intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

109
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ công tác quản lý điểm đến du lịch trên thế giới và Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng rất chú ý tới nhiều công trình nghiên cứu về Vịnh Hạ Long đã được công bố trong mối quan hệ với đề tài mà tác giả lựa chọn. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THÚY ANH NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THÚY ANH NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HỒNG LONG Hà Nội, 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thúy Anh
  4. LỜI CẢM ƠN Đề tài luận văn cao học “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” được thực hiện cùng với quá trình học viên học tập tại lớp Cao học 10, Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành đề tài luận văn này, em xin gửi lời tri ân tới Ban Chủ nhiệm Khoa cùng toàn thể các thầy, cô giáo Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn TS. Phạm Hồng Long. Thầy là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Lời cảm ơn tiếp theo, em xin gửi tới UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở VHTT&DL Quảng Ninh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, cư dân sinh sống trên Vịnh Hạ Long đã cung cấp những dữ liệu quan trọng liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các doanh nghiệp, các đơn vị có liên quan tại Vịnh Hạ Long như công ty cổ phần du lịch quốc tế Hạ Long, khách sạn Hạ Long Plaza, khách sạn ASEAN (Hạ Long), nhà hàng Cổ Ngư,… Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên… đã chia sẻ, động viên em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Thúy Ạnh
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................4 DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG ..................................................................................5 MỞ ĐẦU..............................................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................................7 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................10 5. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu ..........................................................................11 6. Đóng góp của đề tài........................................................................................................13 7. Bố cục của luận văn: ......................................................................................................13 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH................................................................................14 1.1. Điểm đến du lịch .........................................................................................................14 1.1.1. Khái niệm..................................................................................................................14 1.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch ...................................................................15 1.1.3. Vị trí và vai trò của điểm đến trong phát triển du lịch ..........................................20 1.2. Quản lý điểm đến du lịch ............................................................................................21 1.2.1. Định nghĩa quản lý điểm đến du lịch ......................................................................21 1.2.2. Những mục tiêu chính của quản lý điểm đến du lịch ..........................................21 1.2.3. Nội dung của quản lý điểm đến du lịch ..................................................................24 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điểm đến du lịch ......................31 1.2.5. Lợi ích của việc quản lý điểm đến du lịch ..............................................................33 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................................36 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH...............................................................................37 2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long .............37 1
  6. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch ................................................................37 2.1.2. Các nguồn lực kinh tế, xã hội và kỹ thuật bổ trợ ...................................................41 2.1.3. Tình hình phát triển du lịch .....................................................................................55 2.2. Công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long ...................................................61 2.2.1. Thực trạng bộ máy quản lý hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long .........................61 2.2.2. Sự cam kết giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân ...............................................65 2.2.3. Công tác quản lý nguồn nhân lực ...........................................................................67 2.2.4. Công tác quản lý môi trường ..................................................................................69 2.2.5. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long ..77 2.2.6. Sự hợp tác với các nhà cung ứng ............................................................................80 2.2.7. Phát triển sản phẩm du lịch.....................................................................................80 2.3. Khảo sát những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long ...................................................................................................................82 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long ....................85 2.4.1. Những thành công ....................................................................................................85 2.4.2. Những hạn chế .........................................................................................................87 Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................................89 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH ................90 3.1. Quan điểm, mục tiêu về công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Hạ Long giai đoạn 2013 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020 ..............................................................90 3.1.1. Quan điểm ................................................................................................................90 3.1.2. Mục tiêu ....................................................................................................................90 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long...................92 3.2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch và áp dụng mô hình quản lý hiệu quả hơn tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long ...............................................92 3.2.2. Tăng cường công tác quản lý nhân lực ..................................................................94 3.2.3. Phát triển du lịch Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.....97 2
  7. 3.2.4. Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch .........................................100 3.2.5. Đẩy mạnh sự hợp tác và phối hợp với các nhà cung ứng ...................................102 3.3. Kiến nghị....................................................................................................................102 Tiểu kết chƣơng 3 ...........................................................................................................104 KẾT LUẬN .....................................................................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................107 PHỤ LỤC ........................................................................................................................110 3
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQL Ban Quản lý BQLVHL Ban Quản lý Vịnh Hạ Long GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) EU European Union (Liên minh Châu Âu) FFI Fauna & Flora International (Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế) IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới) JICA The Japan International Cooperation Agency (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) Sở VHTT&DL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND Ủy ban Nhân dân UNWTO World Tourism Organization (Tổ chức Du lịch Thế giới) UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) 4
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG Hình 2.1. Biều đồ đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long ....................................................................................................................48 Hình 2.2. Biểu đồ đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ ăn uống ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long.........................................................................................................50 Hình 2.3. Sơ đồ BQLVHL................................................................................................62 Bảng 2.1. Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ vận chuyểnở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long .....................................................................................................................52 Bảng 2.2. Số lượng khách tham quan Vịnh Hạ Longso với tỉnh Quảng Ninh..............56 Bảng 2.3. Bảng thống kê hiện tại cơ sở khách sạn theo cấp hạng sao năm 2013........116 Bảng 2.4. Các tuyến tham quan Vịnh Hạ Long .............................................................105 Bảng 2.5. Thời gian đón khách trên Vịnh Hạ Long ......................................................116 Bảng 2.6. Chi tiết mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long, .......117 5
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giống như nhiều quốc gia phát triển du lịch trên thế giới, Việt Nam tự hào là nước có nhiều tài nguyên du lịch với những điểm đến hấp dẫn. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Muốn vậy, ngành Du lịch cần phải có một định hướng đúng đắn, tạo ra được nhiều sản phẩm hấp dẫn và có một cơ chế quản lý hiệu quả để có thể chủ động vượt qua những tác động phức tạp về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực và nhất là trong tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong bối cảnh chung đó, Quảng Ninh nổi lên như một điểm sáng về du lịch tại miền Đông Bắc Tổ quốc với rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng đã thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước như: Khu Danh thắng Yên Tử, đền Cửa Ông, chùa Quỳnh Lâm… Đặc biệt, Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Tháng 11 năm 2011 Vịnh Hạ Long lại được công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới trong cuộc bình chọn do tổ chức New7wonders tiến hành. Đây cũng là sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Với những giá trị độc đáo về tài nguyên biển đảo, Vịnh Hạ Long đang phát huy vị trí, vai trò tích cực của mình trong phát triển du lịch Quảng Ninh và cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mới là những thách thức trong định hướng phát triển gắn liền với việc bảo tồn, giữ gìn cảnh quan Vịnh Hạ Long một cách bền vững. Trên thực tế đã có nhiều vấn đề bất cập thể hiện qua một loạt các hiện tượng tiêu cực như tình trạng hướng dẫn viên Hàn Quốc tự do hành nghề trên Vịnh Hạ Long, nạn ăn xin, "chặt chém", chèo kéo khách vẫn chưa được dẹp bỏ hoàn toàn. Đội tàu du lịch màu nâu, trắng, đen, vàng đầy màu sắc trên mặt biển xanh được thay thế bằng toàn một màu trắng mà rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh hay quản lý tàu trên Vịnh cho rằng không hợp lý. Các vấn đề liên quan đến an toàn du lịch như khu vực neo đậu, phân luồng giao thông đường thủy, lực lượng cứu hộ, áo phao an 6
  11. toàn... vẫn chưa được đầu tư, nâng cấp đúng mức. Mới đây, khi Vịnh Hạ Long được công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới thì giá vé tham quan đã tăng lên để chứng tỏ “tầm cỡ” của điểm đến du lịch khiến dư luận không khỏi lo lắng về việc lượng khách đến Hạ Long giảm, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải, lữ hành… Tất cả đang ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Vịnh Hạ Long và cho thấy cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý điểm đến du lịch này. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn nội dung"Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” làm đề tài luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong mục này, tác giả tập trung làm rõ công tác quản lý điểm đến du lịch trên thế giới và Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng rất chú ý tới nhiều công trình nghiên cứu về Vịnh Hạ Long đã được công bố trong mối quan hệ với đề tài mà tác giả lựa chọn. 2.1. Trên thế giới Trước hết, với công tác quản lý điểm đến du lịch tác giả nhận thấy đây là một vấn đề đã được các nhà khoa học cũng như các tổ chức trên thế giới quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, những ấn bản và tài liệu về quản lý điểm đến du lịch. Trong hệ thống những kết quả nghiên cứu đó phải kể đến một số tài liệu sau: Năm 2007, Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO xuất bản cuốn Hướng dẫn thực hành Quản lý điểm đến. Khái niệm về điểm đến đã được các tác giả làm rõ: “Điểm đến du lịch là vùng không gian mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”.[23] Trong cuốn này, các tác giả đã tập trung vào những vấn đề về quản lý điểm đến như mô hình quản lý, nội dung quản lý, nguyên tắc quản lý điểm đến kèm theo các hướng dẫn thực hiện. Đồng 7
  12. thời các tác giả cũng đã chỉ rõ, muốn quản lý điểm đến một cách hiệu quả cần phải dựa trên mối quan hệ tương tác chặt chẽ giữa các tổ chức với nhau, giữa các khu vực hành chính công và tư nhân, giữa các đối tác để hướng tới mục tiêu chung là cùng nhau cung cấp những sản phẩm, dịch vụ du lịch cho khách một cách tốt nhất. Tài liệu này được thiết kế như một cuốn sách hướng dẫn thiết thực, diễn tả việc làm thế nào để từ lí thuyết về khái niệm quản lý điểm đến có thể đi vào thực tiễn, với các mô hình, phương châm và nghiên cứu trường hợp cụ thể. Từ sau công trình trên, năm 2011, hai tác giả Metin Kozak và Seyhmus Baloglu xuất bản cuốn Marketing và Quản lý điểm đến du lịch. Cuốn sách này đã phân tích cụ thể và rõ ràng về lý thuyết quản lý điểm đến du lịch giúp người đọc có cái nhìn tổng quan và khoa học về hoạt động quản lý điểm đến du lịch. Đây là cuốn sách có sự kế thừa của những công trình trước nhưng đã làm chi tiết hơn và giúp người đọc tiếp cận dễ dàng hơn về công tác quản lý điểm đến du lịch. Năm 2012, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã phát hành một tài liệu về Quản lý điểm đến du lịch. Tuy nhiên, tài liệu này lại tập trung vào hướng phát triển du lịch bền vững và tăng khả năng cạnh tranh của điểm đến. Các tác giả đã đưa ra những ví dụ rất điển hình đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm, xây dựng một số biểu mẫu nhằm mục đích đánh giá hiệu quả công tác quản lý điểm đến du lịch. Đây cũng là bộ công cụ hướng dẫn hoạt động quản lý điểm đến du lịch. 2.2. Tại Việt Nam Cho đến nay, ở Việt Nam, liên quan đến vấn đề nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch đã có một số công trình được công bố như: Đề tài khoa học cấp bộ:“Cơ sở khoa học cho việc tổ chức và quản lý hệ thống các khu du lịch và đề xuất quy chế tổ chức và quản lý khai thác các khu du lịch ở Việt Nam” do PGS. TS Vũ Tuấn Cảnh cùng cộng sự thực hiện năm 2000. Với đề tài này, nhóm tác giả đã xác lập những luận cứ khoa học để xây dựng dự thảo về quy chế quản lý khai thác các khu du lịch. Đây chính là nguồn tài liệu quan trọng giúp tác giả thực hiện đề tài luận văn của mình. 8
  13. Luận văn Thạc sỹ Du lịch học của học viên Bùi Thị Thanh Huyền đã thực hiện năm 2011: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội”.Với công trình nghiên cứu này, tác giả Thanh Huyền đã hệ thống hóa được các vấn đề quản lý điểm đến du lịch, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại điểm đến và bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch. Luận văn Thạc sỹ Du lịch học của học viên Trần Kim Yến thực hiện năm 2014: “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại Cát Bà, Hải Phòng”. Tác giả của luận văn này đã đề cập tới mô hình quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu (EFQM), đánh giá chu kỳ sống của điểm đến và giải quyết được những vấn đề cơ bản trong công tác quản lý điểm đến du lịch Cát Bà đó là “Ai quản lý?”, “Quản lý cái gì?” và “Quản lý như thế nào?”. Vấn đề nghiên cứu của Trần Kim Yến và Bùi Thị Thanh Huyền khá gần với vấn đề luận văn mà học viên lựa chọn. Do vậy, đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình làm luận văn của học viên. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của học viên là Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Phạm vi nghiên cứu khác nhau chắc chắn thực trạng và những giải pháp sẽ không thể giống nhau. Ngoài ra còn có một số luận văn, bài viết liên quan đến công tác quản lý điểm đến du lịch. Các công trình, bài viết đó là nguồn tài liệu quý để tác giả tham khảo và kế thừa. Ví dụ như luận văn cao học “Quản lý du lịch Di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp Di sản Vịnh Hạ Long” của Trần Thị Hoa - cao học du lịch 1 - Trường Khoa hoạc Xã hội và Nhân văn. Luận văn này đã tập trung làm rõ vấn đề quản lý loại hình du lịch Di sản ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long chứ không nghiên cứu về công tác quản lý điểm đến tại điểm du lịch này. Trong khi đó như lý do lựa chọn đề tài mà học viên đã trình bày, Vịnh Hạ Long hiện nay đang gặp phải rất nhiều vấn đề trong công tác quản lý. Vì vậy,“Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” là một đề tài mới. Khi triển khai luận văn của mình, ngoài vấn đề quản lý Nhà 9
  14. nước, tác giả cũng dành một sự quan tâm nhất định vào các khía cạnh như sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, sự liên kết với các nhà cung ứng.... và sử dụng tập bài giảng Marketing điểm đến du lịch của PGS. TS Trần Thị Minh Hòa cùng cuốn Hướng dẫn thực hành Quản lý điểm đến do Tổ chức Du lịch Thế giới xuất bản làm tài liệu chính, xuyên suốt nội dung của luận văn. Đồng thời thông qua quá trình điều tra bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp, nghiên cứu thực tế, tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực du lịch,… học viên thấy rằng, việc lựa chọn công tác quản lý điểm đến du lịch là một hướng nghiên cứu cần thiết để phát triển du lịch ở đây một cách bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu về công tác quản lý điểm đến du lịch góp phần giúp cho công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long được hoàn thiện và hiệu quả hơn. * Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý du lịch làm cơ sở đưa ra các giải pháp đối với công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Thứ hai: Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch, khách du lịch đến với Vịnh Hạ Long và công tác quản lý tại đây. Thứ ba: Đưa ra hướng giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. 4. Đối tƣợngvà phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về quá trình và hiệu quả hiện nay của công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Công tác quản lý hoạt động du lịch và các giải pháp 10
  15. góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long - Phạm vi về không gian: Tác giả lựa chọn điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh - làm nghiên cứu điển hình - Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng từ năm 2010- 2014. Giải pháp đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp và tiến trình nghiên cứu Ngoài những phương pháp thường sử dụng trong nghiên cứu khoa học như phương pháp liên ngành, phương pháp luận, với đề tài luận văn này tác giả có lựa chọn và sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập các dữ liệu từ các nguồn nghiên cứu chính thống khác nhau đã tồn tại trước đó về quản lý điểm đến, về hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long và thực trạng quản lý du lịch nơi đây, … Phương pháp này được sử dụng từ khi có định hướng đề tài luận văn. Các nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp: sách, giáo trình, báo, tạp chí, luận văn, các bài viết trên internet về chuyên ngành Du lịch và những chuyên ngành có liên quan; Luật du lịch; báo cáo của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý về du lịch tại Quảng Ninh… 5.2. Phương pháp điều tra xã hội học 5.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích thu thập số liệu sơ cấp liên quan đến luận văn. Bảng hỏi được thiết kế mang tên: Phiếu khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. [Xin xem chi tiết ở mục 3, 4, phụ lục] - Phiếu 1: Đánh giá của doanh nghiệp du lịch về công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Số lượng phiếu phát ra là 50 phiếu, số lượng phiếu thu về là 50 phiếu. 11
  16. - Phiếu 2: Đánh giá của du khách về điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Số lượng phiếu phát ra là 100 phiếu, số lượng phiếu thu về là 100 phiếu. Các bảng hỏi được tiến hành điều tra tại Vịnh Hạ Long từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 sau đó được tác giả sử dụng phần mềm exel để phân tích và đánh giá kết quả điều tra. 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn Đây là phương pháp hiệu quả nhằm thu thập những thông tin mong muốn cũng như một số thông tin còn thiếu mà bảng hỏi chưa đáp ứng được. Phương pháp này được sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, chính quyền địa phương, người dân địa phương, công ty kinh doanh du lịch (lữ hành, khách sạn, vận chuyển…), hướng dẫn viên du lịch, khách du lịch. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã phỏng vấn một số cán bộ thuộc Sở VHTT&DL, BQLVHL, công ty kinh doanh du lịch, người dân sinh sống trong khu vực Vịnh Hạ Long, đặc biệt là cư dân ở các làng chài trên Vịnh.[Xin xem chi tiết ở mục 5, phục lục]. Phương pháp này được sử dụng từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 12 năm 2014 5.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa Là phương pháp có mặt tại điểm nghiên cứu để thẩm nhận những giá trị của tài nguyên, hiểu được những khía cạnh khác nhau của thực tế cũng như thực trạng của vấn đề. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp hợp lý và khả thi cho vấn đề nghiên cứu. Quá trình điền dã là điều kiện để đối chiếu, bổ sung nhiều thông tin cần thiết mà các phương pháp khác không cung cấp cũng như thiếu thông tin hoặc cung cấp thông tin chưa chính xác. Đây là phương pháp quan trọng để nghiên cứu du lịch nhằm góp phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực. Phương pháp này được tiến hành tại các điểm du lịch thuộc điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn. 12
  17. Phương pháp này được tiến hành làm 2 đợt: - Đợt 1: Từ 01/11/2013 đến 20/11/2013 - Đợt 2: Từ 01/11/2014 đến 20/11/2014 5.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp Là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, từ đó tổng hợp lại rồi đưa ra những nhận định, đánh giá, kết luận về đối tượng nghiên cứu; dưới sự hỗ trợ của phần mềm như Excel. Phương pháp này được sử dụng từ khi có định hướng đề tài luận văn đến khi luận văn được hoàn thành. 6. Đóng góp của đề tài - Về mặt lý luận: Đề tài góp phần phát triển lý thuyết trong lĩnh vực quản lý Nhà nước cũng như tổ chức hoạt động kinh doanh. - Về mặt thực tiễn: Giúp cho du lịch Vịnh Hạ Long có những định hướng trong quá trình quản lý xây dựng và phát triển điểm đến của mình. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung chính của luận văn được triển khai làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm đến du lịch Chương 2: Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. 13
  18. Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1.1.Điểm đến du lịch 1.1.1. Khái niệm Điểm đến du lịch là một trong số các khái niệm cơ bản về du lịch. Điểm đến du lịch là thành phần không thể thiếu trong mỗi chuyến hành trình của du khách. Một chuyến du lịch của một cá nhân hay tổ chức bao giờ cũng bao gồm một hay một vài điểm đến theo các cấp độ khác nhau. Vì vậy, để triển khai vấn đề nghiên cứu, việc làm rõ điểm đến du lịch là rất cần thiết. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 2007 đã đưa ra định nghĩa sau: “Điểm đến du lịch là vùng không gian mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”.[23] Như vậy, với định nghĩa trên đã khái quát một cách cơ bản về điểm đến du lịch trước hết phải là nơi mà du khách có thể lưu lại trong chuyến hành trình của mình. Điểm du lịch đó phải đảm bảo tính hấp dẫn, đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. Điểm du lịch phải có sự rõ ràng về ranh giới hành chính để quản lý, và nhận diện. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh và TS.Nguyễn Đình Hòa trong giáo trình Marketing du lịch (2009), Đại học Kinh tế quốc dân, thì điểm đến du lịch là “một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch”. [10, tr.341] Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả lựa chọn và sử dụng định nghĩa của PGS.TS Trần Thị Minh Hòa trong tập bài giảng Marketing điểm đến du lịch 14
  19. làm cơ sở lý luận về quản lý điểm đến: “Điểm đến du lịch là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững”.[6] Đồng thời tác giả cũng lựa chọn tài liệu này để triển khai cơ sở lý luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm đến du lịch cho luận văn. Cũng trên cơ sở các khái niệm đã được đề cập, tác giả nhận thấy có những điểm chung về điểm đến du lịch như sau: - Trước hết phải là điểm có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch. - Có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh. - Đảm bảo các điều kiện để du khách có thể lưu lại. - Phát triển ổn định và lâu dài. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch Điểm đến du lịch có thể là một nơi, một vùng hay một đất nước có sức hấp dẫn đặc biệt với người dân ngoài địa phương và có những thay đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây nên. Điểm du lịch có thể là bất cứ điểm lớn hay nhỏ có hoạt động du lịch phát triển. Tuy nhiên, điểm đến du lịch muốn thu hút được khách du lịch và đáp ứng được các nhu cầu của du khách thì bản thân nó phải được hình thành từ những yếu tố cơ bản. Những yếu tố này sẽ tác động không nhỏ đến sự lựa chọn điểm đến du lịch của du khách. Những nhân tố đó bao gồm: điểm hấp dẫn du lịch, khả năng tiếp cận nơi đến, nơi ăn nghỉ, các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ, giá cả phù hợp, hình ảnh tích cực của điểm đến, chính sách du lịch, nguồn nhân lực, các hoạt động bổ sung.[23,tr.10,11] 1.1.2.1. Điểm hấp dẫn du lịch Các điểm tham quan du lịch thường là những tiêu điểm thu hút sự chú ý của du khách và đem lại nguồn hứng khởi đầu tiên để khách du lịch ghé thăm các điểm đến. Điểm tham quan du lịch có thể được phân loại như danh lam thắng cảnh tự nhiên (ví dụ như các bãi biển, dãy núi, công viên, tiết trời), điểm tham quan du lịch nhân tạo (ví dụ như các tòa nhà mang tính biểu tượng như tháp 15
  20. Eiffel, các tượng đài Di sản, các tòa nhà tôn giáo, các cơ sở hội nghị và thể thao) hoặc điểm tham quan du lịch văn hóa (ví dụ như các viện bảo tàng, nhà hát, phòng trưng bày nghệ thuật, sự kiện văn hóa). Các điểm tham quan du lịch có thể là nằm trong khu vực công cộng như một công viên tự nhiên, di tích văn hóa hoặc di tích lịch sử hoặc có thể là các điểm tham quan và các dịch vụ cộng đồng như văn hóa, Di sản hoặc lối sống. Mặt khác, các yếu tố ít hữu hình chẳng hạn như sự độc đáo và các điểm đến đem lại nhiều xúc cảm, mang tính trải nghiệm cũng đang thu hút khách du lịch ghé thăm. [23,tr.11] 1.1.2.2. Khả năng tiếp cận Khả năng tiếp cận của điểm đến là khả năng du khách tiếp cận và biết đến điểm đến đó, cũng như có thể tìm hiểu được những tiện nghi và địa điểm của điểm đến để giúp du khách có được những tiêu chí trong việc lựa chọn điểm đến. Điểm đến nên tạo điều kiện thuận lợi về giao thông giúp du khách tiếp cận dễ dàng như đường hàng không, đường sắt, tàu du lịch.... Du khách cũng có thể đi du lịch một cách thuận tiện trong các điểm đến. Các yêu cầu về visa, cửa khẩu và các điều kiện nhập cảnh cụ thể cần được xem xét như là một phần trong khả năng tiếp cận các điểm đến. Hầu hết các điểm đến đều muốn thu hút đầu tư và gia tăng lượng khách du lịch, mong muốn cộng đồng toàn cầu nhận thức tích cực về các sản phẩm do điểm đến đó mang lại. Do đó, các nhà quản lý điểm đến phải tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nhận biết về sản phẩm du lịch của mình. Tạo được khả năng tiếp cận tốt sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của điểm đến đó, nhất là trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh như hiện nay. 1.1.2.3. Nơi ăn nghỉ Các dịch vụ lưu trú và ăn uống của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn nghỉ mang tính vật chất mà còn tạo được cảm giác chung về sự tiếp đãi nồng nhiệt, lưu lại ấn tượng khó quên về các món ăn hoặc đặc sản địa phương. Đây 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2