intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hS-CRP, Procalcitonin, Interleukin-6 trong viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi

Chia sẻ: Cothumenhmong6 Cothumenhmong6 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:188

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đánh giá mối liên quan giữa hs-CRP, PCT, IL-6 và lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và căn nguyên vi rút trong viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hS-CRP, Procalcitonin, Interleukin-6 trong viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO               BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,  CẬN LÂM SÀNG VÀ HS­CRP,  PROCALCITONIN, INTERLEUKIN­6  TRONG VIÊM PHỔI NẶNG DO VI RÚT  Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI  LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
  2. HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,  CẬN LÂM SÀNG VÀ HS­CRP,  PROCALCITONIN, INTERLEUKIN­6  TRONG VIÊM PHỔI NẶNG DO VI RÚT  Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI  Chuyên ngành: NỘI KHOA Mã số: 972 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC           Người hướng dẫn khoa học: 
  3. 1. GS.TS. ĐỖ QUYẾT 2. PGS.TS. ĐÀO MINH TUẤN HÀ NỘI ­ 2020 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Quân y,   Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Phòng sau đại học, Bộ   môn ­  Trung tâm Nội hô hấp, Bệnh viện Quân y 103,  Học viện Quân y đã   tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn   thành luận án. Tôi xin bày tỏ  lòng kính trọng và biết  ơn sâu sắc tới GS.TS.  Đỗ   Quyết, PGS.TS. Đào Minh Tuấn là những  người thầy đã tận tình giúp đỡ,   hướng dẫn và động viên tôi hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm  ơn tới các Thầy trong Hội đồng chấm luận   án. Tôi xin chân thành cảm  ơn PGS.TS. Nguyễn Huy Lực cùng các Thầy   trong Bộ môn ­ Trung tâm Nội hô hấp đã tận tình hướng dẫn và có những ý   kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ  lòng biết ơn chân thành tới toàn thể  các bác sỹ, điều   dưỡng và nhân viên khoa Hô hấp, khoa Chẩn đoán hình  ảnh, khoa Huyết   học và Sinh hóa, khoa Sinh học phân tử các bệnh truyền nhiễm, Phòng lưu   trữ hồ sơ ­ Bệnh viện Nhi Trung ương đã giúp đỡ trong suốt quá trình học   tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
  4. Tôi xin trân trọng bày tỏ  lòng biết  ơn đến các bệnh nhi và gia đình   bệnh nhi đã giúp tôi thực hiện nghiên cứu và cung cấp cho tôi những số   liệu vô cùng quý giá để tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin cảm  ơn Bố, M ẹ  đã sinh, dưỡng và là nguồn động   viên to lớn cổ  vũ tôi học tập và phấn đấu. Cảm  ơn Chồng và các Con   thân yêu cùng người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động   viên, giúp đỡ  và là chỗ  dựa vô cùng to lớn cả  về  vật chất lẫn tinh th ần   để tôi thực hiện và hoàn thành luận án. Hà nội, ngày     tháng     năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số  liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được ai công   bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, ngày      tháng      năm   2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Ngọc Trân                                      
  5.           MỤC LỤC  Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan  Mục lục  Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng  Danh mục biểu đồ   Danh mục hình  
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACTH Adrenocorticotropic hormone (Hormon kích vỏ thượng thận) ARDS Acute Respiratory Distress Syndrome (Hội chứng suy hô hấp cấp) ARN Axit ribonucleic BC Bạch cầu CS Cộng sự CTM Công thức máu INF Interferon IL Interleukin Hb Hemoglobin Hs­CRP High sensitivity C­Reactive Protein (Protein phản ứng C siêu nhạy) Ig Immunoglobulin IVIG Intravenous Immune Globulin (Globulin miễn dịch đường tiêm) MUC Mucin (mucin 5AC, mucin 5B) NEUT Neutrophil (Bạch cầu đa nhân trung tính) NOD Nucleotide‐binding   oligomerization   domain   (vùng   oligomer   gắn  nucleotide) NKHHCT Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính MN Monocyte (Bạch cầu mono) LYM Lymphocyte (Bạch cầu lympho) RT­PCR Real­time Polymerase chain reaction (phản  ứng tổng hợp chuỗi thời gian  thực) PCT Procalcitonin PT Prothrombin RSV Respiratory Syncytial Virus (Vi rút hợp bào hô hấp) TNF Tumor Necrosis Factor (Yếu tố hoại tử u) SDD Suy dinh dưỡng SHH Suy hô hấp SpO2 Peripheral capillary oxygen saturation (Độ bão hòa Oxy qua da) Se Sensitivity (Độ nhậy) Sp Specificity (Độ đặc hiệu) WHO World Health Oganization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  7. DANH MỤC BẢNG  Bảng Tên bảng Trang
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ   Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
  9. DANH MỤC HÌNH   Hình Tên hình Trang
  10. 10 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có 3,9   triệu người tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính, đứng hàng đầu  trong tổng số hơn 52 triệu người tử vong do tất cả các nguyên nhân nhiễm   trùng và ký sinh trùng và số  trường hợp mắc mới là 394 triệu người. Năm   1995,  ở  trẻ  em dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển nhiễm khuẩn hô   hấp dưới cấp tính đứng hàng thứ  2 trong các nguyên nhân gây tử  vong  ở  lứa tuổi này (1,5 triệu trẻ), chiếm tỷ  lệ  13% [ Trần Quỵ, Trần Thị  Hồng Vân (2013). Viêm phế quản phổi. Trong: Bài giảng nhi khoa, Nhà xuất bản y học, 1:390­396]. Tại   Việt   Nam,   trung   bình   mỗi   năm   một   trẻ   có   thể   mắc   nhiễm  khuẩn hô hấp cấp từ  3 đến 5 lần, trong đó 1­2 lần viêm phổi [ Trần Quỵ, Trần Thị Hồng Vân (2013). Viêm phế quản phổi. Trong: Bài giảng nhi khoa, Nhà xuất bản y học, 1:390­ 396]. Số  tr ẻ  em mắc viêm phổi chiếm 30­34% các trườ ng hợp khám và   điều trị tại các bệnh viện. Nguyên nhân viêm phổi chiếm 75% các trườ ng  hợp tử vong do các bệnh hô hấp và 30­35% tử vong chung  ở tr ẻ em [ Trần Quỵ, Trần Thị Hồng Vân (2013). Viêm phế  quản phổi. Trong: Bài giảng nhi khoa, Nhà xuất bản y học, 1:390­396]. Như  vậy, viêm phổi là tình trạng bệnh th ường g ặp trong lĩnh  vực nhi khoa và là gánh nặng về bệnh tật, t ử vong  ở tr ẻ em d ưới 5 tu ổi. Tỷ  lệ  mắc viêm phổi vi rút của trẻ  em cao, chiếm 60­70% [Trần Quỵ, Trần Thị Hồng Vân (2013). Viêm phế quản phổi. Trong: Bài giảng nhi khoa, Nhà xuất bản y học, 1:390­ 396], [Pavia A.T. (2011). Viral Infections of the Lower Respiratory Tract: Old Viruses, New Viruses, and the Role of Diagnosis. Clin Infect Dis., 52(4):S284­9 ]. Đã có nhiều nghiên cứu về vi rút gây  viêm phổi và hay gặp các loại như vi rút hợp bào hô hấp (RSV), Rhinovirus,  vi rút cúm,  Adenovirus [Đào Minh Tuấn, Đặng Thị  Thu Hằng, Nguyễn Thị  Ngọc Trân và cs (2013). Nghiên cứu các căn nguyên gây viêm phổi trẻ em và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm
  11. 11 phổi trẻ  em từ  1 tháng đến 15 tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam., 411:14­20. ], [Bezerra P.G., Britto M.C., Correia J.B., et al. (2011). Viral and atypical bacterial detection in acute respiratory infection in children under five years. PLoS One., 6(4):e18928 ], [Do Lien Ha Anh, van Doorn H.R., Nghiem Ngoc My., et al. (2011). Viral etiologies of acute respiratory infections among hospitalized Vietnamese children in Ho Chi Minh City, 2004–2008. PLoS One., 6(3):e18176 ], [Loens K., Van Heirstraeten L., Malhotra­Kumar S., et al. (2008). Optimal Sampling Sites and Methods for Detection of Pathogens Possibly Causing Community­ Acquired Lower Respiratory Tract Infections. J Clin Microbiol., 47(1):21­31. ], [Marcos M.A., Esperatti M., Torres M. (2009). Viral pneumonia. Curr Opin Infect Dis., 22(2):143­7. ], [Razanajatovo N.H., Richard V., Hoffmann J., et al. (2011). Viral etiology of influenza­like illnesses in Antananarivo, Madagascar, July 2008 to June 2009. PLoS One., 6(3):e17579.], [Yoshida L.M., Suzuki M., Yamamoto T., et al. (2010). Viral pathogens associated with acute respiratory infections in central Vietnamese children.  Pediatr Infect Dis J., 29(1):75­7.], [Hoffmann J., Rabezanahary H., Randriamarotia M., et al. (2012). Viral and atypical bacterial etiology   of   acute   respiratory   infections   in   children   under   5   years   old   living   in   a   rural   tropical   area   of Madagascar. PLoS One., 7(8):e43666.]… Hơn 1/3 trường hợp có sự đồng nhiễm vi rút   và vi khuẩn sẽ làm nặng lên tình trạng bệnh [ Pavia A.T. (2011). Viral Infections of the Lower Respiratory Tract: Old Viruses, New Viruses, and the Role of Diagnosis. Clin Infect Dis., 52(4):S284­ 9], [Razanajatovo N.H., Richard V., Hoffmann J., et al. (2011). Viral etiology of influenza­like illnesses in Antananarivo, Madagascar, July 2008 to June 2009. PLoS One., 6(3):e17579. ], [Hoffmann J., Rabezanahary H., Randriamarotia M., et al. (2012). Viral and atypical bacterial etiology of acute respiratory infections in children under 5 years old living in a rural tropical area of Madagascar. PLoS One., 7(8):e43666. ], [Juven T., Mertsola J., Waris M., et al. (2000). Etiology of community­acquired pneumonia in 254 hospitalized children. Pediatr Infect Dis J., 19(4):293­8. ], [Ruuskanen O., Lahti E., Jennings L.C., et al. (2011). Viral pneumonia. Lancet., 377(9773):1264­75.] .  Hiện nay, các kỹ  thuật chẩn đoán vi rút có nhiều tiến bộ  giúp xác  định nguyên nhân nhanh chóng và chính xác từng loại vi rút. Phương pháp   test nhanh tìm kháng nguyên vi rút cho kết quả sau 10­15 phút, phương pháp   phản   ứng   tổng   hợp   chuỗi   (Polymerase   chain   reaction­PCR)   cổ   điển  khuyếch đại đoạn   A­xít Deoxyribonucleic (DNA) đích [Murdoch D.R., O'Brien K.L.,   Scott   J.A.G.,   et   al.   (2009).   Breathing   new   life   into   pneumonia   diagnostics.   J   Clin   Microbiol.,
  12. 12 47(11):3405­8.], đến phương pháp hiện đại nhất hiện nay là phản ứng tổng hợp  chuỗi thời gian thực (real­time PCR), PCR đa mồi có độ  nhậy và độ  đặc  hiệu cao có thể xác định được nhiều chủng loại vi rút trong 1 lần chạy máy   [Phùng Thị Bích Thủy (2018). Xác định tỷ lệ nhiễm Adenovirus bằng kỹ thuật Realtime PCR và một số đặc điểm dịch tễ ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí nghiên cứu y học., 115:73­79. ] , [Huijskens   .E.G.,   Biesmans   R.C.,   Buiting   A.G.,   et   al.   (2012).   Diagnostic   value   of   respiratory   virus detection in symptomatic children using real­time PCR. Virol J., 9:276­283. ], [Lamson D., Renwick N., Kapoor V., et al. (2006). MassTag polymerase­chain­reaction detection of respiratory pathogens, including a new rhinovirus genotype, that caused influenza­like illness in New York State during 2004–2005. J Infect Dis., 194(10):1398–1402.], [Lambert S.B., Whiley D.M., O'Neill N.T., et al. (2008). Comparing nose­throat swabs   and   nasopharyngeal   aspirates   collected   from   children   with   symptoms   for   respiratory   virus identification  using real­time  polymerase  chain  reaction. Pediatrics.,  122(3):e615­20. ], [Phùng Thị   Bích Thủy, Nguyễn Thanh Phúc, Trần Thị Sinh và cs (2016). Ứng dụng kỹ thuật PCR đa mồi trong chẩn đoán các căn nguyên gây nhiễm trùng đường hô hấp trẻ em. Tạp chí Nhi khoa., 9:50­57.].  Đã có nhiều nghiên cứu các yếu tố phản ánh tình trạng viêm, đánh giá  tình trạng nặng của bệnh giúp cho chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt (nhiễm vi   rút, vi khuẩn), tiên lượng và điều trị  phù hợp hơn như  định lượng Protein   phản ứng C siêu nhạy (high ­ sensitivity CRP ­  hs­CRP), Procalcitonin (PCT)   và các Cytokin như Interleukin (IL) ­1, IL­6, IL­8, IL­10) [Marshall J.C., Vincent J.L., Fink M.P., et al. (2003). Measures, markers, and mediators: Toward a staging system for clinical sepsis. A Report of the Fifth Toronto Sepsis Roundtable, Toronto, Ontario, Canada, October 25–26, 2000. Crit Care Med.,  31(5):1560­7.], [Antunes   G.,  Evans  S.A.,  Lordan   J.L.,  et  al.  (2002).   Systemic   cytokine  levels   in community­acquired pneumonia and their association with disease severity. Eur Respir J., 20(4):990­5. ],  [Endeman   H.,   Meijvis   S.C.,   Rijkers   G.T.,   et   al.   (2011).   Systemic   cytokine   response   in   patients   with community­acquired pneumonia. Eur Respir J., 37(6):1431­8. ]. [Calbo E., Alsina M., Rodriguez­Carballeira M.,   et   al.   (2008).   Systemic   expression   of   cytokine   production   in   patients   with   severe   pneumococcal pneumonia:   effects   of   treatment   with   a   beta­lactam   versus   a   fluoroquinolone.   Antimicrob   Agents Chemother., 52(7):2395­402.], [Toikka P., Irjala K., Juven T., et al. (2000). Serum procalcitonin, C­reactive protein and interleukin­6 for distinguishing bacterial and viral pneumonia in children. Pediatr Infect Dis J.,
  13. 13 19(7):598­602.].  Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu riêng biệt về viêm phổi do từng  loại vi rút cũng như  một số  yếu tố  phản ánh tình trạng viêm trong viêm  phổi do vi rút [Nguyễn Thị Ngọc Trân, Đỗ  Quyết, Đào Minh Tuấn (2019). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hs­CRP, Procalcitonin, Interleukine­6 trong điều trị viêm phổi nặng do vi rút đơn thuần ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tạp chí y học Việt nam., 483(1):100­104. ], [Đào Minh Tuấn, Đặng Thị  Thu Hằng, Nguyễn Thị Ngọc Trân và cs (2013). Nghiên cứu các căn nguyên gây viêm phổi trẻ em và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi trẻ  em từ 1 tháng đến 15 tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam., 411:14­20. ],  [Do Lien Ha Anh, van Doorn H.R., Nghiem Ngoc My., et al. (2011). Viral etiologies of acute respiratory infections   among   hospitalized   Vietnamese   children   in   Ho   Chi   Minh   City,   2004–2008.   PLoS   One., 6(3):e18176], [Phùng Thị  Bích Thủy (2018). Xác định tỷ  lệ  nhiễm Adenovirus bằng kỹ  thuật Realtime PCR và một số đặc điểm dịch tễ ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí nghiên cứu y học., 115:73­79.], [Phùng Thị Bích Thủy, Nguyễn Thanh Phúc, Trần Thị Sinh và cs (2016). Ứng dụng kỹ thuật PCR đa mồi trong chẩn đoán các căn nguyên gây nhiễm trùng đường hô hấp trẻ  em. Tạp chí Nhi khoa., 9:50­57.], [Lê Thị  Thu Hương (2017). Nghiên cứu một số biến đổi tế  bào viêm và cytokine trong máu ngoại vi ở trẻ hen phế quản. Luận án tiến sỹ y học, Đại Học Y Hà Nội. ]… Tuy nhiên, chưa  có một nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ  về  viêm phổi nặng do vi rút đơn  thuần hay đồng nhiễm vi khuẩn và mối liên quan giữa viêm phổi do vi rút  với một số  yếu tố  phản ánh tình trạng viêm  ở  trẻ  em. Vì vậy, chúng tôi   tiến hành đề  tài  “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hs­ CRP, Procalcitonin, Interleukin 6 trong viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ  em dưới 5 tuổi” nhằm hai mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi nặng do   vi rút  ở  trẻ  em dưới 5 tuổi tại B ệnh vi ện Nhi Trung  ương t ừ tháng   2/2015 đến tháng 2/2017. 2. Đánh giá mối liên quan giữa hs­CRP, Procalcitonin, Interleukin­6 và   lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả  điều trị, căn nguyên vi rút trong viêm  
  14. 14 phổi nặng do vi rút trẻ em dưới 5 tuổi. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm  1.1.1. Khái niệm viêm phổi ­ Theo WHO: Viêm phổi là một bệnh thường gây ra bởi vi rút hoặc vi   khuẩn. Viêm phổi thường không xác định được nguyên nhân cụ  thể  thông  qua triệu chứng lâm sàng, X­quang. Viêm phổi được chia ra hai loại là viêm  phổi nặng và không nặng tùy thuộc vào lâm sàng. Kháng sinh thường được  sử dụng trong viêm phổi và viêm phổi nặng. Viêm phổi nặng cần chăm sóc  đặc biệt như  thở  Ô­xy và nhập viện [WHO (2013). Cough or difficulty in breathing. In: Guidelines for  the management  of  common childhood illnesses.  2nd edi, WHO  press:75­122. ]. Viêm  phổi, thuật ngữ thường được dùng để chỉ sự  viêm của nhu mô phổi (phần   lớn thường là vi khuẩn và vi rút) dẫn đến phế  nang bị  lấp đầy dịch mủ  [Pattemore  P.K.,  Jennings J.C. (2008).  Acute  lower  respiratory  tract  infection.  In:  Pediatric  Respiratory Medicine, 2nd (ed), Mosby Elsevier, Philadenphia:435­452.]. ­ Có hai định nghĩa lâm sàng của viêm phổi trẻ  em: gồm viêm phế  quản phổi và viêm phổi thùy. Trong đó, viêm phế quản phổi là một bệnh có  sốt, ho, khó thở  với bằng chứng thâm nhiễm khu trú hoặc lan tỏa trên X­
  15. 15 quang   lồng   ngực.   Viêm   phổi   thùy   gần   giống   như   viêm   phế   quản   phổi  ngoại trừ  khám thực thể  và X­quang cho thấy  đông  đặc thùy [Omar   A.H., Zainudin N.M., Aziz B.B., et al. (2001). Pneumonia. In: Clinical practice guidlines on pneumonia respiratory tract infection in children, Academy of medicine of Malaysia:1­37.]. ­ Viêm phổi hiện nay gồm viêm phổi mắc phải cộng đồng, viêm  phổi liên quan đến chăm sóc y tế, viêm phổi mắc phải bệnh viện, viêm  phổi   liên  quan   thở   máy   [Craven   D.E.   (2006).   Hospital   acquired   pneumonia   guideline:   new principles for improving management. John Hopkins advanced studies in medicine., 6:s541­s548.]. ­ Viêm phế  quản phổi là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế  nang và  các tổ chức xung quanh phế nang rải rác hai phổi, làm rối loạn trao đổi khí,  tắc nghẽn đường thở, dễ gây suy hô hấp và tử vong [Trần Quỵ, Trần Thị Hồng Vân (2013). Viêm phế quản phổi. Trong: Bài giảng nhi khoa, Nhà xuất bản y học, 1:390­396]. Viêm phế quản phổi là thuật ngữ dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi vì khi  viêm phổi trẻ thường kèm theo viêm phế quản nhỏ. Điều này là do cấu trúc  của lớp biểu mô phủ trên phế quản, phế nang của trẻ chưa được biệt hóa. 1.1.2. Khái niệm viêm phổi do vi rút ­ Viêm phổi do vi rút: là viêm phổi gây nên bởi nhiễm vi rút tại   đường hô hấp dưới. Bệnh hay xảy ra vào mùa đông xuân. Vi rút xâm nhập   gây   kích   thích,   sưng   nề,   bong   biểu   mô   và   tắc   nghẽn   đường   thở.   Tổn  thương phế  nang do các chất dịch, nhầy hoặc mủ, làm chức năng trao đổi  khí giảm hoặc mất, hậu quả là gây suy hô hấp [Nguyễn Thị Diệu Thúy (2015). Viêm phổi do vi rút. Trong: Bài giảng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, 24­35.]. ­ Viêm phổi có thể do nhiều loại vi rút hô hấp gây ra, nhưng thường  gặp là vi rút cúm và vi rút hợp bào hô hấp. Bệnh thường xuất hiện vào mùa  lạnh  ở  những cộng đồng dân cư  đông [Đồng Khắc Hưng (2012). Viêm phổi do vi rút.
  16. 16 Trong: Bệnh Hô hấp, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 98­101.]. 1.1.3. Khái niệm hs­CRP, PCT và IL­6 1.1.3.1. Protein C phản ứng siêu nhạy  CRP là một protein do gan sản xuất và là thành phần không thể  thiếu   trong phản  ứng của hệ  miễn dịch đối với tổn thương hay nhiễm trùng.  CRP được biết đến như là chất chỉ điểm hiện tượng viêm [ Dickerson F., Stallings C., Origoni A., et al. (2013). Elevated C­reactive protein and cognitive deficits in individuals with bipolar disorder. J Affect Disord., 150(2):456­9.]. Có hai loại protein phản  ứng C có thể  định  lượng được trong máu: + Protein ph ản  ứng C chu ẩn (standard CRP):  đánh giá tình tr ạng  viêm ti ến tri ển. + Protein phản  ứng C siêu nhạy (high­sensitivity CRP) chất này được  coi như chất chỉ điểm đối với tình trạng viêm, đặc biệt là viêm mạch cấp   độ thấp. Hs­CRP có độ  nhạy cao hơn CRP, đặc biệt  ở  những mẫu nồng độ  thấp nên có giá trị chẩn đoán viêm tốt hơn. 1.1.3.2. Procalcitonin   PCT là một marker đặc hiệu cho nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết.   Nó được sản xuất chuyên biệt bởi nhiễm trùng không do vi rút. Nhiều  nghiên cứu về lâm sàng cho thấy PCT giúp phân biệt được có nhiễm khuẩn  hay không nhiễm khuẩn, đồng thời cũng cho thấy PCT có thể rút ngắn thời   gian chẩn đoán bệnh, phân biệt được nhiễm khuẩn do vi khuẩn hay vi rút,  theo dõi đáp  ứng với điều trị  kháng sinh và kiểm soát  ổ  nhiễm khuẩn tốt   hơn   các   marker   khác   như   CRP   [Simon   L.,   Saint­Louis   P.,   Amre   D.K.,   et   al.   (2008). Procalcitonin and C­reactive protein as markers of bacterial infection in critically ill children at onset of systemic inflammatory response syndrome. Pediatr Crit Care Med., 9(4):407­13.]. 
  17. 17 1.1.3.3. Interleukin 6  Interleukin 6 (IL­6) là một interleukin hoạt động như một cytokine gây  viêm quan trọng trong giai đoạn viêm cấp tính [Van der Poll T., Keogh C.V., Guirao X., et al. (1997). Interleukin­6 gene­deficient mice show impaired defense against pneumococcal pneumonia.    J Infect Dis., 176(2):439­44.].  1.2. Nguyên nhân 1.2.1. Nguyên nhân gây viêm phổi  Nguyên nhân gây viêm phổi chủ  yếu là do vi sinh vật như  vi rút, vi   khuẩn không điển hình, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm [Trần Quỵ, Trần Thị  Hồng Vân (2013). Viêm phế quản phổi. Trong: Bài giảng nhi khoa, Nhà xuất bản y học, 1:390­396]. ­ Vi rút: viêm phổi do vi rút chiếm 60 ­ 70 %, gây bệnh theo mùa và   vụ dịch [Trần Quỵ, Trần Thị Hồng Vân (2013). Viêm phế quản phổi. Trong: Bài giảng nhi khoa, Nhà xuất bản y học, 1:390­396]. Nghiên cứu dịch tễ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở 309  trẻ  phải nhập viện tại thành phố  Hồ  Chí Minh năm 2004 ­ 2008 cho thấy   có 24% trẻ  nhiễm  RSV, 17% nhiễm  cúm A, B, 5% nhiễm  Adenovirus, 4%  nhiễm  Rhinovirus A [Do Lien Ha Anh, van Doorn H.R., Nghiem Ngoc My., et al. (2011). Viral etiologies of acute respiratory infections among hospitalized Vietnamese children in Ho Chi Minh City, 2004–2008.   PLoS   One.,   6(3):e18176].   Tại   Pháp,   các   tỷ   lệ   này   có   sự   thay   đổi,   Hoffmann J. và cộng sự (cs) nghiên cứu trên 295 trẻ  cho thấy tỷ lệ nhiễm   Rhinovirus nhiều nhất chiếm 20,5%, RSV tuýp A, B chiếm 19,5% [Hoffmann J., Rabezanahary H., Randriamarotia M., et al. (2012). Viral and atypical bacterial etiology of acute respiratory infections   in   children   under   5   years   old   living   in   a   rural   tropical   area   of   Madagascar.   PLoS   One., 7(8):e43666.]. ­ Vi khuẩn: còn phổ biến ở các nước đang phát triển. Các công trình  nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ  cao   nhất   là  Streptococcus  pneumoniae   (S.   pneumoniae)  và  Haemophilus  influenzae (H. influenzae)  [Rudan   I.,   Boshi   C.,   Biloglav   Z.,   et   al.   (2008).   Epidemiology   and
  18. 18 etiology   of   childhood   pneumonia.   Bull   World   Health   Organ.,   86(5):408­16. ].  Các bệnh do   S.   pneumoniae và H. influenzae thường là thứ  phát sau khi cơ thể bị nhiễm vi  rút, suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt miễn dịch [Trần Đỗ  Hùng (2008). Nghiên cứu tỷ lệ, mức độ  kháng kháng sinh của Haemophilus Influenzae   và Streptococcus pneumoniae  ở  trẻ  dưới 60 tháng tuổi lành và bị  viêm phổi tại Cần Thơ­2007, Luận án tiến sỹ  y học, Học viện Quân Y. ]. Vi  khuẩn gây bệnh hay gặp trong nhiễm khuẩn bệnh viện như  Pseudomonas  aeruginosa   (P.aeruginosa),  Klebsiella   pneumoniae   (K.  pneumoniae),  Acinetobacter baumannii (A. baumannii) … ­ Vi khuẩn không điển hình: phổ  biến nhất là vi khuẩn Mycoplasma   pneumoniae   (M.  pneumoniae),   vi   khuẩn  Chlamydophila   pneumonia   (C.  pneumoniae) và vi khuẩn Legionella pneumophila ( L. pneumophila). ­ Ký sinh trùng: trứng giun đũa gây hội chứng Loeffler, sán lá phổi …  ­ Nấm: Candida Albicans, Pneumocystis Carinii …  Viêm phổi không chỉ  đơn thuần do một nguyên nhân mà có thể  kết  hợp các nguyên nhân khác nhau. Bệnh nhân có thể  cùng nhiễm nhiều loại  vi rút khác nhau hoặc đồng nhiễm vi rút với vi khuẩn, vi khuẩn không điển   hình [Razanajatovo N.H., Richard V., Hoffmann J., et al. (2011). Viral etiology of influenza­like illnesses in   Antananarivo,   Madagascar,   July   2008   to   June   2009.   PLoS   One.,   6(3):e17579. ],   [Hoffmann   J., Rabezanahary H., Randriamarotia M., et al. (2012). Viral and atypical bacterial etiology of acute respiratory infections   in   children   under   5   years   old   living   in   a   rural   tropical   area   of   Madagascar.   PLoS   One., 7(8):e43666.]. Theo một nghiên cứu của Juvén, khoảng 30%  trường hợp kết   hợp nhiễm vi rút và vi khuẩn [Juven T., Mertsola J., Waris M., et  al. (2000). Etiology of community­acquired pneumonia in 254 hospitalized children. Pediatr Infect Dis J., 19(4):293­8. ]. Nghiên  cứu của Ruuskanen O. và cs cho thấy 45% viêm phổi cộng đồng có bằng  chứng đồng nhiễm vi rút, vi khuẩn [Ruuskanen O., Lahti E., Jennings L.C., et al. (2011). Viral pneumonia. Lancet., 377(9773):1264­75.]. Các  tác nhân gây bệnh này gây ra hiện   tượng viêm ở phổi nhất là phế nang. Quá trình viêm này làm tăng tiết dịch 
  19. 19 rỉ   ứ  đọng  ở  các phế  nang làm giảm sự  trao đổi oxy  ở  phế  nang, phù nề  đường thở gây tắc nghẽn và gây suy hô hấp. 1.2.2. Vi rút gây viêm phổi thường gặp Các nguyên nhân gây viêm phổi do vi rút có thể gặp [Nguyễn Thị Diệu Thúy (2015). Viêm phổi do vi rút. Trong: Bài giảng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, 24­ 35.]:  ­ Các vi rút hay gây viêm phổi: vi rút cúm, vi rút á cúm, vi rút hợp bào   hô hấp, Adenovirus. ­ Vi rút hiếm khi gây viêm phổi: Rhinovirus, Coronavirus. ­ Vi rút gây bệnh toàn thân, có biến chứng viêm phổi: Herpes, thủy  đậu, sởi, Cytomegalovirus (CMV – hay gặp ở người có rối loạn miễn dịch). 1.3. Cơ chế bệnh sinh viêm phổi do vi rút  Bình thường đường hô hấp dưới được giữ vô trùng bởi cơ chế phòng  vệ sinh lý, bao gồm sự vận chuyển của lớp dịch nhầy, những phân tử  miễn  dịch của dịch tiết bình thường như IgA tiết và phản xạ ho. Cơ chế miễn dịch   phòng vệ của phổi hạn chế các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập gồm các đại   thực bào có mặt  ở  trong phế  nang và tiểu phế  quản, IgA tiết, và globulin  miễn dịch khác.  Nếu các cơ  chế  phòng vệ  không đủ  khả  năng loại bỏ  vi rút ra khỏi   đường hô hấp, vi rút từ  đường hô hấp trên sẽ  nhanh chóng lan dọc xuống  dưới. Hệ thống biểu mô lông chuyển bị tổn thương trực tiếp dẫn đến tắc  nghẽn đường thở  do phù nề, tăng tiết,  ứ  đọng dịch và do các mảnh vỡ  tế  bào. Ở trẻ nhỏ do đường thở nhỏ nên quá trình này đặc biệt nghiêm trọng. Đáp ứng viêm liên quan đến nhiễm vi rút bao gồm thâm nhiễm bạch  cầu đơn nhân ở lớp dưới niêm mạc và khoảng quanh mạch có thể dẫn đến   tắc lòng phế  quản. Co thắt cơ  trơn phế  quản thường xảy ra trong ph ản   ứng viêm này. Sự ảnh hưởng đến các phế bào II trong viêm phổi vi rút dẫn  
  20. 20 đến giảm sản xuất Surfactant, hình thành màng Hyaline và phù phổi. Hậu  quả  là xẹp phổi, phù phổi kẽ  và rối loạn thông khí­tưới máu gây ra thiếu  oxy máu đáng kể  đi kèm với tắc nghẽn đường thở. Bội nhiễm vi khuẩn  cũng thường gặp do cơ chế bảo vệ bình thường bị  thay đổi, biến đổi dịch  tiết và thay đổi hệ  vi khuẩn [Wilmott   R.W.,   Chernick   V.,   Boat   T.F.,   et   al.   (2012).   Viral pneumonia. In: Kendig and Chernick's Disorders of the Respiratory Tract in Children, 8th (ed), Elsevier Saunder, Philadelphia:455­476.]. 1.3.1. Xâm nhập của vi rút tại đường thở ­ Sau khi vi rút xâm nhập vào cơ  thể, vi rút không tự  bản thân nhân   lên, mà ký sinh và xâm nhập vào tế bào biểu mô của đường hô hấp trên của  vật chủ và nhân lên. ­ Vi rút xâm nhập vào phổi thông qua việc hít phải dịch có chứa vi rút   từ  đường hô hấp trên. Khi vào đến phổi, vi rút xâm nhập vào tế  bào của   đường thở và phế nang. 1.3.2. Sự phá huỷ tế bào và phản ứng viêm Cơ chế tổn thương nhu mô phổi phụ thuộc vào chủng vi rút. Một số  vi rút gây độc trực tiếp cho tế bào, hủy hoại trực tiếp tế bào phế quản và   phế  nang. Tuy nhiên, phần lớn vi rút tác động lên tế  bào qua phản  ứng  viêm. Sau khi bị  vi rút xâm nhập, tế  bào đường hô hấp bị  chết do vi rút  nhân lên phá huỷ tế bào hoặc bởi phản ứng miễn dịch, nhằm tiêu diệt vi rút  sẽ  tiêu diệt luôn tế  bào. Phổi có thể  tổn thương thêm nữa thông qua đáp   ứng miễn dịch khi bạch cầu lympho kích hoạt các chất hoá  ứng động,  cytokine, làm phát động quá trình viêm, làm các dịch thoát ra các phế nang.  Vi rút đường hô hấp phá hủy tế  bào đường thở  và làm giải phóng  các yếu tố gây viêm. Nhiễm RSV kích hoạt tế bào biểu mô đường thở giải  phóng histamine, leukotrien C4, Ig E đặc hiệu cho RSV. Nhiễm Rhinovirus  kích hoạt sản xuất bradykinin, IL­1, IL­6, IL­8. Nhi ễm  RSV còn làm thay 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2