intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

44
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại một điểm đến du lịch thuộc đơn vị hành chính cấp quận/huyện, từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội hiện nay. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI PHÚ MỸ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI PHÚ MỸ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Trần Thị Minh Hòa Hà Nội, 2015
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 7 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 8 3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 11 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 12 5.Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 12 6.Những đóng góp của luận văn .................................................................. 14 7.Kết cấu luận văn ......................................................................................... 14 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH .................................................................................... 15 1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về du lịch .................................... 15 1.1.1.Một số khái niệm cơ bản...................................................................... 15 1.1.2.Vai trò quản lý của nhà nƣớc về du lịch ............................................ 17 1.1.3.Chức năng của quản lý nhà nƣớc về du lịch...................................... 18 1.1.4.Nội dung của quản lý nhà nƣớc về du lịch......................................... 18 1.1.5.Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý nhà nƣớc về du lịch .............. 19 1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về du lịch ................................ 20 1.2.1.Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế ................................................... 20 1.2.2.Một số bài học rút ra cho công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội.................................................................................. 33 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 35 1
  4. Chƣơng 2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI................................................................................ 36 2.1. Giới thiệu tổng quát về hoạt động du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội ......................................................................................................................... 36 2.1.1. Giới thiệu chung .................................................................................. 36 2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .............................................................. 37 2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm nói chung ................... 45 2.1.4. Hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch ...................... 46 2.1.5. Kết quả hoạt động du lịch .................................................................. 50 2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội ............................................................................................................. 52 2.2.1. Công tác thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch ........................................ 52 2.2.2. Công tác thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin du lịch ....................................... 56 2.2.3. Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật về du lịch và quản lý đô thị đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch ................................................................................................................. 63 2.2.4. Công tác quản lý di tích, điều tra, đánh giá, bảo tồn tài nguyên du lịch và nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch. ......................................... 68 2.2.5. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch ................................................... 77 2.2.6. Tổ chức bộ máy và công tác phối hợp trong quản lý nhà nƣớc về du lịch ................................................................................................................. 81 2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội ........................................................................................................ 83 2.3.1. Ƣu điểm và nguyên nhân .................................................................... 83 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 85 2
  5. Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 88 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH Ở KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI ......................................................................................................................... 89 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp……………………………………………...89 3.1.1. Văn kiện của Đảng………………………………………………….89 3.1.2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển du lịch của thành phố Hà Nội nói chung và khu vực quận Hoàn Kiếm nói riêng ..…………………………………………………………………………….91 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả Quản lý Nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội ................................................. 92 3.2.1. Nâng cao chất lƣợng công tác qui hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch ............................................................................................................... 93 3.2.2. Tăng cƣờng Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động kinh doanh du lịch ................................................................................................................. 94 3.2.3. Đẩy mạnh quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn lực du lịch ........ 95 3.2.4. Tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc .... 96 3.2.5. Tăng cƣờng đầu tƣ vào hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch........ 96 3.3. Một số kiến nghị ..................................................................................... 98 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107 Phụ lục 1: Các mẫu bảng hỏi đƣợc sử dụng ............................................. 107 3
  6. Phụ lục 2: Tóm tắt qui chế quản lý qui hoạch – kiến trúc phố cổ Hà Nội………………………………………………………………………….120 Phụ lục 3: Tiêu chuẩn các tour du lịch trọn gói tại Seoul………………121 4
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 UBND Ủy ban nhân dân 2 TP Thành phố 3 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc 4 Phòng VHTT Phòng văn hóa thông tin 5 Sở VHTTDL Sở Văn hóa thể thao và du lịch 6 HDV Hướng dẫn viên 7 GTVT Giao thông vận tải 8 Sở LĐTBXH Sở Lao động thương binh và xã hội 9 Sở TNMT Sở Tài nguyên và môi trường 10 TDR Quyền “nhượng quyền phát triển” 11 CSGT Cảnh sát giao thông 12 MBH Mũ bảo hiểm 13 LHQ Liên hiệp quốc 5
  8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Danh mục bảng Bảng 2.1.Thống kê lượng khách nước ngoài và khách Việt kiều đến quận Hoàn Kiếm Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1.Tỉ lệ người dân phố cổ biết thông tin về 3 đề án có liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của phố cổ Hà Nội. Biểu đồ 2.2.Đánh giá của người dân về tính hiệu quả và phù hợp của các hình thức tuyên truyền, vận động Biểu đồ 2.3.Nhận thức của người dân về vai trò của họ đối với các lĩnh vực có liên qua đến phát triển du lịch trên địa bàn Biểu đồ 2.4.Các vấn đề du khách thường phàn nàn Biểu đồ 2.5.Ý kiến của người dân về đề xuất cấm hoạt động bán hàng rong Biểu đồ 2.6.Quan điểm của người dân đối với công tác bảo tồn nhà cổ, phố cổ Biểu đồ 2.7.Đánh giá của du khách về các hoạt động dành cho khách du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội Biểu đồ 2.8.Các kênh thông tin khách du lịch biết về phố cổ Hà Nội 6
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm với tổng diện tích khoảng 100 ha, có phạm vi được xác định: Phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông là đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật. Cùng với sự phát triển của đất nước qua mỗi giai đoạn lịch sử, khu phố cổ Hà Nội mang dấu ấn văn hóa của nhiều thời kỳ. Vì vậy, khu phố cổ Hà Nội có nguồn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng. Du khách đến Hà Nội có thể cảm nhận rõ không gian đô thị của một khu phố cổ là với các tuyến phố nghề mang tên “Hàng”, hệ thống chợ, các công trình di tích kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, các nhà ở có giá trị kiến trúc, phương thức tổ chức không gian sống, sinh hoạt theo dãy nhà ống phù hợp với việc vừa là nơi sản xuất và là nơi kinh doanh, sinh sống của các hộ dân. Tính đến cuối năm 2014, khu vực này có 121 công trình, di tích đền, chùa, miếu và hơn 1000 công trình nhà ở có giá trị cáo về mặt văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, trong đó có hơn 200 công trình nhà ở có giá trị đặc biệt. Với nguồn tài nguyên di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng đó, từ lâu, khu phố cổ đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhất không thể bỏ qua của du khách quốc tế khi đến Hà Nội. Theo thống kê, năm 2013, số lượng khách quốc tế đến với quận Hoàn Kiếm trong đó có khu vực phố cổ đạt 935.000 lượt, năm 2014 đạt 864.000 lượt khách. Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng hoạt động du lịch ở khu vực này vẫn chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Việc phát triển du lịch chủ yếu mới dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có, các dịch vụ còn mang tính tự phát, chưa kết nối được với nhau dẫn đến chất lượng sản phẩm 7
  10. dịch vụ du lịch chưa cao, doanh số kinh doanh du lịch còn khiêm tốn, số ngày lưu trú của khách du lịch ngắn…Đặc biệt các tệ nạn chèo kéo, chặt chém khách du lịch còn tồn tại rất phổ biến khiến ngày càng nhiều đoàn khách quay lưng với du lịch phố cổ. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó chính là công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn chưa được hoàn thiện, việc thực hiện còn kém hiệu quả ở hầu hết các khâu: hoạt động định hướng, tổ chức phát triển các sản phẩm du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn mang nặng tính hình thức, hoạt động thanh kiểm tra, giám sát, xử lý các sai phạm còn hời hợt, lỏng lẻo, thiếu triệt để. Thực trạng này đã được phản ánh rất nhiều trên các bài báo, tạp chí tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về công tác quản lý nhà nước về du lịch ở địa bàn này. Với lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Du lịch của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch nói chung từ trước đến nay đã và đang là đề tài được nhiều cơ quan, ban ngành, học giả quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều đề tài khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao góp phần ứng dụng vào việc tăng cường quản lý và phát triển ngành du lịch trên phạm vi cả nước. Chúng ta có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu dưới đây: “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay” – Luận án tiến sỹ Luật học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh của Trịnh Đăng Thanh năm 2004. Luận án đã nêu được cơ sở lý luận của sự cần thiết phải quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nước bằng pháp luật đối với 8
  11. hoạt động du lịch ở Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đó. “Đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị du lịch và vấn đề quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay” – Sách của Nxb Giao thông vận tải năm 2015, tác giả Hồ Đức Phớc. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đồng thời đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý nước trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó cũng đã có một số công trình nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về du lịch ở các tỉnh, thành phố lớn như: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” - Luận án tiến sỹ Kinh tế Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh của Nguyễn Minh Đức năm 2007. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trước yêu cầu đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa qua đó đề xuất phương hướng, các giải pháp chiến lược phù hợp có tính khả thi đối với hoạt động quản lý nhà nước về thương mại, du lịch tỉnh Sơn La từ năm 2007 đến năm 2020. “Quản lý nhả nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” – Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội của Nguyễn Thanh Hải năm 2014. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Ninh Bình, luận văn đã đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh và bền vững. “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” – Luận án tiến sỹ Kinh tế năm 2008 của Nguyễn Tấn Vinh. Luận án đã trình bày lý luận quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh, thực trạng quản 9
  12. lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001- 2007 và từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. “Xúc tiến đầu tư phát triển Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” – Luận án tiến sỹ Đại học Thương mại năm 2010 của Hoàng Văn Hoàn. Luận án đã đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư pháp triển du lịch Hà Nội, phân tích các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô Hà Nội. “Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội” – Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội của Đỗ Thị Nhài năm 2008 “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội” - Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội của Nguyễn Thị Doan năm 2015 Ngoài ra còn có rất nhiều các bài báo, tạp chí của nhiều tác giả đã đề cấp đến các khía cạnh của quản lý nhà nước về du lịch, như là: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch, tác giả Trần Xuân Ảnh, tạp chí Quản lý nhà nước số 132 năm 2007. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch, tác giả Doãn Văn Phú, tạp chí Du lịch Việt Nam số 5 năm 2004. Một số suy nghĩ về công tác quản lý nhà nước đối với ngành du lịch, tác giả Trịnh Đăng Thanh, tạp chí Quản lý nhà nước số 98 năm 2004. Xúc tiến du lịch Việt Nam nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, tác giả Vũ Nam và Phạm Hồng Long, tạp chí Du lịch Việt Nam số 2 năm 2005. Thực trạng pháp luật du lịch ở Việt Nam, tác giả Trịnh Đăng Thanh, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1 năm 2005. 10
  13. Tăng cường quản lý nhà nước ở cấp tỉnh đối với hoạt động thương mại du lịch trước yêu cầu mới, tác giả Nguyễn Minh Đức, tạp chí Kinh tế và dự báo số 7 năm 2005. Tương tác giữa hai đạo luật trong điều chỉnh hoạt động du lịch, tác giả Trần Dũng Hải, tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 4 năm 2013. Điểm qua một số công trình nghiên cứu là các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, các cuốn sách, bài trích trên tạp chí có thể thấy vấn đề công tác quản lý nhà nước về du lịch đã và đang rất được quan tâm và thu hút nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, các công trình hiện nay chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu về một khía cạnh nào đó của hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên phạm vi cả nước hoặc nếu có nghiên cứu toàn diện về công tác quản lý nước về du lịch thì dừng lại ở mức độ cấp tỉnh. Có thể thấy vấn đề công tác quản lý nhà nước ở các điểm đến du lịch trực thuộc cấp quận/huyện vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm và số lượng các công trình nghiên cứu còn rất khiêm tốn. Do vậy đề tài “Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội” là một đề tài mang tính đặc thù riêng, mới mẻ và không trùng lặp. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại một điểm đến du lịch thuộc đơn vị hành chính cấp quận/huyện, từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội hiện nay. Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:  Tổng hợp có chọn lọc các cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên một địa bàn cụ thể. 11
  14.  Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội.  Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội. Phạm vị nghiên cứu:  Phạm vi về không gian: Toàn bộ khu vực phố cổ Hà Nội được xác định theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng  Phạm vi thời gian: Các tài liệu và số liệu nghiên cứu từ năm 1999 cho đến nay và các giải pháp đến năm 2030. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp thu thập, xử lý thông tin sơ cấp và tham khảo, kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan lĩnh vực này từ đó đưa ra phân tích, nhận xét, kết luận và dự báo. Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp cụ thể như sau: 2 phương pháp được sử dụng là phỏng vấn chuyên gia và điều tra xã hội học. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Mục tiêu: Để xem xét ý kiến đánh giá cán bộ chuyên môn của đơn vị quản lý nhà nước về thực trạng và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội. Đối tượng tham gia: cán bộ chuyên môn của Ban quản lý phố cổ Hà Nội (02 người) 12
  15. Thu thập và xử lý thông tin: Để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu thập đầy đủ các nội dung liên quan, nội dung của câu hỏi phỏng vấn cơ bản được xây dựng trên cơ sở nội dung tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học: Mục tiêu: Điều tra chọn mẫu để thu thập ý kiến đánh giá của khách du lịch và người dân địa phương về công tác tổ chức các hoạt động du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được hình thành dựa trên cơ sở lựa chọn nội dung tiêu chí đánh giá về công tác tổ chức, quản lý hoạt động du lịch của các cơ quan quản lý nhà nước ở khu vực phố cổ Hà Nội, bằng 2 ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt (dành cho khách du lịch) và 1 ngôn ngữ: tiếng Việt (dành cho người dân). Chọn mẫu và thu thập số liệu: Đối với cuộc điều tra chọn mẫu, nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu, phiếu điều tra được gửi tới khách du lịch thông qua đội ngũ HDV ở một số công ty du lịch có chương trình du lịch khai thác khu vực phố cổ Hà Nội. Đối tượng khách được lựa chọn gửi phiếu đảm bảo tính đại diện về quốc tịch, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, mục đích tham quan…Tổng cộng có 200 phiếu đã được phát ra, thu về 135 phiếu trong đó 125 phiếu hợp lệ. Đối tượng người dân được lựa chọn bao gồm cả những người có hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ phục vụ khách du lịch và những không không kinh doanh. Tổng cộng có 90 phiếu được phát ra, thu về 65 phiếu trong đó 50 phiếu hợp lệ. Khảo sát thực tế được tiến hành tại một số tuyến phố như: Hàng Buồm- Mã Mây - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện - Đào Duy Từ và một số di tích lịch sử văn hóa trong khu vực như: đền Bạch Mã, nhà cổ 87 Mã Mây, đình Kim Ngân, chợ Đồng Xuân… 13
  16. 6. Những đóng góp của luận văn Với những nội dung đã được thực hiện, Luận văn mong muốn có những đóng góp sau: Luận văn đã hệ thống một cách có chọn lọc về lý luận công tác quản lý nhà nước về du lịch Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn phố cổ Hà Nội từ 1999 đến nay trên các mặt sau: Đánh giá tiềm năng và phân tích các thành tựu cũng như hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn này từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác đó. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và phụ lục, luận văn được trình bày làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội. 14
  17. Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về du lịch 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Du lịch Theo Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hiệp Quốc, “Du lịch là một hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế phát sinh do sự di chuyển tới các quốc gia hay điểm đến ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người với các mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn”. [4,Tr. 5] Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.” [8,Tr.9] Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch (2005) như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” [13, Tr.2] Như vậy, có khá nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau: - Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội. - Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ. 15
  18. - Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. - Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình. 1.1.1.2. Quản lý nhà nước Trong bất cứ một hình thái kinh tế - xã hội nào thì nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị, một bộ máy đặc biệt để cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội theo một trật tự pháp lý, do đó, quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hóa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Theo Giáo trình lý luận hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.” [7, Tr. 3] 1.1.1.3. Quản lý nhà nước về du lịch Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay cho các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển của đất nước. Như vậy, các thành tố trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch gồm có: 16
  19. Chủ thể quản lý: Là các cơ quan đại diện của nhà nước hoặc được nhà nước trao quyền, ủy quyền, đây là các chủ thể duy nhất trong quản lý nhà nước Khách thể quản lý: Là các hoạt động, quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực du lịch Công cụ quản lý: Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quản lý ngành du lịch bằng hệ thống các qui định của pháp luật và các công cụ quản lý khác như: chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch…. 1.1.2. Vai trò quản lý của nhà nƣớc về du lịch Du lịch là một yếu tố cấu thành của nền kinh tế xã hội. Bên cạnh các qui luật chung, nó hình thành, vận động, phát triển theo những qui luật phát triển riêng của mình. Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển ổn định, phát huy tối đa những lợi ích và hạn chế những mặt tiêu cực thì cần phải có sự quản lý của Nhà nước để tác động đến chúng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước. Sự cần thiết đó được thể hiện ở các mặt sau: Du lịch đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế của một đất nước, một địa phương như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời nó cũng gây nên các tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội của đất nước hay địa phương ấy. Sự quản lý của Nhà nước sẽ định hướng cho các hoạt động du lịch phát triển theo hướng tích cực, hạn chế và xóa bỏ dần các tiêu cực. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch có quan hệ chặt chẽ với các ngành khác như xây dựng, giao thông, thuế, tài chính…Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, sự phát triển của du lịch thúc đẩy các ngành khác phát triển và ngược lại sự phát triển của các ngành khác góp phần không nhỏ để phát triển du lịch. Do vậy, phải xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp có liên quan, đồng thời có sự thống 17
  20. nhất cao và phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách hiệu quả mối quan hệ giữa du lịch và các ngành khác. Như vậy, quản lý nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch. Nhà nước cần phải quản lý để điều hòa mối quan hệ giữa du lịch với các ngành khác thông qua các qui định buộc mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh du lịch phải tuân thủ để đưa hoạt động du lịch theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo quyền tự do kinh doanh, các quyền và lợi ích của các bên liên quan. 1.1.3. Chức năng của quản lý nhà nƣớc về du lịch Xét về mặt chức năng, quản lý nhà nước về du lịch bao gồm 3 chức năng chính: - Chức năng lập pháp do các cơ quan lập pháp thực hiện - Chức năng hành pháp (hay chấp hành và điều hành) do hệ thống hành chính nhà nước đảm nhiệm - Chức năng tư pháp do các cơ quan tư pháp thực hiện 1.1.4. Nội dung của quản lý nhà nƣớc về du lịch Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - xã hội trong hoạt động du lịch Tuyên truyển, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2