intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:262

34
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra từ đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ, từ đó khuyến nghị đối với công tác tôn giáo nhằm tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, để đồng bào theo đạo Tin Lành đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ HÙNG YÊN ĐẠO TIN LÀNH Ở VÙNG TÂY NAM BỘ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ HÙNG YÊN ĐẠO TIN LÀNH Ở VÙNG TÂY NAM BỘ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 62.22 03 09 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Ngô Hữu Thảo 2. TS. Trần Hữu Hợp HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Các kết quả, thông tin, số liệu trong luận án là có xuất xứ rõ ràng và trung thực. Tác giả luận án Lê Hùng Yên
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN 7 1.1. Các tư liệu liên quan đề tài luận án 7 1.2. Giá trị của các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra 24 1.3. Lý thuyết nghiên cứu 26 1.4. Một số khái niệm sử dụng cho luận án 29 Chương 2: QUÁ TRÌNH TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VÙNG TÂY NAM BỘ 34 2.1. Khái quát những tác nhân ảnh hưởng đến đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ 34 2.2. Quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ 48 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO TIN LÀNH VÙNG TÂY NAM BỘ HIỆN NAY 69 3.1. Thực trạng đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ hiện nay 69 3.2. Thực trạng đạo Tin Lành trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị vùng Tây Nam Bộ 82 3.3. Đặc điểm của đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ hiện nay 97 Chương 4: XU HƯỚNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ 107 4.1. Xu hướng phát triển của đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ 107 4.2. Những vấn đề đặt ra từ đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ đối với công tác tôn giáo hiện nay 115 4.3. Khuyến nghị đối với hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác với đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ 123 KẾT LUẬN 139 DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 142 PHỤ LỤC 156
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GHBTVN : Giáo hội Báp-tít Việt Nam Hội TGPÂLH : Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp Ms : Mục sư MSNC : Mục sư nhiệm chức MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TL VNMN : Tin Lành Việt Nam miền Nam TNB : Vùng Tây Nam Bộ của Việt Nam
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Đạo Tin Lành ra đời ở Châu Âu đầu thế kỷ XVI và đã có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống chính trị, xã hội và văn hoá, tới cả tâm lý, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia, nhất là quốc gia tư bản, cho đến tận ngày nay. Đạo Tin Lành chính thức truyền vào Việt Nam năm 1911, với mốc đánh dấu việc thành lập Hội thánh Tin Lành đầu tiên ở Đà Nẵng. Đến trước năm 2004, khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, đạo Tin Lành có khoảng 40 vạn tín đồ. Nhưng đến năm 2017, theo Vụ Tin Lành, thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ, tôn giáo này đã có 10 tổ chức hệ phái được Nhà nước công nhận, với 1,4 triệu tín đồ (tăng hơn 3 lần chỉ sau 13 năm), 4.000 điểm nhóm, hơn 600 chi hội, hơn 900 mục sư, hơn 600 mục sư nhiệm chức, khoảng 1.000 truyền đạo, với hơn 300 nhà thờ. Vậy đây là một tôn giáo phát triển nhanh và mạnh vào bậc nhất, trong 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận. Lý giải về việc đạo Tin Lành tăng mạnh đến như vậy, các nhà tôn giáo học Việt Nam thường chú ý tới yếu tố tự thân, rằng nó là hiện thân của phong trào cải cách tôn giáo ở Châu Âu, tiếp thu được tính dân chủ, hiện đại của chính trị - văn hoá Hoa Kỳ, hội nhập quốc tế cao và phương thức truyền giáo rất linh hoạt. Nghiên cứu về đạo Tin Lành ở Tây Nam Bộ, nghiên cứu sinh sẽ có cơ sở bổ sung cho kết luận trên, từ phương diện yếu tố môi trường của tôn giáo này, đó là nền tảng kinh tế - xã hội - văn hoá của vùng đất, con người Tây Nam Bộ Việt Nam. Đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ, theo báo cáo của 13 tỉnh, đến năm 2016, có 08 hệ phái được công nhận tổ chức và được cấp đăng ký hoạt động; ngoài ra còn nhiều hệ phái, điểm nhóm Tin Lành chưa được công nhận, chưa cấp đăng ký hoạt động, với tổng số 86.684 tín đồ, chiếm tỉ lệ 1,45% so với tổng số tín đồ các tôn giáo vùng Tây Nam Bộ, là 5.944.807 người và bằng 0,49% tổng dân số của vùng, là 17.594.400 người. Vậy, đạo Tin Lành không
  7. 2 phải là tôn giáo có số lượng tín đồ đông ở vùng Tây Nam Bộ, song tôn giáo này lại có nhiều đặc điểm tiêu biểu cả về phương diện tôn giáo học và thực tiễn xã hội - chính trị, đòi hỏi phải được nghiên cứu làm rõ. Đạo Tin Lành từ lâu đã tồn tại như một thực thể tôn giáo - văn hoá - xã hội của vùng Tây Nam Bộ, song đang còn nhiều vấn đề đặt ra. Như: Tin Lành có các yếu tố tích cực và tiêu cực đang được các cộng đồng xã hội Tây Nam Bộ thừa nhận đến mức độ nào; có ảnh hưởng ra sao đến đời sống xã hội ở vùng Tây Nam Bộ; có sự phát triển, biến đổi mang tính phổ biến, hoặc tính đặc thù ra sao ở Tây Nam Bộ, một địa bàn rất đa dạng về tôn giáo và rất phong phú về dân tộc… Vậy, việc nghiên cứu là cấp thiết nhằm phát triển nhận thức xã hội và đóng góp cho chuyên ngành tôn giáo học. Hơn nữa, thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam, với tinh thần đổi mới sâu sắc, đã ban hành chính sách, pháp luật về công tác tôn giáo, trong đó có chủ trương riêng đối với đạo Tin Lành. Theo đó, ở vùng Tây Nam Bộ, đạo Tin Lành đã trực tiếp chịu sự điều chỉnh bởi Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, của Thủ tướng Chính phủ (2005), về một số công tác đối với đạo Tin Lành, và đã phát triển rất nhanh, thậm chí đột biến. Sự phát triển như vậy, một mặt, làm cho sinh hoạt của tôn giáo này thuận lợi hơn trước rất nhiều; nhưng mặt khác, đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp mới về văn hoá, xã hội, kể cả ở phương diện an ninh chính trị - xã hội trên địa bàn Tây Nam Bộ... Giải quyết tình hình này theo chủ trương của Đảng và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, chủ thể công tác tôn giáo ở Tây Nam Bộ còn vẫn chưa có sự nhất quán; định kiến đối với đạo Tin Lành do lịch sử để lại đã ảnh hưởng không ít đến nhận thức của cả chủ thể và khách thể công tác tôn giáo. Điều này khiến một bộ phận tín đồ, chức sắc Tin Lành nhận thức sai hoặc chưa đầy đủ về chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, nên việc thực hiện chủ trương phát huy nguồn lực của đạo Tin Lành còn nhiều khó khăn. Đó cũng là vấn đề để các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội và giới khoa học quan tâm nghiên cứu, giải quyết.
  8. 3 Những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra từ đạo Tin Lành đối với nhận thức xã hội và với hệ thống chính trị Tây Nam Bộ như nêu trên, trở thành vấn đề cấp bách để nghiên cứu sinh triển khai đề tài: "Đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay", làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra từ đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ, từ đó khuyến nghị đối với công tác tôn giáo nhằm tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, để đồng bào theo đạo Tin Lành đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu quá trình phát triển của đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ. - Làm rõ thực trạng, đặc điểm của đạo Tin Lành trên địa bàn vùng Tây Nam Bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay. - Dự báo tình hình và đề xuất khuyến nghị nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, để tín đồ, chức sắc, chức việc của đạo Tin Lành đồng hành cùng sự phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay. Thời gian: Từ năm 2004 đến nay, sau khi có Thông báo số 160-TB/TW của Ban Bí thư Khóa IX "Về chủ trương công tác đối với đạo Tin Lành". Không gian: Do địa bàn vùng Tây Nam Bộ rộng lớn, có nhiều hệ phái Tin Lành hoạt động, có hệ phái đã hoạt động lâu năm, cũng có một số hệ phái mới hoạt động, có hệ phái đã được nhà nước công nhận tổ chức, có hệ phái chưa được công nhận tổ chức,... Vì vậy khi nghiên cứu về đạo Tin Lành vùng này, nghiên cứu sinh tập trung chủ yếu vào địa phương có đông tín đồ, có nhiều hệ phái. Từ đó, nghiên cứu sinh nhận thấy: trong số 13 tỉnh, thành phố vùng
  9. 4 Tây Nam Bộ của Việt Nam (TNB), thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long là hai địa phương có đông tín đồ, nhiều hệ phái Tin Lành và các hệ phái thường lấy Cần Thơ làm trung tâm để phát triển và lan tỏa ra các tỉnh, thành khác. Vậy nên, nghiên cứu sinh chọn Cần Thơ và Vĩnh Long là hai địa phương chính để thực hiện điền dã, khảo sát, thống kê... Ở Cần Thơ nghiên cứu sinh tập trung vào các địa phương mang tính đại diện như: Quận Ninh Kiều là nơi có hai Ban Đại diện của hai hệ phái đông tín đồ nhất vùng TNB, với nhiều cơ sở tôn giáo, nhiều chi hội và điểm nhóm. Huyện Phong Điền, Thới Lai là nơi Giáo hội Báp-tít Việt Nam phát triển mạnh, đông tín đồ. Quận Ô Môn là nơi điểm nhóm có đông tín đồ là người dân tộc Khmer... Còn về hệ phái, nghiên cứu sinh tập trung vào hai hệ phái có tính đại diện cao, là: - Tin lành Việt Nam miền Nam (TL VNMN): là hệ phái hoạt động ổn định lâu dài, có đông tín đồ và cơ sở tôn giáo. - Giáo hội Báp-tít Việt Nam: là hệ phái phát triển khá nhanh, đại diện cho các hệ phái mới được công nhận tổ chức. Về số liệu, nghiên cứu sinh khảo sát và sử dụng số liệu thống nhất của Ban Tôn giáo 13 tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Triển khai luận án, nghiên cứu sinh đặt một số câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu hỏi 1: Thực trạng tình hình và đặc điểm của đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay ra sao, tại sao đạo Tin Lành có thể phát triển nhanh, mạnh ở vùng đa tôn giáo - Tây Nam Bộ? Câu hỏi 2: Đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay, từ yếu tố cộng đồng, đức tin cho đến hành vi tôn giáo, có những đặc điểm và những vấn đề gì đặt ra cần quan tâm? Câu hỏi 3: Trách nhiệm trực tiếp của chủ thể công tác đối với đạo Tin
  10. 5 Lành - hệ thống chính trị các cấp vùng Tây Nam Bộ, phải như thế nào để đạo Tin Lành hoạt động tuân thủ pháp luật, hài hòa cùng xã hội? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: quá trình đạo Tin Lành truyền giáo vào vùng Tây Nam Bộ với những khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhưng đạo Tin Lành vẫn trụ vững ở vùng đất này. Giả thuyết 2: đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay đang thể hiện như một thực thể tôn giáo và cùng các tôn giáo khác tạo nên sự đa dạng hóa tôn giáo vùng Tây Nam Bộ. Giả thuyết 3: chủ thể công tác đối với đạo Tin Lành - hệ thống chính trị các cấp vùng Tây Nam Bộ, cần chủ động tác động để đạo Tin Lành phát triển hài hòa cùng xã hội Tây Nam Bộ. 4.3. Cơ sở lý luận - Về lý luận: Đề tài luận án được triển khai dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo; đồng thời có sự tham khảo một số cơ sở lý luận khác về tôn giáo. 4.4. Phương pháp nghiên cứu - Về phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng những phương pháp luận chung nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành tôn giáo học; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, như xã hội học tôn giáo, nhân học tôn giáo, văn hoá tôn giáo, chính trị học và kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic. Trong đó, các phương pháp của xã hội học như: xử lý tư liệu, khảo sát, phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi, được coi trọng. Nghiên cứu sinh phỏng vấn sâu, điều tra bằng bảng hỏi với 200 đối tượng [Bảng 16, 17, 18, 19, 20, 21] ở 50 điểm nhóm và chi hội Tin Lành; 30 chức sắc các hệ phái Tin Lành; 20 công chức làm công tác tôn giáo tại cơ sở của hệ thống chính trị; lấy ý kiến bằng bảng hỏi được thực hiện với 100 chức sắc, tín đồ Tin Lành, trong đó có 30 tín đồ người dân tộc Khmer.
  11. 6 Các phương pháp xã hội học đó giúp cho nghiên cứu sinh trong việc định lượng và định tính kết quả nghiên cứu và đánh giá sát, đúng mức độ hiệu quả của công tác tôn giáo đối với đạo Tin Lành vùng TNB ở cả phương diện chủ thể công tác và đối tượng - khách thể công tác. 5. Đóng góp mới của luận án - Lần đầu tiên, đề tài luận án nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện quá trình truyền giáo, phát triển của đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ, từ năm 1919 cho đến nay. - Từ phương diện tôn giáo học, đề tài luận án nghiên cứu khảo sát làm rõ thực trạng của đạo Tin Lành ở Tây Nam Bộ, với hơn 10 hệ phái, từ đó khái quát vấn đề đặt ra đối với công tác tôn giáo của hệ thống chính trị và với các tổ chức hệ phái Tin Lành trên địa bàn. - Đề tài luận án khuyến nghị đối với hệ thống chính trị vùng Tây Nam Bộ, nhằm tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tôn giáo và để tín đồ, chức sắc, chức việc đạo Tin Lành đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diện, bền vững vùng Tây Nam Bộ hiện nay và mai sau. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về lý luận, luận án góp phần bổ sung, làm phong phú lý luận chuyên ngành tôn giáo học và làm rõ thêm tính quy luật của mối quan hệ giữa đạo Tin Lành với đời sống xã hội, qua thực tiễn tôn giáo - xã hội vùng Tây Nam Bộ. Về thực tiễn, luận án từ việc làm rõ thực trạng đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ, đã đề xuất khuyến nghị có tính giải pháp đối với việc đổi mới công tác đối với đạo Tin Lành của hệ thống chính trị Tây Nam Bộ. Luận án còn là một nguồn tài liệu tham khảo quý đối với công tác giảng dạy tôn giáo học của các trường đại học và trường chính trị của các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu gồm 4 chương, 12 tiết.
  12. 7 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. CÁC TƯ LIỆU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về vùng đất và cư dân vùng Tây Nam Bộ Nghiên cứu về vùng đất và con người Tây Nam Bộ, đã có nhiều công trình khoa học và tiêu biểu là: Sơn Nam với sách Đồng bằng sông Cửu Long: Nét sinh hoạt xưa và văn hóa miệt vườn [99], đã hệ thống quá trình khai khẩn vùng đất Tây Nam Bộ thuở xa xưa, nơi "rừng thiêng, nước độc", song được cư dân nơi đây dày công biến thành vùng đất trù phú, thành vựa lúa lớn nhất Việt Nam. Cũng ở nơi đây, cư dân đã lập nên những "miệt vườn" với những nét riêng có ở vùng Tây Nam Bộ. Môi trường sống được cải thiện, dưới nước có cá, có lúa, trên bờ có cây trái, chim, thú. Tất cả tạo ra môi trường sống khá thuận lợi, từ đó cũng dần tạo nên đời sống tinh thần phong phú và phóng khoáng của cư dân ở đây. Cuốn sách là tài liệu có ý nghĩa giúp nghiên cứu sinh đưa ra nhận định và giải pháp nhằm hài hòa các giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần người dân vùng Tây Nam Bộ với văn hóa đạo Tin Lành. Phạm Văn Búa, "Tìm hiểu đặc điểm cư dân và tâm lý người dân đồng bằng sông Cửu Long nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc" [15]. Bài viết nghiên cứu nhiều tài liệu lịch sử, như: "Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long" của các tác giả Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường; "Phủ Biên Tạp Lục" của Lê Quý Đôn; quyển "Lịch sử khẩn hoang Nam Bộ" của nhà Sử học Huỳnh Lứa;… Qua đó, bài viết đúc kết: 4 cộng đồng dân tộc chính ở TNB, mặc dù có lịch sử hình thành, ngôn ngữ và một số nét văn hóa khác nhau nhưng qua quá trình cộng cư, đã đoàn kết hỗ trợ nhau vượt qua thiên tai, dịch họa, tạo nên điều kiện tự nhiên, xã hội, con
  13. 8 người, dân tộc, tôn giáo mang nét riêng ở vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt là các đức tính quí báu của cư dân: tự lực, tự cường, phóng khoáng, chịu thương, chịu khó, sáng tạo, năng động, kiên cường, bất khuất. Phan Huy Lê, Chủ nhiệm đề tài: Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ [86]. đã hệ thống hóa khá đầy đủ về quá trình hình thành, phát triển, cùng các thiết chế văn hóa, đặc điểm dân cư, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo vùng TNB. Sự hấp dẫn của vùng đất mới TNB đã thu hút nhiều dân tộc, mà nhiều nhất là 4 dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa. Sự giao thoa văn hóa là một nguyên nhân để vùng này trở thành cái nôi hình thành nhiều tôn giáo bản địa mang bản sắc khu vực, ít lan tỏa sang khu vực khác, đã tạo nên bức tranh phong phú, đa sắc màu tâm linh của cư dân vùng TNB. Qua tác phẩm này, tác giả thấy mối quan hệ giữa đời sống vật chất với đời sống tinh thần của cư dân vùng TNB, từ đó làm rõ hơn ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần, tôn giáo của cư dân TNB hiện nay. Trần Ngọc Thêm, Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ [126]. Tác giả đặt TNB là một vùng văn hóa riêng biệt thuộc "miền văn hóa Nam Bộ", nơi có sự hòa nhập văn hóa Việt - Khmer - Hoa - Chăm, nơi có sự giao thoa, hội nhập với văn hóa Phật giáo, văn hóa Nho giáo, nơi có sự ứng xử với văn hóa phương Tây. Tác giả đã hệ thống nét văn hóa đặc trưng qua tính cách con người, văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử, tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt ở TNB. Cuốn sách giúp nghiên cứu sinh nhận thức rõ hơn về văn hóa truyền thống và khuynh hướng biến đổi ở TNB hiện nay, từ đó có khuyến nghị sát hợp. Nhóm tác giả thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam do Vũ Minh Giang chủ biên, cùng với Nguyễn Quang Ngọc, Lê Trung Dũng, Cao Thanh Tân, Nguyễn Sĩ Tiến, có sách Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam [105]. Nội dung cuốn sách khái quát những nét cơ bản nhất của vùng đất và con người Nam Bộ, từ thế kỷ thứ I đến nay.
  14. 9 Cuốn sách có giá trị tham khảo, giúp nghiên cứu sinh cập nhật thêm những vấn đề cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của vùng TNB và là cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội liên quan của đạo Tin Lành. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên là nguồn tư liệu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Qua đó, nghiên cứu sinh có cơ sở khoa học để so sánh, đánh giá, khuyến nghị một cách khách quan về mối quan hệ biện chứng, quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội khi nhận thức về xã hội, con người vùng TNB với sự phát triển của đạo Tin Lành. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam nói chung Nguyễn Thanh Xuân, Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam [143]; Nguyễn Thanh Xuân (chủ biên), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam [146]. Qua 02 công trình này, tác giả đã trình bày bao quát quá trình ra đời và phát triển của đạo Tin Lành ở Việt Nam và trên thế giới; giáo lý, giáo luật, tổ chức giáo hội; sự giống và khác nhau giữa Tin Lành và Công giáo, cung cấp cho đọc giả kiến thức cơ bản về đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam. Với hai công trình này, nghiên cứu sinh hiểu thêm về đạo Tin Lành; về sự hình thành, du nhập, phát triển của đạo Tin Lành ở Việt Nam; về chính sách, pháp luật đối với tôn giáo nói chung và với Tin Lành nói riêng. Hoàng Minh Đô - Chủ nhiệm đề tài, Đạo Tin Lành ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra trong lãnh đạo, quản lý [35]. Chủ nhiệm đề tài khái quát tương đối đầy đủ về đạo Tin Lành ở Việt Nam, thực trạng hoạt động, nguyên nhân, ảnh hưởng, xu hướng phát triển và vấn đề đặt ra cho công tác đối với đạo Tin Lành ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp nghiên cứu sinh khái quát về những vấn đề đặt ra cho công tác đối với đạo Tin Lành ở Việt Nam, từ đó có cơ sở để nhận định về vấn đề đặt ra cho công tác đối với đạo Tin Lành ở TNB.
  15. 10 Phạm Hồng Thái (chủ biên), Sự truyền bá và phát triển của đạo Tin Lành ở một số nước và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á [119]. Đề tài chỉ rõ, đạo Tin Lành có mặt tại vùng Đông Bắc Á gắn liền với hoạt động củng cố địa bàn thực dân và mở rộng thị trường của các Đế quốc phương Tây, điển hình là Mỹ, Anh, Hà Lan... Tin Lành có đóng góp nhất định vào đời sống văn hóa xã hội. Quan hệ của đạo Tin Lành với nhà nước ở từng nước cũng có nét đặc thù. Ở các nước theo mô hình tư bản chủ nghĩa, các tổ chức Tin Lành dù chưa có xung đột với chính quyền, nhưng cũng không đơn giản xuôi chiều. Tại các nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa, đạo Tin Lành nhiều khi bị lợi dụng làm công cụ gây chia rẽ dân tộc, làm mất ổn định xã hội, can dự vào đời sống chính trị âm mưu lật đổ chính quyền do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Vậy, các nhà nước vẫn kiểm soát các hoạt động tôn giáo nói chung và hoạt động của đạo Tin Lành nói riêng. Công trình này là cơ sở để nghiên cứu sinh nhận xét về mặt tích cực của đao Tin Lành trong đời sống xã hội vùng TNB, đồng thời quan tâm đến vấn đề đạo Tin Lành bị chính trị lợi dụng. Đỗ Quang Hưng, "Vài nhận xét về Tin Lành Mỹ'' [70], tác giả đã chỉ ra một số nhận xét và một số đặc trưng của Tin Lành Mỹ. Điều đó đã giúp nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để nhận định sâu sắc hơn về ảnh hưởng của Tin Lành đối với vùng TNB, nơi có nhiều hệ phái Tin Lành xuất thân từ Mỹ. Trần Hồng Liên "Sự chuyển đổi tôn giáo trong người Khmer ở Trà Vinh hiện nay'' [88, tr.47-52 ]. Trần Hữu Hợp, "Sự cải giáo của một bộ phận người Khmer vùng Tây Nam Bộ" [65, tr.98-107]. Hai tác giả đã khái quát sự chuyển đổi tôn giáo sang đạo Tin Lành trong người Khmer, nhất là từ 10 năm trở lại đây, nêu một số nguyên nhân từ những biến đổi trong sinh hoạt của tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer đưa đến tình trạng cải đạo, dự báo xu hướng truyền đạo vào cộng đồng người Khmer trong thời gian tới.
  16. 11 Hai bài viết có giá trị tham khảo cho tác giả luận án khi viết về vấn đề đạo Tin Lành phát triển vào dân tộc Khmer ở vùng TNB. Vũ Thị Thu Hà, "Nguyên nhân Tin Lành phát triển nhanh trong vùng dân tộc đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay [42, tr.112-122]. Bài viết đã khái quát một số nguyên nhân Tin Lành phát triển nhanh trong vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đó là: sự thay đổi thể chế chính trị, hoàn cảnh sống, phương thức truyền giáo, giá trị đạo đức của đạo Tin Lành và một số nguyên nhân khác. Bài viết thêm dữ liệu để nghiên cứu sinh so sánh và đánh giá tại sao Tin Lành khó phát triển vào vùng dân tộc ở TNB so với vùng Tây Nguyên. Vũ Thị Thu Hà, "Những đóng góp của Tin Lành thời kỳ đầu du nhập vào Trung Quốc và Việt Nam" [43, tr.97-108]. Bài viết phân tích nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng đến xã hội của Tin Lành đến Trung Quốc và Việt Nam ở thời kỳ đầu truyền giáo thông qua các lĩnh vực như y tế, thông tin, báo chí, từ thiện xã hội, và thúc đẩy giao lưu văn hóa... Những nguyên nhân có thể được nghiên cứu sinh tham khảo, vận dụng vào thực tế ảnh hưởng của đạo Tin Lành ở vùng TNB. Trần Thị Phương Anh, "Quan niệm của Tin Lành về các mối quan hệ gia đình qua Kinh Thánh'' [1, tr.99-110]. Bài viết đã tìm hiểu các qui tắc ứng xử liên quan đến mối quan hệ trong gia đình của đạo Tin Lành được thể hiện trong Kinh Thánh như: hôn nhân, cha mẹ - con cái, anh chị em, qua đó chỉ ra yếu tố tích cực của các mối quan hệ đó. Bài viết cung cấp thêm thông tin cho phần nội dung đánh giá liên quan đạo đức Tin Lành của luận án. Đỗ Quang Hưng, Tôn giáo và tính hiện đại [77]. Tác giả nhận định: đạo Tin Lành chính là tôn giáo của tính hiện đại. Công trình bao quát về đạo Tin Lành ở Việt Nam từ nguồn gốc, diện mạo, quá trình xâm nhập, phát triển, đặc điểm thần học, đời sống đạo, hoạt động truyền giáo, tính hiện đại và sự chuyển biến thần học Tin Lành ở Việt Nam... Nghiên cứu trường hợp Tin
  17. 12 Lành ở Tây Nguyên, tác giả nhận định việc giải quyết vấn đề Tin Lành ở đây khi chính trị đã ổn định, thì vấn đề văn hóa trở thành vấn đề phức tạp và đáng quan tâm cả ở trước mắt và lâu dài. Những nhận định này là cơ sở đối chiếu cho nhận định về đạo Tin Lành đối với vùng TNB hiện nay trong luận án. Luận văn Thạc sĩ triết học của Nguyễn Lương Chung, Công tác tôn giáo đối với đạo Tin Lành ở tỉnh Đồng Nai hiện nay [18]. Công trình đã nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của đạo Tin Lành, thực trạng công tác tôn giáo đối với đạo Tin Lành tại tỉnh Đồng Nai, đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối với đạo Tin Lành tại tỉnh Đồng Nai. Lê Minh Quang, "Đạo Tin Lành ở Lâm Đồng giai đoạn 1929-1975'' [112]. Tác giả viết về phương thức truyền giáo và tác động của việc truyền giáo vào vùng dân tộc thiểu số. Thi Tú , Thúy Ly, Ngô Đại Đức; Thảo Nguyên cùng viết về: "Kết quả thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg". Những bài viết này đề cập sâu đến công tác tôn giáo đối với hoạt động của đạo Tin Lành qua kết quả thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg từ năm 2005 - 2011, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, đồng thời có một số đề nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Tây Ninh. Nghiên cứu sinh tham khảo các bài viết trong công tác về đạo Tin Lành. Các tư liệu nước ngoài, có: Jean Bau Bérot, Lịch sử đạo Tin Lành [10], tác giả tìm hiểu sự ra đời và tính phân ly, hiện đại, cải cách và đa giáo phái của đạo Tin Lành. Công trình này góp phần để nghiên cứu sinh lý giải về thực trạng đạo Tin Lành đã, đang và sẽ diễn ra ở Việt Nam và ở vùng TNB. Cuốn sách Modernity and Re - enchantment in Post - revolutionary Việt Nam (Tính hiện đại và niềm say mê tìm hiểu thời kì hậu cách mạng Việt Nam)
  18. 13 của P.Taylor [107]. Tác giả viết về thực trạng đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, qua đó, nhận xét: Tôn giáo ở Việt Nam đang hồi sinh và phát triển theo chiều hướng đổi mới. Nhận xét đó cho luận án tham khảo khi nhận xét về chiều hướng phát triển của đạo Tin Lành. Cuốn The Emergence of a Nonprofit Sector and Philanthropy in the Socialist Republic of Vietnam (Sự xuất hiện của các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức từ thiện tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) của Mark Sidel [96] đã nghiên cứu về vai trò của các nhóm xã hội trong đó có tôn giáo, mối quan hệ của nhà nước với các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam là năng động và đầy triển vọng. Nghiên cứu này có thể tham khảo cho công tác tôn giáo đối với đạo Tin Lành hiện nay. Chang-Yau Hoon, "Truyền bá phúc âm và đa văn hóa: sự năng động của Tin Lành ở Indonesia" [50, tr.58-78]. Bài viết khảo sát người Tin Lành ở Indonesia đã vượt qua môi trường đa văn hóa ra sao và làm thế nào để điều chỉnh sự đa dạng Tin Lành. Bài viết có một số thông tin có thể đối chiếu vào đặc thù Tin Lành vùng TNB. Marion Aubree (Lê Văn Tuyên dịch), "Tân Tin Lành ở Châu Á và Mỹ Latinh: Nghiên cứu so sánh" [97, tr.110-123]. Theo tác giả, sự năng động của phong trào Ngũ Tuần ngày nay ở các nền văn hóa Đông Nam Á có thể tạo ra sự so sánh giữa Mỹ Latinh và Đông Nam Á bằng cách xem xét các khái niệm và phương pháp khác nhau đã phát triển hơn 70 năm qua trong nghiên cứu các phong trào Phúc âm mới. Nhận định về sự năng động đó của phong trào Ngũ Tuần là cơ sở để nghiên cứu sinh lý giải tại sao phong trào này phát triển khá mạnh ở TNB hiện nay. Các công trình nước ngoài liên quan đến luận án được xem là những gợi ý mới để tác giả tham khảo và sử dụng như là một trong những cái phổ biến được đặt trong cái đặc thù là đạo Tin Lành vùng TNB.
  19. 14 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học của Lê Hùng Yên, Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin Lành ở thành phố Cần Thơ hiện nay [147]. Luận văn đã làm rõ quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin Lành trên địa bàn thành phố Cần Thơ thời gian qua có nhiều thành tựu, nhưng cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập và từ đó đề xuất khuyến nghị. Tư liệu này là một cơ sở đánh giá tình hình chung của công tác tôn giáo đối với đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ. Luận văn Thạc sĩ Triết học của Phạm Châu Hải, Đạo Tin Lành và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội tỉnh Vĩnh Long hiện nay [44]. Tác giả tìm hiểu những vấn đề chung và đặc điểm quá trình du nhập, phát triển của đạo Tin Lành ở tỉnh Vĩnh Long; phân tích tình hình đạo Tin Lành ở Vĩnh Long hiện nay và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội, rút ra vấn đề đặt ra và khuyến nghị. Tác giả nhận định: đạo Tin Lành đã vào tỉnh Vĩnh Long dưới thời thực dân Pháp, với nhiều hạn chế, khó khăn, song với sức sống của một tôn giáo cách tân, nó vẫn lan tỏa, ảnh hưởng rộng ra mọi tầng lớp dân cư Vĩnh Long. Thời đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, đạo Tin Lành ở Vĩnh Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, với những thành tựu kinh tế xã hội được khẳng định, cùng với chính sách đổi mới về tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước, đạo Tin Lành ở Vĩnh Long phát triển rất thuận lợi. Đạo Tin Lành thể hiện cả đặc điểm truyền thống và mới hình thành, do tính quy định của đời sống xã hội ở Việt Nam, trong đó có Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận văn cũng là một cơ sở khoa học cho luận án khi viết về đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc, Tôn giáo - Tín ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long [19]. Nội dung sách khái quát về
  20. 15 tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng TNB, trong đó có đạo Tin Lành. Hai tác giả chỉ ra ba nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc theo đạo Tin Lành của cư dân vùng TNB, vì vậy có thể kế thừa. Nguyễn Xuân Hùng, "Đạo Tin Lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra'' [69, tr.59-72]; Nguyễn Khắc Đức, Một số vấn đề về đạo Tin Lành ở Việt Nam [39]. Hai bài viết trên đã nghiên cứu khái quát về quá trình truyền giáo của của đạo Tin Lành tại vùng TNB từ ngày khởi đầu đến nay và những vấn đề đặt ra. Các bài viết có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung luận án, vì vậy cần tham khảo để củng cố thêm tính khoa học cho luận án. Trần Hữu Hợp, "Tin Lành vùng đồng bằng sông Cửu Long - hiện trạng và vài vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển", Kỷ yếu tọa đàm về đạo Tin Lành ở Việt Nam giai đoạn 1976-2011, do Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hội Việt - Mỹ và Viện Liên kết toàn cầu tổ chức tại Hà Nội [61]. Tác giả Trần Hữu Hợp có một số khái quát về vùng TNB, về lịch sử phát triển và hiện trạng đạo Tin Lành trên địa bàn, một số vấn đề đặt ra đối với chính sách, pháp luật về tôn giáo và với sự phát triển bền vững vùng TNB. Bài viết giúp nghiên cứu sinh thêm cơ sở để có những đề xuất cho đạo Tin Lành phát triển hài hòa trong sự phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ. Trần Hữu Hợp, Việc đào tạo giáo sĩ của Tin Lành - Trường hợp Báp-tít Việt Nam (Nam Phương) và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước, Kỷ yếu: biến động tín ngưỡng, tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do Ban Chỉ đạo TNB, Viện Nghiên cứu tôn giáo và Sở Nội vụ Thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức [62]. Theo tác giả, vẫn còn có nhiều bất cập, nhiều vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước về công tác đào tạo của hệ phái Báp-tít Việt Nam (Nam Phương). Đây là cơ sở để luận án đề xuất cho công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho đạo Tin Lành có thêm trường đào tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2