intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra tài chính đảng ở ủy ban kiểm tra các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn cho UBKT các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung, cơ quan UBKT Tỉnh ủy Tây Ninh nói riêng trong việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra tài chính Đảng nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra tài chính đảng ở ủy ban kiểm tra các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM -------------------------------------- KHÚC TÂN BIÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TÀI CHÍNH ĐẢNG Ở ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 60340301 TP.Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM -------------------------------------- KHÚC TÂN BIÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TÀI CHÍNH ĐẢNG Ở ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 60340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HÀ VĂN DŨNG TP.Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2016
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS HÀ VĂN DŨNG Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 27 tháng 3 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: Họ và tên Chức danh Hội đồng TT 1 PGS.TS. Phan Đình Nguyên Chủ tịch 2 TS. Nguyễn Quyết Thắng Phản biện 1 3 TS. Phan Thị Hằng Nga Phản biện 2 4 PGS.TS. Lê Quốc Hội Ủy viên 5 TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV PGS.TS. Phan Đình Nguyên
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 20 tháng 8 năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: KHÚC TÂN BIÊN Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 13/10/1990 Nơi sinh: Tây Ninh Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1441850002 I- Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra tài chính đảng ở ủy ban kiểm tra các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh II- Nhiệm vụ và nội dung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra tài chính đảng ở ủy ban kiểm tra các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh dựa trên các lý thuyết chuyên ngành kiểm tra và các nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra tài chính đảng với số liệu thu thập của 199 ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh, nhiệm kỳ 2010 – 2015. Thông qua xử lý số liệu thống kê phần mềm Stata 23.0, tác giả đã tìm thấy các nhân tố tác động đến công tác kiểm tra tài chính đảng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra tài chính Đảng ở ủy ban kiểm tra các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/08/2015 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/01/2016 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Hà Văn Dũng CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của TS Hà Văn Dũng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Khúc Tân Biên
  6. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học, TS Hà Văn Dũng, về những ý kiến đóng góp, những chỉ dẫn có giá trị giúp tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cám ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hết lòng ủng hộ và động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn đến tất cả các thầy, cô vì kiến thức cũng như kinh nghiệm từ bài giảng mà các thầy cô đã truyền đạt trong quá trình học tập tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Học viên thực hiện luận văn Khúc Tân Biên
  7. iii TÓM TẮT Kiểm tra, giám sát tài chính đảng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ủy ban kiểm tra các cấp được quy định trong Điều lệ Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát tốt sẽ giúp cho việc quản lý tài chính, tài sản của Đảng đi vào nề nếp, đúng quy định; góp phần quan trọng trong việc phục vụ kịp thời, có hiệu quả hoạt động của cấp ủy và tổ chức đảng các cấp; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giữ gìn, bảo vệ, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
  8. iv ABSTRACT Inspection and monitoring party financing is one of the important tasks of the levels of inspection committee stipulated in the charter party. Inspection, monitoring which maked well will support to financial and property management of the party come into discipline, regulations; important contribution in the service of timely and effective operation of executive committees of the party hierarchy and party organizations at all levels; thrift practice and waste combat; preserve, protect and build a clean and strong party.
  9. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng việt Tiếng Anh BCTC Báo cáo tài chính Financial report CLKT Chất lượng kiểm tra Audit quality GS Giám sát Monitoring KT Kiểm tra Inspection KTV Kiểm toán viên Auditor TCĐ Tài chính đảng Party financing TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh city UBKT Ủy ban kiểm tra Examine committee
  10. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Mẫu nghiên cứu phân theo cấp đơn vị công tác ....................................... 46 Bảng 4.1. Tổng hợp ý kiến xây dựng nhân tố chính ................................................. 49 Bảng 4.2. Nội dung biến số Chất lượng kiểm tra tài chính Đảng ............................. 49 Bảng 4.3. Nội dung biến số Tính độc lập trong kiểm tra tài chính ........................... 49 Bảng 4.4. Nội dung biến số Quy trình kiểm tra ........................................................ 50 Bảng 4.5. Nội dung biến số Phí, phụ cấp, trang thiết bị ........................................... 50 Bảng 4.6. Nội dung biến số Chất lượng nhân sự kế toán phụ trách hoạt động tài chính Đảng tại đơn vị được kiểm tra ......................................................................... 50 Bảng 4.7. Nội dung biến số Nhận thực về công tác kiểm tra tài chính Đảng ........... 51 Bảng 4.8. Nội dung biến số Quy định về kiểm tra tài chính Đảng ........................... 51 Bảng 4.9. Nội dung biến số Lực lượng cán bộ kiểm tra ........................................... 51 Bảng 4.10. Thống kê mô tả các biến số định tính ..................................................... 52 Bảng 4.11. Thang đo Chất lượng kiểm tra tài chính Đảng ....................................... 53 Bảng 4.12. Thang đo Tính độc lập trong kiểm tra tài chính ..................................... 54 Bảng 4.13. Thang đo Quy trình kiểm tra .................................................................. 55 Bảng 4.14. Thang đo Phí, phụ cấp, trang thiết bị ...................................................... 55 Bảng 4.15. Thang đo Chất lượng nhân sự kế toán phụ trách hoạt động tài chính Đảng tại đơn vị được kiểm tra................................................................................... 56 Bảng 4.16. Thang đo Nhận thức về công tác kiểm tra tài chính Đảng ..................... 57 Bảng 4.17. Thang đo Quy định về kiểm tra tài chính Đảng ..................................... 57 Bảng 4.18. Thang đo Lực lượng cán bộ kiểm tra ..................................................... 58 Bảng 4.19 Kết quả cronbach’s alpha của thang đo chất lượng kiểm tra tài chính Đảng .......................................................................................................................... 59 Bảng 4.20 Kết quả cronbach’s alpha của thang đo Tính độc lập trong kiểm tra tài chính .......................................................................................................................... 59
  11. vii Bảng 4.21 Kết quả cronbach’s alpha của thang đo Quy trình kiểm tra .................... 59 Bảng 4.22 Kết quả cronbach’s alpha của thang đo “Phí, phụ cấp, trang thiết bị” .... 60 Bảng 4.23 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Chất lượng nhân sự kế toán phụ trách hoạt động tài chính Đảng tại đơn vị được kiểm tra ................................... 61 Bảng 4.24. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Nhận thức về công tác kiểm tra tài chính Đảng ..................................................................................................... 61 Bảng 4.25. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Quy định về kiểm tra tài chính Đảng ............................................................................................................... 62 Bảng 4.26. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Lực lượng cán bộ kiểm tra ... 62 Bảng 4.27. Kiểm định Barlett và hệ số KMO .......................................................... 63 Bảng 4.28. Giá trị riêng và tổng phương sai trích ..................................................... 63 Bảng 4.29. Ma trận xoay nhân tố ............................................................................. 63 Bảng 4.30. Tổng hợp tên gọi và kết cấu của từng nhân tố ....................................... 64 Bảng 4.31. Kiểm định Barlett và hệ số KMO .......................................................... 65 Bảng 4.32. Giá trị riêng và tổng phương sai trích .................................................... 65 Bảng 4.33. Ma trận nhân tố xoay ............................................................................. 65 Bảng 4.34. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 66 Bảng 4.35. Thống kê mô tả các nhân tố trong mô hình hồi quy .............................. 67 Bảng 4.36. Ma trận tương quan các biến số độc lập ................................................ 67 Bảng 4.37. Phân tích đa cộng tuyến ........................................................................ 68 Bảng 4.38. Phân tích ANOVA ................................................................................. 69 Bảng 4.39. Hệ số tương quan của mô hình hồi quy ................................................ 69 Bảng 4.40. Mô hình hồi quy..................................................................................... 69 Bảng 4.41. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................... 70
  12. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra của Suyono.................... 28 Hình 2.2. Bảng xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán........... 32 Hình 2.3. Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC của doanh nghiệp niêm yết ............................................................................................. 35 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................... 39 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 41 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu ban đầu .................................................................... 42
  13. ix MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................1 1.1. Cơ sở và lý do hình thành đề tài............................................................................1 1.2. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................5 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................5 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................5 1.6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5 1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ...............................................................7 1.8. Kết cấu đề tài .........................................................................................................7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ..9 2.1. Khái niệm tài chính đảng ......................................................................................9 2.2. Khái niệm kiểm tra tài chính đảng ......................................................................12 2.3. Hoạt động thu, chi và nguyên tắc kiểm tra ngân sách đảng ................................13 2.4. Lý thuyết về chất lượng kiểm tra ........................................................................16 2.5. Các vấn đề trong công tác kiểm tra tài chính đảng .............................................19 2.6. Các nghiên cứu trước có liên quan......................................................................27 2.7. Mô hình đề nghị ..................................................................................................36 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................41 3.1. Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................41 3.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................41 3.3. Xây dựng thang đo ..............................................................................................42 3.4. Phỏng vấn sâu .....................................................................................................44
  14. x 3.5. Phương pháp phân tích ........................................................................................46 3.6. Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................46 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ..................................................................48 4.1. Giới thiệu.............................................................................................................48 4.2. Kết quả phỏng vấn sâu và khảo sát thử nghiệm ..................................................48 4.3. Phân tích thống kê mô tả .....................................................................................52 4.4. Phân tích nhân tố khám phá ................................................................................62 4.5. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................66 4.6. Phân tích tác động của các nhân tố tới chất lượng kiểm tra tài chính Đảng .......67 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................................................................................................................73 5.1. Kết luận ...............................................................................................................73 5.2. Kiến nghị……………………………………………………………………….77 5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo……………………………………………………78 PHỤ LỤC 1 – BẢNG CÂU HỎI NHÁP PHỤ LỤC 2 – BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC
  15. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở và lý do hình thành đề tài Tài chính đảng có vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng đối với sự thành bại của Đảng. Từ những ngày đầu thành lập Đảng cho tới nay thì Đảng ta đã nhận thức được điều đó, theo Thông báo của Trung ương Đảng (ngày 29 tháng 9 năm 1939) đã chỉ rõ: “Sự hy sinh thì giờ và tính mạng mới chỉ là một phần của cách mạng, một phần quan trọng hơn nữa là tài chính vì tài chính với Đảng cũng như đèn với dầu, nếu dầu không có thì đèn tắt… Đảng không có tài chính thì công việc Đảng phải đình trệ”. Tài chính cung cấp cho tổ chức Đảng các cấp và đảng viên cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện đào tạo bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao trình độ, năng lực, kiến thức của đảng viên đáp ứng yêu cầu trong từng giai đoạn cách mạng; in, xuất bản tài liệu, sách báo; phục vụ cho công tác đối ngoại của Đảng; phục vụ chính sách cán bộ,... Tài chính càng đầy đủ, có nguồn thu ngày càng dồi dào, tổ chức Đảng các cấp càng có điều kiện tổ chức tốt các hoạt động, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Như vậy, để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra tài chính Đảng, các cấp ủy cũng như ủy ban kiểm tra các cấp cần quan tâm tuyển chọn cán bộ có nghiệp vụ tài chính, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ làm công tác kiểm tra tài chính; bản thân cán bộ phải nghiên cứu nắm chắc các quy định, hướng dẫn có liên quan về công tác tài chính đảng và các chính sách, pháp luật; quy trình kiểm tra phải có hiệu quả, kết quả kiểm tra có độ tin cậy cao. Để từ đó người sử dụng kết quả kiểm tra có thể kịp thời nắm bắt, khắc phục, ngăn chặn và sửa chữa những vi phạm mới manh nha, giúp phòng chống tham nhũng, lãng phí của cấp ủy các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Từ các vấn đề đã nêu trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra tài chính của Đảng ở Ủy ban Kiểm tra các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” là cần thiết hiện nay. Việc thực hiện tốt các cơ chế quản lý tài chính của đảng sẽ góp phần khắc phục những yếu kém bất cập, làm trong sạch trong nội bộ Đảng. Khi chất lượng của công tác kiểm tra tài chính không tốt thì sẽ
  16. 2 dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí. Từ đó mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. 1.2. Vấn đề nghiên cứu Kiểm tra, giám sát tài chính Đảng là nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp được quy định tại Điều lệ Đảng. Trong nhiệm kỳ qua (2010-2015), công tác kiểm tra, giám sát tài chính đảng đã được cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh quan tâm. Qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện, xử lý nhiều sai phạm, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm, chấn chỉnh việc chấp hành các chế độ quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của đảng, đưa công tác tài chính đảng đi vào nề nếp, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy đảng. Tuy nhiên bên cạnh đó công tác kiểm tra, giám sát tài chính đảng trong thời gian qua cũng còn có mặt hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nhất là trong giai đoạn hiện nay. Thời gian qua trong qúa trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, UBKT các cấp trong tỉnh đã nhận thấy công tác kiểm tra tài chính của Đảng là một phần quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng. Với chức năng, nhiệm vụ của mình UBKT các cấp trong tỉnh đã chủ động kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác điều hành quản lý và chấp hành các quy định về thu, chi ngân sách; việc thu nộp, quản lý và sử dụng đảng phí; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý và sử dụng tài sản công; mua sắm, sửa chữa tài sản cố định; việc sử dụng và quản lý các nguồn quỹ dự trữ. Theo báo cáo tổng kết công tác kiểm tra tài chính đảng nhiệm kỳ qua 2010 – 2015 của UBKT Tỉnh ủy Tây Ninh thì UBKT các cấp trong tỉnh đã tổ chức kiểm tra được 273 cuộc, trong đó kiểm tra tài chính đảng cấp ủy cùng cấp 32 cuộc, kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới 247 cuộc. Qua kiểm tra phát hiện sai phạm với số tiền 676.477.000 đồng, cụ thể: để ngoài sổ sách 1.121.000 đồng, chi sai chế độ 632.246.000 đồng, công nợ kéo dài 34.910.000 đồng, hạch toán chưa đúng 8.200.000. Kết quả xử lý số tiền vi phạm 127.154.000 chiếm 18.79% trên tổng số tiền sai phạm, tỷ lệ thu được là thấp nên vẫn còn tồn đọng nhiều vướng mắc cần xử lý. Về kiểm tra thu, nộp, quản lý, sử dụng đảng phí thì UBKT các cấp tiến hành kiểm tra được 1.962 cuộc với 2.219 tổ chức. Qua kiểm tra phát hiện 227 tổ chức vi
  17. 3 phạm; 895 đảng viên vi phạm với tổng số tiền 104.587.000 đồng, trong đó: số tiền thu sai 99.784.000 và số tiền chi sai 4.893.000. Kết quả là chưa có đơn vị nào xử lý được số tiền sai phạm trên, do vậy đây cũng là vấn đề cần quan tâm hiện nay. Vì vậy công tác kiểm tra tài chính được thực hiện thường xuyên và liên tục có thể giúp cho các cấp ủy các cấp tăng cường hiệu qủa quản lý và sử dụng ngân sách phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao. Thấy được ưu điểm để phát huy, thiếu sót khuyết điểm để sửa chữa khắc phục, chấn chỉnh việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính và kiểm tra, giám sát tài chính đảng ngày một đi vào nề nếp, chất lượng, hiệu qủa hơn. Nhiều cấp ủy đã ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý tài chính sau kiểm tra, giám sát rất kịp thời để khắc phục thiếu sót khuyết điểm. Đồng thời cũng qua công tác kiểm tra, giám sát tài chính đảng đã chỉ ra được những khuyết điểm vi phạm thường xuyên mắc phải và có tính lặp đi, lặp lại qua từng năm trong công tác tài chính đó là: Thứ nhất, một số đơn vị trong dự toán chi ngân sách hàng năm, chưa tổng hợp đầy đủ kinh phí phát sinh phục vụ những nhiệm vụ chung, trọng tâm do đó thường đề nghị bổ sung ngoài dự toán. Thứ hai, việc mua sắm trang thiết bị và sửa chữa tài sản cố định một số đơn vị vẫn còn lỏng lẻo, giao nhận tài sản giữa cơ quan tài chính và các ban đảng cấp ủy không có biên bản bàn giao. Thứ ba, một số đơn vị không mở sổ sách kế toán theo dõi tài sản cố định hoặc có mở sổ nhưng thực hiện ghi chép chưa đầy đủ, chưa thực hiện kiểm kê, kê khai đăng ký tài sản và hạch toán khấu hao tài sản theo quy định. Thứ tư, cũng còn một vài đơn vị không thực hiện đúng các quy định về chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định pháp luật hiện hành về kế toán như: Điều chỉnh các mục chi trong dự toán nhưng không xin ý kiến của cấp có thẩm quyền; để ngoài hệ thống sổ sách kế toán nguồn thu của đơn vị, hạch toán sai nguồn; sử dụng hóa đơn bán lẻ không đúng; các phiếu thu, phiếu chi chưa đảm bảo các yếu tố của chứng từ nên chưa thể hiện hết các nghiệp vụ phát sinh; quản lý và sử dụng các khoản thu hoa hồng chưa đúng quy định; có đơn vị tham mưu cho cấp
  18. 4 ủy ban hành quy định sử dụng nguồn kinh phí dự trữ chưa đúng thẩm quyền, lấy nguồn kinh phí dự trữ, kinh phí dự phòng chi bổ sung cho hoạt động thường xuyên trong khi hàng tháng vẫn chi tăng thu nhập cho cán bộ công chức v.v. . . Thứ năm, về quản lý và sử dụng đảng phí có một số cơ sở đảng chỉ tính thu nhập để đóng đảng phí theo lương cơ bản mà không tính thêm phần thu nhập tăng thêm. Sai phạm phổ biến về sử dụng đảng phí là thu đảng phí chưa đúng theo quy định, trích nộp đảng phí lên cấp trên chậm, nộp gộp (3 tháng hoặc 6 tháng một lần). Việc sử dụng đảng phí ở một số đơn vị được trích lại chưa phù hợp, chứng từ chi chưa đảm bảo theo nguyên tắc. Mặt khác, theo các báo cáo của các đơn vị (UBKT cấp huyện và tương đương) kiểm tra thì vẫn còn một số thực trạng trong cuộc kiểm tra tài chính đảng như: Hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị được kiểm tra hoạt động không hiệu quả hoặc không có hệ thống kiểm soát nội bộ; tính độc lập của cán bộ kiểm tra được nhắc đến rất nhiều, nhất là tình trạng nễ nang đối với nhau; năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ công tác kiểm tra còn chưa cao vì đa phần không phải là cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành tài chính – kế toán; chi phí, phụ cấp và cơ sở vật chất để phục vụ trong trình kiểm tra là một phần quan trọng để tạo động lực cho cán bộ kiểm tra. Thực tế thì qua các cuộc kiểm tra tài chính đối các đơn vị sử dụng ngân sách có kết quả chưa được như mong đợi, sai sót trong quá trình quản lý tài chính còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Từ đó sẽ dẫn đến tiêu cực, suy thoái trong nội bộ Đảng; làm lợi ích cho một số cá nhân, tập thể. Từ các vấn đề còn tồn tại, yếu kém nêu trên, cấp ủy các cấp trong tỉnh nói chung và UBKT các cấp nói riêng đã nhận thấy được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của mình vẫn còn một số bất cập, chưa ngăn chặn hết tình trạng buông lõng trong quản lý tài chính của Đảng. Tuy số tiền sai phạm trong những năm qua là chưa đến mức báo động so với nguồn ngân sách của Đảng được cấp, nhưng các sai phạm luôn diễn ra liên tục, lặp lại nhiều lần làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy cần phải có các giải pháp cấp bách trong thời gian tới để nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra tài chính đảng.
  19. 5 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu các mục tiêu sau: Thứ nhất, xác định các nhân tố tác động đến chất lượng của công tác kiểm tra tài chính của đảng ở ủy ban kiểm tra các cấp tỉnh Tây Ninh. Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến chất lượng của công tác kiểm tra tài chính Đảng. Thứ ba, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT các cấp về công tác kiểm tra tài chính Đảng. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài cần trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra tài chính của Đảng ở UBKT các cấp tỉnh Tây Ninh? Thứ hai, mức độ của những nhân tố trên ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng công tác kiểm tra tài chính của Đảng? Thứ ba, giải pháp nào để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra tài chính của Đảng? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm tra tài chính Đảng. Đối tượng khảo sát của đề tài bao gồm ba nhóm đối tượng chính: Thứ nhất, thành viên thuộc ủy ban kiểm tra cấp tỉnh; Thứ hai, thành viên thuộc ủy ban kiểm tra cấp Thành phố/Huyện; và Thứ ba thành viên thuộc ủy ban kiểm tra cấp cơ sở. Đề tài thực hiện tại tỉnh Tây Ninh trong thời gian từ tháng 08/2015 đến hết tháng 01/2016. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này áp dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra tài chính của Đảng ở ủy ban kiểm tra các cấp tỉnh Tây Ninh. Cụ thể như sau:
  20. 6 - Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính thực hiện bằng thảo luận với 01 trưởng phòng, 01 phó phòng nghiệp vụ kiểm tra tài chính đảng tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, 02 phó chủ nhiệm UBKT cấp huyện và 02 chủ nhiệm UBKT cơ sở về suy nghĩ, quan điểm và thực trạng công tác kiểm tra tài chính đảng hiện nay. - Phương pháp nghiên cứu định lượng + Nghiên cứu sơ bộ Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đồng chí làm công tác kiểm tra tài chính, chọn đối tượng theo cách lấy mẫu phi xác suất, thuận tiện nhằm phát hiện những sai sót của bảng câu hỏi và kiểm tra thang đo. + Nghiên cứu chính thức Đề tài nghiên cứu này sẽ có 260 phiếu khảo sát được gửi đến cán bộ làm công tác kiểm tra. Sau khi tổng hợp kết trả lời từ 260 phiếu khảo sát thu thập được, xem xét để loại bớt những bản không đạt yêu cầu. Sau đó, các biến quan sát sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch trước khi tiến hành thống kê phân tích theo các phương pháp sau:  Đánh giá độ tin cậy của thang đo dùng hệ số Cronbach’s Alpha. Mục đích: loại bỏ bớt các biến không phù hợp là những biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 (Nunnallu & Bernstein 1994) nên bị loại. Thang đo sẽ được chấp nhận khi có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên.  Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): Kiểm định sự hội tụ của thang đo, loại bỏ các biến có thông số nhỏ (
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2