intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Kỹ thuật Hướng nghiệp ở tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

80
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Kỹ thuật Hướng nghiệp ở tỉnh Bình Dương nêu lên cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Kỹ thuật Hướng nghiệp ở tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Kỹ thuật Hướng nghiệp ở tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Cư THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN- KỸ THUẬT-HƯỚNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Cư THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN- KỸ THUẬT-HƯỚNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ NHỊ HÀ Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  3. LỜI CÁM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Cô hướng dẫn - TS. Hoàng Thị Nhị Hà, người đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn và đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cám ơn: - Quý Thầy, Cô khoa Tâm lý - Giáo dục đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục Khóa 22 trong suốt 2 năm qua. - Ban Giám đốc, các Phòng ban Sở GDĐT, Ban Giám đốc, Giáo viên và các đồng nghiệp tại các Trung tâm GDTX-KT-HN trong tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. - Quý Thầy, Cô cùng các Anh, Chị Phòng Sau đại học. - Các Anh Chị cùng lớp đã gắn bó, chia sẻ cùng tác giả trong quá trình học tập. Tác giả xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè của tác giả, những người luôn giúp đỡ, đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tuy đã rất cố gắng, nhưng luận văn này chắc chắn còn thiếu sót. Tác giả kính mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, góp ý của Quý Thầy, Cô, các Anh, Chị và các bạn đồng khóa, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014 Tác giả Nguyễn Văn Cư
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Giáo dục học, chuyên ngành Quản lý giáo dục này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả công trình chưa được công bố, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Thị Nhị Hà. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí khoa học theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Thực trạng và các giải pháp đề xuất từ thực tiễn và kinh nghiệm. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014 Tác giả Nguyễn Văn Cư
  5. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - KỸ THUẬT - HƯỚNG NGHIỆP ......................................................................... 6 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................................6 1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................9 1.2.1. Đội ngũ, cán bộ, đội ngũ cán bộ.......................................................................... 9 1.2.2. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ............................................... 11 1.3. Cơ sở lý luận về trung tâm và CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ................19 1.3.1. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm GDTX-KT-HN ......................... 19 1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN .......... 22 1.3.3. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN........... 23 1.4. Xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ...................................27 1.4.1. Mục tiêu, nội dung xây dựng đội ngũ................................................................ 27 1.4.2. Quản lý xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN.......................... 29 1.4.3. Phân cấp công tác quản lý trung tâm GDTX ................................................... 31 1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ CBQL......................32 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 33 Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRUNG TÂM
  6. GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN-KỸ THUẬT - HƯỚNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010-2013 .......................................................... 34 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh Bình Dương ......34 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương .......................... 34 2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương............................ 35 2.1.3. Tình hình phát triển các trung tâm GDTX-KT-HN ......................................... 39 2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương ...................................................................................................................41 2.2.1. Mẫu nghiên cứu................................................................................................... 43 2.2.2. Thực trạng năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT- HN ở tỉnh Bình Dương...................................................................................... 44 2.2.4. Thực trạng các giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2010-2013) ..................................................... 64 2.3. Nguyên nhân của thực trạng đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX-KT-HN ...............................................................................................................................69 2.3.1. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................................... 71 2.3.2. Nguyên nhân khách quan ................................................................................... 72 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 73 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN-KỸ THUẬT HƯỚNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG .................................................. 75 3.1. Định hướng phát triển các trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2013-2020) ..........................................................................................75 3.1.1. Những cơ sở pháp lý để phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nước .......... 75 3.1.2. Những cơ sở pháp lý để phát triển GD&ĐT, GDTX và đội ngũ CBQL của tỉnh Bình Dương ................................................................................................ 76
  7. 3.1.3. Những định hướng phát triển GDTX, đội ngũ CBQL trung tâm GDTX đến năm 2020 ............................................................................................................ 77 3.2.1. Đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc...................................................................... 79 3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn ....................................................................................... 80 3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả ....................................................................................... 80 3.3. Một số nhóm giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2013-2020) .........................................................80 3.3.1. Nhóm giải pháp Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL .............................. 80 3.3.2. Nhóm giải pháp Kế hoạch hóa công tác xây dựng đội ngũ CBQL................ 82 3.3.3. Nhóm giải pháp Tuyển chọn và sử dụng đúng năng lực đội ngũ................... 82 3.3.4. Nhóm giải pháp Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL..................................... 84 3.3.5. Nhóm giải pháp Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL .. 87 3.3.6. Nhóm giải pháp Xây dựng môi trường tạo động lực phát triển đội ngũ CBQL ............................................................................................................................. 88 3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các nhóm giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2020 .....91 3.4.1. Nhóm giải pháp Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL .............................. 96 3.4.2. Nhóm giải pháp Kế hoạch hóa công tác xây dựng đội ngũ ............................ 98 3.4.3. Nhóm giải pháp Xây dựng quy hoạch đội ngũ............................................... 100 3.4.4. Nhóm giải pháp Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL 101 3.4.5. Nhóm giải pháp Tuyển chọn và sử dụng đúng năng lực đội ngũ................. 103 3.4.6. Nhóm giải pháp Xây dựng môi trường tạo động lực phát triển ................... 105 3.5. Quan hệ giữa các giải pháp........................................................................107 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 108 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 113
  8. PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTVH : Bổ túc văn hóa CBQL : Cán bộ quản lý CBQL : Cán bộ quản lý giáo dục CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT : Công nghệ thông tin CSVC : Cơ sở vật chất ĐTB : Điểm trung bình ĐTBC : Điểm trung bình chung GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDTX : Giáo dục thường xuyên GDTX-KT-HN : Giáo dục thường xuyên-kỹ thuật-hướng nghiệp GĐ : Giám đốc GV : Giáo viên HV : Học viên QL : Quản lý QLGD : Quản lý giáo dục QLTC : Quản lý tài chính PGĐ : Phó giám đốc TB : Trung bình TBK : Trung bình khá ThS : Thạc sĩ TW : Trung ương UBND : Ủy ban Nhân dân
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Mô hình về quản lý ...................................................................... 13 Bảng 2.1. Thống kê trình độ đào tạo của GV, CBQL trung tâm GDTX- KT-HN ở tỉnh Bình Dương năm học 2012-2013 ........................ 41 Bảng 2.2. Thống kê thâm niên quản lý, trình độ, độ tuổi và giới tính của CBQL các trung tâm GDTX, GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương năm học 2012-2013 ......................................................... 42 Bảng 2.3. Mức độ nhận định về tầm quan trọng của nhóm năng lực phẩm chất của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương .................................................................................. 45 Bảng 2.4. Kết quả so sánh điểm trung bình của 4 nhóm CBQL, GV, Lãnh đạo Sở, Học viên về các nhóm năng lực phẩm chất của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương .... 46 Bảng 2.5. Khảo sát nhóm năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX - KT- HN ở tỉnh Bình Dương .......................................... 48 Bảng 2.6. Khảo sát nhóm năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX - KT- HN ở tỉnh Bình Dương ................................... 50 Bảng 2.7. Khảo sát nhóm năng lực giao tiếp của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX - KT- HN ở tỉnh Bình Dương ................................... 52 Bảng 2.8. Khảo sát nhóm phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX - KT- HN ở tỉnh Bình Dương ................................... 53 Bảng 2.9. Khảo sát nhóm phẩm chất chính trị của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX - KT- HN ở tỉnh Bình Dương ................................... 55 Bảng 2.10. Khảo sát mức độ thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương ................ 57
  11. Bảng 2.11. Khảo sát kết quả thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2013 .................................................................................... 58 Bảng 2.12. Khảo sát kết quả thực hiện từng nội dung của chức năng kế hoạch của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương .................................................................................. 59 Bảng 2.13. Khảo sát kết quả thực hiện từng nội dung Chức năng tổ chức của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương.................................................................................. 60 Bảng 2.14. Khảo sát kết quả thực hiện từng nội dung Chức năng chỉ đạo của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương .................................................................................. 62 Bảng 2.15. Khảo sát kết quả thực hiện từng nội dung chức năng kiểm tra của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương.................................................................................. 63 Bảng 2.16. Khảo sát thực trạng thực hiện các giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương .................................................................................. 65 Bảng 3.1. Dự báo về quy mô phát triển GDTX tỉnh Bình Dương đến năm 2020 ...................................................................................... 78 Bảng 3.2. Mức độ nhận định về tính cấp thiết của nhóm các giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương .................................................................................. 92 Bảng 3.3. Mức độ nhận định về tính thực tiễn của nhóm các giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương.................................................................................. 93
  12. Bảng 3.4. Mức độ nhận định về tính khả thi của nhóm các giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương .................................................................................. 94 Bảng 3.5. Kết quả ANOVA so sánh khác biệt điểm trung bình của 4 nhóm cán bộ nhận định về tính cấp thiết, tính thực tiễn, tính khả thi của các giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương ............................................. 95 Bảng 3.6. Khảo sát tính cấp thiết, tính thực tế và khả thi của nhóm giải pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương ............................................. 96 Bảng 3.8. Khảo sát tính cấp thiết, tính thực tế và khả thi của nhóm giải pháp Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trung tâm GDTX- KT-HN ở tỉnh Bình Dương ....................................................... 100 Bảng 3.9. Khảo sát tính cấp thiết, tính thực tế và khả thi của nhóm giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương ........................... 101 Bảng 3.10. Khảo sát tính cấp thiết, tính thực tế và khả thi của nhóm giải pháp tuyển chọn và sử dụng đúng năng lực đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương ........................... 103 Bảng 3.11. Khảo sát tính cấp thiết, tính thực tế và khả thi của nhóm giải pháp xây dựng môi trường làm việc, tạo động lực phát triển đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương ................................................................................ 105
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển giáo dục và đào tạo được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và của mỗi người trong cuộc sống của mình. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”… Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định giải pháp then chốt phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nhằm củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Để đạt được các mục tiêu chiến lược cần thực hiện tốt 8 giải pháp, trong đó các giải pháp đổi mới quản lý giáo dục là giải pháp đột phá và giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là giải pháp then chốt.
  14. 2 Để đảm bảo những “sản phẩm giáo dục” có chất lượng thì sự lớn mạnh và chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý là yếu tố quan trọng. Vì thế, công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn mới là một vấn đề cấp bách, vừa có tính chiến lược. Bởi vì, giáo dục thường xuyên cùng với giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân được xem là nền tảng và có ý nghĩa quan trọng với nguồn nhân lực của đất nước. Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm, vừa học học liên tục, học tập suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Để giáo dục thường xuyên thực sự có chất lượng và chất lượng cao phải đảm bảo đồng bộ về các điều kiện như chương trình học, sách giáo khoa, cơ sở vật chất; đồng thời phải kể đến vai trò nòng cốt của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (Gồm giám đốc và các phó giám đốc) trung tâm. Theo Chuẩn giám đốc trung tâm [4], giám đốc trung tâm phải đạt 3 tiêu chuẩn với 20 tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý trung tâm. Ở Bình Dương, hiện tại đang triển khai thực hiện Đề án Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương từ năm 2011 đến năm 2015 [41] nhằm đảm bảo có một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là công tác rất cần thiết. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của công tác quản lý trường học (Trong đó có công tác quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp), đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành
  15. 3 phố của tỉnh Bình Dương còn một số bất cập về số lượng, điều này tạo nên một số hạn chế nhất định trong việc cải thiện chất lượng quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên. Do vậy, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay trở thành một yêu cầu thiết thực và quan trọng. Xuất phát từ nhu cầu trên, việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp ở tỉnh Bình Dương” là rất cần thiết. Đề tài đề xuất được các giải pháp khả thi sẽ góp phần làm cho đội ngũ này đủ về lượng, mạnh về chất và có cơ cấu đồng bộ góp phần đưa công tác quản lý trường học, quản lý trung tâm ngày càng hiệu quả hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp ở tỉnh Bình Dương. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp ở tỉnh Bình Dương. 4. Giả thuyết khoa học Đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp ở tỉnh Bình Dương hiện nay tuy có đủ có năng lực, phẩm chất, chuyên môn và bản thân cán bộ quản lý có tâm, có tầm nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên,
  16. 4 các trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp. Nếu đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN và thấy được nguyên nhân của những hạn chế đó thì có thể đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý thì hoạt động các trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương sẽ được cải thiện. 5. Giới hạn nghiên cứu Nghiên cứu đề tài trên đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều mặt; song do khả năng và thời gian có hạn nên luận văn chỉ tập trung khảo sát thực trạng đội ngũ giám đốc, phó giám đốc các trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương từ năm học 2010 - 2013 và đề xuất một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương đến năm 2020. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đội ngũ quản lý của các trung tâm GDTX-KT-HN. - Khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX- KT-HN ở tỉnh Bình Dương. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc Vấn đề cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, khách quan: Thực trạng cán bộ quản lý giáo dục các trung tâm giáo dục thường xuyên ở tỉnh Bình Dương phải được nghiên cứu, xem xét trong mối quan hệ với thực trạng hoạt động của các trung tâm, trực trạng cán bộ quản lý các nhà trường, các cơ sở giáo dục nói chung trong toàn ngành của địa phương và của toàn quốc.
  17. 5 7.1.2. Quan điểm thực tiễn Qua điều tra, nghiên cứu thực tế, phân tích để phát hiện những tồn tại, những hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trung tâm; trên cơ sở đó đề ra những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp ở tỉnh Bình Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục nói chung trong giai đoạn mới. 7.1.3. Quan điểm lịch sử, logic Tìm hiểu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm qua từng giai đoạn, đồng thời xem xét đến yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục của trung ương, ngành trong thời gian qua. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu tài liệu nhằm mục đích thu thập thông tin xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò nhằm mục đích làm rõ thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp (Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương, Giám đốc, Phó Giám đốc 07 trung tâm và một số giáo viên, học viên đại diện). - Các phương pháp bổ trợ khác: Thống kê toán học để xử lý số liệu thu thập được. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương với nội dung như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp. - Chương 2: Thực trạng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2013. - Chương 3: Một số giải pháp để xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương.
  18. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - KỸ THUẬT - HƯỚNG NGHIỆP 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong lao động, đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý..., phải có người đứng đầu. Đây là hoạt động giúp người thủ trưởng phối hợp nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Nói đến hoạt động này, người ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của C.Mác: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”. Thuật ngữ “ Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) lột tả được bản chất hoạt động này trong thực tiễn. Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ vào thế “phát triển”. Các tư tưởng quản lý sơ khai xuất phát từ các tư tưởng triết học cổ Hy Lạp và cổ Trung Hoa. Sự đóng góp của các nhà triết học cổ Hy Lạp tuy còn ít ỏi nhưng đáng ghi nhận: Đó là các tư tưởng của Xôcrát (469-399 Tr. CN), Platôn (427-347 Tr.CN) và Arixtôt (384-322 Tr.CN). Thời Trung Hoa cổ đại đã công nhận các chức năng quản lý đó là: Kế hoạch hóa, tổ chức, tác động, kiểm tra. Các nhà hiền triết của Trung Hoa trước công nguyên đã có những đóng góp lớn về tư tưởng quản lý vĩ mô, quản lý toàn xã hội. Các nhà tư tưởng và chính trị lớn đó là Khổng Tử (551- 478 Tr.CN), Mạnh Tử (372-289 Tr.CN), Thương Ưởng (390-338 Tr.CN) đã nêu lên tư tưởng quản lý “Đức trị, Lễ trị” lấy chữ tín làm đầu. Những tư tưởng quản lý trên vẫn có ảnh hưởng khá sâu sắc đến các nước phương Đông ngày nay.
  19. 7 Ở Việt Nam, khoa học quản lý tuy còn non trẻ, song nó đã có những thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý xã hội trong những điều kiện cụ thể tương ứng với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong lĩnh vực quản lý giáo dục ở Việt Nam những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận cũng như đề ra được các giải pháp quản lý có hiệu quả trong việc phát triển giáo dục và đào tạo ví dụ như; PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục” đã đề cập đến những khái niêm cơ bản của quản lý, QLGD, các đối tượng của khoa học QLGD; PGS.TS Đặng Bá Lãm - PGS.TS Phạm Thành Nghị “Chính sách và Kế hoạch phát triển trong quản lý giáo dục” đã phân tích khá sâu sắc về lý thuyết và mô hình chính sách, các phương pháp lập kế hoạch giáo dục; GS.TSKH Vũ Ngọc Hải - PGS.TS Trần Khánh Đức “ Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI” đã trình bày những quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển giáo dục và hệ thống giáo dục. Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu về thực trạng cán bộ quản lý giáo dục cũng được các học viên Cao học quản lý giáo dục quan tâm. Có thể kể đến một số luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục nghiên cứu về vấn đề này như: - Nguyễn Văn Trung với đề tài “Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông công lập tỉnh Bến Tre”(2006). - Phạm Văn Khảo với đề tài “Thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Cần Đước, tỉnh Long An”(2008); đề tài này cho thấy, trong công tác quản lý giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) là yếu tố có tính quyết định nhất đối với sự thành bại của một trường học. Nếu đào tạo và bồi dưỡng được đội ngũ này thì hiệu quả hoạt động của hệ thống giáo dục sẽ tốt hơn. Về mặt thực tế, đề tài chỉ rõ đội ngũ
  20. 8 CBQL chưa có chung một mặt bằng tiêu chuẩn và trình độ quản lý theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo như: có nhiều CBQL chưa được bồi dưỡng quản lý Nhà nước, một số khác thì chưa qua bất kỳ lớp dồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nào… Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là yếu tố chủ quan như vấn đề nhận thức, tư duy và trách nhiệm của nhà quản lý. Mục đích sau cùng của đề tài là đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ CBQL các trường trung học phổ thông huyện Cần Đước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý trường học trong giai đoạn mới. - Mai Thị Quới với đề tài “Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu” (2010). - Hoàng Thị Thanh Thúy với đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại Trung tâm giáo dục Thường xuyên - Kỹ thuật- Hướng nghiệp tỉnh Bình Dương” (2010). Đề tài đã đề xuất 05 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy tại các Trung tâm GDTX- KT-HN. - Đặng Thị Minh Hưng với đề tài: “Phát triển đội ngũ Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh Thái Bình theo hướng chuẩn hóa” (2012). Tác giả đề tài đã đưa ra 06 giải pháp: Triển khai công tác dự báo, quy hoạch và tạo nguồn phát triển đội ngũ giám đốc trung tâm GDTX theo hướng chuẩn hoá; Tuyển chọn và sử dụng hợp lý đội ngũ giám đốc trung tâm GDTX theo hướng chuẩn hoá; Tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực quản lý của giám đốc theo Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giám đốc trung tâm GDTX theo chuẩn giám đốc; Vận dụng linh hoạt chuẩn giám đốc trung tâm GDTX phù hợp với đặc điểm của Thái Bình; Xây dựng cơ chế, chế độ, chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giám đốc trung tâm GDTX nhằm phát triển đội ngũ giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh Thái Bình theo hướng chuẩn hóa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2