intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu những tác động của chủ trương DĐĐT đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội trong phạm vi của một huyện thuộc vùng ĐBSH - huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Từ đó thấy được những thay đổi cơ bản của kinh tế - xã hội của địa phương này sau khoảng 10 năm từ một chủ trương về đất nông nghiệp; đồng thời đánh giá sự phù hợp của chủ trương này đối với điều kiện và thực trạng nền nông nghiệp của huyện và tỉnh, chỉ ra những hạn chế và đề xuất một số kiến nghị cho công tác DĐĐT và phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ NGUYỄN THỊ THANH MỸ BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VĂN GIANG (HƯNG YÊN) SAU QUÁ TRÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA (1999 - 2008) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2009 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------- NGUYỄN THỊ THANH MỸ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ - XÃ HỘI VĂN GIANG (HƯNG YÊN) SAU QUÁ TRÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA 1999 - 2008 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Đình Lê HÀ NỘI 2009 2
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ 5 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 6 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................... 8 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ .......................................................................... 11 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 12 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 13 6. Bố cục của luận văn .................................................................................................. 13 CHƯƠNG 1:QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở HUYỆN VĂN GIANG (HƯNG YÊN) 1999 – 2008. ...................................................... 14 1.1 Một số vấn đề về chủ trương dồn điền đổi thửa .................................................. 14 1.1.1 Quan hệ sở hữu, sử dụng đất đai ở Việt Nam trước khi có chủ trương DĐĐT ................................................................................................................................ 14 1.1.2. Tình trạng manh mún đất đai ở Việt Nam: nguyên nhân, thực trạng và hệ quả. .......................................................................................................................... 16 1.1.3. Chủ trương DĐĐT của nhà nước: quá trình thực hiện và những kết quả ban đầu ........................................................................................................................... 19 1.2. Quá trình thực hiện DĐĐT ở tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang ................. 24 1.2.1 Quá trình triển khai công tác DĐĐT ở Hưng Yên......................................... 24 1.2.2. Tình hình thực hiện DĐĐT ở huyện Văn Giang .......................................... 32 CHƯƠNG 2:BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI VĂN GIANG KHI THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA (1998 – 2008) ........................................................... 45 2.1. Chuyển biến trong quy hoạch, sử dụng đất......................................................... 45 2.1.1. Chuyển biến trong quy hoạch, sử dụng đất tự nhiên và đất nông nghiệp của huyện. ...................................................................................................................... 45 2.1.2. Những chuyển biến trong cơ cấu đất và cây trồng nông nghiệp. ................. 50 2.2 Những biến đổi về kinh tế ...................................................................................... 54 2.2.1 Biến đổi cơ cấu kinh tế chung. ...................................................................... 54 2.2.2. Chuyển dịch nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ............................ 61 2.2.3. Sự xuất hiện những mô hình kinh tế hiệu quả cao ........................................ 67 2.3. Những biến đổi về xã hội ....................................................................................... 74 2.3.1. Biến đổi trong lực lượng lao động ................................................................ 74 2.3.2. Thu nhập và đời sống của nhân dân ............................................................. 79 3
  4. 2.3.3. Việc làm cho lao động ở nông thôn .............................................................. 81 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VĂN GIANG 1999 - 2008. .......................................................... 85 3.1. Về công tác DĐĐT ................................................................................................. 85 3.1.1. Tiến độ thực hiện còn chậm và chưa triệt để ................................................ 85 3.1.2. Những vướng mắc từ cơ chế. ........................................................................ 87 3.1.3. DĐĐT chưa gắn liền với quá trình tích tụ ruộng đất .................................... 89 3.1.4. Về mặt xã hội ................................................................................................ 90 3.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình DĐĐT của Văn Giang ....................... 92 3.3. Một số kiến nghị ..................................................................................................... 94 3.3.1 Với công tác DĐĐT ở Văn Giang. ................................................................ 94 3.3.2. DĐĐT và vấn đề tích tụ ruộng đất ở Việt Nam. ........................................... 96 3.3.3. Vấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. .................. 98 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 103 PHỤ LỤC..................................................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 114 4
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DĐĐT: Dồn điền đổi thửa ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng HTX: Hợp tác xã HU: Huyện uỷ UBND: Uỷ ban nhân dân huyện TU: Tỉnh uỷ TƯ: Trung ương 5
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất đai là một nguồn lực quan trọng của Việt Nam. Sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian dài phụ thuộc vào việc sử dụng có hiệu quả hay không nguồn lực đất đai và những chính sách có liên quan đến đất đai, thị trường đất, các đầu tư và nguồn lực tương ứng. Cũng như nhiều nơi trên thế giới, đất đai và sử dụng đất đai luôn là vấn đề cơ bản trong lịch sử cũng như trong sự phát triển của Việt Nam hiện tại và tương lai. Với khoảng 75% dân số vẫn còn sinh sống ở khu vực nông thôn, thì các vấn đề liên quan đến tập trung đất đai, tính linh hoạt trong sử dụng đất, vai trò của thay đổi kĩ thuật, công nghệ hay ảnh hưởng của các chính sách về thuế, tín dụng… luôn luôn là vấn đề có tính thời sự. Là một nước nông nghiệp, mọi chủ trương, chính sách về đất đai của Việt Nam đều có tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đến toàn bộ nền kinh tế và đời sống xã hội. Nửa cuối thế kỉ XX, Việt Nam đã chứng kiến nhiều nỗ lực cải cách đất đai của chính quyền ở cả hai miền Nam, Bắc. Đặc biệt là từ sau năm 1986, những chính sách về nông nghiệp nói chung, đất đai nói riêng đã tác động trực tiếp đến đặc điểm của nền nông nghiệp Việt Nam. Đặc điểm của đất nông nghiệp Việt Nam từ sau đổi mới là tình trạng manh mún, phân tán. Tình trạng này bắt nguồn từ việc Nhà nước luôn đảm bảo tính công bằng trong chính sách giao quyền sử dụng đất cho nông dân. Nhưng mặt trái của sự công bằng lại là tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, thủ công, năng suất thấp, khó áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nhiều cơ hội để công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền nông nghiệp đã bị bỏ qua. Từ năm 1993, Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích các địa phương cho các hộ tiến hành đổi ruộng để tránh tình trạng một hộ phải 6
  7. canh tác trên hai mảnh ruộng. Chủ trương này đã được áp dụng ở một số địa phương và cho kết quả khả quan. Những năm 1999 – 2000, chủ trương dồn điền đổi thửa (DĐĐT) - hay còn gọi là dồn thửa đổi ruộng - đã trở thành một chủ trương lớn trong cả nước, trong đó chú trọng ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), nơi có tình trạng ruộng đất manh mún nhất nước, nhằm tập trung ruộng đất thành những mảnh có diện tích tương đối lớn, để từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hưng Yên là một trong những tỉnh đi đầu thực hiện công tác này. Từ năm 1998, Hưng Yên đã có chủ trương thực hiện DĐĐT đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong tỉnh, nhằm đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển mạnh, tận dụng được lợi thế của một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu. Chủ trương này của Hưng Yên đã nhanh chóng được triển khai đến từng thôn, xã và mang lại những hiệu quả kinh tế khả quan. Là một trong những huyện có nền kinh tế - xã hội phát triển hàng đầu của Hưng Yên, lại nằm ở vị trí địa lý tương đối thuận lợi, huyện Văn Giang đã sớm triển khai và hoàn thành tốt công tác DĐĐT. Sau một thời gian tiến hành, công cuộc DĐĐT ở Văn Giang không những khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún mà còn mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong những năm từ 1999 đến 2008, chủ trương DĐĐT đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất tập trung, cung cấp hàng hoá cho thị trường, tạo đà để các ngành kinh tế khác phát triển và nâng cao đời sống của nhân dân, tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế, xã hội của địa phương. Với mong muốn tìm hiểu những biến đổi về kinh tế - xã hội của huyện Văn Giang sau 10 năm triển khai công tác DĐĐT tôi chọn đề tài: 7
  8. Biến đổi kinh tế - xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình DĐĐT 1999 - 2008 làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề DĐĐT là một chủ trương lớn của nhà nước nhằm làm thay đổi cung cách sử dụng đất nông nghiệp, thói quen, tập quán làm ăn của người nông dân, đưa người nông dân đến gần hơn nữa với nền nông nghiệp hàng hoá, một trong những bước quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết, đánh giá về tình hình đất nông nghiệp và vấn đề sử dụng, sở hữu đất nông nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là sau công cuộc đổi mới. Năm 1996, hai tác giả Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang có công trình nghiên cứu “Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, NXB CTQG, Hà Nội 1996, đã đưa ra những nhìn nhận, đánh giá, phân tích về đặc điểm nền nông nghiệp Việt Nam, tác động của những chính sách kinh tế đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam qua các giai đoạn từ 1981 đến 1996. Tuy nhiên, vấn đề tập trung ruộng đất mới chỉ được nhắc đến như một giải pháp cho nền nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tiếp theo. Năm 2001, Khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn trường Đại học Kinh tế quốc dân, xuất bản cuốn sách “Nông nghiệp nông thôn Việt Nam bước vào thế kỉ XXI”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2001, đã đánh giá tình hình nông nghiệp Việt Nam cho đến hết năm 2000, trong đó đề cập đến thực trạng nông nghiệp Việt Nam và những và những chính sách phát triển nông nghiệp trước năm 2000. Sách lược DĐĐT ở đây được đánh giá là một chính sách tích cực nhưng tiến trình thực hiện và hiệu quả chưa cao. 8
  9. Năm 2006, tác giả Đặng Kim Sơn có công trình nghiên cứu: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm sau đổi mới, NXB CTQG, Hà Nội 2006, đã có những nhìn nhận, phân tích và đánh giá về nông nghiệp Việt Nam những năm trước và sau đổi mới. Tác giả có đề cập đến những Nghị quyết của TƯ về vấn đề DĐĐT và tác động của chủ trương này đến nông nghiệp Việt Nam cho tới năm 2005. Những phân tích của Đặng Kim Sơn về tính chất manh mún của ruộng đất, đặc biệt ở khu vực ĐBSH và kết quả trước mắt của công tác DĐĐT đã khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam và thế giới. Năm 2008, tác giả Nguyễn Hữu Tiến trong cuốn “Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2008, đã dành một phần tập trung đánh giá tình hình “tích tụ và tập trung đất nông nghiệp” ở Việt Nam. Trong đó tác giả đã có những phân tích cụ thể về thực trạng manh mún đất đai của ĐBSH, chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng này và phân tích những hình thức tập trung và tích tụ ruộng đất, trong đó có chủ trương DĐĐT. Tuy nhiên tác giả cũng chỉ mới đề cập đến kết quả sơ bộ của chính sách này mà chưa đi sâu phân tích những tác động đến sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Trong số những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, có thể kể đến hai công trình nghiên cứu khá trực tiếp và sâu sắc đến tình trạng manh mún, những chính sách nhằm giảm thiểu tình trạng manh mún về ruộng đất và tác động của nó đến nông nghiệp Việt Nam. Đó là cuốn “Phát triển nông nghiệp và những chính sách đất đai ở Việt Nam” của các tác giả Sally P.Marsh, T. Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng – Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Ôx-trây-lia và Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội năm 2007 và “Đất đai trong thời kì đổi mới, cải cách và nghèo đói của nông thôn Việt Nam” của Martin Ravallion và Dominique van de 9
  10. Walle – Nhà xuất bản văn hóa thông tin 2008. Dưới góc nhìn của những nhà nghiên cứu nước ngoài, chủ trương DĐĐT được xem như một giải pháp hữu hiệu cho quá trình giảm thiểu manh mún, tập trung diện tích đất nông nghiệp lớn, khắc phục đói nghèo và kích thích nông nghiệp Việt Nam phát triển. Các tác giả này đã có những đánh giá khá thuyết phục về tác động của chính sách DĐĐT đến tập quán sản xuất của người nông dân Việt Nam và những biến đổi trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Hiện vẫn chưa có một công trình riêng nào tập hợp, nghiên cứu, đánh giá về quá trình DĐĐT, cũng như tác động của nó đến nền nông nghiệp và đời sống kinh tế xã hội Việt Nam kể từ khi nó được triển khai tới nay. Nhiều nhất vẫn là các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành của ngành nông nghiệp, kinh tế về kết quả DĐĐT ở một số địa phương và những thay đổi của nông thôn ở các cùng miền sau DĐĐT. Đáng chú ý có bài viết “Quan hệ họ hàng với việc DĐĐT và sử dụng ruộng đất với góc nhìn vốn xã hội ở một làng Bắc Trung Bộ” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh và Thomése Fluer trên Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, số 4/2007. Bài viết nghiên cứu về quan hệ họ hàng dưới góc nhìn dòng họ và góc nhìn mạng lưới họ hàng lấy cá nhân làm trung tâm trong việc DĐĐT và sử dụng ruộng đất. Với cách tiếp cận xã hội học, hai tác giả đã chỉ ra rằng người nông dân đã khai thác hiệu quả nguồn vốn xã hội - với biểu hiện cụ thể là tinh thần trách nhiệm và sự tin cậy lẫn nhau giữa những người có quan hệ họ hàng, để nhận chung ruộng cùng nhau khi DĐĐT ở làng Quỳnh Đôi, xã Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tác giả Mai Thị Thanh Xuân trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 297 (2/2003) có bài viết: “Chuyển đổi ruộng đất ở 3 tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh” đã tổng kết quá trình DĐĐT và chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp của 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, qua đó phân tích những hiệu quả của 10
  11. chủ trương này và những hạn chế cần được xem xét, những kinh nghiệm rút ra cho công tác chuyển đổi ruộng đất. Gần đây có khoá luận “Quá trình thực hiện chủ trương DĐĐT ở tỉnh Thái Bình” của sinh viên Phạm Thị Thuý, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoá luận đã tìm hiểu tương đối chi tiết quá trình thực hiện chủ trương DĐĐT trên địa bàn tỉnh Thái Bình, kết quả đạt được và sơ lược về những tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Riêng về quá trình DĐĐT ở Hưng Yên và ở huyện Văn Giang, tác động của chủ trương này đến kinh tế xã hội của huyện sau khoảng 10 năm thực hiện thì chưa có một nghiên cứu, tổng kết đánh giá nào cụ thể. Kết quả của quá trình DĐĐT mới chỉ được tổng kết trong các báo cáo của UBND huyện, phòng Nông nghiệp và phòng Tài nguyên môi trường, những thay đổi về kinh tế xã hội cũng được tổng kết sơ lược trong báo cáo phát triển kinh tế xã hội của huyện, tỉnh hàng năm. Sau những tổng kết, báo cáo về kết quả công tác DĐĐT của các địa phương trong cả nước, của tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang, đã cho thấy đây là một chủ trương đúng đắn và kịp thời không chỉ đối với ngành nông nghiệp. Việc đi sâu, tìm hiểu, đánh giá những thay đổi trong hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương từ một chính sách đất đai là một việc làm cần thiết. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn vấn đề này để nghiên cứu trong luận văn của mình. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ Mục đích nghiên cứu của đề tài “Biến đổi kinh tế - xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình DĐĐT 1999 – 2008” tìm hiểu những tác động của chủ trương DĐĐT đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội trong phạm vi của một huyện thuộc vùng ĐBSH - huyện Văn Giang, 11
  12. tỉnh Hưng Yên. Từ đó thấy được những thay đổi cơ bản của kinh tế - xã hội của địa phương này sau khoảng 10 năm từ một chủ trương về đất nông nghiệp; đồng thời đánh giá sự phù hợp của chủ trương này đối với điều kiện và thực trạng nền nông nghiệp của huyện và tỉnh, chỉ ra những hạn chế và đề xuất một số kiến nghị cho công tác DĐĐT và phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương trong thời gian tới. Với một huyện thuộc ĐBSH như Văn Giang, một chủ trương về đất đai có thể tác động lớn đến nhiều ngành kinh tế và đời sống xã hội của nhân dân. Vì thế, nhiệm vụ của Luận văn là: trên cơ sở tìm hiểu về việc thực hiện chủ trương DĐĐT, đặc biệt là việc thực hiện DĐĐT của Văn Giang, từ đó tìm ra những tác động của chủ trương này tới kinh tế, xã hội của huyện. Đó là những thay đổi về kinh tế, về quản lí, sử dụng đất đai, cơ cấu lao động, chất lượng cuộc sống của nhân dân trong đó tập trung vào những biến đổi trong sử dụng đất nông nghiệp, tổ chức sản xuất nông nghiệp và đời sống xã hội của người dân. 4. Phạm vi nghiên cứu Những thay đổi về kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn trong cả nước sau quá trình thực hiện DĐĐT đã được phản ánh nhiều trên các tạp chí chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào về những biến đổi kinh tế - xã hội cụ thể ở những địa phương trong cả nước trong và sau quá trình DĐĐT. Vì thế, trong Luận văn của mình tôi tập trung tìm hiểu những thay đổi về kinh tế - xã hội của một huyện ở ĐBSH là huyện Văn Giang của tỉnh Hưng Yên, từ đó đánh giá bước đầu về những hiệu quả của chủ trương này đối với đời sống kinh tế - xã hội của nông dân và nông thôn một cách sâu sắc hơn và tìm ra những bước đi thích hợp cho thời gian tới. 12
  13. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng mang tính xuyên suốt là phương pháp nghiên cứu lịch sử, kết hợp thống kê, so sánh, giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ biện chứng, trong trạng thái vận động, phát triển. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các biện pháp thu thập thông tin, số liệu, điền dã, từ đó phân tích, đánh giá, so sánh để đưa ra những kết luận chính xác, mang tính khách quan nhất. Đặc biệt trong nghiên cứu về biến đổi kinh tế - xã hội liên quan tới rất nhiều bảng biểu và số liệu nên phương pháp thống kê, điều tra chọn mẫu luôn là phương pháp được ưu tiên. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) 1.1. Một số vấn đề về chủ trương DĐĐT 1.2. Quá trình DĐĐT ở Văn Giang - Hưng Yên. Chương 2: Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình DĐĐT 1999-2008 2.1 Chuyển biến trong quy hoạch, sử dụng đất 2.2 Những biến đổi về kinh tế 2.3 Những biến đổi về xã hội Chương 3: Những vấn đề cần nhìn lại và một số hướng đi cho thời gian tới 3.1. Những hạn chế trong công tác DĐĐT ở Văn Giang 3.2. Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình DĐĐT ở Văn Giang 3.3. Một số kiến nghị 13
  14. CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở HUYỆN VĂN GIANG (HƯNG YÊN) 1999 – 2008. 1.1 Một số vấn đề về chủ trương dồn điền đổi thửa 1.1.1 Quan hệ sở hữu, sử dụng đất đai ở Việt Nam trước khi có chủ trương DĐĐT Lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc và lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề về sử dụng đất đai. Trước năm 1945, đất nông nghiệp Việt Nam được chia làm hai loại chính: đất sở hữu cộng đồng và đất tư hữu. Sau năm 1945, Chính phủ đã thực hiện phân chia lại ruộng đất bằng một loạt những chính sách của chính quyền mới. Trải qua các giai đoạn của hai cuộc kháng chiến ở cả hai miền Nam, Bắc, hình thức sở hữu, sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Sau năm 1975, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh để lại và những hậu quả từ những chính sách trong thời kì kế hoạch hoá tập trung và thời kì kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Cùng thời điểm này dân số lại tăng rất nhanh, điều đó dẫn đến một bộ phận lớn dân số sống trong tình trạng nghèo và đói. Nền kinh tế Việt Nam tụt hậu nhanh chóng và đứng trước nguy cơ sụp đổ. Cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam bắt đầu từ Chỉ thị 100CT của Ban Bí thư TƯ Đảng (ngày 13/1/1981) - Khoán 100, với nội dung chính là các HTX giao đất nông nghiệp đến nhóm và người lao động. Mặc dù còn có giới hạn, nhưng Khoán 100 đã là bước đột phá trong quá trình chuyển đổi từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sự ra đời của Khoán 100 đã có những ảnh hưởng đáng kể, tích cực đến sản xuất nông 14
  15. nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên sau một thời gian, nông dân vẫn tiếp tục thiếu đói. Ở Miền Nam, các mâu thuẫn vẫn tiếp tục gia tăng ở khu vực nông thôn, đặc biệt trong mối quan hệ đất đai bởi sự cào bằng và phân chia đất. Khoán 100 từng được coi là cứu cánh cho hộ nông dân, thì nay trở thành một gánh nặng. Một số hộ trả lại bớt ruộng cho HTX để tập trung thâm canh, hy vọng đạt năng suất cao hơn để thu nhập vượt khoán. Động lực sản xuất nhờ vượt khoán mất tác dụng. Để giải quyết các vấn đề trên, chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã được thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4- 1988) – Khoán 10 về “Đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp”. Với sự ra đời của Nghị quyết 10, người nông dân được giao đất nông nghiệp sử dụng từ 10 đến 15 năm, và lần đầu tiên hộ nông dân được thừa nhận như một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp. Từ nay hộ trở thành chủ thể độc lập, được hưởng quyền quản lí và sử dụng đất đai và tư liệu sản xuất chính, được phân phối sản phẩm trực tiếp từ kết quả sản xuất, tự quyết định về sản xuất. Từ khi thực hiện Nghị quyết 10, tỉ lệ sản phẩm làm ra mà nông dân được hưởng đã tăng từ 10 đến 20% năm 1987 lên hơn 40 đến 50% trong những năm 90 của thế kỷ XX [31, tr 53]. Đây là động lực để nông dân đầu tư tiền của, sức lao động nhiều hơn vào đồng ruộng. Trong suốt thời kì đổi mới, một loạt các chính sách, văn bản luật trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt liên quan đến việc sử dụng và sở hữu đất đai đã ra đời. Sau Nghị quyết 10, Luật đất đai năm 1993 đã giao đất cho hộ nông dân với 5 quyền cơ bản: chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, cho thuê quyền sử dụng đất, và thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trong thời hạn nhất định. Sau đó là Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2001, Luật đất đai mới năm 2003; Nghị định 64/CP năm 1993 và Nghị định 02/CP năm 1994 về quy định trong 15
  16. phân bổ đất rừng và đất nông nghiệp. Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam từ năm 1981 đến nay đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển khu vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7% năm (1994-1999) và khoảng 4,6% năm (2000-2003) [31, tr 72]. An toàn lương thực quốc gia không còn là vấn đề nghiêm trọng, nghèo đói đang từng bước được đẩy lùi. Tuy nhiên, rất nhiều thách thức mới cũng được đặt ra đối với nông nghiệp Việt Nam. Một trong những thách thức lớn là tình trạng manh mún và quy mô nhỏ lẻ về ruộng đất. 1.1.2. Tình trạng manh mún đất đai ở Việt Nam: nguyên nhân, thực trạng và hệ quả. Manh mún đất đai nghĩa là một hộ nông dân canh tác từ 2 thửa ruộng riêng lẻ trở lên [22, Tr 69]. Đây là một trong những vấn đề của nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ở Miền Bắc. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên & Môi trường, đến năm 2000, cả nước có khoảng 75 triệu thửa đất nông nghiệp, bình quân mỗi hộ có 6 đến 7 thửa ruộng, hộ ít nhất 3 thửa, hộ nhiều từ 10 đến 20 thửa, cá biệt có hộ 30 đến 50 thửa [37, Tr 216]. Bảng 1.1: Mức độ manh mún đất đai ở một số tỉnh thuộc ĐBSH Tổng số thửa/hộ Diện tích bình quân/ thửa (m2) Tỉnh Ít nhất Nhiều Trung Nhỏ nhất Lớn nhất Trung nhất bình bình Hà Tây 9.5 20 700 216.8 Hải Phòng 5 18 6 20 Hải Dương 9 17 11 10 Vĩnh Phúc 7 47 9 10 5868 228 Nam Định 3.1 19 5.7 10 1000 288 Hà Nam 7 37 8.2 14 1265 Ninh Bình 3.3 24 8 5 4224 [Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, năm 2002] Quy mô diện tích đất sản xuất của các nông hộ sau khi được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất nhỏ, nhất là đối với các 16
  17. tỉnh Miền Bắc. Bình quân 1 hộ là 5747m2, đối với ĐBSH chỉ có 1993m2/hộ[37, Tr 217]. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạnh manh mún đất đai trong nông nghiệp là: Khi chia đất theo Nghị định số 64/CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ đã thực hiện với phương châm chủ yếu dựa vào hiện trạng đất nông nghiệp mà các hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng khi thực hiện Chỉ thị 100/CT- TƯ theo nguyên tắc cơ bản là: mỗi hộ được nhận ruộng có tốt, có xấu, có gần, có xa. Nói cách khác, nguyên tắc quan trọng nhất trong việc giao đất là duy trì sự công bằng, thông thường là chia bình quân theo định xuất. Để duy trì sự công bằng, mỗi hộ thường được giao nhiều mảnh ruộng với nhiều hạng đất khác nhau, ở nhiều cánh đồng khác nhau với chất lượng đất khác nhau. Ngoài ra có thể từ những nguyên nhân khác như: Công cụ lao động của người nông dân còn thủ công, sản xuất dựa vào sức kéo trâu bò, quy mô hộ nhỏ và sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu, không cho phép thực hiện mùa vụ đồng thời trên một diện tích lớn, tập trung. Do đặc điểm điều kiện địa hình, đặc biệt là những nơi có nhiều đồi núi hoặc ruộng bậc thang. Sự chênh lệch về độ cao buộc người nông dân phải đắp bờ để giữ nước, mà diện tích tạo nên sự chênh lệch lại quá nhỏ. Các nguyên nhân về lịch sử và địa hình rất khó giải quyết và đòi hỏi nhiều thời gian mới tập trung được loại đất này. Manh mún cũng có thể được giải thích từ áp lực bởi tăng trưởng dân số, từ sự thừa kế đất đai, khi các gia đình nông dân cần phải phân chia ruộng đất một cách công bằng cho các thế hệ sau. Kết quả là, từ những mảnh ruộng to lại trở thành những mảnh nhỏ thuộc sở hữu của nhiều hộ gia đình cá thể. Nhất là đối với những vùng nông dân không có việc làm phi nông nghiệp. 17
  18. Ở Việt Nam nói riêng, ngoài nguyên nhân chủ yếu là do quá trình giao đất, sự manh mún còn có khả năng do sự trục trặc của thị trường đất đai, quy định của nhà nước về mức hạn điền trong sở hữu, sử dụng và trao đổi đất. Thị trường trao đổi quyền sử dụng đất ở Việt Nam rất phức tạp. Nông dân nếu muốn sử dụng đất của họ để thế chấp vay ngân hàng cần có sự chấp nhận của chính quyền địa phương. Những nông dân có điều kiện tích tụ ruộng đất lớn thì lại vấp phải chính sách hạn điền của Nhà nước. Thậm chí manh mún ruộng đất có thể do chính người nông dân muốn duy trì khi họ cho rằng manh mún có thể có lợi ích nào đó. Với những mảnh ruộng ở những vùng khác nhau, nông dân có thể giảm thời điểm căng thẳng bằng cách đa dạng hoá cây trồng. Hệ quả của sự manh mún về ruộng đất có thể nhìn thấy rõ rệt là sự cản trở việc cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ và đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và lao động hơn cho các hoạt động bởi khoảng cách quá xa giữa các mảnh ruộng, tăng chi phí, giảm diện tích sử dụng do ảnh hưởng của các bờ vùng bờ thửa, tăng các tác động xấu. Quá nhiều hộ sản xuất với quy mô các thửa đất quá nhỏ đã tạo ra cản trở lớn đến việc tổ chức sản xuất theo hướng hàng hoá và hiệu quả, không huy động được tiềm năng về vốn và lao động tại chỗ có thể đầu tư vào cải tạo đồng ruộng vì người sử dụng đất sợ rủi ro. Sự manh mún có thể còn gây khó khăn cho việc quy hoạch đồng ruộng, chi phí sản xuất lớn, giá thành tăng cao trong khi chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến thiếu khả năng cạnh tranh. Nhưng ở một góc độ khác, manh mún có ảnh hưởng rất lớn đến đa dạng cây trồng. Nếu mức độ manh mún càng cao thì mức độ đa dạng hoá cây trồng cũng càng cao. Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang nhiều tính tự cung tự cấp thì điều này dẫn đến mức độ an toàn không những về lương thực mà còn về thu nhập cho hộ nông dân. Điều đó lí giải 18
  19. tại sao ở một số tỉnh nông dân vẫn muốn duy trì manh mún ở một mức độ nào đó. Như vậy sự cân bằng giữa mức độ đa dạng cây trồng và manh mún đất đai cũng như phát triển sản xuất hàng hoá là vấn đề cần được chú ý và nghiên cứu. Manh mún và phân tán ruộng đất, xong lại đảm bảo tâm lí sản xuất cho nông dân, bởi sự công bằng giữa các nông hộ, không chỉ là vấn đề ruộng đất, mà còn là vấn đề chênh lệch thu nhập và mức sống trong phạm vi xã hội nông thôn thu nhỏ ở các làng xã. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải tập trung lại đất nông nghiệp đối với mỗi hộ sản xuất, giảm số thửa và tăng quy mô mỗi thửa ở từng hộ để tạo ra diện tích đất tập trung cùng loại sản phẩm ở từng địa phương. Nhưng tập trung như thế nào để tăng hiệu quả sản xuất mà vẫn đảm bảo tính công bằng cho nông dân, đặc biệt là khi chuyển sang sản xuất theo hướng cung cấp hàng hoá, người sản xuất nông nghiệp phải tính đến việc giảm các chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế. 1.1.3. Chủ trương DĐĐT của nhà nước: quá trình thực hiện và những kết quả ban đầu Trên cơ sở phân tích những tác động của manh mún ruộng đất, bài học từ DĐĐT và tích tụ ruộng đất của các nước khác, Chính phủ đã có những chủ trương, biện pháp khuyến khích việc chuyển đổi đất đai đề giảm bớt sự manh mún. Trước khi có chủ trương DĐĐT, việc tập trung ruộng đất nông nghiệp đã diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Hình thức thứ nhất là chuyển đổi đất đai có hướng dẫn của địa phương ngay trong quá trình chia ruộng. Hình thức này được thực hiện theo tinh thần Nghị định 64/CP ngày 27-9-1993. Một số địa phương sớm nhận thức được yêu cầu phải sử dụng đất tập trung để phát triển sản xuất hàng hoá nên ngay trong khi chia đất nông nghiệp cho hộ nông dân theo Nghị định 64/CP đã chủ động bàn với các hộ tiến hành đổi ruộng cho nhau sau 19
  20. khi đã xác định rõ từng mảnh đất cho mỗi hộ trên bản đồ. Đi đầu trong công tác này là huyện Ứng Hoà của tỉnh Hà Tây cũ. Ngay từ năm 1993, chính quyền xã Trầm Lộng (Ứng Hoà) đã khuyến khích các hộ tự chuyển đổi đất cho nhau để tránh tình trạng quá nhiều mảnh, thửa. Đến năm 1997, Tỉnh uỷ Hà Tây đã có Chỉ thị số 14/CT- TU về công tác chuyển đổi đất nông nghiệp trong toàn tỉnh. Hình thức thứ hai là chuyển đổi đất tự phát giữa các hộ nông dân sau một thời gian sử dụng. Đây là tình trạng các hộ tự thấy tình hình manh mún của đất nông nghiệp làm cản trở sản xuất đã tự chuyển đổi đất nông nghiệp cho nhau để tạo ra những thửa ruộng lớn hơn, thích hợp với khả năng canh tác. Hình thức này mang tính tự phát, diễn ra lẻ tẻ, chính quyền không can thiệp cũng không hướng dẫn, nên không giải quyết được những vẫn đề chung như quy hoạch vùng sản xuất, thiết kế lại đồng ruộng. Bên cạnh đó, nhiều hình thức tập trung ruộng đất cũng đã được tiến hành như: chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất, thế chấp, cầm cố đất nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại... Cho đến nay, hình thức tập trung ruộng đất được thực hiện nhiều nhất, được nâng lên thành một chủ trương lớn trong thời gian gần đây là DĐĐT, hay là chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp có sự chỉ đạo của Đảng uỷ và chính quyền các cấp. Chủ trương này bắt đầu được nhắc đến từ sau Hội nghị chuyên đề về chuyển đổi đất nông nghiệp do Tổng cục Địa chính tổ chức tại Hà Tây cũ năm 1997. Đến tháng 11 năm 1998 Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ đã thông qua Nghị quyết số 06 – NQ/TƯ, mở đường cho phong trào DĐĐT diễn ra rộng khắp ở các địa phương trong cả nước, trong đó nhiều nhất là các địa phương trong cả nước, trong đó nhiều nhất là ĐBSH. Chính phủ đã hỗ trợ cho việc DĐĐT với hi vọng điều này sẽ giảm chi phí sản xuất trong dài hạn và tăng cường thâm canh. Các nghị quyết của TƯ chủ yếu tập trung 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2