intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Những phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

228
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta rất quan tâm đến công tác dân vận, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất, quyết định sự thành công của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Những phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Những phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay
  2. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta rất quan tâm đến công tác dân vận, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất, quyết định sự thành công của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Đối với nước ta, với hơn 80% dân số là nông dân, một lực lượng xã hội đông đảo, là chủ lực quân của cách mạng, việc lôi cuốn, tập hợp nông dân tham gia cách mạng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần quyết định đến thắng lợi của cách mạng nước ta. Ngay từ những ngày đầu của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công ắt phải dựa vào quần chúng nông dân”. Nông dân Việt Nam vốn giàu lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng, luôn đi theo Đảng, chịu đựng gian khổ, hy sinh, lao động cần cù sáng tạo, kiên quyết đấu tranh chống áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến, đế quốc để giành độc lập tự do, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng quê hương đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp. Trong kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước, nông dân Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng luôn luôn đánh giá cao vị trí, vai trò và những đóng góp của giai cấp nông dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW khoá X tiếp tục khẳng định: Trước đây, hiện nay cũng như sau này Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở, là lực lượng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững, phát huy bản sắc văn hoá và bảo vệ môi trường sinh thái [26]. Trong những năm vừa qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, các cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác vận động nông dân, luôn luôn chú trọng công tác
  3. tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân, lôi cuốn nông dân tham gia các phong trào cách mạng. Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng, Nhà nước, công tác vận động nông dân ở Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các cấp uỷ đảng đã có nhiều biện pháp vận động nhân dân, chăm lo lợi ích cho nông dân, có nhiều chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo sự chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, nông dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác vận động nông dân của các Đảng bộ xã tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn qua còn tồn tại một số hạn chế và khuyết điểm. Đời sống nông dân còn nhiều khó khăn. Giao thông của một số xã vùng trung du, miền núi chưa phát triển; điều kiện sản xuất khó khăn, mặt bằng trình độ dân trí thấp hơn các xã vùng đồng bằng. Các hoạt động văn hoá thể thao, thông tin tuyên truyền chậm phát triển, việc tổ chức quán triệt học tập Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống hiệu quả chưa cao; lòng tin của nông dân đối với Đảng, chính quyền có lúc giảm sút. Mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân thiếu bền chặt. Có lúc, có nơi cấp uỷ, chính quyền chưa thật sự coi trọng công tác vận động nông dân. Không ít cấp uỷ, chính quyền còn lúng túng về nội dung, hình thức và phương pháp vận động nông dân. Những tồn tại hạn chế đó phần nào còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, đến phong trào nông dân và đời sống nông dân. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ vận động nông dân càng nặng nề. Tình hình kinh tế xã hội đang có những diễn biến phức tạp; kinh tế thị trường đang có những tác động tiêu cực đến tâm trạng, lòng tin của nhân dân; công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải tập trung nhiều nguồn lực to lớn hơn nữa, phải huy động đông đảo các tầng lớp nhân dân ở nông thôn tham gia. Vì vậy, Đảng bộ các xã phải tăng cường công tác vận động nông dân hơn nữa, tạo ra nhiều phong trào nông dân rộng lớn để đẩy nhanh công cuộc CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, làm cơ sở để để đẩy nhanh CNH - HĐH trên các lĩnh vực khác.
  4. Trước thực tế ấy, việc phân tích đúng tình hình, luận giải những vấn đề thực tiễn bức xúc đang đặt ra là rất cần thiết. Các Đảng bộ xã tỉnh Vĩnh Phúc cần có những giải pháp khả thi nhằm góp phần tăng cường hơn nữa công tác vận động nông dân để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ trước đến nay, vấn đề nông dân và công tác vận động nông dân đã có khá nhiều công trình nghiên cứu. Tuỳ thuộc từng góc độ, phạm vi nghiên cứu mà các công trình có cách tiếp cận và nội dung đề cập khác nhau. Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu khoa học sau: - “Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam (1930 - 1995)” của Hội Nông dân Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. - “Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay” của Ban dân vận Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. - “Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay”. Luận án tiến sĩ Triết học của Bùi Thị Thanh Hương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. - “Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, luận án tiến sĩ Lịch sử của tác giả Lê Kim Việt, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. - “Công tác vận động nông dân ở Đảng bộ tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị của Đặng Trí Thủ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006. - “Nâng cao chất lượng công tác vận động nông dân của các Đảng bộ xã ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của Phạm Đức Hoá, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. - “Tổ chức và hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn mới” của Vũ Ngọc Kì, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
  5. - “Công tác vận động nông dân trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1999. - “Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kì đổi mới đất nước, vấn đề và kinh nghiệm”, của Nguyễn Văn Sáu, Trần Xuân Sầm, Lê Doãn Tá đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. - “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kì CNH - HĐH đất nước”, bài đăng trên báo Nhân dân từ số 19203, ngày 17 tháng 3 năm 2008 đến số 19207 ngày 21 tháng 3 năm 2008. Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí, các hội thảo khoa học có liên quan đến đề tài nông dân và công tác vận động nông dân. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập khá nhiều nội dung về vấn đề nông dân và công tác vận động nông dân dưới các góc độ khác nhau. Nhiều bài viết luận giải khá sâu sắc về vị trí, vai trò của nông dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Một số công trình, bài viết đề cập đến thực trạng nông thôn, nông nghiệp, nông dân và công tác vận động nông dân, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác vận động nông dân của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình, bài viết nào nghiên cứu một cách sâu sắc về nông dân và công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, luận văn đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ một số vấn đề lý luận chủ yếu về công tác vận động nông dân. - Phân tích đặc điểm, vai trò của nông dân ở tỉnh Vĩnh Phúc trong lịch sử cũng nh ư trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Đánh giá thực trạng công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã tỉnh Vĩnh phúc, xác định rõ nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm thực tiễn.
  6. - Nêu lên phương hướng, mục tiêu và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. - Phạm vi nghiên cứu: Các chủ trương Nghị quyết của các đảng bộ xã tỉnh Vĩnh Phúc về công tác vận động nông dân từ 1997 đến nay và từ nay đến 2015. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ các huyện và các Đảng bộ xã tỉnh Vĩnh Phúc về công tác dân vận, về nông dân và công tác vận động nông dân. - Cơ sở thực tiễn của luận văn là tình hình nông thôn, nông dân và thực trạng công tác vận động nông dân của các Đảng bộ xã tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, đồng thời xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh, của Đảng bộ các huyện và Đảng bộ các xã tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015. - Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, khảo sát thực tế và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây. 6. Đóng góp của luận văn - Góp phần nâng cao nhận thức vị trí, vai trò của nông dân và công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã tỉnh Vĩnh Phúc. - Làm rõ những căn cứ khoa học và thực tiễn của việc xác định phương hướng, mục tiêu và giải pháp tăng cường công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
  7. Chương 1 Công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc - những vấn đề lý luận và thực tiễn 1.1. Nông dân và các Đảng bộ xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc - đặc điểm, vị trí, vai trò 1.1.1. Khái quát đặc điểm địa lý, dân cư các xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc 1.1.1.1. Về đặc điểm địa lý tự nhiên Vĩnh Phúc là một tỉnh đồng bằng có trung du và miền núi nằm bên tả ngạn Sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên; phía Nam giáp tỉnh Hà Tây (cũ); phía Đông giáp với Hà Nội; phía Tây giáp với tỉnh Phú Thọ. Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1231,77km2, dân số 1.014.488 người. Dân số sống ở nông thôn trên 80%, toàn tỉnh có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân tộc kinh chiếm đa số, dân tộc thiểu số chỉ chiếm 2,7%. Mật độ dân số trung bình 837 người/km2. Do cấu trúc địa hình tự nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc được chia thành 3 vùng rõ rệt. Phía Bắc là vùng rừng núi với dãy Sáng Sơn và Tam Đảo, có đỉnh cao nhất là 1.590m so với mặt biển, là gianh giới tự nhiên giữa Vĩnh Phúc với Tuyên Quang và Thái Nguyên. Vùng rừng núi tuy diện tích không lớn nh ưng có giá trị kinh tế cao với trên 620 loài cây, nhiều loài quý hiếm như: pơ mu, lát, nghiến, cùng nhiều loài cây thuốc có giá trị mà nơi khác không có được. Về chim, thú có hàng tr ăm loài trong đó có loài thuộc diện đặc biệt quý hiếm. Núi Tam Đảo còn là nơi nghỉ mát lý tưởng của du khách trong và ngoài nước. Phía Nam là đồng bằng rộng lớn chạy dọc theo ven Sông Hồng thuộc các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên… Nơi đây đất đai màu mỡ, được coi là vựa lúa của tỉnh, cung cấp l ương thực cho nhân dân địa phương và còn là sản phẩm hàng hoá đem lại một nguồn thu lớn cho nông dân. Xen kẽ giữa vùng núi và đồng bằng là vùng trung du với hệ thốn g đồi gò liên tiếp thấp dần về phía Nam, đất đai thích hợp với các loại cây công nghiệp, cây lấy sợi, phát triển đồi rừng, xây dựng các trang trại chăn nuôi các loại, gia súc, gia cầm. Do vị trí ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh với các tuyến đường thuỷ, bộ và đường sắt chạy qua. Tuyến đường quốc lộ số
  8. 2 Hà Nội - Hà Giang chạy qua tỉnh trên 50 km, tuyến quốc lộ 2C Vĩnh Yên - Tuyên Quang chạy qua tỉnh dài 30 km, quốc lộ 2B Vĩnh Yên - Tam Đảo dài 25km. Ngoài ra, Vĩnh Phúc có đường nội tỉnh với tổng chiều dài 200km, rất thuận lợi cho việc đi lại thông thương giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh. Về đường sắt có đường liên vận Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc) chạy qua tỉnh dài 50 km. Về đường sông ngoài Sông Hồng, Sông Lô, Vĩnh Phúc còn có Sông Phó Đáy, Sông Cà Lồ, Sông Phan, ngoài việc cung cấp nước tưới, hệ thống sông trên còn có giá trị giao thông quan trọng giữa các địa phương. Ngoài ra, thiên nhiên còn ưu đãi cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan và danh thắn g như Tây Thiên, Tam Đảo, Đại Lải. Vĩnh Phúc là vùng đất cổ sớm được người Việt đến định cư, sinh sống. Qua Di chỉ Đồng Đậu (thị trấn Yên Lạc) đã khẳng định từ những năm trước công nguyên, người Việt cổ đã sống tập trung ở Vĩnh Phúc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nông dân Vĩnh Phúc đã đổ bao công sức, mồ hôi và cả máu xương để khai phá rừng núi, đồi gò, đầm lầy thành những ruộng nương để canh tác, nuôi sống con người. Quá trình lao động cần cù, sáng tạo của nông dân Vĩnh Phúc đã góp phần làm nên Văn minh Sông Hồng rực rỡ. Các xã thuộc huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên hầu hết là địa hình không bằng phẳng, có nhiều đồi thấp xen kẽ với những khu đồng chiêm trũng. Tiềm năng thế mạnh vùng này là phát triển cây lâm nghiệp, cây ăn quả vùng đồi, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức canh tác một vụ lúa, một vụ cá. Một số xã như Bạch Lưu, Hải Lựu huyện Sông Lô, xã Minh Quang huyện Bình Xuyên có núi đã thấp thuận lợi cho khai khoáng và mở mang làng nghề truyền thống. Các xã vùng đồng bằng thuộc các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên có địa hình bằng phẳng, có quốc lộ 2A chạy qua lại gần sân bay quốc tế Nội Bài, rất thuận lợi cho việc tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, phát triển các khu sản xuất hàng hoá tập trung, các loại rau màu cao cấp cung cấp nông sản, thực phẩm tươi, sạch cho thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận. Nơi đây còn là địa bàn thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến, tạo việc làm và giải quyết nguồn lao động dư thừa trong nông thôn, đồng thời là nơi có điều
  9. kiện để phát triển chăn nuôi, thuỷ sản, gia súc, gia cầm tập trung theo quy mô trang trại, phát triển kinh tế tổng hợp VAC. Do vị trí địa lý thuận lợi với cơ chế thu hút đầu tư thông thoáng, những năm gần đây công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển mạnh đã hình thành các khu công nghiệp lớn như: Khu công nghiệp Kim Hoa (thị xã Phúc Yên), KCN Khai Quang (thành phố Vĩnh Yên), KCN Bá Thiện (Bình Xuyên). Tỉnh đang tiếp tục quy hoạch, mở mang nhiều khu công nghiệp khác ở các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường và thành phố Vĩnh Yên. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, các hoạt động dịch vụ du lịch cũng đang được mở mang, xây dựng phát triển ở Tam Đảo, Đại Lải, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước tới tham quan, các khu vui chơi giải trí, nhà hàng khách sạn, sân ga… ở thành phố Vĩnh Yên, huyện Tam Dương, Tam Đảo và thị xã Phúc Yên đang được đầu tư xây dựng. - Khi hậu toàn vùng thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình từ 1500mm đến 1700mm/năm. Nhiệt độ trung bình khoảng 23,2 đến 25 độ C. Số ngày nắng trong năm khá cao. Nhìn chung đặc điểm khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, vẫn bị ảnh hưởng của rét đậm vùng núi phía bắc và ảnh hưởng của mưa lũ, lốc xoáy có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp. 1.1.1.2. Về đặc điểm dân cư Qua tài liệu lịch sử, địa lý các huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, con người đã sinh sống ở đây nhiều năm, mật độ khá đông đúc. Phần lớn dân cư trong vùng sống bằng nghề nông, đại đa số là người kinh, có một bộ phận là người Sán dìu, Cao lan, Tày ở các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên. Số người theo tôn giáo khá đông nhưng nhiều nhất vẫn là phật giáo, số ít theo đạo thiên chúa giáo. Tất cả dân cư các xã vùng đồng bằng và trung du đều sống quần tụ theo các làng, xóm, thôn. Mỗi làng là quần tụ dân cư có kết cấu khá bền vững. Làng đ ược hình thành cùng với sự biến đổi của lịch sử, là nơi giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, nông dân lao động cần cù chịu khó. Để chống lại thiên nhiên khắc nghiệt, người nông dân Vĩnh Phúc phải tập trung công sức để đắp đê ngăn lũ, xây dựng các công trình thuỷ lợi…… Qúa trình ấy sớm hình
  10. thành sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng làng xã, thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn. Chính văn hoá làng xã mang tính cộng đồng bền vững ấy giúp nông dân Vĩnh Phúc tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Về đơn vị hành chính: Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính (gồm 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã) với 137 xã phường, thị trấn. Trong đó có 37 xã miền núi và trung du, 96 xã đồng bằng và 4 xã đặc biệt khó khăn, cụ thể: - Huyện Lập Thạch có 18 xã, 2 thị trấn - Huyện Sông Lô có 16 xã, 1 thị trấn - Huyện Tam Đảo có 8 xã, 1 thị trấn - Huyện Tam Dương có 12 xã, 1 thị trấn - Huyện Vĩnh Tường 27 xã, 2 t hị trấn - Huyện Yên Lạc có 16 xã, 1 thị trấn - Huyện Bình Xuyên có 10 xã, 3 thị trấn - Thị xã Phúc Yên có 4 xã, 6 phường - Thành phố Vĩnh Yên có 2 xã, 7 phường Các xã tỉnh Vĩnh Phúc được chia thành các khu dân cư. Xã là đơn vị hành chính cuối cùng trong hệ thống hành chính ở nước ta. * Đặc điểm của nông dân Vĩnh Phúc: - Cũng như nông dân Việt Nam, nông dân Vĩnh Phúc có tinh thần lao động cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, chủ yếu sống bằng nghề thuần nông. Kinh tế tự cung tự cấp là chính và phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên. ở các xã vùng cao của Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô và Bình Xuyên sản xuất nông n ghiệp gặp khó khăn do phụ thuộc lớn vào thiên nhiên. Các xã thuộc vùng đồng bằng của các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và một số xã huyện Bình Xuyên thuộc vùng đất phù sa Sông Hồng, đất đai màu mỡ thuận lợi cho cấy lúa và trồng rau màu các loại. Nông dân của thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường), thị trấn Minh Tân (Yên Lạc) trồng nhiều loại rau màu cao cấp, có giá trị kinh tế cao như: hành, tỏi, ớt, khoai tây, súp lơ,… cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh biên
  11. giới phía bắc. Nông dân thị trấn Tam Đảo được thiên nhiên ưu đãi phát triển mạnh nghề trồng su su, tạo thành thương hiệu rau su su nổi tiếng trong vùng. Với phương châm tăng vòng quay của đất để đem lại hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, nông dân Vĩnh Phúc gieo trồng hai vụ lúa, một vụ màu trong năm. Với tinh thần cần cù, sáng tạo, nông dân Vĩnh Phúc có sáng kiến phương pháp trồng ngô, bầu trên đất lầy, thụt nhờ đó mà vừa tăng vụ, vừa mở rộng diện tích trồng ngô đồng, nên Vĩnh Phúc luôn là tỉnh có diện tích gieo trồng ngô đồng lớn nhất của miền bắc. Với cơ chế chính sách của tỉnh hỗ trợ giống vật tư, phân bón, nông dân Vĩnh Phúc đã đưa nhiều giống lúa năng suất chất lượng cao vào sản xuất đưa năng suất lúa bình quân đạt 55 tạ/ha. Các huyện quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao đem lại hiệu quả rõ rệt trên một đơn vị diện tích như huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc. Cùng với sự phát triển của cây trồng, ngành chăn nuôi thuỷ sản ngày càng phát triển mạnh, đã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà thịt, gà đẻ trứng với quy mô lớn hàng trăm lợn nái ngoại sinh sản/ trại, hàng ngàn lợn thịt/ trại, hàng ngàn gà giống bố mẹ, gà thịt/hộ gia đình. Điều sáng tạo trong chăn nuôi là nông dân tự đóng máy ấp trứng gia cầm, cung cấp con giống tại chỗ cho nông dân trong vùng và sử lý chất thải làm Bioga tạo ra chất đốt và điện thắp sáng. Nhiều trang trại bò thịt, bò sữa ở vùng trung du phát triển với quy mô ngày càng mở rộng. Các loại cây ăn quả ngày càng được cải tạo và nhân giống như: xoài úc, xoài Thái Lan, bưởi Diễn, nhãn Trữ Lương (Trung Quốc). Nhiều vùng trung du bà con trồng cây sưa là cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao thay cây nông nghiệp. Thông qua việc dồn ghép ruộng đất, nhiều hộ nông dân tích tụ ruộng đất phát triển thành khu kinh tế trang trại, khu kinh tế tổng hợp VAC. Các làng nghề truyền thống như nghề rèn - Lý Nhân (Vĩnh Tường), nghề mộc ở Thanh Lãng (Bình Xuyên), ở Minh Tân (Yên Lạc), nghề làm vại sành (H ương Canh) ngày càng phát triển do tỉnh có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển làng nghề tạo nên việc làm cho người lao động. Một số xã thuộc huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo trước đây nông dân trồng mây làm bờ rào, mang tính chất tận thu không hạch toán kinh tế thì nay Hội Nông dân tỉnh đã sáng tạo ra phương pháp trồng mây dưới tán cây lâm nghiệp, để vừa chống sói mòn giữ
  12. độ ẩm cho đất và làm tươi xốp đất, đồng thời cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho nghề mây tre đan xuất khẩu ở xã Cao Phong, huyện Sông Lô. Từ những mô hình điểm của Hội Nông dân đem lại hiệu quả kinh tế rõ nét cho đất trồng cây lâm nghiệp, nông dân vừa có nguồn thu từ cây lâm nghiệp, vừa có nguồn thu từ việc trồng mây lại vừa giải quyết được lao động có việc làm tại chỗ, tạo điều kiện cho nghề mây tre đan phát triển thành làng nghề mới. Từ hiệu quả thực tế, Hội Nông dân tỉnh xây dựng dự án “Trồng mây dưới tán cây lâm nghiệp” trình UBND tỉnh phê duyệt. Đảng bộ các xã có đất trồng cây lâm nghiệp ở huyện Lập Thạch, Sông Lô đang vận động nông dân trồng mây dưới tán cây lâm nghiệp để phát triển kinh tế đồi rừng, nhiều hộ gia đình nông dân cũng đã sáng tạo tự nhân giống cây Mây theo phương pháp làm bầu để tự cung cấp cho gia đình và mọi người xung quanh, góp phần giải quyết giống Mây tại chỗ không phải nhập từ tỉnh ngoài về. ở những vùng trũng, bờ thùng, bờ đấu của các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc nông dân đấu thầu đất của xã khoanh vùng, đào đất, đắp bờ tạo thành những trang trại nuôi trồng thuỷ sản rộng lớn kết hợp với chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả, tạo thành mô hình kinh tế tổng hợp có thu nhập cao. Nhiều hộ nông dân từ thu nhập trung bình lên khá, từ khá trở thành hộ giàu có, nhiều trang trại giải quyết cho hàng chục lao động có thu nhập từ 800.000đ đến 1.000.000đ một tháng, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho lao động dư thừa ở nông thôn. Thông qua mô hình phát triển kinh tế trang trại đã xuất hiện tấm lòng “Tương thân, tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”. Nhiều hộ khá và giàu giúp hộ nghèo về vốn sản xuất, về kỹ thuật và giống những lúc khó khăn để cùng nhau phát triển sản xuất, thông qua đó nhiều Chi hội phát động học tập phong trào “Người có giúp người khó” để tăng thêm tình đoàn kết gắn bó giữa các hội viên. Qua đó góp phần đẩy mạnh hoạt động của các phong trào “Nông dân đoàn kết giúp nhau phát triển sản xuất xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng” làm cho các phong trào và hoạt động công tác Hội ngày càng phát triển. - Nông dân Vĩnh Phúc có truyền thống cách mạng, yêu nước nồng nàn, một lòng, một dạ gắn bó với Đảng và luôn đi theo Đảng.
  13. Là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nông dân Vĩnh Phúc sớm có truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường chống ngoại xâm và ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Từ buổi bình minh của lịch sử, thế kỷ ba trước công nguyên, nông dân Vĩnh Phúc đã cùng An Dương Vương xây Thành Cổ Loa chống giặc ngoại xâm, chống quân xâm lược Triệu Đà, quân xâm lược Nam Hán. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược dưới triều Lý, nông dân Vĩnh Phúc tham gia nhiều công sức đắp luỹ, đào hào, xây dựng phòng tuyến từ dãy núi Tam Đảo đến Nham Biển (Bắc Ninh) để quân và dân cả nước đánh tan quân xâm lược Tống. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, Mông thế kỷ XIII, nông dân Vĩnh Phúc cùng vua tôi nhà Trần làm nên chiến thắng Bình Lệ Nguyên (Tam Canh - Bình Xuyên). Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV của Lê Lợi chống quân Minh xâm lược, hàng vạn con em Vĩnh Phúc do Trần Nguyên Hãn chỉ huy đã luyện tập võ nghệ ở Rừng Thần (Xuân Lôi - Lập Thạch) để tham gia khởi nghĩa. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khi phong trào Cần Vương bị dập tắt, nông dân Vĩnh Phúc tích cực ủng hộ nghĩa quân Đề Thám lấy vùng núi Sáng Sơn - Lập Thạch làm căn cứ kháng chiến. Năm 1917 - 1918 nhân dân Vĩnh Phúc tích cực giúp đỡ Đội Cấn ở Vũ Di, Vĩnh Tường kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm sau 1927, một số tổ chức yêu nước theo khuynh hướng quốc gia tư sản được thành lập tại Hà Nội lấy tên là Quốc Dân Đảng, Nguyễn Thái Học cùng nhiều thanh niên yêu nước người Vĩnh Phúc đã tham gia tổ chức này. Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng và bản chất giai cấp tốt đẹp của nông dân Vĩnh Phúc ngày càng được phát huy. Nông dân quyết tâm một lòng theo Đảng, tin tưởng vững chắc vào con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn. Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, từ cuối năm 1944, phong trào đấu tranh của nông dân Vĩnh Phúc phát triển rất mạnh mẽ. Các cuộc đấu tranh chống thuế, chống thu thóc, chống phá lúa trồng đay, chống bắt lính, phá kho thóc của phát xít Nhật liên tiếp nổ ra ở nhiều địa phương, thu hút đông đảo lực lượng nông dân tham gia. Nông dân Vĩnh
  14. Phúc đã có nhiều công lao trong việc tích cực bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ khu an toàn ATK, cùng nông dân cả nước làm nên thắng lợi Cách mạng tháng 8 - 1945. Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, nông dân Vĩnh Phúc tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua ủng hộ kháng chiến mà Đảng và Bác Hồ phát động như: “Hũ gạo kháng chiến”, “ủng hộ quỹ kháng chiến”, mua “Công phiếu kháng chiến của Chính phủ”,… Ngoài việc sản xuất và phục vụ chiến đấu tại địa phương, nông dân Vĩnh Phúc đã huy động hàng vạn dân công cùng nhiều phương tiện vận chuyển lương thực, đạn dược, vũ khí, thuốc men,… và sửa chữa cầu đường cho bộ đội tiến vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong đó nông dân là lực lượng nòng cốt, chủ yếu góp phần to lớn vào kháng chiến thắng lợi. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nông dân Vĩnh Phúc cùng nông dân cả nước ra sức sản xuất, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm thi đua vì miền Nam ruột thịt, các phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước như “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” thu hút đông đảo bà con nông dân, xã viên các hợp tác xã tham gia, phong trào đã xuất hiện nhiều cá nhân và tập thể tiên tiến, điển hình như: xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên; xã Văn Quán, huyện Lập Thạch; các phong trào nông dân làm thuỷ lợi, làm phân xanh phát triển khắp mọi nơi trong tỉnh. Đồng thời nông dân thực hiện tốt công tác “Khoán hộ” và việc dựa vào sản xuất, góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân là 7,9% vào năm 1968. Hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng và Bác Hồ, các phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang” và phong trào “Tay cày, tay súng” của nông dân Vĩnh Phúc đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp ở cả nông thôn đồng bằng và miền núi, nông dân tích cực chuẩn bị mọi mặt đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, đồng thời sẵn sàng phục vụ và tham gia chiến đấu, tham gia xây dựng các trận địa tên lửa phòng không, nhân dân khắp mọi nơi tham gia tiếp tế lương thực, thực phẩm cho bộ đội, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” phát triển khá sôi nổi trong nông dân. Mặc dù nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu ở địa phương đòi hỏi công sức của nhân dân rất lớn, nhưng với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, nhiều con em Vĩnh Phúc lên đường tòng quân
  15. giệt Mỹ, phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, các phong trào “Mở hội tòng quân”, “Trao gậy Trường Sơn” đã diễn ra ở tất cả các địa phương, các vùng nông thôn trong tỉnh. Những đóng góp của quân và dân Vĩnh Phúc, trong đó nông dân là lực lượng chủ yếu đã góp phần tô thắm thêm truyền thống cách mạng của nhân dân Vĩnh Phúc, đồng thời cùng quân và dân cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nông dân Vĩnh Phúc luôn luôn nêu cao ý thức tự lực, tự cường, đoàn kết phấn đấu thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, quyết tâm phấn đấu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc như lời của Bác Hồ khi về thăm Vĩnh Phúc năm 1963. Gần 80 năm trôi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nông dân Vĩnh Phúc hăng hái đi theo tiếng gọi của Đảng, góp phần cùng nông dân cả nước viết lên trang sử vàng của đất nước và quê hương trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Qua các phong trào cách mạng đã khẳng định vai trò to lớn của nông dân Vĩnh Phúc, một lực lượng đông đảo, cơ bản trong cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Nông dân Vĩnh Phúc có tinh thần cộng đồng cao, đoàn kết, sống trọng nghĩa, trọng tình. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, để chống lại thiên nhiên khắc nghiệt đó, nông dân Vĩnh Phúc phải tập trung công sức để đắp những con đê ngăn lũ, đắp đập xây hồ, xây dựng các công trình thuỷ lợi… Quá trình ấy đã sớm hình thành truyền thống đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng làng xã, tạo ra tình thương yêu, đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau nhất là những lúc khó khăn. Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, nông dân Vĩnh Phúc đã không quản ngại khó khăn, vất vả sẵn sàng giúp đỡ đồng bào ở vùng có chiến sự đến tản cư. Với truyền thống tương thân, tương ái, nông dân ở nhiều địa phương có đồng bào đến
  16. tản cư đã đón tiếp chu đáo, hỏi thăm, động viên, nhường nhà cửa, giường phản và các phương tiện sinh hoạt, có nơi còn san sẻ lương thực, ruộng vườn cho đồng bào. Tiêu biểu cho phong trào này là nông dân vùng tự do huyện Lập Thạch, ngoài việc đón tiếp, tạo điều kiện cho các cơ quan trung ương, các huyện vùng tạm chiếm trong tỉnh tản cư. Nhân dân Lập Thạch còn xây dựng 9 trại tản cư với trên 200 gian nhà và san sẻ 800 mẫu ruộng giúp đỡ đồng bào tản cư sinh sống. Tiêu biểu là các xã Quang Yên, Lãng Công, Hợp Lý, Bắc Bình. Các xã dọc núi Tam Đảo thuộc huyện Tam Dương như Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình,… cũng xây dựng được nhiều trại tản cư. Đây là biểu hiện về truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng mỗi khi đất nước bị xâm lược. Do đặc điểm địa lý và mật độ dân số đông, nông dân Vĩnh Phúc từ ngàn xưa đã sống quần tụ theo kết cấu làng xã bền chặt. Do vậy, tính cộng đồng làng xã, tư tưởng khép kín và cố kết làng xã khá cao. Trong làng xã có quan hệ họ hàng, anh em thân thuộc, tình cảm gia đình và dòng họ đan xen. Điều kiện sống và tình cảm xóm làng đã tạo nên tình cảm “Tối lửa tắt đèn có nhau”, xuất hiện tình tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành truyền thống đạo lý tốt đẹp trong cuộc sống cộng đồng dân cư. Trong lối sống, cách sống họ luôn lấy tình cảm đạo đức làm chuẩn mực để đánh giá hành vi con người. Chính tình cảm xóm làng, gia đình, dòng họ tạo nên mối quan hệ bền chặt, tính cộng đồng cao, sống có tình có lý của nông dân các làng xã là yếu tố tạo nên sức mạnh của cộng đồng dân cư giúp họ khắc phục vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống, giúp họ vững bước đi lên. Đây là đặc điểm tốt cần phát huy trong công tác vận động nông dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, tính cộng đồng làng xã cũng tạo cho nông dân tư duy bảo thủ, coi “Phép vua thua lệ làng”, sống nặng tình cảm, tuỳ tiện, tư tưởng cục bộ bình quân, đố kỵ lẫn nhau không muốn cho ai phát triển hơn mình. Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống nông dân không ngừng cải thiện và nâng cao, phần nào đã hạn chế được mặt tiêu cực của tính cộng đồng. Nhưng dấu ấn của nó vẫn tồn tại trong
  17. đời sống nông dân ở các thôn xã hiện nay, phần nào gây hạn chế trong hiệu quả điều hành, lãnh đạo, quản lý ở các xã trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh về phát triển kinh tế xã hội ở mỗi cơ sở. - Nông dân các xã tỉnh Vĩnh Phúc còn bị ảnh hưởng của tư tưởng thời kỳ phong kiến và thời kỳ bao cấp. Do chế độ thực dân phong kiến cai trị lâu dài, nông dân các xã tỉnh Vĩnh Phúc còn tồn tại một số phong tục tập quán, thói quen, hành động, tư duy, suy nghĩ lạc hậu, chậm đổi mới gây trở ngại trong cuộc sống CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Một bộ phận nông dân cố tình không chấp hành chủ trương của tỉnh về phát triển công nghiệp, cương quyết không giao đất để giải phóng mặt bằng, đưa ra các ưu sách đòi giá đền bù cao, đòi đất dịch vụ đẹp,… Họ không có tinh thần cộng đồng làng xã mà suy nghĩ cá nhân đòi lợi bản thân mình mà không vì lợi ích tập thể. Trong quá trình thực hiện quyền làm chủ, một bộ phận nông dân không dám bày tỏ chứng kiến, nguyện vọng của mình, không nhận thức đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của người công dân mà chỉ biết nhìn nhận, đòi hỏi lợi ích cho bản thân mình, trong cuộc sống và hoạt động xã hội họ thường cam chịu và làm tròn bổn phận. Trong dòng tộc, họ hàng, gia đình, tư tưởng phong kiến vẫn còn ảnh hưởng, mọi vấn đề hệ trọng trong dòng họ đều do Trưởng họ, người cao tuổi quyết định. Trong gia đình, ông bà, bố mẹ thường là chủ gia đình, nắm quyền quyết định mọi công việc của gia đình, kể cả các công việc với xã hội và cộng đồng dân cư. Điều này có ưu điểm là những vấn đề cần thiết trong gia đình được quyết định nhanh chóng và tập trung, nhưng trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì lại có hạn chế, đó là không phát huy được tư duy, sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đồng thời hạn chế bộc lộ tài năng sáng tạo của thế hệ trẻ trong thay đổi cách làm ăn mới. Cũng chính vì mấy chục năm sống trong thời kỳ bao cấp đã hình thành ở người nông dân Vĩnh Phúc tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào sự bao cấp của nhà nước, của tập thể, chưa huy động hết nguồn lực, tiềm năng của xã hội cho sự phát triển chung của tỉnh, của đất nước, nhất là chủ trương xã hội hoá các hoạt động văn hoá xã hội. Đặc điểm của nông dân Vĩnh Phúc là khả năng tư duy, sáng tạo và nhận thức xã hội không đồng đều giữa các
  18. vùng. ở các huyện đồng bằng ven dải Sông Hồng như huyện: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên và thành phố Vĩnh Yên, nông dân có nhận thức nhanh nhạy hơn về kinh tế thị trường nên tốc độ giao lưu trao đổi hàng hoá, buôn bán và dịch vụ phát triển hơn các vùng khác, nhiều nơi trở thành thị trấn buôn bán sầm uất trong vùng như: Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường; thị trấn Minh Tân, huyện Yên Lạc; thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên và trung tâm thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên. Các huyện còn lại như huyện Sông Lô, Lập Thạch, Tam Dương và thị trấn Tam Đảo do đường giao thông không thuận lợi, địa hình không bằng phẳng, khó khăn nên chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, nông dân chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất lớn, dịch vụ trao đổi hàng hoá có giới hạn nên thu nhập thấp hơn các vùng khác, tốc độ phát triển kinh tế tăng chậm. ở những nơi vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng đồng bào dân tộc, phong tục tập quán còn lạc hậu, công tác khuyến nông và vận động nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất chưa nhiều, công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệu quả chưa cao, nhiều nơi đồng bào dân tộc chưa thực hiện nghiêm Pháp lệnh Dân số Kế hoạch hoá gia đình. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với cấp uỷ đảng, chính quyền trong công tác vận động nông dân ở đảng bộ các xã, tỉnh Vĩnh Phúc là đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Vận động nông dân thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kỹ thuật nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Tích cực hỗ trợ sản xuất phát triển, khuyến khích phát triển học tập và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Vận động nông dân cải tạo các thủ tục phong kiến, tập quán, tư duy lạc hậu không phù hợp với nếp sống mới, gây cản trở quá trình sản xuất và phát triển xã hội. Đẩy mạnh thực hiện quá trình dân chủ hoá, xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại ở các địa phương. 1.1.1.3. Vai trò của nông dân Vĩnh Phúc C.Mác và F.Ăng ghen trong quá trình sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học luôn luôn đánh giá cao vai trò to lớn, vị trí quan trọng của nông dân trong tiến trình lịch sử xã
  19. hội, đã nhận thấy ở nhiều quốc gia, nông dân vẫn là “Nhân tố rất cơ bản của dân cư, của nền sản xuất và của lực lượng chính trị”. Phân tích cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp, C.Mác đã chỉ rõ, trong cuộc đấu tranh chống lại mọi sự cường quyền, áp bức và nô lệ, sự nổi dậy của giai cấp nông dân chống bạo lực tư bản là một điều kiện không thể thiếu để cách mạng có thể thắng lợi. Nhận thức rõ vai trò của giai cấp nông dân nhất là ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, V.I.Lênin cho rằng vấn đề giải phóng dân tộc thực chất là giải phóng giai cấp nông dân. Sự liên minh của giai cấp nông dân với giai cấp công nhân là điều kiện có tính bắt buộc và quyết định cho sự thành công của cách mạng vô sản. Giai cấp công nhân sẽ không hoàn thành nhiệm vụ của mình “Nếu không đoàn kết giai cấp lao động ở nông thôn chung quanh Đảng cộng sản và giai cấp vô sản thành thị, nếu Đảng cộng sản của giai cấp vô sản không giáo dục giai cấp lao động ở nông thôn” [52, tr.208]. Kế thừa và phát triển những tư tưởng, quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc và đánh giá đúng đắn vị trí, vai trò của nông dân trong tiến trình cách mạng của dân tộc. Đảng ta coi giai cấp nông dân là lực lượng rất quan trọng trong khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức. Cùng với giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức, giai cấp nông dân là chủ lực quân trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trải qua gần 80 năm cách mạng ở nước ta đã khẳng định và chứng minh điều đó. Cũng như giai cấp nông dân Việt Nam nói chung, nông dân các xã tỉnh Vĩnh Phúc đóng vai trò rất to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới dự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nông dân Vĩnh Phúc giữ vai trò hết sức to lớn. Họ là đội quân chủ lực của cách mạng, lực lượng xung kích đi đầu trong đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, giành chính quyền và là lực lượng quan trọng góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng ngay từ cơ sở. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hàng vạn con em Vĩnh Phúc đã tham gia vào bộ đội, dân quân du kích, tham gia dân công tiếp việc cho chiến trường Điện Biên Phủ, những đoàn xe thồ, những đoàn dân công gùi gánh đêm ngày
  20. những phong trào “Hiến của cải cho kháng chiến”, “Hũ gạo tiết kiệm” của nông dân Vĩnh Phúc đã góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ oai hùng, đây mãi mãi là niềm tự hào của nông dân Vĩnh Phúc. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ hàng chục vạn con em Vĩnh Phúc đã trực tiếp tham gia chiến đấu trên các chiến trường, nhiều người đã anh dũng hy sinh, nhiều tấm gương diệt Mỹ xuất sắc đã được nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” như anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân. ở hậu phương những phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Phong trào mỗi người làm việc bằng hai”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt” đã trở thành truyền thống thi đua của cơ sở, góp phần làm nên thắng lợi Mùa xuân năm 1975, giải phòng hoàn toàn miền Nam Việt Nam. Đây là niềm vinh dự tự hào của nông dân Vĩnh Phúc. Trong công cuộc phát triển kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nông dân Vĩnh Phúc có nhiều đóng góp quan trọng, tích cực trên mặt trận sản xuất, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xây dựng xã hội chủ nghĩa. Các phong trào sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển, ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cao, phong trào hợp tác hoá những năm 1959 - 1960, phong trào làm phân chuồng, phân xanh được triển khai tích cực những chiến dịch “Làm phân vùi thân Mỹ - Diệm” được triển khai nhanh. Phong trào làm thuỷ lợi, phong trào làm ngô bầu,… đặc biệt là phong trào khoán hộ năm 1968 đã đánh dấu bước chuyển đổi to lớn trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra tính tự chủ trong sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển năng xuất lao động tăng cao, các phong trào cải tiến cơ chế quản lý phong trào dồn điền, đổi thửa đưa cơ giới hoá vào nông nghiệp và phong trào thâm canh tăng vụ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất được triển khai đồng bộ, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Các phong trào làm đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng trường học, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá, xây dựng làng xã văn hoá,… được đông đảo nông dân hưởng ứng tham gia, đem lại hiệu quả cao. Trong thời kỳ đổi mới, nông dân Vĩnh Phúc có vai trò to lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, bước đầu hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, nhiều trang trại và khu nuôi trồng thuỷ sản phát triển, cơ giới hoá từng bước được khuyến khích đưa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2