intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu xuất khẩu nông sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

56
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam khi gia nhập WTO. Từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng nông sản trên thị trường quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu xuất khẩu nông sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

  1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HÀ NGHIÊN CỨU XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC THÁI NGUYÊN – 2015
  2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HÀ NGHIÊN CỨU XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO Chuyên ngành: ĐỊA LÍ HỌC Mã ngành: 60.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG THÁI NGUYÊN - 2015
  3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, dựa trên các nguồn thông tin tư liệu chính thức với độ tin cậy cao và chưa từng được ai công nhận trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Hà i
  4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của quá trình được đào tạo tại khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Xuân Trường, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Ban Giám hiệu trường THPT Lộc Bình cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ và khuyến khích tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Hà ii
  5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii Mục lục ....................................................................................................................... iii Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt ............................................................................ iv Danh mục các bảng ..................................................................................................... v Danh mục các biểu đồ, hình vẽ .................................................................................. vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu ............................... 4 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .................................................... 5 5. Những đóng góp của đề tài ........................................................................ 8 6. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................... 8 NỘI DUNG ................................................................................................................ 9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VÀ WTO ........................................................................................................... 9 1.1. Cơ sở lý luận về xuất, nhập khẩu ............................................................ 9 1.1.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................. 9 1.1.2. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và những cam kết về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trong khuôn khổ WTO .............. 13 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ............................ 18 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 21 1.2.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO ........... 22 1.2.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO .............. 24 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 28 iii
  6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 2. PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ....................................... 29 2.1. Phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam - Cơ sở hàng hóa cho xuất khẩu nông sản .............................................. 29 2.1.1. Các tiềm năng sản xuất nông nghiệp Việt Nam ................................ 29 2.1.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp Việt Nam ...................................... 34 2.1.3. Tình hình phát triển các ngành nông sản xuất khẩu chủ lực ............. 38 2.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO .... 50 2.2.1. Những nét chung về xuất khẩu nông sản Việt Nam ......................... 50 2.2.2. Phân tích sự thay đổi các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực trước và sau khi gia nhập WTO ........................................................ 53 2.3.1. Thành tựu........................................................................................... 78 2.3.2. Khó khăn và hạn chế ......................................................................... 79 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 81 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM .............................................................................................................. 82 3.1. Định hướng về chiến lược xuất khẩu nông sản của Việt Nam ............. 82 3.1.1. Định hướng chung về xuất khẩu của Việt Nam ............................... 82 3.1.2. Định hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam ................................ 83 3.2. Mục tiêu xuất khẩu nông sản Việt Nam đến năm 2020 ....................... 87 3.3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam ............................... 88 3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật .................... 88 3.3.2. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông sản................................... 89 3.3.3. Phát triển công nghiệp chế biến, đầu tư công nghệ........................... 89 3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực ................................................................. 90 3.3.5. Nâng cao chất lượng hàng nông sản ................................................. 91 3.3.6. Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững ........................ 92 3.3.7. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản .............................. 93 3.3.8. Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam ................................ 94 iv
  7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.3.9. Giải pháp thực hiện tốt liên kết ‘‘4 nhà’’: Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - nhà nông ................................................................. 95 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 97 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 100 PHỤ LỤC v
  8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT - : Không tồn tại AFTA : Hiệp định thương mại tự do ASEAN ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á CNH : Công nghiệp hóa CIF : Giá thành, Bảo hiểm và Cước EU : Liên minh châu Âu FOB : Giao lên tàu GATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GDP : Tổng thu nhập quốc nội Ha : Héc ta HĐH : Hiện đại hóa IMF : Quỹ tiền tệ Thế giới ISO : Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng Kg : Kilogram SPS : Các biện pháp về vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật USD : Đồng đô la Mỹ WB : Ngân hàng Thế giới WTO : Tổ chức Thương mại thế giới iv
  9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2003 - 2006 ....... 22 Bảng 1.2: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2006 .................. 23 Bảng 1.3: Các mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD trong năm 2007 và 2013 ........... 27 Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp 2006 -2013 ............................. 36 Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm giai đoạn 2004 - 2006 .......... 38 Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa giai đoạn 2007 - 2013 ...................... 40 Bảng 2.4: Diện tích trồng cà phê của cả nước giai đoạn 2007 - 2013 ...................... 41 Bảng 2.5: Năng suất và sản lượng cao su giai đoạn 2000- 2006 .............................. 43 Bảng 2.6: Diện tích và sản lượng hồ tiêu giai đoạn 2001 - 2006 .............................. 45 Bảng 2.7: Diện tích, năng suất điều giai đoạn 2000 - 2006 ..................................... 46 Bảng 2.8: Diện tích và năng suất điều giai đoạn 2007 - 2013 ................................. 47 Bảng 2.9: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn 2004 - 2006 ............... 53 Bảng 2.10: Một số thị trường xuất khẩu gạo lớn năm 2006 ..................................... 54 Bảng 2.11: Một số loại gạo xuất khẩu chính năm 2006 ............................................ 55 Bảng 2.12: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê giai đoạn 2004 - 2006 ........ 58 Bảng 2.13: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu giai đoạn 2001 - 2006 ........ 65 Bảng 2.14: Sản lượng và kim ngạch hồ tiêu xuất khẩu giai đoạn 2007 - 2013 ....... 66 Bảng 2.15: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu điều giai đoạn 2004 - 2006 ............ 68 Bảng 2.16: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su giai đoạn 2011 - 2013 .................... 74 Bảng 2.17: Sản lượng chè xuất khẩu qua các năm từ 2007 -2013 ............................ 76 v
  10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Trang Hình 1.1: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2007 - 2013 ............. 25 Hình 1.2: Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người từ 2007 - 2013 ..................... 26 Hình 1.3: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 .................. 27 Hình 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 2010 ................................. 35 Hình 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2013 ..................... 36 Hình 2.3: Lược đồ Nông nghiệp chung Việt Nam ................................................... 37 Hình 2.4: Lược đồ sản lượng một số nông sản chủ lực của Việt Nam năm 2012 .... 39 Hình 2.5: Diện tích trồng hồ tiêu giai đoạn 2007 - 2013 .......................................... 46 Hình 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2013. ..... 51 Hình 2.7: Tỷ trọng % một số mặt hàng nông sản ..................................................... 52 trong tổng xuất khẩu nông sản năm 2013 ................................................................. 52 Hình 2.8: Sản lượng, kim ngạch gạo xuất khẩu giai đoạn 2007 - 2013 .................... 56 Hình 2.9: Cơ cấu xuất khẩu cà phê sang các châu lục năm 2005 ............................. 59 Hình 2.10: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013... 60 Hình 2.11: Xuất khẩu cà phê theo châu lục năm 2013 ............................................. 63 Hình 2.12: Thị phần của các thị trường nhập khẩu hồ tiêu năm 2004 ...................... 65 Hình 2.13: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu điều giai đoạn 2007 - 2013 ............. 69 Hình 2.14: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su giai đoạn 2000 - 2006.......... 71 Hình 2.15: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su giai đoạn 2007 - 201372Error! Bookmar Hình 2.16: Kim ngạch chè xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 ............ 77 vi
  11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Viê ̣t Nam có nhiề u điề u kiê ̣n thuận lơ ̣i để phát triể n nông nghiê ̣p, từ điề u kiê ̣n tự nhiên (đấ t đai, điạ hình, nguồn nước, khí hâ ̣u..) đế n điề u kiê ̣n kinh tế - xã hội (dân cư và lao động, nguồn vố n, cơ sở kỹ thuâ ̣t ha ̣ tầ ng, chiń h sách, thi ̣ trường...). Trong thời kỳ hội nhâ ̣p kinh tế quố c tế đang được đẩy ma ̣nh, Viê ̣t Nam đang mở rô ̣ng cánh cửa giao lưu buôn bán với các quố c gia trên thế giới, mỗi nước có lơ ̣i thế so sánh riêng của mình thì hàng hóa nông sản đươ ̣c coi là mô ̣t thế ma ̣nh của nước ta. Việc tăng cường xuất khẩ u nông sản là mô ̣t trong những hướng đi mũi nhọn của nền kinh tế hiện nay cũng như trong tương lai để khai thác có hiê ̣u quả nguồn lực sẵn có về điề u kiê ̣n khí hâ ̣u, tài nguyên, nguồ n nhân lực, ta ̣o công ăn viê ̣c làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và giải quyết tố t các vấ n đề xã hô ̣i. Đồ ng thời tranh thủ những lơ ̣i thế từ bên ngoài cho viê ̣c phát triể n kinh tế - xã hô ̣i của đấ t nước. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kết thúc quá trình đàm phán lâu dài 11 năm (1995 - 2006). Tham gia WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội để xây dựng và phát triển đất nước. Nền kinh tế nói chung, nền nông sản xuất nông nghiệp nói riêng (trong đó có xuất khẩu nông sản) có điều kiện tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, tạo cơ hội cho nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu, có điều kiện để đấu tranh bảo vệ sự công bằng và hợp lý hơn các lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp cũng như của người dân. Trong những năm gần đây, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn, chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước [19]. Đă ̣c biê ̣t là ở mô ̣t số mă ̣t hàng như ga ̣o, cà phê, cao su đã đóng góp mô ̣t phầ n không nhỏ vào tổ ng kim nga ̣ch xuấ t khẩ u của nước ta nói riêng và tổ ng sản phẩ m GDP nói chung. Bên cạnh những thành tựu đó cũng xuất hiện những thách thức không nhỏ vì cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Nông sản xuất khẩu sản xuất manh mún nhỏ lẻ, phụ thuộc vào mùa vụ, chủ yếu là các sản phẩm thô, có tính cạnh tranh thấp trên thị trường toàn cầu. Từ thực tế đó, để có thể tận dụng hết lợi thế, cơ hội và vượt qua 1
  12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn những thách thức, thì Việt Nam phải có những hướng đi đúng đắn và có biện pháp thích hợp nhằm khai thác thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tác giả chọn đề tài “ Nghiên cứu xuất khẩu nông sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO” là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng yêu cầu cấp thiết. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những đặc điểm chủ yếu về xuất khẩu nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO, qua đó rút ra những kết luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về tiềm năng, thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Luận văn cũng nhằm nhận diện đầy những cơ hội và thách thức của việc xuất khẩu nông sản Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp để tăng khả năng cạnh tranh, khai thác có hiệu quả thị trường xuất khẩu nông sản. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nông sản là một mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của con người. Việt Nam là một đất nước có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp, vấn đề sản xuất và xuất khẩu nông sản góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, nhất là khi nước ta đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới. Từ khi gia nhập WTO, nông sản hàng hóa xuất khẩu tăng nhanh về số lượng và giá trị, có mức độ tăng trưởng ổn định. Vấn đề này được đề cập khá nhiều trong các báo cáo, công trình nghiên cứu, các tạp chí… cụ thể: - “Báo cáo khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA” Quỹ nghiên cứu ICARD - MISPA/1003/06, tháng 8 năm 2005 của nhóm tác giả Thạc sĩ Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Dung. Các tác giả phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản của các nước trong khu vực AFTA, từ đó đánh giá khả năng cạnh tranh một số nông sản của Việt Nam trong hội nhập tự do thương mại các nước Đông Nam Á [5]. - “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam: qua nghiên cứu chè, cà phê, điều”, Nguyễn Xuân Trình chủ biên, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006. Tác giả nghiên cứu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp nước ta, trong đó nghiên cứu một số mặt hàng tiêu biểu là chè, cà phê, hạt điều đến năm 2005 [15]. 2
  13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Luận án Thạc sĩ Kinh tế đối ngoại trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc Gia Hà Nội) của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (năm 2009) với đề tài: “Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam”. Đề tài phân tích những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng nông sản và những tác động của việc gia nhập WTO đến xuất khẩu nông sản, đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam đến năm 2020 [9]. - “Báo cáo ngành hàng nông sản Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO” năm 2012. Báo cáo đã phân tích những thay đổi của các ngành hàng nông, lâm, thủy sản của nước ta 5 năm trước và sau khi gia nhập WTO với những phân tích cụ thể về tình hình sản xuất, chế biến, thương mại trong và ngoài nước, biến động giá, các chính sách và những thách thức trong quá trình hội nhập của từng ngành hàng [1]. - Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương có bài viết “Xuất khẩu gạo của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp” của Thạc sĩ Vũ Văn Hùng (trường Đại học Thương mại) và PGS.TS Phạm Văn Dũng (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội), số 367 tháng 6 năm 2012. Tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của nước ta sau 5 năm gia nhập WTO và đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất gạo trong thời kỳ tới [6]. - Trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập có bài viết “Xuất khẩu nông sản Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Thuận lợi và thách thức” của TS. Nguyễn Ngọc Vinh (Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh), số 7 tháng 11 - 12 năm 2012. Tác giả đã phân tích thuận lợi và thách thức của việc xuất khẩu nông sản của nước ta trước và sau khi gia nhập WTO. Trên cơ sở phân tích tác giả đã gợi ý một số chính sách nhằm hướng tới khai thác thị trường xuất khẩu nông sản hiệu quả hơn. - Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân của tác giả Phan Tiến Ngọc (năm 2014) với đề tài: “Tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam”. Đề tài đi sâu phân tích thực trạng đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1991 - 2011, đồng thời đánh giá tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp thực hiện đa dạng hóa mặt hàng xuất nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian tới [8]. 3
  14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Ngoài ra, trong một số nghiên cứu về hội nhập quốc tế của Việt Nam “Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tháng 12 năm 2010. Nghiên cứu đánh giá tác động của hội nhập kinh tế trong tất cả các lĩnh vực: tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô, xã hội, thể chế kinh tế. Qua đó, đánh giá những thành tựu đạt được và các khó khăn gặp phải, lý giải nguyên nhân, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm tạo sự phát triển nhanh, bền vững về kinh tế. Báo cáo tóm tắt “Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 năm 2013. Trong báo cáo có nội dung đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của nước ta sau khi gia nhập WTO và tác động xuất nhập khẩu theo từng quốc gia, vùng lãnh và theo ngành hàng. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã dự báo, tổng kết tình hình phát triển của xuất khẩu nông sản nước ta trong bối cảnh hội nhập WTO. Các đề tài nghiên cứu, các báo cáo trên là nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả để vận dụng nghiên cứu, thực hiện đề tài của mình trong bối cảnh hiện nay, qua đó đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển trong thời gian tới. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất khẩu nông sản và WTO, đề tài phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam khi gia nhập WTO. Từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng nông sản trên thị trường quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về xuất khẩu nông sản và WTO. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. - Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO. - Đề xuất một số giải pháp mang tính khuyến nghị góp phần đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam. 4
  15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung, phân tích tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO, (không tính hàng thủy sản và lâm sản). Tập trung phân tích các nông sản chính: gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu xuất khẩu nông sản Việt Nam từ sau gia nhập WTO (năm 2007) đến năm 2013. Đây là thời điểm quan trọng với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là với hoạt động xuất nhập khẩu nông sản đã có nhiều biến chuyển, đồng thời được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước với nhiều tiềm lực sẵn có. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Đây là quan điểm quan trọng trong nghiên cứu địa lí nói chung và địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể. Xuất khẩu nông sản, phát triển kinh tế, xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy khi nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản của một vùng, một nước nào đó phải dựa trên nhiều yếu tố, xem xét trong mối quan hệ tổng hợp tự nhiên, kinh tế, xã hội để làm cho hoạt động xuất khẩu có mức tăng trưởng khá nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Các đối tượng, hiện tượng địa lí đều có sự tác động qua lại với nhau trong một hệ thống nhất định, khi một thành phần của hệ thống bị tác động làm nó thay đổi phát triển thì nó gây ra những ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ thống, làm cho các thành phần đó cũng thay đổi theo và cuối cùng làm cho cả hệ thống thay đổi. Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế đất nước. Xuất khẩu hàng hóa nông sản tăng sẽ tác động đến mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại, đồng thời thể hiện năng lực cạnh tranh của đất nước về xuất khẩu… 5
  16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Các hiện tượng địa lí đều tồn tại trong một thời gian nhất định, đều có quá trình phát sinh, phát triển, suy vong và không ngừng thay đổi theo thời gian và không gian. Vì vậy, để đánh giá hiện tượng địa lí trong hiện tại và dự báo sự phát triển của chúng trong tương lai, phải đứng trên quan điểm lịch sử, nghiên cứu quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai mới đảm bảo sự chính xác. Xuất khẩu nông sản ở Việt Nam được tiế n hành, phát triển từ khi đất nước đổi mới đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO với nhiều biến động qua từng thời kì. Mỗi giai đoạn có một chính sách phát triển kinh tế khác nhau và đã tác động đến xuất khẩu nông sản. Vận dụng quan điểm lịch sử, viễn cảnh để nghiên cứu xuất khẩu nông sản ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO, luận văn phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản từ sau năm 2007 đến 2013, nhưng cũng chú ý đến những biến động về kinh tế - xã hội tác động đến lĩnh vực thương mại. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là một xu thế tất yếu của nhân loại hiện nay. Tính bền vững của hoạt động xuất khẩu thể hiện ở chỗ góp phần tăng giá trị sản xuất khẩu chung của cả nước, mở rộng và chiếm lĩnh được thị trường, nâng cao thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Mặt khác, xuất khẩu hàng hóa nông sản phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trong khi đó sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào tự nhiên. Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nông sản theo chiều rộng làm thu hẹp diện tích rừng, phá vỡ hệ sinh thái trên cạn và ven biển. Đồng thời việc mở rộng diện tích trồng trọt cũng như thâm canh tăng vụ là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất nông nghiệp… Vì vậy, phát triển nông nghiệp cần phải gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển môi trường sinh bền vững, không làm tổn hại đến môi trường. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý các số liệu, tài liệu Trên cơ sở thu thập số liệu, tài liệu tác giả sắp xếp, xử lý, phân loại các thông tin về xuất khẩu nông sản ở Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO, đưa ra những đánh giá chính xác về thực trạng tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam. Tất cả các số 6
  17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu là cơ sở để tác giả kế thừa, tiếp cận, chọn lọc và vận dụng trong nghiên cứu đề tài. 4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Đối tượng nghiên cứu khá rộng liên quan tới nhiều vấn đề, vì vậy luận văn đã sử dụng và phân tích, tổng hợp cơ sở số liệu thống kê từ cơ sở dữ liệu và kết quả của Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê của Tổng cục Hải quan, Báo cáo của Cục xúc tiến Thương mại, các từ liệu từ các báo cáo, các tạp chí…Trên cơ sở số liệu thu thập được, tác giả sắp xếp, phân loại, so sánh sự khác biệt về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO, nêu nguyên nhân có sự khác biệt đó. Các nguồn tài liệu này là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO. 4.2.3. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này được tác giả thực hiện bằng cách gặp gỡ trực tiếp một số chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế nhằm so sánh, đối chiếu giữa các thông tin có mang tính đồng nhất hay mâu thuẫn, từ đó tìm cách lý giải nguyên nhân. Tác giả thực hiện phỏng vấn các chuyên gia dựa trên các câu hỏi đã được chuẩn bị trước có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Các câu hỏi tại sao được tác giả ưu tiên chọn trong nội dung cuộc phỏng vấn nhằm đối chiếu với số liệu đã thu thập được và bổ sung những thông tin mới thu thập. 4.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Khi nghiên cứu các vấn đề địa lí nói chung và kinh tế - xã hội nói riêng thì phương pháp bản đồ là phương pháp rất quan trọng cũng là một đặc thù của khoa học địa lí. Bản đồ là “ngôn ngữ” tổng hợp, ngắn gọn, xúc tích - là phương tiện trực quan hóa các yếu tố địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội của lãnh thổ. Các bản đồ cho phép chúng ta tìm hiểu vấn đề chính xác hơn, phong phú hơn thuận tiện trong việc so sánh, đánh giá. Biểu đồ được sử dụng để phản ánh quy mô, cơ cấu, động lực của các sự vật hiện tượng và các quá trình kinh tế - xã hội theo thời gian. 4.2.5. Phương pháp dự báo Đây là phương pháp khái quát hóa, hệ thống hóa thông tin ở mức cao nhằm xác định và dự báo một vấn đề trong tương lai. Phương pháp dự báo mang tính chất 7
  18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn phức tạp và tính xác suất, tính chính xác của dự báo còn phụ thuộc vào mối quan hệ với sự biến động kinh tế - xã hội của đất nước. 5. Những đóng góp của đề tài - Đúc kết làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất nhập khẩu và WTO. - Phân tích tiềm năng sản xuất nông nghiệp và hiện trạng sản xuất nông nghiệp nước ta - cơ sở để phát triển xuất khẩu nông sản Việt Nam. - Phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO, chỉ ra những thành tựu và khó khăn, hạn chế của xuất khẩu nông sản trong hội nhập WTO. - Đề xuất một số giải pháp góp phần tăng khả năng cạnh tranh, khai thác có hiệu quả thị trường xuất khẩu nông sản. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu nông sản và WTO. Chương 2: Phân tích tiềm năng và thực trạng xuất khẩu nông sản sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Chương 3: Định hướng và giải pháp xuất khẩu nông sản Việt Nam. 8
  19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VÀ WTO 1.1. Cơ sở lý luận về xuất, nhập khẩu Ngoại thương là hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia trên thế giới (thương mại quốc tế). Trong hoạt động ngoại thương thường gắn với một số thuật ngữ sau: xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, giá FBO, giá CIF,… [18, tr. 14]. 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Theo điều 28, mục I, chương 2, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Xuất khẩu là việc bán hàng hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài; gồm hai loại hình: xuất khẩu hàng hóa (còn gọi là xuất khẩu hữu hình), xuất khẩu dịch vụ (còn gọi là xuất khẩu vô hình). Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng tái xuất được đưa ra nước ngoài, đưa vào kho ngoại quan hoặc đưa vào khu vực mậu dịch tự do, trong số đó: Hàng hóa có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo quy tắc xuất xứ của quốc gia đó, kể cả sản phẩm hoàn trả cho nước ngoài sau khi gia công trong nước; 9
  20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Hàng hóa tái xuất là những hàng hóa đã nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa đó [18, tr. 14]. Hàng hóa xuất khẩu còn là hàng hóa sản xuất để đưa ra thị trường, mua bán trao đổi trên thị trường nhưng là thị trường nước ngoài. Hàng hóa này phải di chuyển qua biên giới của quốc gia, đồng thời cũng phải đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng mà thị trường nhập khẩu đó đòi hỏi. Như vậy so với hàng hóa sản xuất để bán trên thị trường nội địa nó phức tạp hơn rất nhiều. Giá cả xuất khẩu là mức giá của hàng hóa xuất khẩu, nó được đưa ra dựa trên mức giá quốc tế và có sự chấp nhận của cả hai bên xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu được hiểu là tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của một doanh nghiệp, một đơn vị kinh tế hay một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn ngạch xuất khẩu là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, được hiểu là quy định của Nhà nước về sản lượng hay giá trị của một mặt hàng, hay nhóm mặt hàng sang một thị trường nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định thông qua một hình thức cấp giấy phép xuất khẩu. 1.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu a) Góp phầ n tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu hàng nông sản nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nền kinh tế nước ta đang bước đầu phát triển, cơ sở hạ tầng còn kém, không đồng bộ, dân số đông nên việc đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò rất lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, đóng góp lớn vào GDP của cả nước (năm 2013, xuất khẩu đạt 132.175 triệu USD). Xuất khẩu nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu nông sản càng lớn thì GDP tăng càng tăng cao, đồng thời thể hiện năng lực cạnh tranh của đất nước về xuất khẩu. b) Xuất khẩu góp phần tăng trưởng nông nghiê ̣p và nông thôn Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông nghiệp là trụ đỡ nền kinh tế, việc sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2