intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự thất bại của hoạt động huy động vốn tín dụng nhà nước qua phát hành trái phiếu chính phủ năm 2009 và một số khuyến nghị chính sách

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích, đối chiếu và so sánh cả ở thị trường TPCP sơ cấp và thứ cấp, tác giả đề xuất những khuyến nghị chính sách có tính khả thi và thiết thực nhất nhằm nâng cao khả năng huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP ở Việt Nam giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự thất bại của hoạt động huy động vốn tín dụng nhà nước qua phát hành trái phiếu chính phủ năm 2009 và một số khuyến nghị chính sách

  1. 0 BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO 1 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM -------------------- CHÖÔNG TRÌNH GIAÛNG DAÏY KINH TEÁ FULBRIGHT HOAØNG THÒ THU HUYEÀN SÖÏ THAÁT BAÏI CUÛA HOAÏT ÑOÄNG HUY ÑOÄNG VOÁN TÍN DUÏNG NHAØ NÖÔÙC QUA PHAÙT HAØNH TRAÙI PHIEÁU CHÍNH PHUÛ NAÊM 2009 VAØ MOÄT SOÁ KHUYEÁN NGHÒ CHÍNH SAÙCH Chuyeân Ngaønh: Chính saùch coâng Maõ soá: 603114 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC: TS.TRAÀN THÒ QUEÁ GIANG TP. Hoà Chí Minh - naêm 2010
  2. i 0 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP.HCM, ngày tháng năm 2010 Tác giả Hoàng Thị Thu Huyền
  3. ii 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC.................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ, NGỮ VIẾT TẮT ............................................................... iv DANH MỤC BẢNG...................................................................................................v DANH MỤC BIỂU................................................................................................... vi U TÓM TẮT ĐỀ TÀI .................................................................................................. vii MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 U 1. Bối cảnh và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................1 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ..................................................................3 3. Ý nghĩa và kết cấu của đề tài ...............................................................................4 PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC QUA PHÁT HÀNH TPCP Ở VIỆT NAM.....................................................5 1.1. Khái niệm và vai trò của TDNN.......................................................................5 1.1.1. Khái niệm TDNN ............................................................................................5 1.1.2. Vai trò của TDNN ...........................................................................................5 1.2. Hình thức huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP ..................................7 1.2.1. Khái niệm TPCP..............................................................................................7 1.2.2. Ưu, nhược điểm của hình thức huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP............................................................................................................................7 1.3. Nhu cầu huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP ở Việt Nam................8 1.4. Tình hình huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP Việt Nam từ năm 2000 đến nay.............................................................................................................11 1.4.1. Giá trị TPCP phát hành qua các năm ..........................................................11 1.4.2. Cơ cấu TPCP phát hành theo kỳ hạn ..........................................................15 1.4.3. Các phương thức phát hành TPCP ..............................................................16 1.4.4. Qui mô các đợt phát hành TPCP .................................................................17
  4. iii 1.4.5. Đối tượng mua TPCP ...................................................................................18 PHẦN II. P HÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN SỰ THẤT BẠI CỦA CÁC ĐỢT PHÁT HÀNH TPCP VIỆT NAM NĂM 2009..........20 2.1. Sự thất bại của hoạt động huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP năm 2009 ...........................................................................................................................20 2.2. Phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các đợt phát hành TPCP năm 2009 ..............................................................................................22 2.2.1. Môi trường kinh tế không thuận lợi do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những yếu tố bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước ............................22 2.2.2. Nguyên nhân trên thị trường sơ cấp............................................................23 2.2.3. Nguyên nhân trên thị trường thứ cấp ..........................................................35 2.2.3.1. Qui mô thị trường ......................................................................................37 2.2.3.2. Hàng hóa TPCP trên thị trường................................................................38 2.2.3.3. NĐT tham gia thị trường ..........................................................................39 2.2.3.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ giao dịch và thông tin thị trường.......42 PHẦN III. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH............................................................45 3.1. Dỡ bỏ những bất cập của công cụ LSCB hiện nay ......................................46 3.2. Đảm bảo cơ chế lãi suất TPCP linh hoạt, được xác định dựa trên quan hệ cung – cầu về vốn trên thị trường ..........................................................................47 3.3. Phát triển hàng hóa cho thị trường và tập trung phát hành TPCP theo lô lớn, hướng đến hình thành đường cong lãi suất chuẩn của TPCP .....................48 3.4. Thu hút sự tham gia đông đảo của NĐT, phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường ...................................................................................................................49 3.5. Phát triển cơ sở hạ tầng giao dịch và công khai, minh bạch hóa thông tin ....50 KẾT LUẬN ...............................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................55 PHỤ LỤC..................................................................................................................59
  5. iv 2 DANH MỤC CÁC TỪ, NGỮ VIẾT TẮT BTC : Bộ Tài chính CTCK : Công ty chứng khoán HNX : Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội KBNN : Kho bạc Nhà nước LSCB : Lãi suất cơ bản NĐT : Nhà đầu tư ĐTNN : Đầu tư nước ngoài NĐTNN : Nhà đầu tư nước ngoài NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NSNN : Ngân sách Nhà nước ODA : Vốn hỗ trợ phát triển chính thức TDNN : Tín dụng Nhà nước TPCP : Trái phiếu Chính phủ TTCK : Thị trường chứng khoán TTM : Thị trường mở TTTP : Thị trường trái phiếu TTTT : Thị trường tiền tệ YTM : Lợi suất đến khi đáo hạn
  6. v 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Cân đối NSNN và nguồn bù đắp bội chi của Việt Nam 2000 – 2010E .....9  Bảng 1.2: Giá trị TPCP phát hành giai đoạn 2000 – 3/2010.....................................12  Bảng 2.1: Chênh lệch giữa lãi suất yêu cầu của NĐT và lãi suất trần TPCP một số đợt phát hành nửa đầu năm 2009 ..............................................................................25  Bảng 2.2: Chênh lệch lãi suất yêu cầu của NĐT và trần lãi suất TPCP các đợt phát hành cuối năm 2009 ..................................................................................................27  Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 - 2007 .........................29  Bảng 2.4: Cơ cấu và ICOR vốn đầu tư xã hội giai đoạn 1995 – 2008......................33  Bảng 2.5: Giá trị TPCP niêm yết và giao dịch giai đoạn 2000 - 2008......................37 
  7. vi 4 DANH MỤC BIỂU Biểu 1.1: Giá trị TPCP phát hành theo mục đích sử dụng giai đoạn 2000 – 2006 ...10  Biểu 1.2: Tốc độ tăng GDP và CPI giai đoạn 2001 – 2010 ......................................13  Biểu 1.3: TPCP phát hành theo kỳ hạn giai đoạn 2000 – 2008 ................................15  Biểu 1.4: TPCP phát hành theo các phương thức giai đoạn 2000 – 2008 ................16  Biểu 1.5: Qui mô các đợt phát hành TPCP ...............................................................18  Biểu 1.6: Tỷ trọng TPCP phát hành theo đối tượng giai đoạn 2000 - 2008 .............19  Biểu 2.1: Xu hướng tăng của lãi suất liên ngân hàng những tháng cuối năm 2009.........26  Biểu 2.2: Biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ năm 2009 ..................................26  Biểu 2.3: Diễn biến lợi suất TPCP qua các tháng năm 2009 ....................................28  Biểu 2.4: Qui mô thị trường trái phiếu một số quốc gia Châu Á (% GDP).............38  Biểu 2.5: Tổng giá trị giao dịch TPCP của NĐTNN trong năm 2009......................41  Biểu 2.6: Tỷ lệ giao dịch TPCP của NĐTNN và NĐT trong nước năm 2009 .........41 
  8. vii 5 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trái phiếu chính phủ (TPCP) là công cụ quan trọng của hầu hết các quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển nhằm huy động vốn bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) và tài trợ chi đầu tư phát triển. Ở những quốc gia có thị trường tài chính phát triển, TPCP là hàng hóa chủ chốt trên thị trường chứng khoán (TTCK), lãi suất TPCP đóng vai trò là lãi suất mang tính định hướng trên thị trường. Với đặc tính rủi ro thấp, TPCP là loại hàng hóa quan trọng trong việc xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả của các nhà đầu tư (NĐT). Ở Việt Nam, giai đoạn 2000 – 2008, phát hành TPCP là kênh huy động vốn quan trọng bù đắp bội chi ngân sách và tài trợ các dự án đầu tư phát triển quốc gia trong lĩnh vực thủy lợi, y tế, giáo dục. Năm 2009, nhu cầu huy động vốn qua phát hành TPCP càng tăng cao nhằm bù đắp sự gia tăng của bội chi NSNN và đáp ứng nhu cầu vốn tài trợ gói kích thích kinh tế của Chính phủ. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn qua phát hành TPCP trong năm 2009 đã gặp rất nhiều khó khăn, hàng loạt đợt phát hành TPCP không huy động được đồng nào cho ngân sách và rất nhiều đợt phát hành TPCP không có NĐT nào tham gia. Nghiên cứu này sẽ đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của hoạt động huy động vốn tín dụng Nhà nước (TDNN) qua phát hành TPCP ở Việt Nam trong năm 2009, từ đó khuyến nghị một số chính sách quan trọng và có tính khả thi nhất nhằm nâng cao khả năng huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP trong giai đoạn tới. Đề tài nghiên cứu gồm ba phần. Trong phần một, tác giả trình bày sơ lược khái niệm và vai trò của TDNN, khái quát tình hình huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Phần này cũng chứng
  9. viii minh nhu cầu vốn qua phát hành TPCP của Việt Nam từ năm 2000 đến nay, đặc biệt là trong năm 2009 và cả trong giai đoạn tới. Trong phần hai, tác giả mô tả sự thất bại của hoạt động huy động vốn qua kênh phát hành TPCP năm 2009 và phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của hoạt động huy động vốn trong năm 2009. Nguyên nhân thứ nhất là năm 2009 môi trường kinh tế không thuận lợi do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những yếu tố bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước; thứ hai, ở thị trường sơ cấp (thị trường phát hành) trần lãi suất của TPCP do BTC đưa ra quá thấp, không đạt kỳ vọng của NĐT; và thứ ba đó là trên thị trường thứ cấp (thị trường giao dịch), tính thanh khoản của TPCP ở mức thấp nên không hấp dẫn được NĐT. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của hoạt động huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP năm 2009 ở phần hai, trong phần ba đề tài khuyến nghị một số chính sách quan trọng và có tính khả thi nhất nhằm cải thiện những bất cập, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP trong giai đoạn tới. Theo tác giả, có hai nhóm giải pháp cần thực hiện ngay bao gồm: Thứ nhất là nhóm chính sách về lãi suất, đảm bảo cơ chế xác định lãi suất TPCP linh hoạt, dựa vào cung – cầu thị trường trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh lãi suất. Việc dỡ bỏ những bất cập của công cụ lãi suất cơ bản (LSCB) đang tồn tại hiện nay là yếu tố quan trọng để công cụ này không tạo ra rào cản đối với lãi suất TPCP. Thứ hai, nhóm chính sách nhằm nâng cao tính thanh khoản của TPCP trên thị trường thứ cấp như đa dạng hóa sản phẩm, thu hút sự tham gia đông đảo NĐT, thiết lập hệ thống nhà tạo lập thị trường, phát triển cơ sở hạ tầng giao dịch TPCP và minh bạch hóa thông tin.
  10. 1 6 MỞ ĐẦU 16 1. Bối cảnh và câu hỏi nghiên cứu Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển nên nhu cầu về vốn để phục vụ đầu tư phát triển, đặc biệt nguồn vốn dài hạn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là rất lớn. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội trên tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2009 lên đến 42,4% và bình quân của cả giai đoạn 1995 – 2009 là 30,7%/năm 1 . Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, Việt Nam đã đẩy mạnh huy động vốn cả trong và ngoài nước, trong đó phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) là một kênh quan trọng. Theo thống kê của Bộ tài chính (BTC), trong giai đoạn 2000 – 2007, vốn huy động từ phát hành TPCP bù đắp khoảng 64% thâm hụt NSNN và tài trợ các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực giao thông thủy lợi, đầu tư xây dựng, kiên cố hóa trường học...Giai đoạn 2005 – 2007, với những yếu tố thuận lợi của nền kinh tế toàn cầu, sự phát triển ổn định của nền kinh tế trong nước, khối lượng vốn huy động qua phát hành TPCP nội địa tăng cao, bình quân đạt 50.000 tỷ đồng/năm, tương đương khoảng 5% GDP. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thành công trong đợt huy động vốn qua phát hành TPCP lần đầu tiên ra thị trường quốc tế vào tháng 10/2005 với khối lượng 750 triệu USD, lợi suất 7,125%/năm. Tuy nhiên, từ giữa năm 2008 đến nay, trước tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cùng những yếu tố bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước 1 Nguyễn Phi Lân (2010), “Hướng tới tăng trưởng bền vững tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 6 tháng 3/2010, trang 1-9,[15].
  11. 2 và hơn hết là những vấn đề tồn tại của chính thị trường chứng khoán nợ này thì huy động vốn qua phát hành TPCP có xu hướng giảm. Đặc biệt, trong năm 2009, các đợt phát hành TPCP liên tiếp thất bại. Theo thống kê, năm 2009 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức 51 đợt đấu thầu TPCP bằng nội tệ với tổng khối lượng gọi thầu là 62.700 tỷ đồng nhưng kết quả chỉ huy động được 2.578 tỷ đồng, tức tỷ lệ thành công chỉ đạt 4,18%. Đáng nói hơn là có rất nhiều phiên đấu thầu không có NĐT nào tham gia. Do vậy, việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại liên tiếp của các đợt phát hành TPCP gần đây đang là một yêu cầu cấp thiết nhằm đưa ra những khuyến nghị thiết thực góp phần cải thiện và nâng cao khả năng thành công của các đợt phát hành TPCP trong thời gian tới. Việc khơi thông kênh huy động vốn từ phát hành TPCP cũng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu (TTTP) nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung trong giai đoạn tới qua việc hình thành một khối lượng hàng hóa đa dạng trên thị trường. Đặc biệt, tín phiếu kho bạc với nhiều kỳ hạn trở thành một hàng hóa chủ chốt trên thị trường mở (TTM), tạo công cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Để làm rõ nội dung trên, đề tài sẽ tập trung giải quyết hai câu hỏi sau: 1. Những nguyên nhân chính nào làm cho các đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ Việt Nam trong năm 2009 liên tục thất bại? 2. Những giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tín dụng Nhà nước (TDNN) qua phát hành TPCP là gì?
  12. 3 17 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu hình thức huy động vốn TDNN bằng phát hành TPCP, không nghiên cứu các hình thức TDNN khác như vay ODA hay vay nợ ngân hàng. TPCP được đề cập trên đây gồm các loại trái phiếu ngắn, trung và dài hạn do Chính phủ phát hành bằng đồng nội tệ (VND) và ngoại tệ (USD) trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, không nghiên cứu các loại trái phiếu do địa phương và trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh phát hành. Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp luận chính là tổng hợp, thống kê mô tả, phân tích, đối chiếu so sánh. Trong phần một, phương pháp tổng hợp và thống kê mô tả được sử dụng chính để khái quát về nhu cầu và tình hình huy động TDNN qua phát hành TPCP ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Trong phần hai và ba, phương pháp thống kê mô tả, phân tích qui nạp và diễn dịch, kết hợp với đối chiếu so sánh được sử dụng để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: những nguyên nhân chính nào làm cho các đợt đấu thầu TPCP Việt Nam trong năm 2009 liên tục thất bại? Cụ thể, việc tổng hợp, mô tả, đối chiếu so sánh lãi suất TPCP phát hành trong năm 2009 với lãi suất đặt thầu của NĐT, mặt bằng lãi suất huy động, cho vay trên thị trường, lợi suất TPCP cùng kỳ hạn đang giao dịch trên thị trường sẽ làm rõ sự bất cập của lãi suất TPCP phát hành trên TTTP sơ cấp trong năm qua và vì vậy đã không thu hút được NĐT. Những khía cạnh khác như qui mô, chủng loại hàng hóa TPCP, cơ sở hạ tầng giao dịch cũng được mô tả, kết hợp với đối chiếu so sánh với các quốc gia Đông Á cũng như TTTP Mỹ để thấy rõ những
  13. 4 hạn chế của TTTP thứ cấp ở Việt Nam hiện nay khiến tính thanh khoản của loại chứng khoán nợ này còn ở mức rất thấp. Từ những tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh cả ở thị trường TPCP sơ cấp và thứ cấp, tác giả đề xuất những khuyến nghị chính sách có tính khả thi và thiết thực nhất nhằm nâng cao khả năng huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP ở Việt Nam giai đoạn tới. 18 3. Ý nghĩa và kết cấu của đề tài Như vừa đề cập trên đây, đề tài mang lại cái nhìn khái quát về tình hình huy động TDNN qua hình thức phát hành TPCP ở Việt Nam giai đoạn từ 2000 đến nay. Trong đó, đề tài đi sâu tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của hoạt động huy động vốn qua phát hành TPCP trong năm 2009 vừa qua để từ đó đề xuất những khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao khả năng huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của đề tài bao gồm ba phần chính. Phần một trình bày khái quát sự cần thiết và tình hình huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Phần hai mô tả sự thất bại của hoạt động huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP năm 2009, đánh giá và phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại đó. Phần ba trình bày một số khuyến nghị chính sách giúp Việt Nam nâng cao khả năng huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP trong giai đoạn tới.
  14. 5 7 PHẦN I 8 SỰ CẦN THIẾT VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG 9 NHÀ NƯỚC QUA PHÁT HÀNH TPCP Ở VIỆT NAM 19 1.1. Khái niệm và vai trò của TDNN 31 1.1.1. Khái niệm TDNN TDNN là một biện pháp huy động nguồn lực tài chính do Nhà nước thực hiện thông qua hình thức vay (trong và ngoài nước) và cho vay đầu tư phát triển kinh tế. TDNN xuất hiện nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết tình trạng thâm hụt NSNN và yêu cầu phát triển kinh tế do Nhà nước thực hiện. (Trần Văn Giao (2009) 32 1.1.2. Vai trò của TDNN Về mặt lý thuyết, TDNN có bốn vai trò quan trọng (Trần Văn Giao (2009). Thứ nhất, TDNN giúp phân phối lại các nguồn lực tài chính của xã hội thông qua việc Chính phủ thực hiện huy động các nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ gia đình vay lại nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư phát triển theo kế hoạch, định hướng của Nhà nước. Thứ hai, TDNN góp phần bù đắp thâm hụt NSNN và lành mạnh hóa nền tài chính – tiền tệ quốc gia. Việc vay nợ của Nhà nước là một biện pháp tín dụng quan trọng nhằm bù đắp thiếu hụt NSNN và bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển. Chính phủ có thể thực hiện huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong nước cũng như từ các Chính phủ, tổ chức, cá nhân ở nước ngoài dưới các hình thức phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc, chứng chỉ đầu tư và các hiệp định vay nợ. Cơ chế TDNN
  15. 6 ra đời giúp xóa bỏ cơ chế phát hành tiền để bù đắp thâm hụt NSNN, là nền tảng cho việc lành mạnh hóa khu vực tiền tệ - ngân hàng, góp phần duy trì giá trị đồng nội tệ quốc gia. TDNN ra đời còn giúp tách bạch hoạt động tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, có tác dụng tích cực hạn chế rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng thương mại (NHTM). Thứ ba, TDNN góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư. Mục tiêu của TDNN là thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, giải quyết những vấn đề tồn tại của cơ chế thị trường như phân hóa giàu nghèo, hàng hóa công... Vì vậy, TDNN tập trung vào các dự án qua đó trực tiếp hoặc gián tiếp khuyến khích phát triển các ngành nghề, lĩnh vực theo định hướng của Nhà nước, góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, nếu các cơ chế, chính sách quản lý TDNN được qui định chặt chẽ sẽ có tác động tích cực trong việc phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả cho hoạt động đầu tư thuộc trách nhiệm tài chính quốc gia. Thứ tư, TDNN cung cấp hàng hóa cho thị trường tài chính, tham gia điều tiết tiền tệ và kiềm chế lạm phát hoặc giảm phát trong nền kinh tế. Huy động TDNN thông qua phát hành TPCP kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn sẽ góp phần bổ sung, đa dạng hóa hàng hóa trên thị trường tài chính. Đặc biệt, tín phiếu kho bạc được phát hành với khối lượng lớn và thường xuyên trở thành hàng hóa chủ lực tham gia TTM - một công cụ gián tiếp để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Tùy vào tình hình kinh tế ở từng thời kỳ nhất định, NHNN sẽ sử dụng TPCP với các kỳ hạn thích hợp để bơm hoặc rút tiền ra khỏi lưu thông nhằm điều hòa, ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát hoặc giảm phát trong nền kinh tế.
  16. 7 20 1.2. Hình thức huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP 33 1.2.1. Khái niệm TPCP Theo Nghị định 141/2003/NĐ-CP, ngày 20/11/2003 [18], “Trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán nợ, do Chính phủ phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu”. Như vậy, TPCP là một loại công cụ nợ mà Chính phủ sử dụng để huy động vốn trong và ngoài nước. TPCP bao gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư và trái phiếu ngoại tệ. TPCP có thể được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ. 34 1.2.2. Ưu, nhược điểm của hình thức huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP Huy động vốn TDNN có thể được thực hiện qua các hình thức như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay nợ ngân hàng hay phát hành TPCP. Huy động vốn qua phát hành TPCP là hình thức huy động TDNN thông qua việc Chính phủ phát hành chứng khoán nợ để vay nợ trong và ngoài nước. Ưu điểm của hình thức này là phạm vi huy động vốn rộng vì Chính phủ có thể thực hiện việc phát hành TPCP để huy động vốn ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Một ưu điểm nữa đó là phát hành TPCP tạo điều kiện vay nợ trung và dài hạn cho Nhà nước trong khi người mua TPCP không nhất thiết phải nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn mà có thể chuyển nhượng TPCP để thu hồi vốn trên thị trường thứ cấp. TPCP được phát hành và giao dịch trên thị trường góp phần đa dạng hóa hàng hóa trên thị trường tài
  17. 8 chính, là công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Chính vì vậy hiện nay phát hành TPCP đã trở thành hoạt động thường xuyên ở hầu hết các nước, kể cả những nước có thặng dư ngân sách. Tuy có nhiều ưu điểm so với các hình thức TDNN khác nhưng vay nợ bằng hình thức phát hành TPCP sẽ tạo ra nợ trong tương lai, làm tăng chi ngân sách quốc gia nên khối lượng vay nợ cũng phải được tính toán và phải có kế hoạch trả nợ cùng với lãi vay hợp lý để không gây nên mất cân đối lớn cho ngân sách và tạo ra những bất ổn cho nền kinh tế quốc gia. 21 1.3. Nhu cầu huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP ở Việt Nam Ở Việt Nam, phát hành TPCP được sử dụng như một kênh quan trọng nhằm huy động vốn bù đắp thâm hụt ngân sách và tài trợ các dự án đầu tư phát triển quốc gia. Số liệu thống kê bảng 1.1 cho thấy, chưa kể các khoản chi ngoài ngân sách được thực hiện thông qua các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, thâm hụt ngân sách của Việt Nam suốt giai đoạn 2000 – 2008 luôn ở mức xấp sỉ 5% GDP/năm. Năm 2009, với việc đưa ra gói kích thích kinh tế qui mô 8 tỷ USD của Chính phủ (tương đương khoảng 10% GDP của năm 2009) nhằm ngăn chặn đà suy giảm và kích thích tăng trưởng kinh tế trước tác động bất lợi của khủng khoảng kinh tế toàn cầu đã đẩy mức thâm hụt NSNN của Việt Nam lên đến 6,9% GDP. 2 Để bù đắp bội chi ngân sách ngày một gia tăng, Chính phủ đẩy mạnh thực hiện vay nợ trong và ngoài nước, trong đó nguồn vay trong nước chiếm trên 70%. 3 2 Ứớc tính thâm hụt NSNN năm 2010 của Việt Nam sẽ tiếp tục ở mức cao, khoảng 6,2% GDP. 3 Theo số liệu báo cáo mới nhất của Ủy ban Kinh tế và Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, tỷ lệ dự nợ Chính phủ năm 2010 có thể lên tới 44,6% GDP, tiến gần sát với mức an toàn theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế đối với tỷ lệ này đối với các quốc gia đang phát triển là dưới 50% GDP.
  18. 9 Bảng 1.1: Cân đối NSNN và nguồn bù đắp bội chi của Việt Nam 2000 – 2010E Nguồn bù đắp bội chi NSNN Bội chi NSNN Tỷ lệ bội chi/GDP (tỷ đồng) Năm (tỷ đồng) (%) Vay trong nước Vay ngoài nước 2000 18.212 4,12 15.370 2.842 2001 25.885 5,38 17.195 8.690 2002 24.348 4,54 18.382 5.966 2003 29.936 4,88 22.895 7.041 2004 34.703 4,85 27.450 7.253 2005 40.746 4,86 32.420 8.326 2006 48.500 4,98 36.000 12.500 2007 56.500 4,94 43.000 13.500 2008 66.200 4,48 51.200 15.000 2009 115.900 6,90 99.900 16.000 2010E 119.700 6,20 98.700 21.000 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của BTC,[36] và Tổng cục Thống kê [39]. Theo số liệu thống kê của BTC, vốn huy động từ phát hành TPCP giai đoạn 2000 – 2006 tài trợ trên 64% thâm hụt NSNN của Việt Nam, chiếm 73% tổng giá trị TPCP phát hành giai đoạn này. Ngoài bù đắp thâm hụt NSNN, vốn huy động từ TPCP còn nhằm tài trợ các dự án đầu tư phát triển kinh tế theo định hướng Nhà nước (hạch toán ngoài ngân sách). Trong giai đoạn 2000 – 2006, khoảng 20% vốn từ phát hành TPCP dùng để tài trợ cho các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia trong các lĩnh vực giao thông thủy lợi, đầu tư xây dựng, nâng cấp bệnh viện tuyến huyện, thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học (biểu 1.1). Với qui mô thâm hụt NSNN tiếp tục gia tăng từ 2007 đến nay, đặc biệt trong năm 2009, trước nhu cầu vốn tài trợ gói kích thích kinh tế của Chính phủ thì áp lực huy động vốn từ kênh phát hành TPCP của Việt Nam càng lớn hơn rất nhiều. Cụ thể, theo số liệu báo cáo từ BTC, nhu cầu vốn TPCP trong năm 2009 lên đến
  19. 10 200.000 tỷ đồng 4 và năm 2010, theo ước tính, nhu cầu vốn từ TPCP là 114.000 tỷ đồng, bao gồm 56.000 tỷ đồng vốn TPCP theo kế hoạch giải ngân đã được Chính phủ phê duyệt 5 và nhu cầu thanh toán nợ vay TPCP đáo hạn trong năm 2010 trên 50.000 tỷ đồng 6 . (Tham khảo dư nợ TPCP nội tệ Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2008 tại phụ lục 2). Biểu 1.1: Giá trị TPCP phát hành theo mục đích sử dụng giai đoạn 2000 – 2006 Huy động vốn bằng TPCP theo mục đích sử dụng (bình quân giai đoạn 2000 - 2006 (%)) Cho giáo dục; 3,0% Cho Ngân hàng Cho công trình Phát triển; Trung ương; 7,5% 0,02% Cho giao thông Cho ngân sách thủy lợi; 16,7% nhà nước; 72,9% Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu công bố của Bộ tài chính,[36]. Trong giai đoạn tới, để bù đắp thâm hụt NSNN và đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ đầu tư phát triển kinh tế ngày càng cao của Việt Nam thì hoạt động huy động vốn 4 Nhu cầu huy động vốn từ TPCP năm 2009 khoảng 200.000 tỷ đồng, trong đó, KBNN là 126.000 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội 10.000 tỷ đồng. 5 Trong 56.000 tỷ đồng vốn TPCP được duyệt, vốn cho các dự án ngành giao thông vận tải là 28.000 tỷ đồng, thủy lợi 13.600 tỷ đồng, y tế 5.600 tỷ đồng, di dân tái định cư thủy điện Sơn La 1.500 tỷ đồng, giáo dục 6.500 tỷ đồng. 6 Tham khảo tại trang http://www.tin247.com/nam_2010_se_co_66000_ty_dong_von_trai_phieu_chinh_phu- 3-21527624.html, truy cập ngày 1/4/2010.
  20. 11 TDNN qua phát hành TPCP sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) sẽ có xu hướng giảm dần khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD. Việc vay mượn tạm thời từ NHNN sẽ tiềm ẩn những rủi ro gia tăng lạm phát trong nền kinh tế nếu không được kiểm soát hợp lý, gây khó khăn cho hoạt động điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt, đẩy mạnh huy động vốn cho ngân sách bằng việc phát hành TPCP với nhiều kỳ hạn khác nhau cũng sẽ góp phần phát triển hàng hóa của thị trường tài chính, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển của TTCK nói chung và TTTP Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, TPCP còn là công cụ để các NHTM sử dụng nhằm đa dạng hóa rủi ro và đảm bảo tính thanh khoản thông qua việc cầm cố, chiết khấu tại NHNN hay trên thị trường liên ngân hàng để vay vốn khi cần thiết. Đặc biệt, tín phiếu kho bạc hiện là hàng hóa chủ chốt trên TTM, là công cụ quan trọng giúp NHNN điều tiết cung – cầu tiền trong nền kinh tế nhằm kìm chế lạm phát, ổn định tiền tệ. 22 1.4. Tình hình huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP Việt Nam từ năm 2000 đến nay 35 1.4.1. Giá trị TPCP phát hành qua các năm Trong thời gian qua, hoạt động phát hành TPCP đã đạt những kết quả nhất định. Khối lượng và giá trị TPCP phát hành tăng lên qua các năm, đặc biệt giai đoạn 2005 – 2007, giá trị TPCP phát hành tăng rất mạnh (bảng 1.2).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2