intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:206

25
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam" nghiên cứu tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của các DN Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp đối với thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế của các DN Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- MẠC THỊ HẢI YẾN TÁC ĐỘNG CỦA ÁP DỤNG THUẾ ĐIỆN TỬ ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- MẠC THỊ HẢI YẾN TÁC ĐỘNG CỦA ÁP DỤNG THUẾ ĐIỆN TỬ ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: KHOA HỌC QUẢN LÝ Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ HÀ NỘI - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm qui định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Mạc Thị Hải Yến
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................5 5. Kết cấu của luận án................................................................................................7 6. Những đóng góp mới của luận án .........................................................................7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...............................................................9 1.1. Nghiên cứu về thuế điện tử và hệ thống thuế điện tử ......................................9 1.1.1. Nghiên cứu về thuế điện tử.............................................................................9 1.1.2. Nghiên cứu về hệ thống thuế điện tử ............................................................12 1.2. Nghiên cứu về tuân thủ thuế ............................................................................16 1.3. Nghiên cứu về tác động của thuế điện tử đến tuân thủ thuế ........................25 1.4. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................27 TỔNG KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................28 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ÁP DỤNG THUẾ ĐIỆN TỬ ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ .....................................................................................29 2.1. Thuế điện tử và áp dụng thuế điện tử .............................................................29 2.1.1. Thuế điện tử ..................................................................................................29 2.1.2. Áp dụng thuế điện tử ....................................................................................32 2.1.3. Hệ thống thuế điện tử ...................................................................................33 2.2. Tuân thủ thuế ....................................................................................................44 2.2.1. Khái niệm .....................................................................................................44
  5. iii 2.2.2. Một số lý thuyết nghiên cứu về tuân thủ thuế ..............................................47 2.2.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ thuế .................................................55 2.3. Mô hình nghiên cứu về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế....56 2.3.1. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ..............................................56 2.3.2. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) .................................................57 2.3.3. Mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) .......................................59 2.3.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................60 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế ....................................................................................................................................61 2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia ..............................................................61 2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam .................................................64 TỔNG KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................67 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THUẾ ĐIỆN TỬ VÀ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ...........................................................68 3.1. Thực trạng áp dụng thuế điện tử ở Việt Nam ................................................68 3.1.1. Quá trình phát triển thuế điện tử ở Việt Nam ...............................................68 3.1.2. Thực trạng bộ máy quản lý thuế ...................................................................70 3.1.3. Thực trạng văn bản, chính sách về thuế điện tử ...........................................72 3.1.4. Thực trạng áp dụng thuế điện tử hiện nay ....................................................74 3.2. Thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam ................................86 3.2.1. Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam .............................................................86 3.2.2. Thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ..........................90 TỔNG KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................95 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ÁP DỤNG THUẾ ĐIỆN TỬ ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ......................................96 4.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................96 4.1.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu .......................................96 4.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính và mô hình nghiên cứu điều chỉnh..............101 4.1.3. Phát triển thang đo biến số và bảng hỏi khảo sát .......................................106 4.1.4. Nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu .............................................................112
  6. iv 4.1.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................116 4.2. Kết quả phân tích định lượng ........................................................................120 4.2.1. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................................120 4.2.2. Một số phát hiện khác.................................................................................134 4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu.....................................................................137 TỔNG KẾT CHƯƠNG 4..........................................................................................144 CHƯƠNG 5 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THUẾ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .................................................................................................................145 5.1. Quan điểm, định hướng của Nhà nước đối với thuế điện tử.......................145 5.2. Giải pháp đối với thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam .....................................................................................................147 5.2.1. Giải pháp về thể chế quản lý thuế ..............................................................147 5.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực .......................................151 5.2.3. Giải pháp về công tác quản lý thuế ............................................................155 5.2.4. Giải pháp về phát triển công nghệ thông tin ..............................................159 5.3. Kiến nghị ..........................................................................................................163 5.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ............................................................................163 5.3.2. Kiến nghị với doanh nghiệp và các bên liên quan......................................163 5.4. Những hạn chế của luận án và các hướng nghiên cứu tiếp theo ................164 TỔNG KẾT CHƯƠNG 5..........................................................................................166 KẾT LUẬN ................................................................................................................167 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ...................169 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................169 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................170 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................184 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................191 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................196
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATM : Máy rút tiền tự động ATO : Cơ quan thuế Australia CBT : Cán bộ thuế CNTT : Công nghệ thông tin CQT : Cơ quan thuế CSDL : Cơ sở dữ liệu DN : Doanh nghiệp GTGT : Giá trị gia tăng NHTM : Ngân hàng thương mại NNT : Người nộp thuế NSNN : Ngân sách nhà nước OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế TTĐT : Thông tin điện tử
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu về hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế ..............15 Bảng 1.2. Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế ..........................................24 Bảng 2.1. Các chỉ số đặc trưng cho các cấp độ tuân thủ thuế của DN ..........................50 Bảng 3.1. Mục tiêu áp dụng thuế điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ..............69 Bảng 3.2. Một số văn bản chính sách về thuế điện tử giai đoạn 2016-2020 .................73 Bảng 3.3. Thực trạng tuyên truyền doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 .......................75 Bảng 3.4. Thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020..................................75 Bảng 3.5. Thực trạng quản lý kê khai thuế điện tử giai đoạn 2016-2020 .....................78 Bảng 3.6. Thực trạng quản lý nộp thuế điện tử giai đoạn 2016-2020 ...........................80 Bảng 3.7. Thực trạng hoàn thuế điện tử giai đoạn 2016-2020 ......................................83 Bảng 3.8. Thống kê số lượng doanh nghiệp Việt Nam theo ngành kinh tế giai đoạn 2017-2020 ....................................................................................................88 Bảng 3.9. Tình hình tuân thủ kê khai thuế của các doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 ......................................................................................................................90 Bảng 3.10. Tình hình tuân thủ thanh toán thuế của các doanh nghiệp..........................91 Bảng 3.11. Tình hình tuân thủ báo cáo của các doanh nghiệp ......................................92 Bảng 4.1. Các biến số và thang đo ..............................................................................108 Bảng 4.2. Đặc trưng mẫu khảo sát...............................................................................115 Bảng 4.3. Kết quả hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo .....................................120 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett .........................................................123 Bảng 4.5. Ma trận hệ số tải nhân tố .............................................................................124 Bảng 4.6. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................................................................................129 Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu .....................................................131 Bảng 4.8: Kết quả phân tích phương sai (khác biệt theo đặc điểm sở hữu DN) .........133 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định khác biệt chi tiết theo từng cặp theo quy mô DN .........133 Bảng 4.10. Kết quả phân tích khác biệt mô hình cấu trúc đa nhóm (quy mô DN) .....134 Bảng 4.11. Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc với các nhóm quy mô DN ..............134 Bảng 4.12. Kết quả phân tích khác biệt mô hình cấu trúc đa nhóm (Sở hữu DN) ......136 Bảng 4.13. Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc với các nhóm sở hữu DN ...............136
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình các cấp độ tuân thủ thuế..................................................................49 Hình 2.2. Mô hình tam giác tuân thủ của BISEP ..........................................................52 Hình 2.2. Mô hình tuân thủ BISEP................................................................................52 Hình 2.3. Mô hình lý thuyết hành động hợp lí (TRA) ..................................................57 Hình 2.4. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) .....................................................58 Hình 2.5. Mô hình rủi ro cảm giác (The risk-as-feelings RaF) .....................................58 Hình 2.6. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM.............................................................60 Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................61 Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức ngành Thuế ................................................................71 Hình 3.2. Thực trạng thanh tra, kiêm tra các doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 ........85 Hình 3.3. Thống kê số lượng doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ...............86 Hình 3.4. Thống kê số lượng doanh nghiệp Việt Nam theo quy mô ............................87 Hình 3.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ....................................90 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ........................................96 Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu.....................................................................................105 Hình 4.3. Biểu đồ Scree plot .......................................................................................124 Hình 4.4. Kết quả CFA với mô hình chưa chuẩn hóa .................................................127 Hình 4.5. Kết quả CFA với mô hình đã chuẩn hóa .....................................................128 Hình 4.6. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (chưa chuẩn hóa) ...............130 Hình 4.7. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (chuẩn hóa) .......................130 Hình 4.8. Sơ đồ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc .............................132
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuế là một trong những nguồn thu chủ yếu của NSNN, cũng là công cụ quan trọng để Chính phủ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư, kiềm chế lạm phát, bảo hộ sản xuất trong nước, phân phối lại của cải và thu nhập trong xã hội. Theo quy định của Nhà nước, thuế là khoản nộp có nghĩa vụ bắt buộc đối với các chủ thể bao gồm tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân nhằm đảm bảo nguồn thu NSNN. Hệ thống thuế ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới được coi là một thành tố quan trọng trong việc điều hành hệ thống pháp luật kinh tế - tài chính. Trong quá trình đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của hệ thống pháp luật thuế ngày càng rõ nét, tác động trọng yếu đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động có hiệu quả của nhà nước và xã hội. Về lĩnh vực thuế, hầu hết các nước trên thế giới đều theo xu hướng cải thiện mối quan hệ hai chiều giữa cơ quan thuế và người nộp thuế từ quan hệ “đối đầu” sang quan hệ “đồng hành”. Để đạt được mục tiêu đó, ngành Thuế Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng lấy NNT làm trung tâm. Trong thời gian qua, Tổng cục Thuế đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác cải cách quản lý thuế thông qua việc triển khai đăng ký thuế điện tử, kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử và triển khai áp dụng hóa đơn điện tử. Đến nay, dịch vụ thuế điện tử đã được áp dụng tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% Cục thuế. Về khai thuế điện tử, tính đến 10/2021, cả nước có 843.620 DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử trên tổng số 847.118 DN đang hoạt động, đạt tỷ lệ 99,59%. Số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận đạt hơn 14 triệu hồ sơ (Tổng cục Thuế, 2021). Về nộp thuế điện tử, tất cả các Cục thuế đã triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử thông qua việc liên kết với 55 ngân hàng thương mại. Số tiền nộp NSNN đạt trên 548.558 tỷ đồng và 34.733.362 USD thông qua 2.664.255 giao dịch nộp thuế điện tử (Tổng cục Thuế, 2021). Về hoàn thuế điện tử, Tổng cục Thuế cũng đã triển khai ứng dụng hoàn thuế điện tử tại 63 tỉnh, thành phố với số DN tham gia dịch vụ đạt 8.203 trên tổng số 8.402 DN hoàn thuế đạt tỷ lệ 97,6%. Tổng số hồ sơ được giải quyết hoàn thuế đạt 14.962 hồ sơ với số tiền hoàn thuế tương ứng là 103.719 tỷ đồng (Tổng cục Thuế, 2021).
  11. 2 Dịch vụ thuế điện tử đã và đang đem lại những lợi ích đáng kể cho các DN và là công cụ hiện đại cho các cơ quan quản lý thuế. Theo báo cáo "Đánh giá cải cách thủ tục hành chính thuế - Mức độ hài lòng của DN năm 2019" (VCCI, 2019) về dịch vụ thuế điện tử, có 97% DN đánh giá mức độ thực hiện các thủ tục khai thuế điện tử, đăng ký nộp thuế điện tử và nộp thuế điện tử là "dễ" và "tương đối dễ". Hầu hết các DN cho rằng nộp thuế điện tử giúp tiết kiệm thời gian, thủ tục nộp thuế dễ thực hiện. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số khó khăn khi tiến hành, vấn đề đường truyền dữ liệu tắc nghẽn vào thời kì báo cáo là vấn đề chiếm tỉ lệ cao nhất 47%, tiếp đến là vấn đề về chi phí sử dụng chữ kí số 15% và những quy định từ phía ngân hàng thương mại 7% (VCCI, 2019). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hệ thống thuế dựa trên ứng dụng công nghệ có hiệu quả như mong đợi hay ngược lại, tạo kẽ hở cho việc tránh thuế, trốn thuế, không tuân thủ thuế làm thất thu NSNN. Giai đoạn 2016-2020 chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số DN thành lập mới, cụ thể năm 2016 có 110.100 DN thành lập mới, 126.859 DN thành lập năm 2017, 131.275 DN thành lập mới năm 2018, 138.139 DN thành lập mới năm 2019 và 134.941 DN thành lập mới năm 2020 (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2021). Đây là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế và cũng là thách thức đối với cơ quan thuế trong việc quản lý hiệu quả công tác thu thuế với không chỉ DN nói riêng mà cả người nộp thuế nói chung, trong đó tính tuân thủ của người nộp thuế luôn được cơ quan thuế coi trọng nhất. Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế để đề xuất các giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế, đảm bảo thu NSNN là nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan thuế. Theo VCCI (2019), tỷ lệ DN bị xử phạt vi phạm hành chính sau thanh tra, kiểm tra thuế trên cả nước là 70%. Điều này chứng tỏ mức độ tuân thủ của các DN chưa thực sự cao, cần khắc phục tình trạng này. Trong khi đó, báo cáo của Tổng cục Thuế giai đoạn 2016-2020 cho thấy, về thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, một số người nộp thuế chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, thậm chí tránh thuế, trốn thuế. Hệ quả này là số nợ thuế vẫn ở mức cao so với tổng NSNN và phần lớn thuộc về các khoản nợ thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi. Về việc áp dụng hệ thống thuế điện tử, số liệu báo cáo toàn ngành Thuế giai đoạn 2016-2020 đã chỉ ra rằng việc phối hợp, kết nối, trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành, đặc biệt là cơ quan thuế giữa các vùng ở Việt Nam còn hạn chế do cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ (Tổng cục Thuế, 2016- 2020). Bằng chứng thực tế này cho thấy hệ thống thuế điện tử, thái độ đối với hệ thống thuế điện tử của NNT và việc áp dụng hệ thống thuế điện tử có thể ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ của NNT nói chung và tuân thủ thuế của các DN nói riêng.
  12. 3 Từ góc độ lý thuyết, khi tổng hợp các nghiên cứu về tuân thủ thuế, một trong những lý thuyết được rất nhiều học giả sử dụng làm nền tảng cơ sở cho nghiên cứu của mình, đó là mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA - Theory of Reasoned Action). Theo đó, Night & Bananuka (2018) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá tác động trung gian của việc áp dụng hệ thống thuế điện tử trong mối quan hệ giữa thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế bằng phương pháp định lượng với các doanh nghiệp nhỏ tại Uganda - một quốc gia đang phát triển của châu Phi. Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế, tìm ra các yếu tố tác động hoặc tác động mạnh đến việc tuân thủ của NNT làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp quản lý thuế hiệu quả, đồng thời khuyến khích tính tự nguyện cao của NNT và thay đổi hành vi tuân thủ thuế theo hướng tích cực là vô cùng cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tại Việt Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế, nhưng các nghiên cứu về tác động của việc áp dụng thuế điện tử đối với việc tuân thủ thuế chưa nhiều, đặc biệt là mối tương quan giữa hệ thống thuế điện tử, thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và áp dụng thuế điện tử đối với tuân thủ thuế. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam" nhằm nghiên cứu tác động và mức độ tác động của áp dụng thuế điện tử tới tuân thủ thuế của các DN Việt Nam và đề xuất một số giải pháp đối với thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế của các DN Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của các DN Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp đối với thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế của các DN Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế. - Xây dựng mô hình đánh giá tác động của áp dụng thuế điện tử tới tuân thủ thuế của DN Việt Nam. - Đánh giá thực trạng tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của các DN Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp đối với thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế của các DN Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu:
  13. 4 - Lý thuyết nào phù hợp để nghiên cứu tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của DN Việt Nam? - Các nhân tố hệ thống thuế điện tử, thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, áp dụng thuế điện tử có tác động tới Tuân thủ thuế của các DN Việt Nam? Mức độ và chiều tác động của các nhân tố trên tới Tuân thủ thuế của các DN Việt Nam như thế nào? - Thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của các DN Việt Nam hiện nay như thế nào? - Có những giải pháp nào đối với áp dụng thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế của các DN Việt Nam? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của các DN Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: - Luận án nghiên cứu dịch vụ thuế điện tử của CQT đối với các DN Việt Nam (DN được thành lập theo pháp luật Việt Nam có trụ sở chính tại Việt Nam và thuộc sở hữu của người Việt Nam) thuộc 2 khu vực Nhà nước và tư nhân và các DN thuộc 3 nhóm quy mô (nhỏ, vừa và lớn). - Khái quát về thuế điện tử, áp dụng thuế điện tử, hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế; - Khái quát một số lý thuyết nghiên cứu về tuân thủ thuế, một số mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế. Từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của các DN Việt Nam; - Đánh giá thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của các DN Việt Nam giai đoạn 2016-2020; - Đánh giá tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của DN Việt Nam dựa trên mô hình nghiên cứu đã lựa chọn và phương pháp phân tích định lượng. Phạm vi về không gian: luận án tiến hành điều tra và khảo sát 800 DN và sau khi thu thập, xử lý thì thu được kết quả 605 DN trên địa bàn các tỉnh/ thành phố thuộc
  14. 5 lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Phạm vi về thời gian: các dữ liệu sơ cấp (phiếu điều tra khảo sát) được thu thập và xử lý trong thời gian từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021. Các dữ liệu thứ cấp về thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của các DN Việt Nam được thu thập trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng hợp Luận án đã tổng hợp, khái quát các nghiên cứu, các lý thuyết về thuế điện tử, áp dụng thuế điện tử, tuân thủ thuế và tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế. Luận án cũng phân tích thực trạng áp dụng thuế điện tử tại Việt Nam và tuân thủ thuế của các DN Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Từ đó, đưa ra được mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu. Phương pháp điều tra thống kê Luận án đã tiến hành phương pháp điều tra thống kê với mẫu nghiên cứu gồm 800 DN Việt Nam thuộc 2 khu vực Nhà nước và tư nhân và thuộc 3 nhóm quy mô (nhỏ, vừa và lớn), đa dạng về lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Phương pháp nghiên cứu định tính Luận án đã tiến hành tham vấn ý kiến của các chuyên gia, thực hiện phỏng vấn sâu với 3 nhóm đối tượng: (1) Các chuyên gia trong lĩnh vực thuế; (2) Các cán bộ của CQT; (3) Lãnh đạo/ kế toán thuế của các DN (dựa trên Lý thuyết người đại diện) nhằm mục tiêu tiêu lấy ý kiến đánh giá về các nhân tố trong mô hình nghiên cứu hay nói cách khác là ý kiến về các nhân tố (hệ thống thuế điện tử; thái độ đối với hệ thống thuế điện tử; áp dụng thuế điện tử) ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các DN và phát triển, hiệu chỉnh thang đo các biến số. Phương pháp nghiên cứu định lượng Trên cơ sở mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được thiết lập, luận án tiến hành thu thập dữ liệu thông qua điều tra khảo sát các DN. Sau đó tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu để đánh giá tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc (tuân thủ thuế) trong mô hình. Các phương pháp được sử dụng cụ thể bao gồm: (1) phân tích độ tin cậy các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm kiểm tra hệ số tương quan biến tổng, kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha; (2) phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương
  15. 6 sai trích, có thể phải điều chỉnh lại mô hình đề xuất và giả thuyết nghiên cứu; (3) phân tích nhân tố khẳng định (CFA) nhằm kiểm tra độ thích hợp của mô hình, trọng số CFA, độ tin cậy tổng hợp, tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt; (4) phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm kiểm tra độ thích hợp của mô hình, kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu Bước 1: Tổng quan các nghiên cứu về thuế điện tử và hệ thống thuế điện tử, tuân thủ thuế, tác động của thuế điện tử đến tuân thủ thuế. Từ đó, luận án rút ra kết luận về khoảng trống nghiên cứu. Bước 2: Hệ thống và khái quát các lý thuyết nghiên cứu về tuân thủ thuế, các mô hình nghiên cứu tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế. Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về áp dụng thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bước 3: Tổng quan về thực trạng áp dụng thuế điện tử tại Việt Nam và thực trạng tuân thủ thuế của các DN Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Bước 4: Từ kết quả của các bước nghiên cứu trên (bước 1-3), luận án đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu. Sau đó, luận án tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu thể thu thập ý kiến chuyên gia và tiến hành hiệu chỉnh mô hình đảm bảo căn cứ, cơ sở cho mối liên hệ giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu và đảm bảo sự phù hợp của thang đo các biến số. Luận án thực hiện bước nghiên cứu bằng phương pháp định lượng: điều tra khảo sát các DN thuộc cả khu vực nhà nước và tư nhân và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn gồm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Các DN được điều tra khảo sát đa dạng về quy mô (nhỏ, vừa, lớn), và đa dạng về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả, luận án thu về 605 phiếu hợp lệ, sau đó tiến hành mã hóa và nhập số liệu để xử lý trên phần mềm SPSS 22 và AMOS. Bước 5: Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, bàn luận về kết quả kiểm định các giả thuyết và một số kết quả khác. Từ đó, đưa ra các kiến nghị và giải pháp của Nhà nước nhằm đối với thuế điện tử (về thể chế quản lý, về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực, về công tác quản lý thuế, về phát triển CNTT) nhằm nâng cao tuân thủ thuế của các DN Việt Nam.
  16. 7 5. Kết cấu của luận án Luận án được cấu trúc gồm 5 chương với các nội dung khái quát như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về thuế điện tử và hệ thống thuế điện tử, tuân thủ thuế, tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế. Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của DN. Chương 3: Thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của DN Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Chương 4: Đánh giá tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của DN Việt Nam. Chương 5: Quan điểm, định hướng và giải pháp đối với thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế của các DN Việt Nam. 6. Những đóng góp mới của luận án Những đóng góp về mặt lý luận: - Thứ nhất, nghiên cứu đã góp phần làm phong phú hơn lĩnh vực nghiên cứu về tuân thủ thuế đặt trong bối cảnh một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế chuyển đổi, từ đó góp phần nhỏ vào nền tảng kiến thức chung. - Thứ hai, từ việc hệ thống hóa các lý thuyết nghiên cứu về tuân thủ thuế (lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết người đại diện, lý thuyết các cấp độ tuân thủ thuế, mô hình tuân thủ BISEP, tiêu chuẩn ISO 14001:2015) và hệ thống hóa các mô hình nghiên cứu về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế (mô hình lý thuyết hành động hợp lý, mô hình lý thuyết hành vi dự định, mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ) nghiên cứu đã đề xuất được mô hình nghiên cứu về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của các DN Việt Nam với các biến độc lập (Hệ thống thuế điện tử, Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, Áp dụng thuế điện tử) và biến phụ thuộc Tuân thủ thuế. - Thứ ba, nghiên cứu đã điều chỉnh một số thang đo và đồng thời lược bỏ một số thang đo so với gốc cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam Những đóng góp về mặt thực tiễn: - Luận án đã phân tích và đánh giá được thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của các DN Việt Nam (giai đoạn 2016-2020) và tiến hành hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất sao cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
  17. 8 - Nghiên cứu này đã kiểm định và chỉ ra tác động trực tiếp và tích cực giữa Hệ thống thuế điện tử, Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, Áp dụng thuế điện tử đến Tuân thủ thuế. - Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra được một số tác động trung gian, làm củng cố thêm mối liên hệ, tác động giữa các cặp nhân tố, điều mà không nhiều nghiên cứu trước đây đề cập đến. Cụ thể: Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử là biến trung gian tác động lên mối quan hệ giữa Hệ thống thuế điện tử và Áp dụng thuế điện tử. Và Áp dụng thuế điện tử là biến trung gian tác động lên mối quan hệ giữa Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và Tuân thủ thuế. - Căn cứ vào thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của các DN Việt Nam, căn cứ vào kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất được nhóm giải pháp đối với thuế điện tử (về thể chế quản lý thuế, về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực ngành Thuế, về công tác quản lý thuế và về phát triển CNTT) nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế của các DN Việt Nam.
  18. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu về thuế điện tử và hệ thống thuế điện tử 1.1.1. Nghiên cứu về thuế điện tử • Các nghiên cứu về sự khác biệt của thuế điện tử Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra nhiều điểm khác biệt của thuế điện tử. Với dịch vụ thuế theo hình thức thủ công, các hoạt động quản lý kê khai, tính thuế và nộp thuế được thực hiện theo phương thức tương tác trực tiếp giữa cán bộ thuế và NNT hay nói cách khác là việc áp dụng có giới hạn công nghệ thông tin trong quá trình cung cấp các dịch vụ về kê khai, nộp và thu thuế cho công dân, doanh nghiệp và các cơ quan khác của chính phủ. Trong khi đó, sự khác biệt của thuế điện tử được thể hiện trên các nội dung sau: Thứ nhất, là sự khác biệt về hình thức cung cấp các dịch vụ công: từ trực tiếp sang trực tuyến (inline to online). Đối với dịch vụ thuế thông thường, tiếp xúc trực tiếp (face to face) là đặc trưng của hình thức giao tiếp giữa công chức với công dân và DN. Theo đó, công dân và DN phải gặp gỡ trực tiếp công chức tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế để thực hiện quá trình cung cấp và tiếp nhận dịch vụ công. Mặc dù những giao dịch này có thể thực hiện thông qua việc trao đổi thư tín, nhưng theo các học giả thì nguyên lý cơ bản vẫn dựa trên mối quan hệ trực tiếp giữa công chức và công dân, DN. Một trong những hệ quả của tiếp xúc trực tiếp là hiện tượng xếp hàng (inline). Các học giả cho rằng do cơ quan công quyền không thể thực hiện được các công việc với tất cả các công dân tại cùng một thời điểm trên cùng một địa điểm cho nên công dân phải xếp hàng chờ tại trụ sở của cơ quan công quyền để giải quyết những việc hành chính có liên quan (Alm và cộng sự, 2010, Calderon và cộng sự, 2014). Trong khi đó, thuế điện tử sử dụng cơ sở hạ tầng về thông tin và truyền thông để cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Áp dụng này cho phép công dân và DN không cần phải đến trụ sở cơ quan thuế mà họ chỉ cần ở nhà hoặc một nơi thuận tiện có thiết bị thông minh (như máy tính, điện thoại, ipad...) có kết nối mạng là có thể thực hiện các giao dịch về thuế. Áp dụng này thay thế hình thức tiếp xúc trực tiếp, công dân và DN không cần phải xếp hàng và họ có thể tiếp nhận dịch vụ công vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Khối lượng công việc mà cơ quan thuế xử lý trong cùng một đơn vị thời gian vì thế cũng nhiều hơn (Alm và cộng sư, 2010, Calderon và cộng sự, 2014).
  19. 10 Thứ hai, là sự khác biệt trong sử dụng CNTT. Việc ứng dụng công nghệ dựa trên nền web và các thiết bị khác bao gồm máy tính và các thiết bị sao, lưu tin trong quá trình cung cấp các dịch vụ về thuế và tương tác giữa các cơ quan của chính phủ là đặc điểm cơ bản của thuế điện tử. Trong khi đó, dịch vụ thuế theo hình thức thủ công chỉ làm việc trên hồ sơ và tài liệu bằng giấy, thể hiện thông qua việc tiếp xúc trực tiếp. Do đó kéo theo một trong những hệ quả có thể kể đến là các tài liệu đó được vận chuyển trực tiếp thay vì qua môi trường Internet hoặc dạng hồ sơ điện tử được lưu trong USB và CD-Rom như trong thuế điện tử. Sử dụng CNTT cũng mang lại hiệu quả vượt trội của thuế điện tử trong quản lý dữ liệu, quá trình phân loại, chỉ dẫn và tìm kiếm dữ liệu. Một điển hình khác của ứng dụng CNTT là tập trung hóa dữ liệu. Đây là yếu tố then chốt giúp cơ quan quản lý thuế có thể quản lý và khai thác thông tin về NNT hay các DN một cách có hiệu quả (Hung và cộng sự, 2006, Calderon và cộng sự, 2014). Thứ ba, là tính bảo mật. Đối với dịch vụ thuế thông thường, vấn đề bảo mật được thực hiện một cách nghiêm ngặt nhờ vào việc chỉ sử dụng tài liệu bằng giấy và được bảo quản trong những nơi an toàn. Các tài liệu cũng được xác nhận bởi những người có thẩm quyền và tính pháp lý được đảm bảo. Trong khi đó, thuế điện tử khác biệt được West (2005) phân biệt ở chỗ bảo mật dữ liệu dựa trên công nghệ kỹ thuật số. Để có thể sử dụng các CSDL thì người sử dụng phải được cung cấp một tên và mật khẩu. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng chữ ký điện tử để nâng cao tính bảo mật của hệ thống. Không những thế, hệ thống còn yêu cầu trong các giao dịch điện tử phải có những quy trình xác nhận, thậm chí là của bên thứ ba trước khi một giao dịch được thực hiện (Chen và cộng sự, 2015). Cuối cùng là sự khác biệt về yếu tố con người. Thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin, thuế điện tử có thể thiết lập được hệ thống tương tác bán tự động hoặc tự động giữa cơ quan công quyền với công dân, DN và các cơ quan công quyền khác. Với áp dụng này thì số lượng lao động trực tiếp trong các cơ quan thuế bị cắt giảm. Trong khi đó, với khối lượng công việc được cắt giảm trong thuế điện tử, thì thuế truyền thống vẫn phải sử dụng một lực lượng lao động nhất định để thực hiện chúng. Bên cạnh đó, thuế điện tử không những đòi hỏi công chức làm việc trong CQT phải có kỹ năng sử dụng máy tính và Internet mà đối với cả công dân và DN cũng phải có những kỹ năng nhất định trong quá trình tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến. Trong khi đó, thuế truyền thống yêu cầu công chức biết những kỹ năng làm việc và giao tiếp cơ bản để thực hiện công vụ. Vì vậy, thuế điện tử đòi hỏi đội ngũ công chức phải có kỹ
  20. 11 năng sử dụng máy tính và tương tác với các trang thông tin điện tử trong quá trình làm việc (Chen và cộng sự, 2015). • Các nghiên cứu về những lợi ích của thuế điện tử Các nghiên cứu quốc tế đã đề cập đến những lợi ích của thuế điện tử. Theo đó, những lợi ích này được chia thành các nội dung sau: Thứ nhất, thuế điện tử là công cụ làm tăng tính hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý thuế. Ứng dụng này nâng cao cơ hội tiếp cận thông tin cho các bên tham gia nhờ vào việc quản lý tập trung cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin một cách rộng rãi trên các cổng TTĐT. Thuế điện tử cũng giúp cắt giảm chi phí hành chính và tăng thu thuế. Ví dụ DN thay vì phải chuẩn bị hồ sơ bằng giấy, phải dành thời gian và di chuyển giữa các địa điểm để nộp hồ sơ thì nay những chi phí cho việc đó được cắt giảm. Tiếp theo, thuế điện tử giúp cắt giảm thời gian và giảm thiểu sai sót trong quá trình xử lý hồ sơ thuế đối với cả cơ quan thuế, người dân và DN. Không chỉ cắt giảm thời gian di chuyển của công dân, DN và giữa các cơ quan công quyền mà việc phần mềm hóa các thủ tục hành chính, áp dụng các phần mềm trong truyền tải, xử lý, lưu trữ và sử dụng dữ liệu; đồng thời với việc quản lý và khai thác tập trung nguồn thông tin trên môi trường Internet đã giúp các cơ quan thuế xử lý công việc nhanh hơn (Calderon và cộng sự, 2014, Houérou và cộng sự, 2009). Thứ hai, thuế điện tử nâng cao khả năng phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Gauld, Gray & McComb (2009) đã coi việc áp dụng CNTT trong quản lý công đã tạo ra nền tảng nhằm kết nối các cơ quan của chính phủ. Một mặt, chính phủ có thể quản lý tập trung thông tin trong toàn bộ hệ thống. Mặt khác CNTT có khả năng phá vỡ mọi ngăn cản giữa các cơ quan của chính phủ và góp phần xây dựng mối liên hệ bao trùm giữa các cơ quan này. Không những thế, các đại lý dịch vụ công của tư nhân cũng có thể được kết nối vào hệ thống nhằm phụ vụ tốt nhất nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Thứ ba, thuế điện tử nâng cao tính minh bạch trong hệ thống. Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng tình trạng thiếu minh bạch và tham nhũng trong bộ máy hành chính đã trở thành sự cản trở rất lớn cho quá trình phát triển. Điều này sẽ tăng chi phí cho các DN có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí là những DN lớn. Việc áp dụng thuế điện tử có thể ngăn chặn tham nhũng thông qua quá trình minh bạch hóa. Sự minh bạch hóa này thể hiện ở việc thiết kế hệ thống đơn giản, chuẩn mực trong quá trình cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho thấy để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tham nhũng cũng cần phải có một cuộc cách mạng để thay đổi cách ứng xử của công dân và những nỗ lực của hệ thống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2