intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên ở người Việt Nam

Chia sẻ: Buctranhdo Buctranhdo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu với mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm giải phẫu động mạch mông trên. Mô tả đặc điểm giải phẫu các nhánh xuyên động mạch mông trên. Xác định phạm vi cấp máu trên da các nhánh xuyên động mạch mông trên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên ở người Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HOÀNG MINH TÚ NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN Ở NGƯỜI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HOÀNG MINH TÚ NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN Ở NGƯỜI VIỆT NAM NGÀNH: GIẢI PHẪU NGƯỜI MÃ SỐ: 62720104 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. LÊ VĂN CƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào. Tác giả luận án Hoàng Minh Tú
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN.....................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...............................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................ x MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3 Giải phẫu vùng mông ..................................................................................... 3 Giải phẫu vạt ................................................................................................ 15 Vạt mạch xuyên ........................................................................................... 20 Vạt nhánh xuyên động mạch mông trên ...................................................... 24 Hình ảnh học trong thiết kế và đánh giá vạt nhánh xuyên ........................... 28 Tình hình nghiên cứu giải phẫu vạt nhánh xuyên động mạch mông trên trong và ngoài nước ..................................................................................... 30 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 38 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 38 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 38 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 39 Cỡ mẫu của nghiên cứu ............................................................................... 39 Các biến số trong nghiên cứu....................................................................... 39 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu .................................... 42 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 45
  5. iii Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 56 Đạo đức trong nghiên cứu............................................................................ 57 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 59 Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu................................................................. 59 Đặc điểm giải phẫu của động mạch mông trên ............................................ 60 Đặc điểm giải phẫu các nhánh xuyên động mạch mông trên ...................... 76 Phạm vi cấp máu của các nhánh xuyên động mạch mông trên ................... 86 Chương 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 94 Đặc điểm các tiêu bản trong mẫu nghiên cứu .............................................. 94 Đặc điểm giải phẫu động mạch mông trên .................................................. 95 Đặc điểm giải phẫu các nhánh xuyên động mạch mông trên .................... 112 Phạm vi cấp máu của các nhánh xuyên động mạch mông trên ................. 123 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 129 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 131 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................. a TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... b PHỤ LỤC............................................................................................................... q PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU ............................................................................... q DANH SÁCH XÁC PHẪU TÍCH ......................................................................... y
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CD Chiều dài CTA Computed tomography angiography ĐK Đường kính ĐM Động mạch ĐMMT Động mạch mông trên ĐMMD Động mạch mông dưới GCST Gai chậu sau trên GCSD Gai chậu sau dưới GT Greater trochanter Max Giá trị lớn nhất MCL Mấu chuyển lớn xương đùi Min Giá trị nhỏ nhất MRA Magnetic resonant angiograhphy NX Nhánh xuyên PSIS Posterior superior ichial spine (P) Bên phải SD Độ lệch chuẩn SGA Superior gluteal artery SGAP Superior gluteal artery perforator SGAPF Superior gluteal artery perforator flap (T) Bên trái TM Tĩnh mạch VNX Vạt nhánh xuyên
  7. v BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT Deep inferior epigastric artery Vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị perforator flap dưới sâu Deep circumflex iliac artery Động mạch mũ chậu sâu Duplex ultrasound Siêu âm song công Greater trochanter Mấu chuyển lớn xương đùi Gluteal myocutaneous flap Vạt da cơ mông Iliac crest flap Vạt mào chậu Internal pudendal artery Động mạch thẹn trọng Laser doppler flowmetry Đo lưu lượng doppler laser Lateral circumflex femoral artery. Động mạch mũ đùi ngoài Lateral sacral arteries Động mạch cùng bên Latissimus dorsi flap Vạt cơ lưng rộng Lumbar artery Động mạch thắt lưng Lumbar artery peforator flap Vạt nhánh xuyên động mạch thắt lưng Power doppler ultrasound Siêu âm doppler công suất Profunda femoris artery Động mạch đùi sâu Profunda femoris artery perforator Vạt nhánh xuyên động mạch đùi sâu flap Posterior superior ischial spine Gai chậu sau trên Superior gluteal artery Động mạch mông trên
  8. vi Superior gluteal artery perforator Nhánh xuyên động mạch mông trên Superior gluteal artery perforator flap Vạt nhánh xuyên động mạch mông trên Transverse rectus abdominis Vạt TRAM myocutaneous flap Thoracodorsal artery perforator flap Vạt nhánh xuyên động mạch ngực lưng
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................... 60 Bảng 3.2. Số nhánh của động mạch mông trên.................................................... 62 Bảng 3.3. Tỷ lệ phân bố số nhánh của động mạch mông trên ............................. 63 Bảng 3.4. Số nhánh nông của động mạch mông trên........................................... 63 Bảng 3.5. Tỷ lệ phân bố số nhánh nông của động mạch mông trên .................... 64 Bảng 3.6. Số nhánh sâu của động mạch mông trên ............................................. 64 Bảng 3.7. Tỷ lệ phân bố số nhánh sâu của động mạch mông trên ....................... 65 Bảng 3.8. Chiều dài đoạn GM ............................................................................. 67 Bảng 3.9. Khoảng cách từ A đến GM .................................................................. 68 Bảng 3.10. Khoảng cách từ hình chiếu vị trí A đến GM ..................................... 69 Bảng 3.11. Chiều dài động mạch mông trên ........................................................ 71 Bảng 3.12. Đường kính động mạch mông trên .................................................... 72 Bảng 3.13. Chiều dài các nhánh nông động mạch mông trên.............................. 73 Bảng 3.14. Chiều dài các nhánh sâu động mạch mông trên ................................ 74 Bảng 3.15. Đường kính các nhánh nông động mạch mông trên .......................... 75 Bảng 3.16. Đường kính các nhánh sâu động mạch mông trên ............................ 75 Bảng 3.17. Số nhánh xuyên động mạch mông trên ............................................. 77 Bảng 3.18. Chiều dài các nhánh xuyên động mạch mông trên đoạn trong cơ ..... 78 Bảng 3.19. Chiều dài các nhánh xuyên động mạch mông trên đoạn ngoài cơ .... 79 Bảng 3.20. Đường kính các nhánh xuyên động mạch mông trên ........................ 80 Bảng 3.21. Vị trí các nhánh xuyên động mạch mông trên trên trục tọa độ Ox’y’ ở các tiêu bản nhóm 1 ................................................................................... 83
  10. viii Bảng 3.22. Vị trí các nhánh xuyên động mạch mông trên trên trục tọa độ Ox’y’ ở các tiêu bản nhóm 2 ................................................................................... 85 Bảng 3.23. Khoảng cách từ các điểm trên vùng cấp máu của động mạch mông trên đến đường GM ........................................................................................... 88 Bảng 3.24. Khoảng cách từ hình chiếu các điểm trên vùng cấp máu của động mạch mông trên trên đường GM đến trung điểm GM ............................... 88 Bảng 3.25. Diện tích vùng cấp máu của các nhánh xuyên động mạch mông trên ở vùng mông (cm2) ....................................................................................... 91 Bảng 3.26. Chu vi vùng cấp máu của các nhánh xuyên động mạch mông trên ở vùng mông (cm) ......................................................................................... 91 Bảng 3.27. Khoảng cách từ trọng tâm vùng cấp máu của các nhánh xuyên động mạch mông trên đến đường GM ................................................................ 92 Bảng 3.28. Khoảng cách từ hình chiếu trọng tâm vùng cấp máu của nhánh xuyên động mạch mông trên trên đường GM đến trung điểm GM ...................... 93 Bảng 4.1. Tương quan giữa vị trí động mạch mông trên ở vùng mông với các mốc giải phẫu lân cận ...................................................................................... 103 Bảng 4.2. So sánh chiều dài và đường kính động mạch mông trên ................... 108 Bảng 4.3. So sánh kích thước nhánh nông, nhánh sâu động mạch mông trên... 111 Bảng 4.4. So sánh số nhánh xuyên ra da của động mạch mông trên ................. 113 Bảng 4.5. So sánh kích thước nhánh xuyên động mạch mông trên ................... 116 Bảng 4.6. So sánh vị trí phân bố trên da của các nhánh xuyên động mạch mông trên ........................................................................................................... 121
  11. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ vị trí xuất hiện động mạch mông trên ở vùng mông .......... 70 Biểu đồ 3.2. Phân bố các nhánh xuyên động mạch mông trên ở các tiêu bản phẫu tích nhóm 1 .............................................................................................. 84 Biểu đồ 3.3. Phân bố các nhánh xuyên động mạch mông trên ở các tiêu bản phẫu tích nhóm 2 .............................................................................................. 86 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ biểu thị vùng cấp máu của các nhánh xuyên động mạch mông trên ở vùng mông ..................................................................................... 89 Biểu đồ 3.5. Vị trí trọng tâm các vùng cấp máu của các nhánh xuyên động mạch mông trên ở vùng mông trên các xác tươi ............................................... 92 Biểu đồ 4.1. Biểu đồ tỷ lệ chia nhánh của động mạch mông trên ....................... 98 Biểu đồ 4.2. Biểu đồ tỷ lệ chia nhánh nông (A) và nhánh sâu (B) của động mạch mông trên ................................................................................................. 98 Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ phân bố nhánh xuyên động mạch mông trên ở vùng mông . 118 Biểu đồ 4.4. Phân bố trọng tâm các vùng cấp máu của các nhánh xuyên động mạch mông trên ở vùng mông ......................................................................... 127
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Một số mốc giải phẫu bề mặt vùng mông .............................................. 3 Hình 1.2. Giới hạn vùng mông .............................................................................. 4 Hình 1.3. Mạc vùng mông ..................................................................................... 5 Hình 1.4. Cơ vùng mông nhìn bên ......................................................................... 6 Hình 1.5. Cơ lớp nông vùng mông ........................................................................ 7 Hình 1.6. Cơ lớp sâu vùng mông ........................................................................... 8 Hình 1.7. Các mạch máu vùng mông ................................................................... 11 Hình 1.8. Vị trí phân bố trên da các nhánh xuyên động mạch mông trên và mông dưới (vị trí các chấm tròn màu đỏ) ............................................................ 11 Hình 1.9. Vùng cấp máu của động mạch mông trên ở vùng mông ..................... 12 Hình 1.10. Các thần kinh của vùng mông nhìn sau ............................................. 14 Hình 1.11. Các kiểu cấp máu cho cơ theo phân loại của Mathes và Nahai ......... 19 Hình 1.12. Sơ đồ các xác định vạt nhánh xuyên động mạch mông trên .............. 24 Hình 1.13. Thiết kế vạt nhánh xuyên động mạch mông trên theo trục ngang và trục dọc .............................................................................................................. 25 Hình 1.14. Thiết kế vạt nhánh xuyên động mạch mông trên hình thoi................ 25 Hình 1.15. Phẫu tích lấy vạt nhánh xuyên động mạch mông trên có cuống ........ 27 Hình 1.16. Vùng cấp máu trên da của nhánh xuyên động mạch mông trên và động mạch mông dưới ........................................................................................ 28 Hình 1.17. Hình chụp cắt lớp vi tính xác định vị trí nhánh xuyên động mạch mông trên (vị trí số 2) .......................................................................................... 33 Hình 1.18. Vị trí các nhánh xuyên động mạch mông trên ................................... 35
  13. xi Hình 1.19. Hình ảnh loét da vùng cùng cụt và phẫu tích vạt nhánh xuyên động mạch mông trên để che phủ vết loét .......................................................... 36 Hình 2.1. Bộ dụng cụ phẫu tích và thước đo dùng trong nghiên cứu .................. 44 Hình 2.2. Phẫu tích bộc lộ vị trí các nhánh xuyên của động mạch mông trên trên da vùng mông............................................................................................. 46 Hình 2.3. Vị trí các nhánh xuyên động mạch mông trên trên da được đánh dấu bằng kim .................................................................................................... 47 Hình 2.4. Phẫu tích sâu theo cuống mạch của động mạch mông trên ................. 47 Hình 2.5. Hình minh họa trục tọa độ Oxy............................................................ 48 Hình 2.6. Hình minh họa trục tọa độ Ox’y .......................................................... 50 Hình 2.7. Phẫu tích bộc lộ vị trí xuất phát động mạch mông trên ....................... 51 Hình 2.8. Nối ống bơm chất màu vào cuống mạch động mạch mông trên.......... 52 Hình 2.9. Bơm chất màu vào cuống mạch động mạch mông trên ....................... 52 Hình 2.10. Chất màu biểu thị trên da vùng mông sau khi đã bơm chất màu vào cuống mạch động mạch mông trên ............................................................ 53 Hình 2.11. Hình minh họa các vị trí tọa độ vùng cấp máu của động mạch mông trên trên đường giới hạn vùng cấp máu ..................................................... 55 Hình 3.1. Động mạch mông trên và phân nhánh của động mạch mông trên ....... 60 Hình 3.2. Nhánh nông động mạch mông trên tại vùng mông .............................. 61 Hình 3.3. Nhánh sâu động mạch mông trên tại vùng mông ................................ 61 Hình 3.4. Động mạch mông trên chia thành 01 nhánh nông và 02 nhánh sâu .... 66 Hình 3.5. Động mạch mông trên chia thành 02 nhánh nông và 02 nhánh sâu .... 66 Hình 3.6. Hình vẽ mô tả vị trí xuất hiện động mạch mông trên tại vùng mông .. 69 Hình 3.7. Phẫu tích nhánh xuyên động mạch mông trên từ nguyên ủy đến da ... 81
  14. xii Hình 3.8. Phẫu tích đánh dấu vị trí nhánh xuyên động mạch mông trên trên da vùng mông ................................................................................................. 82 Hình 3.9. Vùng mông trên xác tươi đông lạnh đã được bơm chất màu vào cuống mạch động mạch mông trên ....................................................................... 90 Hình 4.1. Không có động mạch mông dưới trên xác ướp formol ...................... 100 Hình 4.2. Biến đổi động mạch vùng mông ........................................................ 101 Hình 4.3. Vị trí xuất hiện ở vùng mông của động mạch mông trên trong nghiên cứu của W.C Song và cộng sự ................................................................. 104 Hình 4.4. Vị trí xuất hiện động mạch mông trên ở vùng mông trong nghiên cứu của Verpaele ............................................................................................ 104 Hình 4.5. Minh họa vị trí xuất hiện của động mạch mông trên ở vùng mông trong nghiên cứu của chúng tôi ......................................................................... 105 Hình 4.6. Các dạng cấp máu vùng mông của động mạch mông trong nghiên cứu của Song W.C và cộng sự ........................................................................ 106 Hình 4.7. Vị trí phân bố nhánh xuyên động mạch mông trên ở vùng mông trong nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Kimihiro Nojima ............................ 119 Hình 4.8. Phân bố nhánh xuyên các động mạch trên cơ mông lớn ........................ 120 Hình 4.9. Phân bố của nhánh xuyên động mạch mông trên ở vùng mông ........ 120 Hình 4.10. Nhìn trong vùng chậu bên trái trên xác tươi được bơm oxit chì và gelatin vào động mạch. ............................................................................ 124 Hình 4.11. Hình chụp sơ đồ cấp máu cho da vùng mông của động mạch mông trên và động mạch mông dưới ........................................................................ 125
  15. 1 MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của các chuyên ngành kinh tế, xã hội thì y học cũng không ngừng phát triển và ngày càng mang lại cho bệnh nhân chất lượng điều trị cũng như chất lượng cuộc sống tốt hơn. Khi ngành phẫu thuật tạo hình chưa phát triển, các bệnh nhân bị các bệnh lý khuyết hổng phần mềm do chấn thương hoặc loét do các bệnh lý mãn tính thường phải trải qua quá trình điều trị rất lâu dài và tốn kém. Các bệnh nhân bị khối u ác tính ở vùng ngực phải đoạn nhũ và chịu nhiều tổn thất về mặt tinh thần. Để đáp ứng các nhu cầu trên, ngành tạo hình ngày càng phát triển và song song đó là các nghiên cứu các vật liệu tạo hình cũng ngày càng phong phú và nhất là các vật liệu tự thân là các vạt. Năm 1975, Fujino và cộng sự lần đầu tiên tái tạo ngực sử dụng vạt da cơ mông [49]. Đến những năm sau 1990, sự phát hiện ra vạt nhánh xuyên đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngành phẫu thuật tạo hình. Tiếp theo đó là một loạt nghiên cứu của các tác giả Koshima, Verpaele, Hyun Ho, Howard.. về vạt nhánh xuyên động mạch mông trên đã cho thấy đây là vật liệu tạo hình tốt cho vùng ngực và các khuyết hổng vùng cùng cụt [64],[66],[71],[112]. Bên cạnh lựa chọn để tạo hình vú như vạt cân cơ thẳng bụng, vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu, vạt nhánh xuyên động mạch ngực lưng, vạt cơ lưng rộng,…thì chuyển vạt tự do có cuống nhánh xuyên động mạch mông trên cũng là một vật liệu tốt để tạo hình vùng này. Các khuyết hổng phần mềm vùng cùng cụt rất cần những vật liệu tạo hình che phủ, mà vạt nhánh xuyên động mạch mông trên là vật liệu lựa chọn hàng đầu để điều trị. Bên cạnh các kỹ thuật lấy vạt, việc xác định chính xác vị trí các nhánh xuyên của động mạch mông trên đối chiếu lên da, cũng như vùng cấp máu của
  16. 2 các nhánh xuyên đó góp phần quan trọng cho việc lấy vạt và đảm bảo chất lượng vạt sau tạo hình. Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo các tài liệu chúng tôi có được, chỉ có một vài nghiên cứu mang tính ứng dụng lâm sàng của vạt này trong việc điều trị loét tỳ đè vùng cùng cụt, cũng như ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu về đặc điểm giải phẫu của vạt nhánh xuyên động mạch mông trên trên người Việt Nam [12],[13],[14],[16]. Vấn đề đặt ra là vị trí, nguyên ủy, đường đi, kích thước và phân nhánh động mạch mông trên ở người Việt Nam có những đặc điểm gì? Ngoài ra, sự phân bố trên da do các nhánh xuyên của động mạch mông trên và tương quan của chúng với các mốc giải phẫu lân cận ở người Việt Nam như thế nào? Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên trên ở người Việt Nam với các mục tiêu sau: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả đặc điểm giải phẫu động mạch mông trên. 2. Mô tả đặc điểm giải phẫu các nhánh xuyên động mạch mông trên. 3. Xác định phạm vi cấp máu trên da các nhánh xuyên động mạch mông trên.
  17. 3 Chương 1. TỔNG QUAN Giải phẫu vùng mông 1.1.1. Giới hạn vùng mông Vùng mông có hình gần vuông, lồi ở giữa do cơ mông lớn đội lên. Ở vùng mông có 4 mốc xương lớn có thể sờ được: gai chậu sau trên ở phía trên trong; ụ ngồi ở phía dưới trong; gai chậu trước trên ở phía trên ngoài và mấu chuyển lớn ở phía dưới ngoài [102] (hình 1.1). Gai chậu sau trên Xương cụt Mấu chuyển lớn xương đùi Ụ ngồi Hình 1.1. Một số mốc giải phẫu bề mặt vùng mông “Nguồn: Surface Anatomy The Anatomical basis of Clinical examination, 2008” [81] Vùng mông được giới hạn ở phía trên là mào chậu, đi từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên, phân chia vùng mông với vùng thắt lưng. Ở phía dưới, nếp lằn mông ngăn cách vùng mông với vùng đùi sau. Ở phía trong là mào giữa xương cùng ngăn cách vùng mông với bên đối diện. Ở phía ngoài là đường nối từ gai chậu trước trên đến mấu chuyển lớn [102] (hình 1.2).
  18. 4 Giới hạn vùng mông Hình 1.2. Giới hạn vùng mông “Nguồn: Surface Anatomy The Anatomical basis of Clinical examination, 2008” [81] Vùng mông nằm phía sau ngoài của xương chậu và đầu gần của xương đùi. Các cơ trong vùng này có chức năng chính là khép, duỗi và xoay ngoài đùi so với xương chậu [45]. Ở mặt trước trong, vùng mông thông với hố chậu và phúc mạc qua lỗ ngồi lớn và lỗ ngồi bé. Mặt dưới tiếp tục bởi phần sau của đùi [45]. 1.1.2. Cấu tạo vùng mông 1.1.2.1. Lớp nông Lớp nông bao gồm da và mỡ dưới da: da vùng mông dày và ít di động, lớp mỡ dưới da rất dày trong đó có các nhánh thần kinh nông như nhánh bì của thần kinh thắt lưng, nhánh bì của thần kinh cùng, nhánh bì của thần kinh bì đùi ngoài, nhánh bì của thần kinh bì đùi sau [2],[4],[5],[11].
  19. 5 1.1.2.2. Mạc nông Mạc nông dính vào mào chậu và chia làm hai lá bọc lấy cơ mông lớn, xuống dưới cơ mông lớn lại chập lại và liên tiếp với mạc đùi. Phần mạc căng giữa cơ mông lớn và cơ căng mạc đùi dầy lên tạo thành dải chậu chày, đi xuống bám vào lồi cầu ngoài xương chày [17],[45] (hình 1.3). Mào chậu Mạc nông Dải chậu chày Hình 1.3. Mạc vùng mông “Nguồn: Gray's anatomy: the anatomical basis of clinical practice, 2016” [102] 1.1.2.3. Các cơ vùng mông Các cơ vùng mông được chia làm hai loại [17]: Loại cơ chậu – mấu chuyển gồm các cơ: cơ căng mạc đùi, cơ mông lớn, cơ mông nhỡ, cơ mông bé và cơ hình lê. Đây là những cơ duỗi, dạng và xoay đùi. Loại cơ ụ ngồi – xương mu mấu chuyển gồm các cơ: cơ bịt trong, sinh đôi, vùng đùi và bịt ngoài. Những cơ này có động tác chủ yếu là xoay ngoài đùi.
  20. 6 Các cơ vùng mông được xếp thành ba lớp [17],[102]: Lớp nông Cơ căng mạc đùi (Tensor fascỉa latae) Cơ căng mạc đùi là cơ nằm ở phía ngoài đùi giữa cơ may và cơ mông nhỡ. Cơ căng mạc đùi có nguyên ủy ở bờ ngoài của mào chậu, gai chậu trước trên và có bám tận ở nửa dưới cơ là cân góp phần tạo thành dải chậu chày, bám vào đầu trên xương chày. Khi cơ có giúp căng mạc đùi, gấp đùi và duỗi cẳng chân. Cơ căng mạc đùi được chi phối bởi thần kinh mông trên (hình 1.4). Cơ mông lớn Cơ căng mạc đùi Dải chậu chày Hình 1.4. Cơ vùng mông nhìn bên “Nguồn: Atlas of Human Anatomy, 2019” [85] Cơ mông lớn (Gluteus maximus) Cơ mông lớn là cơ lớn nhất thuộc vùng mông và nằm trên tất cả các cơ vùng mông. Cơ mông lớn có hình tứ giác và có nguyên ủy rộng từ mặt sau ngoài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2