intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu mô hình quản trị lợi nhuận để phát hiện gian lận trong báo cáo tài chính - BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

19
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu mô hình quản trị lợi nhuận để phát hiện gian lận trong báo cáo tài chính - BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định các thủ tục kiểm toán phù hợp để phát hiện gian lận BCTC dựa trên dấu hiệu và hình thức gian lận của các công ty niêm yết tại Việt Nam; Đề xuất và đánh giá sự phù hợp của mô hình các thủ tục kiểm toán nhằm nâng cao khả năng phát hiện gian lận BCTC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu mô hình quản trị lợi nhuận để phát hiện gian lận trong báo cáo tài chính - BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ THANH NHÀN NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN ĐỂ PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ THANH NHÀN NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN ĐỂ PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG ANH TUẤN BÌNH DƯƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ "Nghiên cứu mô hình quản trị lợi nhuận để phát hiện gian lận trong báo cáo tài chính - BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tài liệu tham khảo điều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. Học viên Nguyễn Thị Thanh Nhàn i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Đề tài này, Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Viện Đào tạo Sau đại học và Quý Thầy cô tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Thủ Dầu Một đã giảng dạy, truyền thụ kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong học tập, nghiên cứu cho chúng tôi. Đặc biệt Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Đặng Anh Tuấn đã tận tâm hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình lựa chọn và thực hiện đề tài. Tuy nhiên do hạn hẹp về kiến thức cũng như kinh nghiệm sống nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi có cái nhìn, nhận định chủ quan, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy cô để Đề tài được hoàn thiện hơn. Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học khóa thạc sỹ tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Sau cùng xin kính chúc Thầy TS. Đặng Anh Tuấn cùng toàn thể Quý Thầy Cô của Trường dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả “trồng người” cho đất nước. Trân trọng! Bình Dương, ngày … tháng 12 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Thanh Nhàn ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................x DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ ........................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................6 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................6 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................6 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, khảo sát .........................................................7 3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................7 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................7 5. Đóng góp của nghiên cứu dự kiến....................................................................7 6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN VÀ CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN NHẰM PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT .................................................9 1.1. Khái quát chung quản trị lợi nhuận (QTLN) .................................................9 1.1.1. Khái niệm về quản trị lợi nhuận .............................................................9 1.1.2. Phân loại hành vi quản trị lợi nhuận ..................................................... 10 1.1.3. Động cơ dẫn đến hành vi Quản trị lợi nhuận ........................................ 11 1.1.4. Các kỹ thuật thực hiện quản trị lợi nhuận thông qua việc vận dụng các phương pháp kế toán ..................................................................................... 14 1.1.4.1. Quản trị lợi nhuận thông qua việc lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán ...................................................................................................... 14 1.1.4.2. Quản trị lợi nhuận thông qua lựa chọn thời điểm vận dụng các phương pháp kế toán và thực hiện các ước tính kế toán............................. 16 iii
  6. 1.1.4.3. Quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh doanh về thời điểm thực hiện nghiệp vụ kinh tế............................................................... 16 1.2. Khái quát chung về gian lận tài chính ......................................................... 17 1.2.1. Khái niệm về gian lận tài chính............................................................ 17 1.2.2. Động cơ thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính ................................ 18 1.2.3. Dấu hiệu gian lận thông tin trên báo cáo tài chính................................ 20 1.2.4. Những thủ thuật gian lận báo cáo tài chính chủ yếu ............................. 23 1.2.4.1. Tăng vốn ảo thông qua sử dụng Các công ty con còn gọi tắt là SPE (Special Purpose Entity) ............................................................................ 23 1.2.4.2. Điều chỉnh doanh thu, lợi nhuận ................................................... 23 1.2.4.3. Thực hiện các giao dịch khống để rút tiền vay ngân hàng thông qua các SPE ..................................................................................................... 25 1.2.4.4. Một số hình thức gian lận báo cáo tài chính khác.......................... 26 1.3. Ảnh hưởng của gian lận báo cáo tài chính tới các đối tượng sử dụng thông tin ...................................................................................................................... 28 1.4. Kiểm toán gian lận trong báo cáo tài chính ................................................. 30 1.4.1. Vai trò của kiểm toán gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính ........ 30 1.4.2. Khái quát chung về kiểm toán gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính ...................................................................................................................... 31 1.4.3. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính .................................................................................................. 32 1.4.4. Yêu cầu đối với kiểm toán viên khi kiểm toán gian lận báo cáo tài chính ...................................................................................................................... 35 1.4.4.1. Yêu cầu về đảm bảo thái độ hoài nghi nghề nghiệp ...................... 35 1.4.4.2. Thảo luận trong nhóm kiểm toán .................................................. 36 1.4.5. Thủ tục kiểm toán gian lận báo cáo tài chính trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ............................................................................................ 37 1.4.5.1. Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan ....................... 37 1.4.5.2. Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận ......... 39 iv
  7. 1.4.5.3. Biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận đã được đánh giá............................................................................................ 39 1.4.6. Thủ tục kiểm toán đối phó gian lận trong giai đoạn thực hiện và kết thúc kiểm toán. ..................................................................................................... 40 1.5. Các lý thuyết nền tảng được vận dụng để nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận doanh nghiệp ........................................................................................... 44 1.5.1. Lý thuyết ủy nhiệm .............................................................................. 44 1.5.2. Lý thuyết tín hiệu ................................................................................ 46 1.6. Kết luận Chương 1...................................................................................... 47 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUA ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN ............................................................................................ 49 2.1. Giới thiệu.................................................................................................... 49 2.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 49 2.2.1. Xây dựng thang đo sơ bộ ..................................................................... 50 2.2.2. Nghiên cứu định tính bước nghiên cứu sơ bộ ....................................... 52 2.2.3. Mô hình các thủ tục kiểm toán phát hiện gian lận báo cáo tài chính và giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 55 2.2.4. Thiết kế mẫu ........................................................................................ 58 2.2.5. Thu thập dữ liệu .................................................................................. 58 2.2.6. Quy trình phân tích dữ liệu .................................................................. 59 2.3. Khảo sát thực trạng áp dụng mô hình quản trị lợi nhuận để phát hiện gian lận báo cáo tài chính thông qua kiểm toán ............................................................... 60 2.3.1. Thống kê mô tả mẫu ............................................................................ 60 2.3.2. Kết quả mô hình đo lường kết quả ....................................................... 65 2.3.2.1. Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và giá trị hội tụ ................................. 65 2.3.2.2. Kiểm định giá trị phân biệt ............................................................... 68 2.3.3. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc .................................................... 72 2.3.3.1. Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến ................................................... 72 2.3.3.2. Đánh giá sự phù hợp các mối quan hệ ............................................... 73 v
  8. 2.3.3.3. Đánh giá hệ số xác định R2 ............................................................... 76 2.3.3.4. Đánh giá hệ số tác động f2 ................................................................ 76 2.4. Thực trạng áp dụng mô hình quản trị lợi nhuận để phát hiện gian lận báo cáo tài chính thông qua kiểm toán ............................................................................ 77 2.4.1. Thủ tục kiểm toán Ghi nhận sớm doanh thu khi hợp đồng bán hàng có điều khoản đặc biệt kèm theo ........................................................................ 78 2.4.2. Thủ tục kiểm toán các điều khoản liên quan tới chuyển tiền lòng vòng 79 2.4.3. Thủ tục kiểm toán các điều khoản liên quan tới ghi nhận sớm ............. 80 2.4.4. Thủ tục kiểm toán các điều khoản liên quan tới ghi nhận sớm trước giao hàng .............................................................................................................. 80 2.4.5. Thủ tục kiểm toán các điều khoản liên quan tới thủ tục giảm giá vốn hàng bán ........................................................................................................ 81 2.5. Kết luận chương 2 ...................................................................................... 82 CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................... 83 3.1. Kết luận ...................................................................................................... 83 3.2. Hàm ý chính sách ....................................................................................... 85 3.2.1. Cần ban hành hướng dẫn các thủ tục kiểm toán phát hiện gian lận BCTC ...................................................................................................................... 87 3.2.2. Cần tập trung hơn nữa về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực .......... 87 3.2.3. Tăng cường giám sát chất lượng kiểm toán .......................................... 87 3.3. Một số hạn chế và gợi ý nghiên cứu trong tương lai của đề tài .................... 88 3.3.1. Hạn chế nghiên cứu ............................................................................. 89 3.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................. 89 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 91 PHỤ LỤC........................................................................................................ 102 vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết tắt đầy đủ Chứng chỉ kế toán công chứng và được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công 01 ACCA chứng Anh Quốc ACCA - The Association of Chartered Certified Accountants. Hiệp hội các nhà điều tra gian lận 02 ACFE Hoa Kỳ - The Association of Certified Fraud Examiners Hiệp hội kế toán viên công chứng 03 AICPA Hoa Kỳ - American Institute of Certified Public Accountant Phương sai trích trung bình - 04 AVE Average variance extracted 05 BCĐKT Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh 06 BCKQHĐKD doanh 07 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 08 BCTC Báo cáo tài chính 09 BGĐ Ban Giám Đốc 10 BQT Ban Quản trị 11 CMKTVN Chuẩn mực kế toán Việt Nam 12 CNTT Độ tin cậy tổng hợp - composite 13 CR reliability 14 CSDL Cơ sở dữ liệu 15 CTNY Công ty niêm yết vii
  10. 16 DLKT 17 DN Doanh nghiệp 18 DNKT Doanh nghiệp kiểm toán 19 EFA Nhân tố khám phá 20 GVHB Giá vốn hàng bán 21 HĐQT Hội đồng quản trị 22 HTK Hàng tồn kho Ngôn ngữ lập trình - Hypertext 23 HTMT Markup Language Phát hành lần đầu ra công chúng - 24 IPO (Initial Public Offering) Chuẩn mực kiểm toán quốc tế - 25 ISA International Standard on Auditing 26 KSNB Kiểm soát nội bộ 27 KTV Kiểm toán viên Giá trị hiện tại ròng - Net Present 28 NPV Value 29 QTLN Quản trị lợi nhuận Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao 30 SEC dịch Mỹ 31 SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính Công ty phục vụ mục đích đặc biệt - 32 SPE Special Purpose Entity - SPE 33 TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài chính 34 TNDN Thu nhập doanh nhiệp 35 TS Tài sản 36 TSCĐ Tài sản cố định 37 TTCK Thị trường chứng khoán 38 TTKT Thủ tục kiểm toán viii
  11. 39 UBCK Uỷ Ban chứng khoán 40 VAA Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam Hội kiểm toán viên hành nghề Việt 41 VACPA Nam - Vietnam Association of Certified Public Accountants Hệ số phóng đại phương sai - 42 VIF Variance Inflation Factor 43 VN Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - 44 VSA Vietnamese Standard on Auditing 45 YTRRGL Yếu tố rủi ro gian lận ix
  12. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Vị trí của kiểm toán gian lận trong kiểm toán BCTC ......................... 34 Bảng 2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 49 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp kết quả thảo luận chuyên gia ...................................... 53 Bảng 2.4. Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu........................................... 56 Bảng 2.5. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................ 58 Bảng 2.6. Chuẩn bị dữ liệu cho việc phân tích ................................................... 59 Bảng 2.7. Thống kê mô tả mẫu theo một số thuộc tính của người phỏng vấn ..... 61 Bảng 2.8. Kết quả thống kê mô tả các biến ........................................................ 61 Bảng 2.9. Kết quả đo lường độ tin cậy thang đo ................................................ 66 Bảng 2.10. Kết quả đo lường độ tin cậy thang đo và giá trị hội tụ ...................... 68 Bảng 2.11. Căn bậc hai của AVE và hệ số tương quan ...................................... 70 Bảng 2.12. Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến .................................................. 72 Bảng 2.13. Kết quả kiểm định các giả thuyết ..................................................... 74 Bảng 2.14. Đánh giá hệ số tác động f2 ............................................................... 76 x
  13. DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1: Mô hình quy trình tăng vốn ảo thông qua sử dụng SPE.................... 23 Sơ đồ 2.2: Mô hình điều chỉnh doanh thu, lợi nhuận thông qua các SPE ............ 25 Sơ đồ 2.3: Mô hình sử dụng các SPE để thực hiện giao dịch khống rút tiền vay ngân hàng .......................................................................................................... 26 Sơ đồ 2.4: Đối tượng sử dụng thông tin kế toán ................................................. 29 Sơ đồ 2.5: Mối quan hệ giữa quy trình gian lận trong lập BCTC và thực hiện kiểm toán gian lận trong kiểm toán BCTC ........................................................ 44 Sơ đồ 2.6: Quy trình nghiên cứu ........................................................................ 50 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 56 Hình 2.2. Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và giá trị hội tụ................................... 67 Hình 2.3. Mô hình đo lường điều chỉnh ............................................................. 71 Hình 2.4: Kết quả ước lượng mô hình đường dẫn .............................................. 73 xi
  14. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lợi nhuận, một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản. Nhà đầu tư thường dựa vào các thông tin được công bố từ các công ty niêm yết để ra quyết định đầu tư và có xu hướng đầu tư vào các công ty kinh doanh có hiệu quả và có triển vọng tăng trưởng cao (Đặng Ngọc Hùng, 2015). Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp là cơ sở để các cơ quan thuế thu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các doanh nghiệp; Và chỉ tiêu lợi nhuận là một trong các cơ sở để các trung gian tài chính ra quyết định cho vay. Như vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp và sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận là vấn đề cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin. Healy & Wahlen (1999) cho rằng khi các nhà quản trị sử dụng những xét đoán của mình trên báo cáo tài chính và trong cơ cấu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh để làm thay đổi báo cáo tài chính, để gây ra sự hiểu nhầm về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp hoặc tác động đến kết quả các hợp đồng mà chúng dựa vào số liệu báo cáo của kế toán, nhằm đạt được các lợi ích cá nhân của mình thì đồng nghĩa với việc hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản trị đã xảy ra. Như vậy, làm thế nào để nhận biết được hành vi quản trị lợi nhuận của các nhà quản trị? Các nhà quản trị dùng những kỹ thuật gì để quản trị lợi nhuận? Những nhân tố nào tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản trị?...Đây là những câu hỏi quan trọng đặt ra cho những người sử dụng thông tin để họ có một cái nhìn bao quát về hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp, từ đó có nguồn thông tin đáng tin cậy hỗ trợ việc ra quyết định của mình. Ronen & Yaari (2008) cho rằng các nhà quản trị có thể thực hiện quản trị lợi nhuận thông qua việc lựa chọn chính sách kế toán hoặc thông qua các hoạt 1
  15. động kinh tế phát sinh tại đơn vị. Chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính (VAS29); và việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành (VAS21). Như vậy, khi chế độ kế toán thay đổi có thể sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán của các doanh nghiệp, từ đó có thể ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp. Một số nghiên cứu ứng dụng thống kê để phát hiện các doanh nghiệp có hành vi quản trị lợi nhuận. Healy (1985) là người đầu tiên đề xuất mô hình đo lường hành vi quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên, ban đầu mô hình chỉ so sánh chỉ số tổng dồn tích trên tài sản giữa các nhóm doanh nghiệp chứ không đo lường trực tiếp dồn tích. Sau khi chủ đề này được công bố có nhiều nghiên cứu đề xuất các mô hình khác nhau để đo lường quản trị lợi nhuận chẳng hạn, Mô hình DeAngelo (1986), Mô hình Jones (1991), Mô hình của Dechow và các cộng sự (1995) (còn gọi là mô hình Modified Jones) cải tiến mô hình Jones (1991) bằng cách bổ sung thêm một yếu tố tạo ra dồn tích không điều chỉnh là nợ phải thu; theo đó Dechow và các cộng sự (1995) tiến hành so sánh các mô hình để đo lường hành vi quản trị lợi nhuận, kết quả cho thấy mô hình Modified Jones là tốt nhất để phát hiện quản trị lợi nhuận, mô hình của Kothari và các cộng sự (2005) phát triển mô hình của Jones (1991) và mô hình Modified Jones (1995)…Một số khác sử dụng mô hình quản trị lợi nhuận như là biến phụ thuộc để tìm hiểu xem nhân tố tác động tới hành vi quản trị lợi nhuận. Nghiên cứu của Ahmad–Zaluki và các cộng sự (2011) về hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Malaysia với mẫu nghiên cứu gồm 250 công ty trong giai đoạn 1990-2000 và sử dụng mô hình Jones (1991) để nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận, cho thấy chất lượng công ty kiểm toán và thời gian hoạt động của công ty có tác động nghịch biến với hành vi quản trị lợi nhuận. Nghiên cứu của Soliman & Ragab (2013) sử dụng mô hình Jones (1991) đã quan sát 40 công ty niêm yết tại Sàn chứng khoán Ai Cập trong giai đoạn 2
  16. 2007-2010 để xem xét các ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty tác động thuận chiều đến hành vi quản trị lợi nhuận. Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình quản trị lợi nhuận để xác định các nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận. Phạm Thị Bích Vân (2012) sử dụng mô hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận của Dechow và các cộng sự (1995) – Modified Jones với một nghiên cứu gồm 54 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE trong năm 2010, tác giả Phạm Thị Bích Vân dựa theo kết quả nghiên cứu và đưa ra nhận định mô hình Modified Jones không hiệu quả trong việc nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE. Kết quả này, trái ngược với các kết quả nghiên cứu của Giáp Thị Liên (2014) và Nguyễn Thị Phương Hồng (2016). Ngoài ra, nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2012) đề xuất mô hình mới cho việc nhận diện quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên HOSE dựa trên mô hình Modified Jones với việc đưa thêm vào mô hình biến dự phòng và sử dụng biến khấu hao tài sản cố định để thay thế biến tài sản cố định, kết quả cho thấy hệ số đo lường sự phù hợp của mô hình tăng lên và mô hình có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên biến dự phòng được đưa thêm vào mô hình lại không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là biến này không ảnh hưởng đến việc phát hiện quản trị lợi nhuận tại các doanh nghiệp niêm yết ở HOSE. Nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2012) về hành vi quản trị lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán - TTCK Việt Nam, kết quả cho thấy công ty cổ phần có xu hướng quản trị lợi nhuận tăng lên trong năm đầu niêm yết, các công ty được hưởng thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ quản trị lợi nhuận trong năm đó lên rất cao nhằm tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguyễn Thị Minh Trang (2012) sử dụng mô hình quản trị lợi nhuận của DeAngelo (1986) và Friedlan (1994) nghiên cứu với mẫu là 20 doanh nghiệp thuộc 4 loại hình doanh nghiệp khác nhau (công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp nhà nước), kết quả nghiên cứu cho thấy ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các 3
  17. nguyên nhân quản trị lợi nhuận khác nhau: công ty cổ phần có xu hướng quản trị tăng lợi nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đồng thời cũng có xu hướng tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; các loại hình doanh nghiệp còn lại có xu hướng quản trị giảm lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Nguyễn Thị Phương Uyên (2014) nghiên cứu việc quản trị lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam có xu hướng quản trị tăng lợi nhuận trong những năm phát hành bổ sung cổ phiếu nhằm thu hút nhà đầu tư để đợt chào bán được thành công. Phan Thị Thanh Trang (2015) nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận các công ty niêm yết trên HOSE, kết quả nghiên cứu cho thấy 100% các công ty có hành vi quản trị lợi nhuận qua các năm trước, trong và sau năm niêm yết, các công ty cổ phần có hành vi quản trị tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết cao hơn năm trước và sau khi niêm yết. Nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2012) về hành vi quản trị lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên TTCK Việt Nam với mẫu nghiên cứu gồm 43 công ty niêm yết, kết quả cho thấy quy mô công ty thì không ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận. Nguyễn Thị Phương Uyên (2014) nghiên cứu việc quản trị lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty có quy mô càng lớn thì mức độ quản trị lợi nhuận càng cao và chất lượng kiểm toán không ảnh hưởng đến quyết định quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp. Trần Thị Mỹ Tú (2014) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính tại các công ty cổ phần niêm yết trên HOSE, kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận của công ty niêm yết: cao nhất là tính độc lập của hội đồng quản trị (chiếm 61.7%), tiếp theo đến quy mô công ty (15.53%), công ty kiểm toán (14.56%) và cuối cùng là đòn bẩy tài chính (8.74%). Trong đó quy mô công ty có tác động thuận chiều đến 4
  18. hành vi quản trị lợi nhuận và công ty kiểm toán có tác động nghịch chiều đến hành vi quản trị lợi nhuận. Phan Thị Thanh Trang (2015) nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận các công ty niêm yết trên HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh), kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đóng góp của các biến: cao nhất là biến quy mô công ty, tiếp theo là các biến điều kiện kinh tế, công ty kiểm toán và cuối cùng là thời gian hoạt động của công ty, biến ngành nghề kinh doanh không có ý nghĩa thống kê. Trong đó, quy mô công ty có tác động thuận chiều đến hành vi quản trị lợi nhuận, thời gian hoạt động và loại công ty kiểm toán có tác động nghịch chiều với hành vi quản trị lợi nhuận. Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính thông qua hành vi quản trị lợi nhuận và giá trị thích hợp của thông tin kế toán, nghiên cứu tổng hợp và bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận. Nghiên cứu này đưa ra mô hình gồm 23 nhân tố tác động đến chất lượng báo cáo tài chính, 23 nhân tố này được chia thành 5 nhóm, bao gồm nhóm biến liên quan đến cơ cấu sở hữu vốn, nhóm biến liên quan đến quản trị công ty, nhóm biến liên quan đến cơ cấu vốn, nhóm biến liên quan đến đặc điểm thị trường và nhóm biến liên quan đến hiệu quả công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy thông qua quản trị lợi nhuận có 11 nhân tố trên tổng số 23 nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính. Trong đó, quy mô công ty và tính trì hoãn của báo cáo tài chính có tác động thuận chiều đến hành vi quản trị lợi nhuận, thời gian niêm yết của công ty có tác động nghịch chiều đến hành vi quản trị lợi nhuận Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam hiện nay tập trung vào những vấn đề cơ bản của hành vi quản trị lợi nhuận sau: mô hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận, động cơ dẫn đến hành vi quản trị lợi nhuận, kỹ thuật quản trị lợi nhuận, các nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận, hậu quả của hành vi quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối quan hệ của quản trị lợi nhuận với hành vi gian lận báo cáo tài chính còn khan hiếm. Ngoài ra, tại Việt 5
  19. Nam theo hiểu biết của tác giả chưa có nghiên cứu nào được công bố áp dụng tiến hành nghiên cứu mô hình phát hiện quản trị lợi nhuận để xây dựng mô hình các thủ tục kiểm toán để phát hiện hành vi gian lận BCTC. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn những kiểm toán viên - những chuyên gia trong việc phát hiện gian lận báo cáo tài chính để tìm hiểu các dấu hiệu gian lận BCTC và các thủ tục kiểm toán hữu ích trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài "Nghiên cứu mô hình quản trị lợi nhuận để phát hiện gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam" làm đề tài cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung. Nghiên cứu mô hình quản trị lợi nhuận, qua đó đề xuất mô hình các thủ tục kiểm toán phát hiện gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Tổng quan các mô hình phát hiện hành vi quản trị lợi nhuận và các hành vi gian lận BCTC; - Xác định các thủ tục kiểm toán phù hợp để phát hiện gian lận BCTC dựa trên dấu hiệu và hình thức gian lận của các công ty niêm yết tại Việt Nam; - Đề xuất và đánh giá sự phù hợp của mô hình các thủ tục kiểm toán nhằm nâng cao khả năng phát hiện gian lận BCTC. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi số 1: Mô hình thống kê nào phù hợp phát hiện hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính? Câu hỏi số 2: Các nhân tố nào ảnh hưởng tới hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính? Câu hỏi số 3: Mô hình vận dụng các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm nâng cao khả năng phát hiện gian lận BCTC? 6
  20. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các trường hợp gian lận BCTC, các mô hình quản trị lợi nhuận, giúp phát hiện gian lận trên BCTC và đánh giá các thủ tục kiểm toán được thiết kế dựa trên áp dụng mô hình quản trị lợi nhuận. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Trong thời gian từ tháng 06 đến tháng 11/2022 - Không gian: Nghiên cứu các hành vi giạn lận BCTC, mô hình quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết ở Việt Nam và trên thế giới, các thủ tục kiểm toán hiện hành đang áp dụng để phát hiện gian lận BCTC; - Nghiên cứu này chỉ khảo sát gian lận BCTC chủ yếu là doanh thu và giá vốn hàng bán, các hành vi gian lận BCTC đối với khoản mục khác được giới hạn do hạn chế về thời gian và mức độ nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. - Nghiên cứu định tính thực hiện chủ yếu kỹ thuật thảo luận tay đôi để xác định các yếu tố, dấu hiệu gian lận trên BCTC, các thủ tục kiểm toán phù hợp để phát hiện gian lận từ các chuyên gia, người hành nghề kiểm toán có nhiều kinh nghiệm. - Nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu xác định được từ tổng kết nghiên cứu trước liên quan và thảo luận tay đôi (nghiên cứu định tính) bước nghiên cứu sơ bộ. Bước nghiên cứu chính thức tác giả tiến hành sử dụng phầm mềm SmartPLS 4.0.8.5 để kiểm định mô hình đo lường kết quả và mô hình cấu trúc tuyến tính mô hình cấu trúc tuyến tính – SEM. - Thực hiện khảo sát: Trong thời gian từ tháng 09 đến tháng 11/2022. 5. Đóng góp của nghiên cứu dự kiến Về mặt lý luận: Nghiên cứu đã góp phần giải thích được một phần lý do tại sao nghề nghiệp kiểm toán thường hạn chế trong việc phát hiện gian lận 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2