intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường trung học phổ thông theo đánh giá của người học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông; xác định mức độ tác động của từng yếu tố; đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến chất lượng đào tạo tại các trường trung học phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường trung học phổ thông theo đánh giá của người học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Minh Phượng CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Minh Phượng CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI HỌC Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Hà Minh Quân Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN ********* Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường trung học phổ thông theo đánh giá của người học” là nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. Tác giả Nguyễn Thị Minh Phượng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..............................................................................................1 1. 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu ................................................................. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 4 1.4.1. Nghiên cứu định tính .......................................................................................... 4 1.4.2. Nghiên cứu định lượng ....................................................................................... 4 1.5. Sơ đồ nghiên cứu........................................................................................................ 5 1.6. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................ 6 1.7. Bố cục luận văn .......................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................7 2.1. Khái niệm về chất lượng đào tạo ............................................................................... 7 2.2. Chương trình đào tạo.................................................................................................. 9 2.3. Chất lượng phương pháp giảng dạy ......................................................................... 11 2.4. Đội ngũ giáo viên ..................................................................................................... 12 2.5. Cơ sở vật chất ........................................................................................................... 14 2.6. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................. 15 2.7. Tóm tắt ..................................................................................................................... 17 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................18 3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................. 18
  5. 3.1.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 18 3.1.2. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 18 3.2. Các biến đo lường .................................................................................................... 19 3.2.1. Chất lượng đào tạo ........................................................................................... 19 3.2.2. Chất lượng chương trình đào tạo ...................................................................... 20 3.2.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên ........................................................................... 21 3.2.4. Phương pháp giảng dạy .................................................................................... 22 3.2.5. Cơ sở vật chất ................................................................................................... 24 3.2.6. Điều tra thí điểm ............................................................................................... 25 3.3. Phương pháp thu thập thông tin và kích thước mẫu ................................................ 28 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................................ 28 3.5. Tóm tắt ..................................................................................................................... 30 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ....................................................................31 4.1. Mô tả mẫu ............................................................................................................... 31 4.2. Đánh giá thang đo ................................................................................................... 32 4.2.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha ............................................................. 32 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................................... 35 4.2.2.1. Thang đo các thành phần độ tin cậy .......................................................... 35 4.2.2.2. Thang đo chất lượng đào tạo ..................................................................... 41 4.3. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 43 4.3.1. Phân tích tương quan ........................................................................................ 43 4.3.2. Phân tích hồi quy ............................................................................................. 44 4.3.3. Kiểm tra sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính. ............. 48 4.3.3.1. Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi ........................................................................... 48 4.3.3.2. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư ................................................ 49
  6. 4.3.3.3. Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường cộng tuyến) .......................................................................................................................... 49 4.3.4. Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông ........................................................................................ 50 4.3.4.1. Kiểm định sự khác nhau về đánh giá chất lượng đào tạo giữa nam và nữ .................................................................................................................................... 50 4.3.4.2. Kiểm định sự khác nhau về đánh giá chất lượng đào tạo giữa những người khảo sát có độ tuổi khác nhau..................................................................................... 51 4.4. Tóm tắt .................................................................................................................... 55 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................54 5.1. Các kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu ....................................................... 54 5.1.1. Kết quả .............................................................................................................. 54 5.1.2. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................ 57 5.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 58 5.2.1. Đối với nhà quản lý .......................................................................................... 54 5.2.2. Đội ngũ giáo viên ............................................................................................. 54 5.3. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH SÁCH PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT EFA : Exploratory Factor Analysis (Nhân tố khám phá) GATS : General Agreement on Trade in Services (Hiệp định chung về Thương Mại Dịch vụ) VIF : Variance inflation factor (Hệ số phóng đại phương sai VIF) UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) WTO : World Trade Organisation (Tổ chức thương mại thế giới)
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Sự gia tăng của hệ thống trường trung học phổ thông Việt Nam.......... 1 Bảng 2.1: Các giả thuyết được phát triển. ............................................................ 16 Bảng 3.1: Các biến đo lường chất lượng học sinh tốt nghiệp .............................. 20 Bảng 3.2: Các biến đo lường chất lượng chương trình đào tạo .......................... 21 Bảng 3.3: Các biến đo lường đội ngũ giáo viên ................................................... 22 Bảng 3.4: Các biến đo lường phương pháp giảng dạy ......................................... 24 Bảng 3.5: Các biến đo lường cơ sở vật chất......................................................... 25 Bảng 3.6: Chi tiết các nhân tố sau khi tiến hành điều tra thí điểm ...................... 26 Bảng 4.1: Thống kê mẫu khảo sát ........................................................................ 32 Bảng 4.2: Kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha ................................ 33 Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA thang đo các thành phần của chất lượng đào tạo .............................................................................................................................. 38 Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA thang đo chất lượng đào tạo........................... 42 Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các biến ....................................................... 44 Bảng 4.6: Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình .............................................. 45 Bảng 4.7: Phân tích phương sai (hồi quy) ............................................................ 46 Bảng 4.8: Hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter ......................................... 46 Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết H1, H2, H3, H4 .................... 48 Bảng 4.10: Kiểm định T-Test đối với biến giới tính ............................................ 51 Bảng 4.11: Kiểm định T-Test đối với biến độ tuổi .............................................. 52
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................... 5 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu được đề xuất ....................................................... 16
  10. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1. 1. Đặt vấn đề Hệ thống giáo dục trung học phổ thông của Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng trong những năm gần đây. Bảng 1.1 cho thấy chỉ sau mười năm (từ 2002 đến 2012), số lượng trường trung học phổ thông của Việt Nam đã tăng hơn 50%, trong đó riêng hệ thống trung học phổ thông công lập tăng gấp đôi. Bảng 1.1: Sự gia tăng của hệ thống trường trung học phổ thông Việt Nam 2002-2003 2012-2013 Tổng số trường trung học 1.532 2.425 Công lập 1.092 2.064 Ngoài công lập 442 361 Tổng số học sinh 2.458.446 2.675.320 Công lập 1.656.942 2.430.993 Ngoài công lập 801.504 244.327 Tổng số giáo viên 89.357 150.915 Đào tạo chuẩn trở lên % 95,32 99,61 Tỷ lệ giáo viên/lớp 1,71 2,20 Tổng số trường cao đẳng 121 214 Công lập 115 185 Ngoài công lập 6 29 Tổng số trường đại học 81 207 Công lập 64 153 Ngoài công lập 17 54 (Nguồn: website Bộ giáo dục và đào tạo http://www:moet.eov.vu)
  11. 2 Hệ thống trung học phổ thông Việt Nam đã có một bước phát triển vô cùng ngoạn mục về số lượng các trường được thành lập, về số lượng giáo viên, về sự đa dạng hóa các loại hình giảng dạy, về các chương trình liên kết hợp tác...Mặc dù số lượng trường học tăng hơn 50% nhưng số lượng học sinh chỉ tăng nhẹ trong mười năm qua và tập trung chủ yếu ở hệ thống các trường công lập chiếm 90%. Hệ thống trường trung học phổ thông ngoài công lập giảm 25% và số lượng học sinh ngoài công lập giảm 75% điều này cho thấy sự phát triển về chất lượng đào tạo của hệ thống trung học phổ thông. Bên cạnh sự phát triển của hệ thống các trường phổ thông là sự phát triển mạnh của hệ thống các trường cao đẳng, đại học. Trong mười năm qua, số lượng các trường cao đẳng đã tăng lên 176% và số lượng các trường đại học đã tăng lên 255%, Điều này cho thấy nhu cầu về đầu vào rất lớn của trường trường cao đẳng, đại học và chất lượng đầu vào cũng góp một phần quan trọng trong việc đào tạo của các trường cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, để đào tạo đội ngũ học sinh có chất lượng và kiến thức nền tảng cung cấp cho hệ thống các trường cao đẳng, đại học và người sử dụng lao động thì không những hệ thống các trường trung học phổ thông công lập mà cả các trường trung học phổ thông ngoài công lập phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay nhiều trường trung học phổ thông vẫn còn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống (thầy đọc trò chép) không thích hợp cho việc đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao trong tương lai. Giáo viên truyền đạt kiến thức theo khuôn mẫu và học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động (Hoa, 2004). Trong nghiên cứu tương tự, Long và Chi (2004) đánh giá rằng phương pháp giảng dạy trong các cơ sở trung học phổ thông ở Việt Nam là quá truyền thống (giáo viên là trung tâm). Kiến thức chuyên sâu học sinh được học quá ít, chưa cập nhật nhiều thông tin, kiến thức trong thực tế để đưa vào giáo trình. Việt Nam đã chính thức trở thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong đó vấn đề hội nhập của giáo dục trung học lại được đặt ra tranh luận sôi nổi. Cam kết của chính phủ Việt Nam thực hiện GATS trong lĩnh vực giáo dục đã đặt giáo dục trung học trước những thách thức cực kỳ to lớn. Giáo dục hiện nay là một dạng dịch vụ
  12. 3 thương mại, và giáo dục trung học được coi là lĩnh vực dịch vụ được đang được mở rộng. Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài coi thị trường giáo dục Việt Nam là thị trường giàu tiềm năng và các trường trung học nước ta hiện nay cũng như trong tương lai gần hoàn toàn không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của người học và khả năng nâng cao chất lượng giáo dục. Tất cả những lý do trên tạo nhiều áp lực cho các trường trung học phổ thông Việt Nam nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, hợp xu thế và xứng tầm thời đại. Tuy nhiên, để có những chiến lược phù hợp đáp ứng được yêu cầu của người học và nâng cao chất lượng giáo dục chúng ta phải trả lời được các câu hỏi: Các yếu tố nào đảm bảo sự thành công trong chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông? Các yếu tố này có tác động như thế nào? Yếu tố nào là chủ yếu? Các yếu tố này có tính tin cậy và tính giá trị không? Do đó việc khảo sát"các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường trung học phổ thông theo đánh giá của người học " là một nghiên cứu cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông; Xác định mức độ tác động của từng yếu tố; Đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến chất lượng đào tạo tại các trường trung học phổ thông. 1.3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu Do thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu trong giới hạn sau: Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu này chủ yếu tập trung khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường trung học phổ thông dựa trên đánh giá của người học.
  13. 4 Đối tượng khảo sát: Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 6/2013, số liệu khảo sát thu thập vào tháng 5/2014. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Nghiên cứu định tính Xác định mục tiêu nghiên cứu và tham khảo các tài liệu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của trường trung học phổ thông. Xác định mô hình nghiên cứu, lập bảng câu hỏi sơ bộ. Tiến hành phỏng vấn chuyên gia gồm hai giáo viên hiện là hiệu phó của trường trung học phổ thông, hai giáo viên giỏi của trường trung học phổ thông và năm người đã tốt nghiệp trung học phổ thông hiện đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học trong thành phố hoặc đã đi làm để hiệu chỉnh các thang đo và chỉnh sửa câu hỏi để người được khảo sát có thể hiểu đúng ý. Tiến hành khảo sát thí điểm với hai mươi người, phân tích kết quả khảo sát. Chỉnh sửa để hình thành bảng câu hỏi chính thức và tiến hành khảo sát chính thức. 1.4.2. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn thông qua phiếu khảo sát.Phiếu khảo sát được phát cho những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông hiện đang học tập và làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp lấy mẫu: Mẫu phi xác xuất và thuận tiện. Sau khi thu lại phiếu khảo sát, loại bỏ các phiếu không phù hợp, kết quả được phân tích bằng phần mềm SPSS.20.0.
  14. 5 Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình. 1.5. Sơ đồ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu là một đề tài nghiên cứu định tính và định lượng. Đề tài bắt đầu từ việc tổng hợp các nghiên cứu, lý thuyết có trước, lập ra danh sách các hoạt động, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường trung học phổ thông. Sau đó tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm và bổ sung những yếu tố cần thiết. Bảng câu hỏi được lập ra để thu thập các dữ liệu cho nghiên cứu. Đặt vấn đề Tham khảo tạp Phỏng vấn chí, sách, các chuyên gia, thảo Xác định đề tài nghiên cứu luận nhóm nghiên cứu Phân tích, nhận dạng yếu tố. Chỉnh sửa thang đo. Lập mô hình chính thức Tiến hành khảo sát. Thu thập kết quả Phân tích kết quả Kết luận Kiến nghị Hình 1.1: Sơ đồ nghiên cứu
  15. 6 1.6. Ý nghĩa thực tiễn Là tài liệu tham khảo cho các trường trung học phổ thông để có những cải cách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu người học. Giúp cho các nhà quản lý giáo dục có thêm một góc nhìn về chất lượng đào tạo trung học phổ thông hiện nay dựa trên đánh giá của người học, từ đó có những cải cách hợp lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Giúp cho các học sinh đang theo học nhận thấy được những kiến thức mà các học sinh tốt nghiệp chưa được trang bị tốt trong nhà trường, từ đó họ có kế hoạch bổ sung kịp thời trước khi tốt nghiệp trung học phổ thông, chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh của các trường cao đẳng, đại học hoặc các trường đào tạo nghề. Cung cấp một công cụ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Công cụ này có thể áp dụng cho các trường trung học phổ thông ở các khu vực khác của Việt Nam. 1.7. Bố cục luận văn Đề tài nghiên cứu được chia làm năm chương với nội dung cụ thể như sau: Chương l: Tổng quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả và biện luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  16. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm về chất lượng đào tạo Karapetrovic và Willborn (1997) xác định chất lượng là "khả năng của một sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu quy định". Đối với trường trung học phổ thông, sản phẩm là học sinh, hay chính xác hơn, nó là những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực tổng thể của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện của mình. Hằng (2013) cho rằng đào tạo là hoạt động mang tính phối hợp giữa các chủ thể dạy học (người dạy và người học), là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiến hành trong một cơ sở giáo dục, mà trong đó tính chất, phạm vi, cấp độ, cấu trúc, quy trình của hoạt động được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp,hình thức tổ chức, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đánh giá kết quả đào tạo, cũng như về thời gian và đối tượng đào tạo cụ thể. Trong nhiều năm, chất lượng học sinh đậu đại học rất được quan tâm bởi cán bộ quản lý trường trung học phổ thông và người sử dụng lao động. Vì vậy, rất nhiều nghiên cứu điều tra vào chất lượng tốt nghiệp, đảm bảo cho sự thành công tương lai của những học sinh tốt nghiệp. Murray và Robinson (2001) phân loại các kỹ năng yêu cầu của người sử dụng lao động vào ba lĩnh vực: kỹ năng học tập, phát triển cá nhân và kỹ năng doanh nghiệp. Harvey và Green (1994) xác định năm yếu tố mà mà các trường đại học rất quan tâm ở học sinh tốt nghiệp như kiến thức, khả năng trí tuệ, khả năng giỏi chuyên nghành trong một trường đại học hiện đại, kỹ năng giao tiếp và truyền thông. Hội nghị giáo dục trung học trong thế kỷ 21 tại Paris tháng 10/1998 đã đề ra những yêu cầu mới về năng lực của học sinh tốt nghiệp. Sau năm năm triển khai các hoạt động giáo dục trung học trên thế giới theo những khuyến cáo của Hội nghị Paris, trong báo cáo tổng hợp của UNESCO năm 2003 có phân tích rõ những thay đổi mạnh mẽ về bản chất và
  17. 8 nhu cầu của thế giới việc làm, trình bày khái quát các yêu cầu mà trường trung học cần cho học sinh sao cho họ có thể đương đầu với những đòi hỏi của xã hội tri thức. Đó là:  Các tiềm năng để học tập, nghiên cứu (academic capacities), các tiềm năng này dựa trên việc đào tạo chuyên môn, nhưng còn bao gồm tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, có năng lực đổi mới tư duy (un-1earn) và học tập (re-1earn) trong suốt cuộc đời;  Các kỹ năng phát triển cá nhân gắn kết với xã hội: tự tin, quyết tâm cao, tôn trọng các giá trị đạo đức, hiểu biết rộng về xã hội và thế giới;  Các kỹ năng sáng nghiệp (entrepreneurial skill) bao gồm các tiềm năng đáp ứng cả việc lãnh đạo và làm việc nhóm, làm chủ công nghệ thông tin. Ngay từ khi còn đi học, học sinh phải được trang bị, bỗi dưỡng các kỹ năng tự học, đổi mới tư duy giúp người học tự tìm kiếm những kiến thức cần thiết, phục vụ cho việc học, tự bản thân tạo hứng thú trong việc học (Điệp, 2012). Toàn (2011) cho rằng, bên cạnh sự phát triển về trí tuệ, học sinh trung học phổ thông còn phát triển về tự ý thức, các em tự ý thức được về bản thân và môi trường xung quanh. Lứa tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan - hệ thống quan điểm về xã hội, về tự nhiên, các nguyên tắc và quy tắc cư xử...Học sinh trung học phổ thông quan tâm nhiều nhất đến con người, vai trò của con người trong lịch sử quan hệ giữa con người và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, nghĩa vụ và tình cảm. Tóm lại, chất lượng nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng là một khái niệm rộng lớn khó định nghĩa, khó đo lường và có nhiều cách hiểu khác nhau. Với mục đích của nghiên cứu này thành công trong chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông đó chính là chất lượng của học sinh tốt nghiệp trung học. Nói cách khác chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông đó là những gì mà họ đã trang bị cho học sinh sao cho học sinh có thể đương đầu với những đòi hỏi của xã hội tri thức.
  18. 9 2.2. Chương trình đào tạo Chương trình học bao gồm thiết kế, nội dung, và cấu trúc cơ bản thông qua các thuộc tính khác được phân phối (Fal1ows và Steven, 2000). Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giáo dục. Trong nghiên cứu của Baruch và Leeming (1996) phản ánh tầm quan trọng của chương trình giảng dạy như sau: Chương trình này rất quan trọng cho người học, người sử dụng lao động và trường học. Người học được học những gì sẽ được giảng dạy. Vậy làm thế nào chương trình học có thể được phát triển để đáp ứng nhu cầu của trường trung học và học sinh, và làm thế nào để có thể dự kiến năng lực học sinh tốt nghiệp từ một trường cụ thể. Các học giả ở một số nước phàn nàn về các giáo trình lỗi thời và phương pháp giảng dạy, với các khóa học không liên quan đến nhu cầu của học sinh. Có một thiếu hụt nghiêm trọng trong sách giáo khoa và tài liệu học tập. Trong bối cảnh đó, có một lần nữa sự cần thiết phải liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức học tập và doanh nghiệp (Cave và MCKeown 1993). Constable và Mc Cormick (1987) cũng kết luận rằng có một tỷ lệ cao nội dung khóa học không liên quan đến nhu cầu ứng dụng trong cuộc sống. Deutschman (1991), Comer và Haynes (1991) đã chỉ trích chương trình đào tạo chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật mà không chú trọng các kỹ năng giao tiếp, không giảng dạy người học kinh nghiệm lãnh đạo, sự sáng tạo và tinh thần kinh doanh, bỏ qua tầm quan trọng làm việc nhóm, chú trọng lý thuyết - định hướng tập trung hạn hẹp, thiếu quan điểm hội nhập và toàn cầu. Tương tự như vậy, Pesulina (1990), Neelankavil (1994) học sinh cũng cần phải có được các kỹ năng cần thiết và khả năng tích hợp vào chương trình học để được thành công sau khi tốt nghiệp trong công việc ở cấp điển hình, trong các hoạt động kinh doanh, hoặc trong các trường đại học. Điều đó là cần thiết để khuyến khích giao tiếp giữa các trường trung học phổ thông và các trường đại học, các doanh nghiệp. Để đảm bảo rằng học sinh được chuẩn bị để đáp ứng các tiêu chuẩn của nghề nghiệp mà họ muốn được giáo dục, một giáo viên trung học phải biết các tiêu chuẩn này
  19. 10 là gì và trang bị các kỹ năng cũng như kiến thức căn bản ngay từ khi các em còn học trung học phổ thông. Điều này cung cấp một động lực quan trọng đối với giáo viên khi thiết kế cả các khóa học, giáo trình giảng dạy và phương pháp giảng. Chương trình giảng dạy phải liên tục được sửa đổi để ở phù hợp với thay đổi bên ngoài và chương trình giảng dạy cần được xem xét như một quá trình phát triển liên tục thay vì một thực thể cố định. Bằng cách tham khảo ý kiến người sử dụng lao động, các tổ chức giáo dục sẽ phát triển chương trình giảng dạy phù hợp hơn, do đó sẽ giúp học sinh phát triển kiến thức và kỹ năng cần thiết từ khi còn học ở bậc trung học phổ thông. Thông qua giao tiếp với người sử dụng lao động, tổ chức trung học có thể tìm hiểu về những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh tốt nghiệp của họ cũng như để tìm hiểu về những vấn đề mới nhất trong học tập (Neelankavil, 1994), do đó cải thiện chương trình của họ. Tại nước ta các chương trình và sách giáo khoa tràn ngập với lý thuyết, không đủ kiến thức về ứng dụng và kỹ năng thực hiện. Một số tổ chức đã theo các chương trình giảng dạy truyền thống được sử dụng trong nền kinh tế kế hoạch tập trung. Những người khác đã cố gắng để thích nghi với chương trình giảng dạy từ các trường trung học phương Tây. Theo Long và Chi (2004) hầu hết các chương trình giảng dạy và nội dung trong tổ chức Việt Nam, bất chấp những thay đổi gần đây, không được cập nhật và bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ. Tương tự Phú (2001) nhấn mạnh rằng chương trình giảng dạy tại Việt Nam không đa dạng và không liên ngành với các khóa học tự chọn. Hơn nữa, nội dung của nó là học tập theo định hướng và tập trung chủ yếu vào các kỹ năng nghề nghiệp hơn là các kỹ năng nhận thức và kỹ năng xã hội. Người ta lập luận rằng chương trình giảng dạy phù hợp và tùy chỉnh từ các trường trung học nước ngoài nhấn mạnh ứng dụng thực tế sẽ góp phần cải thiện chất lượng học. Một trong những yếu tố giúp cho người học có niềm thích thú trong việc học tập thì tạo ra một môi trường học tập thân thiện cũng rất quan trọng (Điệp, 2012). Trong đó việc tạo mối quan hệ thân thiện và gắn bó của người giáo viên và học sinh là một trong
  20. 11 những yếu tố giúp người học có hứng thú trong việc học và giúp cho người giáo viên hiểu rõ hơn về học sinh và thuận lợi trong việc hỗ trợ học sinh trong qua trình học tập. 2.3. Chất lượng phương pháp giảng dạy Vai trò của giáo viên trong giáo dục sẽ tốt hơn khi được coi như một nhà lãnh đạo giúp học sinh học tập tốt, hơn là chỉ đơn thuần với vai trò của người giảng dạy. Vì vậy, phương pháp giảng dạy trở nên cần thiết để cung cấp thông tin liên lạc tốt hơn giữa học sinh và giáo viên. Có một mối quan tâm lớn về các phương pháp giảng dạy được sử dụng trong nhiều trường trung học. Trong so sánh với phương pháp giảng dạy khác, giảng dạy hiện nay ở nước ta bị chỉ trích như là một giao tiếp một chiều. Một phương pháp giảng dạy cần được khuyến khích là thảo luận trong lớp học hoặc giao tiếp trong lớp học vì nó có một tác động trực tiếp đến thành tích học tập của học sinh (Cruikshank, 1985). Hơn nữa, hiệu quả giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định mức độ hài lòng của học sinh với giáo viên hướng dẫn (Snyder et al…, 1991). Người thầy cần phải làm tốt vai trò người hướng dẫn các quá trình tìm kiếm tri thức, gợi mở những con đường phát hiện tri thức, qua đó trau dồi khả năng độc lập tư duy và sáng tạo cho người học (Đào Hữu Hòa, 2008). Việc sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng giáo dục kém, trong khi phương pháp giảng dạy sáng tạo sẽ góp phần cải thiện kết quả chất lượng giáo dục. Một bằng chứng của việc này là thực tế ngày càng có nhiều các phương pháp giảng dạy tiến bộ và phù đang được sử dụng trong các trường trung học nước ngoài và trong một số trường trung học phổ thông của Việt Nam. Trong điều kiện kho kiến thức của nhân loại đã trở nên khổng lồ và không ngừng tăng lên với tốc độ ngày càng nhanh, nếu việc dạy hướng đến trang bị nhiều kiến thức cho người học thì thời gian đào tạo, cho dù là cả đời người cũng không đủ (Đào Hữu Hòa, 2008). Với nghiên cứu tình huống, "cá nhân dự kiến sẽ nghiên cứu các thông tin được đưa ra trong trường hợp cụ thể và đưa ra quyết định dựa trên tình hình’’ và “cố gắng mô
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2