intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp – Nghiên cứu ngành Dệt may Việt Nam

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

31
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án trình bày cơ sở lý thuyết có liên quan đến mối quan hệ giữa tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp; đề xuất khuyến nghị nâng cao năng suất lao động doanh nghiệp thông qua tái cấu trúc toàn diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp – Nghiên cứu ngành Dệt may Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ===oOo=== PHẠM ĐÌNH CƯỜNG TÁI CẤU TRÚC VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ===oOo=== PHẠM ĐÌNH CƯỜNG TÁI CẤU TRÚC VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh Mã số chuyên ngành: 62 34 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. VÕ PHƯỚC TẤN 2. PGS.TS. PHẠM ĐÌNH LONG Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án “Tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp – Nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận án này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận án này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận án này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giảng dạy tại trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ bảo, cung cấp các kiến thức bổ ích trong suốt thời gian tôi học tiến sĩ tại đây. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Võ Phước Tấn và PGS.TS. Phạm Đình Long đã luôn động viên và khích lệ tôi những lúc khó khăn trong quá trình thực hiện luận án. Quý Thầy đã tận tình hướng dẫn, đưa ra những góp ý xác đáng và có giá trị, giúp tôi hoàn thành luận án Tiến sĩ này. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, chia sẻ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận án này. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021 Người thực hiện PHẠM ĐÌNH CƯỜNG
  5. iii DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Restructuring and corporate productivity: Empirical evidence from VietNam Textile and garment Industry. Journal of Management Information and Decision Sciences, Volume 23, Issue 3, 2020. (Scopus Q3). 2. Human Resource Development Solutions for the Vietnamese Textile and garment Industry in International Economic Integration. Academy of Strategic Management Journal, Volume 18, Issue 5, 2019. (Scopus Q3). 3. Factors Affecting on the Restructuring of Vietnamese Textile and Garment Enterprises. International Journal of Economics and Financial, Issues, 2017, 7(5), p440 - p453. (Scopus Q4). 4. Tái cấu trúc và Năng suất lao động doanh nghiệp – Nghiên cứu Ngành Dệt May Việt Nam. Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Ngoại Thương - ISSN 1859 - 4050, Số 126/2020, trang 44-59. 5. Mô hình nghiên cứu về Tái cấu trúc và Năng suất lao động doanh nghiệp tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Đối ngoại - Trường Đại học Ngoại Thương - ISSN 1859 - 4050, Số 117/2019, trang 59-73. 6. Các nhân tố ảnh hưởng đến Tái cấu trúc doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế EIEB, do trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức 12-2017. ISBN 978-604-946-330-3. 7. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực Ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế EIEB, do trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức 12-2017. ISBN 978-604-330-3.
  6. iv DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH LÀM LUẬN ÁN 1. Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Công Thương) với đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu hàng nông sản xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ” (Giấy chứng nhận, ký ngày 25/01/2019). 2. Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Công Thương) với đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với một số hàng nông sản của vùng Đông Nam Bộ sang thị trường Nhật Bản” (Giấy chứng nhận, ký ngày 12/12/2017). 3. Thư ký Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Công Thương) với đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản của vùng Đông Nam Bộ” (Giấy chứng nhận, ký ngày 09/03/2017). 4. Thư ký Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Công Thương) với đề tài “Nâng cao năng lực quản lý kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn Tp.HCM” (Giấy chứng nhận, ký ngày 6/1/2015). 5. Thành viên nhóm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Công Thương) với đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác đông của các hiệp định FTA tiêu chuẩn cao đến việc phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ” (Giấy chứng nhận, ký ngày 28/6/2016)
  7. v TÓM TẮT Việt Nam đứng trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng, chi phí lao động có xu hướng tăng lên, trong khi đó năng suất lao động doanh nghiệp (NSLĐDN) có xu hướng chững lại, đang đặt ra cho các doanh nghiệp yêu cầu đòi hỏi cần phải luôn linh hoạt và đổi mới nhằm phát huy nội lực và tạo ra lợi thế cạnh tranh đáp ứng sự biến động của thị trường. Một trong những vấn đề đang được doanh nghiệp và xã hội hết sức quan tâm đó là tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN. Xét về mặt lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước đây cho thấy hầu hết các nghiên cứu về tái cấu trúc doanh nghiệp thường chỉ đề cấp đến một vài yếu tố đơn lẻ như tài chính hoặc hình thức sở hữu vốn mà thôi. Vì thế, mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu tái cấu trúc theo hướng tái cấu trúc toàn diện, thông qua đồng thời cả 3 yếu tố đó là: danh mục đầu tư, tài chính và tổ chức. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây phần lớn thường đề cập đến tác động của tái cấu trúc đến hiệu suất hay hiệu quả của doanh nghiệp mà thôi, hầu như chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu mối quan hệ và tác động của tái cấu trúc đến NSLĐDN như cách đặt vấn đề của luận án. Xét về mặt thực tiễn, theo số liệu của Tổng cục Thống kê 2019, ngành dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam trong giai đoạn 10 năm gần đây. Tuy nhiên, ngành dệt may cũng là ngành hiện có NSLĐDN rất thấp, vẫn chủ yếu là gia công cho nước ngoài, tỷ lệ thâm dụng lao động cao và tồn tại nhiều yếu kém trong hoạt động SXKD và điều hành quản lý… Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu tái cấu trúc và NSLĐDN ngành dệt may là vô cùng cần thiết cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu trên, luận án đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN, làm rõ mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN để từ đó xây dựng và đề xuất mô hình nghiên cứu. Luận án đã đầu tư và thu thập bộ dữ liệu lớn, bao gồm 7.640 doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên
  8. vi địa bàn cả nước, trong giai đoạn 10 năm gần đây (2009-2018). Dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua công cụ phần mềm STATA. Đồng thời, luận án cũng đã tiến hành các kiểm định cần thiết để tăng tính thuyết phục và độ tin cậy cho mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tái cấu trúc toàn diện thay thế cho tái cấu trúc đơn lẻ trước đây đã có tác động tích cực đến NSLĐDN. Nó không chỉ mang lại ý nghĩa khoa học góp phần bổ sung các khoảng trống lý thuyết về tái cấu trúc và NSLĐDN, mà còn có ý nghĩa thực tiễn thông qua việc đề xuất những hàm ý quản trị phù hợp và khả thi cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách thực hiện tái cấu trúc phù hợp giúp nâng cao NSLĐDN dệt may Việt Nam.
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................... iii DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH LÀM LUẬN ÁN ................................................................. iv TÓM TẮT ...................................................................................................................v MỤC LỤC ................................................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................xv CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...........................................................1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài ......................................................1 1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu ..............................................................................1 1.1.1.1 Thực trạng tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN tại Việt Nam 1 1.1.1.2 Tổng quan nghiên cứu lý thuyết ....................................................3 1.1.2 Lý do chọn đề tài ...................................................................................5 1.2 Vấn đề nghiên cứu..........................................................................................6 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................7 1.3.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................7 1.3.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................7 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................7 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................8 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................8 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................8 1.6 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................8 1.6.1 Mô hình nghiên cứu.................................................................................8 1.6.2 Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................9
  10. viii 1.6.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................9 1.7 Đóng góp mới của luận án .............................................................................9 1.7.1 Về mặt lý thuyết: .....................................................................................9 1.7.2 Về mặt thực tiễn: ...................................................................................10 1.8 Kết cấu của luận án ......................................................................................11 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................13 2.1 Cơ sở lý thuyết về tái cấu trúc ......................................................................13 2.1.1 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước: .......................................................13 2.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước: .......................................................16 2.1.3 Lựa chọn lý thuyết nền về tái cấu trúc cho mô hình nghiên cứu của Luận án. .....................................................................................................................20 2.1.3.1 Tái cấu trúc danh mục đầu tư : ......................................................22 2.1.3.2 Tái cấu trúc tài chính : ...................................................................23 2.1.3.3 Tái cấu trúc tổ chức : .....................................................................24 2.2 Cơ sở lý thuyết về NSLĐDN ........................................................................28 2.2.1 Khái niệm: .............................................................................................29 2.2.1.1 Năng suất lao động (Labor Productivity) ......................................29 2.2.1.2 NSLĐ cá nhân (Individual Labor Productivity): ...........................30 2.2.1.3 NSLĐ xã hội (Social Labor Productivity): ....................................30 2.2.1.4 NSLĐDN (Corporate Productivity): ..............................................30 2.2.2 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước: .......................................................32 2.2.3 Tổng quan nghiên cứu trong nước: .......................................................33 2.3 Cơ sở lý thuyết có liên quan đến mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN ...............................................................................................................................36 2.3.1 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước: .......................................................36 2.3.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước: .......................................................45 2.4 Tóm tắt Chương 2: ........................................................................................49 3.1 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................50 3.1.1 Cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu: .................................................50
  11. ix 3.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất: .................................................................51 3.2 Dữ liệu nghiên cứu........................................................................................57 3.2.1 Cơ sở lựa chọn dữ liệu bảng (panel data): .............................................57 3.2.2 Nguồn dữ liệu: .......................................................................................58 3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu .....................................................................59 3.3.1 Thống kê mô tả ......................................................................................59 3.3.2 Kiểm tra đa cộng tuyến..........................................................................59 3.3.2.1 Kiểm tra ma trận tương quan .........................................................60 3.3.2.2 Kiểm tra nhân tử phóng đại phương sai VIF .................................60 3.3.3 Phân tích hồi quy ...................................................................................60 3.3.3.1 Hồi quy bằng mô hình Pooled OLS ...............................................61 3.3.3.2 Hồi quy bằng mô hình tác động cố định FEM ...............................61 3.3.3.3 Hồi quy bằng mô hình tác động ngẫu nhiên REM .........................61 3.3.4 Kiểm định Hausman lựa chọn Mô hình FEM và Mô hình REM (Hausman Test) ................................................................................................62 3.3.5 Kiểm định phương sai sai số thay đổi ...................................................62 3.3.6 Kiểm định tự tương quan .......................................................................62 3.3.7 Hồi quy Mô hình độ lệch chuẩn Driscoll-Kraay ...................................63 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........66 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình .......................................................66 4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................................67 4.2.1 Kiểm tra ma trận tương quan .................................................................68 4.2.2 Kiểm tra nhân tử phóng đại phương sai VIF .........................................68 4.3 Phân tích hồi quy ..........................................................................................69 4.3.1 Hồi quy bằng mô hình Pooled OLS ......................................................69 4.3.2 Hồi quy bằng mô hình tác động cố định FEM ......................................70 4.3.3 Hồi quy bằng mô hình tác động ngẫu nhiên REM ................................71 4.3.4 Kiểm định lựa chọn mô hình REM và FEM .........................................73 4.3.5 Kiểm định giả thiết mô hình có phương sai sai số thay đổi: .................74
  12. x 4.3.6 Kiểm định giả thiết mô hình có hiện tượng tự tương quan: ..................74 4.3.7 Hồi quy bằng mô hình độ lệch chuẩn Driscoll-Kraay ...........................75 4.4 Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu của luận án ................................76 4.4.1 Phân tích kết quả nghiên cứu của luận án .............................................76 4.4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu của luận án ............................................80 4.4.2.1 Đối với tái cấu trúc toàn diện ........................................................81 4.4.2.2 Đối với tái cấu trúc nhằm nâng cao doanh thu theo lao động bình quân ..............................................................................................................90 4.4.2.3 Đối với tái cấu trúc nhằm thu hút nguồn vốn FDI theo lao động bình quân ......................................................................................................91 4.4.2.4 Đối với tái cấu trúc vốn kinh doanh...............................................92 4.5 Tóm tắt Chương 4 .........................................................................................94 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ........................................................................................................................95 5.1 Kết luận .........................................................................................................95 5.2 Hàm ý quản trị và khuyến nghị chính sách...................................................96 5.2.1 Nhóm khuyến nghị nâng cao NSLĐDN thông qua tái cấu trúc toàn diện ..........................................................................................................................96 5.2.1.1 Tái cấu trúc danh mục đầu tư. .......................................................97 5.2.1.2 Tái cấu trúc tài chính. ....................................................................97 5.2.1.3 Tái cấu trúc tổ chức .....................................................................100 5.2.2 Nhóm khuyến nghị nâng cao doanh thu gắn với số lao động hợp lý. .106 5.2.3 Nhóm khuyến nghị thu hút nguồn vốn FDI: .......................................108 5.2.4 Nhóm khuyến nghị tăng cường hiệu quả nguồn vốn kinh doanh: ......111 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai ............................116 Phụ lục 1 ..................................................................................................................117 Phụ lục 2 ..................................................................................................................119 Phụ lục 3 ..................................................................................................................120 Phụ lục 4 ..................................................................................................................121
  13. xi Phụ lục 5 ..................................................................................................................122 Phụ lục 6 ..................................................................................................................123 Phụ lục 7 ..................................................................................................................124 Phụ lục 8 ..................................................................................................................125 Phụ lục 9 ..................................................................................................................126 Phụ lục 10 ................................................................................................................127 Phụ lục 11 ................................................................................................................128 Phụ lục 12 ................................................................................................................133 Phụ lục 13 ................................................................................................................138 Phụ lục 14 ................................................................................................................143 Phụ lục 15 ................................................................................................................148 Phụ lục 16 ................................................................................................................153 Phụ lục 17 ................................................................................................................157
  14. xii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu về tái cấu trúc doanh nghiệp .............................18 Bảng 2.2 Tóm tắt các khái niệm lựa chọn lý thuyết nền của luận án .....................26 Bảng 2.3 Tóm tắt các nghiên cứu về NSLĐDN .....................................................34 Bảng 2.4 Lược khảo các nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN ...................................................................................41 Bảng 2.5 Lược khảo các nghiên cứu trong nước về mối quan hệ ............................48 Bảng 3.1 Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu .........................................56 Bảng 3.2 Tổng hợp phương pháp phân tích dữ liệu................................................63 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ..................................................66 Bảng 4.2 Kết quả ma trận tương quan ....................................................................68 Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai ........68 Bảng 4.4 Hồi quy Mô hình Pooled OLS .................................................................69 Bảng 4.5 Hồi quy mô hình tác động cố định FEM .................................................70 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và FEM...........................................71 Bảng 4.7 Hồi quy Mô hình tác động ngẫu nhiên REM...........................................72 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và REM ..........................................73 Bảng 4.9 Hausman Test – kiểm tra REM và FEM .................................................73 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định lựa chọn REM và FEM ...........................................74 Bảng 4.11 Hồi quy mô hình độ lệch chuẩn Driscoll-Kraay .....................................75 Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả các mô hình hồi quy .................................................76 Bảng 4.13 Kết quả hồi quy Mô hình FEM_ước lượng vững. .................................76 Bảng 5.1 Hệ số tăng vốn FDI và vốn kinh doanh trên doanh thu thuần .............. 108
  15. xiii Bảng 5.2 Chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp .............................................. 109 Bảng 5.3 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ............................................... 109
  16. xiv DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 NSLĐDN dệt may Việt Nam ................................................................2 Biểu đồ 1.2 So sánh NSLĐDN 2 ngành dệt và may Việt Nam ................................3 Biểu đồ 4.1 - Lộ trình tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp dệt may ........................82
  17. xv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt 1 AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo 2 Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia ASEAN Asian Nations Đông Nam Á 3 CFA Confirmatory Factor Phân tích nhân tố khẳng Analysis định 4 CMCN 4.0 The 4th Industrial Cách mạng công nghiệp Revolution 4.0 5 CNTT Information Technology Công nghệ thông tin 6 CMT Cut Make Trim Gia công cho nước ngoài 7 CPTPP Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn Progressive Agreement for diện và Tiến bộ xuyên Trans-Pacific Partnership Thái Bình Dương 8 DEA Data Envelopment Phân tích bao dữ liệu Analysis 9 EFA Exploratory Factor Phân tích nhân tố khám Analysis phá 10 EU European Union Liên minh Châu Âu 11 EVFTA European-Vietnam Free Hiệp định thương mại tự Trade Agreement do Việt Nam – Châu Âu 12 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
  18. xvi 13 FEM Fixed Effetcts Model Mô hình tác động cố định 14 FOB Free On Board Mua nguyên liệu, bán thành phẩm 15 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do 16 IoT Internet of things Internet kết nối vạn vật 17 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa 18 HRM Human Research Quản trị nguồn nhân lực Management 19 LEAN Lean Manufacturing Phương thức quản lý tinh gọn 20 M&A Mergers and Acquisitions Sát nhập và mua lại 21 NHTM Commercial Bank Ngân hàng Thương mại 22 NSLĐ Labor Productivity Năng suất lao động 23 NSLĐDN Corporate Productivity Năng suất lao động doanh nghiệp 24 ODM Original Design Tự thiết kế, sản xuất và manufacturing bán sản phẩm 25 OEM Original Equipment Gia công sử dụng nguyên Manufacturing liệu, thiết bị của mình 26 R&D Research and Nghiên cứu và phát triển Development 27 REM Random Effetcts Model Mô hình tác động ngẫu nhiên
  19. xvii 28 SFA Stochastic Frontier Phân tích biên ngẫu nhiên Analysis 29 SXKD Manufacturing business Sản xuất kinh doanh 30 USD American Dollar Đô la Mỹ 31 VITAS Vietnam Textile and Hiệp hội dệt may Việt Apparel Association Nam 32 WTO World Traide Organization Tổ chức thương mại thế giới
  20. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài 1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1.1.1.1 Thực trạng tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN tại Việt Nam Thực trạng tái cấu trúc doanh nghiệp: Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, chi phí lao động doanh nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng có xu hướng tăng lên, trong khi NSLĐDN có xu hướng chững lại. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thích ứng nhanh chóng với sự cạnh tranh và thay đổi của môi trường kinh doanh. Vì thế, tái cấu trúc doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đang là vấn đề đang được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Hiện nay, nước ta đang không ngừng thực hiện các chính sách tái cấu trúc nhằm đảm bảo giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng đối với sự thay đổi của kinh tế toàn cầu. Thực tế có nhiều doanh nghiệp đã thích ứng được sự thay đổi này và nhanh chóng tìm cách để có thể chủ động hội nhập vào thị trường. Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều doanh nghiệp chưa bắt kịp xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng, chưa nhận thức được áp lực từ các đối thủ cạnh tranh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12/2018, Việt Nam có khoảng 758.510 doanh nghiệp, nhưng chỉ có 610.608 doanh nghiệp đang hoạt động, còn lại 147.902 doanh nghiệp đã giải thể hoặc tạm ngưng hoạt động. Thời gian qua, Chính phủ đã tái cơ cấu nền kinh tế chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực: Tái cấu trúc đầu tư công; Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại; Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã tích cực nghiên cứu, ban hành hàng loạt chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo động lực thúc đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp dệt may. Vì vậy, tái cấu trúc doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trước sự thay đổi của thị trường là nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2