intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn học: Sáng tác của Yoshimoto Banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

34
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận án là tìm hiểu một khái niệm thẩm mĩ của người Nhật có sự ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội hiện đại: kawaii và con đường tác động vào văn học của nó. Từ việc đi sâu tìm hiểu khái niệm “thẩm mĩ” để cắt nghĩa được những tầng bậc ý nghĩa của khái niệm này, luận án có cơ sở để tìm hiểu bản chất của thẩm mĩ kawaii trong cách tri nhận cái đẹp và khả năng tri nhận cái đẹp của người Nhật hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Sáng tác của Yoshimoto Banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HUỲNH TRANG SÁNG TÁC CỦA YOSHIMOTO BANANA TỪ GÓC NHÌN THẨM MĨ KAWAII LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HUỲNH TRANG SÁNG TÁC CỦA YOSHIMOTO BANANA TỪ GÓC NHÌN THẨM MĨ KAWAII Ngành: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Mã số: 9 22 02 42 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Mai Liên 2. PGS. TS. Phùng Ngọc Kiên HÀ NỘI, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của tập thể giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Thị Huỳnh Trang
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 11 1.1. Những nghiên cứu về kawaii trong và ngoài Nhật Bản ...................... 11 1.1.1. Những nghiên cứu về kawaii ở Nhật Bản ..................................... 11 1.1.2. Những nghiên cứu về kawaii ngoài Nhật Bản .............................. 15 1.2. Những nghiên cứu về kawaii trong sáng tác của Y. Banana trong và ngoài Nhật Bản ................................................................................... 15 1.3. Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................................................................................................ 24 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 27 Chương 2: THẨM MĨ KAWAII.................................................................. 28 2.1. Khái lược về thẩm mĩ kawaii ................................................................. 28 2.1.1. “Thẩm mĩ” (“aesthetics”) .............................................................. 28 2.1.2. “Kawaii”........................................................................................ 31 2.2. Kawaii trong dòng riêng Nhật Bản ....................................................... 35 2.2.1. Những biểu đạt của kawaii trong đời sống văn hóa...................... 35 2.2.2. Những dấu vết của kawaii từ mĩ học truyền thống ....................... 39 2.3. Kawaii trong dòng chung hiện đại ........................................................ 42 2.3.1. Tinh thần văn hóa đại chúng ......................................................... 42 2.3.2. Sản phẩm giao thoa toàn cầu ........................................................ 45 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 49 Chương 3: TIẾNG VỌNG CỦA THẨM MĨ KAWAII TRONG SÁNG TÁC YOSHIMOTO BANANA ....................................................... 51 3.1. Vẻ hiền hòa, khả ái ................................................................................. 52 3.1.1. Thiên nhiên hiền hòa ..................................................................... 52 3.1.2. Con người khả ái ........................................................................... 59
  5. 3.2. Cảm giác mong manh ............................................................................ 65 3.2.1. Số phận mong manh...................................................................... 66 3.2.2. Tâm hồn mong manh .................................................................... 68 3.2.3. Tình trạng sống mong manh ......................................................... 69 3.3. Ánh nhìn hướng sáng ............................................................................. 74 3.3.1. Nhìn về phía sự sống..................................................................... 74 3.3.2. Nhìn về phía yêu thương ............................................................... 82 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 90 Chương 4: TIẾNG NÓI KHÁC BIỆT CỦA Y. BANANA TỪ TRONG LÒNG THẨM MĨ KAWAII ........................................................................ 91 4.1. Thăng hoa văn học đại chúng ............................................................... 92 4.1.1. Sự gắn bó với không gian mở ....................................................... 94 4.1.2. Sự lên ngôi của những ấn tượng ................................................. 106 4.2. Giải biên văn học tinh hoa ................................................................... 118 4.2.1. Từ nền văn học nữ tính đến những câu chuyện shoujo .............. 119 4.2.2. Từ giá trị vĩnh cửu đến giá trị tức thời ........................................ 131 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................ 142 KẾT LUẬN .................................................................................................. 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................................................. 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 150
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Yoshimoto Banana là nữ tác gia văn học Nhật Bản hiện đại, người được mệnh danh là “linh hồn và bếp phó của Nhật Bản những năm 2000” [147, 5], “một trong những tác giả Nhật Bản tiên phong của thập kỉ” [147, 5], và cũng là người đã tạo ra cơn sốt Banana khi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên – Kitchen. Thành công của Y. Banana cùng với những cây bút trẻ khác đã đem lại một sức sống mới, một tinh thần mới cho văn học xứ sở mặt trời mọc. Lớn lên vào nửa sau thế kỉ XX, Y. Banana (cùng với thế hệ nhà văn trẻ ở Nhật như Haruki Murakami, Ryu Murakami, Yamada Eimi...) phải “tập quên đi” những cái bóng quá lớn của những cây đại thụ trước đó như Yasunari Kawabata, Tanizaki Junichiro, Mishima Yukio, Oe Kenzaburo... để có thể tạo ra một diện mạo mới cho văn học Nhật Bản. Làm thế nào vừa không giẫm lên bước chân của người đi trước, vừa không đánh mất quốc túy, đó là một thách thức lớn đối với thế hệ của Y. Banana. Sau hàng loạt những tác phẩm không chỉ thành công trong nước mà còn gây tiếng vang rộng khắp thế giới với nhiều giải thưởng danh giá khác nhau, Y. Banana gần như đã chinh phục được những thách thức ấy. Tài năng không đợi thời gian, Y. Banana đã thành công ngay từ tác phẩm đầu tay ra đời khi tác giả mới 22 tuổi. Sau đó, với hàng loạt những tác phẩm đáng chú ý khác, Y. Banana đã nhanh chóng được khẳng định trong lòng công chúng do những giá trị mà bà muốn gửi gắm được kí thác trong một hình thức đẹp, thấm đẫm thẩm mĩ kawaii của người Nhật. Có thể nói, sáng tác của Y. Banana một mặt là nghệ thuật ngôn từ, mặt khác lại được hiểu và thưởng thức như một loại hình cận văn học (paraliterature) với những vay mượn từ văn hóa đại chúng. Bằng sự kết hợp nhiều yếu tố, sáng tác của Y. Banana đã tạo ra sự phân cực giữa các ý kiến đánh giá và làm nên tính thời sự cho nền văn học đương đại, chẳng hạn vấn đề ranh giới giữa truyền thống và văn hiện đại, nghệ thuật cao hay thấp. Thành công của Y. Banana giúp chúng ta xác - định - lại khái niệm văn học đương đại, vốn dĩ là khái niệm mang tính “mở” rất cao, ở cả Nhật Bản cũng như trên thế giới. Trong tương quan giữa giá trị của một nền văn học với số lượng các công trình nghiên cứu 1
  7. về nó, nhất là ở Việt Nam, chúng tôi thấy chưa có sự tương xứng. Vì vậy, nghiên cứu Y. Banana vẫn là một khoảng trống cần sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. 1.2. Sáng tác của Y. Banana thuộc về văn học đại chúng hay văn học tinh hoa? Y. Banana đã đứng và đi trên lằn ranh giao thoa mong manh của hai kiểu văn học ấy như thế nào? Giá trị của tác phẩm Y. Banana tỏa ra từ đâu?... Những câu hỏi ấy khiến chúng ta không ngừng trăn trở để đi tìm câu trả lời, vì sức lan tỏa mà sáng tác của Y. Banana tạo ra là điều có thật. Chúng tôi nhận thấy, mặc dù Y. Banana tạo ra sự quan tâm lớn của độc giả thế giới nhưng đa phần những công trình nghiên cứu chỉ mới đi vào các vấn đề về chủ đề tư tưởng, hoặc nếu không thì từ góc độ thi pháp hay thể loại, chưa tiếp cận Y. Banana từ phương diện thẩm mĩ. Trong khi đó, thẩm mĩ của thời đại (luôn) có những ảnh hưởng nhất định đến vùng thẩm mĩ của cá nhân, nhất là đối với nhà văn. Y. Banana lớn lên trong thời đại nửa sau của thế kỉ XX, trong không gian của văn hóa đại chúng, đồng thời lại (vẫn) được hấp thu những tinh hoa của văn học Nhật Bản truyền thống. Một câu hỏi khả dĩ đặt ra và cần được giải quyết đó là nhìn sáng tác của Y. Banana từ trong bối cảnh văn hóa của nó để phát hiện có một dòng chảy mĩ học ảnh hưởng, chi phối đến toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn này: thẩm mĩ kawaii. Nhật Bản làm thế giới ngưỡng mộ về năng lực cảm thụ cái đẹp của mình: độc lập và duy nhất. Nói như Trần Lê Bảo, “Nghệ thuật Nhật Bản được thể hiện bằng năng lực cảm thụ tinh tế về cái đẹp của tự nhiên và xã hội con người. Đặc biệt là cách thức cảm thụ mang tính hình tượng được chi phối bởi các quan niệm thẩm mĩ độc đáo của Nhật Bản, đạt đến trình độ cao của “đạo”, làm nên những loại hình nghệ thuật thể hiện phong cách riêng, độc đáo khó có thể hòa trộn với một nền văn nghệ nào khác.” [4, 200] Gắn với đặc điểm truyền thống lịch sử văn hóa của một đất nước bốn bề là biển, một vị trí biệt lập về địa lí, người Nhật có truyền thống thẩm mĩ riêng với những phạm trù tiêu biểu như mono no aware, sabi, wabi, yugen... và có quan niệm riêng về cái đẹp. Thời hiện đại, trong bối cảnh xã hội thị trường, người dân nơi đây có một xu thế đề cao lí tưởng thẩm mĩ mới: kawaii. Đó là kết quả của sự giao thoa văn hóa nội sinh của đất 2
  8. nước Nhật Bản với luồng sóng văn hóa toàn cầu thời hiện đại. Với tư cách là một xu hướng thẩm mĩ, kawaii ngay lập tức tỏa đều vào trong mọi lĩnh vực của đời sống. Sản xuất, tiêu dùng, âm nhạc, hội họa, xếp giấy, hoa đạo, trà đạo, thời trang, và cả trong an ninh, chính trị, ngoại giao và văn học... đều chịu sự chi phối của thẩm mĩ kawaii. Không nằm ngoài quy luật, những tác phẩm của Y. Banana cũng hội tụ được tất cả những gì thuộc về vùng thẩm mĩ ấy. Y. Banana không chỉ là người tiếp thu thụ động mà hoàn toàn chủ động, làm cho người đọc vừa cảm nhận kawaii như là nguồn ảnh hưởng tự nhiên, máu thịt; vừa như là những hồi ứng mà tác giả đã sáng tạo nên từ sự tiếp thụ của mình. Do đó, nghiên cứu sáng tác của Y. Banana từ phương diện thẩm mĩ, cụ thể là từ thẩm mĩ kawaii, là một hướng nghiên cứu vừa phù hợp với quy luật sáng tạo của nhà văn, vừa phù hợp với đặc trưng của nền văn học Nhật Bản. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài Sáng tác của Yoshimoto Banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii làm đối tượng nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Sáng tác của Yoshimoto Banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii, chúng tôi hướng đến các mục đích như sau: Thứ nhất, luận án hướng tới mục đích tìm hiểu một khái niệm thẩm mĩ của người Nhật có sự ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội hiện đại: kawaii và con đường tác động vào văn học của nó. Từ việc đi sâu tìm hiểu khái niệm “thẩm mĩ” để cắt nghĩa được những tầng bậc ý nghĩa của khái niệm này, luận án có cơ sở để tìm hiểu bản chất của thẩm mĩ kawaii trong cách tri nhận cái đẹp và khả năng tri nhận cái đẹp của người Nhật hiện đại. Thứ hai, chúng tôi đặt sáng tác của Y. Banana với môi trường mà tác giả đã sống và hấp thụ, đó là xã hội đương đại, là bầu khí quyển của văn hóa đại chúng, từ đó thấy được những tương liên, hòa hợp, phản chiếu từ thẩm mĩ kawaii (thứ thuộc về sự lựa chọn và tri nhận của cộng đồng) lên sáng tác của Y. Banana (thứ thuộc về sự lựa chọn của cá nhân sống trong cộng đồng đó). Chúng tôi muốn đi tìm những 3
  9. biểu đạt của thẩm mĩ kawaii trong sáng tác Y. Banana như là cách tạo ra đường “link” kết nối gần như hầu hết các vấn đề nổi bật mà độc giả vẫn thường nhắc tới mỗi khi bàn về Y. Banana. Từ đó, có thể tìm thấy được lí do vì sao tác phẩm của Y. Banana được sự yêu mến và hưởng ứng rộng khắp của độc giả Nhật Bản và thế giới đương đại như vậy. Thông qua việc tìm hiểu sáng tác của một tác gia từ góc nhìn thẩm mĩ - văn hóa, chúng tôi hướng đến mục đích tìm kiếm những câu trả lời góp phần vào sự khám phá giá trị của tác phẩm của Y. Banana với những đóng góp trong việc thể nghiệm một lối viết mang màu sắc khác biệt so với dòng văn học truyền thống ở Nhật Bản. Nói cách khác, chúng tôi đi tìm sự tương tác, hồi ứng từ sáng tác của Y. Banana đến thẩm mĩ kawaii, để thấy Y. Banana không dừng lại là một tác giả đại chúng, sáng tác của Y. Banana không dừng lại là sản phẩm của văn hóa đại chúng, mà đó còn là một thế giới nghệ thuật độc đáo với những chủ ý nghệ thuật riêng của người sáng tạo. Thực hiện được các mục đích trên chính là đóng góp và thành công của luận án. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất liên quan đến sự khảo sát tổng quan về thẩm mĩ kawaii: ngoại sinh hay nội sinh, là giá trị tức thời hay là kết quả của một quá trình? Để trả lời được câu hỏi này, luận án cần minh định khái niệm “thẩm mĩ” và “kawaii” để xem xét đầy đủ các phương diện biểu hiện nghĩa của từ ngữ này. Từ đó đi đến khái quát những đặc điểm thuộc về bản chất (những “mã khóa”) của “thẩm mĩ kawaii” để làm cơ sở, làm “mắt” để “nhìn” sáng tác của Y. Banana. Bằng việc nghiên cứu là thẩm mĩ kawaii đặt trong mối liên hệ với văn hóa truyền thống với dòng chảy mĩ học đã thành hình sắc ở Nhật Bản (aware, sabi, wabi, yugen…) và văn hóa đại chúng của con người đương đại, luận án tìm một con đường cắt nghĩa sự thâm nhập - con đường đi của kawaii vào đời sống (vật chất lẫn tinh thần) của con người Nhật Bản như thế nào cũng như đã tác động vào văn chương ra sao. Với câu hỏi nghiên cứu thứ hai của luận án: Sáng tác của Y. Banana mang những đặc điểm nghệ thuật nào của thẩm mĩ kawaii?, đối tượng nghiên cứu phục 4
  10. vụ cho việc trả lời câu hỏi này là những tín hiệu của kawaii được biểu đạt trong sáng tác của Y. Banana. Luận án cần khảo sát văn bản, phân tích, khái quát để tìm ra những đặc trưng của thẩm mĩ kawaii trong sáng tác của Y. Banana qua nhiều phương diện. Từ đó, luận án khái quát mối quan hệ giữa những phương diện ấy trong “trường” thẩm mĩ kawaii, hướng đến việc chỉ rõ sáng tác của Y. Banana là một phần, một đại diện của thẩm mĩ này, xem xét dưới sự tác động của ánh sáng thẩm mĩ này, tác phẩm của Y. Banana đã có những phản chiếu ra sao. Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Những sáng tạo riêng nào của Y. Banana như một sự kết tinh giá trị thẩm mĩ kawaii?, luận án sẽ tập trung vào đối tượng nghiên cứu là những tín hiệu của Y. Banana đã tạo ra trong sáng tác của bà. Cả ba câu hỏi với những đối tượng nghiên cứu như trên nhằm hướng đến đối tượng là mối tương quan biện chứng giữa thẩm mĩ kawaii và những sáng tạo của Y. Banana trong thời hiện đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những biểu đạt nghệ thuật thuộc về thẩm mĩ kawaii xuất hiện trong tác phẩm của Y. Banana. Khi soi chiếu thẩm mĩ kawaii vào sáng tác của Y. Banana, chúng tôi nhận thấy có sự tập trung của một vùng ánh sáng của kawaii - một trường văn hóa và thẩm mĩ quan trọng của thời đại, đã chi phối các sáng tác của Y. Banana. Là người tiếp thụ và đứng trên lằn ranh của văn học tinh hoa với văn học đại chúng, Y. Banana đã cho thấy những dấu ấn nghệ thuật mang đậm tinh thần kawaii trong sáng tác của mình không chỉ là sự chịu ảnh hưởng, đó còn là hoạt động chủ động sáng tạo trên cái nền của sự ảnh hưởng. Như vậy, việc hướng đến đối tượng nghiên cứu là những biểu đạt nghệ thuật trong sáng tác của Y. Banana giúp người nghiên cứu phát hiện Y. Banana trong vai người sáng tạo, từ đó trả lời được những câu hỏi liên quan đến giá trị văn chương nghệ thuật của Y. Banana. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài Sáng tác của Yoshimoto Banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii được triển khai chủ yếu qua hai nội dung lớn là tiếng nói 5
  11. chung (lời đồng vọng từ thẩm mĩ kawaii) và tiếng nói riêng (sự góp lời của một cá nhân cho cộng đồng) với những nội dung nghiên cứu cụ thể như nhân vật, chủ đề, thế giới thiên nhiên, tổ chức nghệ thuật (không gian, thời gian), thủ pháp nghệ thuật… Thông qua những phương diện cơ bản này, chúng tôi đi tìm và góp phần minh định sự ảnh hưởng cũng như sự phát triển, sáng tạo của Y. Banana từ một vùng thẩm mĩ mà tác giả đã và đang sống trong nó. - Về phạm vi văn bản khảo sát: Chúng tôi khảo sát trên các văn bản là các tác phẩm của Y. Banana đã được dịch sang tiếng Việt và tiếng Anh. Sau Kitchen, Y. Banana tiếp tục thành công với 12 tiểu thuyết và 7 tập truyện ngắn. ■ Trong số đó, đã xuất bản tại Việt Nam: + Kitchen, Bóng trăng (Bóng từ ánh trăng), Lương Việt Dũng dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2006 + N.P, Lương Việt Dũng dịch, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006 + Vĩnh biệt Tugumi (Tugumi), Vũ Hoa dịch, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007 + Amrita (Amurita), Trần Quang Huy dịch, Công ty Nhã Nam, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2008 + Say ngủ, Trương Thị Mai dịch, Công ty Nhã Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2008 + Thằn Lằn, Nguyễn Phương Chi dịch, Công ty Nhã Nam, Nhà xuất bản Văn học, 2009 + Hồ, Uyên Thiểm dịch, Công ty Nhã Nam, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2014 + Nắp biển, Dương Thị Hoa dịch, Công ty Nhã Nam, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2018 ■ Đồng thời, chúng tôi có tham khảo bản dịch tiếng Anh của một số tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt như Kitchen, Moonlight Shadow, N.P, Amrita, Goodbye Tugumi, Asleep, Lizard, The Lake + Kitchen, Moonlight Shadow, Megan Backus dịch, Grove Press, New York 1993 + N.P, Ann Sherif dịch, Grove Press, New York, 1994 + Lizard, Ann Sherif dịch, London: Faber and Faber, 1995 + Amrita, Russell F. Wasden dịch, London: Faber and Faber, 1997 + Asleep, Michel Emmerich dịch, London: Faber and Faber, 2000 + Goodbye Tugumi, Michel Emmerich dịch, London: Faber and Faber, 2002 6
  12. ■ Các tác phẩm chưa được dịch sang tiếng Việt: + Argentine Hag, Sawa Fumiya dịch, Tokyo, 2002 + Hardboiled Hardluck, Michael Emmerich dịch, Grove Press, New York, 2005 4. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu của luận án Một trong những phương pháp chính mà luận án lựa chọn đó là phương pháp nghiên cứu liên ngành, trong đó, đặc biệt quan trọng là nghiên cứu văn hóa. Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là sáng tác của một tác gia văn học Nhật Bản đương đại nhìn từ góc độ ảnh hưởng, tiếp thu và sáng tạo từ một thẩm mĩ cũng của chính xã hội Nhật Bản đương đại. Thẩm mĩ đó lưu chuyển trong nền văn hóa của đất nước ấy nên không thể tách rời sáng tác của tác gia văn học này với văn hóa. Bên cạnh đó, khái niệm thẩm mĩ này tuy mới nhưng lại là kết quả của một dòng chảy xuyên suốt trong đời sống của người dân Nhật Bản từ xưa đến nay, không tách biệt với những khái niệm trước đó. Qua văn hóa và những nền tảng lí thuyết của mĩ học, chúng ta có thể xác định được những hệ giá trị của con người Nhật Bản đương đại để từ đó có những cách giải thích phù hợp trong việc đánh giá các vấn đề được phản ánh trong sáng tác của Y. Banana. Đặt văn học trong vùng văn hóa và vùng thẩm mĩ của chính đất nước đã sản sinh ra nó thiết nghĩ là cách làm phù hợp. Người viết đặt tác phẩm của Y. Banana trong mối quan hệ với bối cảnh lịch sử - xã hội và văn hóa – mĩ học Nhật Bản hiện đại và đương đại, nhất là từ nửa sau thế kỉ XX đến nay, để nghiên cứu và giải thích một số hiện tượng văn học, kiểm định và đánh giá sự ảnh hưởng, tương tác giữa sáng tác của Y. Banana với những sự kiện, hiện tượng khác trong đời sống văn hóa xã hội Nhật. Ngoài ra, luận án còn vận dụng những hiểu biết từ xã hội (tâm lí xã hội và lịch sử xã hội), truyện tranh (đặc biệt là thể loại shoujo manga, loại truyện tranh dành cho thiếu nữ), phim hoạt hình. Nhờ vào những hiểu biết về các ngành khác sẽ giúp chúng ta lí giải được cách xây dựng nhân vật, xu hướng tâm lí, đời sống nội tâm của các nhân vật cũng như hiểu được quan niệm thẩm mĩ của con người thời hiện đại diễn ra trong tác phẩm của Y. Banana. Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng phương pháp so sánh khi đặt kawaii trong mối quan hệ với những thẩm mĩ khác của văn học Nhật Bản như mono no aware, miyabi, yugen, wabi, sabi, iki... để phát hiện những điểm giao thoa và khác 7
  13. biệt, từ đó hướng đến việc tìm hiểu đối tượng nghiên cứu một cách thỏa đáng hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng đặt kawaii trong mối quan hệ so sánh với các khái niệm mĩ học của một số nền văn hóa khác như cute, lovely của phương Tây. Luận án cũng đặt ra và giải mã những vấn đề dựa trên cơ sở so sánh Y. Banana với các tác giả khác (cùng thời đại hoặc khác thời đại) để thấy những nét chung và những gì khác biệt mà Y. Banana đã tạo ra trong sáng tác của mình. Phương pháp loại hình: Phương pháp loại hình là phương pháp nghiên cứu dựa trên sự tập hợp các sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó, khi chúng cùng có một “quan hệ cộng đồng giá trị” [18, 144]. Phương pháp này giúp người nghiên cứu đi tìm những điểm tương đồng của các yếu tố, giúp nắm bắt được các hiện tượng trong mối quan hệ tổng thể, bao quát, từ đó phát hiện quy luật, những thông số giá trị về điều cần giải mã. Luận án sử dụng phương pháp loại hình trong việc nhóm hợp những biểu hiện có cùng chung những đặc trưng cơ bản giữa các nhân vật (ngoại hình, tính cách, số phận…), những yếu tố thường xuyên xuất hiện trong sáng tác của Y. Banana, những đặc trưng cơ bản của các thủ pháp nghệ thuật… Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống là đặt đối tượng vào một hệ thống nào đó để xem xét những đặc thù, từ đó xác định giá trị, vị trí cũng như đóng góp của nó cho hệ thống. “Trong nghiên cứu văn học, chúng ta có thể coi một tác phẩm hay toàn bộ sáng tác của một nhà văn, một thể tài, một thể loại, một nền văn học, như là những hệ thống”, “trong khi phương pháp loại hình chú ý đến quan hệ cộng đồng giá trị, thì phương pháp hệ thống lại chú ý đến quan hệ phân cấp và quan hệ nhân quả” [18, 151 - 152]. Lợi ích cơ bản của phương pháp hệ thống là nó giúp ta xác định được vị trí (hay tọa độ) của một sự vật trong mối quan hệ phân cấp với các sự vật khác, qua đó giúp ta đánh giá được đầy đủ giá trị và ý nghĩa của sự vật đó”. Trong luận án này, người viết đặt kawaii trong dòng chảy mĩ học của Nhật Bản và thế giới, đặt sáng tác của Y. Banana trong văn học đại chúng và văn học tinh hoa…, từ đó nghiên cứu về giá trị của thẩm mĩ kawaii trong sáng tác của Y. Banana có ý nghĩa như thế nào đối với văn học đương đại Nhật Bản, thế giới. 8
  14. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án đóng góp vào việc nghiên cứu một phạm trù thẩm mĩ chi phối văn hóa Nhật Bản đương đại là kawaii. Trên tinh thần tiếp thu, đối thoại và phản biện, luận án góp phần chỉ ra được một yếu tố quan trọng chi phối cách xây dựng tác phẩm của Y. Banana - một yếu tố vừa có nguồn gốc nội sinh trong cái nhìn lịch đại, vừa có ý nghĩa ngoại hợp trong cái nhìn đồng đại: thẩm mĩ kawaii. Từ đó, luận án đóng góp vào việc làm rõ vai trò của kawaii đối với giá trị của tiểu thuyết Y. Banana. Luận án đặt ra vấn đề: sáng tác của Y. Banana có phải là một sản phẩm của văn hóa đại chúng không? Rõ ràng, sáng tác của Y. Banana không chỉ khoác một chiếc áo đại chúng, mà đó là những sản phẩm đại chúng thật sự. Song tất cả không dừng lại ở đó. Sáng tác của Y. Banana không phải là một sự chệch khỏi quỹ đạo của văn chương nghệ thuật cũng như những chuẩn mực thẩm mĩ truyền thống. Cái gọi là phong vị Nhật Bản vẫn luôn len lỏi vào trong thế giới nghệ thuật của Y. Banana để phát hiện và diễn tả một cách tinh tế nhất những trạng thái cảm xúc của con người. Nếu là những tác phẩm câu khách dễ dãi với một lối văn tuềnh toàng, chắc hẳn Y. Banana không thể có được một lượng độc giả đông đảo để đứng vào hàng best-seller trên thế giới như vậy. Luận án hướng đến việc hiểu được đặc trưng phong cách của một nhà văn với sở trường là những tác phẩm dễ thương, khả ái, cung cấp một cách nhìn mới về nghệ thuật tiểu thuyết đương đại Nhật Bản cũng như văn học đương đại thế giới trong sắc thái đa diện của nó. Phong cách của Y. Banana luôn có sự kết hợp giữa truyền thống – những rung cảm tinh tế của tâm hồn con người với tinh thần hiện đại – văn hóa đại chúng, giữa những giá trị cũ và mới, tất cả hòa quyện trong những sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời. Như vậy, luận án đóng góp vào việc làm rõ vai trò của kawaii đối với giá trị của tiểu thuyết Y. Banana. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án Về ý nghĩa lí luận, đề tài Sáng tác của Yoshimoto Banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii trước hết đóng góp vào việc nghiên cứu hệ thống lí luận một phạm trù mĩ học của Nhật Bản hiện đại đang có những ảnh hưởng rộng khắp: kawaii. Y. Banana đã “nâng cấp” kawaii để nó không chỉ là một hot trend (trào lưu, xu hướng cuồng 9
  15. nhiệt) của văn hóa đại chúng mà còn là một thẩm mĩ độc đáo, thể nghiệm thẩm mĩ ấy vào trong văn chương để tìm kiếm những giá trị sâu sắc. Công chúng yêu văn học nói chung và yêu văn học Nhật Bản nói riêng trên khắp thế giới không những sẽ biết đến văn học Nhật Bản với những phạm trù thẩm mĩ truyền thống mà còn là một phạm trù thẩm mĩ mới: năng động, tươi trẻ, đầy sức sống – kawaii. Bên cạnh đó, luận án cũng góp vào hướng tiếp cận văn học từ nghiên cứu liên ngành giữa văn học với văn hóa, mĩ học, xã hội học..., trong xu hướng nghiên cứu chung của thế giới hiện nay. Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài Sáng tác của Yoshimoto Banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii đã tìm hiểu sự thâm nhập của văn hóa, thẩm mĩ (cụ thể là kawaii) vào trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn học, và người sáng tạo. Mọi sáng tạo văn học đều không nằm ngoài sự phản ánh đời sống và tác động trở lại đời sống. Qua những trang viết của Y. Banana, người đọc không chỉ hiểu mà còn thực hiện hành vi, giúp cho thế giới quan, nhân sinh quan, làm cho mỗi người trở nên hiền hòa, sống hòa nhã và xích lại gần nhau hơn. Với kawaii, con người bớt đi áp lực cuộc sống và tình trạng chông chênh trước những bất an, biến cố. Với kawaii, xã hội Nhật Bản càng khẳng định được “thương hiệu” của một đất nước luôn khác lạ trong mắt nước ngoài. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án được sắp xếp thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thẩm mĩ kawaii Chương 3: Tiếng vọng của thẩm mĩ kawaii trong sáng tác Y. Banana Chương 4: Tiếng nói khác biệt của Y. Banana từ trong lòng thẩm mĩ kawaii 10
  16. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương 1 là chương Tổng quan về vấn đề nghiên cứu nhằm tổng thuật những công trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài của luận án, cụ thể là những công trình có đối tượng nghiên cứu là sáng tác Y. Banana, thẩm mĩ kawaii và đặc biệt là những công trình quan tâm đến các khía cạnh biểu hiện của thẩm mĩ kawaii trong sáng tác của Y. Banana. Từ đó, người nghiên cứu xác tín những cơ sở khoa học cho luận án và chỉ ra những khoảng trống khoa học cần được bổ sung, lấp đầy. Khoảng trống đó là sự xem xét kawaii như một phạm trù thẩm mĩ chi phối toàn bộ các vấn đề từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật trong sáng tác của Y. Banana. Ở chương này, người viết sẽ lần lượt trình bày các công trình nghiên cứu đi trước (bao gồm cả những tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh) đã khai thác vấn đề mà luận án đang nghiên cứu, xem xét các công trình đã nghiên cứu về vấn đề của luận án như thế nào và đến đâu, để từ đó tìm ra khoảng trống khoa học cần giải quyết. Người viết sẽ trình bày theo trình tự:  Những nghiên cứu liên quan đến phạm trù thẩm mĩ kawaii  Những nghiên cứu liên quan đến kawaii trong sáng tác của Y. Banana. Từng mục sẽ được trình bày kết quả của các công trình nghiên cứu theo trình tự thời gian. 1.1. Những nghiên cứu về kawaii trong và ngoài Nhật Bản 1.1.1. Những nghiên cứu về kawaii ở Nhật Bản Theo Kyoko Koma, quyển sách về kawaii với nhan đề Kawaii Ron được viết bởi tác giả Inuhiko Yomota (Đại học Meiji, nhà xuất bản Chikuma, năm 2006) với mục đích mang kawaii tiếp cận với lượng độc giả đông đảo. Quyển sách có một đoạn tóm tắt: “Những nhân vật Nhật Bản như Hello Kitty, Pokemon, Thủy thủ Mặt Trăng... áp đảo trên toàn thế giới [...]. Vì sao kawaii của Nhật Bản lại phát ra ánh sáng rực rỡ như vậy? Cuốn sách này là nỗ lực định hướng đầu tiên để phân tích đồng đại và lịch đại cấu trúc của kawaii bằng cách đặt nó vào mĩ học của thế kỉ 11
  17. XXI” [144, 7]. Tác giả đã xem nó như là một thẩm mĩ và phân tích kawaii theo chiều dài lịch sử. Theo tác giả, nguồn gốc của kawaii bắt đầu từ quyển Sách gối đầu (Pillow Book) của Seiso Nagon (966 – 1017, thời Heian). Yomota giải thích rằng dịch giả Arthur David Waley (người dịch tác phẩm này sang tiếng Anh) đã chọn cách dịch từ “utsukushi” (うつくし, 美し) sang tiếng Anh là “pretty”, nghĩa là “đẹp”, nói về một người “ngây thơ” (innocent), “trẻ con” (infant), “trong khiết” (pure), những người cần sự bảo vệ của người lớn. Tác giả tiếp tục chỉ ra thẩm mĩ kawaii phát triển trong thời Edo (1603 – 1868) trong những vở kịch Kabuki nổi tiếng và trong sáng tác của tác giả Osamu Dazai. Nó được hiểu như là những cảm xúc thẩm mĩ về những gì nhỏ nhắn, mong manh, và cần được bảo vệ. Yomota chỉ rõ, “một người có tính cách kawaii không phải là một người trưởng thành, không phải là một người đẹp, mà nữ tính, trẻ con, ngoan và trong sáng” [144, 8]. Kan Satoko, một thành viên khoa Nghiên cứu Nhật Bản Quốc tế, trường Đại học Ochanomizu, trong bài viết năm 2007: kawaii – từ khóa của Văn hóa thiếu nữ ở Nhật Bản cho rằng, có những kiểu văn hóa mới xuất hiện và đang dần thay thế cho văn hóa Nhật Bản truyền thống, một trong số đó là kawaii. Bà đã đi tìm bản chất của kawaii và đưa ra một khái niệm, cũng là một lí do tác động đến việc hiểu từ kawaii phù hợp, đó là văn hóa nữ giới. Tác giả đã phân tích những bàn luận về kawaii, xem nó tương đương với khái niệm cute của tiếng Anh, là một trong những yếu tố quan trọng của văn hóa đại chúng Nhật Bản đương đại, đã lan tỏa ra khắp thế giới và trở thành một kiểu văn hóa xuyên quốc gia. Bà cho rằng đây là một từ rất khó dịch: trong tiếng Anh có một từ gần nghĩa là cute nhưng không hoàn toàn giống nhau. Bà đã đi tìm sự phát triển của nội hàm ý nghĩa từ ngữ kawaii và chỉ ra rằng, “trong trường hợp nào cũng vậy, kawaii là một từ ngữ, một khái niệm quan trọng khi nói về xã hội Nhật Bản và những cô gái trẻ”. Kan khẳng định: “Tôi đánh giá cao vai trò của Y. Banana trong việc làm cho văn hóa đại chúng, trong đó có khái niệm kawaii và thể loại shoujo manga, vốn không quan trọng trước đó, trở nên được tôn trọng và qua Y. Banana, văn hóa thiếu nữ mà chúng ta yêu mến cuối cùng cũng được công nhận” [142, 202]. 12
  18. Tiếp theo nữa là ba quyển sách viết về kawaii năm 2009: Nghiên cứu về thiết kế kiểu mẫu kawaii của tác giả Tomoharu Makabe, Đế chế kawaii: thời trang, truyền thông đa phương tiện và những cô gái của tác giả Reiko Koga, Cuộc cách mạng kawaii thế giới: Vì sao họ muốn trở thành người Nhật? của tác giả Takamasa Sakurai, một thành viên của Ủy ban cố vấn ngoại giao văn hóa của Bộ ngoại giao. Koga cho rằng nguồn gốc của kawaii là từ văn hóa thiếu nữ (shoujo), “thứ được hình thành vào cuối thời Minh Trị (Meiji) và kéo dài đến đầu thời Đại Chính (Taisho)” [144, 7]. Koga đã nhấn mạnh quan điểm của mình thông qua những phân tích lịch đại về kawaii từ khi bắt đầu đến hôm nay, chạm vào khía cạnh truyền thông đa phương tiện. “Văn hóa thiếu nữ”, theo Koga, gắn liền với các khái niệm 清 く[Kiyoko], 正しく[Tadashiku], 美しく[Utsukusiku], nghĩa là Trong khiết (Purity), Chân thành (Honesty) và Đẹp (Beauty) sau Thế chiến thứ II. Năm 2010, trong cuốn Tương lai của sức mạnh sáng tạo Nhật Bản: Những khả dĩ của Nhật Bản học (Hiroki Azuma) có một công trình của một nhà xã hội học là Shinji Miyadai (1959) với tựa đề Bản chất của kawaii [かわいいの本質] [The Essence of kawaii]. Shinji Miyadai cho rằng, khái niệm kawaii đã được sử dụng trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện ở Nhật Bản từ năm 1963. Ở Nhật, kiểu văn hóa non nớt, chưa trưởng thành vẫn tồn tại bất chấp nỗi ám ảnh về sự trưởng thành và những quy tắc sống. Có thể hiểu đơn giản đó là sự bắt chước, vì đôi khi con người đã trưởng thành (về tuổi tác) nhưng cứ muốn mãi như trẻ thơ, như là cách để đối mặt với những khó khăn, biến cố, bất an trong cuộc sống. Những đặc tính của kawaii được thể hiện rõ nhất khi con người không có ước mơ, chỉ cần sống cho hiện tại. Bằng cách nói ẩn dụ, Miyadai cho rằng “đặc tính của kawaii – sự non nớt, giống như một cái kén tằm, là nơi trú ngụ an toàn cho việc “phải trưởng thành” trước những tác động mạnh mẽ từ quá trình Tây hóa và hiện đại hóa” [144, 11]. Miyadai tiếp tục quan điểm của mình rằng những tác dụng này không chỉ diễn ra ở Nhật mà còn lan tỏa vào bất cứ nơi nào trên thế giới nơi mà con người không thể đạt được những ước mơ. Số người rơi vào những tình huống tồi tệ bởi toàn cầu hóa ngày càng tăng cũng làm tăng số lượng những người sẽ được bảo vệ bởi văn hóa đại chúng Nhật Bản. 13
  19. Năm 2012, trong cuộc triển lãm về kawaii, Viện Bảo tàng Yayoi đã ra mắt quyển sách Tham khảo minh họa về kawaii Nhật Bản được viết bởi Keiko Nakamura. Tác giả đã chỉ ra rằng, “mèo Hello Kitty được xem là biểu trưng cho tính cách kawaii, ngày càng trở nên rộng khắp thế giới, thông qua tiêu thụ hàng hóa” [144, 8]. Trong công trình nghiên cứu Kawaii như là một đại diện của nghiên cứu khoa học: Những khả dĩ của việc nghiên cứu văn hóa kawaii năm 2013, tác giả Kyoko Koma đã phân tích những bàn luận về kawaii, xem nó tương đương với khái niệm cute của tiếng Anh, là một trong những yếu tố quan trọng của văn hóa đại chúng Nhật Bản đương đại, đã lan tỏa ra khắp thế giới và trở thành một kiểu văn hóa xuyên quốc gia. Tác giả cũng đã phác họa những định hướng nghiên cứu xa hơn về văn hóa đại chúng Nhật Bản đương đại, đặc biệt là văn hóa kawaii và những sự liên quan của nó với kỉ nguyên thông tin toàn cầu và xuyên quốc gia này. Tuy công trình này chỉ nhìn về kawaii ở phương diện văn hóa, chưa gắn nó vào lĩnh vực cụ thể như văn học nhưng đã giúp cho người nghiên cứu về kawaii xác tín được đối tượng mình đang hướng tới là phù hợp với xu thế đáng được quan tâm của văn học hiện đại. Mayako Murai thuộc Đại học Kawanaga, Nhật Bản, trong công trình năm 2015 với nhan đề Từ Chàng rể Chó đến Cô gái Sói: Sự chuyển thể truyện cổ tích Nhật Bản đương đại trong cuộc trò chuyện với phương Tây (NXB. Wayne State University Press, Detroit, Michigan) có viết: “Từ những năm 70, quan niệm dễ thương (kawaii) ở đất nước này đã trở nên quá phổ biến và lan rộng trên toàn thế giới như một nét tiêu biểu của bản sắc Nhật, ngày càng được thương mại hóa và phát triển trong nước. Nhà xã hội học Sharon Kinsella định nghĩa kawaii như sau: kawaii hoặc cute về bản chất nghĩa là giống trẻ con. Kawaii là tiếng nói của sự ngọt ngào, đáng yêu, ngây ngô, trong sáng, thật thà, êm dịu nhưng cũng rất mong manh, yếu đuối, những đặc điểm dễ dàng bắt gặp ở hành vi xã hội từng trải và vẻ bề ngoài. Còn quan niệm hirahira, mang dáng dấp nữ quyền và có lẽ quá gần với kawaii, trong một số trường hợp có thể khoét sâu định kiến phương Tây về người phụ nữ và sự trẻ con trong bản sắc văn hóa Nhật Bản” [144, 10]. 14
  20. 1.1.2. Những nghiên cứu về kawaii ngoài Nhật Bản Những công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về kawaii như một phạm trù thẩm mĩ Nhật Bản có thể kể đến công trình của Botz-Bornstein The Cool Kawaii, xuất bản năm 2011. T. Botz-Bornsteins đã chỉ ra hai loại thẩm mĩ tác động đến văn hóa giới trẻ thế giới. Tác giả cho rằng, gần đây, kawaii là một trong hai loại thẩm mĩ thống trị văn hóa của những người trẻ trên thế giới, hơn là thẩm mĩ cool của văn hóa Mĩ, Phi như hip-hop. Theo Botz-Bornstein, “trong khi người Âu – Mĩ phân biệt hai khái niệm cool và kawaii rất rõ ràng: cool có thiên tính nam, lạnh lùng và ngầu, phân tán cảm xúc còn kawaii thì có thiên tính nữ, gắn liền với thời thơ ấu và những gì thuần nguyên, sơ khai, tập trung thể hiện tình cảm, cảm xúc. Tuy nhiên ở Nhật lại không như vậy. Khái niệm cuteness (kawaii) và coolness không tách bạch quá rõ. Chúng tương tác với nhau phức tạp và trong tính chất này có tính chất kia. Cả cool và kawaii đều là liều thuốc giải độc cho những khuôn mẫu xã hội: lối sống bằng phẳng đến nhạt nhẽo, cằn cỗi, mơ hồ và không có gì đặc biệt. Kawaii đối nghịch với những gì là nguyên tắc, mệnh lệnh, nghiêm túc một cách cứng nhắc” [144, 9]. Năm 2016, luận án của tác giả Kimberlee Coobes, trường Đại học Wellesley (bang Masschusetts, Mỹ) có tên Sự tiêu thụ Hello Kitty: sự tổng hợp của nét đẹp dễ thương của xã hội Nhật Bản (Consuming Hello Kitty: Saccharai Cuteness in Japanese Society) đã có một tiểu mục dành cho việc đi tìm khái niệm Dễ thương (Cute / Kawaii) và đặt nó trong mối quan hệ với những khái niệm khác như Ngọt ngào (Sweet), Sợ hãi (Scary), Cảm động (Pathenic), giới thiệu về văn hóa shoujo, nói về kawaii như một hội chứng nổi bật của thời đại và thuộc về nữ giới, và là một dấu hiệu của văn hóa shoujo. 1.2. Những nghiên cứu về kawaii trong sáng tác của Y. Banana trong và ngoài Nhật Bản Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung vào kawaii trong sáng tác của Yoshimoto Banana. Tuy nhiên, những đánh giá, nhận xét cho thấy những ý tưởng về vấn đề này thì đã được thể hiện trong một số công trình khoa học 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2