intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền chấm dứt HĐLĐ theo pháp luật Việt Nam - Từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay, Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Chia sẻ: Nhumbien999 Nhumbien999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

31
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp động lao động. Từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay đưa ra giải phải nhằm khắc phục thiếu sót, phát sinh trong quá trình thực hiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền chấm dứt HĐLĐ theo pháp luật Việt Nam - Từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay, Tổng công ty Hàng không Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG BÍCH NGỌC QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM- TỪ THỰC TIỄN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY, TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG BÍCH NGỌC QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM - TỪ THỰC TIỄN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY, TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ – CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ BÙI THỊ HUYỀN HÀ NỘI - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu này. Luận văn này chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Bích Ngọc
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn tới Tiến sĩ Bùi Thị Huyền – người hướng dẫn luận văn, tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Học viện Hành chính Quốc Gia, đặc biệt là các thầy cô giáo chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học. Trong quá trình hoàn thiện luận văn, bản thân em đã cố gắng hết sức song không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo góp ý kiến để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Bích Ngọc
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... MỤC LỤC .......................................................................................................... DANH MỤC BẢNG BIỂU……………………………………………... TỪ NGỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn................................... 3 3.1. Mục đích của luận văn ....................................................................... 3 3.2. Nhiệm vụ của luận văn ....................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4 4.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................... 5 5.1. Phương pháp luận: ............................................................................. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: ............................................ 5 7. Kết cấu luận văn ....................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ....................................................... 6
  6. 1.1. Quyền chấm dứt hợp đồng lao động và pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động ................................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm về quyền chấm dứt hợp đồng lao động ......................... 6 1.1.2. Đặc điểm của quyền chấm dứt hợp đồng lao động ........................ 8 1.1.3. Phân loại quyền chấm dứt hợp đồng lao động............................. 13 1.2. Pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động .............................. 14 1.2.1. Hiến pháp quy định về quyền chấm dứt hợp đồng lao động ....... 15 1.2.2. Luật lao động quy định về quyền chấm dứt hợp đồng lao động. 19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN CHẤM DỨT HĐLĐ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY....................................................................................... 28 2.1. Thực trạng pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động ....... 28 2.1.1. Thực trạng pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động ......................................................................................... 28 2.1.1.1. Căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động ....... 28 2.1.1.2. Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động .................................................................................................... 34 2.1.2. Thực trạng pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động ........................................................................... 35 2.1.2.1. Căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động .......................................................................................................... 35 2.1.2.2. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động .......................................................................................................... 41
  7. 2.1.2.3. Những trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động .................... 45 2.1.2.4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động .................................. 47 2.1.3. Quyền chấm dứt hợp đồng lao động theo ý chí hai bên giao kết hợp đồng lao động và theo ý chí của bên thứ ba .................................. 51 2.2. Thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay ................................. 54 2.2.1. Người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng lao động ......... 54 2.2.2. Người sử dụng lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy ba thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng lao động .......................................................................................................... 63 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 66 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY....................................................................................... 67 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động ...................................................................................................... 67 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động ............................................................................................................. 69 3.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay ............................................................................................. 74
  8. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng số 1: Tổng hợp số liệu NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo Điểm d Khoản 1 Điều 37 Luật Lao động 2012 là “Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ” tại Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay. ........................................................................................... 56 Bảng số 2: Tổng hợp số liệu kế hoạch chi phí đào tạo năm 2017 của Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay. ..................................................................... 59 Bảng số 3: Tổng hợp số liệu NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo Khoản 3 Điều 37 Luật Lao động 2012: “NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng phải báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 45 ngày” tại Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay. ....... 60 Bảng số 4: Kết quả khảo sát đối với 500 nhân viên hành chính năm 2017 ... 61 Bảng số 5: Kết quả khảo sát đối với 500 nhân viên kỹ thuật năm 2017 ....... 61 Bảng số 6: Tổng hợp số liệu NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ động với NLĐ có hành vi đánh bạc trong Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay .................. 64 Bảng số 7: Tổng hợp số liệu NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ động với NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng trong Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay. ......................................................................................................................... 65
  10. TỪ NGỮ VIẾT TẮT Từ ngữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt 1. Hiến pháp 2013: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 2. Luật Lao động 2012: Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012 3. Nghị định số 05/2015/NĐ-CP: Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật lao động. 4. Nghị định 53: Nghị định 53/2015/NĐ-CP ngày 29/05/2015 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức 5. Công ty: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay 6. NLĐ: Người lao động 7. NSDLĐ: Người sử dụng lao động 8. HĐLĐ: Hợp đồng lao động
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan hệ lao động là mối quan hệ giữa các chủ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình lao động như việc làm, tiền lương, các điều kiện việc làm,… được hình thành thông qua thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. HĐLĐ là văn bản thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ về việc làm có trả lương, quy định điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. HĐLĐ được ký kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Việc giao kết HĐLĐ dựa trên nguyên tắc tự do nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức của xã hội. Tuy nhiên, HĐLĐ bị chấm dứt là việc không thể tránh khỏi trong quan hệ pháp luật này. Do đó, pháp luật cần có những quy định chặt chẽ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ lao động. Những quy định về chấm dứt HĐLĐ đã phần nào góp phần bảo đảm quyền tự do làm việc của NLĐ; quản lý lao động của NLĐ, duy trì một thị trường lao động ổn định là nền tảng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XIII thông qua Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012. Bộ luật gồm 17 chương, 242 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013 và thay thế Bộ Luật Lao động ngày 23/06/1994. Bộ Luật Lao động năm 2012 đã có những quy định về chấm dứt HĐLĐ, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tại Công ty TNHH MTV kỹ thuật máy bay đã phát sinh, bộc lộ những mặt hạn chế, vướng mắc. Cụ thể rất nhiều NLĐ đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ với Công ty vì nhiều lý do theo quy định của pháp luật tuy nhiên 1
  12. họ chuyển sang làm ở một doanh nghiệp khác. Lý do NLĐ nêu ra chỉ là cái cớ để đơn phương chấm dứt HĐLĐ với Công ty. Qua thực tiễn thực hiện Công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc xử lý những tình huống khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ; khó khăn trong việc bố trí sắp xếp lại nhân sự để đảm bảo thực hiện công việc;… Vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề “Quyền chấm dứt HĐLĐ theo pháp luật Việt Nam- Từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay, Tổng công ty Hàng không Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cấp thạc sỹ với mong muốn góp phần tìm hiểu, phát hiện những mặt hạn chế, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật đó, nhằm đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này; mong muốn được đưa những kiến thức được học, những vấn đề mình nghiên cứu có thể áp dụng trong công việc và cho đơn vị mình đang công tác. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề chấm dứt HĐLĐ đã được đề cập tới trong một số bài báo, tạp chí như “Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ”- tác giả Đào Thị Hằng, tạp chí Luật học năm 2001 có đề cập đến một số nội dung về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ quy định tại Chương IV Bộ luật lao động và các nguyên tắc đối với NLĐ và NSDLĐ khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ;…. Một số luận văn thạc sỹ và luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu về vấn đề HĐLĐ nói chung, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Thị Thanh Hậu về “Quyền lợi của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ” đã đi sâu phân tích quyền lợi của NLĐ trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ; Luận án tiến sĩ luật học năm 2011 của tác giả Phạm Công Bảy về “Pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án ở Việt Nam” luận án góp phần giải quyết những tồn tại trong thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án,….; luận án tiến sỹ luật học năm 2016 của 2
  13. tác giả Trần Thị Tuyết Nhung “Quyền có việc làm của NLĐ theo pháp luật lao động Việt Nam” đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chủ thể trong việc bảo đảm quyền có việc làm của NLĐ; luận văn thạc sỹ luật học năm 2017 của tác giả Phạm Văn Tốt về “Chấm dứt HĐLĐ theo pháp luật Việt Nam” tác giả cũng chú trọng phân tích các điểm tiến bộ cùng các vấn đề còn bỏ ngỏ của quy định pháp luật lao động hiện nay về NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong mối quan hệ so sánh với quy định pháp luật lao động trước đây và của một số nước trong khu vực. Việc bảo vệ NLĐ và NSDLĐ luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu hiện nay còn mang tính chất riêng lẻ về bảo vệ NLĐ hoặc bảo vệ NSDLĐ hoặc đề cập chưa toàn diện, bao quát đầy đủ các trường hợp mà Pháp luật Việt Nam có quy định. Các công trình nghiên cứu nói trên của các tác giả đã tiếp cận về HĐLĐ, chấm dứt HĐLĐ, quyền có việc làm và một số vấn đề liên quan đến quyền lợi của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ từ nhiều góc độ khác nhau là những tài liệu vô cùng quý giá cho tác giả luận văn trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và thực thi pháp luật Việt Nam về “Quyền chấm dứt HĐLĐ theo pháp luật Việt Nam- Từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay, Tổng công ty Hàng không Việt Nam”. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế của pháp luật hiện hành để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật đối vối điều 3
  14. kiện thực tiễn hiện nay; đồng thời đưa ra những giải pháp bảo đảm thực hiện quyền chấm dứt HĐLĐ tại Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Với mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn được xác định cụ thể như sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến chấm dứt HĐLĐ; quyền lợi của NLĐ, NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ và điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. - Phân tích, đánh giá thực trạng ban hành, thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về chấm dứt HĐLĐ; quyền lợi của NLĐ, NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ. Vấn đề chấm dứt HĐLĐ thực tiễn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay. - Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp động lao động. Từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay đưa ra giải phải nhằm khắc phục thiếu sót, phát sinh trong quá trình thực hiện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 . Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật lao động hiện hành về quyền chấm dứt hợp đồng của NSDLĐ, NLĐ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay; đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật lao động về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Quyền chấm dứt HĐLĐ theo pháp luật Việt Nam. - Về không gian: Từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay, Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 4
  15. - Về thời gian: từ năm 2016-2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: phương pháp logic, phân tích, tổng hợp, thống kê, lịch sử, so sánh,…. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: - Luận văn là nguồn tư liệu tổng hợp về quyền chấm dứt HĐLĐ theo pháp luật Việt Nam, từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay. Cung cấp thêm luận cứ khoa học trong việc thực hiện chấm dứt HĐLĐ theo pháp luật Việt Nam trong thời gian tới. - Luận văn có giá trị tham khảo đối với sinh viên đại học, cao học, làm tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm, tìm hiểu vấn đề này. 7. Kết cấu luận văn Luận văn kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động Chương 2: Thực trạng về quyền chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay 5
  16. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 1.1. Quyền chấm dứt hợp đồng lao động và pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động 1.1.1. Khái niệm về quyền chấm dứt hợp đồng lao động Quyền được hiểu là những điều được làm, được hưởng, được đòi hỏi. Theo Từ điển mở Wiktionary “Quyền” là cái mà luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành... và, khi thiếu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại. Trong quan hệ pháp luật quyền của chủ thể được hiểu là quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật là khả năng xử sự của những người tham gia quan hệ được quy phạm pháp luật quy định trước và được bảo vệ bởi sự cưỡng chế của Nhà nước. HĐLĐ là hình thức biểu hiện của quan hệ lao động. Quan hệ lao động giữa NLĐ hoặc tập thể NLĐ với NSDLĐ được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau (Khoản 1, Điều 7 Luật Lao động 2012) [22]. Quan hệ lao động được thiết lập bởi ý chí các chủ thể với thời gian cụ thể: HĐLĐ theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng; HĐLĐ xác định thời hạn trong thời gian đủ từ 12 tháng đến 36 tháng; HĐLĐ không xác định thời hạn. Quan hệ lao động thường có tính chất lâu dài nhưng không phải là quan hệ “mãi mãi”; quan hệ lao động có thể bị chấm dứt bất cứ lúc nào tùy thuộc vào ý chí của một trong hai bên chủ thể ký kết HĐLĐ hoặc bởi sự thương lượng, thỏa thuận của cả hai bên ký kết HĐLĐ. 6
  17. Quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường thì sự chấm dứt HĐLĐ là điều không tránh khỏi, đây là một sự kiện quan trọng vì nó thường để lại những hậu quả rất lớn về mặt kinh tế xã hội. Chấm dứt quan hệ hợp đồng do nhiều nguyên nhân khác nhau và nó có thể gây ra tranh chấp lao động làm tổn hại đến những quan hệ khác. Việc chấm dứt quan hệ lao động sẽ dẫn đến một số hệ quả như NLĐ mất đi công việc từ đó ảnh hưởng đến thu nhập, cuộc sống và gia đình của họ; việc chấm dứt HĐLĐ với nhiều NLĐ sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất, tiến độ, mất cân bằng nhân sự của NSDLĐ. Nếu NLĐ được NSDLĐ đào tạo có tay nghề tốt, chuyên môn và kinh nghiệm cao thì việc chấm dứt HĐLĐ với những đối tượng này sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho NSDLĐ như xáo trộn về mặt nhân sự, không đảm bảo tiến độ công việc, làm giảm năng suất từ đó gây thiệt hại cho NSDLĐ. Vì vậy, để bảo vệ quan hệ lao động và NLĐ, pháp luật xác định rõ các trường hợp chấm dứt HĐLĐ để bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Để hạn chế được tình trạng chấm dứt HĐLĐ gây ra những hậu quả pháp lý không mong muốn, pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể, chặt chẽ về vấn đề chấm dứt HĐLĐ. Tại Chương III, Luật Lao động 2012 đã có các điều khoản quy định về chấm dứt HĐLĐ. Cụ thể như: Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ (Điều 36); Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ (Điều 37); Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ (Điều 38), Trường hợp NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ (Điều 39), Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ (Điều 40); Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (Điều 41);…. [22] Bộ Luật Lao động năm 2012 đã quy định nhiều điều khoản về vấn đề chấm dứt HĐLĐ, tuy nhiên Luật Lao động 2012 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành vẫn chưa đưa ra định nghĩa “chấm dứt HĐLĐ” và “quyền chấm dứt HĐLĐ”. 7
  18. “Chấm dứt HĐLĐ là sự kiện pháp lý rất quan trọng bởi hậu quả pháp lý của nó là sự kết thúc quan hệ lao động và một trong số trường hợp nó ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, cuộc sống của NLĐ thậm chí gia đình họ, gây xáo trộn lao động trong đơn vị và có thể gây thiệt hại cho NSDLĐ”.[24,tr 259]. Quyền chấm dứt HĐLĐ là quyền hiến định; là quyền của NLĐ và NSDLĐ trong quan hệ lao động. Đây là quyền mà pháp luật cho phép NLĐ, NSDLĐ được chấm dứt HĐLĐ, chấm dứt thực hiện các quyền và nghĩa vụ với bên còn lại của HĐLĐ đã giao kết. Quyền chấm dứt HĐLĐ là công cụ hữu hiệu mà pháp luật dành cho NLĐ và NSDLĐ để họ tự bảo vệ lợi ích của mình khi bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại. 1.1.2. Đặc điểm của quyền chấm dứt hợp đồng lao động Để làm rõ đặc điểm của quyền chấm dứt HĐLĐ, trước hết cần phải làm rõ đặc điểm của chấm dứt HĐLĐ. Chấm dứt HĐLĐ có những đặc điểm như sau: Thứ nhất, chấm dứt HĐLĐ là chấm dứt mối quan hệ ràng buộc về mặt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể ký kết HĐLĐ. HĐLĐ được dùng để chỉ một hình thức pháp lý được ký kết giữa NLĐ và NSDLĐ. HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 15 Luật Lao động 2012) [22]. HĐLĐ được giao kết bằng văn bản. Khi chấm dứt HĐLĐ thì quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết HĐLĐ sẽ chấm dứt. Thứ hai, chấm dứt HĐLĐ có thể đúng luật hoặc trái luật. 8
  19. Chấm dứt HĐLĐ đúng luật là khi các bên giao kết HĐLĐ thực hiện việc chấm dứt HĐLĐ theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật. Việc chấm dứt HĐLĐ có thể do HĐLĐ hết hạn, đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ; hai bên giao kết HĐLĐ thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ; NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu; …. Hoặc trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ, NSDLĐ (Điều 37, Điều 38 Luật Lao động 2012). Khi thực hiện việc chấm dứt HĐLĐ đúng luật thì các bên giao kết HĐLĐ phải tuân thủ trình tự thực hiện theo quy định pháp luật (ví dụ: thời hạn báo trước,…). [22] Chấm dứt HĐLĐ trái luật là các trường hợp chấm dứt HĐLĐ không đúng với quy định pháp luật tại Điều 37, Điều 38, Điều 39 Luật Lao động 2012 [22]. Pháp luật đã quy định các trường hợp chấm dứt HĐLĐ khá chi tiết, chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên giao kết HĐLĐ. Thứ ba, chấm dứt HĐLĐ gây ra những hậu quả pháp lý không mong muốn. Chấm dứt HĐLĐ là một hiện tượng khách quan. Chấm dứt HĐLĐ mang cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Dưới phương diện tích cực, chấm dứt HĐLĐ là cơ sở pháp lý, căn cứ để các chủ thể ký kết HĐLĐ xác định quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, chấm dứt HĐLĐ thể hiện quyền tự do lựa chọn công việc, nơi làm việc, đối tượng ký kết HĐLĐ của NLĐ. Về phía NSDLĐ, chấm dứt HĐLĐ là biện pháp đảm bảo quyền tự do tuyển chọn nhân sự; việc tự do sắp xếp, bố trí, tăng, giảm nhân sự để phù hợp công việc sản xuất kinh doanh của NSDLĐ. Dưới phương diện tiêu cực, chấm dứt HĐLĐ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của NLĐ, tinh thần của NLĐ và ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình họ. Đối với NSDLĐ, chấm dứt HĐLĐ gây ra mất cân bằng nhân sự, ảnh hưởng công việc sản xuất kinh doanh chung. 9
  20. Khi quyết định tham gia quan hệ lao động thì NLĐ và NSDLĐ đều có những mục đích riêng. Đối với NLĐ, mục đích là việc kiếm tiền nuôi bản thân, phụ giúp gia đình hoặc công việc là ước mơ của NLĐ,… Đối với NSDLĐ việc giao kết HĐLĐ với NLĐ nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ những hoạt động sản xuất kinh doanh – NLĐ tham gia sản xuất (bằng trí óc, bằng hoạt động chân tay). Khi mục đích của một trong hai bên không còn được bên còn lại đáp ứng thì việc chấm dứt HĐLĐ là chuyện tất yếu xảy ra.. NLĐ sẽ tìm kiếm một công việc mới phù hợp với sức khỏe hơn, phù hợp với mong muốn, phù hợp với điều kiện đi lại sinh hoạt,…. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mục đích kinh doanh mà NSDLĐ có thể cần thêm hoặc bớt số lượng nhân sự từ đó việc chấm dứt HĐLĐ hoặc giao kết thêm HĐLĐ được diễn ra. Đối với NLĐ: Khi chấm dứt HĐLĐ, NLĐ có thể sẽ phải chịu một số những hệ quả không mong muốn như mất đi nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống của cá nhân NLĐ và gia đình. NLĐ đang có thu nhập đều đặn hàng tháng khi chấm dứt hợp đồng nếu NLĐ không có công việc mới ngay thì rất khó khăn cho cuộc sống không nguồn thu nhập của họ. Để tìm được một công việc phù hợp với nguyện vọng của bản thân, một công việc mà bản thân đáp ứng được những tiêu chí của công việc là rất khó khăn. Khi NLĐ rơi vào tình trạng thất nghiệp sẽ là gánh nặng cho gia đình, cho xã hội và đôi khi sẽ tìm đến những cơ hội đỏ đen để tìm kiếm may mắn hay tệ hơn là sa đà vào tệ nạn xã hội. NLĐ mất việc làm lâm vào trạng thái túng quẫn, bất lực rất dễ nổi nóng với vợ con, cha mẹ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình. Đối với NSDLĐ: Khi chấm dứt HĐLĐ NSDLĐ cũng sẽ phải đối mặt với những xáo trộn nhất định; sẽ gặp những khó khăn trong công việc sản xuất kinh doanh của mình. NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ ảnh hưởng ít nhiều đến dây chuyền sản xuất của NSDLĐ. Nếu NLĐ có tay nghề cao, được đào tạo 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2