intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

57
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch làng nghề chè và đề xuất giải pháp nhằm khai thác, phát huy lợi thế của tỉnh Thái Nguyên là làng nghề chè truyền thống cho phát triển du lịch làng nghề của tỉnh. Khẳng định một hướng phát triển có nhiều cơ hội cho các làng nghề chè trong xu thế hội nhập và phát triển. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HUỆ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI CÁC VÙNG CHÈ ĐẶC SẢN THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HUỆ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI CÁC VÙNG CHÈ ĐẶC SẢN THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM TRUNG LƢƠNG Hà Nội, 2015
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa TTCN : Tiểu thủ công nghiệp GDP : Tổng sản phẩm quốc nội UBND : Ủy ban nhân dân KT-XH : Kinh tế - xã hội T.P : Thành phố VIETGAP : Quy trình thực hành sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn ở Việt Nam DLCĐ : Du lịch cộng đồng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài: .................................................................................................................. 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................................... 8 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 9 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................ 10 5. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................................... 10 6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................................... 11 7. Kết cấu của luận văn: .......................................................................................................... 11 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ ....................................................................................................................... 12 1.1. Những vấn đề chung về du lịch ................................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm du lịch và khách du lịch ............................................................................. 12 1.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch và Sản phẩm du lịch .............................................. 13 1.1.3. Khái niệm phát triển ..................................................................................................... 14 1.1.4. Quan niệm, phân loại và đặc trưng của làng nghề ................................................. 14 1.1.5. Du lịch làng nghề .......................................................................................................... 22 1.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội và hoạt động du lịch ...... 27 1.2.1.Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế xã hội ........................................... 27 1.2.2.Vai trò của làng nghề đối với hoạt động du lịch......................................................... 30 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch làng nghề ........................................ 33 1.3.1. Yếu tố lịch sử và vị trí địa lý......................................................................................... 33 1.3.2. Làng còn giữ được công nghệ, kỹ nghệ sản xuất và lối sống, nếp sống văn hoá để tạo nên sức hút cho du lịch ..................................................................................................... 34 1.3.3. Khả năng tiếp cận đến làng nghề ................................................................................ 34 1.3.4. Thị trường và vấn đề quảng bá hình ảnh của làng nghề .......................................... 35 1.3.5. Đường lối chính sách và có sự đồng thuận của người dân, do người dân làm chủ ....... 35 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................... 36 1
  5. CHƢƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG TẠI CÁC VÙNG CHÈ ĐẶC SẢN THÁI NGUYÊN .................................................................................................................. 37 2.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 37 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội........................................................................ 37 2.1.2. Điều kiện phát triển du lịch Thái Nguyên................................................................... 38 2.2. Khái quát về thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên ...................................... 46 2.2.1. Số lượng khách du lịch đến Thái Nguyên ................................................................... 46 2.2.2. Thu nhËp tõ du lÞch ....................................................................................................... 47 2.2.3. Số lượng cơ sở lưu trú .................................................................................................. 49 2.2.5. Lao động du lịch : ......................................................................................................... 50 2.2.6. Dịch vụ vui chơi giải trí................................................................................................ 51 2.2.7. Hệ thống cơ sở kinh doanh lữ hành ............................................................................ 51 2.2.8. Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm ............................................................................ 52 2.2.10. Nhận xét về du lịch Thái Nguyên .............................................................................. 52 2.3. Khái quát về làng nghề chè truyền thống ở Thái Nguyên ..................................... 54 2.4. Thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên. 55 2.4.1. Các làng nghề chè Tân Cương, TP Thái Nguyên...................................................... 56 2.4.2. Các làng nghề chè La Bằng (huyện Đại Từ) ............................................................ 58 2.4.3. Thực trạng khai thác du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên .... 59 2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch làng nghề chè Thái Nguyên ........ 70 2.5.1. Ảnh hưởng của vị trí địa lý........................................................................................... 70 2.5.2. Ảnh hưởng của sự tham gia của người dân, những nguồn lợi người dân được hưởng từ du lịch chè ................................................................................................................ 70 2.5.3. Ảnh hưởng của cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch với khả năng tiếp cận đến làng nghề chè............................................................................................................. 72 2.5.4. Ảnh hưởng của nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch làng nghề ............ 74 2.5.5. Ảnh hưởng từ hoạt động quảng bá du lịch chè ......................................................... 76 2
  6. 2.6. Đánh giá tình hình khai thác các làng nghề chè của Thái Nguyên cho hoạt động du lịch....................................................................................................................................... 76 2.6.1. Những mặt thuận lợi ..................................................................................................... 76 2.6.2. Những khó khăn ............................................................................................................ 77 2.6.3. Nguyên nhân.................................................................................................................. 78 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................... 80 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG TẠI CÁC VÙNG CHÈ ĐẶC SẢN THÁI NGUYÊN ................................................................................................................... 81 3.1. Phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2015 .................................................. 81 3.1.1. Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư du lịch .................................................... 81 3.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực............................................................................................... 81 3.1.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch ................................................... 82 3.1.4.Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch ......................................................................... 82 3.1.5. Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ du lịch..................................................... 83 3.1.6. Phát triển du lịch văn hóa với việc khai thác giá trị các di tich văn hóa – lịch sử - cách mạng của tỉnh ................................................................................................................. 83 3.1.7. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch .................................................... 83 3.2. Quan ®iÓm, môc tiªu vµ chiÕn l-îc ph¸t triÓn du lÞch Th¸i Nguyªn ®Õn n¨m 2010-§Þnh h-íng ®Õn n¨m 2015- tÇm nh×n chiÕn l-îc ®Õn n¨m 2020...................... 84 3.2.1. Quan ®iÓm...................................................................................................................... 84 3.2.2. Môc tiªu ......................................................................................................................... 85 3.2.3. ChiÕn l-îc ph¸t triÓn du lÞch Th¸i Nguyªn ®Õn 2020 ............................................... 86 3.2.4. Định hướng cho phát triển du lịch gắn với đặc sản chè Thái Nguyên đến năm 2015 ......... 89 3.3. Một số giải pháp để đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề chè truyền thống tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên .................................................................................... 89 3.3.1. Bảo tồn và phát triển các làng nghề chè truyền thống Thái Nguyên....................... 89 3.3.2. Đẩy mạnh quảng bá xúc tiến đối với các làng nghề chè .......................................... 92 3
  7. 3.3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo tồn phát triển hoạt động du lịch làng nghề chè .................................................................................................................... 94 3.3.4. Về môi trường tại các làng nghề chè ở Thái Nguyên ................................................ 94 3.3.5. Tăng cường gắn kết du lịch với phát triển làng nghề................................................ 96 3.3.6. Tạo nguồn nhân lực thông qua hoạt động du lịch làng nghề chè ............................ 97 3.3.7. Về sản phẩm làng nghề chè ......................................................................................... 98 3.4. Mô hình phát triển du lịch làng chè .......................................................................... 98 3.4.1. Mô hình tổ chức và quản lý du lịch làng nghề chè .................................................... 98 3.4.2. Mô hình gắn kết giữa làng nghề và các công ty du lịch.......................................... 101 3.5. Kiến nghị......................................................................................................................... 102 3.5.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 102 3.5.2. KiÕn nghÞ víi Bé V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch....................................................... 103 3.5.3. Phương hướng giải pháp nhằm thu hút khách đến thăm làng nghề chè............... 103 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................. 105 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 107 PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 110 4
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BẢNG HỎI Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Thái Nguyên từ năm 2008 – 2013........................... 47 Bảng 2.2: Doanh thu du lịch toàn tỉnh từ 2008 – 2012........................................................ 48 Bảng 2.3: Số lượng cơ sở kinh doanh lưu trú tại tỉnh từ 2008 – 2013 ............................... 49 Bảng 2.4: Số lượng khách đến vùng chè đặc sản Tân Cương ........................................... 55 Bảng 2.5: Số lượng khách đến vùng chè đặc sản La Bằng ................................................ 62 Bảng 2.6: Thu nhập du lịch tại các làng nghề chè Tân Cương ........................................... 65 và làng nghề chè La Bằng....................................................................................................... 65 Bảng 2.7: Gia đình có cơ sở lưu trú phục vụ khách ............................................................. 73 5
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 1: Số lượng khách đến vùng chè đặc sản Tân Cương ...............................60 Biểu đồ 2: Số lượng khách đến vùng chè đặc sản La Bằng .....................................63 Sơ đồ: Mô hình tổ chức và quản lý du lịch làng nghề chè .............................. 76 6
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với ba phần tư lãnh thổ đất nước là đồi núi với những cảnh quan ngoạn mục, những cánh rừng nhiệt đới với loài cây cỏ chim muông, hơn 3.000 km bờ biển và những hệ thống sông hồ tạo nên các bức tranh thuỷ mặc sinh động, nơi có năm mươi tư dân tộc anh em sinh sống với những giá trị văn hoá, phong tục tập quán đa dạng. Những giá trị về tự nhiên và văn hóa tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách trong và người nước Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc nơi hội tụ của nhiều giá trị tự nhiên và văn hóa. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn là vùng đất nổi tiếng về nghề truyền thống trồng và chế biến chè. Xét về lợi thế so sánh, có thể nói trên nước ta có biết bao làng nghề nông nghiệp truyền thống nhưng hiếm có nơi đâu như ở Thái Nguyên có tới 50 làng nghề chè nổi tiếng tập trung ở cả 9 huyện, thành phố, thị xã. Đây không chỉ là thế mạnh về kinh tế mà còn là ưu thế hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt trong xu thế du lịch nông thôn, du lịch làng nghề đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây trên phạm vi khu vực và quốc tế. Làng nghề thủ công truyền thống với các bí quyết nghề nghiệp riêng là một trong những giá trị văn hoá Việt Nam - Một dân tộc đã có bề dày lịch sử hàng ngàn năm với nền văn hoá lấy cộng đồng làm đơn vị tổ chức xã hội cơ bản. Các làng nghề truyền thống đã tạo ra rất nhiều sản phẩm không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại mà còn có mặt giá trị về văn hoá và lịch sử. Đội ngũ nghệ nhân, hệ thống bí quyết và quy trình công nghệ tạo ra các sản phẩm được lưu truyền cùng với toàn bộ cảnh quan. Việc bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống (bảo vệ, lưu giữ, truyền lại) và phát huy các giá trị để làng nghề có thể tiếp tục phát triển bền vững là rất cần thiết. Và một trong những giải pháp để đảm bảo yêu cầu này là việc gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch bởi du lịch là phương thức tiếp cận bền vững cho bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, trong đó có làng nghề. 7
  11. Các làng nghề chè tại Thái Nguyên có nhiều tiềm năng có thể phát triển phục vụ trong một chương trình du lịch để du khách được tìm hiểu những nét văn hoá của người dân bản địa, tham gia vào những công đoạn tạo sản phẩm. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch làng nghề chè ở Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn hạn chế về khâu tiếp thị, trình độ, kinh nghiệm của hướng dẫn viên, sản phẩm… cùng nhiều yếu tố khác chi phối; và thực tế hiện nay cũng chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu vấn đề này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của phát triển du lịch nói chung, du lịch làng nghề nói riêng, từ thực tế du lịch làng nghề chè của Thái Nguyên nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình và qua đây muốn góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch làng nghề nói chung và làng nghề chè nói riêng, nhằm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch và tăng cường tính cạnh tranh của du lịch Thái Nguyên 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Theo khảo sát của tác giả trước khi làm luận văn, đề tài : “Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên” chưa có người tìm hiểu. Tuy nhiên cũng có những tác giả đã nghiên cứu loại hình du lịch làng nghề dưới nhiều góc độ khác nhau, chẳng hạn như tác phẩm “Phát triển du lịch làng nghề” của tác giả Phạm Quốc Sử. Hay các công trình nghiên cứu tổng quát về làng nghề truyền thống Việt Nam như “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Vượng nêu lên một cách khái quát về các làng nghề truyền thống của Việt Nam; “Phát huy nghề và làng nghề truyền thống” tác giả Phạm Thị Thảo, Viện Văn hoá Dân tộc, 2007; “Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội” của hai tác giả Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo. Ngoài ra còn có cuốn sách “ Làng nghề du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận”, Nhà xuất bản “Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam”. Bài báo “Ông tổ nghề trồng chè ở Tân Cương” của tác giả Đỗ Ngọc Quý đăng trên báo Xưa và nay, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, số 390, tháng 9 năm 8
  12. 2009. Tác phẩm đã đưa ra vấn đề cây chè Tân Cương là do Ông Đội Năm mang từ Phú Thọ về trồng là giống nhập nội. Quy trình chế biến và thiết bị trà xanh do kỹ sư người Pháp Gouneaux, khảo sát học tập từ Trung Quốc . Tiếp theo Remond P và Nguyễn Văn Đàm nghiên cứu ứng dụng triển khai tại Phú Thọ. Quy trình chế biến lạo trà xanh sao chảo này chính là trà my (my trà) của Triết Giang Trung Quốc. Bài báo “Về với làng chè Tân Cương” của hai tác giả Thu Hương – Vân Yên, Phòng Nghiệp vụ, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thái Nguyên. Bài báo này đã được đăng trên tạp chí “Thế giới di sản” số 9 năm 2009. Tác phẩm này đã mô tả ông tổ nghề chè Tân Cương là Cụ Đội Năm với công lao xây dựng thương hiệu Chè Cánh Hạc Bài báo “Nên phục hồi đình làng Tân Cương, tri ân ông tổ nghề” của tác giả Đình Hưng đăng trên Báo Thái Nguyên ngày 11/6/2011. Tác phẩm này đưa ra vấn đề xây dựng đình làng Tân Cương để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống Tác phẩm “Gia phả dòng họ Nguyễn Đình” do gia đình Nguyễn Đình, thôn Châu Lỗ, Hiệp Hòa, Bắc Giang kính tặng Bảo tàng Thái Nguyên. Tác phẩm này do Nguyễn Đình Ấn cháu hậu duệ Nguyễn Đình soạn và Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên in ấn vào tháng 7 năm 2013. Những tác phẩm trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho tác giả luận văn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: + Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch làng nghề chè và đề xuất giải pháp nhằm khai thác, phát huy lợi thế của tỉnh Thái Nguyên là làng nghề chè truyền thống cho phát triển du lịch làng nghề của tỉnh + Khẳng định một hướng phát triển có nhiều cơ hội cho các làng nghề chè trong xu thế hội nhập và phát triển - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Tổng quan một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch làng nghề 9
  13. + Phân tích các tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch làng nghề chè ở Thái Nguyên; xác định những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch làng nghề ở Thái Nguyên + Từ thực trạng và những vấn đề đặt ra đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển du lịch làng nghề ở Thái Nguyên 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu các làng nghề chè có tiềm năng khai thác phát triển du lịch và thực trạng hoạt động du lịch làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi: + Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch các làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên, trong đó chủ yếu là Làng nghề chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, làng nghề chè La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên + Phạm vi thời gian: giai đoạn từ 2006-2014 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm : - Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu về phát triển du lịch nói chung và phát triển các sản phẩm du lịch nói riêng có quan hệ chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội, vì vậy phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Tính hệ thống trong nghiên cứu còn được thể hiện ở việc kế thừa những kết quả nghiên cứu có liên quan của các công trình có liên quan đã đề cập. - Phương pháp điều tra thực địa: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu; sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc phát triển du lịch làng nghề chè tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên. 10
  14. - Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là phương pháp quan trọng nhằm xác định những vấn đề đặt ra đối với hoạt động phát triển du lịch làng nghề chè tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên thông qua phỏng vấn các đối tượng liên quan đến những hoạt động này. - Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu những vấn đề định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các hiện tượng và quá trình phát triển du lịch. Ngoài ra, phương pháp thống kê còn được vận dụng nghiên cứu trong đề tài để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành cơ bản. - Phương pháp chuyên gia: Ngoài các phương pháp tự thân thì phương pháp chuyên gia cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bản thân du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, do vậy để đảm bảo cho các đánh giá tổng hợp có cơ sở và mang tính hiệu quả cần thiết phải có sự tham gia của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực liên quan như địa lý, văn hóa, kinh tế, du lịch, v.v.. 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch làng nghề - Đánh giá được tiềm năng du lịch làng nghề nói chung và các làng nghề chè nói riêng ở tỉnh Thái Nguyên - Phân tích thực trạng phát triển du lịch làng nghề chè ở vùng chè đặc sản tỉnh Thái Nguyên - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh hơn nữa du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản tỉnh Thái Nguyên 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương Chƣơng 1: Tổng quan lý luận về làng nghề và du lịch làng nghề Chƣơng 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch làng nghề chè truyền thống tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên Chƣơng 3: Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch làng chè truyền thống tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên 11
  15. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ 1.1. Những vấn đề chung về du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch và khách du lịch 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Cho đến nay, khái niệm về “du lịch” còn có sự chưa thống nhất, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mà có những cách hiểu khác nhau về du lịch. + Khái niệm ngắn gọn nhất về du lịch được hai tác giả Ausher và Nguyễn Khắc Viện nêu ra, theo đó “du lịch là nghệ thuật đi chơi của cá nhân”(Ausher), hoặc “du lịch là sự mở rộng không gian văn hoá của con người” (Nguyễn Khắc Viện). Trong Từ điển Tiếng Việt của NXB Khoa học xã hội (1995) “du lịch là đi chơi cho biết xứ người” [24, tr.7,8] + Luật Du lịch được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 đã xác định “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Khái niệm này có thể được coi là định nghĩa chính thức của Việt Nam về hoạt động du lịch. 1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch Du khách là chủ thể quan trọng của hoạt động du lịch, bởi không có khách sẽ không tồn tại hoạt động du lịch. Khái niệm về du khách lúc đầu đơn giản là “người từ ngoài tới với mục đích tham quan du ngoạn”, càng về sau càng được làm rõ hơn, theo đó “Khách du lịch là không phải là cư dân sinh sống định cư tại địa điểm tham quan du lịch, phải lưu lại điểm tham quan du lịch tối thiểu là 24 giờ, và đi du lịch không vì mục đích chức vụ, lợi lộc” (Luật Du lịch, 2005). 12
  16. Để có thể thực hiện được hành vi đi du lịch, du khách phải có được một số điều kiện, trong đó 2 điều kiện quan trọng nhất là thu nhập và thời gian nhàn rỗi 1.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch và Sản phẩm du lịch 1.1.2.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên du lịch là một thành phần của tài nguyên nói chung, tài nguyên thiên nhiên nói riêng. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” (Luật Du lịch, 2005). Như vậy, tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển du lịch song cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. 1.1.2.2. Khái niệm về Sản phẩm du lịch Sản phẩm là tất cả những cái gì có thể đưa ra thị trường để tạo ra sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thoả mãn một nhu cầu hay mong muốn. Sản phẩm có thể là những vật thể hữu hình, những dịch vụ mang tính vô hình, những địa điểm (cho thuê địa điểm, thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh), phát minh, sáng chế... Khái niệm về sản phẩm du lịch đã được đưa ra trong Luật Du lịch (2005), theo đó “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” Một số tài liệu khác cho rằng “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt có tính dịch vụ cao và được tạo thành bởi nhiều yếu tố nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách” và như vậy sản phẩm du lịch chỉ bao gồm dịch vụ tổng thể của nhà cung cấp dựa vào các yếu tố thu hút du lịch khác như kết cấu hạ tầng du lịch, tài nguyên 13
  17. du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lao động (con người) và các yếu tố “tiền” du lịch như nghiên cứu thị trường du lịch, chiến lược kinh doanh du lịch, chiến lược marketing du lịch, xây dựng sản phẩm và cung cấp (bán) sản phẩm cho du khách để thỏa mãn nhu cầu của du khách. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới WTO, “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành : (i) kết cấu hạ tầng du lịch; (ii) tài nguyên du lịch; và (iii) cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch” Thực tế cho thấy khái niệm này của WTO là “bao trùm” và thể hiện đầy đủ những gì chứa đựng trong một sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch được cung cấp cho du khách phải có 8 cấu phần thiết yếu: (i) Dịch vụ lưu trú, (ii) Dịch vụ vận chuyển du lịch, (iii) Dịch vụ ăn uống, (iv) Tham quan, thắng cảnh (v) Dịch vụ vui chơi giải trí & nghỉ dưỡng, (vi) Dịch vụ mua sắm. (vii) Chương trình du lịch trọn gói, (viii) các dịch vụ bổ sung khác. 1.1.3. Khái niệm phát triển Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phúc tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật. Phát triển là tạo ra cái mới hoặc hoàn thiện, làm thay đổi căn bản cái đã có để có cái tốt hơn, tiến bộ hơn. Cái mới, cái được hoàn thiện (tức phát triển) có thể có hai khía cạnh chính: Phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng. Phát triển còn là tất cả các hoạt động tìm kiếm. Như vậy, phát triển chỉ sự trưởng thành, lớn hơn về chất và về lượng. Nói cách khác, phát triển là tất cả các hoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra cái mới, có thể làm tăng về số lượng, làm cho tốt hơn về chất lượng hoặc cả hai. 1.1.4. Quan niệm, phân loại và đặc trưng của làng nghề 1.1.4.1. Quan niệm: Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nền kinh tế của nước ta đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngoài sản xuất nông nghiệp thì nhân dân ta từ rất lâu đời còn có những nghề khác hỗ trợ đắc lực cho đời sống kinh tế, xã hội. Đó là những nghề mang tính sản xuất phi nông nghiệp - nghề phụ, mà thực chất là nghề 14
  18. thủ công. Lúc đầu những nghề phụ chỉ là hoạt động sản xuất được làm tranh thủ trong thời gian nông nhàn để tạo ra những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Nhưng do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng nên người thợ thủ công cần nâng cao tay nghề, đầu tư nhiều thời gian hơn và họ tách khỏi nghề nông để chuyên tâm làm đồ thủ công. Các hoạt động thủ công cũng dần dần được chuyên môn hoá thành các nghề và được gọi chung là thủ công nghiệp như nghề: mộc, nghề gốm, nghề đúc đồng, nghề dệt… Theo Từ điển Tiếng Việt, “làng là khối dân cư ở nông thôn, lập thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính cấp thấp nhất thời phong kiến; còn nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội”. Làng nghề hay làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hoặc làng nghề cổ truyền… thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là những làng mà tại đó hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề nào đó. Nghề của họ làm thường có tính chuyên sâu và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng. Làng nghề là một thiết chế kinh tế – xã hội ở nông thôn, được tạo bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống từ nguồn thu chủ yếu từ nghề thủ công, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, văn hoá và xã hội (Trần Minh Yến, 2004). Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, gọi là một làng nghề là làng ấy tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã nổi trôi một nghề cổ truyền tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp, có phường có ông trùm, có phó cả… cùng với một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên có một quy trình và công nghệ nhất định, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, trở thành sản phẩm hàng hoá và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị, thủ đô, tiến tới mở rộng ra cả nước, có thể xuất khẩu ra nước ngoài. 15
  19. “Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu, dân biết mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ…trở thành di sản văn hoá dân gian” [25, tr38-39]. Theo thạc sĩ Bùi Văn Vượng: làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đó không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng là người làm nghề nông. Nhưng yêu cầu chuyên môn hoá cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại quê mình, hay ở làng nghề, phố nghề nơi khác [27, tr.13] Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn ý thức, tuân thủ những ước chế xã hội và của gia tộc. Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùng dòng họ, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử hình thành, phát triển nghề nghiệp đã hình thành làng nghề ngay trong đơn vị cư trú, làng xóm truyền thống của họ [27, tr13,14]. Thạc sĩ Bùi Văn Vượng đã đi sâu về vấn đề nghề và quan hệ sản xuất trong làng nghề. Như vậy đã có một số các quan niệm khác nhau về làng nghề như sau: - Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu. - Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, nhưng không nhất thiết toàn bộ dân làng đều làm nghề thủ công. Người thợ thủ công nhiều khi cũng làm nghề nông, nhưng do yêu cầu chuyên môn hoá họ chủ yếu sản xuất hàng thủ công ngay tại làng. - Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội và có cùng tổ nghề. 16
  20. - Quan niệm thứ tư: Làng nghề là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ số lao động và số thu nhập so với nghề nông Nhận rõ vai trò quan trọng của các sản phẩm nghề và làng nghề trong sự phát triển kinh tế xã hội và vị trí của lĩnh vực phi nông nghiệp, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, các bộ ngành hữu quan đã và đang xây dựng các dự án, nghiên cứu, xác định các tiêu chí chuẩn mực về làng nghề để có kế hoạch đầu tư thoả đáng và hiệu quả hơn, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo dự án của Trung tâm nghiên cứu dân số và nguồn lao động thuộc Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, tiêu chí để xác định một làng nghề phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau [7]: Cơ cấu: Lao động thủ công trong số dân của làng phải đạt tối thiểu 50%, họ phải sống bằng chính lao động thủ công. Thu nhập bình quân từ nghề phải đạt tối thiểu 50% thu nhập của mỗi hộ gia đình thợ. Giá trị sản lượng của nghề thủ công trong làng phải chiếm 50% giá trị tổng sản lượng của làng. Đây là một tiêu chí được xây dựng trong đó các yếu tố cơ bản đã được lượng hoá dựa trên kết quả khảo sát, điều tra thực trạng hoạt động của các làng nghề truyền thống trong không gian nghiên cứu của dự án dưới góc nhìn của ngành kinh tế lao động. Nhìn nhận dưới góc độ của dự án phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông thôn, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) năm 2004 cho rằng: Làng nghề là làng ở khu vực nông thôn, phải đáp ứng được các điều kiện sau: Nguồn thu nhập chính của làng phải được tạo ra từ sản phẩm nghề thủ công. Phải có hơn 30 % số hộ hoặc số lao động tham gia vào các hoạt động tạo ra sản phẩm thủ công. Chấp hành các chính sách của chính quyền địa phương. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2