intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

30
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án phân tích, hệ thống, khái quát những nội dung chủ yếu của vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo, trên cơ sở đó, làm rõ thành công và hạn chế của ông trong nghiên cứu vấn đề con người. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TUẤN ANH VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TUẤN ANH VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO Chuyên ngành: Triết học Mã số: 9 22 90 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN TÀI ĐÔNG HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các tư liệu sử dụng trong Luận án là trung thực, những kết quả nghiên cứu và kết luận trong Luận án này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Tuấn Anh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......................................................................................................................6 1.1. Nghiên cứu về tiền đề hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo ........................................................................................................ 6 1.1.1. Về tiền đề lý luận ...............................................................................................6 1.1.2. Về tiền đề thực tiễn ..........................................................................................10 1.2. Nghiên cứu về nội dung vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo ............................................................................................................ 15 1.2.1. Về sự hình thành con người, hình thành ngôn ngữ và ý thức .........................15 1.2.2. Về bản chất con người, con người chung và con người cụ thể, con người xã hội và con người giai cấp ..........................................................................................20 1.2.3. Về con người tha hóa và giải tha hóa con người ............................................22 1.3. Nghiên cứu về thành công và hạn chế của Trần Đức Thảo và những vấn đề đặt ra đối với luận án .................................................................................... 25 1.3.1. Về thành công và hạn chế ...............................................................................25 1.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với luận án ..............................................................31 CHƯƠNG 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO .........................................................34 2.1. Tiền đề lý luận ........................................................................................ 34 2.1.1. Triết học phương Tây hiện đại và hiện tượng học Husserl ............................34 2.1.2. Chủ nghĩa hiện sinh ........................................................................................36 2.1.2.1. Triết học hiện sinh Heidegger về con người ...................................................... 36 2.1.2.2. Triết học hiện sinh của Jean Paul Sartre ............................................................. 37 2.1.2.3. Chủ nghĩa hiện sinh vô thần của Alexandre Kojève ........................................ 39 2.1.3. Chủ nghĩa Mác cấu trúc (Chủ nghĩa cấu trúc mới) của Louis Althusser .......41 2.1.4. Chủ nghĩa Mác và triết học Mác về con người ...............................................42 2.2. Tiền đề thực tiễn .................................................................................... 47 2.2.1. Phong trào đấu tranh cho độc lập, tự do của các dân tộc trên thế giới .........47 2.2.2. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và của Việt Nam .......................................................................................50 2.2.3. Yếu tố gia đình, dòng tộc, bản thân con người Trần Đức Thảo .....................54
  5. CHƯƠNG 3: NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO .........................................................58 3.1. Sự hình thành con người với những phẩm chất người đầu tiên ............... 58 3.1.1. Quá trình tiến hóa từ con vật thành con người ...............................................58 3.1.2. Sự hình thành những tố chất người đầu tiên ...................................................62 3.1.2.1. Về sự di truyền tính cách, cấu tạo tâm lý - tiền đề cho sự hình thành ý thức ...... 62 3.1.2.2. Tự ý thức và sự hình thành các yếu tố nhân cách đầu tiên ............................. 65 3.1.3. Sự hình thành ngôn ngữ và ý thức ..................................................................66 3.1.3.1. Các yếu tố và cơ chế khởi nguồn ngôn ngữ và ý thức ..................................... 66 3.1.3.2. Sự hình thành ngôn ngữ với tư cách là “vỏ vật chất” của ý thức .................. 69 3.1.3.3. Các bước thực hành của ý thức – ý thức cá nhân và ý thức tập thể .............. 74 3.1.3.4. Lao động với sự hình thành ý thức “trí tuệ, sáng tạo” ..................................... 76 3.2. Những đặc điểm và những quy định của con người xã hội ...................... 79 3.2.1. Con người chung (với tư cách loài) và con người riêng (cá nhân cụ thể) .....79 3.2.2. Quan hệ xã hội và quan hệ giai cấp của mỗi cá nhân ....................................82 3.2.3. Cá nhân nhân cách và cá nhân lệ thuộc vào điều kiện giai cấp .....................86 3.2.3.1. Cá nhân nhân cách lệ thuộc điều kiện giai cấp.................................................. 86 3.2.3.2. Sự lệ thuộc điều kiện giai cấp và sự phản kháng điều kiện giai cấp trong nhân cách người vô sản ........................................................................................................ 88 3.3. Bản chất và tiềm năng con người, sự tha hóa và giải tha hóa con người .. 90 3.3.1. Bản chất con người và những tiềm năng con người .......................................90 3.3.1.1. Về bản chất con người ........................................................................................... 90 3.3.1.2. Các tầng bản chất con người ................................................................................. 92 3.3.1.3. Bản chất con người là cái chứa đựng năng lượng và tiềm năng con người . 95 3.3.2. Con người tha hóa trong xã hội có giai cấp ...................................................96 3.3.3. Sự giải tha hóa con người .............................................................................100 CHƯƠNG 4: NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CON NGƯỜI CỦA TRẦN ĐỨC THẢO ..................................110 4.1. Những thành công trong nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo ................................................................................................................... 110 4.1.1. Lựa chọn vấn đề con người và cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu .....110 4.1.1.1. Sự đúng đắn trong việc lựa chọn vấn đề con người làm đối tượng nghiên cứu... 110 4.1.1.2. Tính độc đáo trong cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu vấn đề con người114 4.1.2. Bảo vệ và làm sâu sắc thêm vấn đề con người trong triết học Mác................119
  6. 4.1.2.1. Bảo vệ quan điểm của vấn đề con người trong triết học Mác ...................... 119 4.1.2.2. Làm sâu sắc thêm quan điểm về vấn đề con người trong triết học Mác ... 125 4.1.3. Về giải phóng và phát triển con người..........................................................132 4.1.3.1. Về giải phóng con người trong xã hội .............................................................. 132 4.1.3.2. Về phát triển con người trong thời đại ngày nay ............................................ 135 4.2. Những hạn chế trong nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo 139 KẾT LUẬN ............................................................................................................145 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................149
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài a. Con người là một trong những đối tượng và vấn đề trung tâm (cùng với giới tự nhiên và xã hội) của triết học; thành tựu nghiên cứu, khám phá và hiểu biết về bản chất và những nội dung căn cốt của vấn đề con người cũng như chính bản thân con người gắn liền với lịch sử nhận thức và phát triển lâu dài của tất cả các ngành khoa học, trong đó có triết học. Ngay từ thời cổ đại, triết gia lỗi lạc Socrates đã nhận thấy tính chất phức tạp và ý nghĩa quan trọng của vấn đề con người và đã đặt ra cho loài người nhiệm vụ: “Hãy tự nhận thức chính mình” [Dẫn theo 85, tr.109]. Qua hàng ngàn năm nghiên cứu, tìm kiếm, khám phá, nhận thức về vấn đề con người, triết học đã tích lũy được kho tàng tri thức vô cùng phong phú, “nhận biết” ngày càng sâu sắc về con người. Song thực tế cho thấy, khi tầm hiểu biết của loài người đã phát triển rất cao, khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã tiến sâu vào vũ trụ, tạo ra được cả trí tuệ nhân tạo, v.v.. thì trong nội dung vấn đề con người vẫn tồn tại nhiều điều bí ẩn. Cho đến thế kỷ XXI hiện nay, con người dường như đã làm chủ tất cả, nhưng những câu hỏi như: Con người là ai, nó từ đâu đến? Sứ mệnh của con người là gì và nó có thể làm được gì? Con người sẽ đi về đâu? v.v.. vẫn đang được đặt ra. Nghiên cứu, tìm kiếm, khám phá thế giới đầy bí ẩn của con người, giải đáp những câu hỏi lớn về con người, thực hiện sứ mệnh của loài người vẫn luôn là vấn đề nóng và cấp thiết của các khoa học, trong đó có triết học. b. Trần Đức Thảo (1917 –1993) được giới triết học châu Âu và thế giới, trong đó có Việt Nam, đánh giá là một triết gia hàng đầu về hiện tượng học, người có tầm tri thức và năng lực sáng tạo ngang hàng các nhà hiện tượng học hiện đại; có công lớn trong việc phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng lên chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản [Xem [4], [22], [25], [63]]. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề con người trong triết học và xã hội, mặc dù đã rạng danh trong hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, Trần Đức Thảo đã dành toàn bộ thời gian (từ 1955 về sau), tâm huyết và trí tuệ, tập trung nghiên cứu vấn đề con người, nhằm một mặt góp phần làm rõ những bí ẩn của con người, bảo vệ và làm sâu sắc thêm tư tưởng về con người trong triết học Mác, mặt khác, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển con người ở Việt Nam. 1
  8. Kết quả nghiên cứu vấn đề con người được Trần Đức Thảo công bố trong một loạt công trình triết học trên các tạp chí khoa học lớn trong và ngoài nước (chủ yếu ở Pháp), trong đó chứa đựng nhiều ý tưởng, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và cách luận giải độc đáo với những nội dung phong phú và sâu sắc; tư tưởng chủ đạo và nội dung cốt lõi của vấn đề con người được ông cô đúc trong ba công trình lớn: Sự hình thành con người [110], Tìm cội nguồn ngôn ngữ và ý thức [112], Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người [118]. Các công trình nêu trên được công bố ở các thời điểm khác nhau và không theo một trật tự; nhưng từ cách nhìn hệ thống, sắp xếp theo trình tự, ta thấy nội dung vấn đề con người trong triết học của ông là một hệ thống quan điểm cơ bản và chặt chẽ: Nguồn gốc con người; Sự hình thành những tố chất người (tâm thần, tính cách, tâm lý); Sự hình thành ngôn ngữ, ý thức, nhân cách; Những đặc điểm, những quy định của con người xã hội (con người chung - loài và con người riêng - cá nhân cụ thể; Bản chất con người (với năng lực, tiềm năng của nó); Sự tha hóa và giải tha hóa con người, xây dựng và phát triển con người. (Ông có 23 công trình, trong đó 8 công trình chưa được công bố nghiên cứu về chủ đề con người1(*)). Với những nội dung, quan điểm, logic triển khai, phương pháp nghiên cứu vấn đề con người như trên của Trần Đức Thảo, có thể khẳng định, Trần Đức Thảo 1(*) Nguồn gốc ý thức trong sự tiến hóa của hệ thần kinh (1955), trên Tập san Đại học sư phạm; Biện chứng pháp của hệ thần kinh (1955), trên Tập san Đại Học Sư Phạm; Le mouvement de l’indication comme forme originaire de la conscience (động tác chỉ dẫn như hình thức gốc của ý thức cảm quan), (1966), trên La Pensée; 3 kỳ Du geste de l’index à l’image typique (Từ động tác định hướng đến hình ảnh điển hình) (1969-1970), trên La Pensée; Tìm cội nguồn ngôn ngữ và ý thức (1973), sách in tại NXB Xã hội Paris; 2 kỳ De la phénoménologie à la dialectique matérialiste de la conscience [Từ hiện tượng học đến biện chứng duy vật của ý thức (1974-1975), trên La Nouvelle Critique; Hành động giải thích chính là cấu tạo của tính xác thực cảm tính (1981), trên tạp chí La Pensée; Le mouvement de l’indication comme constitution de la certitude sensible (Động tác chỉ dẫn như hình thức gốc của xác thực cảm quan) (1981), trên tạp chí La Pensée; La naissance du premier homme (Sự phát sinh con người đầu tiên) (1986), trên tạp chí La Pensée; La formation de l’homme (Sự hình thành con người), (1986), lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Pháp; Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người (1988), sách in tại Nxb TP HCM; Sự hình thành con người (2004), sách in tại Nxb ĐH Quốc gia; v.v.. Hơn 8 bài viết bằng tiếng Pháp, Đức chưa công bố về chủ đề này, viết trong giai đoạn 1985-1993: Introduction à la genèse de l’homme (Giới thiệu nguồn gốc loài người); La naissance du langage (Sự ra đời của ngôn ngữ); Le concept de l’homme (Khái niệm về loài người); La naissance de la production, du langage, de la conscience et de la propriété (Sự hình thành sản xuất, ngôn ngữ, ý thức và sở hữu); Introduction à l’origine de la société, du langage et de la conscience (Giới thiệu về nguồn gốc xã hội, ngôn ngữ và ý thức); La dialectique de l’aliénation et le développement humain (Biện chứng của sự tha hóa và sự phát triển của con người); Le concept de la nature humaine dans les textes classifies du marxisme-léninisme (Khái niệm bản chất loài người trong những văn bản phân loại của chủ nghĩa Mác - Lênin); Die Bewegung des Zeigens als Konstitution der sinnilichen Gewibheit (Động tác chỉ trỏ - hình thức của cảm quan xác thực), v.v.. [Xem 153]. 2
  9. đã rất thành công trong nghiên cứu vấn đề con người; đóng góp triết học và xã hội của ông trong lĩnh vực này là to lớn. c. Mặc dù vậy, cho đến nay, việc đánh giá thành công, giá trị khoa học, đóng góp lý luận và thực tiễn của Trần Đức Thảo trong nghiên cứu vấn đề con người còn chưa có sự thống nhất. Nếu như Hiện tượng học và Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng của Trần Đức Thảo được giới học thuật coi là thành tựu đỉnh cao với những lý giải sâu sắc, có tính phát hiện, thì đánh giá thành công về Vấn đề con người của ông còn có tính dè dặt. Bên cạnh những ý kiến cho rằng, nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo là sự tìm tòi, khám phá, phát hiện triết học mới, đã làm sâu sắc và phát triển triết học Mác về con người, thì cũng có ý kiến cho rằng, vấn đề con người của Trần Đức Thảo chỉ là sự chú giải, phân tích rõ thêm các quan điểm của triết học Mác, không có phát hiện mới về mặt khoa học. Việc đánh giá đúng thành công và những đóng góp triết học của Trần Đức Thảo, do đó, là việc làm hết sức cần thiết, vì chí như vậy mới có thể ghi nhận thật sự cống hiến của nhà triết học, đưa nhà triết học vào đúng vị trí của mình trong nền triết học nước nhà. d. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phát triển triết học Việt Nam hiện nay là nghiên cứu, khẳng định những đóng góp của các nhà tư tưởng, nhà triết học Việt Nam. Trần Đức Thảo là một triết gia hiếm hoi đứng trong hàng ngũ các triết gia lớn trên thế giới. Việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, nhằm đưa ra được những đánh giá khách quan, chính xác về thành công và đóng góp triết học của ông trong vấn đề con người, từ đó, đánh giá đúng tầm cỡ sự nghiệp triết học của ông trong phát triển triết học Việt Nam và thế giới là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Việc làm đó, theo nghiên cứu sinh, không có cách nào khác là, căn cứ vào toàn bộ tác phẩm về con người của ông, phân tích, chứng minh, khẳng định từng ý tưởng, nội dung, phương pháp, cách luận giải vấn đề trên tinh thần chính xác, khoa học và nhất là tinh thần trân trọng tinh lọc từng hạt “kim cương” ẩn chứa trong đó. Với những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn: Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình, mong có được đóng góp nhỏ vào nhiệm vụ rất ý nghĩa nêu trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án - Mục đích: Luận án phân tích, hệ thống, khái quát những nội dung chủ yếu của vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo, trên cơ sở đó, làm rõ thành công và hạn chế của ông trong nghiên cứu vấn đề con người. 3
  10. - Nhiệm vụ: + Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và nêu những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu; + Làm rõ những tiền đề của sự hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo; + Phân tích, tổng hợp và khái quát những nội dung chủ yếu của vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo; + Đánh giá thành công và hạn chế của Trần Đức Thảo trong nghiên cứu vấn đề con người. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Luận án tập trung nghiên cứu ý tưởng, nội dung, quan điểm, logic triển khai vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo. - Phạm vi: Để giải quyết được các nhiệm vụ, thực hiện được mục đích đề ra, luận án khai thác trực tiếp các công trình đã công bố trong và ngoài nước của Trần Đức Thảo về vấn đề con người. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển con người. - Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa; đặc biệt, phương pháp văn bản học được sử dụng xuyên suốt trong toàn luận án. 5. Đóng góp mới của luận án - Làm rõ các tiền đề hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo: a/ Tiền đề lý luận với các trường phái triết học châu Âu đương thời như: hiện tượng học, triết học hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc mới, đặc biệt là chủ nghĩa Mác và triết học Mác về con người. b/ Tiền đề thực tiễn: phong trào đấu tranh cho độc lập, tự do của các dân tộc; công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. c/ Các giá trị nhân văn của dân tộc, dòng họ, gia đình và nhân cách Trần Đức Thảo. - Khái quát những nội dung chủ yếu có tính hệ thống của vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo. a/ Sự hình thành con người, quá trình chuyển hóa từ hệ thần kinh sang hệ tâm thần, sự hình thành những tố chất người đầu tiên (tính 4
  11. cách, tâm lý, sự hình thành ngôn ngữ, ý thức, nhân cách. b/ Những đặc điểm, những quy định của con người xã hội – con người chung (loài) và con người cụ thể, quan hệ xã hội và quan hệ giai cấp, cá nhân nhân cách và cá nhân lệ thuộc. c/ Bản chất con người (với các năng lực, tiềm năng của nó); con người tha hóa và giải tha hóa con người, xây dựng và phát triển con người. - Đánh giá, khái quát một số nét chủ yếu về thành công và hạn chế của Trần Đức Thảo trong nghiên cứu vấn đề con người: a/ Thành công ở sự lựa chọn vấn đề con người làm đối tượng nghiên cứu, tính độc đáo về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. b/ Thành công trong bảo vệ và làm sâu sắc thêm về vấn đề con người trong triết học Mác. c/ Đóng góp quan trọng cả lý luận lẫn thực tiễn của việc giải phóng và phát triển con người trong xã hội Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án đã chứng minh, sự nghiệp triết học Trần Đức Thảo, cuối cùng, tập trung ở vấn đề con người. Căn cứ nội dung vấn đề con người trong các tác phẩm của Trần Đức Thảo, luận án đã khái quát một cách hệ thống, theo một trật tự có tính logic ý tưởng, quan điểm của ông. Luận án làm rõ quan điểm xuyên suốt vấn đề con người của Trần Đức Thảo là: Từ sự hình thành con người thể chất đến con người tinh thần, từ con người xã hội với sự phát triển các phẩm chất, nhân cách, năng lực người đến các đặc điểm giai cấp, thời đại, từ bản chất con người đến sự tha hóa và giải tha hóa con người trong xã hội có giai cấp, giải phóng và xây dựng, phát triển con người. Trong quá trình phân tích, khái quát những nội dung, những quan điểm về vấn đề con người của Trần Đức thảo, luận án đã so sánh những quan điểm của ông với quan điểm triết học Mác, đưa ra đánh giá về thành công, đóng góp và hạn chế trong nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp luận cứ khoa học cho ý tưởng, cách thức nghiên cứu về vấn đề con người, cũng như phương hướng giải phóng con người, không ngừng phát huy mọi tiềm năng con người, xây dựng và phát triển con người theo bản chất, năng lực, tiềm năng và sứ mệnh của con người. Luận án là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo triết học Trần Đức Thảo về vấn đề con người. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương với 10 tiết. 5
  12. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Nghiên cứu về tiền đề hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo 1.1.1. Về tiền đề lý luận Về tiền đề lý luận của sự hình thành vấn đề con người trong tưởng triết học Trần Đức Thảo, có thể nói, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào có tính hệ thống như một chuyên khảo. Các nghiên cứu chủ yếu về chủ đề này được thể hiện ở các bài viết riêng lẻ trên một số tạp chí và trong một số kỷ yếu hội thảo; hơn nữa, các bài viết đó cũng đi vào các chủ đề khác nhau, thiếu tập trung và mỗi bài viết chỉ đề cập đến một phần nội dung này. Một số công trình viết về quá trình học tập của Trần Đức Thảo ở trong và ngoài nước (Pháp); về quá trình trưởng thành và phát triển triết học, những bước thành công và trắc trở trên con đường công danh, sự nghiệp khoa học, nhất là những thách thức to lớn trong cuộc đời của triết gia Trần Đức Thảo. Bài Nhà triết học chiến đấu (1993) [57] của tác giả Jean Paul Jovary đề cập tới quá trình chuyển mình từ hiện tượng học Husserl sang triết học Mác của Trần Đức Thảo. Cùng viết về giai đoạn này, có bài đáng quan tâm là: Trần Đức Thảo - nhà mácxít gây xáo động (1993) [146] - đây là cảm nhận của một nhà báo – nhà triết học mácxít Pháp - Arnaud Spire trước những hành động mạnh mẽ và mạo hiểm trong cuộc đời của Trần Đức Thảo, khi ông thể hiện quan điểm chính trị của mình trước chính quyền thực dân Pháp về vấn đề độc lập, tự do, dân chủ… ở Đông Dương. Trên tạp chí Triết học (số 4/2014), trong bài Giáo sư Trần Đức Thảo và những tác phẩm triết học [96], tác giả Võ Văn Thắng đã phân tích khá cụ thể và sâu sắc các bước chuyển đổi tư tưởng trong sự nghiệp triết học Trần Đức Thảo; giới thiệu khái quát những chủ đề trọng tâm với những nội dung chính từ các tác phẩm cơ bản của Trần Đức Thảo; đồng thời nêu một số thành tựu nghiên cứu khoa học của ông tại Việt Nam, đặc biệt là về vấn đề con người. Trong công trình Tư tưởng triết học và giáo dục Trần Đức Thảo (2015) [24], một loạt bài viết về các khía cạnh khác nhau của quá trình tiếp thu, chuyển biến triết học của Trần Đức Thảo. Đáng lưu ý là các bài: Vài nét ghi lại về hành trình triết học của Trần Đức Thảo của học giả Trịnh Văn Thảo. Nội dung cốt lõi của bài viết phân tích rất sâu về con người, sự nghiệp triết học Trần Đức Thảo, về quá trình tiếp thu tư tưởng triết học phương Tây, sự chuyển biến tư tưởng của Trần Đức Thảo từ 6
  13. hiện tượng học Husserl sang chủ nghĩa Mác; cuối cùng tác giả đánh giá tài năng và giá trị triết học của triết gia tài năng Việt Nam. Bài Nhà triết học mácxít Việt Nam – Trần Đức Thảo của tác giả Bùi Thị Tỉnh, trên cơ sở khái lược các bước ngoặt trong sự nghiệp triết học của Trần Đức Thảo, tác giả đã phân tích khá thuyết phục lý do Trần Đức Thảo rời bỏ hiện tượng học để đến với triết học Mác, phân tích nội dung một số công trình của ông, làm rõ những đóng góp triết học quan trọng đối với triết học Mác, nhất là xung quanh những nội dung về vấn đề con người. Bài Về lời nói đầu tác phẩm Sự hình thành con người [91], tác giả Nguyễn Thái Sơn đã ca ngợi tư duy sắc bén của Trần Đức Thảo trong nhận thức lịch sử hình thành con người theo quan điểm mácxít của Trần Đức Thảo, qua đó, phản ánh rõ sự chuyển biến triết học của ông từ hiện tượng học sang chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản. Nhìn chung, các bài viết nêu trên đã tập trung chứng minh sự trăn trở, sự lựa chọn, đi đến khẳng định và chuyển tư tưởng triết học đúng đắn của Trần Đức Thảo; nhiều bài cho rằng, Trần Đức Thảo đã nhạy bén và nhanh chóng nhận thức được tính biện chứng và bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác, nhất là việc Trần Đức Thảo đánh giá cao bản chất triết học nhân văn của nó - từ khởi nguồn cho đến việc giải quyết các vấn đề trong nội dung triết học đó cuối cùng là vì con người. Và trên cơ sở triết học Mác, Trần Đức Thảo nhận thấy sự bóp méo chủ nghĩa Mác từ Stalin trong triết lý về xây dựng chủ nghĩa xã hội, hay phái Althusser đã xuyên tạc bản chất con người và vấn đề con người trong triết học Mác. Các bài viết cho rằng, đó là những động lực quan trọng để Trần Đức Thảo đi sâu nghiên cứu vấn đề con người trong triết học Mác. Và ông đã công bố một loạt tác phẩm nhằm phản bác các quan điểm sai lầm nêu trên, đồng thời bảo vệ và góp phần làm sâu sắc thêm nội dung của vấn đề con người trong triết học Mác. Công trình Triết gia Trần Đức Thảo – Di cảo, khảo luận, kỷ niệm (2016) [60] tập hợp nhiều bài nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước viết về nhiều khía cạnh, nội dung khác nhau trong triết học Trần Đức Thảo. Ở phần khảo luận của cuốn sách, hai bài Triết lý của Trần Đức Thảo đã đi đến đâu (2016) [62] (tác giả Phạm Trọng Luật) và Đọc lại Trần Đức Thảo (2016) [84] (tác giả Đặng Phùng Quân) đã bàn đến quá trình tìm kiếm con đường triết học của Trần Đức Thảo. Hai tác giả đưa ra nhiều dẫn chứng để chứng minh rằng, trong giai đoạn đầu (thời gian học tập tại Pháp), tư tưởng Trần Đức Thảo chịu ảnh hưởng lớn của các nhà triết học phương Tây đương thời như: Alexandre Kojève, Hyppolite, Cavaillès, Maurice Merleau Ponty, Jean Paul Sartre, v.v.. Hai nhà nghiên cứu này miêu tả chi 7
  14. tiết rằng, ở cuối giai đoạn đầu, khi Trần Đức Thảo từ bỏ hiện tượng học, đi theo chủ nghĩa duy vật biện chứng mácxít, định hướng nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo có nguyên nhân từ sự phản ứng quan điểm triết học của chủ nghĩa cấu trúc mới và sự phủ nhận vấn đề con người trong triết học Mác của phái Althusser. Tác giả Phạm Trọng Luật nhận định rằng, trong những năm 1966 - 1986, khi trở về tham gia kháng chiến ở Việt Nam, Trần Đức Thảo đã phát hiện ra những sai lầm của Stalin, dẫn đến những sai lầm trong chỉ đạo thực tiễn xây dựng xã hội xa rời vấn đề con người ở Liên Xô. Đây cũng là thời điểm mà Trần Đức Thảo đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề nhân chủng học duy vật biện chứng. Đó là một chủ đề quan trọng được ông trăn trở ngay từ thập niên 40 của thế kỷ XX. Trong công trình nêu trên, tác giả người Pháp, Alexandre Féron với bài Trần Đức Thảo, hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng [31] đã phân tích làm rõ quá trình chuyển biến tư tưởng và định hướng triết học của Trần Đức Thảo qua các giai đoạn: từ hiện tượng luận sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và nghiên cứu vấn đề con người. Alexandre Féron cho rằng, hướng triết học đó của Trần Đức Thảo có thể được coi như định hướng đầu tiên và được định nghĩa như một nỗ lực tổng hợp giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh [Xem 31, tr.622], là một định hướng triết học “kép” ở Trần Đức Thảo. Bước chuyển thực tế của Trần Đức Thảo thể hiện rõ là khi ông tham gia vào các hoạt động ủng hộ chính phủ Việt Minh (những năm 1946-1947), thời kỳ ông chuyển hẳn sang nghiên cứu triết học duy vật biện chứng [Xem 31, tr.628]. Theo Féron, tới năm 1948, Trần Đức Thảo đã xác định một định hướng triết học mới mà ông đi sâu nghiên cứu cho đến cuối cuộc đời mình: Vấn đề con người theo mácxít [Xem 31, tr.629]. Féron đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể từ các bài viết của Trần Đức Thảo trong từng giai đoạn trên để luận chứng cho sự thay đổi định hướng nghiên cứu đó của Trần Đức Thảo. Cũng trong công trình nêu trên (Triết gia Trần Đức Thảo…), có bài viết rất đáng quan tâm, đó là Alexandre Kojève, Trần Đức Thảo và hai cơ hội cho triết học bị bỏ lỡ [59] của tác giả Nguyễn Trung Kiên. Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa triết học hiện sinh vô thần của A. Kojeve và sự suy ngẫm dẫn đến sự chuyển hướng sang nghiên cứu triết học duy vật biện chứng mácxít của Trần Đức Thảo, trong đó ông chú ý đến những lý giải về con người. Ở đây, Nguyễn Trung Kiên đã dẫn lời của hai tác giả Cù Huy Chử và Cù Huy Song Hà, người ghi lại tự thuật của Trần Đức Thảo khi ông nói về lý do tại sao ông chuyển hướng sang nghiên cứu vấn đề con người. Chính Trần Đức Thảo đã nói lên suy 8
  15. nghĩ của mình: “…có độc lập dân tộc rồi thì phải phát triển dân chủ, tự do để giải phóng con người, tạo tiền đề cho con người phát triển toàn diện, làm cơ sở để con người và xã hội loài người phát triển toàn diện theo hướng ngày một tự do, dân chủ, nhân văn, nhân bản” [59, tr.877]. Một bài viết khác với tựa đề Triết gia Trần Đức Thảo trong sách trên, tác giả Cao Tôn đã phân tích để làm rõ các bước chuyển biến tư tưởng và các giai đoạn phát triển triết học của Trần Đức Thảo. Khẳng định thành công và đánh giá cao giá trị từ những đóng góp của Trần Đức Thảo vào tư tưởng triết học thế giới, tác giả Cao Tôn cũng thể hiện thái độ kính phục bản lĩnh, ý chí và tài năng của triết gia Trần Đức Thảo rằng, dù trong những hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn hết mình cống hiến cho khoa học. Tác giả Đỗ Minh Hợp trong đề tài khoa học Trần Đức Thảo lĩnh hội triết học Mác (2019) [51] đã khái quát một cách hệ thống quá trình hình thành lập trường triết học của Trần Đức Thảo thông qua phân tích cụ thể và sâu sắc về sự lĩnh hội của Trần Đức Thảo đối với hiện tượng học của Husserl, triết học hiện sinh của Jean Paul Sartre, triết học hiện sinh duy vật của Alexandre Kojève, chủ nghĩa cấu trúc mới của Althusser; trong đó có các nội dung quan trọng là phần bàn về thái độ của Trần Đức Thảo đối với triết học Mác thông qua các cuộc luận chiến của Trần Đức Thảo đối với các đại diện của triết học phương Tây như: Husserl, Sartre, Kojève, Althusser với tính chất là bảo vệ triết học Mác. Nghiên cứu sinh cũng đã tham gia và viết 2 tiết trong đề tài này, tập trung vào sự phê bình của Trần Đức Thảo đối với Husserl. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu về tiền đề lý luận đối với sự hình thành triết học Trần Đức Thảo nói chung trong thời kỳ đầu. Đề tài này đã đưa ra những luận giải sâu sắc về khía cạnh con người và việc chuyển sang nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo. Một số học giả trong và ngoài nước căn cứ vào Tiểu sử tự thuật, Lời nói đầu cuốn Sự hình thành con người và nhất là cuốn Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người của Trần Đức Thảo đã phân tích, làm rõ những suy nghĩ về quá trình chịu ảnh hưởng, sự chi phối tư tưởng chỉ đạo trong nghiên cứu triết học của Trần Đức Thảo. Đó là các quan điểm của hiện tượng học (Husserl), của chủ nghĩa hiện sinh (Jean Paul Sartre), chủ nghĩa hiện sinh duy vật (A. Kojève), (tác giả Đỗ Minh Hợp – Trần Đức Thảo lĩnh hội triết học Mác); Jean Paul Jovary – Trần Đức Thảo, nhà triết học chiến đấu), và sau đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác. Một số bài viết của các nhà khoa học, nhà văn, nhà báo như Trần 9
  16. Văn Giàu với Trần Đức Thảo – Nhà triết học, Nguyễn Đình Thi với Người lữ hành vất vả, Tô Hoài với Một triết gia ngơ ngác giữa đời thường, Đỗ Chu với Bức điện gửi tổng thống Mỹ từ bưu điện Bờ hồ, v.v.. viết về giai đoạn khi Trần Đức Thảo trở về Việt Nam, tham gia kháng chiến, phục vụ chính phủ cách mạng Hồ Chí Minh. Trong các bài viết này, cùng với việc ca ngợi tinh thần khoa học trong sáng và tài năng với nhiệt tình cống hiến cho cách mạng, các tác giả bàn đến việc Trần Đức Thảo phát hiện ra những nhận thức méo mó, sai lệch về bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Stalin, Mao Trạch Đông, v.v.. nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những phát hiện đó tạo nên định hướng cho việc nghiên cứu triết học nói chung và nghiên cứu vấn đề con người nói riêng của Trần Đức Thảo. Đây là tiền đề lý luận quan trọng tạo nên bước chuyển nhận thức và định hướng sang nghiên cứu triết học về con người của Trần Đức Thảo. Nhưng rất tiếc, nội dung này chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. 1.1.2. Về tiền đề thực tiễn Tiền đề thực tiễn của sự hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo đã được một số học giả trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đó chỉ đi vào một số khía cạnh với một số bài viết lẻ tẻ, thiếu hệ thống và các bài viết đó cũng chỉ phản ánh một cách gián tiếp, ở các mức độ đậm nhạt khác nhau. Nhân cách cá nhân Trần Đức Thảo là tiền đề quan trọng của sự hình thành ý tưởng nghiên cứu vấn đề con người của ông. Một số bài viết về quá trình Trần Đức Thảo nghiên cứu triết học ở Việt Nam, đồng thời thể hiện sự thông cảm và đáng tiếc cho một nhà nghiên cứu tài giỏi nhưng không gặp thời. Năm 2006, Nhà xuất bản Đại học quốc gia đã ấn hành cuốn sách Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo (2006) [52] với mục đích tránh những hiểu nhầm và sự đồn thổi không đáng có trong dư luận đối với triết gia Trần Đức Thảo, với mong muốn tái hiện diện mạo tinh thần của một nhà khoa học chân chính. Cuốn sách tập hợp 26 bài viết, hầu hết là về kỷ niệm, hồi ức của những đồng nghiệp, nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, học trò và người hâm mộ vị triết gia này. Trong cuốn sách trên, một loạt bài viết đã phân tích, làm rõ những phẩm chất, tính cách, nhân cách, bản lĩnh cao đẹp của con người Trần Đức Thảo qua các câu chuyện của họ về ông như: Cách cho của giáo sư Trần Đức Thảo (Hoàng Ngọc Hiến), Bức điện gửi tổng thống Mỹ từ bưu điện Bờ Hồ (Đỗ Chu), Câu chuyện khó quên ở phố Verrier (Nguyễn Đức Hiền), Nhà sư phạm tâm huyết - nhà triết học 10
  17. uyên bác (Nguyễn Văn Độ), v.v.. Một số bài thể hiện sự chia sẻ của các tác giả với triết gia Trần Đức Thảo: Xót xa suy nghĩ về một tài năng triết học lỗi lạc (Trường Giang), Người chiến binh của niềm hy vọng (Nguyễn Quyến), Trần Đức Thảo - một đời người (Trần Đạo), Chuyện ít người biết về người phụ nữ phía sau hai trí thức nổi tiếng triết gia Trần Đức Thảo và nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện (Trần Ngọc Hà), v.v.. Năm 2013, nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của Trần Đức Thảo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức hội thảo về Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, các giảng viên, giáo viên đến từ nhiều trường đại học, cao đẳng, đặc biệt có sự góp mặt của một số học giả quốc tế. Hội thảo có một Kỷ yếu [23] tập hợp các báo cáo tham luận của những học giả tham gia viết bài. Tới năm 2015, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật đã ấn hành cuốn sách Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo [24], chọn lọc những bài có chất lượng, chia làm 3 chương chính: Con người và sự nghiệp; Tư tưởng triết học Trần Đức Thảo; Các lĩnh vực khoa học khác trong tư tưởng Trần Đức Thảo. Cuốn sách tập hợp bài của Hội thảo nêu trên (2015), có một số bài tập trung về chủ đề này. Có thể kể đến các bài tiêu biểu: Giáo sư Trần Đức Thảo sống mãi với quê hương đất nước [58] do Nguyễn Tuấn Khang (Bí thư Đảng ủy phường Châu Khê, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) phác thảo khái quát về con người Trần Đức với những phẩm chất và thiên hướng tư tưởng triết học nảy nở từ sớm. Tác giả chứng minh những thành công triết học của Trần Đức Thảo được hun đúc từ truyền thống yêu nước, yêu quê hương, truyền thống dòng họ, gia đình, đặc biệt là những tư chất thông minh của bản thân con người Trần Đức Thảo. Bài viết Trần Đức Thảo - một nhân cách, một nhà triết học tư duy không mệt mỏi [11] của GS. Nguyễn Trọng Chuẩn tập trung khắc họa chân dung và nhân cách của triết gia Trần Đức Thảo, là một nhà khoa học, một trí thức dám dấn thân, vượt qua các khó khăn để theo đuổi chân lý. Tác giả khẳng định rằng, sự nghiệp và nhân cách của Trần Đức Thảo sau cùng đã được vinh danh, dù có hơi muộn màng. Một số bài viết, ở góc độ này hay góc độ khác, chứng minh những nét nhân văn của con người, của dân tộc, truyền thống dòng họ, gia đình; tình thương yêu con người; phẩm chất thông minh, ham hiểu biết, chất trí tuệ và tinh thần khát khao khám phá chân lý trong bản chất con người Việt Nam, v.v.. như là những giá trị cốt lõi nhất tạo nên những phẩm chất và tinh thần con người Trần Đức Thảo. Chúng là nền tảng định hướng tính cách và hành động vì con người của triết gia này. Những 11
  18. phẩm chất, tình cảm, trí tuệ, tính cách nhân văn đó được các nghiên cứu chứng minh rằng, đó chính là nguồn tư tưởng thường trực trong con người ông để sau này, trước những diễn biến thời cuộc, Trần Đức Thảo tìm đúng hướng triết học của ông là nghiên cứu con người. Nội dung đó thể hiện ở các bài: Biển quê hương dạt dào và trầm tư triết học (2014) [14] của tác giả Cù Huy Chử; Nhớ thầy Trần Đức Thảo – một triết gia thông thái, một nhân cách đẹp (2015) [28] của GS. Hà Minh Đức; Trần Đức Thảo – một nhân cách, một nhà triết học tư duy không mệt mỏi (2015) [11] của GS. Nguyễn Trọng Chuẩn, v.v.. Cơ sở thực tiễn làm nền tảng cho hướng nghiên cứu con người của Trần Đức Thảo thể hiện đậm nét trong những nghiên cứu về con người, cuộc đời và sự nghiệp khoa học của ông. Ở góc độ này, các công trình dều khẳng định tư chất và trí thông minh, tinh thần ham hiểu biết và niềm say mê khoa học, tinh thần tìm tòi sáng tạo, sự thành đạt trong học tập, nghiên cứu và sáng tạo khoa học triết học sau này của Trần Đức Thảo. Về nội dung này phải kể đến các bài viết sau: Trần Đức Thảo – Nhà triết học (1993) [34] (GS Trần Văn Giàu), Người lữ hành vất vả [123] (Nguyễn Đình Thi); Cách cho của giáo sư Trần Đức Thảo [41] (Hoàng Ngọc Hiến), v.v.., - các bài viết đều ca ngợi phẩm chất và cá tính đẹp của con người Trần Đức Thảo, nhưng trong đó quan trọng nhất là đã phác họa và khẳng định những phẩm chất, năng lực và tinh thần triết học, đánh giá cao ý chí của một cuộc đời chỉ đam mê sáng tạo khoa học, ngay cả trong khi gặp khó khăn, trở ngại; thể hiện một con người chỉ vì khoa học, tìm kiếm và bảo vệ chân lý. Với bài Vị triết gia ngơ ngác giữa đời thường (2006) [46], nhà văn Tô Hoài viết về những cuộc gặp gỡ của mình với Trần Đức Thảo, ở đó ông khắc họa Trần Đức Thảo như một người sống giản dị, có lối sống không ngại ánh mắt đánh giá của người đời. Ông khẳng định rằng, chính nhân cách và niềm đam mê theo đuổi chân lý khoa học đã giúp nhà triết học giản dị này vượt qua những dị nghị đời thường và kiên trì định hướng nghiên cứu về con người. Trong bài Trần Đức Thảo – cuộc đời và triết học (2015) [136] tác giả Nguyễn Đình Tường làm rõ các mốc sự kiện quan trọng trong cuộc đời Trần Đức Thảo cũng như các công trình chính của ông, chứng minh cuộc đời Trần Đức Thảo là cuộc đời của một nhà triết học chân chính, một trí thức giàu lòng yêu nước, kiên nhẫn đấu tranh bảo vệ các quan điểm triết học mácxít và vận dụng triết học mácxit vào thực tiễn Việt Nam. GS. Hà Minh Đức với bài Nhớ thầy Trần Đức Thảo – một triết gia thông thái, một nhân cách cao đẹp (2015) [28], ngợi ca nhân cách của nhà triết học lớn Trần Đức Thảo. Dù cuộc đời gặp nhiều bất trắc 12
  19. nhưng nhà triết học vẫn lặng lẽ chịu đựng, theo đuổi nghiên cứu khoa học tới cùng. Với tư cách nhân chứng lịch sử, tác giả đã khẳng định Trần Đức Thảo không chỉ có một tầm vóc trí tuệ lớn mà còn có một nhân cách cao đẹp. Nhìn chung, những bài viết trên đã đặt trọng tâm vào việc làm rõ sự hình thành tính cách, phẩm chất con người của triết gia này, cũng như đưa ra một số lý do và cơ sở thực tiễn khiến Trần Đức Thảo cuối cùng chọn vấn đề con người làm đề tài nghiên cứu. Nội dung và tinh thần chung của các bài viết là ca ngợi Trần Đức Thảo - một con người thông minh xuất chúng, một tài năng triết học với tư duy sắc sảo, một con người phương Đông với đời sống khó khăn đã tiếp thu tri thức khoa học hiện đại ở châu Âu, đã thành công và nổi tiếng trong triết học hiện tượng luận, trở thành một nhà triết học ngang tầm các nhà triết học châu Âu và thế giới. Sau cùng, ông lựa chọn triết học duy vật biện chứng mácxít và cũng gặt hái không ít thành quả trong nghiên cứu về con người. Yếu tố thực tiễn tạo nên bước chuyển triết học Trần Đức Thảo từ hiện tượng học sang tham gia chính trị - xã hội, từ đó nghiên cứu vấn đề con người, có bài đáng quan tâm là Sự chuyển biến tư tưởng của Trần Đức Thảo từ Sartre đến Fanon (2016) [89] của Perrine Simon-Nahum. Bài viết phân tích ảnh hưởng của Trần Đức Thảo trong giai đoạn 1945-1950 đối với Jean Paul Sartre và Franz Fanon. Đây là khoảng thời gian mà Trần Đức Thảo đặt vấn đề thuộc địa vào trung tâm của một chất vấn triết học, song hành cùng với việc tham gia vào cuộc chiến chống thực dân trước khi tiếp cận chủ nghĩa Mác. Tác giả nhận định: “Thật vậy, các bài viết của Trần Đức Thảo xuất hiện như một bản án trực tiếp và dứt khoát đối với chính sách xâm lược và vị trí của Pháp tại Đông Dương. Bản án chống lại cường quốc thực dân này không mấy khó khăn khi dựa trên những sai lầm của một nền chính trị vừa vụng về vừa thiếu sự cân nhắc cẩn thận” [89, tr.318]. Những nghiên cứu nêu trên, dù trực tiếp hay gián tiếp, một mặt phản ánh thực chất con người Trần Đức Thảo về nhân cách, tài năng, ý chí và bản lĩnh không ngừng tìm kiếm chân lý triết học – triết học khoa học, triết học đời sống, triết học con người; mặt khác, là nguồn tư liệu sống động thể hiện khía cạnh thực tiễn đối với sự hình thành hướng nghiên cứu vấn đề con người của ông sau này. Về tiền đề thực tiễn của sự hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo còn có một nguồn tư liệu phong phú và quan trọng, nhưng chưa được giới nghiên cứu về ông quan tâm khai thác. Đó là đời sống chính trị - xã hội của thế giới ở châu Âu nói chung, ở Pháp nói riêng thời kỳ sau Thế chiến I, khi Trần Đức 13
  20. Thảo học tập và nghiên cứu tại Pháp, đặc biệt là thời kỳ ông trở về Việt Nam tham gia kháng chiến, là những năm đầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc Việt Nam. Chúng ta đều biết, tư tưởng được hình thành từ đời sống hiện thực. Sự chuyển hướng nghiên cứu triết học nói chung của Trần Đức Thảo và sự chuyển sang nghiên cứu vấn đề con người nói riêng của ông không chỉ có được từ truyền thống nhân văn của dân tộc, của quê hương, dòng họ và phẩm chất con người Trần Đức Thảo. Một mảng đời sống hiện thực quan trọng của quá trình hình thành tư tưởng và sự chuyển hướng lựa chọn nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo là: Thứ nhất, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là của nhân dân Việt Nam thời bấy giờ; Thứ hai, thực tiễn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa sau Cách mạng Tháng Mười Nga với sự hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Có thể nói, cùng với tiền đề lý luận, đặc biệt là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin với phép biện chứng duy vật đã đem đến cho Trần Đức Thảo quan điểm triết học về con người (mà một số nghiên cứu cho rằng, triết học Trần Đức Thảo là triết học duy vật biện chứng nhân bản [26]), thì sự vận động của đời sống chính trị - xã hội, nhất là phong trào đấu tranh của nhân loại cho những giá trị nhân văn, phát triển và tiến bộ trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là định hướng lớn cho sự lựa chọn nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo. Đây là mảng thực tiễn hết sức quan trọng của sự hình thành quan điểm về vấn đề con người của Trần Đức Thảo. Rất tiếc, nội dung này chưa được quan tâm nghiên cứu. Về tiền đề thực tiễn hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo không thể không nói đến tình huống đặc biệt trong cuộc đời ông. Việc ông bị quy tham gia “Nhân văn giai phẩm” có thể nói là một tình huống nghiệt ngã, thách thức bản lĩnh khoa học và thách thức nhân cách cao đẹp của ông. Một số bài viết ngợi ca tầm tư tưởng triết học vượt trước và sự trong sáng trong khoa học của ông, dẫn tới những trắc trở trên con đường sự nghiệp và cuối cùng ông phải nhận “một bi kịch”. Sau sự kiện “Nhân văn giai phẩm”, ông gần như mất tất cả, sống phần còn lại của cuộc đời trong khó khăn, tách biệt, cô đơn. Tuy nhiên, ông đã vượt lên, vẫn bình thản nghiên cứu, sáng tạo và cống hiến. Sự bình thản tận hiến trong tình cảnh 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2