intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn Đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:190

94
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu có hệ thống về quá trình người lao động ở nông thôn vận dụng vốn xã hội để thay đổi nghề nghiệp, việc làm của họ; đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của vốn xã hội trong quá trình chuyển đổi, phát triển nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn Đồng bằng sông Hồng, cụ thể là trường hợp tỉnh Hải Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn Đồng bằng sông Hồng

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT VèN X· HéI CñA NG¦êI LAO §éNG TRONG CHUYÓN §æI CÊU TRóC NGHÒ NGHIÖP ë N¤NG TH¤N §åNG B»NG S¤NG HåNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: Xà HỘI HỌC Mã số: 62 31 03 01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ NGỌC HÙNG HÀ NỘI - 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong bản luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Ánh Tuyết
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 1.1. Nghiên cứu về vốn xã hội 7 1.2. Nghiên cứu về cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn 22 1.3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của vốn xã hội đến chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp 30 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 2.1. Cơ sở lý luận về vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn 35 2.2. Khung phân tích 49 2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 52 2.4. Địa bàn và đặc điểm đối tượng khảo sát 56 Chương 3: BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI CẤU TRÚC NGHỀ NGHIỆP Ở NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 66 3.1. Chính sách và thực tiễn chuyển đổi cấu trúc kinh tế, nghề nghiệp ở nông thôn 66 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 72 3.3. Bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2015 76 3.4. Thực trạng nghề nghiệp của người lao động ở địa bàn khảo sát 82 Chương 4: VỐN XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN HẢI DƯƠNG 91 4.1. Các thành tố của vốn xã hội 91 4.2. Phạm vi, mức độ của vốn xã hội ở người lao động 107 4.3. Một số yếu tố tác động đến vốn xã hội của người lao động 109 Chương 5: VỐN XÃ HỘI TRONG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 120 5.1. Chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn tỉnh Hải Dương 121 5.2. Người lao động vận dụng vốn xã hội trong chuyển đổi nghề nghiệp 129 5.3. Nhu cầu phát huy vốn xã hội trong chuyển đổi nghề nghiệp ở nông thôn 146 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 166
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN : Công nghiệp CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DV : Dịch vụ KT-XH : Kinh tế - xã hội NTM : Nông thôn mới PVS : Phỏng vấn sâu TLN : Thảo luận nhóm TM-DV : Thương mại dịch vụ TTCN : Tiểu thủ công nghiệp VXH : Vốn xã hội
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Tóm tắt một số định nghĩa của các tác giả nước ngoài về vốn xã hội 7 Bảng 1.2: Thước đo và chỉ số vốn xã hội của người lao động 13 Bảng 1.3: Hệ thống 4 vòng phân loại nghề nghiệp ở Việt Nam năm 1999-2009 25 Bảng 2.1: Đặc điểm và tiêu chí đo lường vốn xã hội 36 Bảng 2.2: Cấu trúc của mẫu khảo sát phân theo huyện và xã 55 Bảng 2.3: Bảng tóm tắt một số thông tin về tình hình KT-XH tại các xã khảo sát 58 Bảng 2.4: Đặc điểm giới tính của đối tượng tham gia khảo sát 59 Bảng 2.5: Đặc điểm nhóm tuổi của đối tượng tham gia khảo sát 59 Bảng 2.6: Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng tham gia khảo sát 60 Bảng 2.7: Đặc điểm trình độ chuyên môn của đối tượng tham gia khảo sát 61 Bảng 2.8: Đặc điểm về mức thu nhập bình quân theo tháng của đối tượng tham gia khảo sát 62 Bảng 2.9: Đặc điểm số thành viên trong gia đình của đối tượng tham gia khảo sát 63 Bảng 2.10: Đặc điểm lao động trong gia đình của đối tượng tham gia khảo sát 63 Bảng 2.11: Đặc điểm tổ chức đang tham gia của đối tượng tham gia khảo sát 64 Bảng 3.1: Chuyển đổi cấu trúc GDP theo theo ngành nghề năm 2005 - 2014 69 Bảng 3.2: Đặc điểm dân số qua các năm của tỉnh Hải Dương 73 Bảng 3.3: Cấu trúc lao động phân theo nhóm tuổi, năm 2006 - 2010 74 Bảng 3.4: Thu nhập bình quân đầu người một tháng 76 Bảng 3.5: Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo ngành kinh tế của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005-2013 77 Bảng 3.6: Hiện trạng lao động phân theo trình độ đào tạo của Hải Dương 78 Bảng 3.7: Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo các loại hình doanh nghiệp ở tỉnh Hải Dương, 2005 - 2013 79 Bảng 3.8: Lao động nữ làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương, 2005 - 2012 80
  6. Bảng 3.9: Cấu trúc việc làm của người lao động theo địa bàn khảo sát 83 Bảng 3.10: Tình trạng việc làm của người lao động theo địa bàn khảo sát 84 Bảng 3.11: Cấu trúc việc làm theo giới nam và nữ 86 Bảng 3.12: Cấu trúc các loại nghề nghiệp chính 86 Bảng 3.13: Cấu trúc về nghề nghiệp mang lại thu nhập chính 87 Bảng 3.14: Cấu trúc các loại nghề nghiệp làm thêm 88 Bảng 3.15: Nơi làm việc của các ngành nghề 89 Bảng 4.1: Số lượng và tỉ lệ các tổ chức trong mạng lưới xã hội của người lao động phân theo nam nữ 93 Bảng 4.2: Tương quan địa bàn về những rủi ro mà người lao động gặp phải 96 Bảng 4.3: Tương quan giới về những rủi ro mà người lao động gặp phải 97 Bảng 4.4: Tương quan địa phương về sự trợ giúp của người thân, gia đình, bạn bè hàng xóm 99 Bảng 4.5: Tương quan giới về sự trợ giúp của người thân, gia đình, bạn bè hàng xóm 100 Bảng 4.6: Tương quan địa phương về sự trợ giúp của tổ chức chính trị - xã hội 102 Bảng 4.7: Tương quan giới về sự trợ giúp của của tổ chức chính trị - xã hội 103 Bảng 4.8: Tương quan địa phương về sự trợ giúp của tổ chức phi chính thức 104 Bảng 4.9: Tương quan giới về sự trợ giúp của của tổ chức phi chính thức 104 Bảng 4.10: Tương quan địa phương về sự trợ giúp của tổ chức tín dụng, kinh doanh 106 Bảng 4.11: Tương quan giới về sự trợ giúp của của tổ chức tín dụng, kinh doanh 106 Bảng 4.12: Số lượng tổ chức tham gia theo giới tính 109 Bảng 4.13: Số lượng tổ chức tham gia theo trình độ học vấn 111 Bảng 4.14: Số lượng tổ chức tham gia theo trình độ học vấn 112 Bảng 4.15: Số lượng tổ chức tham gia theo thu nhập 112 Bảng 4.16: Số lượng tổ chức tham gia theo tình trạng việc làm 113 Bảng 4.17: Số lượng tổ chức người lao động tham gia phân theo nhóm nghề nghiệp 114 Bảng 5.1: Chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động 122 Bảng 5.2: Bảng phân nhóm lý do chuyển đổi nghề nghiệp 128 Bảng 5.3: Tương quan địa bàn về sự hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với các mối quan hệ thân thiết 131
  7. Bảng 5.4: Tương quan giới về sự hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với các mối quan hệ thân thiết 132 Bảng 5.5: Vốn xã hội trong hỗ trợ giới thiệu việc làm 133 Bảng 5.6: Tương quan địa bàn về sự hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với các tổ chức chính trị - xã hội 135 Bảng 5.7: Tương quan giới về sự hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với các tổ chức chính trị - xã hội 136 Bảng 5.8: Vốn xã hội huy động các nguồn lực sản 137 Bảng 5.9: Tương quan giữa mức độ tin tưởng và cho vay mượn tiền bạc 138 Bảng 5.10: Hỗ trợ trong trong hoạt động tư vấn chuyển đổi sản xuất 142 Bảng 5.11: Hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm 143 Bảng 5.12: Lợi ích nhận được khi tham gia các tổ chức 144
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ Trang Hình 1.1: Sơ đồ các vòng phân loại và số lượng các nghề nghiệp của “nhà chuyên môn bậc cao”, năm 2009 27 Hình 3.1: Cấu trúc lao động thành thị - nông thôn của Hải Dương (2000-2013) 75 Hình 4.1: Mạng lưới xã hội của người lao động 107 Hình 4.2: Số lượng tổ chức người lao động tham gia 108 Hình 5.1: Số lần chuyển đổi nghề nghiệp 121 Hình 5.2: Chuyển đổi cấu trúc ngành nghề nông nghiệp - phi nông nghiệp 123 Hình 5.3: Khoảng thời gian chuyển đổi nghề nghiệp 124 Hình 5.4: Thời điểm chuyển đổi nghề nghiệp 125 Hình 5.5: Lý do không làm nghề cũ để chuyển sang nghề mới 126 Hình 5.6: Lý do chuyển sang nghề mới 128 Hình 5.7: Phát triển nghề nghiệp cơ khí qua quan hệ bạn bè 130 Hình 5.8: Sơ đồ huy động vốn xã hội trong chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (trường hợp hộ làm nghề nhựa) 139 Hình 5.9: Xu hướng mở rộng các mạng lưới xã hội của người lao động và đặc trưng cấu trúc nghề nghiệp 149 Hộp 1.1: Một số thông tin chủ yếu về hộ và ngành, nghề ở nông thôn Việt Nam 28 Hộp 1.2: Thông tin chủ yếu về cấu trúc nghề nghiệp của lao động ở nông thôn 29 Hộp 5.1: Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội 134 Sơ đồ 2.1: Khung phân tích vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn tỉnh Hải Dương 50
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông thôn Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014 dân số khu vực nông thôn là 60,69 triệu người, chiếm 66,9% dân số cả nước. Về kinh tế, nông lâm ngư nghiệp đóng góp 18,4% trong GDP cả nước [45]. Sự phát triển nhanh, bền vững của nông nghiệp những năm qua đã góp phần quan trọng duy trì tốc độ phát triển cao của nền kinh tế, ổn định xã hội, tạo cơ sở vững chắc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái. Những năm qua Đảng, Nhà nước đã luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân. Nghị quyết Đại hội Đảng qua các thời kỳ đều nhấn mạnh vai trò và các giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết 26 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã thể hiện rất toàn diện chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều luật, cơ chế, chính sách thực hiện chủ trương của Đảng. Một số chương trình, cơ chế, chính sách đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và có tác động tốt đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cấu trúc kinh tế nông thôn có bước chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ. Những xu hướng chính của quá trình chuyển đổi cấu trúc kinh tế ở khu vực nông thôn trong thời gian qua là việc đa dạng hóa sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Các xu hướng đó đã kéo theo sự chuyển đổi về cấu trúc nghề nghiệp của người lao động. Theo kết quả của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 thì xu hướng hoạt động đa dạng ngành nghề của lao động ở khu vực nông thôn ngày càng tăng [1]. Trong tổng số người ở độ tuổi lao động có tham gia hoạt động nông nghiệp trong 12 tháng qua thì lao động chuyên nông nghiệp (thuần nông) chiếm 46%; lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề khác chiếm 32,1% và lao động phi nông có hoạt động phụ nông nghiệp chiếm 21,9% [1]. Theo quan điểm duy vật biện chứng của Marx, thông qua lao động có chủ đích của mình con người biến đổi giới tự nhiên và môi trường xung quanh đồng thời
  10. 2 biến đổi chính bản thân con người. Người lao động ở nông thôn chuyển đổi nghề nghiệp của họ và đồng thời làm biến đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. Sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn Việt Nam nói chung vừa là quá trình chuyển đổi kinh tế - nghề nghiệp diễn ra một cách “tự nhiên”, khách quan vừa là kết quả của quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động. Nói cách khác, sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn là bối cảnh, điều kiện trực tiếp tác động đến người lao động thông qua việc định hướng và tạo điều kiện để người lao động chuyển đối nghề nghiệp của họ. Đồng thời việc người lao động chuyển đổi nghề nghiệp tạo nên tác động tích lũy và tương tác dẫn đến sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. Mối quan hệ biện chứng giữa sự chuyển đổi nghề nghiệp ở nông thôn và sự chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn là biểu hiện cụ thể, sinh động của mối quan hệ giữa con người, lao động nghề nghiệp và xã hội rất cần được nghiên cứu làm rõ. Vấn đề nghiên cứu đặt ra ở đây là vốn xã hội của người lao động ở nông thôn biểu hiện như thế nào trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp và có ảnh hưởng như thế nào đối với sự chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động? Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của người lao động. Các nghiên cứu ở góc độ kinh tế học tập trung lý giải sự phát triển các ngành nghề, đóng góp của việc chuyển đổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn như Lê Xuân Bá và nhóm nghiên cứu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đào Thế Tuấn và nhóm nghiên cứu, Phạm Thị Lan Hương (2005) v.v, nhưng chưa đi sâu tìm hiểu, đo lường các tác động, đóng góp của vốn xã hội [7]. Chính vì vậy, rất nhiều đặc điểm, tính chất và các chiều cạnh của vốn xã hội bị coi nhẹ hoặc chưa được xem xét khi bàn đến quá trình chuyển dịch cấu trúc kinh tế, cấu trúc lao động, cấu trúc nghề nghiệp ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các nhân tố xã hội, trong đó nổi bật là vốn xã hội có những đóng góp quan trọng đối với quá trình chuyển đổi kinh tế nói chung và cấu trúc xã hội- nghề nghiệp ở nông thôn nói riêng. Chẳng hạn như: Nguyễn Đức Truyến nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế hộ với các mối quan hệ xã hội ở nông thôn [51]; Bế Quỳnh Nga nghiên cứu về vai trò của các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn trong
  11. 3 tìm việc làm, huy động vốn, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao hiểu biết về thị trường [33, tr.45-51]; Bùi Thanh Hà chỉ ra những người lao động di cư ở nông thôn dựa vào các mối quan hệ xã hội để tìm kiếm việc làm; Vũ Hào Quang chỉ ra vai trò của các tổ chức chính thức và tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc chuyển đổi nghề nghiệp ở khu vực nông thôn trong quá trình đô thị hóa [38, tr.33-42]. Rõ ràng, vẫn còn những thiếu hụt trong nhận thức và triển khai các nghiên cứu về vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn và ảnh hưởng của vốn xã hội đối với việc chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn hiện nay. Việc tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn chuyên sâu từ góc độ xã hội về chủ đề này là rất quan trọng và cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn để nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi trong quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách thúc đẩy chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp nhằm góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống nông dân. Trước tình hình như vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ chuyên ngành xã hội học là “Vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn Đồng bằng sông Hồng". 2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của luận án 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn Đồng bằng sông Hồng (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương). 2.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Người lao động ở nông thôn. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Luận án sẽ làm rõ quá trình chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn thông qua nghiên cứu 01 trường hợp điển hình (tỉnh) thuộc Đồng bằng sông Hồng. Trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp đó, luận án sẽ tìm hiểu thực tế vốn xã hội của người lao động và cách thức người lao động vận dụng vốn xã hội để thay đổi nghề nghiệp việc làm của họ. Phạm vi không gian của nghiên cứu là 04 xã được khảo sát ở khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương. Các xã bao gồm: Tân Trường, Cao An thuộc Huyện Cẩm
  12. 4 Giàng và Đồng Tâm, Tân Hương thuộc huyện Ninh Giang. Các huyện và xã được chọn có chủ đích, trong đó Huyện Cẩm Giàng thuộc Vùng kinh tế trung tâm, là nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, thương mại, tài chính- ngân hàng, khoa học- công nghệ, đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao, có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nhanh và Huyện Ninh Giang không thuộc Vùng kinh tế trung tâm của tỉnh, là nơi phát triển trên cơ sở kết hợp nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ. Tại mỗi huyện, chọn 01 xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nhanh theo hướng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp và 01 xã có tốc độ chuyển đổi chậm hơn, phát triển kinh tế dựa vào các ngành nghề nông nghiệp là chính (đặc điểm các xã được trình bày chi tiết tại 2.4.1 về địa bàn nghiên cứu ở Chương 2). Phạm vi thời gian của nghiên cứu là từ năm 2000 đến nay, nhất là giai đoạn từ năm 2008 đến nay, đây là giai đoạn đẩy mạnh quá trình thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là mang lại một sự hiểu biết có hệ thống về quá trình người lao động ở nông thôn vận dụng vốn xã hội để thay đổi nghề nghiệp, việc làm của họ trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của địa phương này. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của vốn xã hội trong quá trình chuyển đổi, phát triển nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn Đồng bằng sông Hồng, cụ thể là trường hợp tỉnh Hải Dương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận để nghiên cứu quá trình người lao động vận dụng vốn xã hội nhằm thay đổi nghề nghiệp, việc làm của mình trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. - Phân tích quá trình chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn - bối cảnh vĩ mô trong đó người lao động thay đổi nghề nghiệp, việc làm. - Tìm hiểu thực tế vốn xã hội của người lao động ở nông thôn qua khảo sát tại tỉnh Hải Dương. - Làm rõ quá trình người lao động ở nông thôn vận dụng vốn xã hội để thay đổi, phát triển nghề nghiệp, việc làm của mình trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở địa phương.
  13. 5 - Đề xuất giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của vốn xã hội đối với quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm của lao động trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn hiện nay và thời gian tới. 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận án nhằm trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn diễn ra như thế nào trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay? - Thực trạng vốn xã hội của người lao động trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn hiện nay như thế nào? - Người lao động vận dụng vốn xã hội như thế nào để chuyển đổi nghề nghiệp, từ đó dẫn đến chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn? - Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn? Có thể đưa ra những giải pháp nào để phát triển vốn xã hội và kiểm soát những ảnh hưởng bất lợi của vốn xã hội đối với người lao động? 5. Giả thuyết nghiên cứu Luận án nhằm kiểm chứng một số giả thuyết nghiên cứu cơ bản như sau: Giả thuyết thứ nhất: Cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn chuyển đổi từ cấu trúc nghề nghiệp nặng về nông nghiệp sang cấu trúc nghề nghiệp phi nông nghiệp dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng trong sản xuất, kinh doanh ở nông thôn; Giả thuyết thứ hai: Vốn xã hội của người lao động ở nông thôn chủ yếu bao gồm mạng lưới xã hội, niềm tin và quan hệ có đi có lại được hình thành, biểu hiện và phát triển trên cơ sở tình cảm, gia đình, dòng họ, bạn bè, đồng hương và sự tham gia các tổ chức cộng đồng ở nông thôn; Giả thuyết thứ ba: Vốn xã hội được người lao động ở nông thôn vận dụng để tìm kiếm thông tin, huy động nguồn lực và tăng cường hỗ trợ, hợp tác, liên kết trong chuyển đổi nghề nghiệp, nhờ vậy mà chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. 6. Đóng góp của luận án 6.1. Đóng góp về khoa học - Góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý thuyết của Coleman, Bourdieu và Giddens được áp dụng trong nghiên cứu về vốn xã hội và tác động của nó đến sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn Việt Nam.
  14. 6 - Kiểm chứng một số giả thuyết nghiên cứu về vốn xã hội và ảnh hưởng của nó trong chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động và chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. - Phát hiện những vấn đề mới và cung cấp thông tin khoa học gợi mở suy nghĩ nghiên cứu lý thuyết khoa học tiếp theo về vốn xã hội và chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. - Cung cấp kiến thức lý luận và thực tiễn góp phần phát triển các chuyên ngành xã hội học nông thôn, xã hội học lao động - nghề nghiệp, xã hội học kinh tế. 6.2. Đóng góp về thực tiễn - Góp phần xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo đo lường, đánh giá vốn xã hội và sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của người lao động. - Cung cấp thông tin khoa học để nắm bắt được thực trạng vốn xã hội và tình hình chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn. - Cung cấp các bằng chứng và thông tin khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học chuyên ngành xã hội học. - Đề xuất và kiến nghị những giải pháp lãnh đạo, quản lý dựa trên các bằng chứng khoa học và cơ sở thực tiễn nhằm phát triển vốn xã hội và chuyển dịch cấu trúc nghề nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả góp phần đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống người dân. Điểm mới cơ bản, quan trọng về mặt khoa học và thực tiễn cần nhấn mạnh của luận án là việc phân tích làm rõ vốn xã hội của người lao động trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn, đồng thời làm rõ cách thức mà người lao động sử dụng vốn xã hội để chuyển đổi nghề nghiệp của họ. Từ đó có thể gợi mở suy nghĩ, nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực có thể có của vốn xã hội trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu gồm 5 chương, 17 tiết.
  15. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ VỐN XÃ HỘI 1.1.1. Các quan niệm về vốn xã hội “Vốn xã hội” là một thuật ngữ trong một hai thập niên gần đây được đề cập nhiều trong giới khoa học xã hội ở Việt Nam, nhưng cho đến giờ, dường như giới học thuật ở Việt Nam cũng như ở cả nước ngoài vẫn chưa đi đến một định nghĩa thống nhất về khái niệm này. Trong thực tế, mỗi nhà nghiên cứu thường xác định nội hàm khái niệm vốn xã hội tùy theo sự chọn lựa mục đích, góc độ tiếp cận và phương pháp khảo sát. Xem xét các văn bản, tài liệu nghiên cứu về vốn xã hội của các tác giả trên thế giới, có thể tổng hợp và tóm tắt một số cách định nghĩa như sau. Bảng 1.1: Tóm tắt một số định nghĩa của các tác giả nước ngoài về vốn xã hội Tác giả Định nghĩa vốn xã hội Hanifan Vốn xã hội ở đây không phải là tài sản đất đai, tài sản cá nhân hay tiền mặt mà ông đề cập đến những giá trị hiện thực trong đời sống có tác động lên hầu hết cuộc sống hằng ngày của con người như sự thiện ý, tính đoàn kết, sự đồng cảm, trao đổi xã hội trong một nhóm người hoặc gia đình - những đơn vị xã hội chính của cộng đồng nông thôn [101, tr.204 -207]. Jane Jacobs Đó là một hệ thống phức tạp các mối quan hệ con người được xây dựng theo thời gian, có chức năng hỗ trợ lẫn nhau trong thời gian cần thiết, đảm bảo sự an toàn của các đường phố và nuôi dưỡng một ý thức trách nhiệm công dân [104, tr.24]. James Vốn xã hội được xác định bởi chức năng của nó. Nó không phải là 1 Coleman thực thể duy nhất mà là rất nhiều thực thể khác nhau với 2 đặc điểm chung: đều bao gồm một vài khía cạnh của cấu trúc xã hội và tạo những điều kiện thuận lợi nhất định cho các cá nhân hành động -
  16. 8 Tác giả Định nghĩa vốn xã hội những người sống trong cấu trúc đó [98, tr.95 -120]. Robert Trong khi vốn vật chất đề cập đến các đối tượng vật chất và vốn con Putnam người đề cập đến các tính chất của các cá nhân, vốn xã hội đề cập đến các kết nối giữa các cá nhân - mạng xã hội và các quan hệ có đi có lại và sự tin cậy được nảy sinh từ mạng này. Trong ý nghĩa đó vốn xã hội liên quan chặt chẽ với những gì một số người đã gọi là "đạo đức công dân". Sự khác nhau đó là "vốn xã hội", kêu gọi sự chú ý đến thực tế rằng đạo đức công dân trở nên mạnh mẽ nhất khi được gắn vào một mạng lưới của các mối quan hệ xã hội qua lại [110, tr.65 - 78]. Francis Vốn xã hội là những quy tắc, chuẩn mực không chính thức mà đẩy sự Fukuyama hợp tác giữa hai hoặc nhiều cá nhân với nhau [93, tr.3]. Wayne Một nguồn tài nguyên mà các cá nhân nằm trong các cấu trúc xã hội cụ thể E.Baker và sau đó sử dụng nó để theo đuổi lợi ích của mình, nó được tạo ra bởi những thay đổi trong mối quan hệ giữa các cá nhân [113, tr.589 - 625]. Pierre Tổng hợp các nguồn lực (thực tế hoặc ảo) tích lũy trong một cá nhân Bourdieu và hoặc nhóm nhờ vào sở hữu một mạng lưới bền vững các mối quan hệ Loic quen biết và công nhận lẫn nhau [78, tr.219 - 260]. Wacquant Boxman, De Số lượng người có khả năng sẽ cung cấp sự hỗ trợ và các nguồn lực để Graai. Flap giúp đỡ một cá nhân [90, tr 51 - 57]. Ronald Bạn bè, đồng nghiệp, và các mối quan hệ rộng hơn qua đó một cá S.Burt nhân có cơ hội sử dụng vốn con người và vốn tài chính của mình [113, tr.57 - 91]. John Brehm Mạng lưới của các mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân, tạo điều kiện và Wendy thuận lợi cho giải quyết các vấn đề hành động tập thể [114, tr.999 - 1023] Rahn Clive Y. Những phương tiện tự nguyện và quá trình phát triển trong xã hội dân Thomas sự mà thúc đẩy toàn bộ cộng đồng phát triển [82, tr.15 - 20].
  17. 9 Tác giả Định nghĩa vốn xã hội Glenn C. Các mối quan hệ xã hội nảy sinh một cách tự nhiên giữa các cá nhân Loury mà thúc đẩy hoặc hỗ trợ họ đạt được những kỹ năng và những thứ có giá trị trong cuộc sống…nó được coi như một thứ tài sản quan trọng (giống quyền thừa kế tài sản) trong việc duy trì bất bình đẳng trong xã hội [96, tr.1]. Janine Tổng các nguồn tài nguyên thực tế và tiềm năng mà các cá nhân nhận Nahapite được từ mạng lưới mối quan hệ mà cá nhân hoặc xã hội sở hữu. Do đó vốn xã hội bao gồm cả mạng lưới và tài sản mà có thể được huy động thông qua mạng [101, tr.242 - 266]. Michael Thông tin, sự tin tưởng, quy tắc quan hệ có đi có lại gắn liền với Woolcock mạng xã hội của một cá nhân [106, tr.151 - 208]. Ở Việt Nam, những năm gần đây các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh việc làm rõ khái niệm vốn xã hội và vận dụng vốn xã hội vào giải thích một số hiện tượng của đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội. Xem xét kỹ có thể thấy phần lớn các tác giả trong nước đều nghiên cứu vốn xã hội dựa trên các định nghĩa của các học giả nổi tiếng trên thế giới và phát triển các khái niệm phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay. Chẳng hạn, Trần Hữu Quang cho rằng, cần phải coi “vốn xã hội” như là một khái niệm xã hội học được dùng để chỉ một cách tổng hợp hiện thực và đặc trưng của những mối dây liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay xã hội. Những mối dây liên kết này chịu sự chi phối quyết định của các chuẩn mực (chính thức và phi chính thức) và các định chế đang tồn tại trong cộng đồng hay xã hội ấy và được biểu hiện ra bằng sự tin cậy giữa con người với nhau, khả năng làm việc chung với nhau và các loại mạng lưới xã hội khác nhau [39, tr.74- 81]. Một số tác giả sử dụng quan niệm của Putnam để nói về vốn xã hội trong đó nhấn mạnh những mối liên hệ trong mạng kết nối giữa các cá thể từng con người với nhau, giữa cá thể con người và xã hội, về những mối quan hệ tạo ra sự có đi có lại, sự tin cậy nhau, về những chuẩn mực hình thành từ những mối quan hệ này [50]. Một quan niệm khác coi vốn xã hội như mạng lưới các tổ chức xã hội dựa trên
  18. 10 các quan hệ tin cậy và tương tác có thể giúp nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động bằng cách thúc đẩy sự hợp tác [13]. Từ góc độ kinh tế học, một số nghiên cứu nhấn mạnh chức năng giảm chi phí và tăng cường hợp tác của vốn xã hội trong sản xuất kinh doanh. Một số nghiên cứu về chức năng của vốn xã hội xuất phát từ chỗ coi vốn xã hội (social capital còn gọi là tư bản xã hội) được cấu thành từ niềm tin và sự hợp tác [16]. Chính vì sự đa dạng về cách định nghĩa khái niệm “vốn xã hội” như trên nên có học giả cho rằng, thuật ngữ này vẫn chưa được “khái niệm hóa” một cách đầy đủ, hay nói cách khác, nó chưa trở thành một khái niệm khoa học thực thụ (Trần Hữu Quang). Nhưng cũng chính từ sự đa dạng nói trên, tác giả Lê Minh Tiến cho rằng vốn xã hội là một khái niệm đa chiều và do đó, nếu có duy nhất một định nghĩa thì sẽ khó cho thấy được “hình ảnh” thực sự của vốn xã hội. Vì thế, tác giả Lê Minh Tiến đã đề xuất cách hiểu khái niệm vốn xã hội trên cả ba cấp độ vi mô, trung mô, vĩ mô và cho rằng làm như vậy mới có thể đo lường, đánh giá được vốn xã hội [44]. Như vậy, dựa vào việc xem xét dưới những chiều cạnh, đặc điểm, chức năng khác nhau mà mỗi nhà nghiên cứu đều có những quan niệm, định nghĩa riêng về vốn xã hội. Luận án này sử dụng những nội dung chung, thống nhất có thể tìm thấy trong các quan niệm về vốn xã hội, đặc biệt là quan niệm của Coleman và Bourdieu. Cụ thể luận án sử dụng khái niệm vốn xã hội với những ý nghĩa, nội dung cơ bản là: (1) vốn xã hội gắn liền với mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội của người lao động, (2) vốn xã hội là nguồn lực của hoạt động nghề nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp của cá nhân, cộng đồng (3) vốn xã hội được tạo ra thông qua việc đầu tư vào các quan hệ xã hội, hoặc mạng lưới xã hội; các cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội để đạt kết quả nhất định, trong đó có việc chuyển đổi nghề nghiệp của họ, (4) vốn xã hội bao gồm sự tin cậy và quan hệ qua lại/sự có đi - có lại. 1.1.2. Các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo về vốn xã hội Đã có nhiều nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu về đo lường vốn xã hội. Trước hết, cần làm rõ xem các hướng nghiên cứu tập trung đo lường những vấn đề gì thông qua các chỉ số/chỉ báo gì.
  19. 11 Khởi đầu là Putnam cho rằng ở quy mô rộng, sự khác biệt về vốn xã hội có thể giải thích bởi sự khác biệt giữa số lượng thành viên của các tổ chức tự nguyện [108]. Và quan điểm này được kế thừa trong rất nhiều nghiên cứu và cách đo lường về vốn xã hội. Việc tham gia tổ chức tự nguyện là một trong những biểu hiện/chỉ báo đánh giá mức độ giàu có/nghèo nàn của vốn xã hội trong cộng đồng. Tác giả Anirudh Krishna và Alizabeth Shrader trong bộ công cụ của mình đã đưa ra 4 nội dung vốn xã hội theo 4 cấp độ: cấp độ cá nhân/hộ gia đình, cấp độ hàng xóm/cộng đồng, cấp độ khu vực và cấp độ quốc gia. Đây là cách nhìn khá toàn diện khi đo lường về vốn xã hội. Công cụ mà các tác giả đưa ra chủ yếu là thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn cấp độ hộ gia đình và thường được áp dụng ở các nước đang phát triển vì việc lưu trữ số liệu/thông tin hạn chế [74, tr.14-15]. Tác giả Richard Rose đi sâu xác định phạm vi mạng lưới chính thức và phi chính thức cũng như những tương tác của chúng. Ông đưa ra cách tiếp cận tình huống, mặt khác xem việc là thành viên của các tổ chức tự nguyện là một chỉ tiêu quan trọng của vốn xã hội. Quan điểm này cũng giống với Putnam như đã nêu trên, Rose cũng xem xét dữ liệu phân tích ở góc độ hộ gia đình. Theo ông, vốn xã hội là việc tin tưởng vào các tổ chức chính thức/phi chính thức trong việc sản xuất, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ trong xã hội [109, tr.3]. Ở một cách tiếp cận khác, Anirudh Krishna và Norman Uphoff đã xây dựng chỉ số "hành vi tập thể" trong một nghiên cứu tại Ấn Độ. Các tác giả này đã tập trung vào việc xác định những "hoạt động chung của địa phương", tức là vốn xã hội được thể hiện qua các "hành động tập thể", cũng được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn các cá nhân và hộ gia đình [73, tr.27-32]. Tác giả Paul F.Witeley đã đo lường vốn xã hội dưới dạng các biến giải thích thông qua phân tích các thành tố chính như giáo dục, đầu tư, GDP/đầu người… Tác giả cho rằng biến kinh tế là một trong những biến giải thích quan trọng về vốn xã hội. Vì thế, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến cuộc tranh luận về mối quan hệ nhân quả giữa vốn xã hội và thành quả kinh tế [105, tr.443-466]. Brehm và Rahn khi đo lường vốn xã hội đã đặc biệt quan tâm đến sự tương tác giữa "cam kết dân sự", "tin tưởng lẫn nhau" và "sự tin cậy chính quyền". Tất cả
  20. 12 các biến này được đo ở phạm vi cá thể. Với mô hình phân tích các yếu tố cho thấy giữa "cam kết dân sự" và "tin tưởng lẫn nhau" có mối quan hệ nghịch đảo chặt chẽ, trong đó mối quan hệ từ "sự tham gia" tới "tin tưởng lẫn nhau" gắn kết hơn là theo chiều ngược lại [81, tr.999-1023]. Tác giả Grootaert lại coi vốn xã hội như là một yếu tố sản xuất của hộ gia đình, tương tự như vốn con người hay vốn vật chất. Ông đo lường mối tương quan giữa vốn xã hội và sự thịnh vượng, nghèo khó của hộ gia đình trong nghiên cứu trường hợp ở Indonesia bằng phương pháp phân tích đa biến, nhấn mạnh vai trò của các định chế trong ảnh hưởng đến sự nghèo đói và thịnh vượng của hộ gia đình, cũng như ảnh hưởng tới việc quyết định sử dụng các dịch vụ. Ông lựa chọn 6 biến của vốn xã hội gồm: mật độ của các hiệp hội, tính không đồng nhất nội tại, tần suất tham gia hội họp, hiệu quả tham gia của các thành viên đối với việc ra quyết định, trả hội phí và mức độ hướng tới xã hội của hiệp hội. Từ giá trị của 6 biến này, ông xây dựng một chỉ số vốn xã hội có mối liên hệ thuận chiều với sự thịnh vượng của hộ gia đình thông qua đo các chỉ tiêu về tiêu dùng/đầu người, tài sản, sử dụng tín dụng, tiếp cận giáo dục v.v. Ông đưa ra nhận định sự giàu có hay nghèo khổ xuất phát từ vốn xã hội [88, tr.10-17]. Cũng theo ông, công cụ đo lường vốn xã hội cần nhận biết được sự thay đổi văn hóa, bên cạnh đó phải thống nhất được một khung khái niệm giúp hợp nhất các biến khác nhau của vốn xã hội. Công cụ cần mô tả về các mạng lưới, hành vi mẫu mực để từ đó có những ước đoán đúng về tiềm lực, khả năng các hành động tập thể mang lại lợi ích chung. Công cụ cần được xây dựng chủ yếu dựa trên những hoạt động của người dân bản địa được xem là phù hợp với các hoạt động tập thể. Các công cụ phải bao gồm phương thức thu thập thông tin định lượng và định tính. W.Stone cho rằng đo lường vốn xã hội có thể được tiếp cận trên nhiều mức độ khác nhau dưới các hình thức: Các câu hỏi chuẩn hóa về độ tin cậy, mạng lưới xã hội … trong các điều tra hộ gia đình ở quy mô lớn; điều tra về các hành vi con người; Các câu hỏi đặc trưng và theo bối cảnh các mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử trong cộng đồng, các mối quan hệ hàng xóm, trường học, tổ chức chính trị, kinh doanh; nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu định tính, làm sáng tỏ các tương tác xã hội cũng như ý nghĩa của nó trong bối cảnh cụ thể, có thể kết hợp với các đo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2