngân hàng TMCP Nam Á NCB : Ngân hàng TMCP Quốc Dân NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NLCT : Năng lực cạnh tranh
  6. NHNN : Ngân hàng nhà nước OCB : Ngân hàng Phương Đông Pvcombank : Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam PGD : Phòng giao dịch FTA : Hiệp định thương mại tự do SeABank : Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SCB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn SGB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SHB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín TPBank : Ngân hàng TMCP Tiên Phong TCTD : Tổ chức tín dụng TCB : Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam TSC : Trụ sở chính VietBank : Ngân hàng TMCP Việt Á VietinBank : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietcombank ( : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương VCB) Việt Nam VIB : Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VPBank : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VKFTA : Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc
  7. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Đặc điểm kinh doanh, tình hình tài chính của ngân hàng .............. 44 Bảng 3.1. Kết quả chính Vietcombank đạt được xét trên các chỉ tiêu định lượng giai đoạn 2010-2020 ................................................................. 79 Bảng 3.2. Vốn chủ sở hữu của một số NHTM qua các năm 2010-2020 ........ 85 Bảng 3.3. Tổng tài sản của một số NHTM qua các năm 2010-2020 .............. 87 Bảng 3.4. Huy động vốn của một số NHTM qua các năm 2010-2020.......... 88 Bảng 3.5. Dư nợ cho vay của một số NHTM qua các năm 2014 - 2020 ........ 90 Bảng 3.6. Lợi nhuận trước thuế của một số NHTM qua các năm từ 2010-2020 .... 91 Bảng 3.7. Hệ số sinh lời của một số NHTM qua các năm 2010-2020 ........... 93 Bảng 3.8. Hệ số an toàn vốn - Car của NHTM qua các năm 2010-2020 ....... 95 Bảng 3.9. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của NHTM qua các năm 2016-2020 ..... 96 Bảng 3.10. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi NHTM qua các năm 2016-2020 ........................................................................................... 97 Bảng 3.11. Tỷ lệ nợ xấu của NHTM qua các năm 2010-2020 ....................... 98 Bảng 3.12. Mạng lưới các chi nhánh của NHTM qua các năm 2014 - 2020 . 99 Bảng 2.13. Hiệu suất sinh lời tính trên số lượng nhân viên của 4 NHTM ... 100 Bảng 3.14. So sánh điểm mạnh và hạn chế của 2 nhóm ngân hàng ............. 101 Bảng 3.15. Cơ cấu thu nhập của Vietcombank từ năm 2010-2020 .............. 102 Bảng 3.16. Cơ cấu thu nhập của Techcombank từ năm 2010-2020 ............. 103 Bảng 3.17. Cơ cấu thu nhập của BIDV từ năm 2010-2020 .......................... 105 Bảng 3.18. Tổng tài sản các NH thế giới từ năm 2014 đến 2020 ................. 109 Bảng 3.19. Vốn chủ sở hữu các NH thế giới từ năm 2014 đến 2020 ........... 111 Bảng 3.20. Bổ sung Lợi nhuận sau thuế các NH thế giới từ năm 2014 đến 2020 ............................................................................................ 112 Bảng 3.21. Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng so với Vietcombank ..... 113 Bảng 3.22. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng ........ 114
  8. Bảng 3.23. Bổ sung Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) các NH thế giới từ năm 2014 đến 2020 ........................................................................... 115 Bảng 3.24. ROA bình quân của các ngân hàng từ năm 2014 - 2020 ............ 116 Bảng 3.25. Bổ sung Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NH thế giới từ năm 2014 đến 2020 ............................................................... 117 Bảng 3.26. ROE bình quân của các ngân hàng từ năm 2014 - 2020 ............ 118 Bảng 3.27. Tỷ lệ nợ xấu các NH thế giới từ năm 2014 đến 2020 ................ 119 Bảng 3.28. Tỷ lệ nợ xấu bình quân của các ngân hàng từ năm 2014-2020 . 120 Bảng 3.28. Hệ số an toàn các NH thế giới từ năm 2014 đến 2020 ............... 121 Bảng 4.1. Các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2025 của ngân hàng Vietcombank . 148
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ.......................................... 76 Sơ đồ 3.2. Hệ sinh thái trong mô hình tổ chức của Vietcombank .................... 78 Biểu đồ 3.1. Kết quả chính Vietcombank đạt được xét trên các chỉ tiêu định lượng giai đoạn 2010 - 2020 ......................................................... 80 Biểu đồ 3.2. Các sản phẩm thế mạnh của Vietcombank liên quan đến ngoại hối và tài trợ thương mại ............................................................. 81 Biểu đồ 3.3. Hệ số an toàn vốn (CAR) và Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank ...... 83 Biểu đồ 3.4. Số liệu vốn chủ sở hữu của NHTM qua các năm 2010-2020 ...... 86 Biểu đồ 3.5. Tổng tài sản của NHTM qua các năm 2010-2020 ....................... 87 Biểu đồ 3.6. Huy động vốn một số của NHTM qua các năm 2010-2020 ........ 89 Biểu đồ 3.7. Dư nợ cho vay của một số NHTM qua các năm 2010-2020 ........ 90 Biểu đồ 3.8. Lợi nhuận trước thuế của một số NHTM qua các năm 2010-2020 ..... 92 Biểu đồ 3.9. Tổng tài sản - Ngân hàng trên hế giới ........................................ 109 Biểu đồ 3.10. Vốn chủ sở hữu - Ngân hàng trên hế giới ................................ 111 Biểu đồ 3.11. Lợi nhuận sau thuế - Ngân hàng trên thế giới .......................... 112 Biểu đồ 3.12. ROA của các ngân hàng từ năm 2014 - 2020........................... 116 Biểu đồ 3.13. ROE của các ngân hàng từ năm 2014 - 2020 ........................... 117 Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng từ năm 2014 - 2020 ............... 119 Biểu đồ 3.15. Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng từ năm 2014 - 2020 ...... 122
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ với khu vực và thế giới. Hội nhập quốc tế đã và đang trở thành cấp thiết đối với mỗi quốc gia trong điều kiện xu thế toàn cầu hóa, trong đó nổi bật nhất là hội nhập kinh tế quốc tế. Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Đối với bất cứ quốc gia nào, hoạt động ngân hàng cũng luôn là huyết mạch của nền kinh tế, sự phát triển của ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy ngân hàng với tư cách là một phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân cũng là lĩnh vực cần phải đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, Ngân hàng thương mại có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, Ngân hàng góp phần điều tiết và cung ứng tiền cho nền kinh tế, kích thích sản xuất, thu hút nguồn vốn nhỏ lẻ trong nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng xã hội, cung cấp tài chính, tư vấn, môi giới các chủ thể … Hoạt động của Ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị - xã hội đất nước. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc mở cửa nền kinh tế Việt Nam ngày càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới với lộ trình hội nhập kinh tế thế giới đặt các doanh nghiệp của các quốc gia đang phát triển nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng, trước một môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt với những áp lực cạnh tranh gay gắt để tồn tại phát triển và xây dựng thương hiệu của mình. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn luôn phải thực hiện và đưa ra các định hướng, giải pháp để không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động, mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế.
  11. 2 Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là một trong những Ngân hàng trong top big four của hệ thống ngân hàng Việt Nam và là ngân hàng có tốc độ phát triển trong những năm trở về đây rất tốt với sự tăng trưởng quy mô hoạt động, năng lực tài chính, phát triển đổi mới công nghệ, thực hiện xây dựng tiêu chí quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, nâng cấp tiện ích sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng và sẵn sàng đổi mới thích nghi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2007, Vietcombank luôn tự hào là một trong những Ngân hàng đi đầu tiên phong trong ngành Ngân hàng về chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Với những thuận lợi, vị thế thương hiệu sau khi chuyển sang hình thức cổ phần Vietcombank đã có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực tài chính, quản trị ngân hàng minh bạch và hiệu quả hơn, vị thế cạnh tranh được nâng cao. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) được đánh giá là sẽ mang lại những tác động tích cực, tạo cơ hội lớn cho ngành Ngân hàng thương mại Việt Nam. Các công nghệ số, công nghệ mới gắn với CMCN 4.0 không chỉ giúp chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống từ chi nhánh quầy giao dịch, ATM vật lý sang kênh số hóa, giúp tương tác khách hàng nhiều và hiệu quả hơn, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa giúp các ngân hàng thương mại từng bước thay đổi trở thành ngân hàng số, cung cấp tiện ích… Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi hoàn toàn kênh phân phối, và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và trải nghiệm khách hàng đang dần trở thành xu hướng vượt trội. Với việc ứng dụng nhiều hơn công nghệ thông tin, ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số, các sản phẩm của ngân hàng có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm dịch vụ phụ trợ để làm hài lòng khách hàng. Vì vậy, điều các ngân hàng trong nước cần chú trọng là tối đa hóa trải nghiệm khách hàng đang dần trở thành xu hướng vượt trội. Với việc ứng dụng nhiều hơn công nghệ thông tin, ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số,
  12. 3 các sản phẩm của ngân hàng có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm dịch vụ phụ trợ để làm hài lòng khách hàng. Thị trường lao động trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cũng sẽ có sự thay đổi, do việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng có thể khiến số lượng nhân viên của các ngân hàng sụt giảm đáng kể (đặc biệt là với các bộ phận kỹ sư tin học, giao dịch chi nhánh…). Nhưng đổi lại là nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ gia tăng (giỏi cả về chuyên môn nghiệp vụ tài chính, ngân hàng và công nghệ thông tin). Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là cơ hội cũng là thách thức đối với các tổ chức tín dụng trong việc cạnh tranh cung ứng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Vì vậy, làm thế nào để Vietcombank đạt được mục tiêu của mình trong thời gian tới tiếp tục củng cố nội lực và nâng tầm vị thế trên thị trường quốc tế phấn đấu đến năm 2025 trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, Top 10 ngân hàng trong khu vực Châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất trên thế giới và được quản trị theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Trên cơ sở phát huy những lợi thế sẵn có của mình, khắc phục những hạn chế vướng mắc và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank trên thị trường tài chính là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ” làm đề tài nghiên cứu cho luận án. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nghiên cứu, hệ thống hóa, phát triển bổ sung những căn cứ lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của NHTM trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Qua tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh phân tích kết quả năng lực cạnh tranh Vietcombank hiện nay và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, cơ hội và thách thức , mục tiêu của Vietcombank, luận án đề xuất các các
  13. 4 giải pháp nhằm năng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank nhằm đạt định hướng và mục tiêu kinh doanh đề ra trong hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ - Luận án giải thích và làm rõ cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, nội dung cơ bản, tiêu chí đánh giá, các yếu tố tác động năng lực cạnh tranh của NHTM nói chung và của ngân hàng nói riêng. - Cơ sở lý thuyết về khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động ngành Ngân hàng - Bài học nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng trong và ngoài nước từ đó rút ra bài học cho Vietcombank - Đánh giá kế quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân củaVietcombank qua đó dự báo định hướng cơ hội, thách thức mục tiêu Vietcombank và đưa ra giải pháp nhằm năng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Vietcombank trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay mà không nghiên cứu toàn bộ quá trình hội nhập. - Đối tượng Nghiên cứu: NHTM NN như Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank - Phạm vi nghiên cứu: + Đánh giá năng lực cạnh tranh qua các yếu tố bao gồm: Năng lực tài chính, sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, thị phần và thương hiệu + Phạm vi phân tích: các ngân hàng thuộc hệ thống NHMT Việt Nam + Năm đánh giá: năm 2010 đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và thực hiện những nhiệm vụ của
  14. 5 luận án đặt ra, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin sẽ được nghiên cứu sinh thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Ký thuyết về năng lực cạnh tranh sẽ được sử dụng làm nền tảng cho quá trình xây dựng khung lý thuyết. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Chương 1: Sử dụng phương pháp hệ thống hóa để tổng hợp, thống kê, phân tích những quan điểm của các nhà khoa học, các nhà thực tiễn trong và ngoài nước năng lực cạnh tranh để từ đó rút ra những khoảng trống cần nghiên cứu. Chương 2: Tác giả đưa ra được nội dung quan điểm của mình lý luận thực tiễn năng lực cạnh tranh. Thu thập, phân tích đưa ra nội dung, tiêu chí, đánh giá năng lực cạnh tranh NHTM. Đánh giá cơ hội, thách thức hội nhập kinh tế, kinh nghiệm các TCTD trong và ngoài nước đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Vietcombank. Chương 3: Đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của Vietcombank trong 10 năm từ 2010 đến 2020 Sử dụng phương pháp phân tích đánh giá thông qua các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của 4 NHTMNN như Vietcombank, Agribank, Bidv, Vietinbank từ năm 2010-2020 để từ đó đánh giá so sánh đánh giá năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng, từ đó nhận xét điểm mạnh điểu yếu của các Ngân hàng. Đánh giá thương hiệu uy tín và vị thế của Vietcombank trong khu vực . Đánh giá kế quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của Vietcombank Chương 4: Quan điểm và giải pháp nhằm phát huy nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank trong Hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Những đóng góp về khoa học của đề tài * Một là: Chỉ ra những khoảng trống, những vấn đề cần nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của ngân hàng của các học giả trong và ngoài nước. Đóng góp về mặt hệ thống lý luận thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. * Hai là: Cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt
  15. 6 động ngân hàng hiện nay. Nêu ra kinh nghiệm bài học của các ngân hàng trong và ngoài nước nhằm rút ra kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tại Việt Nam. * Ba là: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Vietcombank qua các năm 2010 - 2020. Phân tích đánh tiêu chí đánh giá năng lực cạnh trạnh của Vietcombank so với một số Ngân hàng trong nước, trong khu vực và trên thế giới. * Bốn là: Dự báo phát triển kinh tế thế giới, Việt Nam đến hoạt động ngân hàng nói chung và của Vietcombank nói riêng. * Năm là: Đưa ra những đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank nhằm đạt được mục tiêu và định hướng phát triển của mình. Với những đóng góp này,việc hoàn thành đề tài sẽ là tài liệu tham khảo góp phần khái quát nắm rõ hơn về cạnh tranh doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng trong thời kỳ hội nhập. Đặc biệt, năng lực cạnh tranh Vietcombank so với các tổ chức tín dụng trong nước là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cá nhân, tổ chức tín dụng quan tâm đến hoạt động của Vietcombank trong ngành Ngân hàng. 6. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài luận án được thực hiện trong 4 chương Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Chương 2: Lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 3: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietcombank Chương 4: Dự báo và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank
  16. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC HỌC GIẢ TRÊN THẾ GIỚI Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thuật ngữ “cạnh tranh” ngày càng được sử dụng phổ biến trong các nội dung nghiên cứu khoa học, đề tài, dự án, phương tiện thông tin đại chúng cũng như các diễn đàn kinh tế trong và ngoài nước. Năng lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh là một chủ đề được bàn luận rất nhiều và có nhiều cách hiểu khác nhau theo thời gian. Các nhà kinh tế ở thế kỷ XVII và XVIII đã tiến hành nghiên cứu cạnh tranh trên nền tảng của thế giới quan tư sản, điển hình là Adam Smith và David Ricardo. Adam Smit với tác phẩm “Nhà nước, tính chất và nguồn gốc của cải của các dân tộc” năm 1976 cho rằng năng lực cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào những lợi thế của Quốc gia đó về sản xuất một hoặc số mặt hàng nào đó với sản phẩm khác [75]. David Ricacdo tác giả của “Các thuyết lý cơ bản của chính sách kinh tế về thuế khóa” năm 1817 cũng đã khẳng định năng lực cạnh tranh của một lĩnh vực không phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối mà còn khai thác từ lợi thế so sánh rằng các lựa chọn sản xuất các mặt hàng mất ít nguồn lực hơn và đổi lấy các mặt hàng cần nhiều nguồn lực hơn để sản xuất thông qua thương mại quốc tế. Theo quan điểm của trường phải tân cổ điển, dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống thì năng lực cạnh tranh của một sản phẩm nhất định thông qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và việc tăng năng suất lao động. Năng lực cạnh tranh của một ngành hay một doanh nghiệp là năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần trong và ngoài nước. Theo cách hiểu này thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được phản ánh ở những khía cạnh cơ bản như: (1) Khả năng cạnh tranh của sản phẩm; (2) Khả năng duy trì và mở rộng
  17. 8 thị phần; (3) Khả năng duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh; (4) Khả năng tăng năng suất và hiệu quả làm việc; (5) Khả năng thích ứng và đối mới; (6) Khả năng thu hút nguồn lực; (7) Khả năng liên kết và hợp tác. Michael E. Porter - người được coi là cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh hiện đại, cho rằng: “Cạnh tranh không phải cung cấp cái tốt nhất mà là tạo ra sự khác biệt. Vì cái tốt nhất không phải người tiêu dùng nào cũng có thể mua được, do tốt nhất thường là nhiều tiền nhất”. Cuối thế kỷ XX, nhiều nhà kinh tế học phương tây đã đưa ra nhiều lý thuyết cơ bản, lý thuyết được áp dụng nhiều nhất và Lý thuyết của của Michael E.Porter gồm ba tác phẩm nổi tiếng như “Lợi thế cạnh tranh”, “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” và “chiến lược cạnh tranh”. Tác giả đã phân tích cơ sở hình thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo tác giả để hiểu rõ năng lực cạnh tranh từ đó luận giải những lợi thế cạnh tranh và lựa chọn những chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Cạnh tranh là vấn đề cơ bản xác định sự sống còn của doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay thất bại và cũng xác định được năng lực thực tế trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” của tác giả Michael E Porter năm 2004, tác giả cho rằng “Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật hay khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh chính là chìa khóa của sự hiệu quả, nó sẽ quyết định những hành động doanh nghiệp cần làm để đem lại sự hiệu quả cho doanh nghiệp.” Ông cũng nói rằng cạnh tranh ngành rất quan trọng, xem xét 5 yếu tố tạo nên sự canh tranh ngành bao gồm sức mua, sức bán, sự gia nhập của đối thủ mới, sự đe dọa của sản phẩm thay thế, và sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại. Trong lý thuyết cạnh tranh của Karl Marx, cạnh tranh được phân tích dựa trên 3 khía cạnh bao gồm cạnh tranh về giá trị thặng dư, cạnh tranh chất lượng và cạnh tranh giữa các ngành. Cả ba khía cạnh đều diễn ra xoay quanh giá trị. Karl Marx đã chỉ ra cơ cấu chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất trong điều kiện tự do cạnh
  18. 9 tranh. Theo Karl Marx, cạnh tranh được định nghĩa là “sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế lợi ích, mục tiêu xác định”. Trong tác phẩm “Kinh tế học” của tác giả Paul A.Samuelson và William D. Nordhaus [89], Cho rằng “cạnh tranh là mức độ mà hàng hóa của một quốc gia có thể cạnh tranh trên thị trường”; điều này phụ thuộc chủ yếu vào giá cả tương đối của các sản phẩm trong và ngoài nước. Ngoài ra, các chính sách về thương mại giúp phát triển hệ thống thương mại mở sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và sự tiếp nhận các công nghệ. Bên cạnh những tài liệu nghiên cứu về cạnh tranh nói chung, các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và riêng ngành ngân hàng cũng được nhiều tác giả nước ngoài tập trung nghiên cứu trong thời gian qua. Tác giả Paolo Coccorese đã thực hiện nghiên cứu “ Đánh giá các điều kiện cạnh tranh của hệ thống ngân hàng tại Ý: Một số bằng chứng thực nghiệm” [90] nhằm xác định mức độ cạnh tranh, các đặc điểm chính của thị trường ngân hàng và đưa ra một số khuyến nghị đối với hệ thống ngân hàng tại Ý trong giai đoạn 1988 - 1996. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng Ý giai đoạn 1988 - 1996 kiếm được doanh thu nếu trong điều kiện cạnh tranh độc quyền. Bert Scholtens (2000) đã tiến hành nghiên cứu về “Cạnh tranh, tăng trưởng và hiệu quả của ngành công nghiệp ngân hàng” [79]. Thông qua phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu quả của ngân hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận của ngân hàng tỷ lệ nghịch với tài sản của ngân hàng và tỷ lệ thuận với vốn chủ sở hữu. Nghiên cứu của Michael Dunford, Helen Louri và Manfred Rosenstock về “Sự cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các chính sách của doanh nghiệp” [86]. Ông cho rằng “đối với kinh tế vi mô, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp đạt được các cải thiện bình quân về chất lượng hàng
  19. 10 hóa và dịch vụ cùng với/hoặc giảm chi phí liên quan nhằm cho phép doanh nghiệp tặng lợi nhuận và/hoặc thị phần lớn hơn”. Khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của ngành ngân hàng vào năm 2003, “Yếu tố nào thúc đẩy cạnh tranh ngân hàng? Một số bằng chứng quốc tế” [92], Tác giả Stijn Claessens và Luc Laeven đã cho thấy sự gia tăng hiện diện của các ngân hàng nước ngoài và sự giảm thiểu các quy định hạn chế hoạt động trong ngành ngân hàng có thể giúp cho hệ thống ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh. “Nghiên cứu so sánh hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Châu Âu” [80]. Nghiên cứu được tiến hành vào năm 2003 bởi Barbara Casu và Philip Molyneux nhằm phân tích cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Châu Âu trong bối cảnh thị trường Châu Âu thống nhất trong giai đoạn 1993-1997. Kết quả nghiên cứu cho thấy kể từ khi có chương trình thị trường Châu Âu thống nhất, mức hiệu quả hoạt động của ngân hàng có sự cải thiện nhẹ. Ngoài ra, sự khác biệt giữa các thị trường ngân hàng ở các quốc gia ở Châu Âu chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố riêng của từng quốc gia. Trong bài viết “Khái niệm về năng lực cạnh tranh của lĩnh vực tài chính” của tác giả Mamiko Yokoi-Arai và Naoyuki Yoshino [85]. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xác định bởi các yếu tố như sau: Sự hiệu quả của hoạt động kinh doanh (ROA, ROE, năng lực quản lý tài chính), Quy mô (Thị phần tiền gửi và cho vay, Quy mô doanh số bán lẻ: số chi nhánh, quy mô tài sản), Công nghệ thông tin (hệ thống quản trị dữ liệu), Quản lý nguồn lực (Quản lý nguồn nhân lực, quản lý doanh nghiệp). Nhằm khám phá mối tương quan giữa khả năng cạnh tranh và hiệu quả của ngành ngân hàng và tăng trưởng kinh tế ở Ai Cập, tác giả Sunil S. Poshakwale và Binsheng Qien (2011) đã thực hiện nghiên cứu với chủ đề “Năng lực cạnh tranh và hiệu quả của ngành ngân hàng và tăng trưởng kinh tế ở Ai cập” [93], nghiên cứu cho thấy chương trình cải cách tài chính tại Ai Cập có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến năng lực cạnh tranh của
  20. 11 ngành ngân hàng trong giai đoạn từ 1992 - 2007. Ngoài ra, ngân hàng nhà nước có năng lực cạnh tranh thấp hơn so với ngân hàng tư nhân; và ngân hàng nước ngoài có năng lực cạnh tranh thấp hơn so với ngân hàng trong nước. Nghiên cứu của Rosita Suhaimi và cộng sự về “Thực hành quản lý quan hệ khách hàng và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ở Kenya” [91]. Cho thấy mối tương quan thuận giữa quản lý quan hệ khách hàng và năng lực tiếp thị đã gián tiếp tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại Kenya. Ngược lại, các yếu tố thuộc về tổ chức như số năm hoạt động, quy mô tổ chức, cơ cấu sở hữu, nhóm khách hàng, uy tín hoạt động, thời gian thực hiện quản trị quan hệ khách hàng và trình độ công nghệ không thể hiện mối tương quan có ý nghĩa thống kê đối với năng lực cạnh tranh của tổ chức. Một nghiên cứu khác của Rosita Suhaimi và các cộng sự về “Hiệu quả lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng ở Malaysia” [91]. Cho thấy hiệu quả lợi nhuận và năng lực cạnh tranh có mối tương quan đạt ý nghĩa thống kê tại các ngân hàng tại Malaysia. Osmis Areda Habte đã thực hiện đề tài về “Điều kiện cạnh tranh trong hệ thống Ngân hàng ở Thụy Điển” [88]. Nghiên cứu tập trung đánh giá về các ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến khả năng cạnh tranh của trong hệ thống Ngân hàng Thụy Điển giai đoạn 2003 - 2010. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao hơn so với các ngân hàng tiết kiệm. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của ngân hàng có sự sụt giảm nhẹ sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn 2003-2010. Micheal Koetter (2013) đã phân tích cấu trúc thị trường của các Ngân hàng ở Đức để đánh giá sức mạnh của thị trường thông qua nghiên cứu “Cấu trúc thị trường và sự cạnh tranh trong hệ thống Ngân hàng Đức” [87]. Nghiên cứu thể hiện rằng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng có sự khác nhau theo khu vực địa lý tại Đức; cụ thể, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thấp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2