intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2013

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

42
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn: Làm rõ quá trình, đồng thời bước đầu đánh giá những thành tựu, hạn chế, cũng như tổng kết, rút ra một số nhận xét, bài học kinh nghiệm về quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn từ 2001 - 2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2013

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN –––––––––––––––––– ĐOÀN VĂN TRƢỜNG ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội -2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN –––––––––––––––––– ĐOÀN VĂN TRƢỜNG ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ ĐĂNG TRI Hà Nội - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Ngô Đăng Tri, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văn của mình. Hà Nội, tháng 3 năm 2015 Học viên Đoàn Văn Trƣờng
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ của các thầy cô giáo khoa Lịch sử của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Đăng Tri - Trưởng bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoa Lịch sử) đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn. Hà Nội, tháng 3năm 2015 Học viên Đoàn Văn Trƣờng
  5. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BCH: Ban chấp hành CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSVCKT: Cơ sở vật chất kỹ thuật GTVT: Giao thông vận tải HTX: Hợp tác xã KHKT: Khoa học kỹ thuật KHCN: Khoa học công nghệ NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND: Ủy ban nhân dân THPT: Trung học phổ thông XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  6. Bản đồ hành chính tỉnh Hƣng Yên
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 3 Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN VỀ THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ................................... 10 1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ..................................................... 10 1.1.1. Thực trạng nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hưng Yên trước năm 2001 . 10 1.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về phát triển nông nghiệp, nông thôn ....................................................................... 15 1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ............................................................................. 25 1.2.1. Đối với lĩnh vực nông nghiệp ................................................................. 26 1.2.2. Đối với lĩnh vực nông thôn ..................................................................... 31 Tiểu kết: ............................................................................................................. 36 Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2013 ................................................................................................ 38 2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 2006 đến năm 2013 ....................... 38 2.1.1. Những yêu cầu mới và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ........................ 38 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn .............................................................. 48 2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên từ năm 2006 đến năm 2013 .................................................................................................................... 52 2.2.1. Đối với kinh tế nông nghiệp .................................................................... 57 2.2.2. Đối với phát triển nông thôn..................................................................... 61 Tiểu kết: ............................................................................................................. 70 Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ........................................ 72 1
  8. 3.1. Nhận xét chung ................................................................................................... 72 3.1.1.Về thành tựu đạt được ............................................................................. 72 3.1.2. Về hạn chế. ............................................................................................... 83 3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................................ 87 Tiểu kết: ............................................................................................................ 93 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 97 PHỤ LỤC............................................................................................................................. 108 2
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giống như hầu hết các nước trên thế giới từ Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản cho đến Trung Quốc, để có được một nền kinh tế phát triển đạt đến trình độ sản xuất cao như ngày nay họ đều phải đẩy mạnh thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Song dù phát triển đến đâu, phát triển đến mức độ nào cũng sẽ là sai lầm nếu không biết dựa trên nền tảng của một nền sản xuất nông nghiệp, chú trọng phát triển cân đối, ổn định và bền vững đều có thể dẫn đến nguy cơ gây mất ổn định lâu dài, khó khắc phục. Vì vậy, với kinh nghiệm của các nước đi trước để lại, cũng như để đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, thoát ra khỏi tình trạng là một nước nghèo nàn, lạc hậu, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời kỳ đổi mới đang ra sức phát triển nhiều lĩnh vực. Trong đó, vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước coi là trọng tâm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cũng như nhiều nước chậm phát triển trên thế giới đều là những nước nông nghiệp lạc hậu, tuyệt đại đa số dân cư nước ta là nông dân, tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp chiếm phần lớn tỷ trọng GDP. Sau gần 30 thực hiện đường lối đổi mới, mặc dù đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhưng nhìn chung trình độ phát triển vẫn còn thua xa nhiều nước trong khu vực và thế giới. Nếu không tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì không thể phát triển đất nước bền vững theo hướng hiện đại. Đảng ta coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn vì nông dân, nông thôn Việt Nam có vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện có tài nguyên lớn về đất đai và các tiềm năng thiên 3
  10. nhiên khác: 10,2 triệu hecta đất sản xuất nông nghiệp1; các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông - lâm - hải sản (như cà phê, gạo, hạt tiêu…). Nông nghiệp, nông thôn còn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Trong lúc nền kinh tế còn thiếu vốn thì chiến lược phát triển công nghiệp giai đoạn đầu tất yếu phải dựa vào tích lũy nông nghiệp, đó là tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn là mũi nhọn đột phá quan trọng nhằm giải phóng sức lao động của giai cấp công nhân, tạo tiền đề khai thác hiệu quả và bền vững tiềm năng về đất đai của đất nước. Vấn đề “nông nghiệp, nông thôn” không phải đến bây giờ mới được Đảng ta quan tâm, mà ngay từ lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này. Người nói: “Phải lấy nông nghiệp làm chính nhưng phải toàn diện, phải chú ý cả mặt công nghiệp, thương nghiệp, tài chính ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế. Các ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp là nhiệm vụ trung tâm” [19, 369]. “Nông thôn gia tăng sản xuất, thực hành tiết kiệm thì ngày càng giàu có, nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sản xuất ra, đồng thời sẽ cung cấp đủ lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị. Như thế là nông dân giàu có sẽ giúp cho công nghiệp phát triển. Công nghiệp phát triển lại giúp cho nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa. Công nghiệp, nông nghiệp phát triển thì dân giàu nước mạnh” [18, 405-406]. Tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng ta qua các kỳ Đại hội sau này. Cũng như nhiều tỉnh thành khác trên cả nước, Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, từ bao đời nay vốn được coi là một tỉnh thuần 1 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=713. 4
  11. nông nghiệp. Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), mặc dù vấn đề nông nghiệp, nông thôn luôn được coi là mục tiêu phát triển quan trọng của Đảng bộ tỉnh, song nhìn chung, cùng với khó khăn của cả nước, sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế: quy mô phát triển manh mún, nhỏ lẻ; kỹ thuật lạc hậu; phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Vì vậy, nhằm góp phần làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tôi quyết định chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2013” làm luận văn tốt nghiệp, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bước vào thế kỷ XXI, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, đất nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ phát triển. Đảng và Nhà nước đều nhận thức rõ để đưa đất nước tiến nhanh trên con đường hội nhập, chỉ có cách đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất, rút ngắn thời gian phát triển. Xuất phát từ thực tế đất nước mới bước ra khỏi chiến tranh chưa lâu, lại dựa trên nền tảng của kinh tế nông nghiệp lạc hậu nên việc lấy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn làm trọng tâm, mục tiêu phát triển được coi là một chủ trương đúng đắn, sáng suốt của Đảng. Vì vậy, trong nhiều năm qua vấn đề nông nghiệp nông thôn luôn được nhiều cơ quan, các nhà khoa học, sinh viên… quan tâm nghiên cứu. Vấn đề lý luận chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn được đề cập trong nhiều cuốn sách, bài viết, công trình nghiên cứu như cuốn: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: một số vấn đề lý luận và thực tiến” của Hồng Vinh, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. Đây là tác phẩm tập hợp các bài viết, tham luận của các nhà nghiên 5
  12. cứu, cán bộ lãnh đạo về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn qua các vấn đề lý luận, thực tiến, giải pháp. Cuốn “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam” của Đào Duy Quát, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2002 nêu quan điểm của Đảng về Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh nghiệm của một số nước, vùng lãnh thổ, đề cập đến những phương hướng, giải pháp cũng như bài học kinh nghiệm trong khi tiến hành, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Cuốn “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam: con đường và bước đi” của Nguyễn Kế Tuấn, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2006 đề cập đến một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo yêu cầu rút ngắn, thực trạng thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Đảng ta cũng đưa ra nhiều văn bản, Báo cáo, Nghị quyết đề cập về vấn đề này, được tập hợp in thành sách, trong đó có một cuốn sách mới do NXb. CTQG xuất bản năm 2010: “Văn kiện Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, do tập thể tác giả: Nguyễn Duy Hùng, Lê Minh Nghĩa. Cuốn sách là tập hợp các bản Báo cáo chính trị, các Nghị quyết Trung ương được ban hành qua các kỳ Đại hội Đảng kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) đến năm 2010 có đề cập đến công nghiệp hóa, hiên đại hóa. Đề cập đến vấn đề nông nghiệp nông thôn của Hưng Yên có một số cuốn sách, công trình như: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, tập 3 (1975 - 2005)” xuất bản năm 2009. Cuốn “Hưng Yên - Thế và lực trong thế kỷ XXI” do Chu Viết Luân chủ biên, xuất bản năm 2005. Luận văn Thạc sỹ: “Đảng bộ Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 - 2003” của Đào Thị Vân, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng 6
  13. giảng viên lý luận chính trị, 2004. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có tác phẩm nào nghiên cứu có hệ thống về quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ năm 2001 đến năm 2013. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công bố, luận văn đi sâu vào tìm hiểu đường lối, chủ trương chính sách cụ thể của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã đề ra thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn giai đoạn từ năm 2001 - 2013. Đồng thời, tìm hiểu những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã đạt được trong quá trình triển khai chính sách đó tại thực tế địa phương. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn Làm rõ quá trình, đồng thời bước đầu đánh giá những thành tựu, hạn chế, cũng như tổng kết, rút ra một số nhận xét, bài học kinh nghiệm về quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn từ 2001 - 2013. 3.2. Nhiệm vụ luận văn Sưu tầm, tập hợp tư liệu liên quan đến quá Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo thực hiện công nghiệp, hóa hiện đại hóa phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong 13 năm qua. Trình bày một cách hệ thống các tư liệu theo từng giai đoạn lịch sử. Từ đó, thấy được những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, kết quả của quá trình đó. Tổng kết một số kinh nghiệm chủ yếu thông qua sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 7
  14. Những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2013. Những chuyển biến của kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hưng Yên trong 13 năm qua từ năm 2001 đến năm 2013. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ quá trình lãnh đạo của tỉnh Hưng Yên trong thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Thời gian: Quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2013. Không gian: Tại địa bàn là tỉnh Hưng Yên. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu chủ yếu phục vụ cho đề tài là: Văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, văn kiện các Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, các nghị quyết, chương trình hành động, thông báo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh. Ngoài ra còn có các sách chuyên đề về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cũng như các chỉ thị, báo cáo tổng kết tình hình sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên qua từng năm, từng giai đoạn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp của hai phương pháp này. Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp: thống kê, phân tích, tổng hợp… 8
  15. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương. Chương 1. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2005. Chương 2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 2006 đến năm 2013. Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm. 9
  16. NỘI DUNG Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN VỀ THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.1.1. Thực trạng nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hưng Yên trước năm 2001 Tỉnh Hưng Yên vốn là một vùng đất có truyền thống lịch sử văn hiến lâu đời, lại có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa giữa các vùng miền trong cả nước. Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hải Dương. Phía Đông Nam giáp tỉnh Thái Bình. Phía Tây Bắc và Tây Nam giáp Hà Nội (gồm Hà Tây cũ), Hà Nam. Hưng Yên có diện tích tự nhiên khoảng 923km2, đứng thứ 58 so với các tỉnh trong cả nước. Địa hình tương đối bằng phẳng. Được phù sa sông Hồng bồi đắp nên đất đai Hưng Yên tương đối phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Giống như nhiều tỉnh, thành phố khác trong đồng bằng sông Hồng, khí hậu tỉnh Hưng Yên được chia thành hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Tài nguyên khoáng sản trữ lượng lớn chủ yếu là than nâu, cát đen. Tính đến năm 2013 dân số có khoảng 1,15 triệu người. Hưng Yên lại có nhiều tiềm năng về giao thông vận tải, ngoài đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và quốc lộ 5 chạy qua, tỉnh còn có mạng lưới đường bộ, đường thủy khá thuận tiện: Đường 39A, 39B, 38, 99, 179, 201… và gần 100km đê bao quanh liên kết các xã, huyện với nhau được nối vào mạng lưới 10
  17. giao thông quốc gia. Những điều kiện này tạo cho Hưng Yên có nhiều cơ hội song cũng còn nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Đáp ứng tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, đồng thời thực hiện quyết định tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, ngày 1-1-1997, tỉnh Hưng Yên chính thức được tái lập sau 29 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương (1-1968). Xét trên nhiều khía cạnh, việc tách tỉnh là chủ trương đúng, phù hợp với tình hình, cũng như nguyện vọng của đông đảo nhân dân hai tỉnh. Tỉnh Hưng Yên khi mới tái lập có điểm xuất phát thấp: sản xuất manh mún, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp; GDP bình quân đầu người năm 1996 chỉ khoảng 180 USD, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng 1/3 so với yêu cầu. Cơ sở công nghiệp nhỏ bé, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm khoảng 60%, công nghiệp - xây dựng 15%, dịch vụ 25% [1, 298]. Ngành thương mại, dịch vụ du lịch của tỉnh kém phát triển do chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Cơ sở vật chất của ngành giáo dục vẫn còn nghèo nàn, thiết bị dạy học thiếu thốn. Hệ thống GTVT khó khăn, đường bộ tỉnh và liên huyện chủ yếu rải đá, lại hẹp. Hệ thống điện lưới vừa cũ, lại vừa thiếu, cả tỉnh chỉ có một trạm biến áp 110KV chung với Hải Dương [1, 298] Đối với nông nghiệp, việc khảo nghiệm, đánh giá các loại cây trồng từng vùng, từng vụ chưa tốt, chưa gắn với quy trình kỹ thuật đã gây hạn chế sản xuất. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp chưa phát triển đồng bộ, lực lượng lao động dư thừa lớn, tỷ lệ được đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề còn thấp, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ đạt 580 m2/người, ruộng đất đa phần còn manh mún [1, 298-299]. CSVC của ngành giáo dục còn nghèo nàn, mạng lưới giáo dục không đồng bộ, thiết bị dạy và học còn thiếu thốn, giản đơn, đặc biệt là ngành mầm 11
  18. non còn rất nhiều khó khăn. Ở nhiều địa phương, trường cấp I, cấp II còn dùng chung CSVC, còn 3 trường liên cấp II và III. Phần lớn các bệnh viện xây dựng từ các năm trước tuy được nâng cấp sửa chữa hoạc xây dựng cao tầng cho một số khu điều trị cấp cứu nhưng một số bệnh viện vẫn sử dụng nhà cấp 4 cho bệnh nhân nằm viện. Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao tuy được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức song cơ sở vật chất còn thiếu [1, 299]. Nhìn nhận những khó khăn phía trước là rất lớn, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIV được tổ chức đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho kế hoạch 3 năm (1998 - 2000): Tập trung mọi lực lượng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua thách thức, đưa công cuộc đổi mới phát triển một cách toàn diện và đồng bộ, tăng trưởng kinh tế nhanh, vững chắc và có hiệu quả đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, cải thiện một bước đời sống nhân dân, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nâng cao tích lũy nội bộ, tạo cơ sở vững chắc cho bước phát triển cao sau năm 2000 [1; 305-306]. Trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tập hợp sức mạnh của toàn dân trong công cuộc xây dựng quê hương. Kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Với những phương hướng, mục tiêu và quyết tâm được đề ra trong Đại hội XIV của tỉnh, sau 3 năm tiến hành thực hiện đổi mới, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra. Thắng lợi đầu tiên mang tính quyết định có ý nghĩa tổng quát nhất đó là kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ cao và ổn định, tăng bình quân 12,17% (mục tiêu Đại hội 10%/năm). Cơ cấu kinh tế đến năm 2000: Nông nghiệp - Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ tương ứng: 41,5% - 27,8% - 30,7% (mục tiêu Đại hội 40% - 28% - 32%) (năm 1996: 60% - 15% - 25%). 12
  19. Hoàn thành mục tiêu đại hội đề ra về mức thu nhập bình quân đầu người là 300 USD [54, 2]. * Đối với sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 6% (mục tiêu Đại hội 4,5% - 5%). Sản lượng lương thực quy thóc đạt 550.000 tấn. Năng suất lúa năm 2000 đạt 11,93 tấn (năm 1997: 9,8 tấn). Giá trị thu được bình quân trên 1ha canh tác tăng từ 28 triệu (năm 1997) lên 32 triệu (năm 2000); lương thực bình quân đầu người từ 460kg lên 520kg. Cây ăn quả đặc sản, cây xuất khẩu, tinh dầu, đậu, các loại tăng khá. Do nhu cầu sức kéo và thị trường nên đàn trâu, đàn bò giảm, chất lượng đàn bò được nâng lên. Chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản tiếp tục phát triển. Chương trình “nạc hóa đàn lợn”, “sind hóa đàn bò” thu hút đông đảo hộ nông dân tham gia [54, 2]. * Đối với phát triển nông thôn: Kết cấu hạ tầng: Được nâng cấp, đầu tư mới khá đồng bộ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 150km đường tỉnh lộ và huyện lộ được nâng cấp rải nhựa với số vốn là 138 tỷ đồng, bằng 30% tổng vốn ngân sách tập trung, gấp 3 lần trước lúc tái lập tỉnh. Giao thông nông thôn có nhiều khởi sắc: nâng cấp cải tạo 300 km đường các loại với kinh phí 63 tỷ đồng; dự án giao thông nông thôn (WB2) đang tích cực triển khai với mức vốn 50 tỷ đồng [54, 3]. Đến năm 2000, toàn tỉnh đã xây mới 15 trạm bơm, tiếp tục cải tạo nâng cấp một số trạm bơm cho chống úng, tưới bãi. Tăng cường cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, y tế. Xây mới 1.230 phòng học kiên cố cao tầng. Nhiều trạm xá xã gắn với trung tâm kế hoạch hóa gia đình được xây mới, bổ sung trang thiết bị điều trị. Bưu chính viễn thông được đầu tư nhanh, đồng bộ, hiện đại đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của tỉnh. Bưu điện được trang bị hiện đại 13
  20. hóa các tổng đài điện tử, phát triển thêm 5.000 thuê bao, năm 1997 chỉ có 0,36 máy/100 dân, đến năm 2000 bình quân 100 người dân có 1,22 máy, điện thoại đến 100% số xã và 98% thôn. Phát triển nhanh các dịch vụ mới; xây dựng mới 89 điểm bưu điện - văn hóa xã. Làm tốt công tác phát hành báo chí. Mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh được từng bước cải tạo, phát triển theo quy hoạch đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng đường dây và trạm 110KV Phố Ni, đầu tư 61 tỷ đồng để xây mới, sửa chữa lớn lưới điện, máy biến áp di động 110KV, xây mới 142 trạm biến thế, 96km đường dây trung thế. Điện thương phẩm tăng 1,65 lần so với năm 1997. Tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn 4 năm đạt 3.355 tỷ đồng (trong đó vốn do Trung ương quản lý 800 tỷ đồng, vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài 817 tỷ đồng) dùng cho phát triển công nghiệp 47%, nông nghiệp nông thôn 23%, giao thông vận tải 16%. [54, 4]. Đời sống nhân dân được cải thiện, số hộ giàu chiếm khoảng 26%, cơ bản xóa hộ đói giảm hộ nghèo từ trên 10% xuống 6,67%; thu nhập bình quân đầu người từ 180 USD năm 1996 lên 300 USD năm 2000. Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình chuyển biến tích cực, tỷ suất sinh giảm 0,08%, tỷ lệ phát triển dân số còn 1,2%. Vấn đề lao động việc làm được Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo rất quan tâm, đến giai đoạn 1997 - 2000, sau 3 năm tách tỉnh, mỗi năm tỉnh đã giải quyết thêm 1,4 vạn người có việc làm thường xuyên nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mở rộng ngành nghề và phát triển công nghiệp [54, 6]. Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển, học sinh các cấp đều tăng: THPT tăng bình quân 17%/năm, THCS 2,1%/năm, tiểu học 1,05%/năm. Các cháu vào nhà trẻ, mẫu giáo tăng, mẫu giáo 5 tuổi đến lớp đạt trên 95%. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Có 14 trường tiểu học đạt chuẩn 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2