intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp – Tình huống nghiên cứu tại Cục Thuế tỉnh Long An

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự tuân thủ thuế; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp; xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp; xây dựng các kiến nghị nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp – Tình huống nghiên cứu tại Cục Thuế tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP – TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU TẠI CỤC THUẾ TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 60340301 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP – TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU TẠI CỤC THUẾ TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 60340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phan Mỹ Hạnh TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2016
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phan Mỹ Hạnh Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 12 tháng 7 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS. Phan Đình Nguyên Chủ tịch 2 TS. Phạm Ngọc Toàn Phản biện 1 3 PGS.TS. Hồ Thủy Tiên Phản biện 2 4 TS. Hà Văn Dũng Ủy viên 5 TS. Nguyễn Quyết Thắng Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 23 tháng 01 năm 2016 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Thành Phương. Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 1978. Nơi sinh: Tỉnh tiền Giang Chuyên ngành: Kế Toán. MSHV: 1541850064 I- Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp – tình huống nghiên cứu tại Cục Thuế tỉnh Long An. II- Nhiệm vụ và nội dung: - Mục tiêu cụ thể: để đạt được mục tiêu chung, tác giả tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự tuân thủ thuế. + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. + Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. + Xây dựng các kiến nghị nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. III- Ngày giao nhiệm vụ: 23/01/2016 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/04/2016 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Phan Mỹ Hạnh CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Thành Phương
  6. ii LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học chương trình cao học ngành Kế toán tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu viết luân văn tốt nghiệp, tôi đã nhân được sự hỗ trợ, động viên từ trường học, cơ quan, gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn tới: Quý Thầy, Cô trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức trong suốt thời gian mà tôi được học tại trường, đặc biệt là sự tận tâm, tận tình của TS. Phan Mỹ Hạnh đã dành nhiều thời gian hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Ngoài ra, tôi xin chân thành cám ơn tới Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Long An, các anh chị em đồng nghiệp đã quan tâm và giúp đỡ tôi hoàn thành luân văn này. Gia đình, bạn bè và những người đã động viên, hỗ trợ và là chỗ dựa tinh thần, chia sẽ khó khăn trong quá trình tôi thực hiện luận văn này. Trong quá trình hoàn tất đề tài, mặc dù đã có tham khảo nhiều tài liệu, tham khảo nhiều ý kiến đóng góp, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, song thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong nhân được sự đóng góp quý báu của Thầy, Cô, đồng nghiệp và các bạn. Xin chân thành cám ơn. Tác giả: Nguyễn Thành Phương
  7. iii TÓM TẮT Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 4491 km2, chiếm 1.3% diện tích Việt Nam và chiếm 8.74% diện tích khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh lỵ của Long An hiện nay là thành phố Tân An. Long An nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và được đánh giá là tỉnh có môi trường đầu tư hấp dẫn bởi vị trí của Long An rất thuận lợi cho các đầu tư tiếp cận thị trường trong khu vực nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Long An nằm giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng Tây, Tây Nam, là cửa ngỏ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế là số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh, bên cạnh những doanh nghiệp có nguồn vốn trong nước còn có doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, những doanh nghiệp này đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế cho tỉnh nhà. Song song với sự phát triển đó, để đảm bảo nguồn thu cho NSNN theo tiêu chí của ngành thuế “thu đúng, thu đủ, kịp thời” thì người nộp thuế và hệ thống kiểm soát thuế cùng nhau thực hiện việc tuân thủ thuế theo đúng quy định thông qua các văn bản chính sách thuế và tình hình hoạt động kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp. Nguồn thu thuế từ Cục Thuế tỉnh Long An chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN của tỉnh nhà. Do chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố tác động nên ở hầu hết các địa phương nguồn thu này thường biến động rất phức tạp đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ để tránh thất thu cho NSNN. Nhận thấy được sự phức tạp này luận văn tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp – tình huống nghiên cứu tại Cục thuế tỉnh Long An”. Luận văn tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế của doanh nghiệp, hệ thống quản lý của cơ quan thuế và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế được tác giả đề cập đến bao gồm: nhân tố kinh tế, nhân tố hệ thống chính sách thuế và quản lý thuế, nhân tố đặc điểm doanh nghiệp, nhân tố ngành kinh doanh, nhân tố pháp luật và xã hội, nhân tố tâm
  8. iv lý. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước, bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) kết hợp với phương pháp hồi quy bội, tác giả tiến hành xác định các nhân tố đại diện cho các biến quan sát tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ việc phỏng vấn chính thức 265 doanh nghiệp nộp thuế trên địa bàn tỉnh Long An. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của các nhân tố kinh tế, nhân tố chính sách thuế, quản lý thuế, nhân tố đặc điểm doanh nghiệp, nhân tố ngành kinh doanh, nhân tố pháp luật xã hội và nhân tố tâm lý đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
  9. v ABSTRACT Long An is a province in the Mekong Delta region of southern Vietnam with total area is 4491 km2, equal 1.3% of the national area and by 8.74% of the area of the Mekong Delta. The provincial capital is Tan An. Long An is situated in an advantageous position in the Southern Key Economic Region of Vietnam and considered the province has attractive investment climate by the location of Long An extremely convenient for investors to access markets, especially in Ho Chi Minh City. Long An province border with Ho Chi Minh City to the west, southwest, main gateway connecting Mekong Delta to Ho Chi Minh City. Together with the tendency to economic development, the quantity of business is increasing more and more. There are lots of foreign-invested enterprises beside the local enterprises. These enterprises have contributed so much to the economic development for the provincial benefit. Together with this development, in order to ensure the source of revenue for national budget based on the tax criteria “right collection, sufficient collection and timely collection” that the tax-payers and the taxation checking system have to work synchronizingly to make sure the tax collection is followed up with the regulations through the documents of tax policies and the real situation of business activities at enterprises. The source of tax collection from Long An Tax Department has got a high rate in total of tax collection of provincial budget. Due influenced by many factors, this revenue source is often very complex and required strict control to avoid losses to provincial budget in most local. To recognize this complicatedness. The thesis aims at the topic “The real situation of business income tax in Binh Duong Tax Department”. Thesis conducted codified theoretical basis of corporate tax compliance, management system by the tax authorities and the factors affecting tax compliance. Factors affecting tax compliance are refered to include: economic factors, factors taxation system and tax administration, characteristics of business factors, business factors, human social and legal factors, psychological factors. On the basis of
  10. vi inheriting the related research, by Exploratory Factor Analysis combined with a multiple regression approach, the author identified the factors affecting tax compliance of enterprises in Long An province. Primary data for the research is collected from official interview 265 enterprises in Long An province. The finding showed significant influence of factors as economic factors , factors of tax policy and tax administration, enterprise characteristics factors, business factors, social factors and psychological factors to the tax compliance of the enterprise. After synthesizing, analyzing and evaluating the results, author shows the solutions in order to strengthen the following up tax for the taxpayers and the taxation checking system, to heighten the tax management tasks at Long An Tax Department.
  11. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................. iii MỤC LỤC............................................................................................................ vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... xi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. xii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ......................... xiv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu. .....................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. ........................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................2 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. .............................................................................3 1.6. Các nghiên cứu liên quan. ................................................................................3 1.6.1. Nghiên cứu nước ngoài. ................................................................................3 1.6.2. Các nghiên cứu trong nước. ..........................................................................4 1.7. Kết cấu của luận văn.........................................................................................6 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TUÂN THỦ THUẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ THUẾ .....................................................7 2.1. Khái niệm về tuân thủ thuế...............................................................................7 2.2. Hệ thống chủ thể tuân thủ thuế. ........................................................................9 2.3. Nội dung về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. ...........................................11 2.4. Đo lường mức độ tuân thủ thuế. .....................................................................12 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp ....................14 2.5.1. Nhân tố kinh tế ............................................................................................14 2.5.2. Nhân tố hệ thống chính sách thuế và quản lý thuế ......................................16 2.5.3. Nhân tố đặc điểm doanh nghiệp ..................................................................19
  12. viii 2.5.4. Nhân tố ngành kinh doanh...........................................................................20 2.5.5. Nhân tố pháp luật và xã hội .........................................................................20 2.5.6. Nhân tố tâm lý .............................................................................................21 2.6. Lược khảo các nghiên cứu liên quan. .............................................................22 2.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài. ........................................................................22 2.6.2. Các nghiên cứu trong nước. ........................................................................27 Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................30 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TẠI TỈNH LONG AN .................................................................31 3.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội tại tỉnh Long An. ............................................31 3.2. Giới thiệu sơ lược về Cục thuế tỉnh Long An. ...............................................33 3.3. Giới thiệu về doanh nghiệp thuộc phạm vi Cục thuế tỉnh Long An quản lý .39 3.4. Tuân thủ thuế của doanh nghiệp thuộc phạm vi Cục thuế tỉnh Long An quản lý. ...........................................................................................................................43 3.4.1. Nội dung tuân thủ thuế của doanh nghiệp. ..................................................43 3.4.2. Tổ chức quản lý thuế của cơ quan thuế. ......................................................44 3.4.2.1. Tổ chức hệ thống kiểm soát......................................................................44 3.4.2.2. Quy trình nghiệp vụ. .................................................................................46 3.4.3. Thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp. ...............................................46 3.4.4. Thực trạng quản lý thuế của cơ quan thuế. .................................................50 3.5. Đánh giá thực trạng sự tuân thủ thuế..............................................................54 3.5.1. Về phía NNT ...............................................................................................54 3.5.2. Về phía cơ quan thuế ...................................................................................58 Tóm tắt chương 3. .................................................................................................60 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN .............................................................................................................................61 4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................61 4.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu. .....................................................................64
  13. ix 4.2.1. Nghiên cứu sơ bộ:........................................................................................64 4.2.2. Nghiên cứu chính thức: ...............................................................................65 4.3. Xây dựng thang đo sơ bộ các nhân tố của mô hình........................................67 4.4. Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu. .......................................................70 4.4.1. Phương pháp chọn mẫu. ..............................................................................70 4.4.2. Phương pháp xử lý số liệu. ..........................................................................71 Tóm tắt chương 4 ..................................................................................................72 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ ................................74 5.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. ..........................................................................................74 5.1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu. ................................................................74 5.1.2. Kết quả phân tích dữ liệu.............................................................................77 5.1.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. ..............................................................77 5.1.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..........................................................82 5.1.2.3.Phân tích tương quan .................................................................................86 5.1.2.4. Phân tích hồi quy ......................................................................................87 5.1.2.5. Phân tích ANOVA....................................................................................92 5.2. Kết luận từ nghiên cứu. ..................................................................................95 5.3. Kiến nghị nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. ................................98 5.3.1. Nhóm kiến nghị cải thiện nhân tố kinh tế. ..................................................98 5.3.2. Nhóm kiến nghị cải thiện nhân tố chính sách thuế, quản lý thuế ..............101 5.3.3. Nhóm kiến nghị cải thiện nhân tố pháp lý xã hội......................................103 5.3.4. Nhóm kiến nghị cải thiện nhân tố tâm lý. .................................................103 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. ......................................................104 KẾT LUẬN .........................................................................................................106 TÀI TÀI LIỆU LIỆU THAM THAM KHẢO KHẢO …………………………………………………… ..............................................................................10607 107 PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÃ PHỎNG VẤN SÂU PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
  14. x TUÂN THỦ THUẾ PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ HỒI QUY PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH ANOVA
  15. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Nghĩa đầy đủ Từ gốc tiếng Anh viết tắt 1 NNT Người nộp thuế 2 CQT Cơ quan thuế 3 NSNN Ngân sách Nhà nước Exploratory Factor 4 EFA Phân tích nhân tố khám phá Analysis 5 TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp Organization for 6 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Economic Cooperation and Development 7 ANOVA Phân tích phương sai một yếu tố Analysis Of Variance 8 DN Doanh nghiệp
  16. Bảng 5.13. Ma trận xoay nhân tố. .............................................................................83 đại diện ......................................................................................................................83 xii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan. ............................................................28 Bảng 3.1. Tổng sản phẩm quốc nội và cơ cấu kinh tế tỉnh Long An ........................32 Bảng 3.2. Kết quả thu NSNN qua các năm 2013 – 2015 ..........................................33 Bảng 3.3. Bảng phân loại doanh nghiệp 2013 - 2015 ...............................................41 Bảng 3.4. Kết quả quản lý kê khai thuế của các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Long An. .............................................................................................................................47 Bảng 3.5. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Long An đến ngày 31/12/2015 ........................................................................................................49 Bảng 3.6. Tình hình hoạt động của NNT do văn phòng Cục Thuế tỉnh Long An quản lý tính đến 31/12/2015 ......................................................................................51 Bảng 3.7. Kết quả thanh, kiểm tra thuế TNDN của Cục Thuế tỉnh Long An từ 2013 – 2015 ........................................................................................................................53 Bảng 4.1: Tóm tắt quy trình thực hiện nghiên cứu ...................................................67 Bảng 4.2: Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu .....................................68 Bảng 5.1. Cơ cấu mẫu phân theo loại hình doanh nghiệp.........................................75 Bảng 5.2. Cơ cấu mẫu phân theo ngành nghề kinh doanh và loại hình kinh doanh. 75 Bảng 5.3. Cơ cấu mẫu phân theo quy mô và ngành nghề kinh doanh ......................76 Bảng 5.4. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố kinh tế. ..........................................77 Bảng 5.5. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố chính sách thuế .............................78 Bảng 5.6. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố nhận thức về đặc điểm ..................79 Bảng 5.7. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố ngành kinh doanh..........................80 Bảng 5.8. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố pháp luật xã hội. ............................80 Bảng 5.9. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố tâm lý. ...........................................81 Bảng 5.10. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo sự tuân thủ thuế .........................81 Bảng 5.11. Kiểm định KMO và Bartlett ...................................................................82
  17. xiii Bảng 5.14. Kiểm định KMO và Bartlett ...................................................................85 Bảng 5.15. Kiểm định mức đô giải thích của các biến quan sát đối với các nhân tố đại diện ......................................................................................................................86 Bảng 5.16. Ma trận hệ số tương quan .......................................................................86 Bảng 5.17. Hệ số hồi quy ..........................................................................................88 Bảng 5.18. Tóm tắt mô hình......................................................................................88 Bảng 5.19. Phân tích phương sai...............................................................................89 Bảng 5.20. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ...........................................................89 Bảng 5.21. Phân tích ANOVA ..................................................................................92 Bảng 5.22. Phân tích ANOVA ..................................................................................93 Bảng 5.23. Phân tích ANOVA ..................................................................................94 Bảng 5.24. Phân tích ANOVA ..................................................................................95
  18. xiv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế ......................23 Hình 2.2: Mô hình các nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế tại Malaysia. ............25 Hình 2.3. Các nhân tố kinh tế và phi kinh tế ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế. ........27 Hình 3.1. Tổ chức bộ máy cục thuế tỉnh Long An ....................................................37 Biểu đồ 3.2. Số lượng doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Long An quản lý các năm 2013 – 2015 ...............................................................................................................40 Biểu đồ 3.3. Quy mô doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Long An quản lý các năm 2013 – 2015 ...............................................................................................................42 Hình 3.4. Hệ thống kiểm soát thuế ............................................................................45 Hình 4.1: Mô hình khảo sát .......................................................................................63
  19. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Kết quả số thu ngân sách hàng năm tại các CQT từ Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho đến các Chi cục Thuế quận, huyện là một trong những nhiệm vụ quan trọng của CQT. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế, một số người nộp thuế vẫn có quan niệm xem việc nộp số tiền thuế vào NSNN là sự mất đi một số tiền nhất định, thực hiện việc nộp thuế chỉ là nghĩa vụ không thể tránh né được nếu có cơ hội không nộp thuế hoặc giảm bớt được số tiền thuế phải nộp mà không bị xử lý thì họ có thể sẽ không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Hệ thống thuế Việt Nam đã chuyển đổi theo hướng tích cực là thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế thí điểm từ năm 2004 và chính thức áp dụng từ ngày 01/07/2007. Theo cơ chế này, người nộp thuế có thể tự kê khai, tính toán được số thuế mà mình phải nộp và tự nộp số tiền thuế này vào NSNN mà không cần căn cứ vào thông báo nộp thuế của CQT. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên người nộp thuế không phải lúc nào cũng kê khai chính xác và nộp đầy đủ, đúng hạn số thuế phải nộp. Do đó, CQT cần xem xét, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong những cácbh giải quyết là tìm hiểu xem các nhân tố nào đã tác động đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế. Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả đã nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp – tình huống nghiên cứu tại Cục Thuế tỉnh Long An” nhằm góp phần nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
  20. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. - Mục tiêu chung: đề tài tập trung vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp – tình huống nghiên cứu tại Cục Thuế tỉnh Long An. - Mục tiêu cụ thể: để đạt được mục tiêu chung, tác giả tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự tuân thủ thuế + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. + Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. + Xây dựng các kiến nghị nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: là sự tuân thủ thuế của các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn do Cục Thuế tỉnh Long An quản lý. Các doanh nghiệp này có loại hình, ngành nghề, quy mô và thời gian kinh doanh khác nhau. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn 2013 - 2015. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng, cụ thể: Phương pháp định tính được sử dụng để tổng hợp, xử lý, đối chiếu, phân tích, so sánh số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn thống kê thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp tại các cơ quan hữu quan (Cục thuế tỉnh Long An, Cục Thống kê tỉnh Long An, Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Long An,...) để đánh giá sơ bộ về thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát thuế của Cục Thuế tỉnh Long An trong giai đoạn 2013 - 2015. Qua đó đúc kết những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân để phân tích thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Phương pháp định lượng được sử dụng trên cơ sở phát phiếu điều tra khảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0