intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiễn sĩ Triết học: Quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:181

43
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án là phân tích, làm rõ quan niệm của Kant về chủ thể tiên nghiệm, từ đó đưa ra những đánh giá về những giá trị và hạn chế cũng như những ảnh hưởng của quan niệm này đối với lịch sử triết học phương Tây sau ông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiễn sĩ Triết học: Quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ HỒNG NHUNG QUAN NIỆM CỦA I. KANT VỀ CHỦ THỂ TIÊN NGHIỆM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ HỒNG NHUNG QUAN NIỆM CỦA I. KANT VỀ CHỦ THỂ TIÊN NGHIỆM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số: 9.22.90.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN VŨ HẢO HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn và tài liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố qua bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2021 NGƯỜI CAM ĐOAN VŨ THỊ HỒNG NHUNG
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu; xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo khoa Triết học và các khoa, phòng, ban của Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Vũ Hảo - người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2021 Tác giả luận án Vũ Thị Hồng Nhung
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................. 7 1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về những điều kiện, tiền đề ra đời quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm .................................................... 7 1.2. Các công trình nghiên cứu về triết học I. Kant và quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm ..................................................................................................... 15 1.3. Các công trình nghiên cứu về những giá trị và hạn chế của quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant ...................................................................... 26 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình tổng quan và những vấn đề luận án tập trung làm rõ .............................................................................................. 30 Chƣơng 2: NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA I. KANT VỀ CHỦ THỂ TIÊN NGHIỆM ............................................................................32 2.1. Những điều kiện lịch sử - xã hội và tiền đề khoa học cho sự hình thành quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant ................................................ 32 2.2. Những tiền đề tư tưởng hình thành quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant.............................................................................. 41 2.3. Vài nét khái quát về cuộc đời và các tác phẩm của I. Kant ........................... 58 Chƣơng 3: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA I. KANT VỀ CHỦ THỂ TIÊN NGHIỆM......................................................................................... 64 3.1. Chủ thể tiên nghiệm - đối tượng của triết học duy tâm tiên nghiệm của I. Kant .......... 65 3.2. Chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học I. Kant..................................... 73 3.3. Chủ thể đạo đức tiên nghiệm trong triết học I. Kant ........................................ 99 3.4. Chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm trong triết học I. Kant .................................... 119 3.5. Mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức tiên nghiệm, chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm................................................................ 129 Chƣơng 4: NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA QUAN NIỆM VỀ CHỦ THỂ TIÊN NGHIỆM TRONG TRIẾT HỌC I. KANT........................... 134 4.1. Những giá trị trong quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm.............. 134 4.2. Những hạn chế trong quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm .......... 140 4.3. Những ảnh hưởng của quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I.Kant ......................................................................................................................... 146 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 162 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.......................................................................................... 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 165 PHỤ LỤC: CÁC THUẬT NGỮ ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN ............. 174 PHỤ LỤC: BẢN CHỈ DẪN TÊN NGƢỜI ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN... 175
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lúc sinh thời, Ph. Ăngghen đã từng nhấn mạnh: “... một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” [72, tr. 489]. “Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [72, tr. 487]. Nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước hay nghiên cứu lịch sử triết học, trước hết là đánh giá một cách khoa học các trào lưu triết học, vai trò của chúng trong sự phát triển tư tưởng nhân loại, là công việc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Nắm rõ điều kiện ra đời, hình thành và phát triển, nhất là vạch ra bản chất, nêu rõ những ưu điểm và cả khuyết điểm cùng xu hướng vận động biến đổi của các trào lưu triết học cho phép chúng ta từng bước tiếp thu được những giá trị quý giá, khắc phục những hạn chế, tác động trái chiều với tiến trình lịch sử của chúng. Với ý nghĩa như vậy, nghiên cứu lịch sử triết học cổ điển Đức nói chung và triết học I. Kant nói riêng cũng không phải ngoại lệ. Triết học cổ điển Đức từ những thập kỷ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX không chỉ là một trong ba nguồn gốc lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng, mà còn có những ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới nền triết học đương đại, trong đó, với tư cách là người sáng lập triết học cổ điển Đức, I. Kant được xem là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại có những ảnh hưởng không nhỏ. Nhiều vấn đề mà I. Kant đặt ra đã được các đại biểu như Fichte, Schelling, Hegel kế thừa và phát triển, mà về sau, nó đã được C. Mác tiếp thu trên tinh thần phê phán, “lọc bỏ”, tạo nên cuộc cách mạng trong lịch sử triết học. Không chỉ thế, nhiều vấn đề trong triết học I. Kant còn có ảnh hưởng dài lâu tới nền triết học phương Tây hiện đại thế kỷ XX, trong đó có vấn đề về chủ thể tính, do I. Kant khởi xướng từ lập trường của chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm (Transzendentaler Idealismus). Nhiều triết gia phương Tây hiện đại đã coi I. Kant là người thầy, là bậc tiền bối, là “cội nguồn cảm hứng” của mình khi xây dựng nên những trào lưu, trường phái triết học hiện đại vô cùng phong phú, đủ màu sắc trong thế kỷ XX, nhất là hiện tượng học Huserl và chủ nghĩa hiện sinh. Trong số các vấn đề đó, nổi bật là về chủ thể tiên nghiệm (Transzendentales Subjeckt)1 - một vấn đề 1 Thuật ngữ “chủ thể tiên nghiệm” được I. Kant sử dụng xuất phát từ tiếng Đức “Transzendentales Subjeckt”. Ở Việt Nam trước năm 2004, thuật ngữ này được nhiều nhà khoa học sử dụng theo nghĩa là chủ thể tiên nghiệm. Sau năm 2004, thuật ngữ này được một số nhà khoa học dùng là “chủ thể siêu nghiệm”. 1
  7. cốt lõi của triết học của I. Kant. Chủ thể tiên nghiệm là khái niệm dùng để chỉ con người chủ thể có trước kinh nghiệm, độc lập với kinh nghiệm và không thể cảm nhận được bằng các giác quan, khác với chủ thể kinh nghiệm là chủ thể gắn liền với kinh nghiệm, với thể xác và tâm hồn (với các yếu tố vật lý và tâm lý) của con người, có thể cảm nhận bằng cảm tính. Ở I. Kant, chủ thể tiên nghiệm được coi là có những năng lực đặc trưng chỉ cho con người gắn liền với chân, thiện, mỹ - một chủ đề quan trọng, thể hiện tính chất độc đáo của triết học I. Kant và đồng thời là một trong những vấn đề vô cùng khó và phức tạp, do đó, còn ít được đề cập, phân tích sâu trong các công trình triết học ở Việt Nam. Có thể nói, với hệ thống triết học khá đồ sộ mà tập trung chủ yếu trong các tác phẩm thời kỳ phê phán, I. Kant đã có những đóng góp quan trọng cho triết học cổ điển Đức nói riêng và lịch sử triết học thế giới nói chung. Theo I. Kant, nhiệm vụ hàng đầu của triết học là xác định bản chất con người, hướng vào việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống và hoạt động thực tiễn của con người. Triết học cần đem lại cho con người nền tảng thế giới quan và vạch ra những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống vì lý tưởng nhân văn. Trong đó, quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm có thể coi là bước tiến lớn trong việc đề cao vai trò của lý tính con người, nghiên cứu con người với tư cách là chủ thể hoạt động tích cực trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây, để từ đó về sau các trào lưu triết học đều ít nhiều xoay quanh những những vấn đề mà I. Kant đã đặt ra. Ở Việt Nam, việc giảng dạy triết học I. Kant đã được đưa vào chương trình từ bậc đại học và sau đại học. Mặc dù có không ít các nhà nghiên cứu viết về triết học của I. Kant, tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu triết học I. Kant một cách toàn diện và số người thật sự am hiểu sâu sắc về triết học của ông không phải nhiều. Đặc biệt, như đã nói ở trên, quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm là một vấn đề khó và phức tạp, do đó, còn ít được đề cập, phân tích sâu trong các công trình triết học ở Việt Nam và chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu. Trong khi đó, trên thế giới hiện nay, triết học I. Kant vẫn đang là nguồn cảm hứng lớn lao cho không ít các nhà nghiên cứu; số lượng khá lớn các công trình nghiên cứu về ông vẫn đều đặn xuất hiện hàng năm, và trong các kỳ đại hội triết học thế giới hai thập kỷ trở lại đây, triết học của ông vẫn thường xuyên nằm trong chương trình nghị sự. Chính vì vậy, đối với những người nghiên cứu, giảng dạy triết học Mác, việc nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống triết học cổ điển Đức nói chung, triết học I. Kant nói riêng, sẽ giúp cho việc hiểu sâu hơn không chỉ nội dung mà cả 2
  8. cách thức được các nhà sáng lập triết học Mác đã kế thừa và vượt qua nền triết học đó như thế nào. Đặc biệt, nghiên cứu thành công quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm không chỉ góp phần nâng cao vị thế của tư duy lý luận triết học, mà còn đưa ra những gợi ý thiết thực nhằm khẳng định vai trò của con người với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn. Bởi lẽ, nghiên cứu vấn đề này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ, nắm chắc được quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm, mà điều quan trọng hơn nữa là nó giúp ta tăng cường được năng lực tư duy lý luận - năng lực rất cần thiết cho những người nghiên cứu và giảng dạy triết học. Cùng với đó, việc nghiên cứu sâu quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm sẽ giúp chúng ta đánh giá được công lao, đóng góp, tính độc đáo cũng như những hạn chế của I. Kant trong dòng chảy triết học của nhân loại nói chung và hiểu rõ được sự kế thừa, từ nền tảng những suy tư của ông về chủ thể, mà một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại đã “chỉnh lý” I. Kant ra sao, từ đó, chuyển hướng để xác định lại đối tượng và phương pháp nghiên cứu triết học như thế nào. Điều này, góp phần khắc phục tính chất đóng kín, giáo điều của tư duy triết học trước đây, góp phần bổ khuyết những chủ đề cần được tiếp thu có chọn lọc, để tiếp tục góp phần vào tiến trình đổi mới, giảng dạy, nghiên cứu triết học nói chung, triết học Mác nói riêng ở Việt Nam. Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, bên cạnh việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của riêng của người Việt, chúng ta cần phải tiếp thu một cách có chọn lọc những thành tựu của nền văn minh phương Tây trong đó có giá trị của những tư tưởng triết học của I. Kant. Có thể khẳng định rằng, xét từ góc độ này, việc nghiên cứu sâu sắc triết học I. Kant nói chung và quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm nói riêng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, vì chính những khám phá có giá trị trong quan niệm của I. Kant về con người nói chung và về chủ thể tiên nghiệm nói riêng đã góp phần không nhỏ giúp chúng ta có thể nhìn nhận rõ hơn về vai trò, vị trí và những năng lực tiềm tàng của con người Việt Nam với tư cách là những chủ thể trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Đồng thời, đây còn là con đường hữu hiệu nhất giúp chúng ta có thể tiếp cận với hệ giá trị văn hóa tinh thần của nền văn minh phương Tây, để từ đó hướng chúng ta sống và hành động theo các giá trị cốt lõi của cuộc sống, cũng như đưa ra những gợi ý thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của con người trong bối cảnh cuộc sống có nhiều biến động hiện nay. Kế thừa những thành tựu của các trào lưu triết học đối lập trước đó (chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý), I. Kant đã đưa ra quan niệm rất độc đáo về chủ thể tiên nghiệm, trong đó con người được xem xét không chỉ với tư cách là chủ thể nhận thức 3
  9. tiên nghiệm, chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm. Từ đây, lần đầu tiên trong lịch sử triết học, I. Kant đã đưa ra một quan niệm khá toàn diện trong tính chỉnh thể về con người, trong đó con người không chỉ được luận giải từ góc độ lý luận (nhân học tư biện) với các giá trị Chân, Thiện, Mỹ, mà còn được phân tích dưới góc độ thực tiễn (nhân học thực tiễn) với các giá trị thực tiễn mang tính nhân loại. Với những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn “Quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án: Mục đích của luận án là phân tích, làm rõ quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm, từ đó đưa ra những đánh giá về những giá trị và hạn chế cũng như những ảnh hưởng của quan niệm này đối với lịch sử triết học phương Tây sau ông. Nhiệm vụ của luận án: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là: phân tích những điều kiện, tiền đề cơ bản cho sự hình thành quan niệm I. Kant về chủ thể tiên nghiệm; Hai là: phân tích một cách có hệ thống, làm rõ quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm, đặc biệt về cấu trúc và các năng lực cơ bản của chủ thể nhận thức tiên nghiệm, chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm; Ba là: đưa ra nhận xét, đánh giá về những giá trị và hạn chế của quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant cũng như một số nhận định về những ảnh hưởng của quan niệm này đối với lịch sử triết học phương Tây sau ông. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án: là nội dung cơ bản trong quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án giới hạn chủ yếu ở việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chủ thể tiên nghiệm trong các tác phẩm trong triết học I. Kant thời kỳ phê phán “Phê phán lý tính thuần túy”, “Phê phán lý tính thực hành”( hay còn gọi là Phê phán lý tính thực tiễn”), “Phê phán năng lực phán đoán”. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử triết học. Đồng thời, luận án cũng kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài trong thời gian gần đây. 4
  10. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa vào phương pháp mácxít trong nghiên cứu lịch sử triết học. Bởi lẽ đây là phương pháp luận có thể giải quyết hợp lý nhất những vấn đề mà lịch sử triết học đặt ra đồng thời làm rõ những vấn đề của tư tưởng triết học như: trào lưu tư tưởng triết học, cá nhân nhà tư tưởng,... giải thích các mối quan hệ giữa: tư duy và tồn tại, bản thể luận và nhận thức luận, cá nhân và xã hội,… Do vậy sẽ làm sáng tỏ mối quan hệ giữa quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm với tồn tại xã hội nước Đức và Tây Âu cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, chỉ ra những giá trị, hạn chế và những ảnh hưởng của quan niệm này của I. Kant đối với lịch sử triết học phương Tây sau ông. Ngoài ra luận án còn sử dụng một số các phương pháp khác như: phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh… 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tương đối toàn diện về quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm, kết quả nghiên cứu của luận án có đóng góp các điểm mới về mặt học thuật, lý luận như sau: Thứ nhất, luận án đã góp phần phân biệt các nghĩa khá phức tạp của hệ thuật ngữ trong triết học I. Kant như “tiên nghiệm”, “siêu nghiệm”, “thường nghiệm” (hay “kinh nghiệm”), “siêu việt”, “thông giác” giúp chúng ta hiểu lại chúng trong tiếng Việt khác so với một số cách hiểu và dịch chúng trước đây. Thứ hai, luận án đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant như: làm sáng tỏ những tư tưởng của I. Kant về cấu trúc và năng lực của chủ thể nhận thức tiên nghiệm, chủ thể đạo đức tiên nghiệm, chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm. Thứ ba, luận án đưa ra những đánh giá về những giá trị và hạn chế cũng như những ảnh hưởng của quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant đối với sự phát triển của lịch sử triết học. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án được hoàn thành sẽ góp phần làm sáng tỏ những tư tưởng của I. Kant về cấu trúc và năng lực của chủ thể nhận thức tiên nghiệm, chủ thể đạo đức tiên nghiệm, chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm, từ đó đưa ra những đánh giá về những giá trị và hạn chế của quan niệm trên đối với sự phát triển của lịch sử triết học sau ông. 5
  11. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Triết học. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần hưởng ứng công tác đổi mới nghiên cứu lý luận theo chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương và 15 tiết. 6
  12. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về những điều kiện, tiền đề ra đời quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về triết học cổ điển Đức nói chung và về triết học I. Kant nói riêng dưới các góc độ khác nhau, trong đó có một số công trình cũng đã giới thiệu khái quát hoặc đề cập đến những điều kiện, tiền đề ra đời triết học I. Kant nói chung và quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu giới thiệu khái quát về những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cho sự ra đời quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm * Nhóm các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Trước hết là các công trình nghiên cứu là sách, giáo trình có thể kể đến một số các công trình như sau: “Lịch sử Triết học cổ điển Đức” của Bùi Thị Thanh Hương và Nguyễn Đình Trình [48] Đây là một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về lịch sử triết học cổ điển Đức. đã đi sâu vào phân tích những đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội nước Đức thời kỳ này. Cụ thể, nước Đức từ khi thành lập (năm 843) luôn ở trong tình trạng phong kiến phân tán trầm trọng. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đất nước này vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu - một liên bang gồm 31 tiểu vương quốc tách biệt nhau và 4 thành phố tự trị. Liên bang Đức nằm trong tình trạng bị chia cắt về hành chính, tiền tệ, quan thuế. Toàn bộ quyền lực ở trong tay giai cấp phong kiến của từng vương quốc. Xét về mặt kinh tế, do quan hệ sản xuất phong kiến chiếm địa vị chủ yếu đã khiến cho giai cấp quý tộc phong kiến cũng trở thành giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế và trở thành giai cấp giữ địa vị thống trị về chính trị, chi phối mọi hoạt động trong nước. Mặc dù vậy, mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và phát triển trong mọi ngành kinh tế, các công trường thủ công hình thành từ thế kỷ XVI. Xét về mặt tư tưởng và chính trị thì các giai cấp ở Đức đều bộc lộ những tiêu cực hoặc hạn chế, trong đó, giai cấp quý tộc phong kiến giữ địa vị thống trị trong bộ máy cai trị. Tiếp tục truyền thống cấu kết chặt chẽ giữa hoàng đế Đức với các thế lực tôn giáo, tiêu biểu là Giáo hoàng, các triều đình phong kiến Đức, đặc biệt là triều đình vua Phổ ngoan cố, tăng cường 7
  13. quyền lực của chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, trở thành một trở ngại to lớn đối với sự phát triển kinh tế và xã hội Đức. Giai cấp tư sản Đức ra đời và phát triển cùng sự phát triển của công, thương nghiệp, mục tiêu của họ là chống lại chế độ quân chủ phong kiến và thống nhất đất nước, tạo nên thị trường dân tộc Đức. Song, do phân bố rải rác ở các lãnh địa phong kiến tách biệt nhau, họ đã không thống nhất được giai cấp mình thành một giai cấp có sức mạnh về kinh tế và tổ chức. Các tác giả cũng đưa ra một điểm mới xuất hiện trong thời kỳ này ở nước Đức, đó là trong nước Đức đã bắt đầu có một sự xuất hiện phong trào dân tộc mạnh mẽ do sự chuyển biến về kinh tế và chính trị. Phong trào dân tộc này diễn ra bởi tinh thần phản kháng của quần chúng nhân dân, của các nhóm tư sản cấp tiến đối với chế độ phong kiến và chuyên chế, với nội dung là dân chủ tư sản. Biểu hiện cao nhất của phong trào dân tộc là, ngay sau khi Napoléon bị thất bại ở Nga, thì quần chúng nhân dân và những phần tử tư sản tiên tiến nhất đã vũ trang nổi dậy chống lại quân đội xâm lược của Napoléon đưa ra yêu sách phải có hiến pháp và thống nhất nước Đức [Xem: 48, tr. 6 - 9]. Thông qua công trình này, tác giả luận án có thể dễ dàng hiểu được tiền đề lý luận đã hình thành nên quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I. Kant. “Triết học đạo đức của I. Kant và ảnh hưởng của nó đối với triết học Đức thế kỷ XIX” của Ngô Thị Mỹ Dung [15] Trong công trình này tác giả đã trình bày khái quát hoàn cảnh ra đời triết học I. Kant trong đó thực tiễn lịch sử - xã hội vương quốc Đức (Deutsches Reich) trong những thế kỷ XVII - XVIII là một quốc gia phong kiến nông nghiệp lạc hậu với hai đặc điểm nổi bật là sự chia cắt về chính trị và sự lạc hậu về kinh tế, thực tiễn vương quốc Đức thời bấy giờ được Ph. Ăngghen đánh giá là thời kỳ yếu hèn nhất của lịch sử dân tộc Đức. Bên cạnh công trình nói trên, thuộc loại này có thể kể đến một số các công trình nghiên cứu khác như: Lịch sử triết học: Triết học cổ điển Đức, của Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô [116]; Triết học Imanuin Cantơ (I. Kant) của Nguyễn Văn Huyên [46]; Lịch sử triết học do Nguyễn Hữu Vui chủ biên [121]; Học thuyết phạm trù trong triết học I. Kant của Lê Công Sự [100]; Bản thể luận trong Triết học cổ điển Đức của Nguyễn Chí Hiếu [35]. Về luận án tiến sĩ, có thể kể đến một số các công trình như sau: “Đạo đức học của I. Kant và những giá trị, hạn chế của nó” của Vũ Thị Thu Lan [61] Cũng cùng mục đích làm rõ những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành triết học I. Kant song tác giả Vũ Thị Thu Lan lại đi sâu vào trình bày những ảnh hưởng 8
  14. của nền Văn hóa Tây Âu cận - hiện đại đến tư tưởng đạo đức I. Kant đặc biệt là sự ảnh hưởng của chủ nghĩa duy lý và quan niệm về văn hóa. Khi phân tích về những đặc điểm của văn hóa Tây Âu thời kỳ này tác giả đã chỉ rõ đặc tính quan trọng nhất đó là sự sùng bái quá mức tư duy lý tính và đề cao vai trò của mỗi bộ phận trong giới tự nhiên. Bên cạnh đó tác giả cũng dành sự quan tâm không nhỏ đến những đặc điểm của triết học Khai sáng với các đại biểu tiêu biểu như Locke, Rousseau, Didorot… mà điểm nhấn nổi bật cho triết học này là việc đề cao phổ biến tri thức, khoa học như là phương pháp cơ bản cho việc tự hoàn thiện của mỗi con người trong xã hội. Đây cũng là phương pháp giáo dục đúng đắn cho nhận thức của mỗi con người trong xã hội. Ngoài ra còn có một số luận án tiến sỹ cũng đề cập đến những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cho sự hình thành triết học I. Kant như: Quan điểm triết học về lịch sử của I. Kant của Nguyễn Thị Hảo [29]; Chủ thể nhận thức trong triết học I. Kant và ý nghĩa hiện thời của nó của Nguyễn Vân Hạnh [23]. Về luận văn thạc sĩ có đề cập đến những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cho sự ra đời quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau: “Quan niệm của I. Kant về bản chất của nhận thức trong tác phẩm phê phán lý tính thuần túy” của Hà Huy Tuấn [110] Cũng giống như nhiều công trình nghiên cứu khác, tác giả đã đi sâu vào trình bày khái quát điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, tư tưởng, khoa học ở châu Âu lúc bấy giờ. Đó là từ thế kỷ XVI-XVIII, Tây Âu thực hiện những bước đi quan trọng chuyển đổi phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nếu cách mạng tư sản Hà Lan báo hiệu thời kỳ Trung cổ đã suy tàn, thì cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng đầu tiên có ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành tư bản chủ nghĩa trên phạm vi châu Âu và thế giới. Cách mạng công nghiệp ở Anh: xuất hiện máy móc cơ khí, là sự nhảy vọt từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội, làm phân hoá giai cấp, thay đổi nhận thức của con người. Cách mạng công nghiệp là biến cố kinh tế quan trọng nhất trong đời sống kinh tế - xã hội lúc bấy giờ; còn các cuộc cách mạng tư sản mở đường cho sự phát triển của hiện thực xã hội và các tư tưởng tiến bộ. Các cuộc cách mạng đó ảnh hưởng rộng đến các phong trào giải phóng ở các nước châu Âu, trong đó có nước Đức, với xu hướng: chống chủ nghĩa phong kiến và hệ tư tưởng tôn giáo; phát triển hệ tư tưởng tư sản mang tính chất tiến bộ thời bấy giờ, đòi trả lại cho con người những quyền cơ bản. Tuy nhiên, chủ nghĩa phong kiến chưa bị tiêu diệt hoàn 9
  15. toàn về mặt chính trị: nước Đức hãy còn là một nước nửa phong kiến bị phân hoá cả về kinh tế lẫn chính trị, tàn tích của chế độ nông nô, phường hội, tình trạng cát cứ của các lãnh chúa, tồn tại nhiều quốc gia nhỏ phụ thuộc lẫn nhau trong nhà nước quân chủ Phổ... đã kìm hãm sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Đức. Trong bối cảnh xã hội Đức có trình độ lạc hậu hơn nhiều so với một số nước phát triển tư bản chủ nghĩa đi đầu ở Tây Âu, triết học I. Kant là sự khai phá tiến bộ trên lĩnh vực tư tưởng, được coi là "lý luận Đức của cuộc cách mạng tư sản Pháp" [Xem: 110, tr.12 - 14]. Tác giả Vũ Thị Hải trong “Một số quan điểm đạo đức cơ bản của Aristotle và I. Kant” [22] lại có cách tiếp cận khác khi nhận định bối cảnh lịch sử cho sự hình thành triết học I. Kant nói chung và tư tưởng của ông về nhận thức luận, đạo đức học… chính là thời đại mà châu Âu đang tiến lên mạnh mẽ trên con đường tư bản chủ nghĩa và làm cách mạng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa tinh thần. Trong khi nước Đức vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu, vẫn mòn mỏi trong đống đổ nát và suy tàn. Trong bối cảnh đó, nền văn hóa tinh thần của châu Âu và nước Đức vẫn phát triển rực rỡ với những thành tựu quan trọng. Tiêu biểu nhất là phong trào Khai sáng với mục đích giải phóng con người khỏi sự nô dịch tâm hồn và thể xác, giúp loài người được tự do, bình đẳng, bác ái. Triết học I. Kant được hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa đó, Đặc biệt quan niệm của ông về con người với tư cách là chủ thể của hoạt động đạo đức là sự tích hợp những quan điểm đạo đức từ cổ đại cho đến thời đại của ông, trong đó phải kể đến: đạo đức học Epiquya, đạo đức học Khắc kỷ, đạo đức học Kitô giáo và những quan điểm đạo đức thời Cận đại. Như vậy, có thể thấy rằng, các tác giả của những công trình trên đều thống nhất nhận định về bối cảnh lịch sử ở các nước Tây Âu như Italia, Anh, Pháp… vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Về cơ bản, các tác giả, đều nhận định ở châu Âu lúc bấy giờ, chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch sử tỏ ra ưu việt hơn hẳn so với tất cả các chế độ xã hội trước đó. Trong khi đó, ở nước Đức vẫn còn trong tình trạng lạc hậu cả về kinh tế lẫn chính trị: Về kinh tế bị ràng buộc bởi quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu; về chính trị, nước Đức vẫn là một nước phong kiến già nua dưới sự trị vì của vua Friedich Winhem II; về tư tưởng, hệ tư tưởng thần học giữ vị trí thống trị. Trên cơ sở đó, các tác giả đều có chung nhận định, tình hình kinh tế, chính trị và tư tưởng trên đã cản trở nước Đức phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Đây là một trong những thời kỳ chậm phát triển nhất trong lịch sử nước Đức. 10
  16. * Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Bên cạnh các công trình nghiên cứu trong nước như đã kể trên, còn có khá nhiều các công trình nghiên cứu giới thiệu khái quát về những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cho sự ra đời quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm ở các nước trong và ngoài khu vực, trong đó có thể kể đến: “Kant and The Critique of Pure Reason (Kant và tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy)” của Sebastian Gradner [131] Khi nghiên cứu tư tưởng triết học của I. Kant dưới góc độ nhận thức luận, tác giả đã đi sâu vào phân tích bối cảnh phát triển văn hóa Tây Âu cận đại mà phê phán là một trong những đặc điểm nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần Tây Âu Cận đại. Tác giả cũng nhấn mạnh, văn hóa Tây Âu dưới sự phát triển như vũ bão của cách mạng tư sản mở đầu là cách mạng tư sản ở Hà Lan (thế kỷ XVI) là tiếng chuông chính thức đầu tiên của lịch sử báo hiệu sự xuất hiện và cũng đánh dấu sự suy tàn của chế độ phong kiến. Bên cạnh đó, gắn liền với sự xuất hiện và lớn mạnh của lực lượng chính trị mới trong xã hội là yêu cầu phê phán tất cả những gì cản trở nó, là sự luận chứng cho tính chính đáng của những lợi ích tư sản trong sự đối lập với lợi ích phong kiến. Ban đầu, đối tượng của sự phê phán là những biểu hiện trần tục của những đối tượng siêu nhiên vẫn được hệ tư tưởng phong kiến bảo vệ như thơ ca, các công trình kiến trúc gắn với nhà thờ… Sau đó, sự phê phán chuyển dần sang những tín điều Thiên Chúa, cơ sở của nó trong Kinh Thánh và nhà thờ - chỗ dựa của nhà nước phong kiến nhằm hướng quan hệ giữa nhận thức của con người với tự nhiên thoát khỏi mọi cái trung gian thần thánh, thiết lập cơ sở cho nhận thức của con người là dựa tri thức khoa học thực nghiệm và tri thức có được nhờ tư duy khoa học (tư duy lý tính) [Xem: 131, tr. 26 - 34]. “Kant’s Transcendental and Metaphysical Idealism (Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm và siêu hình học của Kant)” của Michael J. Olson [143] Khi phân tích về hoàn cảnh lịch sử nước Đức, Michael J. Olson lại có cách tiếp cận khác. Tác giả nêu khái quát hai sự kiện kinh tế, chính trị nổi bật trong thời kỳ này là cuộc cách mạng công nghiệp Anh và cách mạng tư sản Pháp để từ đó làm rõ ảnh hưởng của chúng tới phong trào giải phóng ở các nước châu Âu như: chống lại hệ tư tưởng phong kiến, phát triển hệ tư tưởng tư sản. Đồng thời, tác giả cũng phân tích tính không triệt để của các cuộc cách mạng tư sản dẫn đến sự hình thành các mâu thuẫn xã hội và xu hướng thỏa hiệp về chính trị giữa giai cấp tư sản và các 11
  17. thế lực phong kiến mà nơi có biểu hiện rõ nhất chính là nước Đức. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến các tiền đề khoa học tự nhiên và các tiền đề tư tưởng triết học cho sự hình thành quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm * Những công trình nghiên cứu về tiền đề khoa học tự nhiên cho sự hình thành quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant Giáo trình “Lịch sử Triết học” do Nguyễn Hữu Vui chủ biên [121] Đây là một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về lịch sử triết học phương Tây từ cổ đại tới hiện đại, trong đó có triết học cổ điển Đức nói chung và triết học I. Kant nói riêng. Trong phần viết về hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm của triết học cổ điển Đức trong đó có triết học I. Kant, các tác giả đã phân tích khá sâu sắc khoa học tự nhiên, do sự thôi thúc của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, đạt được những bước tiến khổng lồ ở thế kỷ XVII, XVIII, đến giai đoạn này vẫn tiếp tục chứng kiến sự ra đời của những phát minh quan trọng. Chẳng hạn như nhà hóa học người Pháp - Antoine Laurent de Lavoisier, bằng một loạt thí nghiệm tỉ mỉ, có độ chính xác cao, đã tìm ra khí ôxy trong không khí trộn lẫn với các chất khi cháy, mở đầu việc khám phá rằng nhiệt, khai sáng, điện và tính muôn vẻ của thế giới đều là những hình thức khác nhau của tồn tại vật chất. Khoa học về điện đã chứng minh bản chất của dòng điện là sự tương tác giữa dòng điện - và dòng điện dương để tạo ra dòng điện thống nhất. Cùng với phát hiện hiện tượng điện phân (quá trình điện và quá trình hóa có mối liên hệ chặt chẽ) là việc khám hiện ra tế bào của Antonie Philips van Leeuwenhoek- nhà khoa học người Hà Lan.v.v. Các phát minh của khoa học tự nhiên, một cách ngẫu nhiên, lại càng chứng tỏ tính chất biện chứng vốn có của thế giới, nó chỉ ra rằng mọi sự vật hiện tượng, quá trình trong thế giới không những vận động không ngừng mà còn luôn liên hệ, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Thực tế đó đòi hỏi một cách nhìn mới về các hiện tượng tự nhiên, thôi thúc phương pháp tư duy biện chứng ra đời thay thế cho phương pháp siêu hình của thời kỳ trước [Xem: 121, tr. 373]. Chính những thành tựu khoa học tự nhiên này đã góp phần không nhỏ cho I. Kant tiến hành cuộc cách mạng Copernicus trong triết học. “Học thuyết phạm trù trong triết học I. Kant” của Lê Công Sự [100] Trong công trình này, tác giả lại có cách tiếp cận vấn đề này dưới góc độ khái lược lịch sử phát triển lâu dài của khoa học tự nhiên từ thời cổ đại với hàng loạt đóng góp quan trọng của các nhà triết học tự nhiên như: Định lý về tam giác vuông của Pitago, các tiên đề về hình học phẳng của Euclid … Thời kỳ Phục hưng - 12
  18. Cận đại, tác giả đề cập đến những ảnh hưởng của các phát minh như: Thuyết Nhật tâm của N. Copernicus, hệ tọa độ trong toán học của R. Descartes và G. Leibnitz. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích và chỉ ra những tác động, ảnh hưởng của những phát minh trên tới sự hình thành triết học I. Kant nói chung và quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm nói riêng: “Những thành tựu mà khoa học tự nhiên đạt được đã đem đến cho I. Kant quan niệm mới về sức mạnh và khả năng trí tuệ cho con người trong nhận thức và cải tạo thế giới” [100, tr. 42]. “Đạo đức học I. Kant và những giá trị, hạn chế của nó” của Vũ Thị Thu Lan [61] Trong công trình này, tác giả chủ yếu trình bày về ảnh hưởng và ý nghĩa của Thuyết nhật tâm do nhà bác học N. Copernicus, những tri thức khoa học tự nhiên của I.Newton, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của nhà bác học M.V.Lomonosov và những chứng minh hóa học bác bỏ quan niệm về sự tồn tại của một loại vật chất đặc biệt: chất cháy không trọng lượng (Flogiston) của nhà hóa học người Pháp A.L.Lavoisei, phát minh về cấu tạo của nguyên tố hóa học của Dunton .v.v. đến triết học đương thời trong đó có triết học I. Kant. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh những ảnh hưởng quan trọng mà các thành tựu khoa học tự nhiên kể trên đối với I. Kant khi ông thực hiện cuộc cách mạng Copernicus mang tính chất bước ngoặt trong triết học ở phương diện đòi hỏi một phương pháp nhận thức mới cho con người trong việc nghiên cứu về thế giới cả về tự nhiên và xã hội. * Những công trình nghiên cứu về tiền đề tư tưởng cho sự hình thành quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant “Lịch sử triết học phương Tây” của Nguyễn Tiến Dũng [18] Đây là một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về lịch sử triết học phương Tây từ cổ đại tới triết học cổ điển Đức. Mỗi tác giả được trình bày riêng rẽ, nhưng người đọc vẫn nhìn thấy được một hệ thống xuyên suốt và sự kế thừa lẫn nhau giữa các triết gia. Do vậy tác giả luận án có thể dễ dàng hiểu được tiền đề lý luận đã hình thành nên quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant. “Triết học cổ điển Đức thế kỷ XVIII-XIV - Triết học Imanuin Cantơ (I. Kant)” của Nguyễn Văn Huyên [46] Tác giả chỉ giới thiệu chứ không đi sâu vào phân tích những tư tưởng của các nhà triết học tiền bối của triết học cổ điển Đức như: nhà triết học - toán học người Pháp - R. Descartes, nhà vật lý học người Anh I. Newton, các nhà triết học Đức - G. Leibnitz…. “Triết học cổ điển Đức” của Lê Công Sự [101] Cuốn sách nghiên cứu ba triết gia lớn của triết học cổ điển Đức: I. Kant, 13
  19. Hegel, Feuerbach. Trong đó I. Kant đóng vai trò là “thủy tổ” của dòng triết học này. Công trình được trình bày khá ngắn gọn nhưng rất sâu sắc về các vấn đề cơ bản trong triết học của I. Kant, làm rõ những khám phá mới độc đáo cũng như những hạn chế của nhà triết học này trên các mặt: triết học lý luận, triết học thực tiễn, triết học về con người, nhân bản học. “Vấn đề bản thể luận trong Triết học duy tâm cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX” của Nguyễn Chí Hiếu [34] Khác với tác giả Nguyễn Văn Huyên, trong công trình này, Nguyễn Chí Hiếu đã dành dung lượng khá lớn (19 trang từ 45 - 63) để phân tích những tiền đề tư tưởng quan trọng cho sự hình thành triết học cổ điển Đức nói chung, triết học I. Kant nói riêng trong đó có quan niệm của ông về chủ thể tiên nghiệm. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của chủ nghĩa duy lý R. Descartes, đơn tử luận G. Leibnitz và bản thể luận C. Wolff, trong đó tác giả đã luận giải khá kỹ lưỡng mệnh đề Cogito, ergo sum của Descartes. Bên cạnh những nhận định nói trên, trong công trình Chủ thể nhận thức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa hiện thời của nó” [23], tác giả Nguyễn Vân Hạnh cũng đã phân tích rất chi tiết những tiền đề tư tưởng triết học có ảnh hưởng đến Triết học I. Kant như: ảnh hưởng của chủ nghĩa duy lý R. Descartes, những tư tưởng triết học của C. Wolff. Ngoài ra, căn cứ vào mục đích nghiên cứu của mình, tác giả còn phân tích thêm ảnh hưởng của tư tưởng triết học D. Hume, triết học Khai sáng Pháp, học thuyết chính trị - xã hội của J.J. Rousseau…. đối với sự hình thành triết học I. Kant. Tác giả nhận định rằng: “I. Kant đã tiếp thu quan điểm duy lý - quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của lý tính từ R. Descartes; niềm tin vào sức mạnh của tư duy, sự cần thiết sử dụng lý tính, nguyên tắc duy lý từ C. Wolff; lập trường đề cao địa vị xã hội của khoa học và giáo dục, tri thức; tư tưởng về tự do của triết học Khai sáng Pháp, tư tưởng chính trị - xã hội của J.J. Rousseau; chủ nghĩa hoài nghi của D. Hume. Tất cả những thành tựu triết học đó được I. Kant sử dụng để hình thành quan điểm triết học lịch sử của mình” [23, tr. 80]. Trong “Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm trong nhận thức luận của I. Kant” của Khuất Duy Dũng [17], tác giả lại chủ yếu đi vào làm rõ ảnh hưởng của bối cảnh phát triển văn hóa và triết học cận đại, biểu thị những đặc điểm của một chặng đường phát triển tinh thần và văn hóa của Tây Âu đến triết học I. Kant. Tác giả cho rằng, triết học I. Kant có mối liên hệ nội tại và chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa châu Âu thời Cận đại nhất là phong trào Khai sáng đại diện tiêu biểu là Jean - Jacques Rousseau (1712 -1778). Tác động của phong trào Khai sáng vượt ra khỏi khuôn khổ 14
  20. của thời đại mà các nhà Khai sáng hoạt động, minh chứng rõ nét là toàn bộ thế kỷ XIX đã diễn ra dưới các khẩu hiệu khải hoàn của những tư tưởng Khai sáng. Các nhà Khai sáng coi sự phổ biến tri thức, khoa học và giáo dục là phương tiện cơ bản để hoàn thiện con người và xã hội. Tác giả cũng nhận định rất rõ quan niệm về bản thân văn hóa như là giới tự nhiên thứ hai (giới tự nhiên mới do con người sáng tạo ra) cũng quan trọng như giới tự nhiên thứ nhất. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định: nếu như văn hoá cổ đại và trung cổ hình thành theo nguyên tắc thích nghi với tự nhiên, thì văn hoá cận đại hình thành trên nguyên tắc sáng tạo tự nhiên. Chính nguyên tắc này có tác dụng định hướng thường xuyên hoạt động của con người vào việc tạo cái mới, đồng thời giúp con người tích lũy những sản phẩm vật chất và tinh thần ngày càng nhiều hơn. Do đó, có thể thấy rằng văn hóa Tây Âu thời kỳ Cận đại đã đi đầu trong việc đề cao tính tích cực cũng như sức mạnh sáng tạo văn hóa của con người với tư cách là chủ thể. Và như vậy, chính sự phát triển nội tại của văn hóa châu Âu thời kỳ Cận đại đã quy định thái độ phê phán của nó đối với các thời đại trước. Ở thời Cận đại, việc phê phán tư tưởng thời trung cổ bằng bầu nhiệt huyết của lý tính thể hiện ở hai mặt: Một mặt, thời Trung cổ được coi là thời đại đen tối và cuồng tín tôn giáo. Vì vậy, không ít thành tựu của văn hóa trung cổ đã bị loại bỏ. Mặt khác, văn hóa cận đại vẫn chịu sự tác động của xu hướng tự phê phán dựa trên việc giữ lại những mối liên hệ với quá khứ mà triết học I. Kant là ví dụ điển hình cho xu hướng này. Cách tiếp cận trên cũng được thể hiện trong công trình “Quan niệm của I. Kant về “vật tự nó” của Nguyễn Thị Hải Yến [122]. 1.2. Các công trình nghiên cứu về triết học I. Kant và quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm 1.2.1. Các nghiên cứu về triết học I. Kant Như đã nói ở trên, việc giảng dạy triết học I. Kant ở Việt Nam đã được đưa vào chương trình từ bậc đại học và sau đại học. Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu triết học I. Kant đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Trước năm 1975, chúng ta thấy có một số tác giả đề cập đến I. Kant - người sáng lập nền triết học cổ điển Đức. Công trình mang tên “Triết học I. Kant” của Nguyễn Đình Thi (Nxb Tân Việt xuất bản, năm 1942) có lẽ là tài liệu sớm nhất ở Việt Nam đã trình bày triết học I. Kant dưới dạng phổ thông. Trong tác phẩm này các tư tưởng triết học của I. Kant như nhận thức luận, cái tiên nghiệm, vật tự nó, thuyết hai thế giới… mới được trình bày một cách khái quát. Tiếp đó, trong thời gian từ 1955 - 1957, giáo sư Trần Đức Thảo đã thực hiện 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2