intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Hoababytrang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

46
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn "Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội" là nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ . HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÙY HOA BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÙY HOA BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀM BÍCH HIÊN HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thùy Hoa
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Đàm Bích Hiên, người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo tại Khoa Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Học viện Hành chính Quốc gia, đặc biệt là các thầy cô giáo đã giảng dạy lớp cao học khóa LH5B1; cảm ơn hệ thống Thông tin thư viện của trường cùng các anh chị em học viên khóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Thùy Hoa
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH ................................................. 9 1.1. Khái niệm bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục..... 9 1.2. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục ..................................................... 23 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ........................................ 34 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 38 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 39 2.1. Khái quát về Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội ..................... 39 2.2. Tình hình bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội ................................................. 41 2.3. Đánh giá chung về công tác bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội ........................ 57 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 68 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI................................................................................................. 69 3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật, quy chế phù hợp với thực tiễn.... 69 3.2. Các giải pháp về tổ chức, hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội ........................................................................................ 73
  6. 3.3. Các giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội .......................................................... 76 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng Hình sự CQĐT Cơ quan điều tra CRC Công ước quốc tế về quyền trẻ em THQCT Thực hành quyền công tố TTHS Tố tụng hình sự TA Tòa án nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHTD Xâm hại tình dục XHTDTE Xâm hại tình dục trẻ em
  8. DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt Bảng 2.2 động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà 44 Nội năm 2015 đến 2020 Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt Bảng 2.3 động xét xử, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội 53 năm 2015 đến 2020
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên bảng Trang Số vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân Biểu đồ 2.1 thành phố Hà Nội và giải quyết giai đoạn 44 2015 – 2020 Số vụ án xét xử Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Biểu đồ 2.2 54 Hà Nội thụ lý và giải quyết giai đoạn 2015 – 2020
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những nước có cơ cấu dân số trẻ. Trong giai đoạn tới, khi Việt Nam trên đà đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn thì thế hệ trẻ em hiện nay sẽ là người hiện thực hóa các cơ hội phát triển của đất nước. Đầu tư cho thế hệ trẻ em hôm nay chính là đầu từ cho sự phát triển bền vững cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ lâu đã không còn là vấn đề đạo lý mà còn được đặt thành cơ sở pháp lý, được thể chế hóa thông qua hệ thống pháp luật với chủ thể thực hiện là Nhà nước và các thành viên xã hội. Các quyền cơ bản của trẻ em được Việt Nam tôn trọng và luật hóa trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, vì vậy các em cần được lớn lên và trưởng thành trong môi trường xã hội an toàn, được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm hại trẻ em đặc biệt là xâm hại tình dục (XHTD) là hoàn toàn nghiêm cấm bởi bởi lẽ trẻ em trong bất kỳ xã hội nào, cũng là nhóm dễ bị tổn thương nhất và cần được bảo vệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong những năm qua, từ một nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc ban hành và thực hiện pháp luật, chính sách kinh tế xã hội nói chung và trẻ em nói riêng còn nhiều bất cập, chưa kịp đổi mới để đáp ứng nhu cầu tình hình mới. Từ 01/01/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước phát hiện và xử lý 8.442 vụ xâm hại trẻ em, với 8.709 trẻ bị xâm hại (1.672 trẻ em nam, 7.037 trẻ em nữ). Trong đó, số trẻ em bị xâm hại tình dục là 6.432 em, bạo lực là 857 em; mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt 104 em; các hình thức xâm hại khác là 1.314 em. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại gia tăng đột biến, với 1.400 trẻ bị xâm hại gần bằng 80% số lượng trẻ bị xâm hại trong cả năm 2018(1.779 trẻ). Tính trung bình cứ 1 ngày cả 1
  11. nước có 07 trẻ bị xâm hại. Hình thức xâm hại phổ biến nhất, nổi lên trong giai đoạn này xâm hại tình dục với 6.343 vụ và 6.432 trẻ em là nạn nhân, chiếm 73,85% tổng số trẻ em bị xâm hại. Trong đó có 2.191 trẻ bị hiếp dâm, 31 trẻ bị cưỡng dâm, 1096 bị dâm ô, 3114 trẻ bị giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. [41] Tố tụng hình sự là một mặt hoạt động của Nhà nước, có sự tham gia của nhiều cơ quan, trong đó Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) giữ vai trò rất quan trọng. Hiến pháp năm 2013 quy định Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, pháp chế, bảo vệ quyền con người hay cụ thể hơn là quyền trẻ em. Việc bảo vệ quyền trẻ em của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự được thể hiện trên hai phương diện: Một là, đấu tranh chống tội phạm, phát hiện kịp thời để đưa ra xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với người phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em. Hai là, bảo đảm các quyền của trẻ em không bị pháp luật tước bỏ, được tôn trọng. Trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, tình trạng tội phạm xâm hại tình dục, đặc biệt là các tội về xâm hại tình dục đối với trẻ em diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng, nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trước đòi hỏi cấp bách của công tác phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay nói chung và tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói riêng đã đặt lên vai chính quyền và các các đơn vị có liên quan một trách nhiệm nặng nề. Xuất phát từ lý do trên học viên chọn nghiên cứu đề tài: “Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm ra các giải pháp nhằm bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. 2
  12. 2. Tình hình nghiên cứu Trong các năm vừa qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục. Những công trình nghiên cứu về vấn đề này có thể được phân thành các nhóm chính như sau: Các công trình nghiên cứu về quyền trẻ em: + Nguyễn Giang Lam (2018), Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở huyện Tuyên Hoa, tính Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Hiến và và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phổ biến giáo dục quyền trẻ em, từ đó chỉ ra nguyên nhân còn hạn chế đồng thời để xuất các giải pháp trong công tác phổ biên, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở địa bàn huyện Tuyên Hoa, tỉnh Quảng Bình. + Phùng Thị Loan (2018), Quyền của trẻ em khuyết tật của tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Hiến và và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia Trên cơ sở hệ thống lý luận về quyền trẻ em bị khuyết tật, luận văn đã phân tích thực trạng quyền của trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ đó đưa ra những đánh giá chung về những kết quả đạt được cũng như nguyên nhân và hạn chế để đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền trẻ em bị khuyết tật ở Quảng Bình. + Vũ Công Giao (2020), Giáo trình Quyền trẻ em và lao động trẻ em, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội + Đỗ Thị Oanh, Bảo đảm quyền trẻ em thông qua hoạt động xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật ở Việt Nam, Tạp chí dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp số 07/2016, tr 18-22. Các công trình nghiên cứu về xâm hại tình dục trẻ em: 3
  13. + Lê Thị Bích Hạnh (2015), Tội giao cấu với trẻ em trong luật Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với tội giao cấu với trẻ em. Trên cơ sở phân tích một số vụ án điển hình, tác giả tìm ra những điểm bất cập và vướng mắc xuất phát từ các quy định của Bộ luật hình sự từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội giao cấu với trẻ em theo điều 115 Bộ luật hình sự. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cho công tác phòng ngừa và xử lý tội phạm này + Nguyễn Tuấn Thiện (2015), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam – Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội,; Luận văn đi sâu nghiên cứu về các tội xâm hại tình dục trẻ em trong Bộ luật hình sự, kinh nghiệm lập pháp của các nước về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, từ đó chỉ ra những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án này để đề ra phương hướng khắc phục. Ngoài ra còn một số bài viết : Nguyễn Hữu Duy, Bàn về việc giải quyết các vụ án xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em, Tòa án nhân dân tối cao số 9/2015, tr 27-29; Báo cáo nghiên cứu Tổng quan nghiên cứu về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam trong những năm gần đây, Viện nghiên cứu gia đình và Giới… Các công trình nghiên cứu về vai trò của Viện kiểm sát trong các vụ án hình sự: + Phạm Thu Phương Anh (2019), Vai trò, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự - qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội; Luận văn đánh giá một cách toàn diện, chuyên sâu về vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Viện kiểm sát nhân dân thông qua hoạt động 4
  14. thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các vụ án hình sự. Từ đó, chỉ ra những kết quả, tồn tại, hạn chế của Viện kiểm sát trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền con người; đánh giá nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và đề ra các giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự ở nước ta. + Phạm Thị Kim Anh (2020), Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân đối với việc đảm bảo quyền của người chưa thành niên trong hoạt động tư pháp từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ Luật hoc, Đại học Luật Hà Nội; Luận văn nghiên cứu những vấn đề lí luận về quyền của người chưa thành niên trong hoạt động tư pháp và vai trò của Viện Kiểm sát trong bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong hoạt động tư pháp. Phân tích qui định pháp luật về vai trò của Viện Kiểm sát trong bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong hoạt động tư pháp và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Phú Thọ; từ đó đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Viện Kiểm sát về vấn đề này. + Đỗ Thị Minh Thanh (2020), Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục trẻ em tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, Luận Văn thạc Luật Học, Đại học Luật Hà Nội; Luận văn trình bày cơ sở lí luận và pháp luật về vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục trẻ em. Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc bảo đảm quyền được bảo vệ để không bị xâm phạm tình dục trẻ em của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong hoạt động này. 5
  15. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu, bài viết khác : Nguyễn Duy Giảng, Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp” Tạp chí kiểm sát số 14-16 năm 2008; TS. Phạm Mạnh Hùng, Bảo vệ quyền con người qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát, Tạp chí kiểm sát năm 2011; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ án, Báo cáo chuyên đề : “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp” năm 2012; … Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả từ trước đến nay về quyền trẻ em và vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đã có nhiều đóng góp quan trọng vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở các khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu về đề tài xâm hại tình dục trẻ em không còn là hiện tượng mới xong vẫn là đề tài mang tính cấp thiết nên cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để thấy vấn đề một cách toàn diện. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung chuyên sâu nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong việc bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục. Vì vậy, luận văn này là cần thiết và có giá trị lý luận, thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn xác định những nhiệm vụ cụ thể như sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quyền trẻ em, bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. 6
  16. - Khảo sát, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền trẻ em tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong 06 năm gần đây, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và phân tích nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: quyền trẻ em là bị hại trong các vụ án xâm hại tình dục thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong các vụ xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng vai trò bảo đảm quyền trẻ em tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong các vụ án xâm hại tình dục ở thành phố Hà Nội; Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn phân tích thực trạng bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại VKSND thành phố Hà Nội trong 06 năm trở lại đây (từ năm 2015 – năm 2020). Về nội dung, quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục có thể là quyền trẻ em là người bị buộc tội, quyền trẻ em là người bị hại hay quyền trẻ em là người làm chứng. Trong luận văn, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em là người bị hại trong các vụ án xâm hại tình dục. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền, về bảo vệ quyền trẻ em. Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Cụ thể: 7
  17. - Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong việc bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục. - Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu, báo cáo chuyên môn của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và phương pháp quan sát thực tế để đánh giá thực trạng bảo vệ quyền trẻ em trong hoạt động tố tụng hình sự trong 06 năm gần đây. - Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại VKSND thành phố Hà Nội. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) tuy là tội phạm không mới trong luật hình sự Việt Nam nhưng với những diến biến của thực tế khách quan, vấn đề này càng ngày càng trở nên nhức nhối. Luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ vấn đề lý luận về quyền trè em trong các vụ án xâm hại tình dục. Luận văn còn có thể được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dậy, nghiên cứu các chuyên ngành có liên quan ở các cơ sở đào tạo bồi dưỡng . 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý về bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân cấp tỉnh. Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân thành phố Hà Nội. 8
  18. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1.1. Khái niệm bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục 1.1.1. Khái niệm trẻ em Trước khi nghiên cứu về quyền trẻ em ta cần làm rõ khái niệm trẻ em. Khái niệm trẻ em được tiếp cận từ các ngành khoa học khác nhau như triết học, xã hội học, tâm lý học, sinh học…Trong thực tế, khái niệm “trẻ em” thường được dùng để phân biệt với người lớn dựa trên mức độ trưởng thành của con người. Dưới góc độ pháp lý, trẻ em được xác định theo độ tuổi. Điều này có nghĩa là một cá nhân được xem là người lớn hay trẻ em phụ thuộc vào năm sinh của người đó và tại thời điểm xác định. Theo Điều 1 của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (CRC), thì trẻ em được định nghĩa là “người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật của quốc gia thành viên áp dụng với trẻ em có quy định độ tuổi trưởng thành sớm hơn”. Tài liệu hướng dẫn thực hiện CRC của UNICEF chỉ ra rằng định nghĩa trẻ em trong CRC nhằm mục đích xác định mốc tuổi từ 18 tuổi đánh dấu sự kết thúc của tuổi thơ để trở thành người đã thành niên. Ta có thể hiểu là các cá nhân ở bất kỳ độ tuổi nào dưới 18 đều được xem là trẻ em. [7].Đoạn cuối của Điều 1“..trừ trường hợp pháp luật quốc gia thành viên áp dụng với trẻ em có quy định độ tuổi trưởng thành sớm hơn”. Quy định này có nghĩa là các quốc gia thành viên có thể xác định độ tuổi trưởng thành sớm hơn những vẫn phải tuân thủ các quy định của Công ước CRC đối với người dưới 18 tuổi. Các quốc gia chỉ có thể quy định mốc tuổi thấp hơn 18 tuổi trong một số lĩnh vực và cho một số mục đích cụ thể nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc chung của Công ước, gồm nguyên tắc lợi ích tốt nhất cho trẻ em, nguyên tắc đảm bảo tối 9
  19. đa sự tồn tại, phát triển của trẻ em và nguyên tắc không phân biệt đối xử trong đảm bảo quyền trẻ em. [7]. Trong tài liệu Bình luận chung số 4 do Uỷ ban về Quyền trẻ em ban hành năm 2003 có nêu :“Những người đến 18 tuổi là chủ thể của tất cả các quyền nêu trong CRC; các em được hưởng các biện pháp bảo vệ đặc biệt và có thể từng bước thực hiện các quyền phù hợp với năng lực đang phát triển của mình” [45]. Ta cần phải hiểu nguyên tắc này như sau: Thứ nhất, tất cả những người dưới 18 tuổi phải được xem là trẻ em. Thứ hai, trong một số trường hợp, tùy thuộc vào mức độ trưởng thành, trẻ em có thể được hưởng những quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ của người đã thành niên chẳng hạn như những vấn đề mà việc bảo vệ trẻ em là đặc biệt có ý nghĩa như: độ tuổi lao động tối thiểu, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự,.. các quốc gia cần quy định độ tuổi tối thiểu ở mức độ càng cao càng tốt. Còn trong những vấn đề mà có thể thúc đẩy sự tự chủ và việc thụ hưởng các quyền dân sự của trẻ em thì có thể xác định độ tuổi tối thiểu mềm dẻo hơn, dựa trên năng lực và nhu cầu của trẻ. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại Điều 1 Luật Trẻ em (2016) có quy định : “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [25]. vậy là có độ chênh 2 tuổi so với Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Bên cạnh văn bản luật chuyên ngành, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn có nhiều ngành luật khác cũng đề cập tới vấn đề trẻ em như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thanh niên, Luật Quốc tịch, Luật Giáo dục…. Ở mỗi một lĩnh vực điều chỉnh cụ thể đều tiếp cận khái niệm trẻ em ở khía cạnh khác nhau. Ví dụ: như Điều 21 Bộ luật dân sự (2015) quy định : “Người chưa thành niên là người là người chưa đủ mười tám tuổi” [26]. Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 quy định người từ đủ 14 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 161 Bộ Luật Lao Động (2012) quy định : “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi” [28]. Điều 5 Luật Xử 10
  20. lý vi phạm hành chính (2012) quy định người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Điều 76 Luật hôn nhân và gia đình (2014) quy định : “Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý” [27]…Từ những quy định này cho thấy, độ tuổi của người chưa thành niên trong pháp luật Việt Nam trùng với quy định về độ tuổi trẻ em theo CRC. Trẻ em theo CRC và người chưa thành niên trong pháp luật Việt Nam đều là những người chưa trưởng thành và còn non nớt về thể chất và tinh thần và cần được bảo vệ đặc biệt. Như vậy trong một chừng mực nhất định, thuật ngữ “người chưa thành niên” và thuật ngữ “trẻ em” có cùng một ý nghĩa dùng để chỉ những người chưa thành niên. Tuy nhiên, xét dưới góc độ tuổi thì khái niệm người chưa thành niên rộng hơn khái niệm trẻ em, nghĩa là người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em và những người từ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi. Để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong vấn đề bảo đảm quyền trẻ em, khắc phục những khoảng trống trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật sao cho phù hợp với pháp luật quốc tế, Quốc hội đã thông qua Luật Thanh niên năm 2005, trong đó quy định nhà nước thực hiện CRC đối với thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới 18 tuổi phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Dù quy định như vậy nhưng chúng ta thấy rằng, ở lứa tuổi này tâm lý vẫn đang trong thời kỳ phát triển và chưa ổn định, dễ bị tổn thương, do đó các em vẫn cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt để định hướng các em được phát triển bình thường và tránh được các nguy cơ xâm hại [32]. Vì vậy trong Luận văn này, tác giả xin được áp dụng thuật ngữ “trẻ em” cho tất cả những người dưới 18 tuổi. 1.1.2. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em Từ lâu, trẻ em đã được coi là một trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất và được các nhà nước, các cộng đồng quan tâm bảo vệ do đặc trưng của trẻ em là con non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần. Bởi vậy đây là 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2