intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Văn học nước ngoài: Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

83
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận án này là tìm hiểu hoàn cảnh, cách thức, xu hướng tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử. Nghiên cứu, đánh giá, phân tích, thống kê, tổng hợp, lý giải nhằm nhận diện một cách cơ bản, tổng quát và cụ thể về tình hình tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc (tiếp nhận trên các phương diện tác giả, văn bản, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật và các xu hướng, cách thức tiếp nhận). Tập trung làm sáng tỏ những ý kiến, nhận định, đánh giá, tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Văn học nước ngoài: Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN PHƢƠNG THẢO TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT THỦY HỬ Ở TRUNG QUỐC TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI Hà Nội - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN PHƢƠNG THẢO TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT THỦY HỬ Ở TRUNG QUỐC TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Mã số: 62.22.02.45 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trần Đình Sử 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Chanh Hà Nội - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các trích dẫn khoa học và tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xác thực. Tác giả luận án NGUYỄN PHƢƠNG THẢO
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án Tiến sĩ Ngữ văn đề tài Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu từ nhiều cá nhân, cơ quan và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Trần Đình Sử và PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Chanh - những người thầy đã tận tình chỉ bảo, định hướng tôi trong việc chọn lựa đề tài, tiếp cận các phương pháp nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu; hướng dẫn, góp ý sửa chữa cho bản luận án này, giúp tôi hoàn thành các nhiệm vụ học tập của một nghiên cứu sinh. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới: - Tổ bộ môn Văn học nước ngoài, khoa Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu, bảo vệ Luận án đúng thời gian qui định. - Viện Văn học - nơi tôi công tác, đã khuyến khích để tôi theo học chương trình nghiên cứu sinh khóa 2013-2017. - Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Nguyễn Phƣơng Thảo
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 4. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu ................................................. 4 5. Đóng góp mới của luận án ............................................................................ 5 6. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 6 1.1. Về lý thuyết tiếp nhận văn học................................................................ 6 1.1.1. Khái lược về lý thuyết tiếp nhận văn học ............................................... 6 1.1.2. Về tình hình nghiên cứu, vận dụng lý thuyết tiếp nhận........................... 8 1.1.2.1. Ở Âu - Mĩ ............................................................................................. 8 1.1.2.2. Ở Trung Quốc .................................................................................... 13 1.1.2.3. Ở Việt Nam ........................................................................................ 16 1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử .................................... 19 1.2.1. Địa vị của Thủy hử trong lịch sử văn học và văn hóa Trung Quốc ......... 19 1.2.2. Tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc trước thế kỷ XX............................... 21 1.2.3. Khái lược tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay.... 26 Tiểu kết ........................................................................................................... 35 CHƢƠNG 2: TIẾP NHẬN THỦY HỬ Ở TRUNG QUỐC TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1949 ............................................................................... 37 2.1. Ngữ cảnh và ngƣời đọc .......................................................................... 37 2.1.1. Bối cảnh thời đại ................................................................................... 37
  6. iv 2.1.2. Cuộc vận động Ngũ Tứ và sự nảy sinh lớp người đọc mới................... 38 2.2. Các khuynh hƣớng tiếp nhận ................................................................ 42 2.2.1. Tiếp nhận Thủy hử dưới nguồn sáng tân văn hóa ................................ 42 2.2.1.1. Đa dạng hóa các khuynh hướng tiếp nhận ......................................... 42 2.2.1.2. Thành tựu và những giới hạn ............................................................. 54 2.2.2. Tái thể hiện trong tiếp nhận Thủy hử thời kỳ kháng Nhật .................... 57 2.2.2.1. Cảm biến chính trị và hai ngã rẽ tiếp nhận Thủy hử .......................... 57 2.2.2.2. Hiện tượng tái tạo và phóng tác Thủy hử .......................................... 59 2.2.2.3. Hiện tượng kịch chuyển thể và cải biên Thủy hử .............................. 63 Tiểu kết ........................................................................................................... 66 CHƢƠNG 3: TIẾP NHẬN THỦY HỬ Ở TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1949 ĐẾN 1980 ....................................................................................................... 67 3.1. Ngữ cảnh và ngƣời đọc .......................................................................... 67 3.1.1. Bối cảnh thời đại ................................................................................... 67 3.1.2. Sự xuất hiện các công trình nghiên cứu Thủy hử với các hướng nghiên cứu đa dạng ..................................................................................................... 68 3.2. Các khuynh hƣớng tiếp nhận ................................................................ 72 3.2.1. Khuynh hướng giai cấp luận ................................................................. 72 3.2.1.1. Hệ thống chủ đề và sự qui chiếu về lý thuyết phản ánh .................... 73 3.2.1.2. Các phương diện nội dung ................................................................. 79 3.2.1.3. Các phương diện nghệ thuật............................................................... 85 3.2.2. Khuynh hướng xã hội học cực đoan ..................................................... 95 3.2.2.1. Nhận diện các phương hướng tiếp nhận Thủy hử thời Mao .............. 95 3.2.2.2. Chủ nghĩa Mao và hiện tượng tiếp nhận “phản tiếp nhận” ................ 96 3.2.2.3. Vị thế kẻ cầm quyền và phong trào bình luận Thủy hử ..................... 99 Tiểu kết ......................................................................................................... 103
  7. v CHƢƠNG 4: TIẾP NHẬN THỦY HỬ Ở TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1980 ĐẾN NAY ..................................................................................................... 104 4.1. Ngữ cảnh và ngƣời đọc ........................................................................ 104 4.1.1. Bối cảnh thời đại ................................................................................. 104 4.1.2. Thế hệ tiếp nhận mới cùng với tinh thần khai phóng, mở đường cho quá trình nghiên cứu, tiếp nhận Thủy hử ............................................................. 107 4.1.2.1. Văn học Trung Quốc từ “phản tỉnh” đến “khai phóng”.................. 107 4.1.2.2. Tiếp nhận Thủy hử từ “phản tỉnh” đến “khai phóng” ...................... 109 4.2. Các khuynh hƣớng tiếp nhận .............................................................. 111 4.2.1. Khuynh hướng nghiên cứu mỹ học - Đề cao Chân, Thiện, Mỹ ........... 112 4.2.2. Khuynh hướng nghiên cứu văn hóa học truyền thống ........................ 117 4.2.3. Khuynh hướng nghiên cứu văn hóa đại chúng ................................... 137 4.2.3.1. Điện ảnh, âm nhạc ............................................................................ 137 4.2.3.2. Hội họa, truyện tranh........................................................................ 140 Tiểu kết ......................................................................................................... 143 KẾT LUẬN .................................................................................................. 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................ 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 149
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Khi bắt đầu xuất hiện tác phẩm văn học cũng là lúc hình thành hoạt động thưởng thức, tiếp nhận. Trước thực tế này, bằng việc nhận thức và tiếp thu kinh nghiệm văn học nước ngoài, tiếp nhận văn học - một lĩnh vực góp phần tích cực vào quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ và văn học dân tộc, đã và đang là lý thuyết được khoa lý luận văn học quan tâm nghiên cứu. Các vấn đề cảm thụ văn học của thế hệ độc giả, tâm lý học tiếp nhận văn học, chú giải học, cách đọc xã hội học, cách đọc “phê bình mới”, mối quan hệ giữa “tầm đón đợi” và sự tiếp nhận, v.v... là những hạt nhân cơ bản của lý thuyết tiếp nhận. Lý thuyết tiếp nhận ra đời như một đòi hỏi, nhu cầu tất yếu của đời sống văn học. Một mặt, nó khẳng định tính đa nghĩa của tác phẩm dựa trên sự đánh giá khác nhau trong quan điểm, tư tưởng, tình cảm, trình độ của người đọc, giới đọc, thế hệ đọc,... mặt khác nó làm thay đổi, chuyển hóa vai trò, ý nghĩa của tác phẩm và người đọc, đưa người đọc vào vị trí trung tâm trong mối quan hệ ba chiều: tác giả - tác phẩm - người đọc. Như vậy, nếu coi sáng tác và tiếp nhận là hai lĩnh vực cơ bản của đời sống văn học thì lý thuyết tiếp nhận văn học thực chất là một nửa của lý luận văn học. Trong cái nhìn của lý thuyết tiếp nhận, nhà văn, người đọc, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã tự tìm cho mình những thể nghiệm mới, những cách hình dung, cách hiểu về tác phẩm sâu sắc, đa dạng, phức tạp hơn. Ở Việt Nam từ nhiều thập kỷ trước, lý thuyết tiếp nhận đã được đề cập đến song phải đến giai đoạn Đổi mới (1986), tiếp nhận văn học mới thực sự được nghiên cứu, triển khai rộng rãi. 1.2. Nghiên cứu quan hệ văn học Việt - Trung; giới thiệu văn học Trung Quốc để nhận diện văn học dân tộc; so sánh, phân tích, lý giải cơ bản, tổng quát và cụ thể về tình hình tiếp nhận, dịch thuật các tác phẩm văn học
  9. 2 Trung Quốc ở Việt Nam... là những vấn đề có tính thời sự khoa học. Tính đến thời điểm này, đã có hàng ngàn tác phẩm văn học Trung Quốc cổ kim được dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Để các tác phẩm văn học Trung Quốc đến gần với bạn đọc Việt Nam hơn thì công tác nghiên cứu, luận bàn, tiếp nhận được đặt ra như một đòi hỏi, yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết. Với từng trường hợp tác phẩm cụ thể, mà ở đây là Thủy hử, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra xu thế và quá trình vận động, diễn tiến, biến đổi. Trong lịch sử văn học Trung Quốc, Thủy hử là tác phẩm có quy mô lớn và tiêu biểu nhất về đề tài nội chiến và khởi nghĩa nông dân. Tác phẩm này được liệt vào “tứ đại kỳ thư”, được nhiều người yêu thích và được quan tâm nghiên cứu một cách bài bản, kỹ lưỡng. Tuy nhiên, việc tiếp nhận Thủy hử kể từ khi tác phẩm ra đời (thế kỷ XIV) đến nay cũng có nhiều cách đánh giá, bình luận khác biệt, thậm chí trái ngược nhau. Nhìn toàn diện quá trình tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc, có thể nói đó là sự kết hợp giữa lý luận Trung Quốc và phương Tây, bao gồm cả xu hướng đa nguyên, xu thế độc tôn, mở rộng và ngày càng phát triển năng lực “tự ý thức” về chính lịch sử tiếp nhận Thủy hử. Bên cạnh đó, nghiên cứu Thủy hử luôn luôn chấp nhận việc vận dụng các phương pháp tiếp cận và lý thuyết mới. Vì vậy, trên nhiều phương diện, việc nghiên cứu, tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc so với các tiểu thuyết cổ điển khác có phần đa dạng, nổi trội hơn. Mỗi thời đại, với những thay đổi về tầm nhận thức, tầm văn hóa sẽ tất yếu nảy sinh những cách tiếp nhận, cách hiểu khác nhau về một tác phẩm văn học. Tiếp nhận Thủy hử trước thế kỷ XX cơ bản là việc đề cao sự độc đáo, nghệ thuật trác tuyệt trong việc miêu tả hình tượng nhân vật điển hình và phê phán hiện thực xã hội, tuy nhiên, chưa có nhiều kiến giải, luận bình và chưa định hình những phương pháp nghiên cứu tiếp nhận. Chỉ đến giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến nay, tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc mới hình thành những xu hướng cụ thể, rõ ràng. Chính thực tiễn trên của nền nghiên cứu, lý luận,
  10. 3 phê bình văn học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế đã thôi thúc người viết thực hiện đề tài Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu + Tìm hiểu một số vấn đề về lý thuyết tiếp nhận. + Tìm hiểu hoàn cảnh, cách thức, xu hướng tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử. + Nghiên cứu, đánh giá, phân tích, thống kê, tổng hợp, lý giải nhằm nhận diện một cách cơ bản, tổng quát và cụ thể về tình hình tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc (tiếp nhận trên các phương diện tác giả, văn bản, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật và các xu hướng, cách thức tiếp nhận). + Tập trung làm sáng tỏ những ý kiến, nhận định, đánh giá, tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc. + Đưa ra một số so sánh, nhận định về tình hình tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc và Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu + Lý thuyết tiếp nhận và định hướng vận dụng lý thuyết tiếp nhận. + Nghiên cứu “sự nghiên cứu” và tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc qua các giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến nay. - Phạm vi nghiên cứu + Nhận diện lý thuyết tiếp nhận. + Văn bản tác phẩm Thủy hử (bản dịch và nguyên tác). + Lịch sử nghiên cứu và tiếp nhận Thủy hử. + Nguồn tư liệu: 1) Các công trình nghiên cứu Thủy hử của các học giả Trung Quốc; 2) Các tài liệu nghiên cứu Thủy hử ở Trung Quốc được dịch ở Việt Nam; 3) Các công trình nghiên cứu, giáo trình, chuyên khảo của các học
  11. 4 giả Việt Nam; 4) Công trình nghiên cứu chọn lọc của học giả nước ngoài; 5) Nguồn tài liệu mạng Internet. Vấn đề tiếp nhận có phạm vi rộng lớn bao gồm tiếp nhận cả trong lĩnh vực phê bình - nghiên cứu; giảng dạy và sáng tác. Tuy nhiên, luận án chỉ đặt vấn đề tìm hiểu trong lĩnh vực phê bình - nghiên cứu văn học. 4. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay dựa trên cơ sở vận dụng lí thuyết tiếp nhận. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phương pháp này giúp hệ thống các nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu lịch sử vấn đề và các giai đoạn tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc. Ngoài ra, còn giúp khảo sát một cách cơ bản, có hệ thống những ý kiến, quan điểm, những đánh giá, luận giải về Thủy hử. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là những phương pháp phục vụ cho việc đi sâu nghiên cứu tác phẩm về mặt văn bản, tác giả, nội dung, nghệ thuật, kết cấu... Qua phân tích, tổng hợp chúng tôi có điều kiện mở rộng nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc trong từng giai đoạn tiếp nhận. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc bao gồm cả việc so sánh, đối chiếu các công trình nghiên cứu, dịch thuật Thủy hử ở trong và ngoài nước, qua đó, bước đầu đặt ra cái nhìn so sánh về nghiên cứu Thủy hử ở các nước trong khu vực như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc... và một số nước châu Âu như Anh, Pháp, Nga, Italia,... định hình cái nhìn toàn diện về nghiên cứu, tiếp nhận tác phẩm Thủy hử ở Trung Quốc và trên thế giới. Phương pháp liên ngành: Luận án sử dụng phương pháp loại hình học và tự sự học - hai phương pháp kinh điển làm nền cho nghiên cứu văn học, đặc biệt phù hợp với tiểu thuyết chương hồi. Áp dụng vào trường hợp tiểu
  12. 5 thuyết Thủy hử, hai phương pháp này được triển khai theo hướng nghiên cứu loại hình như xã hội học, văn hóa học, ký hiệu học, cấu trúc, hình thức và chức năng tự sự. 5. Đóng góp mới của luận án + Đề tài góp phần giúp người đọc hình dung đầy đủ hơn lịch sử tiếp nhận và những vấn đề đang đặt ra trong công tác nghiên cứu Thủy hử ở Trung Quốc. + Xác định những ý nghĩa tiếp nhận mới trong nghiên cứu Thủy hử ở Trung Quốc giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến nay. + Qua nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc, luận án gợi ra hướng nghiên cứu mới, mở rộng phạm vi so sánh việc nghiên cứu tiếp nhận tác phẩm ở các nước cùng quỹ đạo văn hóa Hán (Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc), đặc biệt từ thế kỷ XX, trên cơ sở đó mở rộng sang các nước phương Tây. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1949 Chương 3: Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 1980 Chương 4: Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ năm 1980 đến nay
  13. 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Về lý thuyết tiếp nhận văn học 1.1.1. Khái lược về lý thuyết tiếp nhận văn học Tiếp nhận là một hiện tượng không thể thiếu trong đời sống xã hội. Từ xa xưa, con người giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ và các hình thức tiếp nhận khác. Chính vì thế, các yếu tố, xu hướng tiếp nhận trong đời sống xã hội nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng đã có lịch sử lâu dài. Trong văn học, người ta dùng lý thuyết tiếp nhận để chỉ ra phương thức tồn tại của tác phẩm văn học. Tư duy tiền hiện đại chỉ nhấn mạnh văn bản còn tư duy hiện đại và hậu hiện đại đã thấy rõ được vai trò của người đọc. Sự khác biệt giữa văn bản và tác phẩm đã được bàn đến với việc cho rằng công thức chính là hệ hình tư duy và mỗi tác phẩm văn học có cách thức tồn tại riêng của nó. Lý thuyết tiếp nhận giúp khám phá văn bản và cho thấy rõ văn bản có phần chịu sự chi phối của người tiếp nhận. Thời cổ đại, trong công trình The Poetics (Nghệ thuật thi ca), Aristotle đã nhắc tới karthasis (thanh lọc), một yếu tố được xem là khởi nguyên của khái niệm tiếp nhận. Quá trình chọn lọc, tiếp thu, phản hồi của độc giả chính là những biểu hiện quan trọng nhất của tiếp nhận văn học. Bước sang thời cận hiện đại sau này, lý thuyết tiếp nhận và mĩ học tiếp nhận mới được định hình. Mỹ học tiếp nhận ra đời vào thập niên 60 của thế kỷ XX từ Đức. Tại đây, hai đại biểu Hans Robert Jauss (1921-1997) và Wolfgang Iser (1926-2007) của trường Đại học Konstanz là những người mở đường cho nghiên cứu tiếp nhận, còn gọi là trường phái mỹ học tiếp nhận Konstanz. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, tiếp nhận văn học được định nghĩa là: “Hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ
  14. 7 thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể… Qua tiếp nhận văn học, nhờ được tri giác, liên tưởng, cắt nghĩa, tưởng tượng của người đọc mà tác phẩm trở nên đầy đặn, sống động, hoàn chỉnh; ngược lại người đọc nhờ tác phẩm mà được mở rộng vốn hiểu biếu, kinh nghiệm về đời sống, tư tưởng và tình cảm cũng như năng lực cảm thụ, tư duy” [55, 235]. Qua định nghĩa này, tiếp nhận văn học chính là quá trình người đọc vận dụng kinh nghiệm, sự hiểu biết cá nhân để lý giải và cảm thụ tác phẩm. Người đọc còn giữ vai trò trung tâm, chi phối một số khái niệm hữu quan khác như: Tầm đón nhận/ Chân trời chờ đợi (đón đợi), kinh nghiệm thẩm mỹ, khoảng cách thẩm mỹ,... Nghiên cứu mối quan hệ tác giả - tác phẩm - người đọc giúp cho các nhà nghiên cứu có được cái nhìn sâu sắc, thấu đáo, đa diện hơn về lí thuyết này. Qua đó, lí luận phê bình văn học được mở rộng, nâng cao; giá trị văn học cũng như các xu thế tiếp nhận ngày càng đa dạng, thực chất, có chiều sâu hơn. H. Jauss, trong chương thứ nhất (chương được coi là quan trọng nhất, có tính chất tuyên ngôn) của cuốn sách gồm 11 chương ra đời năm 1970, có tiêu đề: Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học, đã đề cập đến khái niệm Tầm đón nhận: “Cái hệ thống ra đời trong giây phút lịch sử mà bất kỳ tác phẩm nào xuất hiện, và được xây từ hiểu biết trước đây về thể loại, từ hình thức và đề tài của những tác phẩm có trước, và từ sự đối lập của ngôn ngữ nhà thơ và ngôn ngữ thông thường” [37, 87-88]. Thuật ngữ Tầm đón nhận (Erwahrtungshorizont - tiếng Đức, Horizon d‟attente - tiếng Pháp, Horizons of expectations - tiếng Anh) được H. Jauss tiếp thu từ K. Mannheim vào năm 1958, sau đó phát triển và mở rộng thêm nhiều nội dung khác. Tầm đón nhận được H. Jauss xác định là trình độ và kinh nghiệm đọc của độc giả. Trong phần viết Introduction to Modern Literary theory của Kristi Siegel
  15. 8 càng khẳng định rõ điểu này: “Tầm đón nhận/ Chân trời chờ đợi (đón đợi), một thuật ngữ được phát triển bởi Hans Robert Jauss để giải thích “sự mong chờ” của người đọc như thế nào hoặc khung tham chiếu dựa trên kinh nghiệm quá khứ của người đọc văn học và những định kiến về văn học của người được sở hữu (tức là kinh nghiệm thẩm mỹ của người đọc luôn bị ràng buộc bởi thời gian và các yếu tố lịch sử” (Nguồn: http://www.kristisiegel.com/theory.htm). Tuy nhiên, ở bài viết Những giới hạn tiếp nhận “Bà Bovary” ở Việt Nam (Qua trường hợp các bản dịch), nhà nghiên cứu Phùng Kiên có ý kiến rằng, khái niệm Erwahrtungshorizont nên hiểu là Giới hạn tiếp nhận: “Căn cứ vào những phân tích này và cách hiểu đối với khái niệm của H.R. Jauss, chúng tôi xin phép được diễn đạt chữ horizon d‟attente (tiếng Pháp) như là giới hạn tiếp nhận thay cho cách diễn đạt được dịch sát nghĩa từng chữ nhưng có phần hơi mơ hồ thường gặp là chân trời chờ đợi hay tầm đón đợi” [74, 114]. Theo nhà nghiên cứu, nếu dịch Erwahrtungshorizont là Tầm đón nhận/ chân trời chờ đợi (đón đợi) e rằng chưa bao quát được ý nghĩa, cách dịch Giới hạn tiếp nhận vừa thể hiện được phạm vi tiếp nhận vừa thể hiện trọn vẹn cách hiểu về các phương thức, xu thế, nội dung tiếp nhận của độc giả. Bên cạnh đó, khái niệm kinh nghiệm thẩm mỹ nói tới một quá trình tiếp thu văn bản của độc giả, trong đó tác phẩm văn học tồn tại, tác động và chi phối hoạt động đọc (sự đọc) của độc giả. Trên cơ sở đó sẽ hình thành một khoảng cách giữa tác phẩm và người đọc, được gọi là khoảng cách thẩm mỹ. Từ nội dung, nghệ thuật, thế giới nhân vật trong tác phẩm đến chiều sâu thế giới tâm hồn người đọc đều là những khoảng cách thẩm mỹ, những giới hạn tiếp nhận cần được nghiên cứu, bình luận, nhận định sâu sắc hơn. 1.1.2. Về tình hình nghiên cứu, vận dụng lý thuyết tiếp nhận 1.1.2.1. Ở Âu - Mĩ Trong bầu không khí khủng hoảng của các phương pháp luận ở Âu - Mĩ giữa thế kỷ XX, khoảng những năm 1960, lý thuyết tiếp nhận ra đời ở Đức có
  16. 9 ý nghĩa như một sự bình ổn. Lý thuyết tiếp nhận là sự tổng hợp, bao gồm một phạm vi rộng lớn nhiều trường phái lí luận khác nhau, trong đó chủ nghĩa cấu trúc, chú giải học, chủ nghĩa hình thức Nga, xã hội học văn học, tâm lý học tiếp nhận… được xem là những yếu tố căn bản của hệ thống lí thuyết này. Năm 1970, W. Iser đã viết bài giảng xuất sắc Die Appellstruktur der Texte, được xuất bản bằng tiếng Anh là Indeterminacy and the Reader‟s response in Prose Fiction (Tính bất định và sự hưởng ứng của người đọc trong văn xuôi hư cấu). Đây là một trong những bài đầu tiên được W. Iser phát biểu ở trường Đại học Konstanz. Sự tác động của bản dịch bằng tiếng Anh này mặc dù không được hưởng ứng mạnh mẽ như những bài viết của H. Jauss nhưng đã cho thấy một bước tiến trong nghiên cứu tiếp nhận của W. Iser. Ngoài ra, W. Iser còn cống hiến những công trình khá ấn tượng như The current situation of literary theory: key concepts and the imaginary (Tình hình hiện nay của lý thuyết văn học: khái niệm chìa khóa và sự tưởng tượng) in trên New literary history, vol.11, no.I, 1979; The Act of Reading: A Theory of Aesthetic Response (Hoạt động đọc: Một lý thuyết của phản ứng thẩm mỹ), Baltimore: John Hopkins UP, 1974. Trong khi, H. Jauss lại dựa vào giả thích học của Gadamer để nghiên cứu lịch sử tiếp nhận văn học, ngữ cảnh, người đọc, tầm đón nhận. Tầm đón nhận được H. Jauss xem như “khái niệm nguồn” của lí thuyết tiếp nhận. Theo H. Jauss, tầm đón nhận là trình độ và kinh nghiệm văn chương (có trước) của mỗi người đọc hay (nảy sinh sau khi đọc)/ khi tiếp xúc với tác phẩm. Những phân tích về mặt thể loại, hình thức, đề tài, nội dung, nghệ thuật của độc giả đã dẫn đến các hình thức, xu hướng tiếp nhận khác nhau. Có thể kể thêm một vài công trình của H. Jauss như: Aesthetic Experience and Literary Hermeneutics (Kinh nghiệm thẩm mỹ và khoa giải thích học văn bản cổ văn học), Minneapolis: U of Minnesota P, 1982; Toward an Aesthetic of
  17. 10 Reception (Hướng tới một tiếp nhận thẩm mỹ), U of Minneapolis P, 1982. Như vậy, trong khi H. Jauss nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận trong hệ hình quan hệ xã hội và văn học; thì W. Iser tập trung nghiên cứu sự đọc/ hoạt động đọc như một nội dung quan trọng của tiếp nhận văn học. Ngoài những công trình của W. Iser và H. Jauss, nghiên cứu tiếp nhận ở các nước Âu - Mĩ còn có những công trình đáng chú ý viết bằng tiếng Anh: - Robert C.Holub (1984), Reception theory - A critical introduction, Published in Great Britain by Methuen Co.Ltd. - Dan shen and Xiaoyi Zhou (2006), Western Literary Theories in China: Reception, Influence and Resistance, Published by Edinburgh University Press. - Plaks, A.H. (1987), The Four Masterworks of the Ming Novel: Ssuta Chi-shu [M]. Princeton University Press. - Porter, D. (1989), The style of “Shui Hu Chuan” [D]. Princeton: Princeton University. - Eco, Umberto. The Role of the Reader. 1979. - Richards, I.A. How to Read a Page. 1942. - Rosenblatt, Louise. The Reader, the Text, the Poem. Carbondale: Southern Illinois UP, 1978. - Suleiman, Susan R., and Inge Crosman, eds. The Reader in the Text: Essays on Audience and Interpretation. Princeton UP, 1980]. Và viết bằng tiếng Pháp: - Auerbach Erich, Mimésis, Gallimard, 1996. - Casanova Pascale, La République mondiale des lettres, Seuil, 2008 (1999). - Nhiều tác giả, Qu‟est-ce que la littérature comparée ? (P. Brunel, Cl. Pichois, A.-M. Rousseau). Armand Colin, 1983.
  18. 11 - Nhiều tác giả, Pierre Corneille et l‟Allemagne (VALENTIN Jean- Marie dir.), Desjonquères, 2007. - Iser Wolfgang, Acte de lecture, Editions Mardaga, Bruxelle, 1985. - Jauss Hans-Robert, Pour une esthétique de réception, (traduit de l‟allemand par Claude Maillard), Gallimard, 1978. - Jauss Hans-Robert, Pour une herméneutique littéraire (traduit de l‟allemand par Maurice Jacob), Gallimard, nrf, 1982. Bên cạnh những nghiên cứu chung về lý thuyết tiếp nhận, ở Âu - Mĩ, việc nghiên cứu tiểu thuyết Thủy hử nói riêng cũng đạt được một số thành tựu. Các nhà Hán học phương Tây tập trung nghiên cứu chủ đề tư tưởng, tác dụng xã hội, hoặc tiến hành so sánh quan niệm nghệ thuật, văn hóa Đông - Tây trong Thủy hử. Điều này chứng tỏ sự quan tâm không nhỏ của học giả Âu - Mĩ đến tiểu thuyết Thủy hử. Một số học giả nước ngoài nghiên cứu về hệ thống chủ đề của Thủy hử, đã thể hiện rõ quan điểm phê phán khác với quan niệm của đại lục Trung Hoa, đưa ra những cách nhìn mới thực sự có giá trị gợi mở. Ví dụ, nhà Hán học người Mỹ C.T. Hsia (夏 志 清) phát biểu: “Quan điểm cho rằng các hảo hán Lương Sơn giúp dân chúng thể hiện bất bình là phiến diện; tinh thần phản kháng của họ chỉ thể hiện khát vọng trả thù”. Thậm chí có một số bài lý luận thiên về phương diện đánh giá đạo đức, hoàn toàn phủ định hành vi của các anh hùng trong Thủy hử. Năm 1966, trên Tạp chí Văn học phương Đông (The Virture of Yi in Water Margin (số 5), Timothy C. Wong (黄 宗 泰) viết bài Đạo đức thể hiện trong khái niệm “Nghĩa” trong Thủy hử đã chỉ ra sự mâu thuẫn rõ rệt giữa các hành vi tàn nhẫn và các biểu hiện “Nghĩa” của các nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Thủy hử. Các hành vi giết người, cướp bóc, phóng đãng của họ phải là “phi nghĩa” chứ không phải “Nghĩa” - cách hiểu từ trước đến nay của người Trung Quốc. Cùng chung ý kiến này, nhà Hán học
  19. 12 người Australia - Bill Jenner từng phân tích trên tạp chí Trung Quốc (Nguyễn Hải Hoành chuyển dịch sang tiếng Việt trên Tạp chí Tia sáng) như sau: “Tôi thấy đây là một vấn đề rất thú vị, vì nó liên quan tới nền văn hóa và trạng thái xã hội Trung Quốc từ triều Minh cho đến ngày nay. Một mặt, sự chém giết lẫn nhau trong Thủy hử rất chi là nhộn nhạo… Cái gọi là các anh hùng hảo hán trong sách ra tay choảng nhau thường gây ra tổn thương cho bản thân và người nhà, chỉ vì để chứng tỏ võ công của mình mà họ sử dụng bạo lực, làm hại kẻ khác. Xét về ý nghĩa ấy thì Thủy hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn” [72, 58]. Bill Jenner đã đặt ra một hướng tiếp nhận đi ngược lại hướng tiếp nhận truyền thống. Xưa nay, độc giả và các nhà nghiên cứu luôn đón nhận tác phẩm với thái độ tình cảm trân trọng, say mê, yêu thích. Từ ý kiến của Bill Jenner đã nảy sinh một số tranh luận trên diễn đàn văn học Trung Quốc và Việt Nam, tiếp nhận Thủy hử cũng vì thế mà trở nên đa dạng hơn. Năm 1968, C.T. Hsia viết sách Trung Quốc cổ điển tiểu thuyết đạo luận đã chỉ ra rằng: “Thủy hử thể hiện mặt đen tối của thế giới tinh thần của người Trung Quốc, điều này cũng đáng để cho chúng ta đi sâu nghiên cứu tâm lý con người”. Hoặc nhà Hán học người Mỹ Andrew H. Plaks (浦 安 迪), trong cuốn Tứ đại kỳ thư của tiểu thuyết đời Minh (bản in năm 1993) đã mạnh dạn đi sâu khám phá ý nghĩa tiềm ẩn của Thủy hử, chú ý đến những hiện tượng không bình thường trong tác phẩm, tỏ ý hoài nghi đối với anh hùng Võ Tòng bách chiến bách thắng, hảo hán Lý Quỳ “tài năng” ở chỗ “ngán phụ nữ”, và Tống Giang với biệt hiệu “Cập thời vũ”. Nên coi những nghiên cứu này ở nước ngoài là những tư liệu tham khảo thực sự có giá trị gợi mở trên nhiều phương diện. Một số học giả Trung Quốc đương đại có thái độ phủ định đối với các hiện tượng tàn ác trong Thủy hử, đã tìm được tiếng nói tri âm trong các nghiên cứu này ở nước ngoài. Ngoài những kiến giải bất đồng về chủ đề tư tưởng (nói trên), các nhà nghiên cứu nước ngoài còn dùng cách tư duy quen thuộc của phương Tây để
  20. 13 lý giải truyện Thủy hử. Nhà Hán học người Đức Richard Wilhelm (卫 礼 贤) - một người có công rất lớn trong việc truyền bá Hoa học đến phương Tây đã bình luận trên tạp chí Văn học Trung Quốc về Thủy hử như sau: “Về bản chất, Thủy hử là bộ sách sáng ngời một diện mạo tinh thần và sự phản kháng của quần chúng nhân dân Trung Quốc, chống lại mọi sự bất công và áp bức. Đây là nền tảng thành tựu to lớn của tác phẩm này”. Nhìn chung, nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận ở Âu - Mĩ và nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử ở Âu - Mĩ có tính lịch sử - cụ thể. Những nghiên cứu về lý thuyết tiếp nhận chính là cơ sở nền tảng cho nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử ở các nước Âu - Mĩ. 1.1.2.2. Ở Trung Quốc Mỹ học tiếp nhận bắt đầu được giới thiệu ở Trung Quốc từ thập niên 80 của thế kỷ XX. Trên Văn nghệ lí luận nghiên cứu (số 3/1983) có đăng bài dịch Bình luận về mỹ học tiếp nhận - 论 接 受 美 学 của Phùng Hán Tân. Cùng năm đó, trên tờ Văn học bình luận (số 6) có bài viết Liên quan đến ghi chép về mỹ học tiếp nhận - 关 于 接 受 美 学 的 笔 记 của Trương Lê. Từ đó đến nay, các nghiên cứu về lý thuyết tiếp nhận liên tục xuất hiện trên các báo, tạp chí Trung Quốc. Chúng tôi lược thuật một số bài viết, công trình nghiên cứu lí thuyết và lịch sử tiếp nhận tiêu biểu ở Trung Quốc như sau. Về sách dịch, nổi bật có cuốn Mỹ học tiếp nhận và lý luận tiếp nhận - 接 受 美 学 与 接 受 理 论 (Liêu Ninh Nhân dân xuất bản xã, 1987), do Chu Ninh, Kim Nguyên Phố dịch. Cuốn sách này in gộp hai công trình của H. Jauss (Đức) và R. Holub (Mỹ) nên tên sách của H.Jauss (đầy đủ là Toward an Aesthetics of Reception Hans Robert Jauss - Published by the University of Minnesota Press, Second Printing, 1983) đã bị rút gọn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2