intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn học: Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:222

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài phác họa đƣợc quá trình điển phạm hóa văn học nhà Nho ở Việt Nam, đồng thời qua đó cũng có thể nhìn nhận tiến trình văn học Việt Nam một cách liền mạch và có hệ thống từ góc độ sự ảnh hƣởng của Nho giáo tới văn học; soi chiếu các tác giả và nhất là tác phẩm dƣới góc độ điển phạm hóa của văn học nhà Nho; theo dõi đƣợc sự vận động của từng yếu tố văn học qua ba tác giả trong quá trình điển phạm hóa của văn học nhà Nho.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THU HIỀN QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG TỚI SỰ ĐIỂN PHẠM HÓA CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO Ở VIỆT NAM TỪ TRẦN NHÂN TÔNG QUA NGUYỄN TRÃI ĐẾN LÊ THÁNH TÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THU HIỀN QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG TỚI SỰ ĐIỂN PHẠM HÓA CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO Ở VIỆT NAM TỪ TRẦN NHÂN TÔNG QUA NGUYỄN TRÃI ĐẾN LÊ THÁNH TÔNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn GS.TS. Trần Ngọc Vƣơng Hà Nội - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đỗ Thu Hiền
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn và GS.TS. Trần Ngọc Vƣơng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án, và trong suốt con đƣờng theo đuổi công việc nghiên cứu khoa học của tôi. Tôi cũng xin cảm ơn Khoa Văn học, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã luôn tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Xin cảm ơn Viện Harvard- Yenching đã trao cho tôi cơ hội thực tập tại Viện trong thời gian làm luận án. Tôi gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học của hội đồng chấm luận án các cấp và các nhà khoa học khác thuộc Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Văn học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Trƣờng Đại học Khoa học Huế, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TPHCM, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia TPHCM… đã gửi lời góp ý, nhận xét để tôi có thể hoàn thiện luận án của mình. Xin cảm ơn các đồng nghiệp trong Khoa Văn học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, bạn bè và gia đình đã luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình viết luận án. Đỗ Thu Hiền
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................................. 4 3. Phạm vi, đối tƣợng và mục đích nghiên cứu .......................................................... 17 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 26 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ............................................................. 28 6. Cấu trúc đề tài ........................................................................................................... 28 CHƢƠNG 1: GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO – TRƢỜNG HỢP TRẦN NHÂN TÔNG ...................................................................................................... 29 1.1. Thiền tông từ Huệ Năng đến Trần Nhân Tông ................................................... 29 1.2. Quan niệm - đặc trƣng thẩm mỹ của văn học Thiền gia và sự gặp gỡ Nho gia 36 1.3. Từ cƣ trần lạc đạo đến các vấn đề thế sự ............................................................. 43 1.3.1. Cư trần lạc đạo ................................................................................................ 43 1.3.2. Vấn đề dân tộc ................................................................................................. 54 1.3.3. Từ thơ Thiền cảnh đến sự xuất hiện của vấn đề đạo lý- thế sự qua thể thơ vịnh vật ....................................................................................................................... 59 1.4. Hình tƣợng vị Bồ tát trang nghiêm- trƣợng phu trung hiếu .............................. 63 1.5. Những yếu tố thời gian- không gian nghệ thuật từ Thiền gia đến Nho gia .... 70 1.5.1. Từ thời gian vũ trụ vĩnh hằng đến thời gian hƣớng về quá khứ ................ 70 1.5.2. Từ không gian vũ trụ vô cùng đến không gian thế tục ............................... 74 Tiểu kết........................................................................................................................... 78 CHƢƠNG 2: GIAI ĐOẠN ĐỊNH HÌNH CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO- TRƢỜNG HỢP NGUYỄN TRÃI .............................................................................................................. 80 2.1. Nguyễn Trãi trong bƣớc chuyển giao của lịch sử từ Phật giáo sang Nho giáo . 80 2.2. Sự định hình của quan niệm và đặc trƣng thẩm mỹ của văn học nhà Nho ...... 87 2.3. Các vấn đề đạo lý- thế sự và dân tộc .................................................................. 100 2.3.1. Nhân nghĩa và an dân ................................................................................... 101 2.3.2. Đạo lý thế sự qua trường hợp thơ giáo huấn và thơ đề vịnh....................... 104 2.3.3. Hành đạo hay ẩn dật ..................................................................................... 110 2.4. Hình tƣợng trung tâm .......................................................................................... 116 2.4.1. Hình tượng cái tôi trữ tình ............................................................................ 116 2.4.2. Sáng tạo các hình tượng nhân vật theo mô hình nhân cách lý tưởng của Nho gia ..................................................................................................................... 124 2.5. Định hình các yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật của văn học nhà Nho ....................................................................................................................................... 131 2.5.1. Thời gian quá khứ mơ hồ.............................................................................. 131 2.5.2. Không gian trần thế mang tính ước lệ ......................................................... 136 Tiểu kết......................................................................................................................... 140
  6. CHƢƠNG 3: GIAI ĐOẠN ĐIỂN PHẠM CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO-TRƢỜNG HỢP LÊ THÁNH TÔNG.............................................................................................................142 3.1. Hoàng đế Nho gia trong bối cảnh độc tôn Nho giáo.......................................... 142 3.2. Quan niệm văn chƣơng để trị nƣớc và các đặc trƣng thẩm mỹ ...................... 147 3.3. Sự tập trung của vấn đề đạo lý và cảm hứng dân tộc thông qua các thể thơ đề vịnh ............................................................................................................................... 153 3.3.1. Đạo lý- thế sự ................................................................................................. 154 3.3.2. Tự hào về chế độ, giang sơn ......................................................................... 165 3.4. Hình tƣợng vị hoàng đế Nho gia ......................................................................... 169 3.5. Điển phạm hóa thời gian và không gian nghệ thuật ......................................... 175 3.5.1. Thời gian quá khứ gần .................................................................................. 175 3.5.2. Không gian sơn thủy ..................................................................................... 179 Tiểu kết......................................................................................................................... 181 KẾT LUẬN...................................................................................................................183 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................................................189 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................190 PHỤ LỤC .....................................................................................................................206
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Văn học nhà Nho chiếm một phần rất quan trọng trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Sự ảnh hƣởng của Nho giáo tới xã hội đã tạo ra một nền văn học nhà Nho kéo dài suốt nhiều thế kỷ. Nho giáo ở Việt Nam cũng đƣợc hiểu là Nho gia, theo Từ điển Nho- Phật- Đạo: “Học phái tƣ tƣởng quan trọng ở Trung Quốc do Khổng Tử sáng lập” [170, tr. 1063], Nho sĩ là: “Chỉ các phần tử trí thức thời xƣa tin tƣởng vào học thuyết của Khổng Tử” [170, tr. 1068]. Nhà Nho đƣợc Dƣơng Quảng Hàm định nghĩa: “Nho nghĩa đen là học giả. Nhà Nho là ngƣời đã theo Nho học, hiểu đạo lý của thánh hiền đời xƣa, có thể dạy bảo ngƣời đời cƣ xử cho phải đạo và, nếu đƣợc đắc dụng, thì đem tài đức của mình mà giúp dân giúp nƣớc.” [30, tr. 80]. Khái niệm “văn học nhà Nho” đƣợc chúng tôi sử dụng theo nghĩa là loại hình tác phẩm văn học đƣợc sáng tác theo khuynh hƣớng mỹ học Nho gia, chịu sự chi phối của tƣ tƣởng Nho giáo, đƣợc coi là thứ văn chƣơng lý tƣởng của nhà Nho về mặt lý thuyết. Chủ thể sáng tác của văn học nhà Nho là nhà Nho hoặc những tác giả chịu ảnh hƣởng của Nho giáo. Đƣơng nhiên, trong hiện thực, nhà Nho vẫn có thể sáng tác những thứ ngoài Nho giáo, và văn chƣơng Nho giáo vẫn có thể đƣợc viết ra bởi những tác giả chịu ảnh hƣởng ít nhiều của Nho giáo nhƣng không phải là nhà Nho, nhất là ở những giai đoạn hình thành của văn học nhà Nho nhƣ thế kỷ XIII- nửa đầu thế kỷ XV. Định nghĩa này của chúng tôi đã chủ ý phân biệt rõ ràng hai bộ phận “văn học có thuộc tính nhà Nho” và “văn học do nhà Nho sáng tác”. Với quan niệm có sự tồn tại thực tế của một loại hình tác phẩm văn học nhà Nho nhƣ thế trong lịch sử trung đại Việt Nam, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu quá trình điển phạm hóa của bộ phận văn chƣơng này. Quá trình vận động từ khi mới manh nha cuối thế kỷ XIII cho đến lúc trở thành điển phạm ở nửa cuối thể kỷ XV là giai đoạn có ý nghĩa quyết định cho diện mạo và những định hƣớng phát triển sau này của nền văn học nhà Nho ở Việt Nam. Đây là lúc xã hội chuyển từ đa nguyên về văn hóa sang giai đoạn Nho giáo nổi trội và áp đảo, văn học Việt Nam chuyển từ trạng thái chịu ảnh hƣởng của Tam giáo sang trọng tâm là Nho giáo. Chúng tôi cho rằng nghiên cứu quá trình điển phạm hóa 1
  8. của văn học nhà Nho khả dĩ có thể giải quyết những vấn đề mang tính lý thuyết có ý nghĩa nền tảng trong việc tìm hiểu nền văn học trung đại. Những hƣớng nghiên cứu văn học nhà Nho ở Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ XIII đến hết thế kỷ XV đã đƣợc triển khai chủ yếu tập trung ở các phƣơng diện văn học nhƣ là sản phẩm của một hệ tƣ tƣởng, một mô hình thiết chế xã hội, dựa trên tổng thể văn hóa mà nó đã tồn tại trong quá khứ. Việc tìm hiểu văn học nhà Nho ở giai đoạn này từ các yếu tố nội tại của chính nền văn học hay nói cách khác là từ các yếu tố mang tính đặc trƣng bản chất đƣợc khái quát trên văn bản tác phẩm chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu đúng mức. Đặc biệt, việc xem xét quá trình điển phạm hóa của văn học nhà Nho thông qua lựa chọn các trƣờng hợp tác giả và tác phẩm tiêu biểu sẽ khiến các lý giải trở nên cụ thể và sáng rõ hơn. Trần Nhân Tông là tác giả lớn nhất của thế kỷ XIII, là hiện tƣợng có sức ngƣng tụ những vấn đề quan trọng của thời đại. Là trƣờng hợp tác giả tiêu biểu của văn học Thiền, nhƣng sự ảnh hƣởng và sự tích hợp tƣ tƣởng Thiền- Nho trong vị hoàng đế- Thiền sƣ- thi nhân này là khá rõ nét. Trƣớc ông, các yếu tố văn học nhà Nho còn hết sức mờ nhạt. Việc tìm hiểu tác phẩm của Trần Nhân Tông có thể cho thấy một trong những cách thức khởi đầu của văn học nhà Nho- là nảy sinh từ trong lòng của văn học Thiền, hay nói chính xác hơn là ngày càng mở rộng, trƣởng thành từ trong chính khối hỗn nhập văn chƣơng Thiền- Nho với yếu tố Thiền là căn bản. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn Trần Nhân Tông nhƣ trƣờng hợp để nghiên cứu sự khởi đầu của văn học nhà Nho từ trong văn học Thiền. Nguyễn Trãi là tác giả nổi bật nhất của văn học nhà Nho nửa đầu thế kỷ XV. Sinh ra trong thời đại Tam giáo tịnh hành thời Vãn Trần, bản thân thâu thái đƣợc tất cả tinh hoa của Tam giáo, nhƣng về phƣơng diện nhân cách, tƣ tƣởng, và hành động ông đã thể hiện là một nhà Nho lớn bậc nhất trong lịch sử đất nƣớc, đã có công trong việc sử dụng Nho giáo giải quyết vấn đề dân tộc, góp phần đƣa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi. Ông cũng là ngƣời đầu tiên đã giúp nhà Lê sơ soạn lễ nhạc, định triều nghi, thiết lập một xã hội theo mô hình của các Tiên Thánh. Nhà Nho cùng thời nhƣ Nguyễn Mộng Tuân coi ông là “Nho lâm kỷ hứa chiêm Sơn Đẩu” (Rừng Nho lâu nay coi ông nhƣ là Thái Sơn, Bắc Đẩu). Ngƣời đời sau nhƣ Lê Thánh Tông ngợi ca ông: “Ức Trai tâm thƣợng quang khuê tảo” (Ức Trai trong lòng 2
  9. rạng vẻ văn chƣơng). Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn Nguyễn Trãi nhƣ trƣờng hợp của giai đoạn văn học nhà Nho đã định hình. Lê Thánh Tông chính là giai đoạn điển phạm của văn học nhà Nho, là trƣờng hợp mà những quy phạm, những chuẩn mực của bộ phận văn học này đã đƣợc xác lập và đƣợc coi là khuôn mẫu để các nhà Nho noi theo. Lê Thánh Tông là một vị hoàng đế Nho gia nổi tiếng, là ngƣời đƣa Nho giáo lên địa vị độc tôn. Ông đã xây dựng đƣợc một triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử trung đại theo mô hình Nho giáo. Việc chỉ ra đƣợc vị trí các sáng tác văn chƣơng của ba tác giả này trong quá trình vận động và phát triển của văn học nhà Nho ở Việt Nam sẽ làm sáng rõ những vấn đề không chỉ của bản thân văn học nhà Nho mà cả của văn học Thiền và nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử dân tộc. Ngay đƣơng thời, thơ ông đã trở thành điển phạm cho các triều thần họa theo. Thân Nhân Trung từng bình thơ nhà vua rằng: “Đó là tấm gƣơng tốt đẹp đã phát ra một cách tự nhiên, không cần mƣợn sự đẽo gọt mà trăm sự xảo diệu vẫn lộ rõ. Bọn thần thƣờng vẫn cố gắng làm theo phƣơng pháp ấy, mà rút cục vạn phần dƣờng nhƣ không làm nổi một” [165, tr. 284]. Đào Cử viết lời bạt Quỳnh uyển cửu ca có đoạn: “Nghĩa lý cao xa, từ khí hùng hồn. Cái tình khích lệ chƣa chan ở lời nói. Thực là lời văn dạy đời của bậc đế vƣơng chân chính. Hoàng đế lại đặc biệt ban thƣởng, chọn ra 28 bề tôi gần gũi cho họa vần, lấy tƣợng 28 ngôi sao trên bầu trời, và tƣợng 28 vị công thần treo ở Vân Đài đời Hán, tổng cộng đƣợc 200 bài, dâng lên vua xem, rồi cho vựng tập thành sách, đặt tên là tập “Quỳnh uyển cửu ca”…. So với bài Cửu công, Quyển a của nhà Ngu, nhà Chu thật nhƣ cùng một lối. Giúp cho thế nƣớc vững bền, hoàng đồ củng cố, giữ cho đƣợc thịnh trị mãi mãi, tốt đẹp đến vô cùng, chẳng phải là do từ đấy mà ra sao?” [165, tr. 324-325]. Vũ Quỳnh cho rằng: “Văn thơ thì hay hơn cả các quan văn học” [110, tr. 712]. Hà Nhậm Đại cũng tán đồng: “Về sáng tác thơ văn thì trội hơn hẳn các vị bề tôi văn chƣơng thời đó” [110, tr. 716]. Sau này, Lê Quý Đôn nhận định về Lam Sơn lƣơng thủy là: “tuy ít dùng chữ lạ lùng hiểm hóc, nhƣng khí cốt hào mại cao siêu, lời văn bay bƣớm sinh động, không kém gì cổ nhân” [110, tr. 722]. Phan Huy Chú trong phần Văn tịch chí của bộ Lịch triều hiến chƣơng loại chí sau này trích tuyển rất nhiều thơ ông và đƣa ra nhận xét: “Lời phóng khoáng, câu xinh đẹp, so với tác phẩm của các đế vƣơng từ xƣa chƣa ai có thể theo kịp” [15, tr. 443]. Giai đoạn này 3
  10. đƣợc các nhà Nho xƣa coi là mẫu mực khuôn thƣớc về văn chƣơng. Phạm Đình Hổ khi nhận xét về một bản dịch đã viết rằng: “Một ngày kia bản dịch này trở thành rực rỡ huy hoàng, khuôn theo đƣợc thơ thời Thiệu Bình và Quang Thuận… ” [54, tr. 35]. Bùi Huy Bích bình thơ ca các triều đại cho rằng: “Nƣớc Việt ta từ nhà Trần đến buổi quốc sơ, thì khí thơ có chút hồn hậu, đến đời Hồng Đức thì thơ thanh tao, xinh đẹp, về sau dần dần yếu ớt, đến thời Trung Hƣng thì thật thà vụng về, từ thời Vĩnh Thịnh, Thái Bảo về sau, lại trôi chảy dễ nghe, gần đây lại hay chuộng khí phách” [15, tr. 489]. Đến thế kỷ XIX, một ông vua cực kỳ Nho giáo là Minh Mệnh cũng nhiều lần ngƣỡng vọng về thời đại văn chƣơng Hồng Đức. Do vậy, chúng tôi cho rằng Lê Thánh Tông là trƣờng hợp tiêu biểu của giai đoạn văn học nhà Nho xác lập điển phạm. Xem xét các trƣờng hợp tác giả để khảo sát trong đó chỉ có Nguyễn Trãi là nhà Nho, Trần Nhân Tông và Lê Thánh Tông là hai vị hoàng đế, chúng tôi đã dựa trên tiêu chí của “văn học có thuộc tính nhà Nho” chứ không phải “văn học do nhà Nho sáng tác”. Đây ba tác gia quan trọng, tập trung những vấn đề lớn của văn học trung đại ở các giai đoạn cuối thế kỷ XIII, nửa đầu và nửa cuối thế kỷ XV, có ý nghĩa nhƣ những dấu mốc trong quá trình phát triển của văn học nhà Nho ở Việt Nam. Từ những lý do kể trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà Nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông cho luận án của mình nhằm giải quyết một số vấn đề mang tính lý thuyết của lịch sử văn học giai đoạn này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nếu không kể đến những quan niệm, nhận định, đánh giá và những công trình sƣu tầm, ghi chép của “những ngƣời trong cuộc” từ thế kỷ XIX trở về trƣớc thì văn học nhà Nho đã đƣợc nghiên cứu từ rất sớm. Trong Việt Nam văn học sử yếu [30] của Dƣơng Quảng Hàm- công trình văn học sử bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của thời hiện đại (1943), sau “Văn chƣơng bình dân”, tác giả đã bắt đầu phần văn học thành văn bằng nhiều chƣơng viết về ảnh hƣởng của văn chƣơng Tàu, về Tứ thƣ, Kinh thi... rồi mới đến một chƣơng duy nhất về sự truyền bá Phật giáo và Đạo giáo, sau đó quay trở lại các vấn đề khoa cử, học thi, nhà Nho... Có thể thấy là tác giả đã 4
  11. nhận diện ảnh hƣởng của Nho giáo và Phật, Đạo ở Việt Nam với các mức độ khác nhau. Tuy không chia thành các dòng với các đặc trƣng riêng, nhƣng Dƣơng Quảng Hàm đã có sự phân biệt đầu tiên đối với hai dòng văn chƣơng Thiền sƣ và nhà Nho: “Xét Hán học nƣớc ta trong hai triều Lý, Trần, ta thấy lúc đầu hai phái Nho học và Phật học đều ngang nhau mà tiến hành, rồi sau Phật giáo bị các nhà nho công kích phải thoái bộ dần mà nhƣờng chỗ cho Nho giáo. Trong việc trứ tác, các vị thiền sƣ cũng chiếm một địa vị quan trọng. Còn các nhà Nho thì phần nhiều đều có công nghiệp với xã hội và có phẩm cách thanh cao; trong thơ văn thƣờng trọng đạo lý hơn là từ chƣơng, chƣa nhiễm phải cái thói chuộng hƣ văn vậy” [30, tr. 238]. Ở miền Nam giai đoạn 1945-1974, Việt Nam văn học sử giản ƣớc tân biên của Phạm Thế Ngũ (1961) chia lịch sử văn học theo ngôn ngữ Hán, Nôm và Quốc ngữ. Cách tƣ duy này tƣơng ứng với quan niệm của luận án về các giai đoạn điển phạm hóa của văn học Việt Nam mặc dù chúng tôi cũng đồng ý với Thanh Lãng rằng đây không phải phƣơng pháp tối ƣu để phân chia một nền văn học. Phần văn học nhà Nho từ cuối thế kỷ XIII đến hết thế kỷ XV mà luận án quan tâm sẽ phải tìm hiểu ở cả hai phần chữ Hán và chữ Nôm. Phạm Thế Ngũ đã soi chiếu văn học trung đại từ sự ảnh hƣởng của Nho, Phật, Đạo. Ông trình bày ngắn gọn nhƣng rất rành mạch các giai đoạn “đạo Phật toàn thịnh” thời Bắc thuộc, Đinh, Lê, Lý sang “Tam giáo tịnh lập” đời Trần và “Nho học độc tôn” ở đời Lê. Ngoài vài dòng dành cho thơ Thiền và không khí hùng tráng của thơ đời Trần thì tác giả mặc định lịch sử văn học Việt Nam là của của các nhà Nho. Công trình này đã có những nhận xét xác đáng tuy mới sơ lƣợc về văn học chữ Hán các giai đoạn. Ví dụ nhƣ thời Hồng Đức: “Vậy một khuynh hƣớng chủ yếu trong những sáng tác của các Tao Đàn Hồng Đức là khuynh hƣớng giáo huấn hay đạo lý. Ý thơ biểu dƣơng phép trị nƣớc yên dân cùng luân lý chính trị trong kinh sách của đạo Nho mà đời Hồng Đức bắt đầu nhiễm ảnh hƣởng sâu xa” [98, tr. 141]. Nhìn chung, tuy phần viết về văn học chữ Hán và Nôm giai đoạn từ cuối thế kỷ XIII đến hết thế kỷ XV tuy dung lƣợng không nhiều nhƣng chúng tôi đánh giá rất cao những đóng góp của Phạm Thế Ngũ trong việc nhìn nhận và phân tích những ảnh hƣởng của Nho giáo tới nền văn học trung đại trong từng giai đoạn. Luận án của chúng tôi đã thừa hƣởng đƣợc một số luận điểm quan trọng từ công trình này. 5
  12. Bảng lƣợc đồ văn học [71] của Thanh Lãng cho rằng văn học Việt Nam từ thế kỷ XIII1 cho đến giữa thế kỷ XIX đều nằm trong phạm vi ảnh hƣởng của Nho, Phật, Đạo “khuôn mẫu cho đƣờng lối suy tƣ của nhà văn Việt Nam trong gần bẩy thế kỷ là đƣờng lối suy tƣ theo Tam giáo: đề tài văn học không bao giờ vƣợt khỏi ảnh hƣởng của ba tƣ tƣởng của Khổng, Phật và Lão.” [71, tr. 2] Với quan niệm văn học là một “sinh hoạt” có “đời sống” riêng, tác giả đã tìm ra những “cá tính” của mỗi một thời đại văn học để dựng nên một bảng lƣợc đồ các “thế hệ” văn học. Phần văn học cuối thế kỷ XIII đến hết thế kỷ XV đƣợc quy về hai thế hệ: Văn học của thời đối kháng Trung Hoa (thế kỷ XIII- XIV) và Văn học của thời phát huy văn hóa dân tộc (1428-1505). Chính vì chú trọng đến cái “cá tính” của mỗi thế hệ nhƣ thế mà Thanh Lãng ít nhìn sự vận động của văn học các thời kỳ theo cùng một hệ vấn đề, cụ thể nhƣ với trƣờng hợp Nho giáo. Nho giáo tuy đƣợc quan niệm là tƣ tƣởng ảnh hƣởng xuyên suốt nền văn học “cổ điển” nhƣng khi triển khai trình bày các thế hệ văn học, Thanh Lãng hầu nhƣ ít chú ý đến sự tác động của Nho giáo đến đời sống văn học hay các tác giả, tác phẩm cụ thể. Các bộ lịch sử văn học của miền Bắc từ năm 1945-1975: Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam [144] của ban Văn- Sử- Địa, Lƣợc thảo lịch sử văn học Việt Nam [76] của nhóm Lê Quý Đôn chịu tác động của tình hình chính trị đƣơng thời cũng nhƣ phƣơng pháp luận nghiên cứu Marxism và phản ánh luận của Lenin nên ít quan tâm đến vấn đề văn học nhà Nho. Họ quy văn học chủ yếu vào các vấn đề dân tộc, đấu tranh giai cấp và phản ánh hiện thực. Thậm chí, bộ Lƣợc thảo còn nói rõ quan niệm “không coi các thơ văn viết bằng chữ Hán của ta là những tác phẩm văn học thuần tuý dân tộc, (...) chỉ có những tác phẩm viết bằng ngôn ngữ dân tộc mới hoàn toàn là những tác phẩm văn học dân tộc” [76, tr. 6]. Chính vì thế, văn học chữ Hán bị loại khỏi phạm vi nghiên cứu của bộ lịch sử văn học này, chỉ đƣợc đề cập đến một cách sơ lƣợc ở phần phụ của mỗi giai đoạn văn học. Với quan niệm nhƣ thế, văn học Việt Nam từ thế kỷ X- thế kỷ XV gần nhƣ bị bỏ qua. Cũng vì đứng trên lập trƣờng đấu tranh giai cấp mà các tác giả bộ sách này đánh giá Nho giáo một cách khá cực đoan và thiên kiến: “Nếu chúng ta nói đạo Phật, đạo Lão là những tôn giáo 1 Thanh Lãng quan niệm nền văn học cổ điển bắt đầu từ thế kỷ XIII với Hàn Thuyên và kết thúc vào năm 1862 [71, tr 1] Ông không lý giải tại sao lại chọn những mốc nhƣ thế. 6
  13. mà giai cấp phong kiến lợi dụng để ru ngủ quần chúng, để cho việc thống trị của chúng dễ dàng thì Nho giáo còn hơn thế. Nho giáo nói trắng ra cái việc bảo vệ xã hội phong kiến. Nho giáo đặt ra một kỷ cƣơng chung cho ngƣời trong giai cấp phong kiến để đảm bảo sự thống trị của giai cấp đƣợc dài lâu, và cho ngƣời ở các giai cấp bị trị, để họ không những phục tùng giai cấp phong kiến, mà còn nai lƣng làm việc cho giai cấp ấy, chiến đấu để củng cố cái trật tự có lợi cho giai cấp ấy” [76, tr. 181]. Từ đó, các tác giả này đã quan niệm về mối quan hệ giữa văn học và Nho giáo nhƣ sau: “Đạo Nho làm nội dung cho văn chƣơng cử nghiệp, nhất là từ nhà Hậu Lê trở về sau. Nhƣng tuy đạo Nho can thiệp vào nhiều phƣơng diện sinh hoạt của ta, nó không có tác dụng to tát và tốt đẹp đối với văn thơ ta (văn thơ nôm). Cái chủ nghĩa thực tế của nó, cái tƣ tƣởng mực thƣớc và gò bó của nó là kẻ thù của mọi cuộc vƣợt lên của tƣ tƣởng, của tình cảm, nó không gây hứng thú. Các thơ truyện của ta thƣờng lấy trung hiếu làm luận đề. Nhƣng cái hay cái đẹp lại xuất phát từ những tình tiết khác” [76, tr. 182] Khi nhận định về văn học chữ Hán đến thế kỷ XV, các tác giả bộ sách này chỉ nhìn nhận giá trị yêu nƣớc và tinh thần dân tộc. Hai bộ giáo trình lịch sử văn học ra đời sau đó của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội (xuất bản lần đầu năm 1961) [92] và Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội (xuất bản lần đầu những năm 1970) [59] chƣa có nhiều chuyển biến khi xem xét văn học Việt Nam dƣới góc độ sự ảnh hƣởng của Nho giáo, và dƣới góc độ những sáng tác của nhà Nho. Bộ giáo trình của Trƣờng Đại học Sƣ phạm (Bùi Văn Nguyên) vẫn còn cực đoan khi đứng từ quan điểm lập trƣờng đấu tranh giai cấp để gọi Nho giáo là “nọc độc” [92, tr. 20] và nhìn nhận Nho giáo nhƣ sau: “Trƣớc sau, Nho giáo thời Tây Chu hay Đông Chu, học thuyết về chữ lễ, chữ nhân hay nhân nghĩa cũng đều là học thuyết của giai cấp chiếm nô hoặc giai cấp phong kiến. Nhƣ vậy chúng ta không lấy làm ngạc nhiên thấy giai cấp phong kiến Trung Quốc sang ta, hay giai cấp phong kiến Việt Nam, đều đón lấy Nho giáo... nhƣ một “bửu bối”, một công cụ sắc bén, nhằm mê hoặc nhân dân ta bằng nhiều đƣờng, nhƣ con đƣờng khoa cử, đƣờng làm quan, v.v... để dễ bề thống trị và bóc lột họ một cách tinh vi” [92, tr. 18]. Chính từ xuất phát điểm này mà việc nhìn nhận ảnh hƣởng của Nho giáo tới văn học có những thiên lệch: “những nhân sĩ tiến bộ nhƣ Chu An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát... lại tỉnh táo theo sát đời sống của nhân dân ta 7
  14. với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chứ không mù quáng theo các loại kinh, truyện của Nho giáo.” [92, tr. 20] “Cách làm để tự tạo cho mình một lối thoát của các nhân sĩ tiến bộ trên là gạn lọc những yếu tố tích cực trong Nho giáo để có thể dung hòa với lẽ phải, trong dân gian…” [92, tr. 21]. Tác giả giáo trình đã đặt Nho giáo trong thế đối lập với tính dân tộc, những yếu tố tiêu cực của văn học đƣợc gán cho Nho giáo và những yếu tố mang tính giá trị đƣợc gắn liền với dân tộc. Giáo trình của Trƣờng Đại học Tổng hợp ra đời muộn hơn, cái nhìn với Nho giáo đã bớt khắt khe. Các tác giả đã khách quan nhìn nhận sự thật hiển nhiên văn học trung đại Việt Nam là văn học viết của các nhà Nho, chịu sự ảnh hƣởng của Nho giáo: “Ngày xƣa, các tầng lớp trí thức- kể cả một bộ phận không nhỏ của tăng lữ nữa- chịu ảnh hƣởng của Hán học. Quan niệm về văn học của họ cũng chịu ảnh hƣởng của Hán học. Và khi tìm hiểu dòng văn học viết thì không thể không tìm hiểu ảnh hƣởng của quan niệm về văn học của tầng lớp trí thức Hán học, ít hoặc nhiều đƣợc đào tạo trong nhà trƣờng của Nho giáo” [59, tr. 25]. Việc nghiên cứu các tác giả, các tác phẩm văn học cụ thể đã ít nhiều đƣợc quy chiếu từ sự ảnh hƣởng của Nho giáo tới văn học. Sự phát triển của Nho giáo và ảnh hƣởng của Nho giáo trong văn học đã đƣợc xem xét đến. Ở giai đoạn văn học Lý- Trần, các tác giả đã có những nhận xét đáng lƣu ý tuy mới sơ lƣợc về mức độ ảnh hƣởng của Nho giáo và mối quan hệ với Phật, Đạo: “Cái khuôn Nho giáo có khi chỉ là hình thức. Và những danh từ tu, tề, trị, bình, nhân, nghĩa, trung, hiếu trong trƣớc tác đời Trần lại thƣờng phần nào tách rời khỏi cái khuôn khổ Nho giáo hoặc ít nhiều phá vỡ cái khuôn khổ ấy để có thể vƣơn lên mà chứa đựng những nội dung thiết thực gần với cuộc đấu tranh của dân tộc để xây dựng đất nƣớc, xây dựng con ngƣời” [59, tr. 86]. Tình hình nửa cuối thế kỷ XV khác hẳn: “Nho học đặc biệt đƣợc đề cao. Ngƣời làm văn học đều là những nhà Nho, nhiều ngƣời lại giữ những chức vị cao trong triều đình... Do đó văn học nói chung đã phát biểu quan điểm chính thống của Nhà nƣớc phong kiến và thƣờng nặng về xu hƣớng thù phụng, ca ngợi. Văn học đã thể hiện rõ rệt tính chất quan phƣơng” [59, tr. 270]. Tuy nhiên, công trình này vẫn chịu ảnh hƣởng của cách nhìn cũ nên đôi khi đánh giá Nho giáo chƣa thật sự công bằng. Đặc biệt, các tác giả vẫn đem Nho giáo ra để đối lập với tính dân tộc. Ví dụ khi nhận xét về Chu An, Đinh Gia Khánh viết: “Chu An là một nhà Nho. Vậy thì những điều giáo huấn 8
  15. của ông không thể tách rời những kinh điển của Nho giáo. Nhƣng phải thấy rằng đức tính khảng khái, liêm khiết, không màng danh lợi, không ngại cƣờng quyền, bao giờ cũng nghĩ đến nƣớc, đến dân mà ông nêu cao thì lại xứng đáng thuộc vào những giá trị tinh thần của dân tộc” [59, tr. 84]. Nhìn chung, chúng tôi cho rằng, những hạn chế về mặt phƣơng pháp luận khoa học và thế giới quan đã khiến các tác giả miền Bắc trong giai đoạn 1945-1975 nhận định về Nho giáo khá thiên lệch dẫn đến những né tránh hoặc phủ nhận ảnh hƣởng, đặc trƣng, kể cả những giá trị, đóng góp mà Nho giáo đem lại cho văn học. 2.2. Kể từ sau đổi mới2, trong vòng mấy chục năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Trần Đình Hƣợu: Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Loại hình học tác giả nhà Nho- Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam (1995); Trần Ngọc Vƣơng: Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung (1997), Văn học Việt Nam thế kỷ X-XIX (2007, chủ biên) và Trần Nho Thìn: Văn học trung đại Việt Nam dƣới góc nhìn văn hóa (2003, 2008), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (2012)... đã đạt đƣợc những thành tựu có ý nghĩa đặt nền móng cho việc nghiên cứu văn học nhà Nho. Điểm chung của những công trình này là quan niệm nghiên cứu văn học theo phƣơng pháp xã hội học- lịch sử, kết hợp phƣơng pháp loại hình học hay văn hóa học. Nhƣng không giống với xã hội học của miền Bắc giai đoạn 1945-1986 tập trung vào vấn đề đấu tranh giai cấp, đánh giá tác phẩm dựa trên những định kiến về đối tƣợng trong hiện thực, những công trình này đều đƣợc thực hiện theo quan niệm xã hội học mang tinh thần khoa học và hiện đại. Các tác giả xem xét văn học từ góc nhìn xã hội, lịch sử, tƣ tƣởng, triết học, tôn giáo và các vấn đề văn hóa. Trần Đình Hƣợu có thể coi là ngƣời đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu văn học nhà Nho một cách hệ thống. Ông cho rằng: “Nếu hiểu A là văn học do nhà nho viết và viết theo quan niệm văn học Nho giáo, là văn, thơ, phú, lục, là văn học Đông Á... thì cũng cần làm sáng tỏ quan hệ giữa văn hóa và văn học giữa Việt Nam và Trung Quốc, quan hệ giữa Nho giáo với Phật giáo, tƣ tƣởng Lão- Trang, nhà Nho Việt Nam với tƣ cách là tác giả văn học, sự khác nhau không phải là ít trong thực tế và lịch sử giữa các nƣớc Đông Á” [49, tr. 11]. Trần Nho Thìn theo 2 Đây là một mốc có tính chất tƣơng đối. Các công trình này đều xuất bản sau 1986, nhƣng thực chất nhiều bài viết trong đó đƣợc ra đời sớm hơn thời điểm này rất nhiều. 9
  16. đuổi phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học, sử dụng cách thức phục nguyên lại đời sống văn hóa của một thời đại nhất định, giải mã các hiện tƣợng văn hóa để giải quyết các vấn đề của văn học. Từ góc nhìn này, ông đã có một số những ý kiến xem xét lại các luận điểm về văn học nhà Nho của Trần Đình Hƣợu, đặc biệt là ở việc phân chia ba mẫu hình nhà Nho. Nhìn chung, nhóm các tác giả này dù có những khác biệt nhất định nhƣng đã giải quyết đƣợc các vấn đề cơ bản mang tính lý thuyết của văn học nhà Nho từ góc nhìn xã hội học- lịch sử và văn hóa học này: - Xem xét một cách khách quan mối quan hệ giữa Nho giáo và văn học trong tƣơng quan với Phật và Lão- Trang từ nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển của Nho giáo, đặc biệt là từ thời Khổng Tử ở cả hai phƣơng diện: Nho giáo đã đem lại và lấy mất của văn học những gì. - Công nhận sự ảnh hƣởng của Nho giáo đến nền văn học trung đại Việt Nam một cách toàn diện và sâu sắc, kể cả khía cạnh tích cực và tích cực của nó. Các tác giả đã phác thảo diện mạo của nền văn học nhà Nho ở các giai đoạn, các thời kỳ, các thể loại, cảm hứng, hệ thống nhân vật, tác giả, tác phẩm lớn... Đặc biệt, Trần Đình Hƣợu trong bài viết “Xác định cái dân tộc, cái cổ điển làm cơ sở để phân kỳ lịch sử văn học dân tộc” [49] đã đề cập đến tính cổ điển, điển phạm của văn học trung đại. Theo ông, “Cái cổ điển vốn là nói về hình thức… Cái đƣợc coi là cổ điển vừa có hình thức nghệ thuật hoàn mỹ, vừa có nội dung đặc sắc, có tính khái quát, có tính dân tộc, có tính nhân loại” [49, tr. 505]. Mặc dù các tác giả này đã xây dựng đƣợc một hệ thống lý thuyết khá hệ thống về văn học nhà Nho nói chung, nhƣng nhiều vấn đề cụ thể trong đó vẫn còn chờ đƣợc giải quyết. Luận án của chúng tôi có thể coi là một sự tiếp tục trên cơ sở những nghiên cứu này với sự gia tăng của các cách tiếp cận mới về một giai đoạn cụ thể của văn học nhà Nho. Trong xu hƣớng chung, vấn đề văn học nhà Nho đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu văn học trung đại quan tâm đến. Có thể kể tên các công trình đáng chú ý có đề cập đến vấn đề này: Về con ngƣời cá nhân trong văn học cổ Việt Nam (1997) của các tác giả Nguyễn Hữu Sơn- Trần Đình Sử- Huyền Giang- Trần Ngọc Vƣơng- Trần Nho Thìn- Đoàn Thị Thu Vân, Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam (1997) của Phƣơng Lựu, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại 10
  17. Việt Nam (1998) của Trần Đình Sử, Quy luật phát triển lịch sử văn học Việt Nam (1998) và Đặc trƣng văn học trung đại Việt Nam (2001) của Lê Trí Viễn, Khảo và luận một số tác gia- tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (tập 1- 1999, tập 2- 2001) của Bùi Duy Tân, Các khuynh hƣớng văn học Lý- Trần (2008) của Nguyễn Phạm Hùng... Có thể nhận xét chung rằng các tác giả này đã góp phần làm rõ nét thêm các vấn đề của văn học nhà Nho trung đại từ nhiều góc nhìn khác nhau. Trong số này, chúng tôi đặc biệt chú ý Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam (1998) của Trần Đình Sử. Tác giả đã sử dụng hệ thống lý luận khá thịnh hành ở thời điểm đó do chính ông là ngƣời tiên phong giới thiệu và áp dụng để nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam. Công trình này đã bổ sung một mảng lớn còn chƣa có nhiều thành tựu trong nghiên cứu văn học trung đại nói chung và văn học nhà Nho nói riêng là soi chiếu văn học từ bình diện ông gọi là “mỹ học nội tại” của sáng tác nghệ thuật, những hệ thống nguyên tắc nghệ thuật thể hiện trong chính văn bản tác phẩm. Trần Đình Sử đã đạt đƣợc những thành tựu bƣớc đầu ở hƣớng nghiên cứu này, ông đã xây dựng đƣợc một mô hình tổng quan về thi pháp văn học trung đại trên các vấn đề cơ bản nhƣ loại hình văn học, các bình diện đặc trƣng, thi pháp một số thể loại văn học, quan niệm về con ngƣời và thế giới và một số phƣơng thức nghệ thuật. Ở từng yếu tố, ông đều tính đến sự tác động của các yếu tố Nho, Phật, Đạo tới thi pháp văn học trung đại. Nhiều luận điểm trong luận án của chúng tôi đƣợc phát triển từ những kết quả nghiên cứu của công trình này, cụ thể là các phân tích về không gian- thời gian nghệ thuật. Bên cạnh đó, mấy năm gần đây xuất hiện hƣớng nghiên cứu văn học nhà Nho từ lý thuyết về thông diễn học của Nguyễn Kim Sơn trong cụm bài viết: Tâm tính học Nho gia và đặc trƣng thẩm mỹ của văn chƣơng nhà Nho (2006), Bàn về cảm hứng cƣ trần lạc đạo trong thơ Trần Nhân Tông (2006), Mấy phƣơng diện thẩm mỹ của thơ Nho gia và Thiền gia (2007, viết chung với Trần Thị Mỹ Hòa), Cội nguồn triết học và tinh thần nhập thế của Trần Nhân Tông (2008), Sự đan xen giữa các khuynh hƣớng thẩm mỹ trong thơ Huyền Quang (2009). Tác giả đã bƣớc đầu chỉ ra một số đặc trƣng thẩm mỹ của văn chƣơng nhà Nho trong tƣơng quan với văn chƣơng Thiền gia và Đạo gia. Chúng tôi tiếp nhận những luận điểm này của tác 11
  18. giả nhƣ là những gợi ý để soi chiếu vào vấn đề điển phạm hóa của văn học nhà Nho ở giai đoạn cuối thế kỷ XIII- hết thế kỷ XV. Đoàn Thị Thu Vân trong luận án tiến sĩ Khảo sát một số đặc trƣng nghệ thuật thơ Thiền Việt Nam thế kỷ XI-XIV (1995) [173] đã quan tâm đến khái niệm “thơ Nho”: “Thơ Nho là thơ của các tác giả theo hệ tƣ tƣởng Nho gia và đề cập đến những vấn đề thuộc phạm trù triết học, đạo đức Nho giáo” [173, tr. 154]. Tác giả luận án đã bƣớc đầu chỉ ra những đặc trƣng nghệ thuật của “thơ Nho” thời Lý- Trần trong thế đối sánh với thơ Thiền đƣơng thời trên một số phƣơng diện: sự thể hiện con ngƣời, tính duy lý, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, thi liệu, giọng thơ và kết luận là những sự khác biệt này xuất phát từ đặc trƣng về triết học của hai dòng thơ, một bên là triết học nhân sinh, một bên là triết học bản thể. Phát triển hƣớng nghiên cứu này, Huỳnh Quán Chi trong luận án tiến sĩ Thơ Nho Việt Nam từ giữa thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XV (2010) [12] đã triển khai đề tài trên nhiều phƣơng diện, từ diện mạo của dòng thơ Nho đến những cảm hứng chính, một số phƣơng diện thi pháp. Đây là công trình gần với đề tài luận án của chúng tôi nhất dù phạm vi nghiên cứu của luận án này chỉ dừng lại từ giữa thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XV với một thể loại tiêu biểu nhất của giai đoạn này là thơ. Huỳnh Quán Chi đã bƣớc đầu phác thảo diện mạo của thơ Nho trong vòng một thế kỷ. Tuy nhiên, tác giả luận án chƣa chỉ ra đƣợc những đặc trƣng của dòng thơ Nho ở giai đoạn này so với các giai đoạn khác, chƣa quan tâm đến quá trình vận động của đối tƣợng nghiên cứu. Tác giả coi thơ Nho từ giữa thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XV nhƣ một đối tƣợng bất biến và thuần nhất để xem xét. Những yếu tố khác Nho nhƣ Phật hay Đạo vẫn còn rất đậm nét ở thời đại Tam giáo này có vai trò thế nào trong thơ Nho cũng chƣa đƣợc tác tính đến. 2.3. Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông không chỉ là các tác gia văn học lớn mà họ đều là những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam ở nhiều tƣ cách khác nhau. Xét từ tƣ cách là tác giả văn học và từ vấn đề điển phạm hóa của văn học nhà Nho, chúng tôi nhận thấy tình hình nghiên cứu nhƣ sau: Các nghiên cứu về Trần Nhân Tông chủ yếu tập trung ở phƣơng diện hoàng đế- thiền sƣ mà ít lƣu ý tới tƣ cách tác giả văn học, có thể kể đến những bài viết về văn chƣơng Trần Nhân Tông của các tác giả Trần Thị Băng Thanh, Đoàn Thị Thu 12
  19. Vân, Nguyễn Huệ Chi, Trần Nghĩa, Nguyễn Hữu Sơn, Phạm Ngọc Lan... và các phần viết về tác giả này trong các nghiên cứu chung về thơ văn Lý- Trần của Nguyễn Phạm Hùng, Nguyễn Hùng Hậu, Nguyễn Duy Hinh... Những tham luận của hội thảo về Trần Nhân Tông với truyền thống văn hóa, đạo đức, trí tuệ dân tộc năm 2004 đƣợc tập hợp trong cuốn Trần Nhân Tông- vị vua Phật Việt Nam (2004) và hội thảo Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông cuộc đời và sự nghiệp (nhân 700 năm ngày nhập niết bàn 1308-2008) (2008) cũng đã đề cập đến nhiều mặt trong sự nghiệp của Trần Nhân Tông, nhƣng số lƣợng bài viết trực tiếp về văn chƣơng của ông chiếm tỉ lệ không lớn. Cho đến nay, mới chỉ có cuốn Toàn tập Trần Nhân Tông (2000) của Lê Mạnh Thát nghiên cứu toàn diện về Trần Nhân Tông. Tuy nhiên, đối với văn chƣơng Trần Nhân Tông, Lê Mạnh Thát mới chỉ dừng lại ở các vấn đề văn bản và những giới thiệu mang tính chất tổng quan. Nhìn chung, ở các công trình nghiên cứu này, Trần Nhân Tông đƣợc đánh giá rất cao ở hai phƣơng diện: một là tƣ tƣởng triết học Thiền, và hai là cảm hứng dân tộc thể hiện trong tác phẩm của ông. Bên cạnh đó, tinh thần nhập thế trong văn chƣơng của ông cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu lƣu ý tới. Ngoài ra, cũng đã có những bài viết bƣớc đầu nhận xét về mối quan hệ Tam giáo hoặc các yếu tố Nho giáo trong văn chƣơng Trần Nhân Tông từ góc độ nội dung tƣ tƣởng nhƣ Tìm hiểu mối quan hệ Tam giáo trong tác phẩm “Cƣ trần lạc đạo phú” [111] của Trần Nguyên Việt, hoặc kết hợp cả triết học và mỹ học nhƣ loạt bài viết về Trần Nhân Tông và Huyền Quang của Nguyễn Kim Sơn. Từ phƣơng diện triết học thì Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Có thể nhìn một cách tổng quan về căn cội triết học của tinh thần nhập thế, mà nói theo cách của chính Trần Nhân Tông, là "cƣ trần lạc đạo", đó là một hệ thống với Phật tính luận, phƣơng pháp tu luyện, con đƣờng giác ngộ của Thiền Tông, đặc biệt là Thiền Huệ Năng làm trục tâm. Trên cơ sở đó, nó kết hợp với tƣ tƣởng Hòa quang đồng trần trong triết học Lão tử, tƣ tƣởng Vô sở đãi và tùy tục trong tƣ tƣởng Trang tử, và đƣơng nhiên không thể thiếu tƣ tƣởng lạc đạo của Nho gia. Xét về cơ cấu nó là sự hội nhập triết học và phƣơng pháp tu dƣỡng, cảnh giới tinh thần của cả Tam giáo, lấy Thiền làm cơ sở để tiến hành hội nhập” [131]. Còn từ góc độ mỹ học thì tác giả cho rằng: “Bài này rõ ràng có khí khái hơi khác với tinh thần tùy duyên nhậm vận, một loại cảm hứng và một triết lý thiền tiêu biểu và nổi bật trong thơ Trần Nhân 13
  20. Tông, nó thiên về thơ ngôn chí kiểu Nho gia. Bài thơ thể hiện chí hƣớng muốn có đƣợc những phẩm chất hơn ngƣời, mong làm nên sự nghiếp đế vƣơng nhƣ Hán Văn Đế, Đƣờng Thái Tông. Bài này có thể ví nhƣ một bông hoa lạ báo hiệu sự nảy nở và bắt đầu của loại thơ vịnh vật” [131]. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu yếu tố Nho giáo trong văn chƣơng Trần Nhân Tông một cách hệ thống, đặt Trần Nhân Tông vào quá trình điển phạm hóa của văn học nhà Nho ở Việt Nam để soi chiếu. Trong số ba trƣờng hợp mà luận án lựa chọn để khảo sát thì tình hình nghiên cứu về Nguyễn Trãi là phong phú và phức tạp nhất. Thanh Lãng gọi Nguyễn Trãi là “ông tổ của nền văn học cổ điển” “nền văn học cổ điển nếu không phải do Nguyễn Trãi khai sinh thì cũng do Nguyễn Trãi đặt cho nó cơ sở vững chãi đầu tiên, cho ngƣời ta tin vào tiềm lực hiện thực của nó.” [71, tr. 102] “Tất cả những dòng tƣ tƣởng lớn, làm nòng cốt cho nền văn học cổ điển, đều thai nghén và hình thành ở Quốc âm thi tập” [71, tr. 103]. Đây là quan niệm mà gần nhƣ nhà nghiên cứu nào cũng nhất trí. Các nghiên cứu về Nguyễn Trãi đã đƣợc triển khai từ nhiều góc độ, nhiều cách tiếp cận và cho đến nay đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu. Về yếu tố Nho giáo trong văn chƣơng Nguyễn Trãi, các nhà nghiên cứu có ba quan niệm chính: Quan niệm thứ nhất phủ định sự ảnh hƣởng của Nho giáo tới Nguyễn Trãi, coi Nguyễn Trãi là biểu tƣợng cho vấn đề dân tộc, hình ảnh của ông vì thế không thể có chút dính dáng gì đến Nho giáo, là một thứ hệ tƣ tƣởng đầy tính tiêu cực của ngoại bang, là công cụ của giai cấp thống trị. Theo các tác giả này, nếu Nguyễn Trãi có chịu ảnh hƣởng của Nho giáo thì ông cũng dân tộc hóa các yếu tố đó đi, biến nó thành những yếu tố tích cực mang tinh thần dân tộc. Đây là quan niệm của nhóm các nhà nghiên cứu miền Bắc giai đoạn 1945-1986, tiêu biểu là tác giả của các bộ giáo trình nhƣ chúng tôi đã đề cập ở trên. Bùi Văn Nguyên viết trong Giáo trình của Đại học Sƣ phạm: “Nhƣ chúng ta đã nói ở phần “đặc điểm”, vì hoàn cảnh xã hội nƣớc ta lúc bấy giờ khác hẳn với xã hội thời Khổng, Mạnh, cho nên không phải ngẫu nhiên mà quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có nhiều yếu tố dân tộc và dân chủ” [92, tr. 131]. Quan niệm thứ hai cho rằng Nguyễn Trãi là Thiền sƣ, và đƣơng nhiên gần nhƣ không chịu ảnh hƣởng của Nho giáo. Đây là ý kiến của tác giả hải ngoại, Võ Văn Ái trong cuốn “Nguyễn Trãi sinh thức và hành động” [1]. Tác 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2