intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay

Chia sẻ: Ocxaodua999 Ocxaodua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

39
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa những phát kiến, cải cách dưới triều đại vua Lê Thánh Tông nhằm hướng đến phòng, chống tham nhũng; chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của vua Lê Thánh Tông trong thực hiện phòng, chống tham nhũng. Lập luận, đánh giá về phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông qua đó rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính ở Việt Nam hiện nay

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………../……….. …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN CÔNG TÂY PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG DƯỚI TRIỀU ĐẠI VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO, LIÊM CHÍNH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………../……….. …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN CÔNG TÂY PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG DƯỚI TRIỀU ĐẠI VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO, LIÊM CHÍNH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HUY HOÀNG HÀ NỘI - NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn không trùng lắp với các công trình có liên quan đã được công bố. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Công Tây
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, LỊCH SỬ VỀ PHÒNG, 11 CHỐNG THAM NHŨNG DƯỚI TRIỀU ĐẠI VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO, LIÊM CHÍNH 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phòng, chống tham nhũng 11 1.2. Chính phủ kiến tạo, liêm chính 21 1.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong 31 xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính 1.4. Sơ lược về thân thế, sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông và bối cảnh 34 lịch sử Đại Việt khi vua Lê Thánh Tông trị vì (1460-1497) Chương 2: PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG DƯỚI TRIỀU ĐẠI 45 VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO, LIÊM CHÍNH HIỆN NAY 2.1. Phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông (1460- 45 1497) 2.2. Đánh giá về phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh 66 Tông 2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ phòng, chống tham nhũng 69 dưới triều đại vua Lê Thánh Tông đối với việc xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay KẾT LUẬN 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban nhân dân MTTQ: Mặt trận tổ quốc TCCT-XH: Tổ chức chính trị - xã hội PQXHCN: Pháp quyền xã hội chủ nghĩa QLNN: Quyền lực nhà nước CCHC Cải cách hành chính
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Tham nhũng là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước, tham nhũng phản ánh các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thống, tập quán của một dân tộc, một quốc gia. Thực tiễn lịch sử chứng minh rằng, tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng không chỉ nhận được được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước mà còn của cả xã hội. Ở Việt Nam, tham nhũng gây ra những hậu quả vô cùng to lớn cho xã hội, tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế; làm tha hóa, biến chất một bộ phận cán bộ, công chức của bộ máy Nhà nước, của Đảng và các đoàn thể xã hội; làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào cơ quan công quyền, đe dọa sự tồn vong của quốc gia. Tham nhũng làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tấn công, dẫn đến sụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đã từng có những triều đại nhờ sự nỗ lực đưa ra những cải cách, phát kiến quản trị quốc gia góp phần đạt được thành tựu rực rỡ, đặc biệt là phòng, chống tham nhũng. Triều đại vua Lê Thánh Tông gắn với 2 thời kỳ, niên hiệu Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497) là một trong số những triều đại huy hoàng và thành công bậc nhất của dân tộc Đại Việt. Sử thần Ngô Sỹ Liên trong bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư nhận định: “Vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dù Vũ đế nhà Hán, Thái Tôn nhà Đường cũng không hơn được” [14; tr 220]. Đây là thời kỳ được nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đầu tư nhiều công sức để sưu tầm, nghiên cứu, đúc rút bài học kinh nghiệm về công tác quản trị nhà nước nói chung và phòng, chống tham nhũng 1
  7. nói riêng. Trong suốt 37 năm trị vì đất nước, bằng những phát kiến, cải cách mạnh mẽ của mình ở khắp các phương diện từ pháp luật, thiết chế bộ máy, nhân sự… vua Lê Thánh Tông đã xây dựng nền quan chế trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả. Điều này hoàn toàn khác biệt so với thời gian vua Lê Thánh Tông mới lên ngôi, khi đó đất nước chìm trong tham nhũng, tướng sĩ lo bòn rút, hưởng lạc, quan lại chia bè phái, nhân dân đói khổ oán thán. Bằng tầm nhìn của vị vua vĩ đại, Lê Thánh Tông nhận định nạn tham nhũng là một trong số những thứ giặc lớn nhất cần phải tiêu diệt. Thực tiễn chứng minh rằng, trong lịch sử phong kiến của dân tộc Việt Nam, dưới sự trị vì của các vị vua anh minh đã để lại nhiều bài học quý giá, có thể học tập và áp dụng linh hoạt ở thời kỳ hiện đại. Những phát kiến, cải cách nhằm phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông là một trong số những kinh nghiệm mà Đảng và Nhà nước có thể nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc phòng, chống, đẩy lùi vấn nạn tham nhũng. Trong thời gian qua, Chính phủ kiến tạo, liêm chính là thuật ngữ được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên nhắc đến trong các hội nghị, phiên họp lớn. Trong phiên trả lời chất vấn ngày 18/11/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Chính phủ kiến tạo, liêm chính là một Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển, chứ không phải bị động đối phó với những diễn biến trên thực tế. Chính phủ cũng phải nói đi đôi với làm, siết chặt kỷ cương, đặc biệt phải thay ngay cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc” [48]. Như vậy, về cơ bản Chính phủ kiến tạo, liêm chính theo định nghĩa của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được xây dựng dựa trên những tiêu chí cụ thể, mang tính định lượng cao, chứ không phải là những mục tiêu định tính, thiếu rõ ràng. Một trong số những tiêu chí cụ thể được đặt ra đối với 2
  8. Chính phủ kiến tạo, liêm chính là phải đảm bảo được kỷ cương, phép nước, trong sạch bộ máy nhà nước, trong đó có công tác phòng, chống tham nhũng. Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, xuất hiện trong hầu hết các ngành, lĩnh vực. Từ lĩnh vực kinh tế, xã hội cho đến chính trị với quy mô các vụ án ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII thẳng thắn thừa nhận: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu đề ra; tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng” [11]. Tại phiên họp thứ 12 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 31/7/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng bây giờ đã trở thành phong trào, thành một xu thế. Xuất phát từ thực trạng báo động của vấn đề tham nhũng ở Việt Nam cũng như bối cảnh quyết tâm, đồng lòng xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay, cũng như mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc, kỹ lưỡng hơn về cách thức thực hiện phòng, chống tham nhũng của một trong số những vị vua vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam thời kỳ phong kiến. Chính vì vậy, “Phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay” được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn cao học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đã có những đề tài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, tham khảo, bài viết tạp chí… đề cập những khía cạnh liên quan đến đề tài luận văn. Có thể điểm ra một số công trình tiêu biểu như sau: 3
  9. - Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia, Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông - Những giá trị lịch sử và đương đại, do Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức [4]. Cuốn kỷ yếu bao gồm các bài viết, nghiên cứu về những thành tựu trong cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông; rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng trong thực tiễn xây dựng pháp luật, cái cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (PQXHCN) Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong cuốn kỷ yếu này đã có một số bài viết đề cập sơ lược đến kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Lê Thánh Tông. - Đề tài khoa học cấp Nhà nước của tác giả Mai Quốc Bình, Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam đến năm 2020 [3]. Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề thuộc về thể chế chính trị và thiết chế bộ máy nhà nước cũng như các yếu tố về kinh tế, xã hội. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu một cách toàn diện hiện trạng tham nhũng ở Việt Nam, những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng tham nhũng hiện nay. Đặc biệt là những biểu hiện mới của tham nhũng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và đề ra các giải pháp có tính chất chiến lược, lâu dài để đấu tranh với vấn nạn này, bảo đảm sự phát triển bền vững trên những nguyên tắc cơ bản của nhà nước PQXHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nội dung nghiên cứu của đề tài là tiền đề quan trọng giúp học viên hoàn thiện cơ sở lý luận về phòng, chống tham nhũng trong luận văn. - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, do Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức (Bộ Nội vụ) [15]. 4
  10. Nội dung kỷ yếu hội thảo tập trung luận giải các vấn đề cơ sở lý luận, thực tiễn việc xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Phân tích, luận giải các cách tiếp cận, chức năng, nhiệm vụ và nội hàm của Chính phủ kiến tạo, liêm chính. Bên cạnh đó, hội thảo xác định những thách thức, cơ hội và cách vận hành của Chính phủ kiến tạo, liêm chính theo hướng gắn liền với việc thiết lập kỷ cương, phép nước, đảm bảo phòng, chống tham nhũng là nội dung có giá trị tham khảo hữu ích khi tác giả thực hiện đề tài luận văn. - Sách Lê Thánh Tông (1442-1497) - Con người và sự nghiệp, do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn biên soạn trong Hội thảo khoa học kỷ niệm 500 năm ngày mất của vua Lê Thánh Tông [51]. Nội dung cuốn sách là công trình hết sức có giá trị đối với tác giả trong quá trình hoàn thiện luận văn. Cuốn sách đề cập những thông tin chính sử có tính cụ thể, rõ ràng về thân thế, sự nghiệp xây dựng vương triều cũng như công lao của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy quan chế, phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng an ninh Đại Việt. - Sách Lê Thánh Tông - vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại, của tác giả Lê Đức Tiết, Nhà xuất bản Tư pháp [46]. Nội dung cuốn sách tập trung đánh giá vai trò và công lao của vua Lê Thánh Tông (1460-1497) trong công cuộc cải cách hành chính (CCHC) pháp luật, xây dựng quốc phòng dựa vào sức dân của Đại Việt. Nội dung về cải cách pháp luật, xây dựng hành lang pháp lý nhằm quy định tội tham nhũng, chế tài xử lý hành vi tham nhũng với đội ngũ quan lại có giá trị tham khảo lớn khi tác giả tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. - Sách chuyên khảo, Sổ tay công tác phòng, chống tham nhũng, của tác giả Nguyễn Quốc Hiệp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia [17]. Nội dung cuốn 5
  11. sách bao gồm những vấn đề cơ bản nhất về tham nhũng như: hành vi tham nhũng, giải pháp phòng, chống tham nhũng; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Thông qua cuốn sách này, tác giả đã đem đến một góc nhìn tương đối bao quát dành cho bạn đọc và những người có nhu cầu tìm hiểu về công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. - Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công của tác giả Bùi Huy Khiên, Những bài học từ hai cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh, tại Học viện Hành chính Quốc gia [27]. Trong nội dung đề tài nghiên cứu, tác giả luận án đã đề cập khái quát những giá trị trong CCHC dưới triều vua Lê Thánh Tông góp phần phòng, chống tham nhũng. Tuy vậy, nội dung nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng triều vua Lê Thánh Tông không phải là trọng tâm nghiên cứu của đề tài. - Bài viết, Lê Thánh Tông và vấn đề xây dựng đội ngũ quan lại - bài học kinh nghiệm, của tác giả Trương Vĩnh Khang đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam [24]. Nội dung bài viết đề cập sâu đến vấn đề xây dựng đội ngũ quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông. Trong đó, tác giả đã có những luận giải cơ bản về việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ quan lại có bản lĩnh, liêm chính nhằm phòng, chống tham nhũng trong bộ máy quan chế. Đây là nội dung tham khảo có giá trị hữu ích khi tiến hành nghiên cứu để hoàn thiện luận văn. - Bài viết Phòng, chống tham nhũng – nhìn từ kinh nghiệm lịch sử, của tác giả Tạ Quang Đạo đăng tải trên Cổng thông tin điện tử CCHC nhà nước của Bộ Nội vụ [12]. Tác giả bài viết khẳng định suốt chiều dài hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, cha ông ta đã sớm nhận biết được nguy cơ này và có những “phương thuốc đặc trị” với căn bệnh nguy hiểm: tham nhũng. Nội dung bài viết, tác giả tiếp cận kinh nghiệm phòng, chống 6
  12. tham nhũng của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam từ thời Lý, Trần cho đến triều Lê, Nguyễn. Trong đó, tác giả đã đề xuất một số ý cơ bản về kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, nội dung nêu ra còn khá giản đơn, chưa có tính hệ thống, công phu… Thông qua việc khảo cứu sơ lược một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, nội dung nghiên cứu về kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Lê Thánh Tông không phải mới. Những nội dung về lý luận liên quan đến phòng, chống tham nhũng, nội hàm Chính phủ kiến tạo, liêm chính; sơ lược bài học kinh nghiệm được rút ra từ cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông liên quan đến phòng, chống tham nhũng… về cơ bản đã được làm sáng tỏ. Đây là tiền đề lý luận và lịch sử quan trọng góp phần giúp học viên hoàn thiện luận văn của mình. Song thực tế thì, chưa có luận văn nào nghiên cứu một cách công phu, bài bản và có hệ thống về phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Lê Thánh Tông để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ công tác phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phòng, chống tham nhũng, nội hàm Chính phủ kiến tạo, liêm chính; luận giải và phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả phòng, chống tham nhũng. 7
  13. - Hệ thống hóa những phát kiến, cải cách dưới triều đại vua Lê Thánh Tông nhằm hướng đến phòng, chống tham nhũng; chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của vua Lê Thánh Tông trong thực hiện phòng, chống tham nhũng. - Lập luận, đánh giá về phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông qua đó rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: tìm hiểu và làm rõ nội dung phòng, chống tham nhũng trong những cải cách, phát kiến của vua Lê Thánh Tông. - Phạm vi về thời gian: từ năm 1460 đến năm 1497 là khoảng thời gian trị vì của vua Lê Thánh Tông. - Phạm vi về không gian: bối cảnh nước Đại Việt triều vua Lê Thánh Tông trị vì. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Trong đó, phương pháp duy vật lịch sử được dùng để xác lập, khẳng định mốc thời gian lịch sử cụ thể gắn với thân thế, những cải cách, phát kiến nhằm phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Phương 8
  14. pháp duy vật biện chứng nhìn nhận vấn đề phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông trong mối liên hệ với vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội cũng như bối cảnh hiện đại của đất nước hiện nay để rút ra bài học kinh nghiệm. Ngoài những phương pháp luận vừa nêu, luận văn còn vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề phòng, chống tham nhũng; nội hàm Chính phủ kiến tạo, liêm chính. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Là phương pháp được tác giả vận dụng trong hầu hết các nội dung của luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề lý luận về phòng, chống tham nhũng; nội hàm của Chính phủ kiến tạo, liêm chính; tổng hợp kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay. - Phương pháp lịch sử: tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu này nhằm xác định mốc thời gian, bối cảnh lịch sử quan trọng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông, cũng như đưa ra những ví dụ, dẫn chứng, câu chuyện về kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của vua Lê Thánh Tông khi trị vì vương triều. - Phương pháp đánh giá: được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và 3 nhằm mục đích đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông cũng như bài học kinh nghiệm được rút ra cho xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng trong toàn bộ nội dung của đề tài nhằm khai thác, nghiên cứu nguồn tài liệu có liên quan đến 9
  15. phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông và Chính phủ kiến tạo, liêm chính. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của triều đại vua Lê Thánh Tông. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy, nghiên cứu liên quan đến lịch sử, hành chính, kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng thời kỳ phong kiến của Việt Nam… - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng để tăng cường hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Những vấn đề lý luận, lịch sử về phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông và xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính Chương 2: Phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay 10
  16. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, LỊCH SỬ VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG DƯỚI TRIỀU ĐẠI VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO, LIÊM CHÍNH 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phòng, chống tham nhũng 1.1.1. Khái niệm Để làm rõ nội hàm thuật ngữ phòng, chống tham nhũng thì trước tiên cần tìm hiểu những vấn đề cơ bản về tham nhũng. Rõ ràng, tham nhũng là thuật ngữ xuất hiện khá phổ biến, tuy nhiên có nhiều cách tiếp cận, định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Chẳng hạn như: Ban nghiên cứu thuộc Hội đồng châu Âu định nghĩa tham nhũng bao gồm những hành vi hối lộ và bất kỳ một hành vi khác của những người được giao thực hiện trách nhiệm nào đó trong khu vực nhà nước hoặc khu vực tư nhân, nhưng đã vi phạm trách nhiệm được giao để thu bất kỳ một thứ lợi bất hợp pháp nào cho cá nhân hoặc cho người khác. Ngân hàng thế giới World Bank nhấn mạnh tham nhũng là hành vi lạm dụng quyền lực công để thu lợi ích riêng [19; tr.7]. Như vậy, so với định nghĩa của Hội đồng châu Âu thì định nghĩa của World Bank về tham nhũng hẹp hơn khi chỉ tiếp cận đến khu vực công hay chủ thể của tham nhũng là người sử dụng quyền lực công. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân [19; tr.8]. “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” [38]. “Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc 11
  17. không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: a) Cán bộ, công chức, viên chức; b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó” [38]. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, hành vi tham nhũng ở Việt Nam đã được mở rộng đối với khu vực tư nhân. Đây là một trong số những điểm mới nổi bật của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 so với Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005. Từ những định nghĩa nêu trên, có thể hiểu: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật vì lợi ích vật chất hoặc tinh thần. Phòng, chống là cụm từ thường được sử dụng với các thuật ngữ pháp lý nhằm diễn tả một quá trình có tính hệ thống, gắn các giải pháp nhằm đạt được một mục đích nào đó. Có thể dẫn chứng ra một số ví dụ như sau: Luật phòng, chống thiên tai năm 2013 định nghĩa: “Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai” [39]. Trong định nghĩa này, chúng ta có thể nhận thấy phòng, chống thiên tai được khẳng định là một quá trình mang tính 12
  18. hệ thống, trong đó xuyên suốt là các hoạt động nhằm hướng đến phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Cũng theo quy định của Luật này, trong tổng thể công tác phòng, chống thiên tai thì lấy phòng ngừa là chủ động, ứng phó phải kịp thời và khắc phục hiệu quả. Đối với lĩnh vực hình sự, chúng ta thường thấy sự xuất hiện của cụm từ phòng, chống ma túy. Như đã biết, ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Luật phòng, chống ma túy năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2008 nêu rõ: “Phòng, chống ma tuý là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý” [40]. So với định nghĩa phòng, chống thiên tai thì trong phòng, chống ma túy bên cạnh việc phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh thì bao gồm cả hoạt động kiểm soát. Điểm khác biệt này xuất phát từ việc vẫn có những hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy như hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh các chất quy định được Nhà nước cho phép. Như vậy, nội hàm của phòng, chống là tổng thể các biện pháp nhằm hướng đến việc phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh, xử lý sự việc, hành vi. Mặc dù Luật phòng, chống tham nhũng không đưa ra định nghĩa phòng, chống tham nhũng nhưng căn cứ theo phạm vi điều chỉnh của Luật có thể nhận thấy phòng, chống tham nhũng hướng đến 3 nội dung chính. Đó là phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Trong công trình này, tác giả đưa ra định nghĩa: Phòng, chống tham nhũng là quá trình mang tính hệ thống, do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện nhằm hướng đến việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 13
  19. 1.1.2. Mục đích - Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí Như đã phân tích ở trên, phòng, chống tham nhũng là một quá trình mà trong đó các chủ thể thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm tìm ra cách thức, biện pháp phòng ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý hành vi tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng là hoạt động khó khăn và phức tạp, bởi chủ thể tham nhũng là những cá nhân có sự am hiểu tương đối về pháp luật, giữ vị trí, vai trò nhất định trong bộ máy công vụ. Do đó, tiên quyết có thể nhận thấy rằng ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí là mục đích đầu tiên của phòng, chống tham nhũng. Đây là mục đích cơ bản và cũng là mục đích quan trọng nhất, ngăn chặn và đẩy lùi được tham nhũng thì rõ ràng sẽ tạo cơ sở tích cực cho sự phát triển của xã hội cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả công vụ. - Tạo đột phá, bước chuyển biến rõ rệt nhằm giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội bền vững Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 được ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ đã chỉ rõ: “Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới” [6]. Đặt trong bối cảnh xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp ở nước ta hiện nay, tham nhũng đã và đang là vấn nạn lớn của toàn xã hội. Thực tế chứng minh rằng, hậu quả tham nhũng gây ra rất lớn, không chỉ là hậu quả vật chất kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội bền vững của một đất nước. Điều này xuất phát từ tính đặc thù của hành vi tham nhũng là do chủ thể có chức vụ, quyền hạn thực hiện; mục đích của tham nhũng là vụ lợi, lấy 14
  20. của công làm của tư. Thành công của phòng, chống tham nhũng không chỉ ngăn chặn, đẩy lùi hành vi tham nhũng mà còn tạo tiền đề để giữ vững sự ổn định chính trị, ngăn chặn phe cánh, “lợi ích nhóm”, bảo đảm chính sách, phát luật được thực thi công bằng, nghiêm minh, đúng đắn qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng được bền vững. - Nỗ lực củng cố lòng tin của nhân dân, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước” [11]. Sự phức tạp và nghiêm trọng của tình hình tham nhũng những năm vừa qua đặt ra yêu cầu cấp bách, đòi hỏi Đảng, Nhà nước kịp thời đưa ra những quyết sách, định hướng cũng như hành động nhanh chóng, mạnh mẽ. Xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh thì tất yếu phải đầy lùi tham nhũng, lãng phí. Các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý, đặc biệt là những đại án tham nhũng lớn khiến xã hội đặt ra nhiều nghi vấn vị trí, vai trò và trách nhiệm lãnh đạo của Đảng cầm quyền cũng như sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, một mục đích quan trọng khác của phòng, chống tham nhũng đó là kịp thời củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; cũng cố, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh trong thời kỳ mới. - Xây dựng nền hành chính kỷ cương, nghiêm minh, đội ngũ cán bộ, công chức liêm khiết, chính trực 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2