intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:157

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM" nhằm tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên được đào tạo theo hình thức VLVH của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện kết quả học tập của sinh viên hệ VLVH của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ KIM CÚC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ÐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC CỦA TRUỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401 S K C0 0 5 9 9 1 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ KIM CÚC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401 Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2018 i
  3. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ & tên: NGUYỄN THỊ KIM CÚC Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 09/12/1982 Nơi sinh: TP.HCM Quê quán: Nghệ An Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 58/21D, đường số 5, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM. Điện thoại cơ quan: 02837223504 Điện thoại nhà riêng: Fax: Email: cucntk@hcmute.edu.vn II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ: 08/2000- 2005 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM Ngành học: Công nghệ May Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Môn thi tốt nghiệp a. Thiết kế giày b. Đàm phán KD-HH-XNK c. Thiết kế nhà xưởng d. Công tác đối ngoại và XNK e. Chuyên đề tốt nghiệp 1 Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: tháng 4/2005 - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM Người hướng dẫn: 2. Thạc sĩ: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ: 2015-2017 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM Ngành học: Giáo dục học i
  4. Tên luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Ngày & nơi bảo vệ luận văn: 5/2018- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Dũng 3. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Tiếng Anh B1 4. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật được chính thức cấp; số bằng, ngày & nơi cấp: - Học vị: Kỹ sư _ Số hiệu bằng: C630324 _Ngày cấp: 28/4/2005 _Nơi cấp: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM. III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm 06/2005- Công ty CPQT Phong Phú Nhân viên phòng Kỹ thuật 10/2009 11/2009- Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Chuyên viên phòng Đào tạo 09/2017 Tp.HCM KCQ 10/2017 đến Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Phó Trưởng phòng Đào tạo nay Tp.HCM KCQ i
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 4 năm 2018 Nguyễn Thị Kim Cúc ii
  6. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành xong luận văn thạc sĩ, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ rất lớn từ TS. Nguyễn Tiến Dũng là Cán bộ hướng dẫn khoa học. Thầy rất nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện từ chuyên đề cho đến hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cám ơn đến Thầy. Ngoài ra, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Hội đồng chuyên đề và Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ vì đã cho tôi cơ hội hiểu biết và hoàn thiện luận văn này. Mặt khác, quá trình giảng dạy của giảng viên và sự giúp đỡ của các Cán bộ của bộ phận Sau đại học thuộc phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi hứng thú hơn trong quá trình rèn luyện. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, quý thầy cô và các anh chị trong phòng Đào tạo Không chính quy trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật đã tạo điều kiện tôi trong quá trình khảo sát thực trạng và thực nghiệm đề tài. Nguyễn Thị Kim Cúc iii
  7. TÓM TẮT Kết quả học tập của sinh viên luôn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố tác động khác nhau trong quá trình tham gia học tập. Đặc biệt, sinh viên học theo hình thức Vừa làm vừa học, họ là những người không có nhiều điều kiện học tập tập trung như sinh viên chính quy. Theo đó, đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Vừa làm vừa học được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng kết quả học tập cho sinh viên. Đề tài đã tập trung nghiên cứu về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng ảnh lớn đến kết quả học tập như Phẩm chất tích cực của giảng viên; Cơ sở vật chất và tài liệu học tập của nhà trường; Ý thức tự giác trong học tập; Nội dung môn học; Mục tiêu học tập của chính sinh viên. Từ đó, 6 giải pháp được đề xuất và thực hiện kiểm tra đánh giá tính khả thi và cần thiết, bao gồm: + Tăng cường công tác lấy ý kiến phản hồi đảm bảo nâng cao kết quả học tập cho sinh viên hệ VLVH; + Tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề nâng cao ý thức trách nhiệm và tự giác trong học tập cho sinh viên hệ VLVH. + Tăng cường công tác kiểm tra bảo dưỡng và nâng cấp trang thiết bị dạy học; + Bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên; + Điều chỉnh nội dung môn học phù hợp mục tiêu học tập. iv
  8. ABSTRACT The student's academic performance is influenced by a variety of factors on learning process. Particularly, part-time students, they don't have adequate learning conditions as full-time students. Accordingly, the study on the factors affecting the learning results of part-time students was carried out to provide appropriate solutions to contribute to improving the quality of learning results for part-time students of the Ho Chi Minh City University of Technology and Education. The research focus on the current state of the factors affecting the learning results of part-time students studying at the Ho Chi Minh City University of Technology and Education. The result shows that the following factors that influence the studying results the most: the positive qualities of the lecturers; Facilities and learning materials of the school; Self-discipline in learning; Course content; Student learning goals. iv
  9. MỤC LỤC LÝ LỊCH KHOA HỌC ................................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... ..................... iii TÓM TẮT ....................... ..........................................................................................................iv MỤC LỤC .................................................................................................................................. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .............................................................................. viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................................. 2 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2 5. Giớí hạn đề tài ......................................................................................................................... 2 6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................................. 3 7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 3 8. Đóng góp của đề tài ................................................................................................................ 4 9. Cấu trúc luận văn .................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................... 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỆ VLVH .............................................................................................................. 5 1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 5 1.1.1. Ở nước ngoài ..................................................................................................................... 5 1.1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................................... 7 1.2. Tổng quan về hệ đào tạo Vừa làm vừa học ......................................................................... 9 1.2.1. Đặc điểm đào tạo theo hình thức Vừa làm vừa học .......................................................... 9 1.2.2. Chương trình đào tạo Vừa làm vừa học ............................................................................ 9 1.2.3. Nội dung đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học ........................................................ 10 1.2.4. Tổ chức đào tạo theo hình thức Vừa làm vừa học .......................................................... 10 1.3. Các khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................................... 10 v
  10. 1.3.1. Khái niệm Ảnh hưởng .................................................................................................... 10 1.3.2. Khái niệm Kết quả học tập ............................................................................................ 10 1.3.3. Đánh giá kết quả học tập................................................................................................. 11 1.3.4. Hoạt động dạy học .......................................................................................................... 12 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên .................................................. 12 1.4.1. Động cơ học tập .............................................................................................................. 12 1.4.2. Mục tiêu học tập ............................................................................................................. 13 1.4.3. Phương pháp học tập tích cực và chủ động của sinh viên .............................................. 14 1.4.4. Mô hình tháp học tập chủ động của Edgar Dale ............................................................ 15 1.4.5. Phẩm chất giảng viên ...................................................................................................... 16 1.4.6. Phương pháp giảng dạy................................................................................................... 18 1.4.7. Cơ sở vật chất ................................................................................................................. 19 1.4.8. Nội dung dạy học ............................................................................................................ 20 1.4.9 Phương pháp đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 23 CHƯƠNG 2 .............................................................................................................................. 24 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................................. 24 2.1. Tổng quan về trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh .................................. 24 2.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................................. 24 2.1.2. Phòng Đào tạo không chính quy ..................................................................................... 25 2.1.3. Mục tiêu đào tạo của hệ Vừa làm vừa học...................................................................... 25 2.1.4. Đặc điểm sinh viên hệ đào tạo Vừa làm vừa học ........................................................... 25 2.2. Đặc điểm mẫu khảo sát..................................................................................... ................. 26 2.2.1. Ngành học ....................................................................................................................... 27 2.2.2. Giới tính và Tuổi đời ...................................................................................................... 28 2.2.3. Tình trạng hôn nhân và thời gian công tác ..................................................................... 29 2.2.4. Nguồn gốc sinh viên và tình trạng lựa chọn ngành học.................................................. 31 2.2.5. Kết quả học tập sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy .............................................. 32 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên VLVH của trường Đại học SPKT TP.HCM ........................................................................................................... 33 v
  11. 2.3.1. Mục tiêu học tập, động cơ học tập .................................................................................. 33 2.3.2. Phương pháp học tập tích cực và chủ động .................................................................... 36 2.3.3. Cơ sở vật chất và tài liệu học tập .................................................................................... 37 2.3.4. Nội dung môn học........................................................................................................... 40 2.3.5. Phẩm chất giảng viên ...................................................................................................... 42 2.3.5.1. Phẩm chất tích cực trong phương pháp giảng dạy ....................................................... 42 2.3.5.2. Phẩm chất tích cực trong quản lý lớp học.................................................................... 46 2.3.5.3. Phẩm chất tích cực trong thiết kế bài giảng ................................................................. 48 2.3.6. Phương pháp kiểm tra đánh giá ...................................................................................... 50 2.3.7. Nhận định chung về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập ..................................... 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 55 CHƯƠNG 3 .............................................................................................................................. 58 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG THIẾU SÓT TỪ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỆ VLVH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................... 58 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp...................................................................................................... 58 3.2. Nguyên tác đề xuất giải pháp ............................................................................................. 58 3.3. Các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ VLVH ................................................................................................ 59 3.3.1. Tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề nâng cao hứng thú học tập sinh viên. ...................... 59 3.3.1.1. Mục đích giải pháp ...................................................................................................... 59 3.3.1.2. Nội dung ...................................................................................................................... 59 3.3.1.3. Cách thực hiện ............................................................................................................. 59 3.3.2. Tạo điều kiện cho sinh viên lựa chọn nội dung môn học phù hợp với mục tiêu học tập. .................................................................................................................................................. 60 3.3.2.1. Mục đích giải pháp ...................................................................................................... 60 3.3.2.2. Nội dung ...................................................................................................................... 60 3.3.2.3. Cách thực hiện ............................................................................................................. 61 3.3.3. Tăng cường lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên .................................................................. 61 3.3.3.1. Mục đích giải pháp ...................................................................................................... 61 3.3.3.2. Nội dung ..................................................................................................................... 61 3.3.3.3. Cách thực hiện ............................................................................................................. 61 v
  12. 3.3.4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên giảng dạy hệ Vừa làm vừa học ..................... 62 3.3.4.1. Mục đích giải pháp ...................................................................................................... 62 3.3.4.2. Nội dung ...................................................................................................................... 62 3.3.4.3. Cách thực hiện ............................................................................................................. 63 3.3.5. Thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập .............................................. 64 3.3.5.1 Mục đích giải pháp ....................................................................................................... 64 3.3.5.2. Nội dung ...................................................................................................................... 64 3.3.5.3. Cách thực hiện ............................................................................................................. 64 3.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra bảo dưỡng và nâng cấp trang thiết bị dạy học ............... 64 3.3.6.1. Mục đích giải pháp ...................................................................................................... 64 3.3.6.2. Nội dung ..................................................................................................................... 64 3.3.3.3. Cách thực hiện ............................................................................................................. 64 3.4. Đánh giá tính khả thi và tính cần thiết của giải pháp ......................................................... 65 3.4.1. Mục đích đánh giá........................................................................................................... 65 3.4.2.Nội dung và phương pháp đánh giá ................................................................................. 65 3.4.3. Kết quả đánh giá ............................................................................................................. 65 3.5.Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................................ 69 3.5.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................................... 69 3.5.2. Nội dung thực nghiệm. ................................................................................................... 69 3.5.3. Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................................... 69 3.5.4. Quy mô và đối tượng thực nghiệm ................................................................................. 69 3.5.5. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................................... 69 3.5.6. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................................... 70 3.5.6.1. Kết quả về Chất lượng phục vụ của Phòng Đào tạo Không chính quy ....................... 71 3.5.6.2. Kết quả về Chất lượng phục vụ của Cơ sở liên kết...................................................... 71 3.5.6.3. Kết quả về Môi trường học tập .................................................................................... 73 3.5.6.4. Kết quả về Hoạt động giảng dạy lý thuyết của giảng viên .......................................... 73 3.5.6.5. Kết quả về Hoạt động hướng dẫn thực hành/thí nghiệm ............................................. 75 3.5.6.6. Kết quả về Hoạt động tổ chức đào tạo ......................................................................... 77 3.5.7. Đánh giá thực nghiệm .................................................................................................... 78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 81 v
  13. 1. Kết luận ................................................................................................................................. 81 2. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................................... 82 3. Kiến nghị............................................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 84 PHỤ LỤC CÁC MỤC LỤC ..................................................................................................... 87 v
  14. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung từ viết tắt Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí 1 ĐH SPKT TPHCM Minh 2 VLVH Vừa làm vừa học 4 SV Sinh viên 5 GV Giảng viên 6 ĐH Đại học 7 BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 8 TT Thông tư 9 QH Quốc hội 10 NXB Nhà xuất bản 11 CTĐT Chương trình đào tạo 12 QĐ Quyết định 13 TB Trung bình 14 ĐLC Độ lệch chuẩn vi
  15. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH HÌNH TRANG Sơ đồ 1.2: Mô hình tháp học tập chủ động của Edgar Dal 17 vii
  16. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG TRANG Bảng 2.1: Số lượng sinh viên hệ đào tạo VLVH 29 Bảng 2.2: Kết quả khảo sát giới tính của sinh viên VLVH 30 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về tình trạng hôn nhân của sinh viên VLVH 32 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát nguồn gốc của sinh viên VLVH 33 Bảng 2.5: Kết quả khảo sát sự phù hợp chuyên ngành học 34 Bảng 2.6: Bảng thống kê kết quả học tập 34 Bảng 2.7: Mục tiêu học tập của sinh viên hệ VLVH 36 Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về phương pháp học tập tích cực và chủ động 39 Bảng 2.9: Kết quả về cơ sở vật chất và tài liệu học tập 41 Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về nội dung dạy học 43 Bảng 2.11: Phẩm chất tích cực trong phương pháp giảng dạy của giảng viên 46 Bảng 2.12: Phẩm chất tích cực trong quản lý lớp học của giảng viên 49 Bảng 2.13: Phẩm chất tích cực trong thiết kế bài giảng của giảng viên 52 Bảng 2.14: Ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên hệ 56 Vừa làm vừa học của trường ĐH SPKT Tp.HCM Bảng 3.1: Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của các giải pháp 70 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về chất lượng phục vụ của Phòng Đào tạo KCQ 74 và Cơ sở liên kết Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về chất lượng phục vụ của Cơ sở liên kết 75 Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về Môi trường học tập 76 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát hoạt động giảng dạy lý thuyết 77 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát hoạt động giảng dạy thực hành 78 Bảng 3.7: Đánh giá chung về tổ chức đào tạo 80 SƠ ĐỒ TRANG Sơ đồ 1: Kết quả thống kê về tuổi sinh viên VLVH 31 Sơ đồ 2: Kết quả khảo sát Mục tiêu học tập 37 vii
  17. Sơ đồ 3: Kết quả khảo sát Phương pháp kiểm tra đánh giá KQHT 54 BIỂU ĐỒ TRANG Biểu đồ 1: Số lượng sinh viên VLVH theo ngành 30 Biểu đồ 2: Kết quả khảo sát thời gian công tác của sinh viên VLVH 32 Biểu đồ 3: Thống kê kết quả học tập sinh viên ngành Công nghệ Chế tạo máy 35 vii
  18. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đại học ngày càng được các quốc gia trên thế giới quan tâm đầu tư vì mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội. Theo Ủy ban Quốc tế về Giáo dục UNESCO đã đề ra 4 trụ cột GD của thế kỷ 21, đó là: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với người khác, học để tự khẳng định mình [1, tr.12], từ đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên và học tập suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, giáo dục Việt Nam đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo, thực hiện bước chuyển biến từ “Đại học tinh hoa” sang “Đại học đại chúng”, hình thành các hình thức đào tạo không chính quy như: Đào tạo từ xa, Vừa làm vừa học… Chương trình đào tạo đại học Vừa làm vừa học ngay từ khi ra đời đã kịp thời đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ cho nhiều đối tượng và góp phần giảm tải cho hệ thống đào tạo chính quy. Vừa làm vừa học là một loại hình đào tạo phổ biến được áp dụng trong các trường đại học hiện nay. Nó phù hợp với những người vì các lý do khác nhau mà không có điều kiện theo học trong các cơ sở đào tạo tập trung, họ vẫn có thể vừa học tập nâng cao trình độ vừa có thể hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của mình. Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên Vừa làm vừa học trong nước nói chung và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM nói riêng ngày càng tăng. Tuy nhiên, do quá chú trọng đến việc phát triển về mặt số lượng mà có phần lỏng lẻo trong quản lý về chất lượng, đầu vào dễ dãi, nội dung chương trình bị cắt xén, đầu ra không được siết chặt...dẫn đến sản phẩm của hệ đào tạo Vừa làm vừa học chưa được xã hội thực sự chấp nhận. Ngoài ra, sau thời gian làm công tác quản lý đào tạo đối với sinh viên hệ Vừa làm vừa học của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, tôi có quan sát và lắng nghe về những nguyện vọng, mong muốn của sinh viên. Điều họ mong muốn khi 1
  19. tham gia học tập tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM là đạt được một kết quả học tập thật sự chất lượng, được xã hội nói chung và doanh nghiệp nơi họ đang công tác chấp nhận. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đế kết quả học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn có thể cải thiện hơn về chất lượng kết quả học tập của sinh viên hệ đào tạo Vừa làm vừa học của Trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên được đào tạo theo hình thức VLVH của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện kết quả học tập của sinh viên hệ VLVH của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập hình thức VLVH của SV. Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập hình thức VLVH của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện kết quả học tập của sinh viên hệ VLVH trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên hệ Vừa làm vừa học Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ VLVH của trường ĐH SPKT TPHCM 5. Giới hạn đề tài Đề tài chỉ khảo sát các giảng viên và sinh viên về các yếu tố thuộc ảnh hưởng đến kết quả học của sinh viên VLVH ngành Công nghệ Chế tạo máy và Công nghệ Kỹ thuật Điện, điện tử của trường ĐH SPKT TP.HCM. 2
  20. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên sau khi đề xuất được các giải pháp, người nghiên cứu chưa thể thực hiện thực nghiệm để chứng minh tính cần thiết và khả thi của các giải pháp. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ học từ tháng 2/2017 đến tháng 2/2018. 6. Giả thuyết nghiên cứu Các yếu tố chủ quan thuộc về sinh viên (động cơ và mục tiêu học tập, phương pháp học tập) và các yếu tố khách quan từ giảng viên và Nhà trường đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên. Trong đó, yếu tố chủ quan của sinh viên hệ Vừa làm vừa học và yếu tố giảng viên ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đề tài tiến hành thu thập, tổng hợp, và phân tích các nguồn tài liệu từ sách, giáo trình, tạp chí chuyên ngành, các luận văn, luận án... về những vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập . Phương pháp điều tra giáo dục: Thu thập các thông tin về sinh viên độ tuổi, nghề nghiệp của sinh viên thông qua việc kiểm tra và nhập dữ liệu từ hồ sơ sinh viên. Thông qua hệ thống bảng hỏi, người nghiên cứu tiến hành điều tra đối với sinh viên về động cơ học tập, phương pháp học tập, đánh giá của sinh viên đối với phương pháp giảng dạy của giảng viên nhằm khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập hình thức Vừa làm vừa học. Phương pháp đàm thoại. Thông qua việc đàm thoại với sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý trong quá trình làm việc và thông qua các câu hỏi liên quan tới nội dung đề tài, giúp người nghiên cứu tìm hiểu và thu thập thêm thông tin về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập hình thức Vừa làm vừa học của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0