intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:196

83
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình" trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch; Thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình; Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI NGỌC TÚ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI NGỌC TÚ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Văn Hòe 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi Hà Nội - 2021
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................8 1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài ...................8 1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh...................................................8 1.1.2 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch .......................9 1.1.3 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch .............................................................................................12 1.1.4 Các nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh điểm đến ................................................................................................16 1.2. Nhận xét về các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu của luận án .......22 1.2.1. Nhận xét về các nghiên cứu .................................................................22 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu của luận án..................................................23 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................24 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH .............................................................................25 2.1. Một số vấn đề cơ bản về du lịch và điểm đến du lịch ...................................25 2.1.1. Khái niệm .............................................................................................25 2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của điểm đến du lịch .....................................26 2.2. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ....................................................27 2.2.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh .................................27 2.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.................................28 2.3. Những nội dung cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ..............30 2.3.1. Nội hàm và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch .........30 2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch .....33 2.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của một số địa phƣơng và bài học cho tỉnh Hòa Bình ........................................................42 2.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của một số quốc gia trên thế giới ..........................................................................42
  4. 2.4.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của một số tỉnh của Việt Nam...............................................................................44 2.4.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cho tỉnh Hòa Bình ..............................................................................47 2.5. Khung lý thuyết của luận án ...........................................................................49 2.5.1. Nội hàm và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ...........50 2.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch .....55 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................61 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH ........................................................................................62 3.1. Tổng quan về tình hình du lịch tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây ......62 3.1.1. Khái quát về tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình .....................62 3.1.2. Kết quả hoạt động du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2019 ........64 3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình ..............68 3.2.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình ..........68 3.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình ........................................................................................................91 3.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình ........115 3.3.1 Điểm mạnh ..........................................................................................115 3.3.2. Hạn chế ...............................................................................................116 3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế ...................................................................119 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .......................................................................................121 Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 .....................................................................122 4.1. Bối cảnh và định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình .........................122 4.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế...........................................................122 4.1.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ......................................................................................................129 4.1.3 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình ...130
  5. 4.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình ................................................................................................................131 4.2.1 Phát triển nguồn nhân lực du lịch mang tính chiến lược và dài hạn ...131 4.2.2 Tạo sự khác biệt cho các sản phẩm du lịch của điểm đến Hòa Bình ..134 4.2.3 Nâng cao hiệu quả quản trị điểm đến du lịch ......................................137 4.2.4 Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng .....................................139 4.2.5 Kiểm soát giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch ........................................142 4.2.6 Các giải pháp khác ..............................................................................143 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 .......................................................................................148 KẾT LUẬN ............................................................................................................149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN ......................................................................160 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH .................176
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 1 AHP Analytic Hierarchy Process Quy trình phân tích thứ bậc 2 ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Asian Nations Nam Á 3 CA Cronbach’s Alpha Kiểm định Cronbach’ Alpha 4 CSKH Chăm sóc khách hàng 5 EFA Exploratory Factor Analysis Phương pháp phân tích nhân tố khám phá 6 GCI Global Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh Index toàn cầu 7 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 8 GSM Global System of Mobile Hệ thống truyển thông di Comunication động toàn cầu 9 OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát Co-operation and triển kinh tế Development 10 UBND Ủy ban nhân nhân 11 UNWTO World Tourism Tổ chức Du lịch thế giới Organization 12 VCCI Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và Công Commerce and Industry nghiệp Việt Nam 13 VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch 14 WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế thế giới 15 WTTC The World Travel & Hội đồng Du lịch và Lữ Tourism Council hành thế giới
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ........... 41 Bảng 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình ..... 56 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2019 .............. 64 Bảng 3.2. Tình hình kinh doanh của các điểm du lịch trọng điểm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2019 ............................................................................ 65 Bảng 3.3. Cơ cấu nhân lực du lịch theo tính chất và trình độ của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2019 ..................................................................................... 70 Bảng 3.4. Quy mô cơ sở lưu trú của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2019 ............. 71 Bảng 3.5. Tình hình hoạt động kinh doanh ngành du lịch một số tỉnh giai đoạn 2016 - 2019..................................................................................................... 78 Bảng 3.6. Doanh nghiệp lữ hành một số tỉnh năm 2019 ........................................... 86 Bảng 3.7. So sánh đánh giá của khách du lịch về điểm đến du lịch Hòa Bình và một số tỉnh miền núi phía Bắc ................................................................... 88 Bảng 3.8. Bảng phát triển dự án du lịch tỉnh Hòa Bình (giai đoạn 2015 - 2019) ..... 92 Bảng 3.9. Đánh giá của khách du lịch về sản phẩm du lịch ..................................... 97 Bảng 3.10. Đánh giá của khách du lịch về tài nguyên du lịch .................................. 98 Bảng 3.11. Đánh giá của khách du lịch về nhân lực du lịch ................................... 100 Bảng 3.12. Đánh giá của khách du lịch về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch .................................................................................................. 101 Bảng 3.13. Đánh giá của khách du lịch về quản lý điểm đến du lịch ..................... 102 Bảng 3.14. Đánh giá của khách du lịch về doanh nghiệp du lịch ........................... 103 Bảng 3.15. Đánh giá của khách du lịch về giá cả ................................................... 104 Bảng 3.16. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình .......................................................................................... 105 Bảng 3.17. Kết quả phân tích độ tin cậy của các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình qua kiểm định Cronbach’s Alpha ......................................................................................... 108 Bảng 3.18. Kết quả phân tích nhân tố khám phá với 7 thành phần chất lượng ...... 112 Bảng 3.19. Kết quả CFA thành phần các chỉ số phù hợp mô hình Model Fit ........ 113 Bảng 3.20. Hệ số hồi quy của mô hình SEM .......................................................... 114
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter ............................18 Hình 2.1 Nội hàm của năng lực cạnh tranh điểm đến ...............................................31 Hình 2.2 Mô hình PEST phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch .....................................................................34 Hình 3.1 Tổ chức quản lý điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình. .....................................74
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch thế giới đang phát triển với tốc độ ngày càng cao, nhu cầu của khách du lịch đối với các điểm đến ngày càng lớn và đa dạng. Nghiên cứu về điểm đến du lịch trở thành chủ đề được đề cập nhiều trong các nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong đó, nhiều nghiên cứu đã xác định khả năng cạnh tranh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của điểm đến du lịch (Dwyer và Kim, 2003; Enright và Newton, 2004). Cũng đã có nhiều mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được nghiên cứu theo nhiều thời gian và không gian khác nhau. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra thật sự khó để tìm thấy một mô hình với hệ thống thang đo phù hợp với tất cả các điểm đến. Bởi lẽ mỗi điểm đến đều có những bối cảnh lịch sử hay điều kiện tự nhiên khác nhau nên việc áp dụng mô hình năng lực cạnh tranh có thể phù hợp với điểm đến du lịch này nhưng không phản ánh hiệu quả đối với điểm đến du lịch khác (Kozak, 2002). Vì vậy, cần có một khung khái niệm thích hợp với các thước đo liên quan chặt chẽ đến năng lực cạnh tranh của từng điểm đến du lịch nghiên cứu trước khi thực hiện các cuộc khảo sát thực tế tại địa điểm nghiên cứu. Trước những yêu cầu cấp bách của thị trường du lịch đang đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với ngành du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng. Một trong những thách thức lớn đối với du lịch tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây là mức độ cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh nhằm thu hút khách du lịch, phát triển toàn diện ngành du lịch của tỉnh tại thị trường du lịch trong nước và nước ngoài ngày càng gay gắt hơn. Do đó, một trong những yếu tố quan trọng là chìa khóa góp phần dẫn đến thành công của du lịch tỉnh Hòa Bình chính là phải nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của mình. Những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm quản lý và khai thác tài nguyên, phát triển các loại hình du lịch, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Trên địa bàn tỉnh hình thành các điểm, khu du lịch đa dạng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Nhiều điểm, khu du lịch đang hoạt động khá 1
  10. hiệu quả như: Khu du lịch hồ Hòa Bình; khu nghỉ dưỡng cao cấp Serena Resort, V- Resort, An Lạc Eco Farm, Công đoàn Suối khoáng Kim Bôi huyện Kim Bôi; điểm du lịch Mai Châu Lodge, Mai Châu Ecolodge, Mai Châu Villas, Mai Châu Hideaway, các điểm du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu; sân golf Phượng Hoàng, điểm du lịch sinh thái Vịt Cổ xanh, huyện Lương Sơn; thác Thăng Thiên, Cửu thác Tú Sơn, Bảo tàng không gian Văn hóa Mường, Bảo tàng di sản Văn hóa dân tộc Mường, thành phố Hòa Bình; Trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam, quần thể di tích Hang động Núi Đầu Rồng, huyện Cao Phong; Điểm du lịch sinh thái Thác Mu huyện Lạc Sơn; các điểm du lịch cộng đồng Đà Bắc CBT, …Với sự đa dạng, đặc sắc về văn hóa, kết hợp với các điều kiện tự nhiên phong phú, tỉnh Hòa Bình có tiềm năng lớn để phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu du khách, dù đó là người có nhu cầu nghỉ dưỡng hay có sở thích khám phá, tìm hiểu, … Du lịch đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập trực tiếp cho cộng đồng dân cư; công tác đào tạo, nâng cao trình độ và hiệu xuất lao động của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam nói chung được chú trọng và ngày càng phát huy hiệu quả. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2017 đã xác định đất nước ta có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tuy nhiên thực trạng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các địa phương nói riêng và cả nước nói chung chưa nâng cao được năng lực cạnh tranh phát triển du lịch một cách hiệu quả. Năm 2019, là năm thắng lợi của du lịch Việt Nam khi đón được trên 18 triệu lượt khách quốc tế, thu hút được trên 85 triệu lượt khách du lịch nội địa. Trong bối cảnh đó, du lịch tỉnh Hòa Bình có những thành công bước đầu, tổng doanh thu lại có mức tăng ấn tượng, doanh thu năm 2019 gấp gần 2.5 lần so với năm 2015, tỷ lệ tăng trong giai đoạn 2015 - 2019 là mức 25.9%, khách quốc tế có tỷ lệ chi tiêu gia tăng nhiều hơn so với khách nội địa, lần lượt là 33.0% và 24.5%. Đây là mức tăng khá cao, cho thấy một thực tế là khách quốc tế đến du lịch Hòa Bình hầu hết đều có nhu cầu lưu trú, trong khi khách nội địa có thể sắp xếp đi và về trong ngày. Các điểm du lịch được du khách tìm đến vẫn là các địa chỉ đỏ: Mai Châu, Lạc Thủy, Cao Phong, Đà Bắc, Thành phố Hòa Bình, Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc… Tuy nhiên, so với 2
  11. thắng lợi của toàn ngành du lịch trong những năm gần đây, tỷ lệ bình quân khách du lịch đến điểm đến Hòa Bình tăng trong giai đoạn 2015 - 2019 khá khiêm tốn 5.4%, Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các điểm đến du lịch đặc biệt là những điểm đến có cùng những đặc điểm và lợi thế chung như điểm đến du lịch Hòa Bình, Bắc Kạn, Sơn La, Phú Thọ,… và các điểm đến du lịch hấp dẫn khách du lịch như Đà Nẵng, Quảng Ninh,… chính là yêu cầu cấp thiết đòi hỏi tỉnh Hoà Bình cần có những phân tích và đưa ra chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của Hòa Bình trong những năm sắp tới. Đối với Hòa Bình - là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, cần có những nghiên cứu đề xuất mang tính thực tiễn và khả thi nhằm đưa ra một khung lý luận thích hợp liên quan đến các chỉ số đo lường điểm đến du lịch trước khi thực hiện khảo sát thực tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình trong thời gian tới. Vì vậy, đề tài “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình” là thật sự cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất, luận án phát triển cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, trong đó tập trung làm rõ các nội dung như: năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến. Luận án tập trung phát triển cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh điểm đến trên góc độ thu hút khách hàng đến các điểm đến du lịch. Thứ hai, trên cơ sở hệ thống lý luận luận án tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình. Từ đó, đưa ra nhận định về những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình. Thứ ba, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình trong những năm sắp tới. 3
  12. 3. Đối tƣợng và phạm vi, câu hỏi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh điểm đến nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh Hòa Bình. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch có nhiều khía cạnh và nội dung. Trong phạm vi luận án, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến trên góc độ coi năng lực cạnh tranh điểm đến là sự cạnh tranh của sản phẩm du lịch. Do đó, phân tích năng lực cạnh tranh điểm đến là phân tích năng lực cạnh tranh sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch đến các điểm đến. Phạm vi về không gian: Luận án tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được tiến hành thu thập trong giai đoạn 2015 - 2019. Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra và thu thập trong năm 2018 - 2019. Các giải pháp, kiến nghị được đề xuất đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp thu thập thông tin Số liệu thứ cấp: nhằm tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, hội thảo khoa học, internet, niên giám thống kê, các báo cáo và tài liệu của ngành du lịch các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Bắc Kạn và các tài liệu khác liên quan đến luận án. Các số liệu được thu thập liên quan đến tình hình hoạt động du lịch tại các tỉnh từ năm 2015 đến năm 2019, đánh giá các số liệu liên quan đến năng lực cạnh tranh điểm đến của tỉnh Hòa Bình và so sánh với các tỉnh khác. Số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp được tác giả sử dụng phương pháp điều tra khảo sát kết hợp với sự tham vấn của các chuyên gia nhằm: thiết kế bảng khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu; số liệu được thu thập sẽ phục vụ việc đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh điểm đến tỉnh Hòa Bình; đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh điểm đến tỉnh Hòa Bình. Đối tượng tham gia phỏng vấn là người có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm về điểm đến du lịch và năng lực cạnh tranh nhằm đảm bảo các thông tin thu thập được có giá trị và độ chính xác cao: các chuyên gia, các nhà quản lý du lịch, các cán bộ, cơ sở, doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch, hiệp hội du lịch. 4
  13. Đối tượng tham gia khảo sát là khách du lịch trong nước và quốc tế. Tác giả đã xây dựng 02 bảng hỏi bao gồm 01 bảng hỏi dành cho khách du lịch trong nước; 01 bảng hỏi dành cho khách du lịch quốc tế. Bảng khảo sát được tác giả soạn thảo và lấy ý kiến của các nhà học thuật và các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm. Điều tra theo phương pháp khảo sát trực tiếp phát phiếu đến với khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình. Quy mô mẫu khảo sát được tính trên quy mô mẫu tổng thể được xác định hữu hạn là lượt khách du lịch đến với tỉnh Hòa Bình năm 2018 - 2019. Khách du lịch được lựa chọn tham gia khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngầu nhiên theo phân tầng. Số phiếu phát ra để đảm bảo là 405 phiếu, dựa trên độ phản hồi là 95%, tổng số phiếu thu về thu về 384 phiếu hợp lệ. Phƣơng pháp phân tích thông tin Phương pháp thống kê mô tả: tác giả sử dụng các hình vẽ, bảng biểu và đồ thị nhằm minh chứng để phân tích rõ thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp thống kê nhằm phân tích các đặc trưng về mặt chất trong mối liên hệ với mặt lượng của đối tượng nghiên cứu nhằm thực hiện mục tiêu của luận án đề ra. Phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha: tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá tính phù hợp giữa các biến quan sát trong từng nhóm nhân tố được sử dụng trong bảng hỏi. Phương pháp kiểm định hệ số nhân tố tải (Exploratory Factor Analysis - EFA): tác giả sử dụng phương pháp kiểm định EFA với mục tiêu đánh giá tính phù hợp, sự tự tương tác giữa các nhóm nhân tố trong bảng khảo sát với nhau. Phương pháp phân tích dự báo: trên cơ sở dự báo sự sự phát triển của các điểm đến du lịch để làm rõ được sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình. Thiết kế nghiên cứu Luận án được thực hiện qua các giai đoạn chủ yếu sau: (1) nghiên cứu sơ bộ nhằm phát hiện ra vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ được tác giả thực hiện từ tháng 8 năm 2016, đến tháng 10 năm 2016. (2) nghiên cứu thử nghiệm được tác giả thực hiện nhằm thử nghiệm phương pháp khảo sát, mẫu khảo sát và nội dung khảo 5
  14. sát nhằm đảm bảo thông tin khi được thu thập. Nghiên cứu thử nghiệm sẽ giúp tác giả giảm thiểu những sai sót trong nghiên cứu. Nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện trong tháng 6 năm 2017; (3) nghiên cứu chính thức nhằm thu thập thông tin để luận giải các vấn đề đã đặt ra của luận án, được triển khai từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019. Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau: Xác định Thu thập dữ Thiết kế bảng phương pháp liệu thứ cấp khảo sát nghiên cứu Kết luận và Triển khai xử Tiến hành thu luận giải vấn lý và phân tích thập dữ liệu sơ đề đặt ra của dữ liệu thu cấp đề tài thập được 5. Những đóng góp mới của luận án Về mặt lý luận: phát triển cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh điểm đến trên góc độ xem xét năng lực cạnh tranh điểm đến là năng lực cạnh tranh sản phẩm. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến tập trung vào các hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến với điểm đến. Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, căn cứ vào tình hình thực tiễn nghiên cứu luận án đưa yếu tố sự kiện văn hóa, thể thao và lễ hội truyền thống đa dang, phong phú là một trong các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Về mặt thực tiễn: Thứ nhất, đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh trong thu hút khách du lịch đến với điểm đến tỉnh Hòa Bình. Chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân năng lực cạnh tranh điểm đến tỉnh Hòa Bình làm căn cứ đề ra hệ thống 6
  15. giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. Thứ hai, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có ý nghĩa với tỉnh Hòa Bình cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện phát triển du lịch tương đồng với tỉnh Hòa Bình. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án đã góp phần phát triển cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh điểm đến nhằm thu hút khách du lịch trên góc độ coi điểm đến như một sản phẩm cần nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách du lịch. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Một là, luận án cung cấp các luận cứ về cách tiếp cận năng lực cạnh tranh ở góc độ điểm đến du lịch với các nội dung nghiên cứu cụ thể được chứng minh thông qua đối tượng nghiên cứu là điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình. Hai là, luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình. Ba là, kết quả nghiên cứu có thể áp dụng với các điểm du lịch có đặc điểm tương đồng tỉnh Hòa Bình. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Chương 3. Thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình Chương 4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 7
  16. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài 1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh Nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới quan tâm. Cho đến nay, cách tiếp cận về cạnh tranh còn rất nhiều quan điểm khác nhau. Khởi nguồn cho nghiên cứu về hệ thống lý luận hoàn chỉnh về năng lực cạnh tranh phải kể A.Smith. Ông là người tiên phong khi cho khẳng định cạnh tranh là sự cần thiết cho phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, lý luận cạnh tranh và năng lực cạnh tranh chỉ được làm sáng tỏ, rõ ràng và có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong các nghiên cứu của M. Porter. Khi đó, khái niệm về cạnh tranh đã bắt đầu được sử dụng phổ biến, thống nhất trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, những nghiên cứu của W.S.Jevos, A.Coumot, L.Walras, Marshall, E.Chamberlin, J.Robinson, J.Schumpeter, R.Boyer, M.Aglietta, Micheal Eairbank… đã hệ thống lý luận về cạnh tranh. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh phải kể đến các nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Trần Sửu (2006), “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” [28] tác giả đã nhận định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cấu thành bởi các yếu tố như nguồn nhân lực của doanh nghiệp, năng lực quản lý, hoạt động marketing từ giai đoạn nghiên cứu sản phẩm đến việc xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tỷ lệ nhân viên, sáng kiến mới, cơ sở vật chất, thị phần, năng suất lao động, tài chính, chất lượng môi trường sinh thái, giá trị vô hình. Một số công trình tiêu biểu cũng đưa ra các tiêu chí như tác giả Trần Sửu để phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam có thể kể đến như công trình của Ngô Thị Hương Giang (2011), “Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”, Dương Ngọc Dũng (2012), “Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Michael Porter”, Nguyễn Hữu Thắng (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” [12, 13, 33] đề tài nghiên cứu khoa học 8
  17. cấp bộ đã đưa chỉ tiêu năng lực chiếm lĩnh thị trường, thị phần, sản phẩm, hiệu quả hoạt động, năng suất, khả năng thu hút nguồn lực, khả năng liên kết của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp có thể đối mặt với áp lực gia tăng từ các đối thủ cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2007), “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” [30]. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ được nghiên cứu chuyên sâu cho một đối tượng cụ thể phân tích các khía cạnh như marketing, thị trường, sản phẩm và dịch vụ lữ hành, công nghệ, vốn, trình độ quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới là những tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp của Việt Nam. Hà Thanh Hải (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn trong trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới [14], luận án tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, đặc biệt là năng lực cạnh tranh của khách sạn. Tác giả sử dụng các yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch, hệ thống dịch vụ, giá cả, nguồn nhân lực để đi sâu phân tích một số đối tượng cụ thể, từ đó đưa ra những khái quát chung để nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn trong thời gian tới. 1.1.2 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch (1) Evans, M. R, Fox, J. B, Johnson, R. B, Identifying competitive strategies for successful tourism destination development, Journal of Hospitality and Leisure Marketing, 3(1), (1995), 37-45. Nghiên cứu chỉ ra những năm 1990 là thời điểm quan trọng hình thành một thị trường cạnh tranh cho ngành du lịch. Trên thị trường này thì chỉ có các điểm đến du lịch được quản lý tốt nhất mới có khả năng phát triển thịnh vượng. Vì lý do đó, trong các chiến lược kinh doanh toàn diện, các điểm đến du lịch phải giải quyết nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch bao gồm: vấn đề quá tải, vấn đề môi trường, an toàn và an ninh của du khách, vấn đề thời vụ, vấn đề văn hóa địa phương. Phát triển và thực hiện các chiến lược cạnh tranh sẽ tạo ra một ngành công nghiệp du lịch phát triển bền vững, đó cũng chính là một yêu cầu thiết yếu nếu muốn đạt được hiệu quả cho các điểm đến du lịch trong tương lai. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi của M. Porter trong quản lý chiến lược để hướng dẫn các nhà quản lý mục tiêu trong quy trình lập kế hoạch này. 9
  18. (2) Buhalis, D, Marketing the Competitive Destination of the Future, Tourism Management, 21(1), (2000), 97-116. Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận tích hợp, kết nối truyền thống khoa học về quản lý điểm đến và khả năng cạnh tranh nhằm làm sáng tỏ năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Nghiên cứu được thực hiện với trường hợp các điểm đến du lịch của Karnataka. Du lịch là một hoạt động kinh tế chiến lược ở Karnataka. Tầm nhìn và khả năng tạo ra sự độc đáo, khác biệt trong chiến lược phát triển du lịch của các cơ quan chủ quản đã tạo ra sự thành công của điểm đến du lịch Karnataka. Kết quả của nghiên cứu về cuộc điều tra sự phát triển du lịch của Karnataka với những phân tích cụ thể về quy hoạch lãnh thổ của bang đã chỉ ra các kết luận về vai trò của các tổ chức quản lý điểm đến trong du lịch đối với sự phát triển đô thị và đương đại. Trong bài viết, tác giả nhấn mạnh vai trò của quản trị điểm đến du lịch và khả năng đáp ứng nhu cầu quản lý điểm đến. Để thực hiện mục đích nghiên cứu chỉ ra các chức năng, hoạt động và vai trò khác nhau của quản trị điểm đến du lịch. Nhóm tác giả đã hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan và áp dụng với trường hợp điển hình Karnataka nhằm làm sáng tỏ nhận định về vai trò quản trị điểm đến du lịch. (3) Phạm Hồng Chương, Hoàng Văn Hoa, Trần Văn Hòe, Kenichi Ohno, Nguyễn Đình Thọ (2006), Khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa ngành du lịch. Nghiên cứu này đã chỉ rõ khả năng cạnh tranh và tiềm năng của ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, những đòi hỏi về nguồn lực đầu tư cho ngành du lịch và những định hướng cơ bản để tăng đầu tư cho phát triển bền vững ngành du lịch Việt Nam. Công trình này đã khảo sát và đánh giá về năng lực thu hút đầu tư phát triển du lịch Việt Nam trong xu hướng hội nhập, chỉ rõ những định hướng cần đáp ứng để các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể sẵn sang đầu tư cho phát triển du lịch vào các địa phương với tiềm năng khác nhau. (4) Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án chỉ ra các lợi thế cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam là vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nền văn hóa đa dạng. Tuy nhiên, muốn thu hút được du khách quốc tế đến với Việt Nam cần nâng cao năng 10
  19. lực cạnh tranh điểm đến so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với những chiến lược và giải pháp cụ thể gắn liền với lợi thế riêng có của Việt Nam. (5) Thái Thị Kim Oanh (2015), Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả đã kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu, sử dụng mô hình nghiên cứu của Dwyer và Kim (2003) nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh biển, đảo Nghệ An. Tác giả chỉ những đặc điểm riêng biệt có tính đặc thù của điểm đến du lịch biển nhằm làm luận cứ để đề xuất 04 nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo Nghệ An trong bối cảnh mới. (6) Vũ Văn Hùng (2016), Năng lực cạnh tranh du lịch biển đảo Khánh Hoà, Đề tài khoa học công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hoà. Nghiên cứu được tác giả thực hiện nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển đảo Khánh Hòa. Tác giả đã phát triển bộ chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước và đặc thù của biển đảo Khánh Hòa. Bộ tiêu chí mà tác giả xây dựng gồm 5 nhóm nhân tố chính và 44 chỉ tiêu đánh giá thông qua thang Likert 1-5. Trên cơ sở bộ chỉ tiêu được xây dựng, tác giả phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh biển đảo Khánh Hòa để đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch biển đảo Khánh Hoà trong thời gian tới. (7) Nguyễn Thanh Sang và cộng sự (2018), Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch: Đề xuất mô hình cấu trúc đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 54. Nhóm tác giả đã đề xuất được mô hình cấu trúc đo lường các thuộc tính về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch và áp dụng cho đối tượng cụ thể là tỉnh Bạc Liêu. Với đặc thù tỉnh Bạc Liêu nhóm tác giả đã đề xuất 6 chỉ số chính là sự hấp dẫn của điểm đến du lịch, cơ sở hạ tầng, hình ảnh của điểm đến du lịch, quản lý điểm đến du lịch, dịch vụ điểm đến du lịch và điều kiện cầu của khách du lịch. (8) Cao Tuấn Phong (2019), Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch: Nghiên cứu trường hợp Cát Bà, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội. 11
  20. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về du lịch, sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch và năng lực cạnh tranh du lịch. Đổng thời xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch. Tiến hành đo lường năng lực cạnh tranh bằng nghiên cứu định lượng dưới góc nhìn của khách du lịch. Luận giải các vấn đề đặt ra thông qua điển hình Cát Bà, chỉ ra các hạn chế của tiêu chí đánh giá từ đó đưa ra quan điểm, định hướng phát triển du lịch Cát Bà đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 nhằm đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cát Bà, mở rộng cho các địa phương khác. 1.1.3 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch (1) Zaliha Zainuddin và cộng sự (2016), Perceived Destination Competitiveness of Langkawi Island, Malaysia, Procedia - Social and Behavioral Sciences, số 222. Theo nhóm tác giả nhân tố tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh điểm đến chính là sự hài lòng và lòng trung thành của khách du lịch. Nhóm tác giả đã áp dụng phương pháp phân tích nhân tố để phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến Langkawi, Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng thông qua sự trải nghiệm của khách du lịch là tiền đề của lòng trung thành; thúc đẩy khách du lịch quay trở lại và giới thiệu tích cực cho người khác đến với các điểm đến du lịch. (2) Carlos Mario Amaya-Molinar và cộng sự (2017), The perception of destination competitiveness by tourits, Revista Investigaciones Turísticas, số 14. Trong nghiên cứu của mình nhóm tác giả đã xác định được 12 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Trên cơ sở khảo sát khách du lịch tại Cancun, Mexico nhóm tác giả đã loại bỏ 7 yếu tố đề xuất ban đầu và giữ lại được 5 yếu tố tác động thường xuyên nhất đến năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến là marketing và sức hấp dẫn điểm đến du lịch, quản lý điểm đến du lịch và an toàn, di sản văn hóa, công nghệ thông tin, truyền thông và giao thông vận tải. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp Likelihood tối đa với vòng quay Promax và trích xuất hệ số Alpha của Cronbach. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý, 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2