intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Đề tài quá khứ trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng

Chia sẻ: Nguyễn Hồng Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

262
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, lý giải "Đề tài quá khứ trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng", đây là một đề tài rất lý thú và hấp dẫn song cũng đầy thử thách, song với niềm say mê đặc biệt với nhà văn, chúng tôi góp phần làm nổi rõ thành công của Nguyễn Tuân ở cả hai phương diện nội dung, nghệ thuật và cả hạn chế trong sáng tác của ông trước Cách mạng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Đề tài quá khứ trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> -----------------------------------------<br /> <br /> PHẠM THỊ HỒNG NGỌC<br /> <br /> ĐỀ TÀI QUÁ KHỨ TRONG SÁNG TÁC<br /> CỦA NGUYỄN TUÂN TRƢỚC CÁCH MẠNG<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> <br /> Hà Nội- 2015<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> ------------------------------------------<br /> <br /> PHẠM THỊ HỒNG NGỌC<br /> <br /> ĐỀ TÀI QUÁ KHỨ TRONG SÁNG TÁC<br /> CỦA NGUYỄN TUÂN TRƢỚC CÁCH MẠNG<br /> <br /> Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số: 60 22 01 21<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ VĂN ĐỨC<br /> <br /> Hà Nội- 2015<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài.<br /> Công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam diễn ra từ đầu thế kỉ XX đến Cách<br /> mạng tháng Tám năm 1945 đã tạo ra những chuyển biến mang tính bước ngoặt cho<br /> nền văn học dân tộc, tạo đà cho văn học Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đạt được<br /> những thành tựu rực rỡ. Trong khoảng thời gian gần nửa thế kỉ, nền văn học đã xuất<br /> hiện một đội ngũ nhà văn đông đảo, có tài năng và tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị.<br /> Một trong số đó là Nguyễn Tuân- một nhà văn lớn, có phong cách tài hoa, độc đáo.<br /> Cho đến nay và mãi nhiều năm về sau nữa, chắc chắn không ai nghi ngờ vị trí hàng<br /> đầu trong làng văn Việt Nam hiện đại của Nguyễn Tuân. Ông là “một trong mấy<br /> nhà nhà văn lớn mở đường, đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX” (Nguyễn<br /> Ðình Thi). Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một giá trị hiển nhiên, gợi nhắc một<br /> vùng trời riêng, xôn xao thanh âm ngôn ngữ dân tộc. Sáng tác của ông tồn tại vừa<br /> như những giá trị thẩm mỹ độc lập vừa gợi ý, kích thích tìm tòi, sáng tạo lên các giá<br /> trị mới.<br /> Trong hơn 50 năm cầm bút, với tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, ông<br /> đã để lại một di sản văn học đồ sộ, với nhiều thể loại từ tiểu thuyết, truyện ngắn,<br /> phóng sự, tùy bút... làm phong phú, đa dạng cho nền văn học Việt Nam hiện đại.<br /> Trên hành trình sáng tạo đầy nhọc nhằn nhưng cũng đầy vinh quang, Nguyễn Tuân<br /> giống như một người “phu chữ” cần mẫn, kiên trì trên cánh đồng nghệ thuật để cho<br /> ra đời những áng văn chương mà mỗi khi đọc nó, ta như được khai sáng về vẻ đẹp<br /> của chữ nghĩa. Bởi vậy, văn của Nguyễn Tuân cũng rất kén độc giả, “chỉ người ưa<br /> suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn<br /> để người nông nổi thưởng thức” (Vũ Ngọc Phan).<br /> Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nguyễn Tuân tập trung ở ba đề tài<br /> lớn: Đề tài xê dịch, giang hồ; đề tài viết về quá khứ và đề tài về cuộc sống hưởng<br /> lạc. Dù viết về đề tài nào thì ở nơi mạch ngầm của các trang sách vẫn là lòng yêu<br /> nước thiết tha, tinh thần dân tộc sâu sắc. Qua luận văn này, chúng tôi muốn tìm hiểu<br /> <br /> một phần trong những đóng góp quan trọng của ông. Đó là Đề tài quá khứ trong<br /> sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng.<br /> Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, độc đáo và có cá tính mạnh nên từ trước đến<br /> nay có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về Nguyễn Tuân. Ở đề tài viết về quá<br /> khứ, nhiều nhà nghiên cứu đã có những bài viết khá sâu sắc, giúp người đọc khám<br /> phá giá trị ẩn tàng trong từng trang viết của nhà văn. Tuy nhiên, đó chỉ là những bài<br /> viết đơn lẻ, chưa thành hệ thống, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đi sâu<br /> nghiên cứu về đề tài quá khứ trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng.<br /> Bản thân tôi luôn hứng thú, say sưa và yêu mến những trang viết tài hoa của ông. Đi<br /> sâu tìm hiểu về đề tài này, tôi có cơ hội bổ sung, trau dồi kiến thức về Nguyễn Tuân<br /> thêm phong phú, vững vàng; có thêm hiểu biết về vẻ đẹp văn hóa tinh thần của một<br /> thời đã xa, thêm trân trọng và giữ gìn vẻ đẹp đó trong thời đại mới, cũng như mang<br /> lại cái nhìn rộng mở hơn khi giảng dạy các tác phẩm của ông trong nhà trường.<br /> 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.<br /> Kể từ khi xuất hiện trên văn đàn, văn chương và con người Nguyễn Tuân luôn<br /> trở thành đề tài gây sự chú ý cho người đọc nói chung và cho các nhà nghiên cứu<br /> nói riêng. Đã có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về cuộc đời, con người và<br /> sáng tác của ông<br /> 2.1. Những bài báo, công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân nói chung<br /> Những bài viết nghiên cứu về cuộc đời và tác phẩm nói chung: Có thể nói<br /> người tiên phong đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu này chính là Nguyễn Đăng<br /> Mạnh. Ông cũng là người nghiên cứu về Nguyễn Tuân một cách khá toàn diện và<br /> sâu sắc. Từ bài tiểu luận in ở đầu Tuyển tập Nguyễn Tuân (2 tập, năm 19841986) và bài giới thiệu trong Toàn tập Nguyễn Tuân (1988), bên cạnh đó ông còn<br /> có bài viết Nguyễn Tuân- một phong cách độc đáo và tài hoa, Nguyễn Đăng<br /> Mạnh đã giúp người đọc có sự nhìn nhận khách quan về nhà văn. Ông đã phân tích<br /> một cách sâu sắc, thấu đáo sự nghiệp, quan điểm, phong cách nghệ thuật, đặc trưng<br /> thể loại của nhà văn Nguyễn Tuân. Nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh đến nét nổi bật ở<br /> nhà văn Nguyễn Tuân đó là cá tính Ngông: “Nguyễn Tuân bước vào nghề văn như<br /> <br /> để chơi ngông với thiên hạ. Về căn bản đó là phản ứng của chủ nghĩa cá nhận kiêu<br /> ngạo ở một thanh niên trí thức giàu sức sống nhưng bế tắc (…). Nhu cầu chơi<br /> ngông buộc Nguyễn Tuân phải đẩy mọi cái thông thường tới cái cực đoan, thậm chí<br /> tới mức trở thành những kỳ thuyết, nghịch thuyết” [34, tr. 288]. Nhà nghiên cứu còn<br /> nhấn mạnh đến đến cái tôi của nhà văn Nguyễn Tuân như một yếu tố có tính quyết<br /> định tới phong cách riêng của nhà văn. Ngoài ra, Nguyễn Đăng Mạnh còn có những<br /> nhận xét rất sâu sắc về ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Tuân: “Nguyễn Tuân có một<br /> kho từ vựng hết sức phong phú… Không chỉ tích lũy những từ sẵn có, ông luôn luôn<br /> có ý thức sáng tạo từ mới và cách dùng từ mới…”. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ<br /> cũng đánh giá cao về Nguyễn Tuân. Qua quá trình Lột xác đầy trăn trở của Nguyễn<br /> Tuân sau Cách mạng, Phan Cự Đệ cũng đưa ra lý giải một cách sâu sắc: “Sau Cách<br /> mạng nhà văn không đối lập hai yếu tố thẩm mĩ và xã hội nhưng anh vẫn nắm bắt<br /> nhanh những mặt đẹp, nhạy cảm với cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ”. Từ đó,<br /> người ta thấy Nguyễn Tuân và văn chương của ông là một mảnh đất màu mỡ, đầy bí<br /> ẩn mời gọi các nhà nghiên cứu đến tìm tòi và khám phá. Rất nhiều bài viết và công<br /> trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác ra đời: Nhà văn Nguyễn Tuân, Nguyễn<br /> Tuân- huyền thoại một thời của Vương Trí Nhàn; Nguyễn Tuân, ngƣời săn tìm<br /> cái đẹp của Nguyễn Trung Thành. Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong<br /> sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Thị Thanh Minh, Nguyễn Tuân và cái đẹp của<br /> Hà Văn Đức. Những bài viết của các tác giả kể trên đều đi sâu vào quan niệm thẩm<br /> mỹ của Nguyễn Tuân để phát hiện ra cái đẹp qua các tác phẩm của nhà văn ở cả hai<br /> giai đoạn sáng tác. Bên cạnh đó là những bài viết ghi lại hồi ức, kỷ niệm về Nguyễn<br /> Tuân của gia đình, bạn bè nhà văn. Đó là những tư liệu quý giá giúp ta hiểu thêm về<br /> tài năng và nhân cách nhà văn.<br /> Nhắc đến Nguyễn Tuân không thể không nói tới thể loại tùy bút. Ở đây, có thể<br /> kể ra những bài nghiên cứu tiêu biểu: Nguyễn Tuân trong tùy bút của Phong Lê;<br /> Nguyễn Đăng Mạnh có bài Thể tài tùy bút của Nguyễn Tuân (Trích trong lời giới<br /> thiệu cuốn Tuyển tập Nguyễn Tuân. Những bài viết này làm rõ mối quan hệ giữa<br /> chủ thể văn tùy bút với sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật và dấu ấn độc đáo cũng như<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2