intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện Ảnh

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện Ảnh" nhằm góp phần nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện Ảnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THANH SƠN SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 Hà Nội – 12/2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tư liệu, trích dẫn nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, chính xác, trung thực, khách quan. Số liệu được sử dụng trong luận văn hoàn toàn dựa trên khảo sát từ thực tế. Những kết luận khóa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận văn Lê Thanh Sơn
  3. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập vừa qua của tập thể học viên cao học. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết hơn sâu sắc tới TS Phạm Thị Ninh đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo và hiệu quả để tác giả hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Lê Thanh Sơn
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT 01. CCVC Công chức viên chức 02. CQNN Cơ quan nhà nước 03. HCNN Hành chính nhà nước 04. QLNN Quản lý nhà nước 05. QPPL Quy phạm pháp luật 06. UBND Ủy ban nhân dân 07. VBHC Văn bản hành chính
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 5 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 8 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................. 9 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn....................................................... 13 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 13 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ............. 14 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.............................................. 14 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 14 Chương 1 ........................................................................................................ 15 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNHVĂN BẢN HÀNH CHÍNH ............................................................................................................ 15 1.1. Một số khái niệm có liên quan ............................................................. 15 1.1.1. Khái niệm văn bản ........................................................................... 15 1.1.2. Khái niệm văn bản quản lý nhà nước ............................................... 16 1.1.3. Khái niệm văn bản hành chính ......................................................... 17 1.2. Yêu cầu của một văn bản hành chính ................................................. 18 1.2.1. Yêu cầu về thẩm quyền ban hành văn bản ....................................... 18 1.2.2. Yêu cầu về nội dung của văn bản ..................................................... 19 1.2.3. Yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính ......... 22 1.2.4. Yêu cầu về ngôn ngữ của văn bản .................................................... 23 1.2.5. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản hành chính ...................... 24 1.3. Vai trò, chức năng của văn bản hành chính trong hoạt động quản lý tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội ..................................... 28 1.3.1. Vai trò của văn bản hành chính trong hoạt động quản lý tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội ........................................................ 28 1.3.2. Chức năng của văn bản hành chính trong hoạt động quản lý tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội ............................................ 30 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................ 32 Chương 2 ........................................................................................................ 33
  6. THỰC TRẠNG SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI .................. 33 2.1. Khái quát về tổ chức hoạt động của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội.................................................................................................... 33 2.1.1 Vị trí chức năng ................................................................................ 33 2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn .................................................................... 33 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................. 34 2.2. Thực trạng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội......................................................... 35 2.2.1. Số lượng văn bản ban hành .............................................................. 35 2.2.2. Thẩm quyền ban hành văn bản ......................................................... 36 2.2.3. Nội dung văn bản ............................................................................. 37 2.2.4. Thể thức và kỹ thuật trình bày ......................................................... 38 2.2.5. Về ngôn ngữ, văn phong .................................................................. 60 2.2.6. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản ......................................... 62 2.3. Đánh giá chung..................................................................................... 63 2.3.1. Những ưu điểm ................................................................................ 63 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế ..................................................................... 66 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .......................................... 67 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 70 Chương 3 ........................................................................................................ 71 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGSOẠN THẢO VÀ BAN HANH THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNHTẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI ............................................ 71 3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội......................................................... 71 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tạiTrường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội ................... 73 3.2.1. Hoàn thiện thể chế soạn thảo và ban hành VBHC ............................ 73 3.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân sự ................................................... 75 3.2.3. Hoàn thiện quy trình soạn thảo và ban hành văn bản hành chính ..... 79 3.2.4. Nhóm giải pháp về kỹ thuật nhằm hoàn thiện nguyên tắc và phương pháp kiểm tra văn bản hành chính.............................................................. 81
  7. 3.2.5. Nhóm giải pháp về tài chính và trang thiết bị ................................... 88 3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính .................................................................................... 90 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 90 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn bản là công cụ, phương tiện quan trọng để truyền đạt thông tin, các quyết định quản lý giũa các cơ quan, đơn vị, giữa các cán bộ quản lý với công chức, viên chức, người lao động.Mọi hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước từ công tác chỉ đạo, điều hành, thực thi đến kiểm tra, giám sát, đánh giá… đều được thực hiện thông qua văn bản. Do vậy soạn thảo và ban hành văn bản là một hoạt động cần phải được quan tâm đúng mức. Trong công tác văn thư, công tác soạn thảo và ban hành văn bản là bước đầu tiên cũng như căn bản nhất để cán bộ văn thư có thể thực hiện được nghiệp vụ của mình cũng như có thể soạn thảo và ban hành những văn bản truyền đạt được đúng nội dung cũng như trình bày đúng thể thức, thẩm quyền ban hành. Soạn thảo và ban hành văn bản là một hoạt động tất yếu để có thể điều hành và quản lý được cơ quan tổ chức một cách dễ dàng. Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội là cơ sở đào tạo nguồn nhân lựctrong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Trong quá trình hoạt động và thực hiện chức năng cũng như nhiệm vụ của mình, nhà trường đã ban hành một số lượng các văn bản hành chính rất lớn để truyền đạt thông tin cũng như thực hiện các công việc, nhiệm vụ theo tính chất của cơ quan tổ chức. Để hoạt động giảng dạy và đào tạo của Trường được diễn ra một cách tốt nhất thì công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính cũng cần phải được coi trọng, nâng cao và không ngừng hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và điều hành. Hiện nay, công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính của Trường có một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được hoạt động quản lý và điều hành của nhà trường nói riêng và mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện Ngành giáo dục nói chung. Vì vậy, cần thiết phải có nghiên cứu để tìm hiểu thực trạng công tác soạn thảo và ban hành VBHC tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội để từ đó cónhững giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời điểm hiện nay cũng như là trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Học viên đã chọn đề tài: “Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu –
  9. Điện Ảnh”để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Với đề tài nghiên cứu này, học viên mong muốn rằng sẽ đem lại ý nghĩa tích cực cả về mặt khoa học và thực tiễn trong hoạt động quản lý và điều hành tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có rất nhiều công trình nghiên cứuvề văn bản hành chính trong các sách chuyên khảo, giáo trình, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ… của nhiều tác giả.Tiêu biểu nhất trong số đó có thể kể đến các nhà khoa học như: GS. TSKH Nguyễn Văn Thâm; PGS.TS Văn Tất Thu; PGS. TS Lưu Kiếm Thanh; PGS. TS Nguyễn Thị Thu Vân với những công trình sau đây: GS. TSKH Nguyễn Văn Thâm với cuốn “Hướng dẫn soạn thảo văn bản và công tác văn phòng trong cơ quan Đảng và Nhà nước”, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật năm 2009. Cuốn sách đã khẳng định được tầm quan trọng của công tác soạn thảo văn bản và công tác văn phòng của cấp lãnh đạo, quản lý và có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của cơ quan. Văn bản là một công cụ của
  10. lãnh đạo nhằm chuyền tải quyết định lãnh đạo, quản lý, pháp luật vào đời sống. Nếu không làm tốt công tác soạn thảo văn bản sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thực thi công vụ của cơ quan, tổ chức, làm ảnh hưởng đến uy tín và tính uy nghiêm của cơ quan công quyền. Tuy nhiên trên thực thế thì công tác soạn văn bản vẫn còn tồn tại những hạn chế… vì thế cuốn sách trên được biên soạn như một cuốn sổ tay để tra cứu những vấn đề liên quan đến văn bản để nâng cao hiệu quả công tác soạn thảo và công tác văn phòng trong cơ quan Nhà nước. PGS. TS Văn Tất Thu với cuốn “Văn bản và công tác văn bản trong cơ quan nhà nước”, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật năm 2013.Cuốn sách đã đề cập tới sự quan tâmcủa Đảng và nhà nước về công tác văn bản từ năm 1945 đến thời kỳ đổi mới; công tác văn bản trong thời kỳ đổi mới và cải cách hành chính; thực trạng công tác xây dựng văn bản trong các cơ quan nhà nước hiện nay đồng thời thể hiện một cách rõ rét các nội dung liên quan đến văn bản nói chung và văn bản quản lý hành chính nhà nước nói riêng như: khái niệm, nguồn gốc, chức năng, vai trò hay cách sử dụng ngôn ngữ, văn phong… Cuốn “Hướng dẫn soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước”,NXB Thống kê năm 2000 của PGS. TS Lưu Kiếm Thanh đã giới thiệu những vấn đề chung nhất về văn bản, văn bản quản lý nhà nước, văn bản quản lý hành chính nhà nước; nêu lên tầm quan trọng của soạn thảo và ban hành văn bản và những chuẩn mực thực hiện theo quy định nhà nước của việc soạn thảo và ban hành nhằm nâng cao chất lượng uy tín và hiệu quả công tác của cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh những công trình tiêu biểu trên, liên quan đến văn bản hành chính còn có một số giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, bài viết nổi bật phải kể đến như: - Học viện Hành chính Quốc gia (2008), Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2013), Giáo trình Văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. - Lưu Kiếm Thanh, Nguyễn Văn Thâm (2004), Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
  11. - Lưu Kiếm Thanh chủ biên (2010), Những vấn đề về ngôn ngữ hành chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. - Lưu Kiếm Thanh (2003), Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, NXB Thống kê, Hà Nội. - Nguyễn Văn Thâm (2006), Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. -Triệu Văn Cường, Nguyễn Cảnh Đương (chủ biên), Lê Văn In, Nguyễn Mạnh Cường (2013). Văn bản Quản lí nhà nước - Những vấn đề về lý luận và kỹ thuật soạn thảo, NXB Chính trị Quốc gia Sự thậtđã phân loại và trình bày công dụng của các loại văn bản hành chính, mẫu hóa các văn bản hành chính thông dụng. - Ngô Sỹ Trung (2016), Văn bản quản lý nhà nước,NXB Lao động - Xã hội là cuốn sách chuyên khảo để nâng cao kỹ năng soạn thảo. Trong đó, nêu được các khái niệm, thể thức, quy trình, nguyên tắc soạn thảo văn bản quản lý nhà nước. - Nguyễn Thị Thu Vân (2008), Một số hướng nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản trong cơ quan hành chính nhà nước. Tạp chí Quản lý nhà nước, tháng 8/2008. - Nguyễn Thị Thu Vân chủ biên (2013), 150 câu hỏi – đáp về nghiệp vụ hành chính văn phòng. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. - Nguyễn Thị Thu Vân (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự chuyển đổi các hình thức tổ chức giải quyết văn bản trong cơ quan nhà nước. Tạp chí Khoa học Nội vụ, tháng 12/2017. Nghiên cứu về văn bản hành chính còn có các đề tài nghiên cứu trong các Luận văn của một số tác giả tiêu biểu: - Phan Thanh Liêm (2007), Hoàn thiện công tác soạn thảo và quản lý văn bản hành chính trong các trường đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo,Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Đề tài nghiên cứu của tác giải đã hệ thống hóa lý luận chung về soạn thảo và quản lý VBHC và dựa trên đó tác giả đã phân tích thực trạng công tác soạn thảo và quản lý VBHC ở một số trường đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu lên những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác soạn thảo và quản
  12. lý VBHCở các trường đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, - Hoàng Thị Tuyết Mai (2014), Nâng cao chất lượng ban hành văn bản hành chính của Trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang,Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng VBHC và lấy đó làm căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng ban hành VBHC của Trường Đại học Tân Trào rút ra được những ưu điểm, nhược điểm và chỉ rõ nguyên nhân cụ thể từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ban hành VBHC của Trường Đại học Tân Trào. - Nguyễn Thị Thảo (2014), Chất lượng ban hành văn bản hành chính tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng ban hành VBHC trong các Trường Tiểu học tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng VBHC trong các Trường Tiểu học trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội đưa ra những ưu điểm, những bất cập và nguyên nhân từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ban hành VBHC trong các Trường Tiểu học trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội. - Lại Thanh Sơn (2015), Xây dựng và ban hành văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. - Võ Thị Ngọc Chanh (2016), Ban hành văn bản hành chính tại Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. - Nguyễn Thị Hằng (2017), Hoạt động ban hành văn bản hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. - Phạm Nguyên Ngọc (2017), Chất lượng văn bản hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã nêu lên cơ sở lý luận về VBHC, chất lượng ban hành VBHC, từ đó làm căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng VBHC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Ninh Bình và chỉ ra được những ưu điểm, những hạn chế, xác định rõ nguyên nhân của từng hạn chế qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng VBHC của các cơ quan
  13. chuyên môn thuộc UBND tỉnh Ninh Bình. Qua kết quả về tình hình nghiên cứu, có thể thấy rằng, nội dung nghiên cứu của những công trình trên đã đề cập một cách tương đối đầy đủ về công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính, nhưng hầu hết chủ yếu tập trung tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập…Vàcho đến nay chưa có bất kỳ đề tài nàonghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài cần phải thực hiện những nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về soạn thảo và ban hành văn bản hành chính. Từ đó có những định hướng để khảo sát về thực trạng soạn thảo văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bàn hành chính tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn bản hành chính được ban hànhtại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Để đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn, tác giả lựa chọn các văn bản hành chính được ban hành từ năm 2013 đến năm 2017 tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội.
  14. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế; - Phương pháp thu thập, xử lý, tổng hợp các thông tin; - Phương pháp so sánh, đối chiếu; - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về văn bản hành chính. - Về thực tiễn: + Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng và rút ra ưu điểm, hạn chế trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. + Kết quả nghiên cứu giúp công chức, viên chức, người lao động Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò của văn bản hành chính trong hoạt động quản lý của nhà trường. Bên cạnh đó, những giải pháp mà luận văn đưa ra sẽ giúp cho công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính của nhà trường ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ cái viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về soạn thảo và ban hành văn bản hành chính. Chương 2: Thực trạng về soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tạiTrường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
  15. Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệmvăn bản Hoạt động giao tiếp của nhân loại được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ. Phương tiện giao tiếp này được sử dụng ngay từ buổi đầu của xã hội loài người. Với sự ra đời của chữ viết, con người đã thực hiện giao tiếp với nhau ở những khoảng không gian cách biệt nhau vô tận qua các thế hệ. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, hoạt động giao tiếp này ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người càng lớn. Để thỏa mãn nhu cầu đó, con người đã tìm ra phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhấtđó là văn bản. Đây là phương tiện chủ yếu, dễ phổ biến và có khả năng lưu giữ thông tin trong một thời gian dài. Văn bản được hình thành trong nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Tùy theo từng lĩnh vực mà văn bản có nội dung và được sử dụng với mục đích khác nhau. Chính vì vậy, văn bản trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và khi nghiên cứu về văn bản mỗi ngành khoa học lại đưa ra những khái niệm khác nhau về văn bản. Cụ thể: - Theo Đại từ điển tiếng Việt: [44, tr. 1975] + Nghĩa hẹp: Văn bản là bản chép tay hoặc in ấn với một nội dung nhất định thường để lưu lại. + Nghĩa rộng: Chuỗi ký hiệu ngôn ngữ hay loại ký hiệu nào đó. - Theo Giáo trình “Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản” của Học viện Hành chính Quốc gia: Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định [12, tr. 8]. Với cách hiểu rộng như vậy, văn bản còn có thể gọi là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu ngôn ngữ. - Trong cuốn ‘Văn bản và công tác văn bản trong các cơ quan nhà nước” của PGS. TS Văn Tất Thu: Văn bản là kết quả phản ánh, ghi nhận thông tin về
  16. những sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực khách quan và hoạt động tư duy của con người được hình thành bởi hệ thống các ký hiệu ngôn ngữ (chữ viết) trên vật liệu bằng giấy, có giá trị pháp lý [37, tr. 7]. - Trong các cơ quan, tổ chức, quan niệm về văn bản lại được hiểu một cách đơn giản như sau: Văn bản được gọi chung là các công văn, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu… Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sản phầm vật chất ghi lại thông tin không chỉ là giấy mà bằng các phương tiện ghi và truyền tin khác. Ví dụ như: văn bản điện tử, email... Văn bản điện tử là văn bản được thể hiện dưới dạng thông điệp, dữ liệu, theo thể thức, định dạng nhất định, được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy. Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về văn bản bởi lẽ văn bản là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Tiếp cận từ góc độ quản lý có thể hiểu:Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định. 1.1.2. Khái niệm văn bản quản lý nhà nước Trong hoạt động QLNN, trong giao dịch giữa các CQNN với nhau, CQNN với tổ chức, công dân, với các yếu tố nước ngoài… văn bản là phương tiện thông tin cơ bản, là sợi dây liên lạc chính, là một trong những yếu tố quan trọng, nhất thiết để kiến tạo thể chế của nền HCNN. Văn bản QLNN giữ một vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Văn bản QLNN chính là phương tiện để xác định và vận dụng các chuẩn mực pháp lý vào quá trình quản lý nhà nước. Do đó, xây dựng và ban hành văn bản QLNN, cần được xem là một bộ phận hữu cơ của hoạt động QLNN và là một trong những biểu hiện quan trọng của hoạt động này. Các văn bản QLNN luôn có tính pháp lý chung. Tuy nhiên biểu hiện của tính chất pháp lý của văn bản không giống nhau. Có những văn bản chỉ mang tính thông tin quản lý thông thường, trong khi đó có những văn bản lại mang tính cưỡng chế thực hiện. Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản do Học viện Hành chính Quốc gia biên soạn đã đưa ra khái niệm về văn bản quản lý nhà nước như sau: Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm
  17. quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nược hoặc giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân [12, tr. 9]. Như vậy, văn bản quản lý nhà nước là văn bản được hình thành trong hoạt động quản lý và lãnh đạo nói chung dùng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý cũng như cụ thể hóa pháp luật để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước. 1.1.3. Khái niệm văn bản hành chính Văn bản hành chính là một bộ phận của hệ thống văn bản QLNN dùng để truyền đạt thông tin trong hoạt động QLNN. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu nhóm văn bản hành chính theo cách phân loại của Thông tư số 01/VBHN-BNV ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nội vụ, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP về công tác văn thư, cụ thể văn bản hành chính gồm các loại sau: "Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thỏa thuận, giấy chứng nhận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công". Theo đó, văn bản hành chính bao gồm văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chính thông thường. - Văn bản hành chính cá biệt: Là loại quyết định hành chính thành văn mang tính áp dụng pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết các vụ việc cụ thể, cá biệt. Văn bản hành chính cá biệt có những đặc điểm: + Do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành. + Đưa ra quy tắc xử sự riêng, cá biệt, một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định. + Trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp lý cụ thể. + Có tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành. + Được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: Quyết định,
  18. Nghị quyết… - Văn bản hành chính thông thường: Là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để chuyển đạt thông tin trong hoạt động QLNN như: công bố hoặc thông báo về một chủ trương, quyết định hay nội dung và kết quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức; ghi chép lại các ý kiến và kết luận trong các hội nghị; thông tin giao dịch chính thức giữa các cơ quan, tổ chức với nhau hoặc giữa nhà nước với tổ chức và công dân. Văn bản hành chính thông thường có các đặc điểm: + Thẩm quyền ban hành: Tất cả các cơ quan, tổ chức đều có thẩm quyền ban hành văn bản hành chính thông thường. + Nội dung: Truyền đạt thông tin và giải quyết các công việc có tính sự vụ hành chính trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức. + Việc đảm bảo thi hành: Văn bản hành chính thông thường không quy định các chế tài. + Văn bản hành chính thông thường đưa ra các quyết định quản lý, do đó không được dùng để thay thế cho văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản cá biệt. + Văn bản hành chính thông thường do cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân ban hành, nội dung của nó không chứa đựng các quy phạm pháp luật, chỉ tuân theo pháp luật. Đối tượng thi hành chỉ bao gồm một người hoặc một nhóm người. Hiệu lực không gian hẹp, trong thời gian ngắn. Văn bản hành chính chiếm số lượng lớn và được sử dụng hàng ngày trong các cơ quan, tổ chức vừa là cơ sở thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức 1.2. Yêu cầu của một văn bản hành chính 1.2.1. Yêu cầu về thẩm quyền ban hành văn bản Một VBHC khi ban hành phải đảm bảo nằm trong khuôn khổ, thẩm quyền của cơ quan, tổ chức hay nói cách khác là nằm trong phạm vi đã được quy định tại văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức đó bao gồm thẩm quyền nội dung và thẩm quyền hình thức tức là chỉ được ban hành những văn bản mà nội dung đề cấp đến những vẫn đề liên quan thuộc phạm vi của cơ quan, tổ chức và chỉ được ban hành một số văn bản
  19. nằm trong khuôn khổ mà cơ quan, tổ chức đó được cho phép theo quy định. 1.2.2. Yêu cầu về nội dung của văn bản a. Tính mục đích Văn bản quản lý nhà nước được ban hành phải hướng tới mục đích nhất định. Mục đích cao nhất khi ban hành văn bản quản lý nhà nước là nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, quan hệ nội bộ tổ chức hoặc giải quyết công vụ trong phạm vi quản lý của cơ quan ban hành. Đồng thời, văn bản còn phải thể hiện rõ mục đích chính trị trong nội dung, tức là hướng tới việc thực hiện phương châm, đường lối mà Đảng cầm quyền đã vạch ra. Chính vì vậy, tính mục đích là yêu cầu đầu tiên đặt ra khi xây dựng nội dung văn bản. Để đảm bảo yêu cầu nêu trên, trước khi soạn thảo văn bản, cần xác định rõ một số vấn đề thông qua việc trả lời các câu hỏi sau: - Có thực sự cần thiết phải ban hành văn bản này không; hay nói cách khác, văn bản dự định ban hành có giải quyết một mối quan hệ bức thiết nào của xã hội hay không? - Văn bản này được ban hành để làm gì, nội dung văn bản có đảm bảo phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức của mình không? kết quả cần đạt được của việc thực hiện văn bản như thế nào? - Nội dung văn bản đã phù hợp và thể chế hóa được chủ trương, chính sách các cấp uỷ Đảng, nghị quyết của các cơ quan quyền lực cùng cấp và các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hay chưa? Để giải quyết được những vấn đề trên, người chủ trì soạn thảo cần hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình cũng như nhiệm vụ cụ thể về từng vấn đề liên quan đến nội dung văn bản cần soạn thảo. Đồng thời, phải nắm vững tôn chỉ, đường lối chính trị của Đảng, định hướng chiến lược về chính trị, kinh tế, xã hội nói chung mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra. b. Tính pháp lý Văn bản đảm bảo tính pháp lý khi: - Được ban hành trên cơ sở các căn cứ xác thực; - Nội dung điều chỉnh phù hợp với thẩm quyền luật định; - Nội dung văn bản phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với nội dung văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên;
  20. - Nội dung văn bản phải phù hợp với tính chất pháp lý của mỗi nhóm trong hệ thống văn bản. c. Tính khoa học Về phương diện nội dung, tính khoa học của văn bản thể hiện ở các điểm chính sau đây: - Thông tin trong văn bản đầy đủ, cụ thể, chính xác; - Thông tin trong văn bản có tính dự báo cao, có cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật phát triển khách quan tự nhiên và xã hội và hướng tới quốc tế hóa ở mức độ thích hợp; - Nhất quán, logic về chủ đề, không có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các ý; - Kết cấu hợp lý, chặt chẽ: hệ thống các ý trong văn bản được sắp xếp theo trình tự khoa học có chủ ý, không trùng lặp, tản mạn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm bắt và triển khai thực hiện; - Nội dung văn bản phải là một bộ phận cấu thành hữu cơ của hệ thống văn bản quản lý nhà nước nói chung, tức là phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trong tương quan với nội dung các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước khác. d. Tính đại chúng Để văn bản có sức thuyết phục, được mọi người tự giác thực hiện, các quy định trong văn bản phải đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy, khi ban hành văn bản, đặc biệt là hệ thống văn bản có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn như văn bản quy phạm pháp luật, cần phải đặc biệt chú ý tới tính đại chúng của văn bản. Có thể xác định tính đại chúng trên những phương diện biểu hiện sau đây: - Nội dung văn bản phản ánh được nguyện vọng, ý chí của các tầng lớp nhân dân và hướng tới đáp ứng các nguyện vọng đó; - Các quy định cụ thể trong văn bản phù hợp với nội dung Hiến pháp về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; - Nội dung đưa ra có cơ sở khoa học, phù hợp với các quy phạm xã hội và chuẩn mực đạo đức, văn hóa của cộng đồng; Để đảm bảo cho văn bản có tính đại chúng, cần thực hiện nghiêm ngặt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2