intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Vấn đề con người trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Vu Cuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:221

100
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về con người với vai trò là chủ thể và khách thể của quá trình CCHC nhà nước ở Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người cho công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết nội dung kiến thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Vấn đề con người trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------***------ HÀ QUANG TRƯỜNG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------***------ HÀ QUANG TRƯỜNG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số: 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. Hoàng Chí Bảo 2. PGS.TS. Dương Văn Thịnh HÀ NỘI - 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những kết quả và nội dung của luận án là trung thực, chưa được công bố ở những công trình nghiên cứu của những tác giả khác. Tác giả Hà Quang Trường
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ............................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 12 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 12 6. Đóng góp mới của luận án ....................................................................... 12 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................. 13 8. Kết cấu của luận án .................................................................................. 13 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CON NGƢỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC ........................ 14 1.1. Khái lược quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về vị trí và vai trò của con người trong đời sống xã hội ........................................................... 14 1.1.1. Con người - chủ thể của các quá trình xã hội ................................ 14 1.1.2. Con người - khách thể trong đời sống xã hội ................................. 16 1.1.3. Con người trong hệ thống quản lý, tổ chức xã hội – chính trị ....... 19 1.2. Khái niệm cải cách hành chính và cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay ....................................................................................... 21 1.2.1. Khái niệm cải cách hành chính ...................................................... 21 1.2.2. Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay ..................... 25 1.3. Sự thể hiện của con người trong hoạt động cải cách hành chính nhà nước....................................................................................................... 45 1.3.1. Con người – chủ thể trong hoạt động cải cách hành chính nhà nước .................................................................................................................. 45 1.3.2. Con người – khách thể của hoạt động cải cách hành chính nhà nước .................................................................................................................. 47 i
  5. 1.3.3. Đặc trưng của mối quan hệ chủ - khách thể của con người trong cải cách hành chính nhà nước .................................................................. 50 Kết luận chương 1........................................................................................ 57 CHƢƠNG 2. CON NGƢỜI – CHỦ THỂ CỦA QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ... 59 2.1. Con người với việc hình thành chương trình cải cách hành chính nhà nước....................................................................................................... 59 2.2. Con người trong vai trò tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước .................................................................................... 62 2.2.1. Vai trò chủ thể của đội ngũ cán bộ, công chức .............................. 62 2.2.2. Vai trò chủ thể của người dân ........................................................ 73 2.3. Các nhân tố tác động tiêu cực tới vai trò chủ thể của con người trong quá trình cải cách hành chính nhà nước ...................................................... 77 2.3.1. Tác động của cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam ............................................... 78 2.3.2. Tác động từ trình độ, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc, ý thức đạo đức của môi trường hành chính cũ ......................................... 86 2.3.3. Tác động của văn hóa và tâm lý dân tộc ........................................ 92 2.4. Những giải pháp phát huy vai trò chủ thể của con người trong quá trình cải cách hành chính nhà nước ...................................................................... 97 2.4.1. Khắc phục các nhân tố tác động tiêu cực đến vai trò chủ thể của con người trong quá trình CCHC nhà nước ............................................. 97 2.4.2. Thực hiện dân chủ hoá xã hội ...................................................... 109 2.4.3. Đổi mới nhận thức về công tác cán bộ ......................................... 114 2.4.4. Nâng cao nhận thức về tinh th n trách nhiệm .............................. 119 Kết luận Chương 2 ..................................................................................... 122 ii
  6. CHƢƠNG 3. CON NGƢỜI – KHÁCH THỂ CỦA QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 125 3.1. Bản chất của sự tác động của cải cách hành chính nhà nước đối với con người .......................................................................................................... 125 3.2. Sự tác động của cải cách hành chính nhà nước đối với các quan hệ xã hội của con người....................................................................................... 132 3.2.1. Quan hệ của cán bộ, công chức với người dân trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước ................................................................ 132 3.2.2. Quan hệ trong nội bộ đội ngũ cán bộ công chức trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước ............................................................... 139 3.3. Những giải pháp nâng cao vai trò của con người - khách thể trong quá trình cải cách hành chính nhà nước .................................................... 146 3.3.1. Tuân thủ những quy tắc, chỉ dẫn và khuyến khích thực hiện chương trình cải cách ............................................................................. 146 3.3.2. Nắm vững và ủng hộ những giá trị của cải cách .......................... 150 3.3.3. Nâng cao nhận thức về sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước .................................................................................... 153 Kết luận Chương 3 ..................................................................................... 171 KẾT LUẬN .................................................................................................. 172 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 175 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 176 iii
  7. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đứng trước các yêu c u về phát triển con người để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều nghiên cứu về con người ở Việt Nam đã tham gia hoàn thiện cơ sở lý luận chung về vị trí và vai trò của con người trong các quá trình xã hội. Tuy nhiên, đối với hoạt động CCHC nhà nước ở Việt Nam, do tính chất mới mẻ của vấn đề trong quá trình hội nhập toàn c u hóa cùng với đặc thù về điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam nên một nghiên cứu tổng hợp về con người trong CCHC nhà nước ở Việt Nam chưa được thực hiện. Thực tế, nghiên cứu về con người để phát huy nguồn lực con người và hoạt động CCHC nhà nước trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có mối liên hệ gắn kết chặt chẽ với nhau. Đó là yêu c u tất yếu cho sự phát triển bền vững con người để phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là mục đích, là cơ sở và tiêu chuẩn của hoạt động CCHC nhà nước trước sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế và toàn c u hoá. Có thể nói con người đóng vai trò quyết định ở “đ u vào”, trong toàn bộ quá trình phát triển và ở cả “đ u ra”. Đặt trong hoạt động CCHC nhà nước, ở “đ u vào” - con người là nhân tố tác động hình thành nên nhu c u phải CCHC, là người trực tiếp xây dựng nên các chương trình kế hoạch cho việc CCHC; trong quá trình - con người, mà cụ thể ở đây là đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, lãnh đạo, điều hành, vận hành bộ máy hành chính là người trực tiếp tổ chức thực hiện thành công chương trình, kế hoạch cải cách; ở “đ u ra”, chất lượng sống, sự phát triển hạnh phúc của con người phải là mục tiêu hướng tới của chương trình, kế hoạch CCHC nhà nước. Con người luôn là nhân tố quyết định là động lực của toàn bộ quá trình CCHC. 1
  8. Như vậy, việc xác định vấn đề con người trong CCHC nhà nước, xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam thật sự trong sạch, vững mạnh, của dân, do dân, vì dân là một nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra. Đây là một vấn đề bức thiết nhưng còn để ngỏ vì về mặt lý luận, vấn đề con người, con người cho phát triển bền vững vì tương lai loài người mới được nhận thức lại trong một vài thập kỷ g n đây, còn hoạt động CCHC nhà nước ở Việt Nam mới thực sự chịu những sức ép lớn từ yêu c u đảm bảo cho việc thực hiện dân chủ hoá đời sống chính trị của xã hội, nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân và yêu c u phát triển kinh tế, ổn định chính trị trong quá trình hội nhập toàn c u hoá mới có hơn chục năm trở lại đây. Do đó, việc nghiên cứu lý luận về con người trong hoạt động CCHC nhà nước ở Việt Nam, làm rõ bản chất, đặc thù của mối quan hệ biện chứng của con người và CCHC nhà nước, tham gia giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, đồng thời góp ph n làm rõ những vấn đề lý luận chung về con người - một vấn đề c n được nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay. Đó chính là những lý do để tác giả chọn nghiên cứu “Vấn đề con người trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận án tiến sỹ triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, một trong những lĩnh vực khoa học và thực tiễn quan tâm nhiều nhất đến con người là tổ chức và hành chính – quản lý nhà nước. Ngoài việc coi con người là nguồn lực lao động đóng góp và tạo ra sự tăng trưởng, khoa học về hành chính rất coi trọng triết lý về con người và những giá trị nhân văn do hoạt động này liên quan trực tiếp tới các mối quan hệ giữa con người với con người và sự phát triển của mỗi con người nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống tổ chức, quản lý. Tuy nhiên, vấn đề con người trong hoạt động cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam, 2
  9. xuất phát từ con người, xem xét vai trò và sự liên đới của con người trong môi trường CCHC cho đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu. Ở Việt Nam, trong các quyết sách chính trị quan trọng của Đảng về CCHC nhà nước từ Nghị quyết TƯ l n thứ 8 Khóa VII (1/1995) [Xem 23, tr. 169 -175], trong CTTT CCHC nhà nước do Chính phủ ban hành từ giai đoạn 2001 - 2010 đều đề cập tới các vấn đề về con người cùng các yếu tố có liên quan của nền hành chính và CCHC nhà nước. Do đó, các nghiên cứu ở Việt Nam lấy CCHC nhà nước là mục tiêu trọng tâm và con người Việt Nam ở nhiều vị trí, vai trò khác nhau trong tương quan với CCHC nhà nước đã được nhiều học giả quan tâm làm rõ. Trước hết là các nghiên cứu đi tìm nguyên nhân của các CCHC chậm chạp, khu vực công hoạt động kém hiệu quả ở các góc độ. Có thể kể đến các nghiên cứu về dân chủ, về cải cách thể chế của Hoàng Chí Bảo; năm 2008 ông đã công bố nghiên cứu Cải cách thể chế ở Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa [7], nghiên cứu đã nêu bật lên những hạn chế và yếu kém trong cải cách thể chế ở Việt Nam hiện nay như: Nhận thức không đầy đủ, thậm chí không đúng về dân chủ: tách rời quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm; luật pháp không đồng bộ và thực thi pháp luật không nghiêm minh. Sự yếu kém về ý thức pháp luật cả trong đội ngũ công chức và trong dân. Thiếu vắng chế độ trách nhiệm và các chế tài trong xử lý. Bệnh quan liêu, nạn hội họp, giấy tờ, bệnh hình thức, phô trương, nói nhiều làm ít, lời nói không đi đôi với việc làm còn phổ biến và nghiêm trọng.v.v.. Tìm nguyên nhân từ vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước, có nhiều công trình được công bố trên Tạp chí nhà nước và pháp luật nhưng nổi bật là hệ thống các nghiên cứu của Nguyễn Đăng Dung. Năm 2009, tác giả Nguyễn Đăng Dung công bố nghiên cứu Cải cách tư pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước [16] gián tiếp nhưng rất cụ thể chỉ ra vấn đề thiếu năng 3
  10. lực giám sát đối với bộ máy hành chính, khiến cải cách kém hiệu quả do: “Phạm vi xét xử của Tòa án Việt Nam hiện chưa phủ hết mọi hoạt động của xã hội, có những lĩnh vực hoạt động của nhà nước vẫn chưa thuộc phạm vi xét xử của Tòa án. Ví dụ như hoạt động lập pháp, hành pháp của các quan chức cao cấp nhà nước”. Các quy định tòa án chỉ thụ lý vụ án hành chính nếu trước đó khiếu nại đã được tiến hành một l n tại cơ quan hành chính; ngoài ra không phải mọi vụ việc hành chính đều có thể khởi kiện ra tòa hạn chế khả năng tiếp cận tòa án để giải quyết tranh chấp hành chính, làm cho cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính trở nên thiếu vô tư, không khách quan.v.v. Nhìn nhận giải quyết các vấn đề hành chính xuất phát từ tổ chức bộ máy của nền hành chính, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2010 của các nhà tài trợ tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tổ chức vào 3- 4/12/2009 cung cấp các nghiên cứu về tổ chức chính quyền địa phương - vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương đặt riêng ra những yêu c u và đòi hỏi đối với đội ngũ cán bộ công chức địa phương, các vấn đề về phân cấp và quản trị nhà nước ở cấp địa phương, tính khác biệt trong quản lý ở đô thị và nông thôn, mức độ phân cấp và giải trình; về các dịch vụ trực tiếp và hành chính cùng những yêu c u trong tự chủ, phân cấp phân quyền, tập trung thu thập các quan điểm của người dân, doanh nghiệp đối với các dịch vụ mà nhà nước cung cấp, hay trao quyền phân cấp cho các nhà cung ứng khác. Hoạt động của con người trong các tổ chức xã hội dân sự, vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong hoạt động CCHC, phát huy dân chủ ở Việt Nam cũng được nghiên cứu quan tâm làm rõ. Các vấn đề nghiên cứu cải cách tổ chức bộ máy hành chính, chính quyền địa phương được đặt ra trong chuỗi các hoạt động của cải cách, có thể tham khảo các tài liệu đăng tải trên các tạp chí khoa học lớn trong nước của Hà Quang Ngọc, đặc biệt là nghiên cứu Cải cách cơ cấu tổ chức và hoạt 4
  11. động của chính quyền địa phương (2007) [76] và Điều chỉnh một số hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu của CCHC (2010) [77]. Các nghiên cứu này đưa ra nhiều nhận định về vai trò và yêu c u chức năng của tổ chức chính quyền ở địa phương trong thực hiện CCHC như: chính quyền địa phương các cấp không thể làm tất cả mọi việc giống như một nhà nước thu nhỏ trên địa bàn; trong việc tổ chức quyền lực nhà nước, chính quyền địa phương các cấp hiện nay có vai trò lớn hơn, thiết thực hơn và chủ động hơn việc tổ chức quản lý các mặt đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn.. đặc biệt các nghiên cứu này cũng đều quan tâm đến vấn đề phân bổ nguồn lực, các nguồn vốn xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương. Nghiên cứu từ phương diện đạo đức trong quản lý hành chính, nhiều nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước tập trung đề cập đến các vấn đề về đạo đức trong hoạt động quản lý hành chính, giải quyết các vấn đề về động cơ nhà quản lý, các quan hệ trách nhiệm của nhà quản lý trong quản lý hành chính, các giá trị đạo đức hành chính quốc gia; định hướng các giá trị đạo đức trong hành chính và các giá trị đạo đức được coi là quan trọng nhất đối với nền hành chính. Nổi bật là tác phẩm Đạo đức trong quản lý hành chính công của hai tác giả Vũ Gia Hiền và Nguyễn Hữu Khoát (2007) [34] Từ mục tiêu đưa ra các biện pháp tăng cường vai trò của người dân tham gia quản lý nhà nước hình thành các nghiên cứu dưới góc độ là các tác nhân, người dân, công chức, chính khách; bộ máy hoạch định chính sách, xuất phát từ những khác biệt về niềm tin, giá trị kì vọng, năng lực hưởng thụ, tính phức tạp về mặt trách nhiệm từ công dân tới chính khách, đội ngũ cán bộ công chức. Năm 2006 UNDP và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện nghiên cứu: Đẩy mạnh chiều sâu dân chủ và tăng cường sự tham gia của người dân ở Việt Nam; năm 2007 bài viết Tăng cường sự tham gia của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước (Hà Quang Ngọc-Hà 5
  12. Quang Trường)[78] đã trình bày một số vấn đề về nhận thức của xã hội, của các nhà quản lý đối với sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước. Thực tế là ở Việt Nam hiện nay, các nhà quản lý vẫn thiếu tin tưởng ở người dân, vẫn coi việc quản lý nhà nước là công việc riêng vốn có của Nhà nước mà không phải là nhiệm vụ của chính nhân dân trong việc quản lý xã hội. Ngược lại, chính người dân cũng coi đó chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, mà không phải là của mình. Vì lẽ đó, đã làm hạn chế sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của văn hóa hành chính cũ còn khá nặng nề. Tâm lý và văn hóa hành chính mà theo đó, các cơ quan, công chức coi việc xây dựng luật pháp, chính sách như là đặc quyền riêng của mình và vì thế các công việc của Nhà nước luôn khép kín, còn nhân dân ỷ lại, coi đó là công việc của Nhà nước, ít có quan tâm chung tới hoạt động của Nhà nước và các chính sách, nếu không có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích cá nhân.v.v. Các nghiên cứu về hiệu quả làm việc trong các cơ quan nhà nước, xác định hiệu quả công tác, sự đóng góp thực tế của công chức và người đứng đ u được thực hiện ở nhiều Viện nghiên cứu của Bộ Nội vụ, của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nổi bật g n đây nhất là nghiên cứu chuyên sâu của tác giả Nguyễn Hoàng Nguyên về Đề xuất giải pháp góp phần xác định hiệu quả công tác sự đóng góp thực tế của cán bộ, công chức (2007)[80]; ngoài việc xác định vai trò, t m quan trọng, tiêu chuẩn của công chức trong hoạt động công vụ của bộ máy công quyền, nghiên cứu còn xây dựng các phương thức xác định hiệu quả công tác, sự đóng góp thực tế của công chức, đưa ra các chuẩn mực với công tác cán bộ và với việc xác định hiệu quả công tác, sự đóng góp thực tế của công chức. Dưới góc độ tâm l í và các vấn đề về lợi ích các nghiên cứu nổi bật như Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ của hai tác giả Trương Thị Thông, 6
  13. Lê Kim Việt (2008) [109]; Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay của Nguyễn Văn Tài (2010) [97]; nghiên cứu Các biện pháp tâm lí nâng cao tính tích cực lao động của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay của tác giả Tr n Thanh Hương [49].v.v. Các nghiên cứu theo hướng này đều chủ động tập trung làm rõ các vấn đề về lợi ích, động lực để nâng cao tinh th n trách nhiệm, tăng cường tình tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ công chức, loại bỏ cách làm việc quan liêu theo nghĩa là cách chỉ đạo xa rời thực tế, xa rời nhân dân, chỉ thiên về mệnh lệnh, công văn giấy tờ, chủ nghĩa hình thức, coi thường thực chất công việc, lạm dụng quyền lực, cá nhân chủ nghĩa v.v. Từ sau Đại hội IX, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân và dân chủ, về công chức, công dân, đội ngũ cán bộ, về tổ chức cán bộ được chú ý nhiều. Có thể liệt kê ra đây cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện của Thành Duy, (2002) [18]; Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh của Hoàng Chí Bảo [8]; Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ của Bùi Đình Phong, (2006) [81]; Hồ Chí Minh với công tác tổ chức, cán bộ của tác giả Bùi Kim Hồng (2009) [45]; Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tác giả Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, (2005)[85] …. Các nghiên cứu này đều góp ph n vào việc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo cán bộ nhằm đáp ứng yêu c u của cách mạng, đặc biệt là vấn đề về trau dồi đạo đức, phẩm chất của người cán bộ.v.v. Nghiên cứu hướng tới vận dụng kinh nghiệm quản lý và cải cách của ông cha ta, cuốn "Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam" của Văn Tạo (2009)[98] đã cung cấp cái nhìn tổng quát và hệ thống về các cuộc cải cách, đổi mới trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là những cuộc cải 7
  14. cách, đổi mới lớn trong hoà bình, nhằm rút ra những bài học lịch sử sát hợp với công cuộc cải cách, đổi mới đất nước hiện nay. Một loạt các tác phẩm sách tham khảo được biên dịch và xuất bản đã chủ động nêu ra những kinh nghiệm quản lý, xu hướng cải cách góp ph n cung cấp các dự báo về cải cách của Việt Nam và những kinh nghiệm cải cách quản lý của nhiều nước trên thế giới nổi bật là các cuốn: Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, (2004) [84]; Hệ thống công vụ một số nước Asean và Việt Nam (1997) [3]; Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước (Lê Minh Thông - Nguyễn Danh Châu, 2009)[108] Bên cạnh đó cũng phải kể đến những công trình nghiên cứu có tính tổng hợp và một số giáo trình tập trung vào mục tiêu của cuộc cải cách nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, một đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Xin được nêu một số công trình đáng chú ý: CCHC nhà nước; thực trạng, nguyên nhân và giải pháp do Thang Văn Phúc chủ biên (2001)[82]. Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước của Học viện hành chính quốc gia (2002) [40]. Tài liệu Quản lý hành chính nhà nước – Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính (2004)[41]; Cải cách nền hành chính nhà nước; thực trạng, nguyên nhân và giải pháp do UNDP tài trợ (2009) [10]. Trên các tạp chí đặc biệt là Tạp chí Cộng sản, đề tài CCHC và các giải pháp cho con người của quá trình đó liên tục được đề cập. Xin được nêu ra một số bài viết có những quan điểm đáng chú ý như Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức công chức trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước của Thang Văn Phúc (2003) [83], Bàn về lãnh đạo và quản lý trong công cuộc quản lý hành chính (2007) [94], Lại bàn về cải cách hành 8
  15. chính (2008)[95] của Đỗ Quốc Sam; Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước của Đinh Duy Hòa (2007)[37], Nguyên nhân trì trệ, kém hiệu quả của cải cách hành chính của Nguyễn Đức Mạnh (2007)[70], Cải cách hành chinh – những vấn đề cần quan tâm của Tr n Quang Nhiếp, (2007)[72].v.v. Đối với thế giới, việc nghiên cứu CCHC trước hết được tập trung vào các nước đang phát triển, nơi sức ép của CCHC xuất phát từ bên trong, lẫn bên ngoài lên chính phủ các quốc gia. Nghiên cứu “CCHC các nước đang phát triển” (Ali Fazarmand, Greenwood 2001) [124] đã cung cấp thông tin về CCHC ở nhiều quốc gia ở châu Á, Trung cận Đông, châu Phi, cùng những so sánh đối chiếu làm sáng tỏ các giá trị về CCHC ở các nước đang phát triển và cung cấp các bài học về chính sách hoạt động trong tương lai. Đặc biệt nghiên cứu này đã nêu bật các vấn đề về phân cấp trong quản lý hành chính, cải cách nền hành chính trong chuyển đổi chế độ chính trị; chỉ ra các động lực cũng như vai trò của các nguồn lực trong thực hiện CCHC. Xuất bản từ năm 1977, công trình nghiên cứu “Tại sao bộ máy chính phủ lại lớn lên” của Buchannan, JM [126] đã trình bày những thực tế về vấn đề sau mỗi l n thực hiện CCHC nhà nước thì bộ máy hành chính lại nhanh chóng quay trở lại tình trạng cồng kềnh, chồng chéo, chức trách không rõ ràng, nhiều người không xứng với chức danh, không chịu trách nhiệm .v.v. trong khi mục tiêu cải cách là tinh giản bộ máy hành chính, tăng phân cấp và trao quyền. Và g n đây là tác phẩm “Cải cách chính phủ, cơn lốc chính trị cuối thế kỷ XX của Tinh Tinh (2002) [103], trong đó đã nêu lên những thực tế đồng thời trình bày các giải pháp tối hậu để thoát khỏi tình trạng nêu trên ở Trung quốc – quốc gia có những điều kiện chính trị, xã hội tương đồng với Việt Nam. 9
  16. Để xây dựng một khuôn khổ phân tích và thực tiễn cho những nền hành chính ở các quốc gia chậm và đang phát triển, Báo cáo phát triển thế giới 2004 của Ngân hàng thế giới đã đặt ra các câu hỏi và giải đáp cho vấn đề nền hành chính đó vì mọi người hay vì “khách quen”, (ở đây khái niệm “khách quen” được hiểu đó là những người giàu, những người chi tiền để vượt qua sự phức tạp của các vấn đề hành chính, thủ tục hành chính, tạo sự tách biệt với người nghèo). Và có “khách quen”, hệ thống công chức hành chính tranh thủ kiếm lời từ khách quen, tuy nhiên xét trên lợi ích tổng thể của quốc gia, việc làm này khiến các quốc gia tự đào sâu hố ngăn cách giữa nhà nước với xã hội văn minh và phát triển con người v.v.. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra khuôn khổ cho sự hợp tác giữa người dân – khách hàng với nhà hoạch định chính sách - chính khách, với công chức trong cung cấp các dịch vụ hành chính công, các cách thức để cải cách và tạo ra các khế ước chặt chẽ hơn giữa nền hành chính và khách hàng của nó. Báo cáo này cũng mô tả những động cơ khuyến khích để một thể chế thích hợp có thể lớn mạnh trong một bối cảnh nhất định. Bên cạnh đó, những nghiên cứu như: Vai trò của chính phủ trong sự phát triển kinh tế của đông Á: phân tích và so sánh về thể chế (Masahiko Aoki, Hyung-ki Kim and Masahiro Okuno-Fujiwara. 1997) [131], “Năng lực của nhà nước và sự cai trị có hiệu quả” (Brautigam, Deborah. 1996 trong cuốn Chương trình nghị sự cho sự phục hồi kinh tế châu Phi tr.81 -108 do Benno Nduulu và Nicolas van de Walle biên tập, Washington, D.C: Hội đồng phát triển hải ngoại); nhiều nghiên cứu trong các báo cáo phát triển hàng năm khác của Ngân hàng thế giới trong những năm g n đây.v.v đều hướng sự tập trung đến hoạt động cải cách qua việc làm rõ các vấn đề về con người, hoạt động của con người quản trị nguồn nhân lực cụ thể trong những tổ chức nhà 10
  17. nước và các vấn đề về năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước, làm sống lại các năng lực thể chế cũng như xóa bỏ các trở ngại để phát triển.v.v. Như vậy, những công trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu hoạt động CCHC nhà nước từ đó có nêu lên các vấn đề về con người trên nhiều phương diện trong quan hệ với nhà nước, với bộ máy hành chính và thực hiện CCHC nhà nước. Tuy nhiên, một công trình gắn với thực tiễn, khái quát lý luận về vị trí và vai trò của con người trong CCHC nhà nước ở Việt Nam hiện nay chưa được thực hiện. Đó cũng là những căn cứ đ y đủ cho sự hình thành luận án này. Những nghiên cứu trên cũng là tài liệu tốt để tác giả tiếp thu phát triển trong luận án của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án - Mục đích của luận án: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về con người với vai trò là chủ thể và khách thể của quá trình CCHC nhà nước ở Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người cho công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay. - Nhiệm vụ của luận án + Khát quát lại một số vấn đề lý luận về con người, về hoạt động CCHC nhà nước ở Việt Nam hiện nay. + Phân tích làm rõ vị trí và vai trò của con người với tư cách là chủ thể quá trình CCHC nhà nước ở Việt Nam. Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò chủ thể của con người trong công cuộc CCHC nhà nước hiện nay. + Phân tích làm rõ vị trí và vai trò của con người với tư cách là khách thể của quá trình CCHC nhà nước ở Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao vai trò của con người - khách thể trong quá trình CCHC nhà nước 11
  18. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Dưới góc nhìn của triết học, luận án tập trung nghiên cứu vai trò con người - cán bộ, công chức và người dân thể hiện trên hai phương diện: chủ thể và khách thể của quá trình CCHC nhà nước ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Luận án không giải quyết những vấn đề lý luận chung về con người cũng như những vấn đề chính trị, pháp luật, hành chính cụ thể mà tập trung nghiên cứu, xem xét vai trò và sự liên đới của con người trong môi trường CCHC, làm rõ mối quan hệ giữa con người trong vai trò chủ thể, khách thể đối với việc thực hiện CCHC nhà nước từ sau Nghị quyết TƯ l n thứ 8 Khóa VII (1/1995) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một buớc nền hành chính. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng về con người, về nhà nước và CCHC nhà nước. - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, bằng việc xem xét các vấn đề về con người trong tính lịch sử - cụ thể, trong tính hệ thống với cấu trúc nhiều thành tố và sử dụng các biện pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu…, luận án đặt con người trong bối cảnh hoạt động CCHC nhà nước ở Việt Nam hiện nay để nhận diện các chiều hướng tác động từ con người và ảnh hưởng tới con người trong hoạt động này. 6. Đóng góp mới của luận án - Luận án phân tích làm rõ sự tác động của con người và sự biến đổi của con người trong quá trình cải cách hành chính nhà nước – một môi trường cụ thể nhưng có tính chất tất yếu và phổ biến hiện nay; góp ph n phát 12
  19. triển con người và chiến lược con người cho công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam; - Bổ sung thêm các nhận thức cho chiến lược phát triển con người Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận, luận án góp ph n phát triển lý luận về con người cho công cuộc CCHC nhà nước ở Việt Nam - Về thực tiễn, luận án góp ph n vào việc nhận thức và thúc đẩy quá trình CCHC nhà nước ở Việt Nam. Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan. 8. Kết cấu của luận án Ngoài ph n mở đ u, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận án được kết cấu làm 3 chương, 10 tiết. 13
  20. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CON NGƢỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 1.1. Khái lƣợc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về vị trí và vai trò của con ngƣời trong đời sống xã hội 1.1.1. Con người - chủ thể của các quá trình xã hội Xã hội của con người dù ở trình độ phát triển cao hay thấp, dù được thừa nhận hay không được thừa nhận thì trong mỗi sự kiện, mỗi quá trình xã hội luôn có sự hiện diện của con người. Con người luôn là hạt nhân, là mắt xích trong bất cứ mối quan hệ, cơ cấu xã hội nào. Sự tham gia của con người vào các mối quan hệ, các sự kiện xã hội có thể không giống nhau. Trong những mối quan hệ, những quá trình xã hội cụ thể, sự tham gia của con người có thể là một nhóm nhỏ, một t ng lớp, giai cấp nhưng cũng có thể là cả một dân tộc, thậm chí là của toàn nhân loại. Tính chất, mức độ tham gia của con người vào các mối quan hệ, các quá trình xã hội cũng không hoàn toàn giống nhau. Mỗi con người trong sự tồn tại thực tế của mình không chỉ tham gia, tác động vào một quan hệ, vào một cơ cấu (hay quá trình) xã hội nhất định mà bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp, bằng phương tiện vật chất hay tinh th n, quân sự hay chính trị tham gia tác động vào những mối quan hệ, quá trình xã hội khác và tạo nên những quan hệ xã hội, những quá trình xã hội, những cơ cấu xã hội đa dạng, phức tạp. Nói khác đi, bất cứ cơ cấu nào trong xã hội cũng đều hình thành từ những hoạt động của con người, trong mối quan hệ với con người cho dù con người có ý thức được điều đó hay không. Do vậy, không thể tách các cơ cấu, các quá trình xã hội khỏi con người và xem nó như là một cái gì đó hết sức trừu tượng và tự thân. Mọi vật, mọi quá trình, mọi tư tưởng xã hội đều nằm trong 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2