intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, Thành phố Thủ Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

18
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, Thành phố Thủ Đức" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức, đề tài đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại địa bàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, Thành phố Thủ Đức

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẶNG PHƯƠNG ANH GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THUỘC PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, THÀNH PHỒ THỦ ĐỨC NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC MÃ SỐ: 2080201 Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. DƯƠNG THỊ KIM OANH Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẶNG PHƯƠNG ANH GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THUỘC PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, THÀNH PHỒ THỦ ĐỨC NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC MÃ SỐ: 2080201 Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. DƯƠNG THỊ KIM OANH Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022 i
  3. ii
  4. iii
  5. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: ĐẶNG PHƯƠNG ANH Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 22/09/1985 Nơi sinh: Đồng Nai Quê quán: Đồng Nai Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Hiệu trưởng trường mầm non Lá Phong Việt, phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 131/45/12, đường số 06, P. Linh Xuân, Thủ Đức. Điện thoại liên lạc: 0972264314 E-mail: phuonganh12a1@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Cao đẳng: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: 9/2003 - 6/2006 Nơi học: Cao đẳng sư phạm TW3, TP. Hồ Chí Minh Ngành học: Giáo dục mầm non 2. Đại học: Hệ đào tạo: Hoàn chỉnh kiến thức Thời gian đào tạo: 06/2009 - 12/2010 Nơi học: Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh Ngành học: Giáo dục mầm non 3. Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: 10/2011- 12/2014 Nơi học: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP.Hồ Chí Minh Ngành học: Ngữ văn Anh 4. Trình độ ngoại ngữ: Cử nhân Ngữ văn Anh II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC iv
  6. Thời gian Nơi công tác Chức vụ Hệ thống trường mầm non Thần Đồng – 2008 - 2014 Hiệu trưởng Quận 3 Hiệu trưởng 2014 - 2016 Trường mầm non Hoa Xuân – Thủ Đức Hệ thống trường mầm non Học Viện 2018 – 2019 Hiệu trưởng Hoa Kỳ - Thủ Đức Trường mầm non Lá Phong Việt – Thủ 2019 – Nay Hiệu trưởng Đức v
  7. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2022 Người cam đoan Đặng Phương Anh vi
  8. LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình tham gia lớp Cao học – chuyên ngành Giáo dục học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã may mắn được trau dồi học tập cùng các người thầy, người cô tận tụy. Tôi xin gởi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Quý thầy cô trong Ban giám hiệu và quý thầy cô đã giảng dạy lớp Giáo dục học khoá 2020 vì sự nhiệt thành truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, truyền cảm hứng cho tôi trong suốt quá trình tiếp thu những kiến thức mới của Chương trình học tập nghiên cứu sau đại học. Đặc biệt, tôi gởi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh vì sự tận tình hướng dẫn và động viên trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Cảm ơn cô đã chu đáo, nhiệt tâm chỉ bảo để tôi hoàn thành được luận văn này. Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý thầy cô và các em học sinh tại các trường mầm non tư thực trên địa bàn phường Trường Thọ, đặc biệt là trường mầm non Lá Phong Việt đã tích cực hỗ trợ tôi trong suốt thời gian tiến hành khảo sát, đánh giá và thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm chia sẻ, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình tôi tham gia học tập và nghiên cứu luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2022 Tác giả Đặng Phương Anh vii
  9. TÓM TẮT Giáo dục trẻ em ngay từ giai đoạn mầm non không chỉ là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và xã hội mà còn là chiến lược của quốc gia nhằm đào tạo ra thế hệ những công dân mang các phẩm chất toàn cầu, năng động, độc lập và tự chủ. Nội dung định hướng phát triển giáo dục mầm non được thể hiện qua Nghị quyết TW2 (1996) như chú trọng phát triển trẻ mẫu giáo một số nét tính cách, phẩm chất cần thiết, phù hợp với lứa tuổi như tính mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, v.v. tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị tốt cho việc học tập ở bậc phổ thông sau này. Quán triệt tinh thần về nội dung định hướng phát triển giáo dục đào tạo trên, nội dung thông tư 23 về Bộ chuẩn phát triển 5 tuổi (2010) khẳng định đối với trẻ 5-6 tuổi, ngoài việc tiếp thu các kiến thức về môi trường xung quanh, ngoài việc phát triển các tố chất thể lực, trẻ phải có khả năng làm được một số việc tự phục vụ cho bản thân giúp trẻ chuyển tiếp thuận lợi lên bậc tiểu học sau này. Tuy nhiên, thực trạng trẻ em độ tuổi mẫu giáo thiếu các kỹ năng tự phục vụ ngày một gia tăng: Trẻ ngày càng trở nên ù lì, thụ động và ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác. Tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức vẫn còn tồn tại thực trạng trẻ 5-6 tuổi chưa biết thực hiện các kỹ năng tự phục vụ bản thân. Trong khi đó, hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ tại các trường lại chưa được quan tâm đúng mực; trọng tâm các kế hoạch giảng dạy chú trọng đến việc cung cấp kiến thức, hạn chế nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ trong chương trình giáo dục; các hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ chưa hấp dẫn trẻ; giáo viên áp lực về thời gian làm việc nên làm thay nhiều việc tự phục vụ của trẻ; giáo viên ái ngại về sự nuông chiều của phụ huynh đối với trẻ nên còn e dè không để trẻ tự phục vụ bản thân, v.v. Tất cả các thực tế trên dẫn đến hệ quả: Trẻ thiếu các kỹ năng tự phục vụ bản thân, phát sinh tâm lý ỷ lại vào sự giúp đỡ của người lớn, dễ bị hụt hẫng vì không tự xử lý được các hoạt động căn bản của bản thân, dần dần mất khả năng tự tin, đôi khi lúng túng và sốc về mặt tâm lý khi học tập tại trường tiểu học sau này, chính vì lẽ đó nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng tự phục vụ viii
  10. cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, Thành phố Thủ Đức” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Luận văn gồm các nội dung sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, chương 1 đã khái quát cơ sở lý luận của đề tài bao gồm khái niệm kỹ năng tự phục vụ, bản chất của quá trình giáo dục kỹ năng tự phục vụ, các dạng kỹ năng tự phục vụ và nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi. Ngoài ra, chương 1 còn tổ hợp các hình thức và phương pháp giáo dục nhằm mang lại hiệu quả đối với hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi. Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức Chương 2 sử dụng các phương pháp quan sát, phỏng vấn và phiếu hỏi để khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, Thủ Đức bao gồm: Thực trạng kỹ năng tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi tại nhà và tại trường, thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng trong quá trình tổ chức công tác giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi vẫn còn thiếu tính trải nghiệm, chưa tạo cơ hội để trẻ được rèn luyện trong thực tiễn; chưa chú trọng đến sự phối hợp của phụ huynh trong quá trình giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; sử dụng chưa phong phú, đa dạng các phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ. Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức Trên cơ sở xây dựng các nguyên tắc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi nhằm mang lại kết quả giáo dục tốt nhất, chương 3 đã đề xuất 5 biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non bao gồm: Tổ chức đa dạng linh hoạt các hình thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ (biện pháp 1), sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ (biện pháp 2), tăng cường giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm (biện pháp 3), tăng cường công tác trao ix
  11. đổi và phối hợp với cha mẹ của trẻ về mức độ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ của trẻ ở trường cũng như ở nhà (biện pháp 4), xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ (biện pháp 5). Trong số các biện pháp trên, luận văn thực nghiệm sư phạm biện pháp 1 và biện pháp 2 tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi thuộc trường mầm non tư thục Lá Phong Việt. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy: Khi giáo viên sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục (hoạt động học theo chủ đề, hoạt động trải nghiệm lao động tự phục vụ, tham quan, lễ hội, v.v.) và các phương pháp giáo dục (trò chơi, kể chuyện, luyện tập, đàm thoại, nêu gương,v.v.) thì các kỹ năng tự phục vụ của trẻ như kỹ năng ăn uống, kỹ năng lau mặt, kỹ năng gấp quần áo, kỹ năng đánh răng,v.v. đã cải thiện đáng kể. Kết quả về sự cải thiện được đo lường, thực hiện qua quá trình quan sát các hành vi hoạt động của trẻ tại lớp học và gia đình. Các kết quả đạt được sau thực nghiệm sư phạm đã minh chứng cho tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu đã đề ra “Nếu áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thì kỹ năng tự phục vụ của trẻ sẽ được cải thiện”. x
  12. ABSTRACT The issue in early childhood education is not only the task of the family, school and society, but also a national strategy to train a generation of citizens with global dynamic qualities, independence and autonomy. The targets of preschool education, are reflected in Resolution No. 29/NQ - TW (1996), focus on developing the personal qualities such as: Bravery, confidence, independence, creativity, flexibility, self-discipline, etc, and repair the well condition connecting to the practical life and the primary. Besides, the preschool education strategies are expressed through the content of Circular No. 23 that emphasizing the 5 years old development standards (2010). The content of standard setting affirms that besides developing physical qualities and acquiring knowledge, the 5- 6 years old must be able to do some self-help activities to transfer from preschool to primary. However, the reality of preschool children lacking self-help skills is increasing nowadays. Children are becoming more lazy, passive and dependent on the others. At non - public preschools in Truong Tho ward, Thu Duc city, there are many the preschoolers can’t practice self-help skills. Meanwhile, self-help skills education have not been given due attention, such as the focus on the teaching plans, developing knowledge, limiting the content of self-service skills education in curriulum. On the other hand, the forms and methods of educating self-service skills can’t make the attraction to children, teachers have no time to organize more self-service tasks, parents don’t let their kids do self-service skills, etc. The reality lead to the consequences that the children 5-6 age are lacking self- service skills, depending on adults' help, being dispointed in their life. They will lose confidence, be embarrassed and shocked when studying at primary; therefore, researching topic "Educating self-service skills for children 5-6 years old at private preschools in Truong Tho ward, Thu Duc city” has high theoretical and practical significance. The thesis includes: Chapter 1: Theoretical foundations of self-service skill education for children 5- 6 years old xi
  13. Base on anylyzing the research overview of self-service skills education for children 5-6 years old in the world and Vietnam, chapter 1 identify the concept of self-service skills, the value of self-service skills education processing, types of self-service skills and educational content of this field. In addition, chapter 1 also combines educational forms and methods to make the effectiveness in self-service skills education to children 5-6 age. Chapter 2: Organizational situation of of self – helf skill education for 5- 6 years old children at private preschools in Truong Tho ward, Thu Duc city Chapter 2 uses observation methods, interview and questionnaire to survey the status of self-service skills education for 5-6 years old children in non - public preschools in Truong Tho ward, Thu Duc, including: Self-service skills of children development from 5-6 years at home and school, self-service education processing at preschools. The results of survey express that self-service education for 5-6 years old children are lacking of experience activities, lacking of practical opportunities, ignoring works with parents, limitation of methods and educational forms. Chapter 3: Measures to educate self- helf skills for 5-6 years old children at private preschools in Truong Tho ward, Thu Duc city On the basis of building the principles of self-service education for 5-6 years old children, chapter 3 has proposed 5 measures to educate self-service skills for 5 – 6 years old including: Flexible organizing and diverse forms of self-service skills education (measure 1), using a variety of self-service skills education methods (measure 2), emphasizing education of self-service skills through organizing experiential activities (measure 3), developing communication and coordination with children's parents about children’s self – care ability both home and school (measure 4), building an educational environment for self-service skills for children (measure 5). The thesis is experimental pedagogical method No.1 and No. 2 at La Phong Viet private kindergarten. The results of pedagogical experiment show that: When teachers use a variety of educational forms (themed learning activities, self-service labor experiences, tours, festivals, etc.) and educational methods (games, stories, exercises, conversations, role models, etc.), children's self-service skills such as eating, cleaning, folding clothes, xii
  14. brushing teeth, etc, have improved significantly. The improvement are measured through observation of children's active behaviors in the classroom and at home. The results obtained after the pedagogical experiment have proved the correctness of the proposed research hypothesis "If applying various forms and methods of educating self-service skills for 5-6 years old children, children's self-service skills will be improved." xiii
  15. MỤC LỤC LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................. .iv LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... vi LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... vii TÓM TẮT ................................................................................................................ viii MỤC LỤC ................................................................................................................ xiv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. .xviii DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ .................................................................................. ..xix DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ xx DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... xxi DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................. ....xxii 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 4 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 5 -6 TUỔI......................................................................................................... 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi trên Thế giới và tại Việt Nam. ................................................................................... 9 1.1.1. Trên Thế giới ............................................................................................ 9 1.1.2. Tại Việt Nam ............................................................................................ 12 1.2. Khái niệm cơ bản .............................................................................................. 15 1.2.1. Kỹ năng tự phục vụ .................................................................................. 15 1.2.2. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi .......................................... 17 xiv
  16. 1.2.3. Trường mầm non tư thục .......................................................................... 17 1.3. Mục đích giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi. .................................. 19 1.4. Phân loại các dạng kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi .................................... 21 1.5. Nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi.................................... 23 1.6. Hình thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi. .................................. 25 1.6.1. Hoạt động học theo chủ đề ....................................................................... 26 1.6.2. Hoạt động trải nghiệm. ............................................................................. 28 1.6.3. Phối hợp cùng gia đình............................................................................. 35 1.7. Phương pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi. ............................ 37 1.7.1. Phương pháp trò chơi ............................................................................... 38 1.7.2. Phương pháp luyện tập. ............................................................................ 41 1.7.3. Phương pháp kể chuyện ........................................................................... 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 47 Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THUỘC PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC ......................................................................................... 48 2.1. Khái quát về các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức .................................................................................................... 48 2.1.1. Trường mầm non Lá Phong Việt ................................................................ 48 2.1.2. Trường mầm non Vàng Anh Trường Thọ ................................................... 49 2.1.3. Trường mầm non Bến Thành ...................................................................... 50 2.1.4. Trường mầm non Tâm Nhi ......................................................................... 51 2.2. Thực trạng kỹ năng tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, TP.Thủ Đức .......................................................... 52 2.2.1. Kỹ năng tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi tại trường và tại gia đình ................ 52 2.2.2. Mức độ thành thạo kỹ năng tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi tại trường và tại gia đình .............................................................................................................. 58 2.3. Thực trạng công tác giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, TP. Thủ Đức ...................................... 66 xv
  17. 2.3.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức .................................... 67 2.3.2. Loại kỹ năng tự phục vụ giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức ......................................... 68 2.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ dành cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức ............................. 70 2.3.4. Hình thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ dành cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức .................... 71 2.3.5. Phương pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ dành cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức .................... 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 73 Chương 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THUỘC PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC ................................................................................................................. 74 3.1. Nguyên tắc thực hiện các biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức74 3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục trẻ 5-6 tuổi .............................. 74 3.1.2. Đảm bảo phù hợp với năng lực và tâm lý của lứa tuổi ............................ 74 3.1.3. Đảm bảo trang bị các kỹ năng để trẻ 5-6 tuổi thích nghi với trường tiểu học ............................................................................................................... 74 3.1.4. Đảm bảo sự phù hợp giữa giáo dục với các hoạt động thực tiễn ............. 75 3.1.5. Đảm bảo sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội ...................... 75 3.1.6. Đảm bảo sự phối hợp thực hiện trong tập thể trẻ ..................................... 75 3.2. Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục thuộc phường Trường Thọ, TP. Thủ Đức ...................................... 76 3.2.1. Tổ chức đa dạng, linh hoạt các hình thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ........................................................................................................................ 76 3.2.2. Sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục KNTPV cho trẻ 5-6 tuổi ... 78 xvi
  18. 3.2.3. Tăng cường GD KNTPV cho trẻ 5-6 tuổi qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm ................................................................................................................ 80 3.2.4. Tăng cường công tác trao đổi, phối hợp với cha mẹ của trẻ về mức độ thực hiện các KNTPV của trẻ ở trường cũng như ở nhà ............................................ 82 3.2.5. Xây dựng môi trường giáo dục KNTPV cho trẻ 5-6 tuổi ....................... 84 3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thực thuộc phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức. ................................................................................................................... 88 3.3.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi ............................................................................................... 89 3.3.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục KNTPV cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................................................................... 90 3.4. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................ 94 3.4.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm.......................................................... 94 3.4.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm ................................................. 94 3.4.3. Tiến trình thực nghiệm ............................................................................. 95 3.4.4. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................ 96 3.4.5. Xử lý công thức kết quả thực nghiệm ...................................................... 96 3.4.6. Quan sát trước thực nghiệm ..................................................................... 97 3.4.7. Quan sát sau thực nghiệm ..................................................................... 104 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. .. 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 123 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 129 xvii
  19. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nội dung từ viết tắt 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 GD KN Giáo dục kỹ năng 3 GD KNTPV Giáo dục kỹ năng tự phục vụ 4 GV Giáo viên 5 KN Kỹ năng 6 KNTPV Kỹ năng tự phục vụ 7 PH Phụ huynh 8 PPGD Phương pháp giáo dục 9 PPTC Phương pháp trò chơi 10 PPLT Phương pháp luyện tập 11 PPKC Phương pháp kể chuyện 12 TPV Tự phục vụ xviii
  20. DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện phương pháp phỏng vấn...................................... 6 Sơ đồ 1.2. Tổ chức phương pháp trò chơi trong GD KNTPV cho trẻ 5-6 tuổi…... 39 Sơ đồ 1.3. Tổ chức phương pháp luyện tập trong GD KNTPV cho trẻ 5-6 tuổi..... 42 Sơ đồ 1.4. Tổ chức phương pháp kể chuyện trong GD KNTPV cho trẻ 5-6 tuổi.... 44 xix
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2