intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn học: Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

24
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án có ý nghĩa lí luận về tư duy nghệ thuật, tâm lí học sáng tạo văn học nghệ thuật, lí giải quá trình Nho giáo hoá và giải Nho giáo của văn học Việt Nam trung đại, đồng thời có giá trị thực tiễn nhất định trong việc đưa ra một bình diện tiếp cận di sản văn học trung đại Việt Nam. Nghiên cứu vấn đề này, có ý nghĩa không chỉ với lịch sử văn học nói riêng mà còn góp phần điều chỉnh một số nhận thức trong quản lí văn hóa và xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM VĂN HƢNG NHÂN VẬT LIỆT NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM VĂN HƢNG NHÂN VẬT LIỆT NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 34 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN NHO THÌN Hà Nội - 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi muốn qua đây bày tỏ lòng tri ân đối với PGS. TS Trần Nho Thìn (Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), người đã tận tình hướng dẫn tôi trong việc thực hiện luận án này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong các Hội đồng đánh giá luận án bởi những góp ý của Hội đồng sẽ giúp tôi có những tiến bộ nhanh hơn trên con đường học tập và nghiên cứu. NGHIÊN CỨU SINH Phạm Văn Hƣng
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng: - Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu của ai khác. - Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị. - Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu một cách trung thực, cẩn trọng trong luận án. NGHIÊN CỨU SINH Phạm Văn Hƣng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 1. Lí do lựa chọn đề tài 4 2. Mục tiêu khoa học 5 3. Đối tượng và phạm vi tư liệu 5 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Cấu trúc của luận án 7 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 8 1.1. Giới thuyết một số khái niệm sử dụng trong luận án 8 1.2. Một số vấn đề về phụ nữ dưới ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trong 10 lịch sử Trung Quốc và Việt Nam 1.2.1. Một số vấn đề về phụ nữ dưới ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo 10 trong lịch sử Trung Quốc 1.2.2. Một số vấn đề về phụ nữ dưới ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo 15 trong lịch sử Việt Nam 1.3. Lịch sử nghiên cứu nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung 28 đại 1.3.1. Những nghiên cứu tại nước ngoài về nhân vật liệt nữ trong văn học 28 Việt Nam trung đại 1.3.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam về nhân vật liệt nữ trong văn học 32 Việt Nam trung đại Tiểu kết Chương 1 37 Chƣơng 2: NHÂN VẬT LIỆT NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 38 TRUNG ĐẠI THẾ KỈ X - XV 2.1. Liệt nữ “khai khoa” trong văn chương Đại Việt và sự gán ghép của 38 nhà nho: Trường hợp nhân vật Mị Ê (Việt điện u linh) 2.1.1. Sự ngẫu nhiên của lịch sử trong lựa chọn Mị Ê làm nhân vật liệt nữ 38 1
  6. đầu tiên của văn chương Đại Việt 2.1.2. Sự gán ghép của nhà nho Đại Việt và sự di chuyển giữa Văn - Sử, 41 Trung - Trinh của liệt nữ Mị Ê 2.2. Liệt nữ bản địa đầu tiên và sự khẳng định kết quả quá trình Nho giáo 48 hóa xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV: Trường hợp Lê thái hậu và Nguyễn thị (Nam Ông mộng lục) 2.2.1. Sự lấn át của phương diện Trinh so với Trung trong việc thể hiện 48 nhân vật Lê thái hậu và Nguyễn thị 2.2.2. Sự khẳng định kết quả quá trình Nho giáo hóa xã hội Đại Việt cuối 53 thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV nhìn từ nhân vật Lê thái hậu và Nguyễn thị Tiểu kết Chương 2 61 Chƣơng 3: NHÂN VẬT LIỆT NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 62 TRUNG ĐẠI THẾ KỈ XVI - XVIII 3.1. Liệt nữ mang dáng dấp giai nhân và sự thắng thế nửa vời của đạo lí 62 Nho gia: Trường hợp nhân vật liệt nữ trong Truyền kì mạn lục 3.1.1. Nhân vật liệt nữ là sản phẩm của bất bình đẳng giới và bối cảnh 62 loạn lạc còn nặng gánh nhân sinh 3.1.2. Sự chiến thắng của Văn so với Sử trong việc thể hiện người liệt nữ 70 mang dáng dấp giai nhân của thể truyền kì 75 3.2. Nhân vật liệt nữ có đời sống nội tâm phong phú trong bối cảnh vãn hồi đạo đức Nho giáo đầu thế kỉ XVIII: Trường hợp liệt nữ An Ấp (Truyền kì tân phả) 3.2.1. Nhân vật liệt nữ có đời sống nội tâm phong phú trong mô hình liệt 75 truyện mở rộng 3.2.2. Sự chuyển đổi từ Tình sang Tính của nhân vật liệt nữ trong mắt nữ 82 sĩ, mở đường cho mẫu người tài tử - giai nhân 3.3. Liệt nữ tà dâm và vưu vật trinh liệt hay là sự phân hóa lí tưởng Nho 90 gia cuối thế kỉ XVIII: Trường hợp Thúy Kiều (Truyện Kiều) và Đặng Thị 2
  7. Huệ (Hoàng Lê nhất thống chí) 3.3.1. Nhân vật liệt nữ giữa hai nẻo Trinh liệt và Tà dâm: Trường hợp 90 Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" 3.3.2. Vưu vật khuynh quốc với kết cục tiết liệt ngoài dự kiến của nhà 102 nho: Trường hợp Đặng Thị Huệ trong "Hoàng Lê nhất thống chí" Tiểu kết Chương 3 107 Chƣơng 4: NHÂN VẬT LIỆT NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 108 TRUNG ĐẠI THẾ KỈ XIX 4.1. Sự lên ngôi của nhân vật liệt nữ chính thống trong nỗ lực phục hưng 108 Nho giáo thế kỉ XIX: Trường hợp nhân vật liệt nữ trong Đại Nam liệt truyện và Truyện Nôm 4.1.1. Sự quy phạm hóa một mô hình nhân cách trong thời kì phục hưng 108 Nho giáo dưới triều Nguyễn qua “Đại Nam liệt truyện” 4.1.2. Sự mô hình hóa một kiểu tự sự về liệt nữ trong “Đại Nam liệt 116 truyện” và làn sóng kế tiếp của nó trong Truyện Nôm 4.2. Sự tái sinh những cốt truyện cũ và tính thời sự, tính duy lí của nhân 129 vật liệt nữ thế kỉ XIX: Trường hợp nhân vật liệt nữ trong Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện và Vân nang tiểu sử 4.2.1. Sự tái sinh những cốt truyện cũ hay phục sinh những hóa thạch văn 129 chương: Trường hợp Vũ Thị Thiết (“Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện”) và Trinh phụ hai chồng (“Vân nang tiểu sử”) 4.2.2 Tính thời sự và tính duy lí của nhân vật liệt nữ nửa sau thế kỉ XIX: 137 Trường hợp nhân vật mẹ Nguyễn Cao ("Vân nang tiểu sử") Tiểu kết Chương 4 146 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN 151 QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 3
  8. MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài a. Nho giáo là một học thuyết đạo đức - chính trị mang màu sắc tôn giáo, hướng tới xây dựng những mẫu hình nhân cách (cho nam giới và nữ giới) để phục vụ mục đích giáo hóa (bao gồm giáo dục và cai trị). Trong truyền thống “triết học thực hành đạo đức” dung hợp tôn giáo - chính trị - luân lí đó, kiểu nhân cách liệt nữ là một trong những mô hình nhân cách quan trọng trong quan niệm của nhà nho, có ảnh hưởng lớn trong lịch sử khu vực Đông Á1. Không chỉ là một minh chứng cho sự ảnh hưởng của văn hóa, văn học Trung Quốc ở Đông Á, kiểu nhân cách này còn có ảnh hưởng to lớn và lâu dài lên những vấn đề của xã hội hiện đại. b. Trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại, kiểu nhân vật liệt nữ có một tiến trình vận động song hành với vận mệnh của văn học nhà nho, thậm chí kéo dài thành vệt sang những năm đầu thế kỉ XX, ám ảnh cả trong văn học Việt Nam hiện đại những năm 1932 - 1945 khi công cuộc hiện đại hóa văn học đã diễn ra ồ ạt và mạnh mẽ. Cùng với các thành tố nội tại của bản thân văn học như: lực lượng sáng tác, quan điểm thẩm mĩ, ngôn ngữ, thể loại, chủ đề - đề tài, việc nghiên cứu nhân vật liệt nữ giúp chúng ta nhìn ra sự vận động của bản thân văn học qua một trong những kiểu nhân vật quan trọng nhất của văn học nhà nho. Do những “điển phạm” trong nghiên cứu và phê bình, có những định đề được đem ra áp dụng cho mỗi giai đoạn văn học như: Giai đoạn văn học khẳng định quốc gia, dân tộc; Giai đoạn văn học khẳng định nhà nước phong kiến; Giai đoạn văn học khẳng định con người. Nói một cách khách quan, mỗi định đề đó không thể bao quát được hết mọi đặc điểm, hiện tượng của từng giai đoạn văn học. Ngay trong “Giai đoạn văn học khẳng định con người” ở Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa trước thế kỉ XIX thì nhân vật liệt nữ (một mô hình nhân cách tuân thủ những tín điều khắt khe nhất của đạo đức Nho giáo) lại xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết. Qua nghiên cứu trường hợp nhân vật liệt nữ, ta có thể hiểu thêm về tiến trình văn học Việt Nam trung đại và sự vận động của văn học 1 Về mặt văn hóa, văn học, chúng tôi quan niệm Việt Nam thuộc về khối Đông Á dựa trên sự tương đồng về văn hóa và ngôn ngữ (tiếng Hán) trong quá khứ. 4
  9. Việt Nam hiện đại trong những ngày đầu tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của truyền thống văn học nhà nho đầu thế kỉ XX. c. Trong nghiên cứu văn học nói chung, nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại nói riêng, việc nhìn người phụ nữ, nhân vật phụ nữ trong văn học từ quan điểm giới không còn là một chuyện xa lạ nhưng vẫn là một hướng đi khá mới mẻ. Hướng nghiên cứu này của luận án bổ sung một góc nhìn về con người nói chung, về người phụ nữ nói riêng từ góc nhìn giới, quan tâm đến nữ tính của họ, bên cạnh những góc nhìn truyền thống đặt họ trong vai trò công dân, vai trò xã hội quen thuộc. Nghiên cứu diễn trình của kiểu nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại giúp người nghiên cứu có thêm tiêu chí đánh giá quá trình Nho giáo hóa bản thân đời sống văn học, cảm quan nhân đạo của các nhà văn, quá trình nhân đạo hóa - dân chủ hóa nền văn học Việt Nam. 2. Mục tiêu khoa học - Mục tiêu thực tiễn: Thống kê, khảo sát trên cơ sở những tư liệu đã được công bố, dịch thuật để tìm ra những tác phẩm tiêu biểu trong văn học Việt Nam trung đại có sự xuất hiện của nhân vật liệt nữ. Trên cơ sở đó, xác định diện mạo, đặc điểm, sự vận động của loại hình nhân vật này qua các tác phẩm, các nhóm tác phẩm, các thể loại, các giai đoạn văn học. - Mục tiêu lí luận: Từ những kết quả nghiên cứu mang tính thực tiễn, luận án muốn thông qua đó để nhìn ra những vấn đề mang tính lí luận trong sự vận động, việc phân kì của văn học Việt Nam trung đại. Cũng qua đó, luận án hướng tới việc đưa ra hoặc khẳng định thêm một số kết luận về văn học nhà nho, góp phần khẳng định tính khả thi của một hướng nghiên cứu chuyên sâu mang tính liên ngành trong nghiên cứu văn học nói chung và văn học Việt Nam trung đại nói riêng. 3. Đối tƣợng và phạm vi tƣ liệu Luận án nghiên cứu nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại qua các văn bản tự sự bao gồm: truyện kí, tiểu thuyết, truyện thơ Nôm, sử truyện... Trong các văn bản tuồng, nhân vật nữ thường không được nhấn mạnh phương diện Trinh như phương diện Trung: Điêu Thuyền trong Phụng Nghi đình (không rõ thời 5
  10. điểm sáng tác) chấp nhận làm vật hi sinh cho mĩ nhân kế để diệt Đổng Trác. Xuân Hương trong Ngoại tổ dâng đầu (đầu thế kỉ XX) đã nghe lời cha dùng mĩ nhân kế để giúp nghĩa quân diệt Võ Hùng Vương, tôn Bình Vương lên ngôi... Do vậy, các nhân vật nữ trong tuồng không thuộc diện khảo sát của luận án này. Những tác phẩm thơ đề vịnh nhân vật liệt nữ viết bằng chữ Hán, chữ Nôm chỉ được nhắc đến như một kênh thông tin để tham khảo chứ không phải là đối tượng khảo sát chính của Luận án. Nhân vật liệt nữ trong các ghi chép chính sử và dã sử, nếu như có liên quan và tiêu biểu, cũng sẽ được khảo sát để mở rộng phạm vi nghiên cứu và giúp cho kết luận khoa học của luận án thêm phần tin cậy. Chúng tôi bắt đầu với mốc thế kỉ X vì đó là thời điểm khởi đầu của văn học Việt Nam trung đại. Việc thiết kế các chương theo sự phân kì các giai đoạn văn học sử giúp người đọc dễ theo dõi tiến trình vận động của đối tượng. Việc chia các chương thành các ba chặng: Thế kỉ X - XV, Thế kỉ XVI - XVIII, Thế kỉ XIX, là nhìn theo sự vận động của bản thân đối tượng được khảo sát bên cạnh việc tham chiếu với sự vận động của lịch sử văn hóa, xã hội đương thời, sự thịnh suy đắp đổi của những triều đại lớn. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận án có ý nghĩa lí luận về tư duy nghệ thuật, tâm lí học sáng tạo văn học nghệ thuật, lí giải quá trình Nho giáo hoá và giải Nho giáo của văn học Việt Nam trung đại, đồng thời có giá trị thực tiễn nhất định trong việc đưa ra một bình diện tiếp cận di sản văn học trung đại Việt Nam. Nghiên cứu vấn đề này, có ý nghĩa không chỉ với lịch sử văn học nói riêng mà còn góp phần điều chỉnh một số nhận thức trong quản lí văn hóa và xã hội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận liên ngành: Trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, tiếp cận liên ngành là một phương pháp có nhiều ưu điểm so với các phương pháp nghiên cứu khác. Đối với văn học Việt Nam trung đại, nghệ thuật ngôn từ nằm trong điểm giao thoa của tính nguyên hợp Văn - Sử - Triết bất phân, phương pháp tiếp cận liên ngành tỏ rõ được những ưu thế cũng như hiệu quả mà nó 6
  11. mang lại. Trong luận án này, khi vận dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh mối liên hệ giữa Văn và Sử, do hầu hết các nhân vật liệt nữ đều là các nhân vật lịch sử và đi từ chính sử, dã sử vào sáng tác văn chương. Qua đây, luận án khôi phục lại phần nào bối cảnh văn hóa - xã hội, các quan niệm về mặt văn hóa thời trung đại cũng như đặt tác phẩm và nhân vật trong dòng mạch của thời đại sản sinh ra nó nhằm giúp người nghiên cứu có một cái nhìn sâu sắc hơn về đối tượng của mình, tránh được phần nào sự phiến diện, chủ quan hoặc áp đặt cái nhìn của người thời hiện đại vào một sản phẩm văn hóa của thời trung đại. - Do đối tượng nghiên cứu có những đặc thù như đã trình bày nên chúng tôi ưu tiên sử dụng phương pháp nghiên cứu trên. Ngoài ra, chúng tôi vẫn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu thường gặp như phương pháp lịch sử - xã hội, phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp loại hình học,… cùng các thao tác khoa học như giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, hệ thống hóa, mô hình hóa,… bên cạnh việc tham khảo góc nhìn của một số luận thuyết như nữ quyền luận, phân tâm học, trong đó mệnh đề nổi tiếng của Simone de Beauvoir: “Người ta không phải sinh ra là phụ nữ: Người ta trở thành phụ nữ” [11, tr.245] là một điểm tựa khá vững chắc. Do phạm vi tư liệu khá bề bộn và có những tư liệu nằm ngoài khả năng tiếp cận của chúng tôi nên Luận án chọn lối nghiên cứu trường hợp, thông qua các tác phẩm tiêu biểu đã được dịch thuật và công bố. Chúng tôi cũng ý thức rằng giữa các phương pháp và thao tác luôn có sự phát triển và kế thừa, mọi sự ứng dụng đều chỉ là tương đối và nhằm mục đích cao nhất là phục vụ việc nhận diện đối tượng trong giới hạn và điều kiện hiện có của người nghiên cứu. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án có cấu trúc gồm 4 chương: Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chƣơng 2: Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ X - XV Chƣơng 3: Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVI - XVIII Chƣơng 4: Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XIX 7
  12. Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thuyết một số khái niệm sử dụng trong luận án - Nhân vật: Trong nghiên cứu văn học, “nhân vật” hay còn gọi là “nhân vật văn học” được hiểu là “hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ” [8, tr.249]. Với quan niệm như vậy, nhân vật văn học thể hiện các thuộc tính người trong các thể loại thuộc loại thể tự sự và kịch, với những số phận, nhân cách riêng. Là một hình tượng nghệ thuật, nhân vật văn học được thể hiện qua các yếu tố như ngoại hình, tâm lí, hành động, các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và quan hệ với chính bản thân mình; giúp nhà văn thể hiện quan niệm, chính kiến, cách nhìn của mình đối với thế giới tự nhiên và xã hội. - Liệt nữ 烈女: Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, “liệt 烈” có nghĩa là “cứng cỏi, chính đính”, “liệt nữ” là con gái cứng cỏi chết vì tiết nghĩa không chịu nhục thân” [26, tr.332]. Trong Hán Việt từ điển, Đào Duy Anh định nghĩa “liệt nữ” là “người đàn bà kiên trinh không chịu khuất tiết” [3, tr.506]. Theo Hán ngữ đại từ điển: “Liệt nữ: Xưa chỉ người phụ nữ trọng nghĩa khinh sinh (…). Đặc chỉ người phụ nữ tuẫn tiết” [237, tr.62]. Từ hải thì định nghĩa: “Liệt nữ: Chỉ người phụ nữ trọng nghĩa khinh sinh. (…) Xét ra, “liệt 烈” còn viết là “liệt 列” (…)” [240, tr.1825]. Theo Từ nguyên, “Liệt nữ: Người phụ nữ cương chính, có tiết tháo. Sử kí - Thích khách truyện: Chị của Nhiếp Chính ở ấp đau buồn mà chết bên xác Chính. Người nước Tấn, Sở, Tề, Vệ nghe được đều nói: “Không chỉ một mình Nhiếp Chính có thể [được gọi là anh hùng], mà chị của Chính cũng là liệt nữ”. Xã hội phong kiến cũng gọi người phụ nữ không chịu cải giá, hoặc không chịu bị làm nhục mà tuẫn thân là liệt nữ” [238, tr.1920]. Ở Trung Quốc, không phải không có lúc người dùng bị nhầm lẫn hai chữ đồng âm này. Trong Liệt nữ truyện kim chú kim dịch, Trương Kính viết: “Trong sách vở thường co giãn hiểu “liệt nữ 列女” thành “liệt nữ 烈女”, cho nên trong dân gian khi răn dạy người phụ nữ không kiểm soát được hành vi của 8
  13. mình thường nói: “Bất độc Liệt nữ truyện 列女傳, bất hiểu phụ đức”, tức là đã hiểu “liệt 列” thành “liệt 烈” rồi” [243, tr.4]. Nhà văn Lỗ Tấn từng giải thích: “Căn cứ vào ý kiến của các nhà đạo đức bấy giờ thì đại khái “tiết” là chồng chết thì không được tái giá, cũng không được chằng bậy với ai, chồng chết càng sớm, nhà nghèo thì “tiết” càng cao. Nhưng “liệt” thì có hai loại: chết theo chồng hoặc chết khi có cường hào đến hiếp, chết càng thảm, càng đau khổ thì “liệt” càng cao” [169, tr.35]. Sang đến Việt Nam, hệ thống nhân vật văn hóa - văn học này cũng gần như chưa bao giờ được định nghĩa một cách hoàn chỉnh trong các văn bản hành chính chính thống thời trung đại. Các nhân vật đó, đến thời Nguyễn thường được gọi chung là “tiết phụ” và dường như chỉ có danh hiệu “tiết phụ quyên sinh” và “trinh nữ” là được quy định cụ thể trong Lệ nêu thưởng thọ dân, thọ quan, nghĩa phu, tiết phụ, trinh nữ, hiếu tử, thuận tôn... sửa đổi năm 1866: “Tiết phụ quyên sinh, từ sau có người nào sau khi chồng chết, (không kể có con hay không) mà quyên sinh (như thắt cổ, tự vẫn, nhảy xuống sông, xuống giếng), cho vẹn tiết, có đủ người nhà chồng và hương lí bảo chứng khai rõ, do quan địa phương xét hỏi kĩ càng sự trạng đích xác, để tâu rõ, thưởng cấp cho một tấm biển, Nhà nước làm nhà riêng cho. Trinh nữ, từ sau phàm con gái vẫn chưa đi lấy chồng, mà biết kiên trinh giữ tiết, không chịu để cho kẻ cường bạo làm nhơ nhuốc được, sự trạng đích xác, có thương tích làm bằng chứng, không kể có chết hay không, thưởng cấp cho một tấm biển như lệ tiết phụ, nhà nước làm nhà riêng cho, (2 khoản ấy trước đều đặc cách ban ơn, chưa có định lệ, đến nay mới vâng lệnh chước nghị)” [152, tr.1019]. Tuy nhiên, một phần vì sự lẫn lộn của hai chữ đồng âm, khái niệm “liệt nữ” được sử dụng không hẳn nhất quán tại Việt Nam. Trong luận án này, chúng tôi quan niệm: “Liệt nữ 烈女 là người phụ nữ hi sinh tính mạng của mình để bảo toàn trinh tiết, chứng minh sự trinh tiết, hoặc để thể hiện lòng chung thủy đối với chồng” dù cho người đó có được triều đình phong kiến nêu khen hay không. Những trường hợp được gọi là “trinh nữ”, 9
  14. “tiết phụ”… cũng được luận án xem xét để hiểu rõ hơn tính hệ thống của kiểu nhân vật này trong văn học Việt Nam trung đại.2 - Văn học Việt Nam trung đại: “Văn học Việt Nam trung đại”, hay còn gọi là “văn học cổ Việt Nam”, “văn học Việt Nam thời kì sử dụng chữ Hán và chữ Nôm”, “văn học viết Việt Nam thế kỉ X - XIX”,… có một số đặc trưng cơ bản như: Là sản phẩm của thời kì nguyên hợp Văn - Sử - Triết bất phân thể hiện ở việc khái niệm “văn” được hiểu một cách khá rộng rãi, “Tư tưởng kinh điển và tôn giáo đã cung cấp cảm hứng, đề tài, chủ đề và gợi ý các thể loại cho văn học trung đại” [168, tr.66], tính chất ước lệ gắn với việc sùng cổ, sử dụng điển tích điển cố, đội ngũ sáng tác chủ yếu là tăng lữ, quý tộc và nhà nho, sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, kéo dài từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học cổ Trung Quốc và có mối quan hệ qua lại với văn học dân gian Việt Nam. 1.2. Một số vấn đề về phụ nữ dƣới ảnh hƣởng của đạo đức Nho giáo trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam 1.2.1. Một số vấn đề về phụ nữ dưới ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trong lịch sử Trung Quốc Trong lịch sử Trung Quốc, vấn đề khắc phục bản năng tình dục, khẳng định sự vượt trội và thống trị của nam giới với nữ giới, ý nghĩa của mối quan hệ giữa Trung, Hiếu, Trinh là một mối quan tâm kéo dài qua nhiều thời đại. Hàn Phi Tử (281 TCN - 233 TCN), đại diện tiêu biểu của Pháp gia từng viết trong Thiên Trung hiếu: “Thần nghe nói: “Tôi thờ vua, con thờ cha, vợ thờ chồng, ba việc đó thuận thì thiên hạ trị yên. Đó là cái đạo bất biến của thiên hạ. Vị vua sáng, bầy tôi hiền không thể thay đổi được nó” [133, tr.574]. Trong thời Chiến quốc, Khổng Tử (551 TCN - 479 TCN) tuy chưa nói nhiều đến việc ngăn ngừa người phụ nữ tái giá hay cổ vũ họ tự tận theo chồng nhưng ông có khá nhiều lần phát ngôn xem thường phụ nữ như: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân nan vi dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán (Chỉ 2 Trong Luận án của chúng tôi, “liệt nữ 烈女” không phải có chú chữ Hán đi kèm như “liệt nữ 列 女”. 10
  15. có đàn bà và tiểu nhân là khó nuôi thôi. Gần thì chúng nhờn, xa thì chúng oán )”3. Kinh Lễ có ghi lại chuyện Tử Tư khóc vì không được tổ chức lễ tang cho người mẹ của mình do bà đã tái giá. Cũng trong Kinh Lễ, những ngăn ngừa, giới hạn trong ứng xử, giao tiếp, quan hệ nam nữ đã được ghi lại, trở thành khuôn mẫu cho mấy nghìn năm sau: “Người nam và người nữ, không được phép ngồi chung hỗn độn, quần áo không được treo chung trên cùng một giá treo áo; từng mỗi người tự có khăn lược của riêng mình, không được phép dùng lẫn lộn; đưa đồ vật cũng không được phép chính tay chuyền cho. (…) Giữa người con trai và con gái, nếu như chưa có thông qua mai mối của người trung gian, không được phép tự ý riêng tư trao đổi tên tuổi cho nhau” [127, tr.337 - 338]. “Lễ kí - Giao đặc sinh nói: “Tín là đức hạnh của phụ nữ. Một khi đã sánh đôi với người thì trọn đời không thay đổi, nên chồng chết thì không lấy chồng khác” [138, tr.184 - 185]. Thực ra, những quan niệm này có nguồn gốc sâu xa từ tác phẩm triết học lâu đời bậc nhất của Trung Quốc - Kinh Dịch. Kinh Dịch quan niệm “Nhất âm nhất dương chi vị đạo (Một âm một dương gọi là đạo)” [98, tr.451] và cũng trong Kinh Dịch, quan niệm “Phụ nhân trinh cát, tùng nhất nhi chung dã” (Người đàn bà mà chính chuyên, ấy tốt: Theo một chồng cho trọn đời)” [Dẫn theo: 229, tr.156 - 157] đã được nhấn mạnh. Theo kinh điển Nho gia, “Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ; cập kì chí dã, sát hồ thiên địa (…) Đạo người quân tử khởi đầu mối từ vợ chồng; đến chỗ cùng cực của đạo ấy thì thấu triệt trời đất” (Tử Tư) [215, tr.1254 - 1255]. Sự “tu thân” mà Nho giáo quy định “từ thiên tử cho tới thứ dân” là nhằm phục vụ cho mục đích chính trị (Đức trị - Nhân trị) và nhuốm màu sắc tôn giáo (Thiên nhân cảm ứng). Việc tu thân được nhà nho đề cao bởi nó có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị. Trong Luận ngữ, Hữu tử nói: “Kì vi nhân dã hiếu đễ nhi hiếu phạm thượng giả tiển hĩ. Bất hiếu phạm thượng nhi hiếu tác loạn giả vị chi hữu dã (…)” (Là người hiếu đễ mà thích phạm thượng thì thật ít thấy. Đã là người không thích phạm thượng mà thích làm loạn thực chưa từng có (…)”4. Nhân vật liệt nữ ra đời trong bối cảnh văn hóa Nho giáo đó và có một ý 3 Phạm Văn Khoái (2004), Khổng phu tử và "Luận ngữ", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.370. 4 Phạm Văn Khoái (2004), Khổng phu tử và "Luận ngữ", TLĐD, tr.184. 11
  16. nghĩa nhất định trong việc khẳng định sự tồn tại của Hoàng quyền, Phụ quyền và Nam quyền. Người phụ nữ giữ trinh tiết, thủy chung như nhất với chồng là nền tảng cơ bản cho sự hiếu đễ của người con đối với cha và trên nữa là lòng trung thành của bề tôi đối với vua trong mối quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng theo đạo Tam cương. Nhà nho đề cao người liệt nữ là vì mục đích chính trị, đạo đức và tôn giáo đó. Theo Vi Chính Thông, việc coi con hiếu sẽ là tôi trung là biểu hiện của “phiếm hiếu chủ nghĩa”, coi hiếu và trung là một và bề tôi đối với vua cũng như con đối với cha, là sự phóng đại mô hình gia đình thành mô hình xã hội [Xem thêm: 191, tr. 101 - 106]. Đến Mạnh Tử (372 TCN - 289 TCN), học trò của Tử Tư (Khổng Cấp), vấn đề hôn nhân nam nữ trở thành câu chuyện thừa tự, nối tông, coi chuyện không có con trai nối dõi là tội lớn nhất trong ba tội bất hiếu. Do đó, Phùng Hữu Lan cho rằng “[Theo nhà nho] mục đích chân chính của việc nam nữ giao hợp tức là sinh con (…), ái tình và khoái cảm không phải là hệ quả quan trọng, cho nên Nho gia cũng không xem trọng” [90, tr.488]. Đến Đổng Trọng Thư (179 TCN - 104 TCN), kiến nghị “bãi truất bách gia, độc tôn Nho học” cùng với sự phổ biến quan niệm “thiên nhân tương ứng”, “âm ti dương tôn”, thuyết tam cương ngũ kỉ, thuyết tam tòng… do ông đề xướng đã một lần nữa hạ thấp vai trò của người phụ nữ. Theo Phùng Hữu Lan, “Trong luân lí xã hội Trung Quốc, tam cương có ảnh hưởng rất mạnh. Theo kiến giải truyền thống, khi đánh giá một kẻ nào, người ta chú trọng ba mặt trung - hiếu - đại tiết của người đó (…). Một khi người đàn bà đã thất tiết (không trung thành với chồng), thế là xong, không còn gì để bàn luận nữa” [91, tr.41 - 43]. Lưu Hướng (77 TCN - 6 TCN) đời Hán viết Liệt nữ truyện 列女傳 để làm khuôn thước cho phụ nữ theo chuẩn mực của đạo đức Nho giáo gồm 7 mục (“Mẫu nghi”, “Hiền minh”, “Nhân trí”, “Trinh thuận”, “Tiết nghĩa”, “Biện thông”, “Nghiệt bế”) với mục đích ban đầu là “để răn thiên tử” [233, tr.36]. Thạch Phương cho rằng chính Liệt nữ truyện của Lưu Hướng và Nữ giới của Ban Chiêu đã hình thành một thứ cương thường luân lí trói buộc phụ nữ. Dù sao, theo Hoàng Anh, vấn đề “nam nữ có phân biệt” ở đời Hán mới là một tín điều, tục lệ nhiều nơi vẫn còn tương phản với tín 12
  17. điều này; sang thời Ngụy - Tấn quan niệm “nam nữ cách biệt” mới thành phong tục nhưng “phụ nữ thời Ngụy - Tấn vẫn có sự tự do nhất định, li hôn hay cải giá còn khá phổ biến, sự đề cao của triều đình với chuyện “trinh”, “liệt” cũng chưa đến mức như sau này (…)” [234, tr.20]. Theo Thạch Phương, “sau thời Ngụy Tấn, người đề xuất lí luận về trinh tiết của phụ nữ một cách khá hệ thống là Trương Hoa và Bùi Di, cả hai người đều viết sách và đặt tên là Nữ sử châm (…) đại diện cho thái độ về việc phụ nữ thủ tiết của sĩ đại phu suốt cả một thời đại phong kiến, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sau” [239, tr.189]. Khảo sát Thể lệ của Nhị thập ngũ sử do sử quan chính thống Trung Quốc biên soạn, Thạch Phương nhận thấy Sử kí, Hán thư, Lương thư, Nam sử, Ngũ đại sử không có đề mục Liệt nữ truyện. Thạch Phương lí giải: Sử kí, Hán thư không có Liệt nữ truyện 列女傳 có thể là do tác giả “trong lúc biên soạn đã không nghĩ đến điều này, mà đem truyện của mấy người phụ nữ xen cài vào các truyện kí khác”, còn sự vắng mặt của Liệt nữ truyện trong Lương thư, Nam sử, Ngũ đại sử có thể do đây “đều là những thời kì động loạn và không ổn định” [239, tr.258 - 259], còn lại không bộ sử nào thiếu vắng mảng ghi chép này. Đến Sơ Đường, phong trào cải giá của phụ nữ vẫn khá thịnh hành. Hai mươi hoàng đế nhà Đường có 211 công chúa thì trong đó “22 công chúa cải giá, số công chúa lấy chồng đến 3 lần là 4 người” [239, tr.245]. Trong bài viết “Luận Tống đại liệt nữ đích đặc chất”, Lí Hiểu Yên cho biết “Liệt nữ 列女 đời Tống cũng giống như những người phụ nữ từng được đưa vào chính sử, phải giữ đạo làm vợ, đầy đủ các nết tốt như hiếu thuận và trinh tiết” [236, tr.13], “đặc điểm quan trọng trước hết của liệt nữ 列女 là “tòng phu” một cách mù quáng” [236, tr.14]. Chính vì thế mà trong đời Hán có những phụ nữ không cần phải có trinh hiếu mới được ghi vào chính sử thì “Trong Tống sử không những không có người phụ nữ nào lấy chồng nhiều lần được ghi lại mà ngay những người được ghi lại cũng “thủ tiết tuẫn phu” một cách mù quáng hơn so với phụ nữ các triều đại trước, do đó mà cũng trở thành mẫu mực của đạo đức chính thống” [236, tr.14]. Đi tìm lí do cho hiện tượng này, không hẹn mà gặp, các nhà nghiên cứu đều 13
  18. cho rằng nó chịu ảnh hưởng từ câu nói của Trình Di được thuật lại trong Hà Nam Trình thị di thư: “Cải giá là thất tiết, nếu như cưới người thất tiết về làm vợ, thì chính ta cũng thất tiết. (…) Chỉ vì đời sau sợ chết đói chết rét, nên mới có thuyết ấy. Nhưng chết đói là việc rất nhỏ mà thất tiết là việc rất lớn” [239, tr.274], đồng thời không quên lưu ý rằng đây là một “tiêu chuẩn kép”. Lí giải ham muốn xử nữ của nam giới Trung Quốc thời cổ, Từ Quân - Dương Hải cho rằng đó là do ảnh hưởng của thuyết dưỡng sinh phòng trung thuật của Đạo giáo và do quan niệm về trinh tiết của Nho gia (Xem thêm: [138, tr.184 - 185]). Lí giải vấn đề này trong bối cảnh xã hội đời Tống, Thạch Phương cho rằng còn một nguyên nhân nữa là do tác động của các loại tiểu thuyết bút kí ngôn tình (Xem: [239, tr.278 - 281]). Sau những biến động chính trị lớn, triều Nguyên Mông thống trị toàn Trung Quốc, nhưng với nền tảng tinh thần là văn hóa du mục, lãnh đạo cấp cao của chính quyền khi ấy không quá coi trọng vấn đề này. Về mặt văn hóa, họ vẫn tiếp nhận tư tưởng Nho gia, lí học Trình Chu nhưng “giữ lại một số tập tục vốn có của người Mông Cổ, như coi thường quan niệm trinh tiết của người phụ nữ” [163, tr.234]. Sang đời Minh, hoàng đế và hoàng hậu tự tay biên soạn sách Nữ giới để biểu dương sự trinh thuận của phụ nữ. Theo ghi chép của Minh sử, lúc đó số phụ nữ chết để giữ tiết được ghi trong thực lục và địa phương chí “có hơn vạn người” [163, tr.502], thậm chí, cũng trong đời Minh, đã “dần xuất hiện các phương pháp chẩn đoán để kiểm tra xử nữ” [239, tr.392]. Sách Cổ kim liệt nữ truyện 古今列女傳 của Giải Tấn (1369 - 1415) ra đời trong thời kì này. Sự xuất hiện của phái tả Vương học giữa đời Minh với một số đại diện như Vương Cấn, Lí Chí chủ trương công kích lí học Trình Chu, phủ nhận uy quyền thánh hiền, cổ động nam nữ bình quyền, tự do hôn nhân... đến mức bị hãm hại đến chết (Lí Chí) chỉ là những tiếng nói nhỏ nhoi và yếu ớt. Đến đời Thanh, trong Thanh sử cảo, số lượng trinh nữ liệt phụ kể ra có tới cả vạn người, trong đó số được đưa vào sử cũng tới 616 người. Cũng trong đời Thanh, việc sùng bái trinh tiết lại đạt đến đỉnh cao, quan lại vì muốn lập thành tích về lễ giáo nên “tại các địa phương nối nhau mọc lên các cơ sở từ thiện mang tên Toàn tiết đường, Thanh tiết đường, Trinh tiết đường, Lập trinh đường, Sùng tiết đường, Bảo tiết cục… chuyên 14
  19. dùng vào việc thu nhận và an trí những trinh nữ tiết phụ lập chí thủ tiết” [239, tr.421] và chỉ những phụ nữ trên 30 tuổi mới được thu nhận vào đó, trong khi đời sống cung đình của vua chúa lại cực kì hoang dâm, trụy lạc. Chính vì thế, Vi Chính Thông cho rằng, đặc điểm của đạo đức Nho gia là “không coi trọng số phận con người trong cuộc sống đời thường (…), hiểu rất ít về cuộc sống con người” vì “một trong những nguyên nhân chủ yếu là coi thường bản năng” [191, tr.153]. Nhà nghiên cứu Dịch Trung Thiên, qua công trình Trung Quốc đích nam nhân dữ nữ nhân, đã thẳng thắn chỉ ra rằng: “Trong xã hội truyền thống Trung Quốc, có người phụ nữ nào mang đầy đủ những đặc trưng của nữ giới, xuất hiện trước mắt đàn ông như một người phụ nữ thực thụ không? Xin thưa: Có. Nhưng đáng tiếc họ thường bị gọi là “dâm phụ”. (…) Đương nhiên, có một kiểu nữ nhân xinh đẹp mà không sợ bị chỉ trích, đó là “trinh liệt nữ”. (…) Cho nên những quả phụ muốn lập chí thủ tiết chỉ có hai con đường: Làm sao thật sớm tự sát là tốt nhất hoặc phải cố gắng làm cho mình trở nên xấu xí, tốt nhất hãy quên rằng mình là phụ nữ. Bởi vì đối với một quả phụ, nhất là quả phụ còn trẻ, cám dỗ khó chế ngự nhất là cám dỗ về mặt tình dục, sự thử thách gian nan nhất là thử thách về mặt tình dục mà vấn đề tình yêu, tình dục lại có liên quan đến nhan sắc, dung mạo, nghi biểu (…). Quả phụ không có đàn ông che chở, rất dễ bị lừa phỉnh; quả phụ đã từng có kinh nghiệm tình dục, rất dễ bị dụ dỗ” [241, tr.62 - 65]. Đây là một phát hiện thú vị về “trinh liệt nữ”, những người lâu nay vẫn được coi là cứng cỏi, khí phách. Luận điểm này có ý nghĩa gợi dẫn rất quan trọng khi đánh giá hành vi của các liệt nữ trong lịch sử cũng như trong sáng tác văn học. 1.2.2. Một số vấn đề về phụ nữ dưới ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trong lịch sử Việt Nam Du nhập từ Trung Quốc vào nước ta từ thời Bắc thuộc, Nho giáo có một quá trình hòa nhập khá gian truân để trở thành một bộ phận quan trọng của văn hóa truyền thống Việt Nam. Sự thâm nhập của Nho giáo vào cuộc sống thường ngày, trở thành phong tục, tập quán có lẽ chưa trở nên phổ biến trong những năm tháng Bắc thuộc. Chính vì thế, khi viết về giai đoạn lịch sử này, các nhà nho Đại Việt đã cất 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2